Đề tài Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay

6.2. Ý nghĩa của luận văn Luận văn là một công trình khoa học, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy về y đức và giảng dạy các môn lý luận - chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin trong các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta. 7. Kết cấu tổng quát của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

pdf10 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay Nguyễn Thị Hằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 08 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Diện Năm bảo vệ: 2013 97 tr . Abstract. Nêu ra khái niệm y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức. Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp: Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục; Giáo dục tư tưởng y đức Hồ Chí Minh; Giải pháp học tập quán triệt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Tăng cường giáo dục y đức đồng thời phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện y đức của sinh viên Đại học Y Hà Nội; Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế cần đổi mới chính sách đối với cán bộ y tế, sinh viên trường y; Vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Keywords.Giáo dục y đức; Sinh viên; Trường Đại học Y Hà Nội; Đạo đức học Content. 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội. Đạo đức có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Trong các chức năng của đạo đức, thì chức năng giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị trí hết sức quan trọng. Thông qua chức năng đó, giúp con người tự giác điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Đạo đức ngành Y là một bộ phận của hệ thống đạo đức xã hội, nó không chỉ có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của dịch vụ y tế, mà còn góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội. Giáo dục, rèn luyện y đức là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng và thường xuyên được đề cập trong mọi hoạt động của ngành y, dược. Y đức chính là đạo đức của người hành nghề y, dược - những người trực tiếp hay gián tiếp tác động đến sự khang kiện của giống nòi. Đối với sinh viên ngành y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải sáng về y đức. Song, sáng về y đức không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi y, bác sĩ tương lai, mà phải qua quá trình rèn luyện và tự đào tạo. Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện. Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy, Đảng ta cũng chỉ ra thách thức mới liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống đó là: “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng” [VKĐH 10]. Có thể nói, sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống. Nghề y là một nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến đời sống con người. Thực tiễn cho thấy, mỗi sai lầm dù rất nhỏ của thầy thuốc cũng có thể gây tác hại lớn cho con người Do đó, xã hội luôn yêu cầu, đòi hỏi người làm nghề y, bên cạnh trình độ chuyên môn vững vàng, còn phải có lương tâm trong sáng. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên y khoa ngay từ khi mới vào trường càng trở nên cấp bách. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề y đức và đạo đức của người thầy thuốc, không phải là vấn đề mới. Từ thời xa xưa đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau. Trong số các công trình nghiên cứu nói trên, tác giả chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, một số công trình nghiên cứu về đạo đức, nhóm thứ hai, những bài viết liên quan đến y đức, Nhóm thứ nhất: một số công trình nghiên cứu về đạo đức Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của Thành Duy (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia (CTQG), Hà Nội, 1996; Luận cương đạo đức học của Hoàng Ngọc Hiếu, Trường lý luận nghiệp vụ, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1976; Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay của PGS, TS Nguyễn Thế Kiệt, tạp chí Triết học, số 6, 1996; Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Sỹ Thắng, tạp chí Triết học, số 5, 2002; Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị của Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, NXB Giáo dục, 4/1995; Nhóm thứ hai, những bài viết liên quan đến y đức và y tế Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (NXB Y học, Hà Nội, 1996), tác giả Đỗ Nguyên Phương nói về vấn đề y đức, y đạo và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao y đức của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay. Y đức và đức sinh học - nguồn gốc và sự phát triển (NXB Y học, 1999), tác giả Ngô Gia Hy đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác và qua các quy chế, văn bản pháp quy về y đức. Đạo đức của người cán bộ y tế trong quá trình phát triến kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp của tác giả Kim Thanh Hùng (Luận văn cử nhân chính trị). Vấn đề y đức của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế tại Nam Định của tác giả Lê Thanh Thuỷ (Luận văn cao cấp lý luận chính trị). Trong những năm gần đây, tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã có một số học viên quan tâm, nghiên cứu tới vấn đề đạo đức của người cán bộ y tế như: Tư tưởng triết học về con người qua các tác phẩm y học của Hải Thượng Lãn Ông. Luận án Tiến sỹ của Phạm Công Nhất. