- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu bản đồ địa chất phục vụ xây dựng
+ Củng cố lý thuyết và bài tập chương 2 +3
+ Thảo luận các câu hỏi về môn học
+ Sẵn sàng để thi cuối học kỳ
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 5t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
+ Giới thiệu bản đồ địa chất và cách đọc bản đồ phục vụ xây dựng
+ Ôn tập
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Nắm chắc thời gian thi + phòng thi + các quy chế thi
Tự ôn tập
45 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 10352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn Địa chất công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất
εmin – Cát ở trạng thái chặt nhất
εo – Cát ở trạng thái tự nhiên.
Khi: 0 ≤ D ≤ 0.33 – Cát ở trạng thái rời (Đất xốp → γKmin → εmax)
0.33 < D ≤ 0.66 – Cát ở trạng thái chặt vừa
0.66 < D ≤ 1.00 – Cát ở trạng thái chặt (Đất chặt → γKmax → εmin)
+ Chỉ tiêu về độ sệt và giới hạn của đất dính:
Chỉ số dẻo (Id) là phạm vi biến thiên của độ ẩm, trong đó đất thể hiện tính
dẻo. Dùng để phân loại đất.
dnh WW dI
Độ sệt B: phân chia trạng thái
d
d
I
W-W
B
Tên + Trạng thái của đất B
Cát pha (1 < Id < 7): Cứng
Dẻo
Nhão
B < 0
0 ≤ B ≤ 1
B > 1
Sét pha (7 < Id < 17): Cứng
Sét (Id > 17): Nửa cứng
Dẻo
Dẻo mềm
Dẻo nhão
Nhão
B < 0
0.00 ≤ B ≤ 0.25
0.25 < B ≤ 0.50
0.50 < B ≤ 0.75
0.75 < B ≤ 1.00
B > 1
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước khi lên lớp
Tham khảo tài liệu: Đất đá xây dựng
Bài giảng 5: Tính chất cơ học của đất đá
Chương 2 Mục 2.2
Tiết thứ: 9- 10 Tuần thứ: 5
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về tính chất cơ học của đất đá: Tính biến dạng,cường độ
chống cắt.
+ Yêu cầu hiểu được bản chất của tính biến dạng và cường độ chống cắt.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 5t;
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
2.2.1. Tính biến dạng
- Thí nghiệm nén một trục không nở hông:
- Kết quả thí nghiệm: vẽ đường cong nén lún S-p
- Biến dạng của đất đá bao gồm 2 thành phần:
+ Biến dạng đàn hồi
+ Biến dạng không có khả năng khôi phục
+ Định luật nén, công thức hệ số nén lún: a = (e1-e2)/(p2–p1)
Định luật nén lún (N.A. Txưtovich, 1963): Sự thay đổi tương đối của thể
tích lỗ rỗng của đất tỷ lệ thuận với sự thay đổi áp lực.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính biến dạng
+ Đối với đất rời: thành phần khoáng vật, kích thước hạt, độ ẩm, tải trọng.
+ Đối với đất dính: thành phần hạt, khoáng vật, cấu trúc môi trường nước
lỗ rỗng.
2.2.2. Cường độ chống cắt
- Khái niệm: Cường độ chống cắt τ được hiểu là: lực chống trượt lớn nhất
trên một đơn vị diện tích tại mặt trượt khi khi khối đất này trượt trên khối đất
kia.
- Định luật chống cắt
+ Đất rời: τ = σtgφ
+ Đất dính: τ = σtgφ + c
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Áp lực pháp tuyến
+ Thành phần khoáng, hình dạng và cấp phối hạt
+ Độ chặt ban đầu
+ Độ ẩm
+ Quá trình cố kết.
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước khi lên lớp
Tự đọc trước khi lên lớp
Tham khảo tài liệu: Đất đá xây dựng
Làm tiểu luận + bài tập chương 2
Bài giảng 6: Khái niệm chung về nước dưới đất
Chương 3 Mục 3.1
Tiết thứ: 11- 12 Tuần thứ: 6
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về sự phân bố NDĐ, thành phần hoá học và tính chất vật lý
của
NDĐ. Động thái nước dưới đất.
+ Yêu cầu hiểu sự phân bố NDĐ và vai trò của việc nghiên cứu tính chất
hoá lýđộng thái của NDĐ trong xây dựng.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
3.1.1. Sự phân bố nước dưới đất
a. Nguyên nhân thành tạo
- Nước sơ sinh (nước nguồn gốc macma)
- Nước nguyên sinh (nước nguồn gốc trầm tích)
- Nước ngưng tụ (nước nguồn gốc khí quyển)
- Nước thẩm thấu
b. Sự phân bố nước dưới đất
- Đới thông khí: Đất đá trong đới này không được bão hoà nước. Nguồn
nước cấp chính ở vùng này là do thẩm thấu nước bề mặt rất mạnh, song phần
lớn nước ở đây lại thấm xuống đới dưới và bay hơi nhiều. Chiều dày đới thông
khí thay đổi từ 0 đến 100 – 200m phụ thuộc vào thành phần đất đá và thế nằm
của chúng.
- Đới mao dẫn: Chiều dày phụ thuộc vào thành phần thạch học của đất đá;
trong cát, sỏi hạt to H = 10 – 20cm, trong đất sét, sét pha có thể > 20cm. Khi
đường kính của mao dẫn càng nhỏ thì độ cao của mao dẫn dâng lên càng cao.
- Đới bão hoà nước:
+ Tầng nước ngầm: là tầng nước đầu tiên kể từ mặt đất. Nước mưa
và nước trên mặt đất thấm xuống đất đá gặp phải lớp không thấm hoặc thấm rất
ít (gọi là tầng cách nước) thì nó sẽ dừng lại tạo thành tầng nước ngầm.
+ Tầng nước áp lực: là tầng nước ở giữa 2 tầng cách nước. Đặc
điểm quan trọng của tầng nước này là có áp lực cột nước dư.
3.1.2. Đặc tính về thành phần hoá học và tính chất vật lý của nước
dưới đất
a. Sự hình thành thành phần hoá học của nước dưới đất
- Sự rửa lũa và hoà tan: Sự rửa lũa là quá trình chuyển dời một thành phần
nào đó của khoáng vật vào dung dịch mà không làm phá vỡ dạng tinh thể của
khoáng vật đó, còn quá trình hoà tan thì ngược lại, nghĩa là chuyển tất cả các
thành phần và làm phá vỡ mạng tinh thể.
- Quá trình di chuyển H20: Sự di chuyển nước với lượng tổng khoáng và
thành phần hoá học khác nhau trong tự nhiên là một hiện tượng phổ biến.
b. Tính chất hoá học của nước dưới đất
- Nồng độ ion H+:
pH = 7 → nước trung tính
pH < 7 → nước axit
pH > 7 → nước bazơ.
- Độ cứng của nước: Độ cứng của nước là tính chất hoà tan của nước đối
với các hợp chất Ca, Mg có trong nước. Độ cứng của nước chia làm hai loại: độ
cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu, tổng của chúng là tổng độ cứng.
- Lượng tổng khoáng và nhiễm bẩn: Lượng tổng khoáng là tổng các chất
khoáng lấy được trong nước do kết quả của phân tích hoá học – nghĩa là tổng
lượng các chất hoà tan, được biểu thị bằng M, đơn vị g/l.
- Sự ăn mòn của nước
- Phương trình biểu diễn thành phần hoá học của nước: ví dụ
3
2
60 40
0,015 2 1 6,9 25, 150
90 10
oHCO ClFe CO M pH T C Q
Na Ca
Bicacbonat Clorua Natri.
c. Tính chất vật lý của nước dưới đất: Nhiệt độ, Độ trong suốt, Màu, Vị,
Độ dẫn điện
3.1.3. Động thái nước dưới đất
a) Khái niệm chung: động thái của nước dưới đất là sự biến đổi các đặc trưng cơ
bản của nước dưới đất trong không gian và theo thời gian.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến động thái của nước dưới đất: Nhóm yếu tố khí
tượng - thủy văn, Nhóm yếu tố kỹ thuật (nhân tạo), Nhóm yếu tố bên trong
c) Phân loại động thái của nước dưới đất:
Động thái tự nhiên: là sự thay đổi các yếu tố tự nhiên tác dụng tới điều
kiện chuyển động của nước như: lượng mưa (W), lượng bay hơi H, và dòng
chảy tới q
Động thái sinh ra dưới tác dụng của các yếu tố nhânn tạo: như xây dựng
các công trình, nhất là các công trình thuỷ công.
