Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 22
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)22
ĐỀ BÀI
Câu 1: (1 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày phương pháp đo, ý nghĩa sử dụng các kích thước: Vm, Vđa, Rv, Dt và giải thích ký hiệu sau:
[IMG]file:///C:/Users/user/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG]
Câu 2: (2 điểm)
Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân trước áo sơ mi nam dài tay cổ đứng với số đo sau:
(đơn vị đo: cm)
Da = 70
Rv = 44
Vng = 86
Des = 44
Xv = 5,5
Cđng = 6
Dt = 59
Vc = 36
Cđnách = 3
Câu 3: (2,5 điểm)
Hãy điền chữ ký hiệu tên gọi các chi tiết, đánh số thứ tự các đường may vào hình biểu diễn thể hiện phương pháp may cổ áo vest nữ 1 lớp (Hình 01)! Giải thích các ký hiệu, gọi tên các đường may, nêu trình tự may và trình bày phương pháp may khóa vào miệng túi.
Câu 4: (1.5 điểm)
Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ? Khi giác sơ đồ mã hàng quần âu nữ, vật liệu là vải nhung có chiều tuyết chú ý yêu cầu gì?
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011)
NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 22
Câu
Nội dung
Điểm
1
Anh (chị) hãy trình bày phương pháp đo, ý nghĩa sử dụng các kích thước: Vm, Vđa, Rv, Dt và giải thích ký hiệu sau:
Đáp án:
1,00
STT
Tên kích thước
Ký hiệu
Phương pháp đo
ý nghĩa sử dụng
1
Vòng mông
Vm
Người được đo đứng ở tư thế đứng chuẩn. Đo chu vi ngang mông tại vị trí nở nhất bằng thước dây.
Là cơ sở để xác định kích thước rộng hông và độ lớn chiết eo trên quần và váy.
2
Vòng đầu
Vđa
Người được đo đứng ở tư thế đứng chuẩn. Đo chu vi lớn nhất của đầu bằng thước dây.
Là cơ sở để thiết kế cổ áo chui đầu và thiết kế mũ.
3
Rộng vai
Rv
Người được đo đứng ở tư thế đứng chuẩn. Đo bằng thước dây giữa hai mỏm cùng vai
Là cơ sở để xác định chiều rộng vai áo
4
Dài tay
Dt
Người được đo đứng ở tư thế đứng chuẩn. Đo từ góc cổ vai qua mỏm cùng vai đến hết mắt cá ngoài của tay bằng thước dây.
Hoặc đo từ mỏm cùng vai đến hết mắt cá ngoài của tay bằng thước dây.
Là cơ sở để xác định vị trí đường ngang cổ tay.
0,75
Giải thích ký hiệu:
156: kích thước chiều cao
78 : kích thước vòng ngực
86 : kích thước vòng mông
A : Cơ thể gày
0,25
2
Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân trước áo sơ mi nam dài tay cổ đứng với số đo sau: (đơn vị đo: cm)
Da = 70
Rv = 44
Vng = 86
Des = 44
Xv = 5,5
Cđng = 6
Dt = 59
Vc = 36
Cđnách = 3
2,0
Đáp án:
I. Hệ thống công thức thiết kế thân trước áo sơ mi nam dài tay :
1. Xác định các đường ngang
* Các đường ngang thân sau
- Hạ xuôi vai (AB) = Số đo – (Vc/6 – 1,5) = 36/6 – 1,5 = 4,5 cm
- Hạ nách (AC) = Vng/4 + Cđn = 86/4 + 3 = 24,5 cm
- Hạ eo (AD) = Số đo Des = 44 cm
- Dài áo (AE) = Số đo = 70 cm
* Các đường ngang thân trước
- Sang dấu các đường ngang thân sau
- Hạ nách (C1A1) = Hạ nách sau (AC) - 2 = 24,5 - 2 = 22,5 cm
- Hạ xuôi vai (A1B1) = Số đo = 5,5 cm
- Bản to nẹp(A1A2) = 3,5 cm; Giao khuy (A2A3) = 1,7 cm
2. Vòng cổ, vai con
* Vòng cổ
- Rộng ngang cổ (A2A4) = Vc/6 + 2 = 36/6 + 2 = 8 cm
- Sâu cổ (A2A5) = Vc/6 + 0,5 = 36/6 + 0,5 = 6,5 cm
* Vai con
- Rộng vai con (A4B2) = Rvc thân sau - 0,5 cm
3. Vòng nách
- Rộng thân ngang nách (C3C4) = Vng/4 + Cđng = 86/4 + 6 = 27,5 cm
4. Sườn, gấu
- Rộng ngang eo (D3D4) = C7C8 - 1 = 27,5 - 1 = 26,5 cm
- Rộng ngang gấu (E3E4) = C7C8 = 27,5 cm
- Xa vạt (E1E5) = 1,5 cm
5. Túi
- Điểm T cách chân cổ = 18 cm; cách đường gập nẹp = 6,5 cm
- Dài túi (TT1) = 11,5 cm
- Rộng túi (TT2) = 10,5 cm
- Chếch miệng túi (T2T3) = 0,5 cm
0,5
0,5
0,25
A
B
C
D
E
4
7
5
6
3
5
A1
6
4
7
8
8
4
2
2
4
2
3
3
3
2
T
T1
T21
T31
T4
3
2
5
B1
C1
E1
D1
II. Hình vẽ:
0,75
3
Hãy điền chữ ký hiệu tên gọi các chi tiết, đánh số thứ tự các đường may vào hình biểu diễn thể hiện phương pháp may cổ áo vest nữ 1 lớp (Hình 01)! Giải thích các ký hiệu, gọi tên các đường may, nêu trình tự may và trình bày phương pháp may khóa vào miệng túi.
