Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 39
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)39
ĐỀ BÀI
Câu 1: (1 điểm)
Nêu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của chỉ may.
Câu 2: (2,5 điểm)
Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết tay áo veston nữ một lớp với số đo sau: (đơn vị đo: cm)
Dt = 55
Vng = 86
Câu 3: (2 điểm)
Cho áo sơ mi nữ có đặc điểm cấu trúc như hình vẽ. Hãy mô tả đặc điểm kiểu mẫu, nêu trình tự may và vẽ sơ đồ khối may ráp sản phẩm.
2 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 39, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011)
NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 39
Câu
Nội dung
Điểm
1
Nêu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của chỉ may.
1,00
Đáp án:
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của chỉ may:
- Độ mảnh: phụ thuộc vào độ mảnh của sợi đơn và số sợi đơn đem chập để xe.
- Độ bền cơ học : thể hiện khi kéo dãn, khi mài, khi kéo uốn. Chỉ cần có độ bền để đáp ứng được yêu cầu trong công nghệ và trong quá trình may giảm tỷ lệ đứt chỉ, tùy theo từng loại vải mà ta chọn chỉ cho phù hợp.
- Độ săn : thể hiện số vòng xoắn trên một đơn vị chiều dài phù hợp với từng loại chỉ và phụ thuộc vào từng loại sản phẩm may mặc
- Màu và độ bền màu :
+ Màu sắc phải phụ thuộc vào từng loại màu sắc của sản phẩm.
+ Độ bền màu thể hiện khi sử dụng, khi giặt giũ, khi tác dụng với ánh.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết tay áo veston nữ một lớp với số đo sau: (đơn vị đo: cm)
Dt = 55
Vng = 86
2,50
Đáp án:
I. Hệ thống công thức thiết kế tay áo veston nữ một lớp
1. Xác định các đường ngang
- Hạ mang tay (AB) = Vng/10 + 7,5 cm = 86/10 + 7,5 = 16,1 cm
- Hạ khuỷu tay (AC) = 1/2AX + 5 cm = 33,5 cm
- Dài tay (AD) = Số đo + 2 cm = 55 + 2 = 57 cm
2. Thiết kế mang tay lớn
* Đường gập bụng tay
- Rộng mang tay (BB1) = Vng/5 + 2 cm = 86/5 + 2 = 19,2 cm
- Điểm tựa vòng đầu tay (B1B1’) = 3 cm
- Võng bụng tay (C1C2) = 1 cm
* Vòng đầu tay
- BB3 = 1/2BB1
- Ra mang tay (B1B2) = 2,5 cm
- Điểm đầu sống tay (AA3) = 1/3AB + 0,5 cm.
* Bụng tay, cửa tay
- C2C3 = D1D2 = 2,5 cm.
- Rộng cửa tay (D1D3) = 13 ¸ 13,5 cm.
- Xa sống tay D3D4 = 1 cm
- Giảm bụng tay D1D5 = 1 cm, D2D6 = 0,6 cm.
* Sống tay
- Lấy CC4 = 1cm
3. Thiết kế mang tay nhỏ
* Vòng đầu tay
- Vào mang tay (B1B4) = 2,5 cm
- Gục đầu sống tay A4A5 = 0,8 cm
- Lấy C2C5 = D5D7 = 2,5 cm
* Sống tay
Vẽ đường sống tay từ điểm A5 qua các điểm C4, D4
0,25
0,75
0,5
B
A
C
D
1
2
1’
3
1
1
1
2
3
4
5
6
7
2
I
3
4
5
I2
I3
4
2
3
4
5
I1
II. Hình vẽ:
1,00
3
Cho áo sơ mi nữ có đặc điểm cấu trúc như hình vẽ. Hãy mô tả đặc điểm kiểu mẫu, nêu trình tự may và vẽ sơ đồ may ráp sản phẩm.