+ Phụ thuộc vào điều kiện địa hình, người ta phân ra:
Động thái vùng phân thủy
Động thái vùng trước núi
Động thái vùng ven bờ
+ Dựa vào các đặc trưng cơ bản của nước dưới đất, chia ra:
Động thái ổn định (Đặc trưng cho tầng nước áp lực)
Động thái không ổn định (Đặc trưng cho tầng nước ngầm)
+ Dựa vào đặc điểm tồn tại của các loại nước dưới đất, chia ra:
Động thái tầng nước ngầm
Động thái tầng nước áp lực
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước khi lên lớp
Tham khảo tài liệu: Địa chất thủy văn đại cương
Bài giảng 7: Sự vận động về nước dưới đất
Chương 3 Mục 3.2
Tiết thứ: 13- 14 Tuần thứ: 7
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về sự vận động của nước dưới đất.
+ Yêu cầu hiểu bản chất của sự vận động NDĐ, các yếu tố ảnh hưởng và
vai trò của nó trong xây dựng.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 5t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
3.2.1. Khái niệm về thấm, dòng thấm
a. Khái niệm về thấm : Sự vận động của các phân tử nước trong các hệ
thống khe nứt và lỗ rỗng như đã nói ở trên gọi là hiện tượng thấm trong đất đá
Đặc trưng: là vận tốc chuyển động của nước dưới đất (V).
Q
V
F
; (cm/s, m/ngđ)
Q – Lưu lượng (khối lượng) nước chảy qua tiết diện F; (l/s hoặc
m
3/ngđ).
F - Diện tích tiết diện ngang dòng thấm; F = h.B.
Trong thực tế sự chuyển động của nước dưới đất chỉ thực hiện qua các
khe hở thông nhau mà thôi. Do đó để biết được vận tốc thực Vt của thấm, người
ta đưa ra khái niệm độ rỗng hữu hiệu na. Đây là độ rỗng mà qua đó nước có thể
thực hiện thấm được. Đối với bất kỳ một tiết diện môi trường rỗng nào na đều
xác định bằng công thức sau:
1ra
F
n
F
Trong đó: Fr - Diện tích lỗ rỗng.
Xác định Vt như sau:
.
t
r a
t
a
Q Q
V
F n F
V
V
n
b. Khái niệm dòng thấm, phân loại dòng thấm:
Trong quá trình vận động trong hệ thống khe nứt và lỗ rỗng, các phần tử
nước thường hợp lại thành tia, tập hợp tất cả các tia nước trên đường thấm gọi là
dòng thấm.
- Theo vận tốc và đặc điểm dòng thấm
+ Dòng chảy tầng
+ Dòng chảy rối:
- Theo động thái của nước dưới đất:
+ Chuyển động không ổn định
+ Trong những vùng mà điều kiện cấp, thoát nước thay đổi theo
thời gian rất ít thì chuyển động của nước có thể xem như là ổn định.
- Theo cấu tạo môi trường thấm
+ Đẳng hướng: Những tính chất về thấm không phụ thuộc vào
hướng thấm. Ky = Kx
+ Dị hướng: Tính thấm khác nhau theo hướng khác nhau. Ky > Kx
+ Đồng nhất: Từ tiết diện này đến tiết diện khác tính thấm không
thay đổi. Kx1 = Kx2
+ Không đồng nhất: Từ tiết diện này đến tiết diện khác tính thấm
thay đổi. Kx1 ≠ Kx2
- Theo cấu trúc dòng thấm:
+ Dòng thấm thẳng: Các vectơ vận tốc thấm song song với một
đường thẳng nào đó.
+ Dòng thấm phẳng: Các vectơ vận tốc song song với một mặt
phẳng
+ Dòng không gian: Khi vectơ vận tốc không song song với mặt
phẳng nào cả.
3.2.2. Định luật thấm
a. Thí nghiệm:
Lượng nước thấm qua cát Q trong một đơn vị thời gian thì tỷ lệ thuận với
diện tích mặt cắt ngang F của máng, với độ chênh mực nước ở đầu và cuối máng
∆H và tỷ lệ nghịch với chiều dài đường thấm ∆l. Kết luận đó được biểu thị bằng
công thức:
1 2H H HQ K F K F
L L
Q H
K
F L
v KI
b. Các định luật thấm cơ bản
- Định luật thấm Đacxi: Tốc độ thấm tỷ lệ bậc nhất với hệ số thấm và
gradient áp lực
V = K.I
- Định luật Sezi – Kraxnopolxki (định luật thấm không đường thẳng):
IKv T .
Khi tốc độ thấm lớn, sự phụ thuộc giữa v và I không còn là phụ thuộc
thẳng, định luật Đacxi sẽ không đúng nữa (độ rỗng quá lớn) – Dòng chảy rối. Để
đặc trưng cho chuyển động chảy rối (v lớn), người ta đã nghiên cứu và tìm ra
định luật Sezi – Kraxnopolxki (định luật thấm không đường thẳng):
IKv T .
Trong đó:
KT - Hệ số đặc trưng cho chuyển động của nước trong dòng rối.
- Giới hạn áp dụng định luật Đacxi:
+ Giới hạn trên:
p
tb
K
Rn
v
.
10
3,2
+ Giới hạn dưới:
V > n.10
3
cm/năm và I > n.10-4
- Yêu cầu SV chuẩn bị: tự đọc trước khi lên lớp
Bài giảng 8: Tính toán dòng thấm
Chương 3 Mục 3.3
Tiết thứ: 15- 16 Tuần thứ: 8
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về tính toán dòng thấm trong các trường hợp khác nhau.
+ Yêu cầu hiểu được cách tính toán dòng thấm trong các trường hợp khác
nhau.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 5t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
3.3.1. Tính toán cho dòng thấm phẳng, ổn định trong môi trường
thấm đồng nhất
*Giải một số bài toán thấm thẳng trong môi trường đồng nhất
Đối với tầng nước áp:
H = f(x)
q = f(H, K, m)
Viết phương trình chuyển động theo
Laplace đối với hệ 1 chiều: 0
2
2
x
H
Điều kiện biên: x = 0 → H = H1
x = L → H = H2
=>
L
HH
Kmq 12
(7)
Đối với tầng nước ngầm:
Dòng thấm qua khu vực giữa 2 sông:
+ W = 0
- Phương trình chuyển động một chiều sẽ
là: 0
2
22
x
h
- Điều kiện biên:
x = 0 → h = h1
x = L → h = h2
=>
L
hh
Kq
2
2
2
2
1 (9)
+ W > 0
Lx
L
hhK
q
2
W
W
2
)( 22
2
1
(11)
Khi:
x = 0 → L
L
hhK
qq
2
W
2
)( 22
2
1
1
x = L L
L
hhK
qq
2
W
2
)( 22
2
1
2
3.3.2. Tính toán cho dòng thấm tới giếng khoan
a) Dòng thấm tới giếng đơn hoàn chỉnh
+ Xét chuyển động của dòng
nước ngầm trong môi trường đồng nhất
trong hệ toạ độ hướng tâm. Phương
trình vi phân tổng quát của chuyển
động trên là:
t
H
r
H
rx
H
a
1
2
2
(1)
Giải phương trình trên ta được:
u
u
du
u
e
Km
Q
S
4
Trong đó:
at
r
u
4
2
Q - Lượng nước chảy tới giếng;
S - Độ giảm mực nước; S = H – h
r
R
KmS
Q
ln
2
(4)
+ Đối với nước áp lực, thì sử dụng điều kiện chuyển từ nước không áp
đến nước áp:
oocpooo mSSmSHShH 2)2(
22 và Hm = hm
Từ (4) ta có:
r
R
K
Q
hH
r
R
K
QhH
r
R
K
Q
hH
r
R
Km
Q
hH
r
R
Km
Q
S
o
o
mm
lnln
222
ln
2
ln
2
ln
2
22
22
rR
hHK
Q o
ln
)( 22
(5)
b) Dòng thấm tới giếng đơn không hoàn chỉnh
Trong thực tế tính toán sự ảnh hưởng này
được nghiên cứu bằng phương pháp cản thấm.
