Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 33

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)33 ĐỀ BÀI Câu 1: (1 điểm) Hãy trình bày khái niệm, điều kiện của kiểu dệt vân chéo biến đổi gẫy dọc. Vận dụng vẽ kiểu dệt vân chéo gẫy dọc dựa trên vân chéo gốc 2/2 có K = 9. Câu 2: (2,5 điểm) Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân sau áo veston nữ một lớp với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Da = 66 Xv = 4,5 Vb = 65 Des = 36 Vc = 33 Cđn’ = 0,5 Rv = 38 Vng = 86 Cđng = 8 (cả vòng) Câu 3: (2 điểm) Hãy đánh số thứ tự các đường may vào hình biểu diễn thể hiện phương pháp may túi dọc rẽ miệng chéo (Hình 01)! Gọi tên các đường may, nêu trình tự may và trình bày các dạng sai hỏng thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi may túi dọc rẽ miệng chéo. Câu 4: (1.5 điểm) Nêu khái niệm quy trình may sản phẩm.Trình bày nội dung các bước lập quy trình may. Câu 5: (3 điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường.

doc2 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 33 Câu Nội dung Điểm 1 Hãy trình bày khái niệm, điều kiện của kiểu dệt vân chéo biến đổi gẫy dọc. Vận dụng vẽ kiểu dệt vân chéo gẫy dọc dựa trên vân chéo gốc 2/2 có K = 9. 1,00 Đáp án: * Khái niệm: Kiểu dệt vân chéo biến đổi gẫy dọc được hình thành dựa trên cơ sở kiểu dệt vân chéo cơ bản nếu sau K sợi dọc ta đổi dấu của bước chuyển dọc (Sd) và giữ nguyên dấu của bước chuyển ngang (Sn) ta sẽ có vân chéo gẫy dọc * Điều kiện: Rappo dọc Rd = 2K -2 ; Rappo ngang Rn = Rg (Rappo gốc hoặc Rappo cơ sở) Sau K sợi dọc hướng đi của Sd đi ngược lại (lấy sợi K làm trục đối xứng theo các sợi dọc cũ trừ sợi thứ nhất ). 0,25 *Vẽ vân chéo gẫy dọc dựa trên vân chéo gốc 2/2 có K = 9 Ta có: - Rd = 2K-2 = 2x9 -2 = 16 - Rn = R gốc = 4 4 x x x x x x x x 3 x x x x x x x x 2 x x x x x x x x 1 x x x x x x x x 1 2 3 4 5 6 7 8 9 8 7 6 5 4 3 2 0,75 2 Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân sau áo veston nữ một lớp với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Da = 66 Xv = 4,5 Vb = 65 Des = 36 Vc = 33 Cđn’ = 0,5 Rv = 38 Vng = 86 Cđng = 8 (cả vòng) 2,50 Đáp án: I. Hệ thống công thức thiết kế thân sau áo Veston nữ một lớp: 1. Xác định các đường ngang - Hạ xuôi vai (AB) = Số đo Xv - 2 - 0,5 = 2 cm - Hạ nách (AC) = Vng/4 + Cđn’ = 86/4 + 0,5 = 22 cm - Hạ eo (AD) = Số đo Des = 36 cm - Dài áo (AE) = Số đo Da = 66 cm 2. Thiết kế đường sống lưng - CC1 = 1 ; DD1 = EE1 = 2,5 cm 3. Thiết kế vòng cổ, vai con - Rộng ngang cổ sau AA1 = Vc/6 +1,5 = 33/6 + 1,5 = 7 cm - Cao cổ sau A1A2 = 2 cm - Rộng ngang vai (BB1) = Rv/2 + 0,5 = 38/2 + 0,5 = 19,5 cm 4. Thiết kế vòng nách - Rộng thân ngang nách (C1C2 ) = Vng/5 = 86/5 = 17,2 cm - Dông đầu sườn (C2C3) = 2,5 cm - Rộng ngang eo (D1D2 ) = Vb/5 + 0,5 cm = 65/5 + 0,5 = 13,5 cm 5. Thiết kế sườn ,gấu - Rộng ngang gấu (E1E2 ) = D1D2 + (3 ¸3,5) = 13,5 + 3,5 = 17 cm D C B A E 1 3 4 5 3 1 1 3 1 2 2 2 2 2 4 1 Nối D2X2. - Lấy giảm sườn E2E3 = 0,5 cm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. Hình vẽ: 1,25 3 Hãy đánh số thứ tự các đường may vào hình biểu diễn thể hiện phương pháp may túi dọc rẽ miệng chéo (Hình 01)! Gọi tên các đường may, nêu trình tự may và trình bày các dạng sai hỏng thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi may túi dọc rẽ miệng chéo. 2,00 1 2 4 3 5 6 7 8 9 10 10 11 Đáp án: Điền ký hiệu:: 0.75 Gọi tên các đường may: May đáp trước vào lót túi May đáp sau vào lót túi May lộn đáy lót túi Diễu đáy lót túi May lót túi trước vào miệng túi thân trước Diễu miệng túi thân trước May đáp túi sau vào thân sau và may chắp dọc May lót túi sau với dọc quần thân sau May bọc gáy túi May chặn miệng túi 11.May ghim đầu túi, xếp ly thân trước 0.25 Trình tự may: Chuẩn bị BTP May đáp túi vào lớp lót túi dọc - May đáp túi phía trước - May đáp túi phía sau vào lót túi May lộn và diễu đáy lót túi May lót túi trước vào miệng túi thân trước May diễu miệng túi thân trước May lót túi sau vào thân sau và may chắp dọc May cuốn gáy túi May chặn miệng túi May ghim đầu túi xếp ly thân trước 11. Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp 0,50 *Các dạng sai hỏng thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi may túi dọc. TT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Vị trí, hình dáng, kích thước miệng túi sai - Sang dấu không chính xác - Sang dấu chính xác vị trí và chiều dài miệng túi chính xác - May không theo dấu - May theo dấu 2 Miệng túi không êm phẳng, ôm khít với dọc quần - Các lớp vải bai cầm không đều khi may - Giữ êm các lớp vải khi may chắp dọc và may miệng túi vào thân quần 3 Các lớp lót túi không êm phẳng - May không đúng phương pháp - Giữ êm các lớp vải khi may - Không vuốt cho túi êm phẳng khi chặn miệng túi -Vuốt cho miệng túi êm phẳng trước khi may chặn. 4 Các đường may không đảm bảo quy cách , yêu cầu Không kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may Thao tác may không chính xác Kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may Thao tác may chính xác 0,50 4 Nêu khái niệm quy trình may sản phẩm. Trình bày nội dung các bước lập quy trình may 1,50 Đáp án: * Khái niệm: Quy trình may sản phẩm là bảng liệt kê: -Các bước công việc cần thiết theo một thứ tự nhằm may hoàn chỉnh sản phẩm theo một tiến trình hợp lý nhất. - Bậc thợ, thiết bị và dụng cụ cần thiết để thực hiện các bước công việc. BẢNG QUY TRÌNH MAY SẢN PHẨM Mã hàng: Khách hàng: Sản lượng: TT Tên bước công việc Bậc thợ Thiết bị Ghi chú Ngày tháng năm Người lập bảng (Kí tên) 0,25 0,25 * Các bước thực hiện: Việc lập quy trình may thường được thực hiện theo thứ tự sau: - Phân tích sản phẩm thành từng cụm chi tiết và cụm lắp ráp hoàn chỉnh. Trong mỗi cụm cần xác định: + Các bước công việc may cần thiết của cụm đó + Các bước công việc là chi tiết, là định hình, cắt chỉ, lấy dấu, cắt gọt…nhằm tăng năng suất và chất lượng may. Xác định thứ tự thực hiện các bước công việc trong từng cụm chi tiết và cụm lắp ráp hoàn chỉnh.Sắp xếp và lựa chọn các bước công việc nhằm hoàn tất sản phẩm theo một trình tự hợp lý, đảm bảo nguyên tắc: bước công việc nào cần làm trước sẽ được đặt ở trên, bước công việc cần làm sau sẽ được đặt ở dưới, quá trình lắp ráp hoàn tất các chi tiết sẽ được đặt sau cùng. Điền đầy đủ các bước công việc theo thứ tự vào bảng quy trình công nghệ. Bậc thợ: được xác định tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của bước công việc. Xem xét kỹ số thợ có trong chuyền để lựa chọn bậc thợ thực hiện bước công việc theo nguyên tắc: thợ bậc thấp làm việc dễ, thợ bậc cao làm việc khó. Thiết bị: phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ cũng như thiết bị hiện có tại xí nghiệp. Việc chỉ rõ loại thiết bị sử dụng ngoài việc xác định năng suất thực hiện bước công việc và ảnh hưởng đến định mức thời gian, còn là cơ sở cho việc tính toán số thiết bị cần thiết sử dụng cho sản xuất một đơn hàng. Cần xem xét các cữ gá lắp hiện có và cần sử dụng chúng để nâng cao năng suất may. Điều này giúp cho việc chuẩn bị sẵn cữ gá lắp trước khi sản xuất nhằm tận dụng lợi thế tăng năng suất nhờ cữ gá lắp. 1,00

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA MVTKTT LT 33.doc
  • docMVTKTT LT 33.doc
  • docMVTKTT TH 33.doc
Tài liệu liên quan