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ về y đức và quá trình giáo dục y đức từ đó nêu lên những giải pháp giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Một là, luận văn nêu ra khái niệm y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức. Hai là, đưa ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Ba là, luận văn đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu y đức và tầm quan trọng của y đức, đánh giá những thực trạng và giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp để nâng cao giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức và y đức. Luận văn còn tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã đạt được của các công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài 5.2.Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp luận chung của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp logic lịch sử, so sánh, điều tra xã hội học nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn 6.1. Đóng góp khoa học - Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước đó về y đức và nghiên cứu vấn đề y đức dưới lăng kính của một người giảng dạy lý luận - chính trị tại trường Đại học y Hà Nội. - Luận văn đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi vào giáo dục y đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay. 6.2. Ý nghĩa của luận văn Luận văn là một công trình khoa học, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy về y đức và giảng dạy các môn lý luận - chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin trong các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta. 7. Kết cấu tổng quát của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. G.Banđzelaze (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. G.Banđzelaze (1985), Đạo đức học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Hòa Bình (2006), Phát huy vai trò trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (1995), Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam, tập 1, Nxb Y học, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (1996), 12 điều Y đức, Nxb Y học, Hà Nội. 6. Bộ Y tế (1996), Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam, tập 2, Nxb Y học, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Bộ Y tế (1999), Quy định về y đức tiêu chuẩn phấn đấu, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2001), Giáo dục đào tạo nhân lực y tế - Dự án WHO/HRH-001, Nxb Y học, Hà Nội. 10. Bộ Y tế (2002), Ngành Y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, Nxb Y học, Hà Nội. 11. Bộ Y tế (2002), 55 năm phát triển sự nghiệp y tế cách mạng, Nxb Y học, Hà Nội. 12. B.T.Q (1999),” Kinh Dịch với y đức”, Báo Sức khỏe và đời sống, các số từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1999. 13. B.T.Q (1999), “Y đức phương Tây qua các lời thề và tuyên ngôn (II và IV)”, Báo Sức khỏe và đời sống, số 55 (867), ngày 8-10-1999 và số 61 (873), ngày 3-10- 1999. 14. Hoàng Đình Cầu (1982), Y – Xã hội học, Nxb Y học, Hà Nội. 15. Trần Văn Chử (1998), Các mô hình phát triển kinh tế, Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Trinh Cơ (dịch), (1983), Những vấn đề triết học của y học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Thành Duy (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Bùi Đại (1997), Y đức trong xã hội đổi mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đoàn Văn Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Phạm Thị Minh Đức (2009), Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sỹ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tinh và trung ương, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội. 30. Phạm Thị Minh Đức, Lê Thị Tài, Lê Thu Hòa, Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Ngô Quang (2008): “Nhận xét của bác sỹ về vi phạm đạo đức y học: Thực trạng và một số yếu tố chi phối”, Tạp chí Y học thực hành, (số 643) , tr.73 – 79. 31. Phạm Thị Minh Đức, Lê Thị Tài, Lê Thu Hòa, Trần Thị Thanh Hương (2009), “Y đức thể hiện qua thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 361 (số 1), tr.1-6. 32. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 33. Nguyễn Văn Hiền (1987), Đạo đức học và y đức học xã hội chủ nghĩa, Nxb Y học, Hà Nội. 34. Hoàng Ngọc Hiếu (1976), Luận cương đạo đức học, Trường lý luận nghiệp vụ, Bộ Văn hóa, Hà Nội. 35. Lê Thu Hòa, Lê Thị Tài, Phạm Thị Minh Đức, Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Ngô Quang (2009), “Đánh giá của bệnh nhân về thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ”. Tạp chí Y học Việt Nam Tập 361 (số 1), tr.34 – 36. 36. Nguyễn Văn Hoan (1997), Đạo đức cách mạng và người thầy thuốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Phạm Mạnh Hùng – Lê Văn Truyền – Nguyễn Văn Thưởng (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nxb Y học, Hà Nội. 38. Phạm Mạnh Hùng (2001), “Y đức và một số giải pháp nâng cao y đức”, Tạp chí Bảo hiểm y tế Việt Nam, (số 8), tr.6-7. 