- Xét mức độ không hoàn chỉnh của giếng:
Đường dòng tiến tới là đường vòng, dòng
thấm phức tạp hơn. Đường thấm sẽ là l + Δl.
Có:
ll
HH
KFQ
21 ;
ll
FI
21
.
Như vậy kháng thấm trong trường hợp giếng không hoàn chỉnh có thể xem là
tổng của kháng thấm giếng hoàn chỉnh và kháng thấm bổ sung, đặc trưng cho
mức độ không hoàn chỉnh của giếng, khi đó:
f
r
R
Km
Q
S ln
2
(8); trong đó ...),,,,( 21 lllrmff
Công thức với trường hợp 1 giếng khoan bơm hút:
+ Nước áp:
2,73
lg 0,217 o
KmS
Q
R
r
+ Nước ngầm:
(2 )
1,366
lg 0,217 o
H S S
Q K
R
r
Bảng giá trị đại lượng cản thấm εo
l/m m/r
0,5 1,0 3,0 10 30 100 200 500 1000 2000
0,1
0,3
0,6
0,7
0,9
0,00391
0,00297
0,00165
0,000546
0,000048
0,122
0,0907
0,0494
0,0167
0,0015
2,04
1,29
0,656
0,237
0,0251
10,4
4,79
2,26
0,879
0,128
24,3
9,2
4,21
1,69
0,3
42,8
14,5
6,5
2,67
0,528
53,8
17,7
7,86
3,24
0,664
59,5
21,8
9,64
4,01
0,846
79,6
24,9
11,0
4,58
0,983
90,0
28,2
12,4
5,19
1,12
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước khi lên lớp
Tham khảo tài liệu: Động lực học nước dưới đất
Làm tiểu luận + bài tập chương 3
Bài giảng 9: Hiện tượng phong hóa đất đá.
Các hiện tượng địa chất liên quan tới dòng nước mặt.
Chương 4 Mục 4.1 + 4.2
Tiết thứ: 17- 18 Tuần thứ: 9
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu chung về các hiện tượng địa chất động lực công trình.
+ Giới thiệu hiện tượng phong hóa. Các hiện tượng địa chất liên quan đến
dòng nước mặt.
+ Yêu cầu hiểu được hiện tượng trên.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
*Giới thiệu chung: mục đích, nhiệm vụ của địa chất động lực công trình:
Nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất tự nhiên, cũng như các
quá trình và hiện tượng địa chất phát sinh do xây dựng công trình và sử dụng
lãnh thổ vào mục đích kinh tế.
Mục đích nghiên cứu các hiện tượng địa chất động lực công trình nhằm
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng địa chất đến các công trình và đề
ra biện pháp bảo vệ lãnh.
4.1. Hiện tượng phong hóa
- Khái niệm chung: Phong hóa là tổng hợp phức tạp các quá trình hóa lý
và sinh hóa tác dụng tương hỗ lẫn nhau, cùng phát triển trong đới trên mặt của
thạch quyển, nơi tiếp giáp với các môi trường khí, nước, sinh vật và nhân tạo.
Kết quả tác dụng tương hỗ với các môi trường này làm cho thành phần, trạng
thái và tính chất của đất đá, cũng như nước dưới đất bị biến đổi. Hiện tượng đất
đá vỡ vụn, thay đổi hình dạng, kích thước và thành phần dưới tác dụng của nhiệt
độ, không khí, nước, các hoạt động hóa học và hữu cơ gọi là hiện tượng phong
hóa đất đá.
- Các kiểu phong hóa đất đá.
+ Phong hóa vật lý: là hình thức phá hủy đá dưới tác động vật lý, đá bị
phân vụn nhưng không bị thay đổi thành phần khoáng hóa.
+ Phong hóa hóa học: là quá trình phá hủy đá do tác dụng hóa học của các
tác nhân khí quyển, trong đó nước có chứa các thành phần hóa học là tác nhân
quan trọng nhất. Tác dụng phong hóa hóa học diễn ra dưới các hình thức: hòa
tan, oxy hóa, thủy phân, thủy hóa.
+ Phong hóa sinh học: là dạng phong hóa vật lý và hóa học do vi sinh vật
gây ra.
- Sản phẩm phong hóa: vỏ phong hóa.
- Điều tra, xử lý tầng đá trong xây dựng:
Trước hết, chúng ra cần điều tra một số
vấn đề sau: mức độ phong hóa; tốc độ phong
hóa, nhân tố gây phong hóa.
Từ những vấn đề điều tra ở trên, tùy theo
bề dày phong hóa, loại nhân tố gây phong hóa và
yêu cầu của công trình mà ta có thể có những
biện pháp xử lý phong hóa thích hợp:
+ Bóc bỏ lớp vỏ phong hóa
+ Che phủ bằng vật liệu chống phong hóa
+ Cải tạo tính chất của đá bị phong hóa
4.2. Các hiện tượng địa chất liên quan đến dòng nước mặt.
- Giới thiệu chung: Nước mưa rơi xuống mặt đất, một phần bị bốc hơi,
một phần ngấm xuống đất, phần còn lại tạo thành dòng nước trên mặt làm xói
mòn đất đá hình thành nên các lạch nhỏ, sau đó phát triển thành các khe suối
sông. Dưới tác dụng của dòng nước mặt, thường xảy ra các hiện tượng địa chất
sau: rửa trôi tạo mương xói, hoạt động địa chất của dòng sông, biển, hồ, đầm
lầy.
- Hiện tượng rửa trôi - tạo mương xói: Hiện tượng dòng nước tạm thời
xuất hiện khi mưa chảy trên sườn dốc gây ra hiện tượng xói mòn đất đá tạo
mương xói gọi là hiện tượng rửa trôi tạo mương xói.
- Hoạt động địa chất của sông: hoạt động địa chất của sông là do dòng
chảy thường xuyên tạo nên.
+ Tác dụng phá hủy, vận chuyển và trầm tích sông.
+ Tính chất xây dựng của thung lũng sông:
Việc bố trí các công trình trên sông cũng như việc chọn phương án công
trình, phương án thi công phụ thuộc rất nhiều vào dạng địa hình, tính chất và bề
dày các tầng đất đá của thung lũng sông. Có các dạng địa hình thung lũng sông
sau:
+ Loại hẻm vực: có bờ dốc đứng, không có lớp phủ hay lớp phủ mỏng.
Hình thành do xâm thực thẳng đứng mãnh liệt. Địa hình này thích hợp để xây
dựng các đập cao, tuy nhiên việc bố trí công trình và thi công không thuận tiện,
xây dựng cầu giao thông thì ngắn nhưng trụ cầu cao.
+ Loại thung lũng sông phát triển một bên, mặt cắt ngang thung lũng sông
không đối xứng: một bên bờ dốc đứng do đá gốc tạo nên, một bên bờ dốc thoải
do bồi tích tạo nên. Loại này thường gặp ở trung và hạ lưu sông. Địa hình thích
hợp cho đập loại trung và đập cấu tạo hỗn hợp, cầu vượt sông ở đây không ổn
định, các mố bị xói, cầu cạn dài.
+ Loại thung lũng sông phát triển hai bên: thường gặp ở hạ lưu sông.