2,00
Đáp án:
Đặc điểm kiểu mẫu áo sơ mi nữ:
Áo sơ mi nữ dáng bó sát
Kết cấu của áo gồm: 2 thân trước, 1 thân sau, 2 tay
Cổ áo kiểu cổ nam có chân, phần chân cổ và phần bẻ lật cắt rời
Thân trước và thân sau đều có chiết ly 2 bên
Tay áo dài mang tay tròn 1 chi tiết, cửa tay có măng xéc vuông
0,25
Trình tự may ráp áo sơ mi nữ:
B1: Chuẩn bị bán thành phẩm
B2: May các bộ phận
- May chiết ly thân sau, thân trước
- May cổ áo
- May bụng tay
- May bác tay
- May tra bác tay
B3 :May ráp các bộ phận
- May vai con
- May tra cổ
- May sườn áo
- May tra bác tay
- May tra tay
- May gấu áo
B4 : Thùa khuy, đính cúc
B5 : Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm
0,75
May chiết ly TT
May bụng tay
May cổ áo
May vai con
May tra cổ
May tra tay
May sườn áo
May bác tay
May gấu áo
Thùa khuy,
đính cúc
May chiết ly TS
Chuẩn bị
bán thành phẩm
Kiểm tra, hoàn thiện SP
May tra bác tay
Sơ đồ khối may ráp áo sơ mi nữ
1,00
4
Nêu khái niệm quy trình may sản phẩm. Trình bày nội dung các bước lập quy trình may
1,50
Đáp án:
* Khái niệm: Quy trình may sản phẩm là bảng liệt kê:
-Các bước công việc cần thiết theo một thứ tự nhằm may hoàn chỉnh sản phẩm theo một tiến trình hợp lý nhất.
- Bậc thợ, thiết bị và dụng cụ cần thiết để thực hiện các bước công việc.
BẢNG QUY TRÌNH MAY SẢN PHẨM
Mã hàng:
Khách hàng:
Sản lượng:
TT
Tên bước công việc
Bậc thợ
Thiết bị
Ghi chú
Ngày tháng năm
Người lập bảng
(Kí tên)
0,25
0,25
* Các bước thực hiện:
Việc lập quy trình may thường được thực hiện theo thứ tự sau:
- Phân tích sản phẩm thành từng cụm chi tiết và cụm lắp ráp hoàn chỉnh.
Trong mỗi cụm cần xác định:
+ Các bước công việc may cần thiết của cụm đó
+ Các bước công việc là chi tiết, là định hình, cắt chỉ, lấy dấu, cắt gọt…nhằm tăng năng suất và chất lượng may.
Xác định thứ tự thực hiện các bước công việc trong từng cụm chi tiết và cụm lắp ráp hoàn chỉnh.Sắp xếp và lựa chọn các bước công việc nhằm hoàn tất sản phẩm theo một trình tự hợp lý, đảm bảo nguyên tắc: bước công việc nào cần làm trước sẽ được đặt ở trên, bước công việc cần làm sau sẽ được đặt ở dưới, quá trình lắp ráp hoàn tất các chi tiết sẽ được đặt sau cùng.
Điền đầy đủ các bước công việc theo thứ tự vào bảng quy trình công nghệ.
Bậc thợ: được xác định tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của bước công việc. Xem xét kỹ số thợ có trong chuyền để lựa chọn bậc thợ thực hiện bước công việc theo nguyên tắc: thợ bậc thấp làm việc dễ, thợ bậc cao làm việc khó.
Thiết bị: phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ cũng như thiết bị hiện có tại xí nghiệp. Việc chỉ rõ loại thiết bị sử dụng ngoài việc xác định năng suất thực hiện bước công việc và ảnh hưởng đến định mức thời gian, còn là cơ sở cho việc tính toán số thiết bị cần thiết sử dụng cho sản xuất một đơn hàng.
Cần xem xét các cữ gá lắp hiện có và cần sử dụng chúng để nâng cao năng suất may. Điều này giúp cho việc chuẩn bị sẵn cữ gá lắp trước khi sản xuất nhằm tận dụng lợi thế tăng năng suất nhờ cữ gá lắp.
1,00