39. Phạm Mạnh Hùng (2007), “Y đức và vấn đề nâng cao y đức”, Tạp chí Cộng sản, (số 7), tr.33-34. 40. Đỗ Huy (2002), “Cơ chế chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân”, Tạp chí Triết học (số 2), tr.29 – 30. 41. Bùi Quang Huy (2004), Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho thanh niên, Tạp chí Thanh niên,(số 11), tr.33 – 36. 42. Ngô Gia Hy (1998), Nguồn gốc của y đức, sự đóng góp của nền y học và văn hóa Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 43. Ngô Gia Hy (1999), Y đức và đức sinh học - Nguồn gốc và sự phát triển, Nxb Y học, Hà Nội. 44. Phạm Văn Khánh, Thấm nhuần tư tường đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. 45. Vũ Khiêu (1975), Lao động, nguồn lao động của mọi giá trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 46. Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hoá Việt Nam, Tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 47. La Quốc Kiệt (Chủ biên) (2001), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 50. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 51. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 52. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 53. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 54. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn Tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn Tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn Tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn Tập, tập 53, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn Tập, tập 57, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (1955), Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngành y tế ngày 27/2/1955. 61. Hồ Chí Minh (1995), Thư gửi học sinh cả nước. 62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Đỗ Mười (1994), Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân là nhiệm vụ rất cao quý và nặng nề của người thầy thuốc Việt Nam, Bài phát biểu tại cuộc họp nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2-1994. 70. Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Nhà xuất bản Sự thật (1982), Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội. 72. Phạm Công Nhất (2001), Tư tưởng triết học về con người qua các tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 73. Trần Sỹ Phán (1999), “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 1), tr.25-27. 74. Trần Sỹ Phán (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về những yêu cầu đạo đức đối với người cán bộ lãnh đạo quản lý”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 6), tr.38-41. 75. Đỗ Nguyên Phương (1997), Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nxb Y học, Hà Nội. 76. Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nxb Y học, Hà Nội. 77. Đỗ Nguyên Phương – Nguyễn Khánh Bật – Nguyễn Cao Thâm (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh với y tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. D.I. Pi-xa-rep (1970), Những vấn đề cơ bản của đạo đức y học, Nxb Y học, Hà Nội. 79. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân. 80. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Luật khám chữa bệnh. 81. M.E. Teleshevskaia - N.I.Pogiko (1986), Đạo đức y học, Nxb Y học, Hà Nội. 82. Song Thành, Y đức Việt Nam - Truyền thống và hiện trạng, =170069%20 83. Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 1, (Tác phẩm gồm 6 tập), Hội Y học dân tộc TP Hồ Chí Minh kết hợp tái bản. 84. Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 2, (Tác phẩm gồm 6 tập), Hội Y học dân tộc TP Hồ Chí Minh kết hợp tái bản. 85. Mạc Văn Trang (1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32, Nxb Giáo dục. 86. Hoàng Trang – Nguyễn Khánh Bật (2000), Tìm hiểu thân thế sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh Tâm và tài của một nhà yêu nước, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 88. Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Bộ môn Giáo dục y học, Đạo đức trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu y học, Nxb Y học, Hà Nội. 89. Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Đại cương đạo đức y học (dành cho khối cử nhân), Nxb Y học, Hà Nội. 90. Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Đạo đức y học, Nxb Y học, Hà Nội. 91. Nguyễn Văn Truy (1993), Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Thái Duy Tuyên (chủ biên) (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt nam trong điều kiện của kinh tế thị trường, Nxb Hà Nội. 93. Nguyễn Văn Tường, Lê Nam Trà, Đỗ Đức Vân và cộng sự (2006), Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Nxb Y học, Hà Nội. 94. Từ điển triết học giản yếu (1987), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 95. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1995), Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Nxb Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050002022_1741.pdf
Tài liệu liên quan