Đề cương ôn tập môn học: Bê tông Asphalt

Bài 5: Một hỗn hợp bê tông asphalt có khối lượng thể tích bằng 2440 kg/m3. Hàm lượng bitum là 5,8%. Hàm lượng bitum hấp phụ là 0,8%. Tỷ trọng khối của hỗn hợp vật liệu khoáng (Gsb) là 2,67. Tỷ trọng của bitum là 1,03. Xác định độ rỗng dư, độ rỗng hỗn hợp vật liệu khoáng và độ rỗng lấp đầy bitum. Bài 6: Một hỗn hợp cốt liệu chế tạo bê tông asphalt có tỷ trọng khối bằng 2,67. Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông asphalt là 2400 kg/m3. Khối lượng riêng của bitum là 1,02 g/cm3. Hàm lượng bitum là 5,5% và hàm lượng bitum hấp phụ bằng 0,6%. Hãy xác định tỷ trọng có hiệu của hỗn hợp cốt liệu.

docx5 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn học: Bê tông Asphalt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC: BÊ TÔNG ASPHALT (HỆ TÍN CHỈ CÁC LỚP CHÍNH QUY) ************* A: LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BÊ TÔNG ASPHALT 1-1. Khái niệm về bê tông asphalt 1-2. Phân loại bê tông asphalt theo các tiêu chí: nhiệt độ thi công, độ rỗng dư, kích thước hạt lớn nhất danh định, thành phần hạt của hỗn hợp vật liệu khoáng, hàm lượng đá dăm. 1-3. Khái niệm và phạm vi ứng dụng các loại bê tông asphalt chất lượng cao: Stone Mastic Asphalt (SMA), Mastic Asphalt (MA), Porous Asphalt (PA). CHƯƠNG 2: CHẤT KẾT DÍNH HỮU CƠ 2-1. Khái niệm, phân loại và phạm vi ứng dụng của các chất kết dính hữu cơ. 2-2. Bitum dầu mỏ 2.2.1. Thành phần của bi tum dầu mỏ, ảnh hưởng của từng thành phần đến tính chất của bi tum dầu mỏ; 2.2.2. Cấu trúc của bi tum dầu mỏ; 2.2.3. Tính quánh, tính dẻo, tính ổn định nhiệt và tính dính bám của bi tum dầu mỏ quánh. Các biện pháp để cải thiện các tính chất này; 2.2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bi tum dầu mỏ quánh làm đường; 2.2.5. Khái niệm, phân loại và phạm vi ứng dụng của bitum dầu mỏ lỏng làm đường; 2.2.6. Độ nhớt và độ dẻo của bi tum dầu mỏ lỏng. Các biện pháp để cải thiện các tính chất này; 2.2.7. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bi tum dầu mỏ lỏng làm đường; 2.2.8. Khái niệm và phân loại nhũ tương xây dựng đường; 2.2.9. Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhũ tương xây dựng đường; 2.2.10. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bitum cải tiến polymer (PMB) theo 22TCN 319-04. CHƯƠNG 3: HỖN HỢP CỐT LIỆU CHẾ TẠO BÊ TÔNG ASPHALT 3-1. Phân loại và phương pháp sản xuất cốt liệu; 3-2. Trình bày về đá dăm, cát và bột khoáng chế tạo bê tông asphalt. CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỖN HỢP VẬT LIỆU KHOÁNG 4-1. Trình bày các cơ sở lý thuyết thành phần hạt hỗn hợp vật liệu khoáng của bê tông asphalt; 4-2. Các dạng cấp phối của hỗn hợp vật liệu khoáng; 4-3. Trình bày phương pháp tính toán thành phần hỗn hợp vật liệu khoáng chế tạo bê tông asphalt theo phương pháp Marshall; CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỖN HỢP BÊ TÔNG ASPHALT THEO PHƯƠNG PHÁP MARSHALL 5-1. Mục đích chung của công tác thiết kế hỗn hợp bê tông asphalt; 5-2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bê tông asphalt theo phương pháp Marshall; 5-3. Nêu các giai đoạn của quá trình thiết kế thành phần bê tông asphalt theo phương pháp Marshall; 5-4.Trình bày khái quát thiết kế thành phần bê tông asphalt theo phương pháp Marshall; 5-5. Phương pháp xác định hàm lượng bitum tối ưu. CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC CỦA BÊ TÔNG ASPHALT 6-1. Cấu trúc của hỗn hợp vật liệu khoáng; 6-2. Cấu trúc của bitum trong bê tông asphalt. CHƯƠNG 7: CÁC TÍNH