Thung lũng sông rộng, bờ sông thoải, thềm đối xứng, bãi bồi phát triển, tầng phủ
dày. Địa hình này tuy tiện cho việc bố trí công trình và hiện trường thi công,
nhưng nền công trình thường phải xử lý phức tạp, chiều cao đập nhỏ, chiều dài
cấu lớn, cầu cạn dài.
Dựa theo trình độ đồng nhất của đất đá chia ra hai loại;
+ Thung lũng sông có cấu tạo đồng nhất: khi đất đá ở hai bên bờ và đáy
sông như nhau, việc xây dựng thuận lợi nhưng thực tế ít gặp.
+ Thung lũng sông không đồng nhất: khi hai bên bờ có sự khác nhau về
tính chất đất đá, độ dày tầng phủ, bề dày lớp phong hóa...Trong thực tế hay gặp
và điều kiện địa chất công trình tương đối phức tạp.
- Tác dụng địa chất của biển và hồ: xói mòn, vận chuyển và trầm tích
+ Biện pháp: Kè ngầm, Mái đê lát đá, Trồng cây
- Yêu cầu SV chuẩn bị: Tự đọc trước khi lên lớp
Bài giảng 10: Hiện tượng xói ngầm. Hiện tượng Cáctơ.
Chương 4 Mục 4.3 + 4.4
Tiết thứ: 19- 20 Tuần thứ: 10
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về các hiện tượng xói ngầm và hiện tượng Cáctơ.
+ Yêu cầu hiểu được các hiện tượng trên.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
4.3. Hiện tượng xói ngầm.
- Định nghĩa và tác hại: Quá trình vận chuyển những hạt nhỏ ra khỏi đất
đá dưới tác dụng của dòng thấm gọi là xói ngầm.
Đất bị xói ngầm trở nên xốp rời do các hạt nhỏ bị moi chuyển đi, dẫn đến
độ chặt của đất giảm xuống, độ rỗng tăng lên. Nếu xói ngầm phát sinh ở nền
công trình, có thể gây lún nhiều và lún không đều gây mất ổn định công trình.
Xói ngầm có thể làm thay đổi quá mức độ thấm nước của đất đá tạo ra những
đường rửa mòn, dẫn đến tạo những dòng nước lớn chảy vào hố móng hoạc gây
mất nước qua đường thấm dưới đất, quanh vai đập...Xói ngầm thường là nguyên
nhân của nhiều loại biến dạng mặt đất và thành tạo các trũng, phễu lún, hố
sụt...Quá trình xói ngầm có thể phá vỡ sự làm việc bình thường của các công
trình thoát nước ngầm do có hiện tượng nhét, trôi các hạt vào các lỗ rỗng của vật
liệu chèn phủ các công trình thoát nước ngầm.
- Điều kiện phát sinh:
+ Đất đá không đồng nhất ở mức độ nào đó, lúc này các hạt nhỏ hơn có
thể dịch chuyển giữa các hạt to hơn.
+ Xói ngầm phát sinh khi dòng thấm có tốc độ khá cao hoặc khi áp lực
thủy động trong đất có giá trị khá lớn.
- Biện pháp xử lý:
+ Những vấn đề cần nghiên cứu: mức độ đồng nhất về thành phần
hạt, điều kiện thủy lực, điều kiện xảy ra xói ngầm.
+ Biện pháp
Điều tiết dòng thấm: dùng sân phủ, tường cừ, màn chắn...với mục đích
kéo dài dòng thấm giảm gradien thấm.
Gia cố đất đá: như đầm chặt đất, phun vữa gắn kết đất đá để giảm độ rỗng
và tăng cường liên kết các hạt đất với nhau.
Tạo lớp đất chống xói ngầm: bằng cách đặt các thiết bị lọc ngược để tạo
lớp lọc tự nhiên, giảm gradien thấm và không cho hạt đất đá đi qua.
4.4. Hiện tượng Cáctơ.
- Khái niệm chung: Cactơ là hiện tượng địa chất tự nhiên do tác dụng hòa
tan của nước đối với các loại đá dễ hòa tan. Kết quả của quá trình hòa tan là hình
thành trong đá những hình thái đặc biệt như: hang động, sông suối ngầm...tạo
nên những qui luật vận động đặc biệt của nước dưới đất trong vùng cactơ.
+ Ở vùng đá vôi, cactơ phát triển mạnh gây rất nhiều khó khăn và tốn kém
cho việc xây dựng công trình: gây thấm mất nước ở nền đập, hồ chứa...;
+ Sự có mặt của hang động cactơ gây khó khăn cho công tác tháo khô
trong vùng khai thác mỏ, xây dựng công trình ngầm;
+ Cactơ phát triển ngầm dưới đất có thể gây hiện tượng sụt hoặc biến
dạng nền đất dẫn tới mất ổn định các công trình trên mặt đất.
- Các hình thái Cáctơ:
+ Đá tai mèo và rừng đá.
+ Phễu cáctơ và động hút nước.
+ Động cáctơ và sông ngầm.
+ Vùng trũng và thung lũng cáctơ.
- Điều kiện phát sinh, phát triển cáctơ: 2 điều kiện.
+ Điều kiện về đá: Đá phải có tính hòa tan và phải có tính thấm nước
+ Điều kiện về nước: Nước phải có tính ăn mòn và nước phải luôn luôn
vận động
- Biện pháp xử lý:
+ Phương pháp nghiên cứu: Chiều sâu, thế nằm đá hòa tan, cường độ phát
triển, độ thấm nước...
Chiều sâu, thế nằm, bề dày của đá bị hòa tan; địa hình bề mặt đá và tính
chất tầng trầm tích phủ. Độ thấm nước của đá bị hòa tan; chiều sâu, thế nằm của
mực nước cactơ.
Sự phân bố không gian của các loại hình cactơ trên mặt và dưới sâu cũng
như cường độ phát triển, tần số xuất hiện, nguyên nhân và các điều kiện thúc
đẩy nó phát triển.
Phạm vi chịu nén của công trình trong vùng cactơ và khả năng chịu tải
của đá này; cột nước có áp với các công trình móng sâu, công trình ngầm và
thủy lợi.
Những nguyên tắc và phương pháp đang được áp dụng để xây dựng và
đảm bảo sự ổn định của các công trình trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm xây dựng
và khai thác nhiều công trình trong khu vực nghiên cứu.
+ Biện pháp xử lý:
Sửa sang lại mặt bằng lãnh thổ (bịt khe nứt, lấp hố sụt, phễu), điều tiết
dòng chảy và làm kênh tiêu thoát nước.
Gia cố đất đá theo hướng tăng tính liền khối, độ bền, độ ổn định và độ
cách nước của đá bằng cách phụt xi măng vào đá.
Làm màn chống thấm đề phòng mất nước do thấm quan nền hoặc vai đập
bằng cách bơm vữa xi măng vào lỗ khoan đã khoan dọc theo mặt chịu áp của
đập.
Các biện pháp kết cấu: điều chỉnh độ sâu đặt móng, làm đệm đá dăm,
bêtông cốt thép lót dưới móng, tăng cường cốt thép cho công trình, hạn chế tầng
nhà và mật độ xây dựng.
Biện pháp đê quai và giếng vây nhằm giữ nước trong hồ chứa khỏi thấm
mất nước đi theo các phễu, hang động cactơ. Với cactơ ngầm thì tiến hành
khoan phụt vữa để lấp nhét khe hở, hang động; vữa thông thường là ximăng, sét,
bitum.
Giảm khả năng hòa tan của nước bằng phương pháp trung hòa. Người ta
cho muối khoáng vào nước, làm cho nước bão hòa các thành phần vật chất.
Tại vùng cactơ phát triển phức tạp, thường tiến hành phối hợp nhiều biện pháp
để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới công trình.