Đáp án:
1
1
2
3
4
6
5
7
a
b
c
d
e
f
g
h
*Điền ký hiệu:
2,50
0.75
* Tên gọi các chi tiết, tên gọi các đường may
a. Ve áo
b. Dựng ve
c. Dựng thân trước
d. Thân trước
e. Cổ chính
f. Dựng cổ
g. Cổ lót
h. Thân sau
1. May lộn ve
2. May chắp vai con thân trước với thân sau
3. May lộn cổ
4. May mí sống cổ lót
5. May tra cổ chính vào ve áo
6. May tra cổ lót vào thân áo
7. May mí chân cổ phần họng cổ sau
0,5
*Trình tự may:
1. Chuẩn bị
2. May lộn ve
3. Sửa lộn ve
4. May chắp vai con thân trước với thân sau
5. May lộn cổ
6. Sửa lộn cổ
7. May mí sống cổ lần lót
8. May tra cổ chính vào ve áo
9. May tra cổ lót vào thân áo
10. Là dẽ đường may phần họng cổ thân thước
11. May mí chân cổ phần họng cổ sau
12. Kiểm tra và VSCN
0,75
*Phương pháp may lộn ve áo, cổ áo:
- May lộn ve áo:Ve áo để dưới thân áo đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau sao cho đường may đầu ve trên thân áo và trên ve trùng nhau. May lộn ve áo từ đầu ve xuống gấu áo theo dấu, hai đầu đường may lại mũi chính xác.Ve phía bên kia phương pháp may tương tự.
- May lộn cổ: Lần chính cổ đặt dưới, lót để trên 2 mặt phải úp vào nhau. Sắp cho các mép vải bằng nhau, êm phẳng. May lộn cổ theo dấu, khi may cắm kim đúng vị trí sang dấu đường chân cổ.
0,5
4
Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ? Khi giác sơ đồ mã hàng quần âu nữ, vật liệu là vải nhung có chiều tuyết chú ý yêu cầu gì?
1,50
Đáp án:
Yêu cầu kỹ thuật kh giác sơ đồ:
Yêu cầu về canh sợi
Là những quy định các chi tiết của sản phẩm được thiết kế dọc sợi, ngang sợi hay thiên sợi. Canh sợi của từng chi tiết phụ thuộc vào khâu thiết kế của khách hàng. Vì vậy mỗi mã hàng đều có những yêu cầu về canh sợi khác nhau. Do đó khi giác mẫu phải bám sát yêu cầu của từng mã hàng.
Yêu cầu đường can
Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi nhiều chi tiết ghép lại với nhau, có chi tiết chính, phụ với những hình dáng, kích thước khác nhau. Vì vậy khi giác sơ đồ thường tạo ra những khoảng trống lớn nhỏ khác nhau trong sơ đồ. Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu tuỳ theo yêu cầu của từng sản phẩm mà có thể can ở một số các chi tiết phụ (lót) như: Lót nắp túi, lót bác tay, lót cổ….những đường can và vị trí can trên các chi tiết của sản phẩm phải thoả mãn yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng. Tránh hiện tượng can chắp sai vị trí quy định.
0,25
0,5
Yêu cầu về định mức
Giác mẫu là khâu chủ yếu để tiết kiệm nguyên liệu, góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy khi giác mẫu phải giác đúng khổ vải quy định. Định mức có thể bằng hoặc rút ngắn chiều dài sơ đồ so với định mức cho trước. Tuyệt đối không được tự ý kéo dài sơ đồ.
Ngoài ba yêu cầu trên khi giác mẫu phải giác đủ chi tiết không thừa, không thiếu. Các chi tiết không được lấn sang nhau, gối lên nhau gây lẹm, hụt.
0,5
Khi giác sơ đồ mã hàng quần âu nữ, vật liệu là vải nhung có chiều tuyết chú ý:
Xác định đúng chiều tuyết
Đặt mẫu theo một chiều đúng quy định chiều tuyết của mã hàng
0.25