CHẤT CỦA BÊ TÔNG ASPHALT 7-1. Trình bày cường độ chịu nén; 7-2. Trình bày độ ổn định, độ dẻo Marshall của bê tông asphalt; 7-3. Trình bày các chỉ tiêu liên quan đến đặc trưng thể tích của bê tông asphalt (Khái niệm, công thức xác định, vai trò); 7-4. Trình bày về mô đun độ cứng của bê tông asphalt (cách xác định, ý nghĩa); 7-5. Trình bày các chỉ tiêu cơ học phục vụ thiết kế kết cấu áo đường mềm theo 22 TCN 211-06; 7-6. Trình bày về biến dạng vĩnh cửu - lún vệt hằn bánh xe của bê tông asphalt (phương pháp xác định, ý nghĩa). CHƯƠNG 8: CHẾ TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG ASPHALT 8-1. Khái quát về công nghệ chế tạo bê tông asphalt; 8-2. Trình bày các bước thi công hỗn hợp bê tông asphalt; B. BÀI TẬP Bài 1: Tính toán sơ bộ thành phần hỗn hợp vật liệu khoáng của bê tông asphalt theo phương pháp Marshall. Với số liệu như sau: Loại vật liệu Lượng lọt sàng (%) tại cỡ sàng có đường kính (mm) 19 12.5 9.5 4.75 2.36 1.18 0.60 0.3 0.15 0.075 Đá dăm D12.5 100 95 45 5 4 0 0 0 0 0 Cát 100 100 100 95 85 40 25 20 5 0 Bột đá 100 100 100 100 100 100 100 100 96 80 Hỗn hợp vật liệu khoáng theo tiêu chuẩn 100 90-100 74-89 47-71 30- 55 21- 40 15- 31 11- 22 8- 15 6-10 Bài 2: Với các vật liệu khoáng có thành phần hạt như sau: Loại vật liệu Lượng lọt sàng (%) tại cỡ sàng có đường kính (mm) 19 12.5 9.5 4.75 2.36 1.18 0.6 0.3 0.15 0.075 Đá dăm D12.5 100 95 50 10 4 0 0 0 0 0 Cát 100 100 100 100 87 66 50 18 10 0 Bột đá 100 100 100 100 100 100 100 100 89 78 Hỗn hợp vật liệu khoáng theo tiêu chuẩn 100 90-100 74-89 47-71 30- 55 21- 40 15- 31 11- 22 8-15 6-10 Và thành phần hỗn hợp vật liệu khoáng theo tính toán sơ bộ là: Đ = 50 (%) ; C = 40 (%) ; B = 10 (%) Hãy kiểm tra thành phần thành phần hạt của hỗn hợp vật liệu. Bài 3: Xác định độ rỗng hỗn hợp vật liệu khoáng, độ rỗng dư và độ rỗng lấp đầy bitum của bê tông asphalt có tỷ lệ thành phần vật liệu theo khối lượng như sau: Đá dăm D19 = 20%; Đá dăm D12.5 = 33%; Đá D4.75 = 28%; Cát = 14 %; Bột đá = 5%; Bitum 5% theo khối lượng hỗn hợp bê tông asphalt. Biết: Tỷ trọng khối của đá D19 là 2,70; tỷ trọng khối của đá D12.5 là 2.69; tỷ trọng khối của đá D4.75 là 2.71; tỷ trọng khối của cát là 2,66; tỷ trọng khối của bột đá là 2,72; tỷ trọng của bitum là 1,03. Tỷ trọng khối của bê tông asphalt sau khi đầm (Gmb) là 2,40. Tỷ trọng lớn nhất của bê tông asphalt là (Gmm) là 2,501. Bài 4: Một hỗn hợp bê tông asphalt bao gồm 2250 kg hỗn hợp vật liệu khoáng và 150 kg chất kết dính bitum cho 1m3. Hàm lượng bitum hấp phụ là 1,2%. Tỷ trọng khối của hỗn hợp vật liệu khoáng là 2,67 và của bitum là 1,05. Hãy tính khối lượng thể tích của bê tông asphalt, hàm lượng bitum có hiệu, độ rỗng dư, độ rỗng hỗn hợp vật liệu khoáng và độ rỗng lấp đầy bitum. Bài 5: Một hỗn hợp bê tông asphalt có khối lượng thể tích bằng 2440 kg/m3. Hàm lượng bitum là 5,8%. Hàm lượng bitum hấp phụ là 0,8%. Tỷ trọng khối của hỗn hợp vật liệu khoáng (Gsb) là 2,67. Tỷ trọng của bitum là 1,03. Xác định độ rỗng dư, độ rỗng hỗn hợp vật liệu khoáng và độ rỗng lấp đầy bitum. Bài 6: Một hỗn hợp cốt liệu chế tạo bê tông asphalt có tỷ trọng khối bằng 2,67. Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông asphalt là 2400 kg/m3. Khối lượng riêng của bitum là 1,02 g/cm3. Hàm lượng bitum là 5,5% và hàm lượng bitum hấp phụ bằng 0,6%. Hãy xác định tỷ trọng có hiệu của hỗn hợp cốt liệu. Hà Nội, tháng 4 năm 2012 BỘ MÔN VẬT LIỆU XÂY DỰNG Trưởng Bộ môn Mai Đình Lộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_be_tong_asphalt_ban_da_sua_1__9588.docx