- Cáctơ ở Việt Nam: Ở nước ta, các vùng phân bố đá vôi rất rộng rãi;
trước hết là ở Bắc Bộ, Trung Bộ và ít hơn là ở Nam Bộ. Tổng diện tích đá vôi
chiếm 1/6 diện tích toàn quốc, riêng miền Bắc diện tích phân bố đá vôi khoảng
50 000Km
2
chiếm 1/3 diện tích toàn miền Bắc
- Yêu cầu SV chuẩn bị: Tự đọc trước khi lên lớp
Bài giảng 11: Hiện tượng trượt đất đá. Hiện tượng động đất.
Chương 4 Mục 4.5 + 4.6
Tiết thứ: 21- 22 Tuần thứ: 11
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về các hiện tượngtrượt đất đá và hiện tượng động đất.
+ Yêu cầu hiểu được các hiện tượng trên.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
4.5. Hiện tượng trượt đất đá.
- Khái niệm chung: Khối trượt là khối đất đá đã hoặc đang trườn về phía
dưới sườn dốc, mái dốc (sườn nhân tạo) do ảnh hưởng của trọng lực, áp lực thuỷ
động, lực địa chấn và một số các lực khác.
+ Hiện tượng trượt làm biến đổi địa hình mặt đất, mất ổn định công trình.
+ Trượt ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi điều kiện tự nhiên nói chung và sự
phát triển của nhiều quá trình điạ chất khác thường có liên quan đến nguồn gốc
với nó.
+ Hiện tượng trượt tạo ra vật liệu đất đá trượt, về sau đất đá trượt rất dễ bị
rửa xói và trong các thung lũng sông miền núi, các thành tạo đất đá trượt sẽ
tham gia vào sự phát triển hịên tượng lũ bùn đá. Ở các đới ven bờ của biển hồ,
hồ chứa và sông hiện tượng trượt hay phá huỷ bờ và sườn bờ.
- Các yếu tố trượt:
(1) Thân trượt, (2) mặt trượt,
(3) chân trượt, (4) đỉnh trượt
- Nguyên nhân gây trượt:
+ Sự tăng cao độ dốc của sườn.
+ Sự giảm độ bền của đất đá.
+ Tác động của áp lực thủy động và thủy tĩnh.
+ Sự biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá.
+ Tác động bên ngoài.
- Các giai đoạn trượt và phân loại trượt:
+ Thời kỳ chuẩn bị trượt: thời kỳ làm giảm dần độ ổn định của các khối đất
đá;
+ Thời kỳ thành tạo trượt thực thụ: thời kỳ độ ổn định của đất mất đi tương
đối nhanh hoặc rất đột ngột;
+ Thời kỳ ổn định trượt: lập lại độ ổn định của các khối đất đá.
- Các biện pháp xử lý trượt:
+ Chấm dứt tác động của các nguyên nhân gây trượt như làm tường chắn
sóng, tường hướng dòng để tránh tác dụng đào xói chân dốc của nước mặt
+ Thoát nước dưới đất, bạt mái dốc
+ Chống sự dịch chuyển của đất đá bằng các công trình chắn giữ khối
trượt, cọc, tường chắn, bệ phản áp.
+ Tăng cường độ đất đá bằng các phương pháp xi măng hoá, sét hóa, điện
hoá
4.6. Hiện tượng động đất.
- Khái niệm chung.
+ Định nghĩa: Động đất là sự rung động với tốc độ nhanh của vỏ quả đất
+ Các yếu tố của động đất: Lò động đất, Chấn tâm, Độ sâu lò động đất,
Khoảng cách chấn tâm, Khoảng cách lò động đất
- Nguyên nhân gây động đất: Đất sụt, núi lửa, chuyển động kiến tạo.
- Độ mạnh động đất và các yếu tố ảnh hưởng.
a. Độ mạnh động đất theo năng lượng động đất:
Theo B.V. Golixưn:
2
2 AE V
T
+ Theo Richter và Beno Gutenberg: E = 11,8 + 1,5M
Cấp động đất M Tổng năng lượng E (tính bằng J)
1
2
3
4
5
6
7
8
8,5
8,9
2,0.10
6
63.10
6
2.10
9
63.10
9
2,0.10
11
63.10
12
2,0.10
15
63.10
15
3,6.10
17
1,0.10
18
b. Độ mạnh động đất theo mức độ phá hoại công trình
Cấp xo W (mm/s
2
) W/g Mức độ tác hại của động đất trên mặt đất
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
-
-
-
< 0,5
0,5 ÷ 1
1 ÷ 2
2 ÷ 4
4 ÷ 8
8 ÷ 16
16 ÷ 32
> 32
-
-
-
-
< 100
100 ÷ 250
250 ÷ 500
500 ÷ 1000
1000 ÷ 2000
2000 ÷ 4000
> 4000
-
-
-
-
-
-
0,025
0,025 ÷ 0,05
0,05 ÷ 0,1
0,1 ÷ 0,2
0,2 ÷ 0,4
> 0,4
-
-
Máy ghi có độ nhạy lớn phát hiện được.
Cá biệt người đang nghỉ ngơi yên tĩnh
mới có thể phát hiện được.
Một số ít người cảm thấy được.
Cửa sổ, cửa lớn bị lay động, mọi người
cảm thấy động đất.
Đồ vật treo đung đưa, sàn nhà kêu răng rắc,
kính và đồ thủy tinh kêu lách cách, vôi quét
tường bị long ra.
Nhà cửa bị hư hỏng nhẹ, vữa trát bị rạn nứt,
lò sưởi bị nứt vỡ.
Nhà của bị hư hại nặng, vữa trát bị vỡ ra
từng mảng, tường xây bị nứt.
Một số ít nhà bị sụt, mái nhà, trần nhà bị
phá hoại.
Trong nhà bị phá hoại, tường bị nứt lớn,
mái nhà và ống khói bị đổ.
Nhà bị sụt đổ, mặt đất xuất hiện khe nứt
rộng hàng mét.
Trên mặt đất có những khe nứt lớn, sụt đổ
lớn ở các dãy núi.
Địa hình thay đổi lớn sau khi động đất.
c. Độ mạnh của động đất theo tính đàn hồi của đất đá
Độ mạnh cơ bản
Độ mạnh thực tế
Độ mạnh tính toán
- Biện pháp ngăn ngừa:
Chọn vị trí xây dựng ổn định: Vùng có địa hình bằng phẳng, ít bị chia cắt,
cấu tạo địa chất đơn giản, mực nước dưới đất sâu, Nên tránh đặt công trình tại
vùng có địa hình phân cắt mạnh, gần các đứt gãy kiến tạo, vùng đất đá dễ trượt
lở.
Chọn vật liệu xây dựng: loại nhẹ, dễ đàn hồi, có tần số dao động riêng
khác với tần số dao động của động đất. Ví dụ với công trình thủy lợi, chu kỳ dao
động tự do của vật liệu không vượt quá 0,5 - 0,6s.
Chọn kết cấu công trình: chắc chắn, đối xứng và có trọng tâm công trình
ở thấp. Khi tính ổn định công trình cần phải đề cập đến lực động đất.
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước khi lên lớp
Làm tiểu luận chương 4
Bài giảng 12: Khái niệm chung về khảo sát ĐCCT.
Chương 5 Mục 5.1
Tiết thứ: 23- 24 Tuần thứ: 12
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu chung về khảo sát ĐCCT.
+ Yêu cầu hiểu được mục đích, nhiệm vụ và nội dung khảo sát ĐCCT.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
5.1.1. Mục đích, nhiệm vụ
- Mục đích: cung cấp các thông tin về điều kện ĐCCT để lập quy hoạch,
chọn những phương án thiết kế, biện pháp thi công và chế độ khai thác, sử dụng
công trình một cách hợp lý
- Điều kiện địa chất công trình: là những điều kiện địa chất tự nhiên có
ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, phương án thiết kế, biện pháp thi công và
chế độ khai thác sử dụng công trình.
1) Điều kiện địa hình, địa mạo
Địa hình là hình thái mặt đất ngày nay, đây là sản phẩm của các quá trình địa
chất phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động nói chung và xây dựng nói riêng.
