Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 2 (2008-2011) nghề : Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề (có đáp án) 03
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008-2011) NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ (có đáp án)03
ĐỀ BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu đặc điểm của đầu nối UTP; Các chuẩn T568A và T568B; Sơ đồ đấu nối dây với đầu nối UTP?
C©u 2: (2 điểm)
Trình bày chức năng và đặc trưng cơ bản của cầu nối (bridge).
Câu 3: (3 điểm)
Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví dụ minh hoạ.
II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)
Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm.
Câu 4 :
Câu 5: .
, ngày . tháng . năm
Tiểu ban ra đề thi
Hội đồng thi TN
DUYỆT
5 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 2 (2008-2011) nghề : Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề (có đáp án) 03, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-------------------------
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008-2011)
NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: SCLRMT - LT03
Hình thức thi: Viết tự luận
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu đặc điểm của đầu nối UTP; Các chuẩn T568A và T568B; Sơ đồ đấu nối dây với đầu nối UTP?
C©u 2: (2 điểm)
Trình bày chức năng và đặc trưng cơ bản của cầu nối (bridge).
Câu 3: (3 điểm)
Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví dụ minh hoạ.
II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)
Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm.
Câu 4 : ......
Câu 5: .......
………, ngày ………. tháng ……. năm ………
Tiểu ban ra đề thi
Hội đồng thi TN
DUYỆT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-------------------------
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008-2011)
NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA SCLRMT - LT03
I. Phần bắt buộc
Câu 1: (2 điểm)
Nêu đặc điểm của đầu nối UTP; Các chuẩn T568A và T568B; Sơ đồ đấu nối dây với đầu nối UTP?
TT
Nội dung
Điểm
Đặc điểm của đầu nối UTP:
Đầu nối UTP để đấu nối dây mạng vào card mạng
Đâu nối UTP có 8 pin để tiếp xúc với 8 sợi của dây cáp xoắn đôi. Chuẩn 10 BASE-T chỉ sử dụng 4 trong 8 sợi của cáp xoắn đôi để truyền dữ liệu (Một cặp truyền, một cặp nhận). Bốn sợi còn lại không sử dụng. Tương ứng trên đầu nối UTP, chỉ có 4 pin 1,2,3,6 được sử dụng, các pin còn lại không dùng đến.
0.5đ
Chuẩn T568A qui định:
• Pin 1: White Green / Tx+
• Pin 2: Green / Tx-
• Pin 3: White Orange / Rx+
• Pin4: Blue
• Pin5: White Blue
• Pin 6: Orange / Rx-
• Pin 7: White Brown
• Pin 8: Brown
0.5đ
Chuẩn T568B qui định:
• Pin 1: White Orange / Tx +
• Pin 2: Orange / Tx-
• Pin 3: White Green / Rx+
• Pin4: Blue
• Pin5: White Blue
• Pin 6: Green / Rx-
• Pin 7: White Brown
• Pin 8: Brown
0.5đ
Có 2 sơ đồ nối dây đối với một sợi cáp xoắn đôi:
• Sơ đồ nối dây thẳng (Straight through): hai đầu của một sơi cáp xoắn đôi đều được bấm đầu UTP theo cùng một chuẩn, tức hoặc cả hai cùng bấm theo chuẩn T568A hoặc cả hai cùng bấm theo chuẩn T568B.
• Sơ đồ nối dây chéo (Cross over): hai đầu của một sợi cáp xoắn đôi được bấm đầu UTP theo hai chuẩn khác nhau, tức một đầu bấm theo chuẩn T568A, đầu còn lại bấm theo chuẩn T568B.
0.5đ
Dây được bấm theo sơ đồ thẳng dùng để nối hai thiết bị khác loại lại với nhau. Ví dụ nối máy tính và Hub,Switch, router. Ngược lại, dây bấm theo sơ đồ chéo dùng để nối hai thiết bị cùng loại, ví dụ nối Hub với Hub, nối máy tính với máy tính, Hub với Router.
C©u 2: (2 điểm)
Trình bày chức năng và đặc trưng cơ bản của cầu nối (bridge).
TT
Nội dung
Điểm
A
Nêu được chức năng của cầu nối
Khi cầu nối trong suốt được mở điện, nó bắt đầu học vị trí của các máy tính trên mạng bằng cách phân tích địa chỉ máy gởi của các khung mà nó nhận được từ các cổng của mình.
1,0 đ
B
Nêu được đặt trưng cơ bản của cầu nối
1,0 đ
Bridge là một thiết bị hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI. Bridge làm nhiệm vụ chuyển tiếp các khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác.
Điều quan trọng là Bridge «thông minh», nó chuyển frame một cách có chọn lọc dựa vào địa chỉ MAC của các máy tính.
Bridge còn cho phép các mạng có tầng vật lý khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Bridge chia liên mạng ra thành những vùng đụng độ nhỏ, nhờ đó cải thiện được hiệu năng của liên mạng tốt hơn so với liên mạng bằng Repeater hay Hub.
Câu 3: (3 điểm)
Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví dụ minh hoạ.
A
Địa chỉ IP là:
Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits (đối với IP4) được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một host bất kỳ trên liên mạng.
1đ
B
Các lớp địa chỉ IP:
2 đ
1
Địa chỉ lớp A
địa chỉ lớp A được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm lớn, địa chỉ lớp A có các đặc điểm như sau:
Bít cao nhất có giá trị bằng 0
Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 3 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy
Như vậy, mỗi mạng của lớp A có khả năng quản lý được 224-2 máy
Ví dụ: 110.1.11.23
2
Địa chỉ lớp B
địa chỉ lớp B được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm trung bình, địa chỉ lớp B có các đặc điểm như sau:
Bít cao nhất có giá trị bằng 10
2 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 2 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy
Như vậy, mỗi mạng của lớp B có khả năng quản lý được 216-2 máy
Ví dụ: 131.3.110.71
3
Địa chỉ lớp C
được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm ít, địa chỉ lớp C có các đặc điểm như sau:
Bít cao nhất có giá trị bằng 110
3 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 1 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy
Như vậy, mỗi mạng của lớp C có khả năng quản lý được 28-2 máy
Ví dụ: 198.1.110.76
Cộng (I)
7đ
II. Phần tự chọn, do trường biên soạn
1
2
…
Cộng (II)
3đ
Tổng cộng (I + II)
10đ
………, ngày ………. tháng ……. năm ………
Tiểu ban ra đề thi
Hội đồng thi TN
DUYỆT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
SCLRMT LT03.doc
SCLRMT TH03.doc