Địa mạo là khoa học nghiên cứu địa hình có xét đến nguyên nhân hình thành,
kích thước, xu thế phát triển của địa hình trên một khu vực nào đó, như vậy điều
kiện địa mạo là điều kiện xét đến hình dáng, kích thước, nguồn gốc tạo thành, xu
thế phát triển của địa hình ở một khu vực nào đó.
Điều kiện địa hình, địa mạo quyết định đến vị trí đất công trình, phân bố
các hạng mục công trình trên khu vực xây dựng (chọn quy hoạch vùng). Vì vậy,
khi nghiên cứu chúng ta phải phân ra các dạng địa hình, đây là các thể tự nhiên
cấu tạo nên địa hình, chúng bao gồm các yếu tố là những điểm, đường và mặt
giới hạn các dạng địa hình.
2) Điều kiện về cấu tạo địa chất
Địa tầng là sự phân bố đất đá theo chiều sâu, sự có mặt của các lớp đất đá
theo chiều sâu trong vùng chịu nén của nền đất dưới tác dụng của tải trọng công
trình rất quan trọng, nó quyết định đến khả năng chịu tải của nền đất, phụ thuộc
vào tầng đất tốt hay xấu mà quyết định phương án móng công trình (loại móng,
kết cấu, chiều sâu đặt móng) và do vậy quyết định đến biện pháp thi công và
cuối cùng là giá thành công trình.
Đặc điểm kiến tạo: Là một yếu tố quyết định đến khả năng xây dựng được
hay không xây dựng được của khu vực nghiên cứu. Nếu xây dựng được thì có
thể xây dựng được dạng công trình nào, phương pháp thi công ra sao, sử dụng
biện pháp nào để đảm bảo công trình được ổn định.
3) Điều kiện về tính chất cơ lý của đất đá
Cùng với việc mô tả đất đá, cần phải nghiên cứu các tính chất cơ lý của
chúng. Mục đích của việc nghiên cứu này là đánh giá khả năng chịu tải của nền
đất, nghĩa là xác định đất tốt hay yếu theo quan điểm ĐCCT
4) Điều kiện địa chất thuỷ văn
Nước dưới đất có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình cũng
như điều kiện thi công công trình. Nước dưới đất có thể làm thay đổi trạng thái
tính chất của đất đá, từ đó là giảm độ bền của đất đá. Ngoài ra, nước còn gây
nhiều tác hại đến công tác xây dựng như: chảy vào các công trình, gây áp lực
thấm tới công trình, ăn mòn vật liệu xây dựngNước dưới đất còn là nguyên
nhân làm phát sinh, phát triển các hiện tượng và quá trình địa chất như: xói
ngầm, karst, trượt đất đálàm ảnh hưởng đến độ ổn định của công trình.
5) Điều kiện về các hiện tượng địa chất động lực công trình (ĐCĐLCT)
Các hiện tượng địa chất động lực công trình là các hiện tượng địa chất tự
nhiên do tự nhiên, cũng như do hoạt động xây dựng công trình và khai thác lãnh
thổ về mặt kinh tế gây nên
6) Điều kiện về vật liệu xây dựng tự nhiên (VLXD)
Khi khảo sát thiết kế để xây dựng một công trình thì một trong những nội
dung nghiên cứu là nghiên cứu tình hình VLXD tại chỗ. Việc có thể khai thác,
sử dụng VLXD địa phương có ý nghĩa quan trọng đến việc lựa chọn kiểu và kết
cấu công trình, cũng như giá thành công trình.
- Vấn đề địa chất công trình: Những hiện tượng và quá trình địa chất nảy
sinh trong quá trình thi công cũng như khai thác sử dụng công trình được gọi là
những vấn đề địa chất công trình.
- Nhiệm vụ khảo sát ĐCCT:
1) Xác minh các điều kiện ĐCCT để lập qui hoạch, chọn phương án thiết
kế, biện pháp thi công cũng như chọn chế độ khai thác sử dụng công trình.
2) Trên cơ sỏ nghiên cứu điều kiện ĐCCT dự đoán một cách có khoa học
các vấn đề ĐCCT có thể xảy ra trong quá trình thi công cũng như khai thác sử dụng
công trình
3) Đề ra các biện pháp xử lý các điều kiện địa chất bất lợi và các biện
pháp ngăn ngừa các vấn đề ĐCCT
4) Tiến hành thăm dò và đề xuất các biện pháp sử dụng vật liệu xây dựng
tại chỗ.
5.1.2. Nội dung
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, trong khảo sát ĐCCT thường tiến
hành các nội dung sau:
1) Thu thập các tài liệu có sẵn của vùng, tổng hợp và phân tích các tài liệu
thu được, trên cơ sở đó đề ra hướng khảo sát và nhiệm vụ tiếp theo (rút ngắn
thời gian, giảm khối lượng, giá thành khảo sát)
2) Tiến hành khảo sát thực địa bằng các phương pháp khác nhau (đo vẽ
bản đồ, địa vật lý, khoan đào thăm dò) để làm sang tỏ những điều kiện ĐCCT
còn tồn tại. Chọn các phương pháp sao cho có thể thu được các kết quả khảo sát
nhanh nhất hiệu quả và đỡ tốn kém nhất
3) Tiến hành thí nghiệm trên hiện trường và trong phòng để xác định phần
định tính, định lượng đất đá khu vực xây dựng. Cụ thể là phải xác định các tính
chất và chỉ tiêu cơ lý của đất đá, của nước dưới đất
4) Tiến hành khảo sát bổ sung trên những nơi mà điều kiện ĐCCT không
thuận lợi để có biện pháp xử lý và ngăn ngừa có hiệu quả nhất
5) Chính lý các tài liệu thu được để chọn các trị số tính toán trung bình đặc
trưng cho một tính chất nào đó để sử dụng trong tính toán thiết kế, thi công và
sử dụng công trình (loại bỏ các giá trị ngẫu nhiên, khả nghi, không đúng do sai
sót về tính toán, chọn mẫu và trường hợp đặc biệt
6) Phải có chế độ quan trắc thường xuyên khi sử dụng, khai thác công trình
nhằm theo sự biến đổi các tính chất của đất đá, sự phát sinh của các hiện tượng
và các quá trình địa chất cũng như hiệu quả của các biện pháp xử lý ngăn ngừa
đã sử dụng, phát hiện kịp thời các vấn đề ĐCCT có thể xảy ra.
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước khi lên lớp
Bài giảng 13: Các giai đoạn và các phương pháp khảo sát ĐCCT.
Chương 5 Mục 5.2 + 5.3
Tiết thứ: 25- 26 Tuần thứ: 13
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu chung về khảo sát ĐCCT và các phương pháp khảo sát
ĐCCT.
+ Yêu cầu hiểu được mục đích, nhiệm vụ và nội dung khảo sát ĐCCT,
nắm được các phương pháp khảo sát ĐCCT.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
5.2. Các nguyên lý và giai đoạn khảo sát ĐCCT
5.2.1. Các nguyên lý:
+ Nguyên lý kế thừa: nhằm tận dụng các tài liệu, các kết quả đã đạt được
ở các công trình nghiên cứu, các giai đoạn khảo sát, các phương pháp khảo sát
trước đó
+ Nguyên lý giai đoạn: xác định cần tiến hành khảo sát từ khái quát đến
chi tiết, từ định tính đến định lượng, từ khu vực rộng đến diện tích hẹp để tận
dụng, kế thừa các thành quả khảo sát.
+ Nguyên lý kết hợp: đòi hỏi phải kết hợp nhịp nhàng giữa các mặt, giữa
các phương pháp thăm dò, thí nghiệmbởi vì mỗi phương pháp khảo sát, thăm
dò đều có những hạn chế, thiếu sót nhất định, do vậy cần dùng tài liệu của nhiều
phương pháp thăm dò khác nhau, bổ sung lẫn nhau. Giữa thí nghiệm trong
phòng và thí nghiệm ngoài trời cần có sự kết hợp chặt chẽ.
5.2.2. Giai đoạn khảo sát ĐCCT:
+ Giai đoạn 1 – chọn các phương án có triển vọng.
- Làm rõ về khả năng kỹ thuật và lợi ích kinh tế của việc xây dựng công
trình, có thể xây dựng được hay không. Khảo sát trên giai đoạn này nhằm để
phản ánh một cách toàn diện về điều kiện địa chất công trình của khu vực được
xây dựng, phải nắm được điều kiện khí hậu, sức người và nguyên liệu xây dựng.
- Mục đích cuối cùng của công tác khảo sát ở giai đoạn này là nêu lên
những phương án có thể đặt được công trình xây dựng.
+ Giai đoạn 2 - Khảo sát trên những phương án đã chọn.
- Đối với những người làm công tác kinh tế và thiết kế: so sánh các
phương án đã chọn ở giai đoạn 1 theo quan điểm kinh tế và kỹ thuật, từ đó chọn
ra một phương án tốt nhất.
- Đối với những người kỹ sư ĐCCT: phương án nào tốt nhất theo quan
điểm ĐCCT. Để có tài liệu so sánh, trong khảo sát vẫn áp dụng phương pháp
tổng hợp – đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1:100000 – 1:25000 phụ thuộc vào điều
kiện hiện tại, các công việc tiếp tục tiến hành đến các vị trí K.Y. và các phương
án.
Cũng như ở giai đoạn trước, áp dụng các phương pháp quan sát, miêu tả
trên mặt đất, chụp ảnh hàng không, phương pháp địa vật lý, khoan đào thăm dò,
các phương pháp đặc biệt trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm.
+ Giai đoạn 3: Khảo sát chỉ tiến hành trên phương án chọn.
- Đối với những người thiết kế: phụ thuộc vào loại công trình, những
người thiết kế phải tính toán việc phân bố công trình trên khu vực xây dựng, tính
toán sơ bộ nền, móng, chọn loại móng và biện pháp bảo vệ.
- Đối với những người kỹ sư ĐCCT: cung cấp đầy đủ những tài liệu chính
xác cho những người thiết kế thực hiện những tính toán trên và những số liệu để
xác định các tham số của mạng lưới thăm dò lấy mẫu.
+ Giai đoạn 4: Khảo sát trong đới ảnh hưởng giữa công trình xây dựng
và môi trường địa chất.
- Đối với những người thiết kế: tiến hành những tính toán cuối cùng cho
công trình (tính toán quá trình tác dụng tương hỗ giữa môi trường địa chất với
công trình) và lập kế hoạch thi công.
- Đối với kỹ sư ĐCCT: cung cấp những tài liệu đủ và cần thiết cho những
tính toán trên.
+ Giai đoạn 5: Khảo sát trong quá trình thi công.
- Điều chỉnh dự án công trình và từng bộ phận của nó
- Kiểm tra dự án thi công công trình
- Cung cấp tài liệu để chỉnh đốn bản vẽ kỹ thuật
+ Giai đoạn 6: Khảo sát trong quá trình sử dụng.
- Điều khiển chế độ làm việc của công trình
- Quan sát quá trình làm việc của nó theo thời gian, diễn biến các quá
trình ĐCCT. Những vấn đề ĐCCT nào nảy sinh (lún, nghiêng, biến dạng)
và hiệu quả các biện pháp ngăn ngừa.
5.3. Các phương pháp khảo sát ĐCCT
5.3.1. Phương pháp đo vẽ địa chất công trình
Quan sát, miêu tả theo các tuyến lộ trình đã chọn trên khu vực khảo sát
dựa vào các vết lộ về điều kiện ĐCCT.
5.3.2. Phương pháp địa vật lý thăm dò
Thực chất của phương pháp ĐVLTD là dựa trên nghiên cứu các trường
vật lý và các quá trình vật lý khu vực, đặc trưng trạng thái và cường độ của
chúng phụ thuộc vào tính chất vật lý của đất đá. Nghĩa là các loại đất đá khác
nhau thì các tham số vật lý khác nhau. Dựa vào sự khác nhau đó ta có thể phân
chia ranh giới địa chất và làm sang tỏ một số đặc điểm khác nhau về cấu tạo địa
chất. Bao gồm:
- Phương pháp điện
- Phương pháp chấn động
- Phương pháp phóng xạ
5.3.3. Phương pháp khoan thăm dò
- Giới thiệu về phương pháp khoan thăm dò: Phương pháp khoan thăm dò
là phương pháp được sử dụng rộng tãi hơn cả trong khảo sát địa chất công trình.
Thực chất của phương pháp khoan thăm dò là tạo vết lộ để nghiên cứu điều kiện
địa chất dưới sâu; khác với các loại thăm dò khác, khoan thăm dò có thể tiến
hành trong những điều kiện địa chất hết sức khác nhau - trên cạn và ở dưới
nước, trong đất đá khô và sũng nước, ở độ sâu bất kỳ và cho những thông tin
khá xác thực và tin cậy về các điều kiện địa chất công trình.
Ngoài ra, các lỗ khoan được sử dụng rộng rãi để tiến hành các công tác thí
nghiệm với mục đích nghiên cứu chuyên môn các tính chất của đất đá và các
tầng chứa nước và để quan trắc động thái. Chúng cũng được sử dụng khi tiến
hành một số loại công tác xây dựng, ví dụ khi hạ thấp mực nước xây dựng, làm
mà chống thấm, đặt các thiết bị tiêu nước, móng cọc, làm chặt nhân tạo, gia cố
đất đá...Khoan cũng được tiến hành để cung cấp nước và sản xuất cho các điểm
dân cư và các cơ sở sản xuất. Tất cả những điều đó xác định khối lượng to lớn
của công tác khoan khi khi khảo sát xây dựng.
5.5.4. Phương pháp thí nghiệm địa chất công trình và địa chất thủy văn
- Phương pháp thí nghiệm trong phòng:
+ Xác định thành phần thạch học, khoáng vật và thành phần hạt để phân
loại đất đá;
+ Xác định các chỉ tiêu tính chất cơ lý và các chỉ tiêu đối với nước của đất
đá, từ đó đánh giá mức độ đồng nhất và biến đổi của các đặc trưng tính chất cơ
lý của đất đá trong không gian, phân chia địa tầng nghiên cứu thành các lớp hay
đơn nguyên địa chất công trình;
+ Kết quả xử lý các thông tin về tính chất cơ lý của đất đá cho phép xác
định các giá trị tiêu chuẩn và tính toán phụ cụ cho thiết kế công trình, đánh giá
chất lượng và khả năng xây dựng của các lớp đất đá.
- Phương pháp thí nghiệm ngoài hiện trường: Các phương pháp thí
nghiệm ngoài trời nghiên cứu đất nền trong điều kiện tự nhiên, có thể mô phỏng
được điều kiện làm việc thực tế của đất nền, có kích thước thí nghiệm lớn tùy ý
phù hợp với kích thước công trình. Chúng có thể ghi nhận được các thông tin
liên lạc của đất nền theo chiều sâu mà không thể thực hiện được với thí nghiệm
trong phòng; phối hợp với khoan để lập các mặt cắt địa chất công trình; phản
ánh quy luật biến đổi chỉ tiêu cơ lý trong không gian và cung cấp cho tính toán
thiết kế nền móng công trình.
- Phương pháp xác định các thông số địa chất thủy văn của đất đá: xác
định thông số địa chất thủy văn của đất đá
5.3.4. Chỉnh lý tài liệu viết báo cáo
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc: Các phương pháp khảo sát ĐCCT
Bài giảng 14: Khảo sát ĐCCT cho các công trình cụ thể.
Chương 5 Mục 5.4
Tiết thứ: 27- 28 Tuần thứ: 14
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về khảo sát ĐCCT cho các công trình DD và CN; cầu đường
+ Yêu cầu hiểu được các phương pháp khảo sát ĐCCT cho các công trình
trên.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
5.4.1. Khảo sát địa chất công trình để xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp
a. Các nguyên tắc cơ bản
Mức độ chi tiết, nội dung và khối lượng của công tác khảo sát ĐCCT được
xác định trên cơ sở:
- Công dụng, loại nhà, công trình xây dựng
- Giai đoạn thiết kế
- Mức độ phức tạp về điều kiện ĐCCT ở khu vực xây dựng, có tính đến kết
quả đã nghiên cứu về địa chất, ĐCCT và ĐCTV ở khu vực đó (nguyên lý
kế thừa)
- Mức độ hiểu biết về điều kiện ĐCCT khu vực
Mức độ phức tạp về ĐCCT của công trình xây dựng được chia làm 3 cấp (đơn
giản, trung bình và phức tạp) và phụ thuộc vào các yếu tố địa hình, địa mạo;
cấu trúc địa chất; chỉ tiêu cơ lý của đất đá; điều kiện ĐCTV; các quá trình và
điều kiện địa chất bất lợi
Tuỳ thuộc vào giai đoạn khảo sát và thiết kế mà chọn lựa các phương pháp
khảo sát khác nhau, đáp ứng được yêu cầu và điều kiện đặt ra.
b. Các giai đoạn khảo sát
Do đặc tính kinh tế kỹ thuật, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
thường được thiết kế theo hai giai đoạn: Quy hoạch vùng xây dựng và giai đoạn
thiết kế lập bản vẽ thi công. Do vậy khảo sát ĐCCT cũng chia làm 2 giai đoạn:
1) Giai đoạn khảo sát ĐCCT để lập quy hoạch vùng xây dựng
Mục đích: chọn vùng, địa điểm, vị trí xây dựng (chọn phương án có triển vọng).
Nội dung và phương pháp khảo sát:
a) Đo vẽ ĐCCT tỉ lệ 1:25 000 trên toàn bộ khu vực dự định xây dựng
b) Thăm dò địa vật lý và khoan đào theo các tuyến cắt qua khu vực
c) Công tác lấy mẫu và thí nghiệm
2) Giai đoạn khảo sát ĐCCT cho thiết kế kỹ thuật lập bản vẽ thi công
Mục đích:
Khảo sát ở giai đoạn này nhằm cung cấp chính xác các chỉ tiêu cơ lý (cường độ
và biến dạng) của đất đá trong phạm vi chu vi công trình thiết kế hoặc trên khu
vực riêng biệt.
Nội dung và phương pháp khảo sát
a) Công trình khoan đào thăm dò: các công trình khoan đào phải bố trí theo các
trục chính của móng, hay theo chu vi của nhà và công trình thiết kế, tuyến công
trình đã chọn (đường viền, trục và góc các công trình). Ngoài ra, tại các vị trí
thay đổi đột ngột của tải trọng (yêu cầu thiết kế), chiều sâu đặt móng, chiều cao
công trình, chỗ tiếp giáp của các đơn nguyên địa mạo khác nhau cần bố trí các
điểm thăm dò bổ sung
b) Công tác thí nghiệm ĐCCT và ĐCTV
c) Song song với các phương pháp trên có thể kết hợp với một số phương pháp
thăm dò khác như SPT, thăm dò địa vật lýnếu thấy cần thiết
Cuối giai đoạn: tổng hợp, phân tích, tính toán các trị số tính chất tổng quát và
trung bình đặc trưng cho khu vực xây dựng. Trên cơ sở đó viết báo cáo (thuyết
minh + bản vẽ + biểu đồ), đánh giá khả năng xây dựng của khu vực, cung cấp
các số liệu để các nhà thiết kế tính toán kết cấu nhà và móng công trình; các ý
kiến đề nghị nếu có.
9.5.2. Khảo sát địa chất công trình cho xây dựng cầu đường
a. Đặc điểm chung
+ Đường là công trình kéo dài, là công trình tổng hợp gồm đường (đường
sắt, đường bộ), cầu, nhà ga, đường hầmDo kéo dài nên đi qua các
dạng địa hình khác nhau, qua các vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau,
điều kiện ĐCCT khác nhau.
+ Mục đích và nhiệm vụ khảo sát:
- Mục đích:
+ Lập luận chứng cho việc chọn tuyến đường
+ Lập thiết kế kiến trúc và thi công cho tuyến đường chọn
- Nhiệm vụ
+ Xác định độ ổn định của mái dốc, của nền đường và các vấn đề khác
+ Khối lượng khảo sát phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và loại công
trình, vị trí, chiều sâu của công trình, phương pháp thi công, cấp đường.
b. Các giai đoạn khảo sát
Chia làm 2 giai đoạn:
1) Khảo sát ĐCCT cho giai đoạn thiết kế nhiệm vụ
Mục đích: khảo sát để tìm ra phương án (các tuyến) có triển vọng
Yêu cầu: làm sảng tỏ các vấn đề: cấu trúc địa chất, bề dày phong hoá, các hiện
tượng địa chất, vật liệu địa phương nền đường và rải đường
Nội dung và phương pháp khảo sát: chủ yếu là phương pháp đo vẽ ĐCCT, tuỳ
theo điều kiện tự nhiên (địa hình, cấu trúc địa chất) thường bao gồm:
a) Khảo sát ĐCCT cho nền đường thông thường:
b) Khảo sát địa chất cho nền đường cho các đoạn đào sâu, đắp cao
c) Khảo sát địa chất cho các công trình trên tuyến đường (cầu, cống)
d) Khảo sát mỏ vật liệu
Phải điều tra các mỏ vật liệu xây dựng gồm: đá, đất cấp phối. Sơ bộ đánh
giá trữ lượng và chất lượng, khoảng cách, điều kiện khai thác vận chuyển.
Cuối giai đoạn báo cáo kết quả các phương án (các tuyến).
2) Khảo sát cho giai đoạn thiết kế và thi công
Chia 2 thời kỳ:
a) Khảo sát sơ bộ trên các tuyến, sau đó chọn 1
Nội dung
- Đo vẽ ĐCCT trên các tuyến với tỷ lệ 1:100 000 – 1:10 000
- Miêu tả, quan sát
- Khoan đào: bố trí dọc tuyến 200 – 500m/1 điểm, rộng ra 2 bên (50 –
100m) ÷ (200 – 300m); chiều sâu xác định được bề dày đất đá đệ tứ đến đá gốc.
- So sánh chọn phương án tối ưu
b) Khảo sát tỉ mỉ: trên tuyến đã chọn để lập dự án kinh tế cho phương án chọn
và các công trình phụ
Nội dung
- Đo vẽ ĐCCT tỷ lệ 1:100 000 – 1:10 000, chú ý các đoạn yếu, các trụ,
mố cầu, các vị trí có các hiện tượng địa chất phát triển.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu ở thời kỳ này phụ thuộc vào dạng
địa hình và địa chất của tuyến đường (vùng đồng bằng, vùng thung lũng song,
vùng núi đồi, vùng đầm lầy)
- Đối với công trình cầu: lập dự án kỹ thuật, bố trí trụ, mố cầu, chiều dài
cầu, chiều sâu hố móng.
- Khảo sát mỏ vật liệu xây dựng: số liệu về mỏ đất đá, điều kiện và khả
năng khai thác, trữ lượng; lấy mẫu đất, đá thí nghiệm.
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước ở nhà
Làm tiểu luận chương 5
Bài giảng 15: Đọc và thể hiện bản đồ địa chất
+ Ôn tập
Chương 5 Mục 5.5
Tiết thứ: 29- 30 Tuần thứ: 15
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu bản đồ địa chất phục vụ xây dựng
+ Củng cố lý thuyết và bài tập chương 2 +3
+ Thảo luận các câu hỏi về môn học
+ Sẵn sàng để thi cuối học kỳ
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 5t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
+ Giới thiệu bản đồ địa chất và cách đọc bản đồ phục vụ xây dựng
+ Ôn tập
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Nắm chắc thời gian thi + phòng thi + các quy chế thi
Tự ôn tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_chat_cong_trinh_6532.pdf