Nhàm na ng cao hơn nữ a he ̣ só thu hò i dàu cho
toàn mỏ X, trong thời gian tới càn nghie n cứ u và
chính xác hoá két quả từ mo hình vớ i các giải pháp
sau:
- Cập nhật só lie ̣u khai thác và chính xác hó a
mô hình mô phỏng khai thác vớ i tho ng tin ca ̣p
nha ̣t từ các giếng mới.
- Tiến hành áp dụng bơm ép nước ở các khối
mỏ X do sản sản lượng dầu đang suy giảm. Đối với
những khu vực khai thác mới ở mỏ X nên xây dựng
phương án, tiến hành bơm ép nước ngay từ khi
bắt đầu khai thác để hạn ché sự giảm áp suát dãn
đén sự hình thành và phát triển của mũ khí thứ
sinh.
- Đầu tư nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệ
số thu hồi dầu sau giai đoạn bơm ép nước như:
bơm ép polymer, CO2 hoặc khí nước luân phiên
(WAG).
13 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 21/03/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng gia tăng thu hồi dầu từ bơm ép nước: Trường hợp nghiên cứu ở khu vực I của mỏ X, bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 58, Kỳ 3 (2017) 108-120
Đánh giá khả năng gia tăng thu hồi dầu từ bơm ép nước: Trường
hợp nghiên cứu ở khu vực I của mỏ X, bể Nam Côn Sơn, thềm
lục địa Việt Nam
Trần Văn Lâm 1,*, Nguyễn Mạnh Tuấn 1, Nguyễn Hải Long 1, Phạm Đức Thành 1, Lê
Vũ Quân 2, Nguyễn Văn Đô 2
1 Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí Trong Nước (PVEP POC), Việt Nam
2 Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Việt Nam
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT
Quá trình:
Nhận bài 26/02/2017
Chấp nhận 19/5/2017
Đăng online 28/6/2017
Mỏ X có hai đối tượng chứa chính là đá vôi Mioxen giữa và trầm tích lục
nguyên Mioxen dưới. Theo cấu trúc, mỏ được chia làm 4 khu vực chính: khu
vực I, II, III và IV lần lượt về phía Bắc, phía Nam, phía Tây và phía Đông của
mỏ. Khu vực I bao gồm các khối 1, 2, 3, 4, 5 và 6 đã được đưa vào khai thác
sớm từ cuối năm 1994. Hiện tại, sản lượng dầu khai thác tích lũy của khu vực
I là hơn 37 triệu thùng, chiếm trên 70% sản lượng dầu toàn mỏ, đạt hệ số thu
hồi trung bình 14,6%. Do đặc điểm địa chất phức tạp với các khối có diện tích
nhỏ và khép kín nên sau thời gian ngắn khai thác áp suất vỉa khu vực I đã suy
giảm rõ rệt cùng với tỷ số khí dầu tăng cao. Giải pháp bơm ép nước đã được
áp dụng đối với tầng chứa cát kết lục nguyên Mioxen dưới ở khối 4 không
những duy trì được áp suất vỉa mà còn làm tăng hệ số thu hồi dầu của cả khối.
Để tận thu hồi dầu ở các khối còn lại, việc nghiên cứu áp dụng giải pháp bơm
ép là cần thiết, đặc biệt đối với các khối khi sản lượng khai thác đã giảm tới
ngưỡng có ít hiệu quả kinh tế. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bơm
ép nước trên mô hình mô phỏng tầng chứa cát kết lục nguyên Mioxen dưới
cho các khối 1, 2-3 và 4 với các chế độ bơm ép khác nhau. Kết quả cho thấy hệ
số thu hồi dầu gia tăng thêm từ 2 đến 9% so với phương án không bơm ép.
Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng đưa ra các ý tưởng nhằm điều chỉnh và tối ưu
hóa thiết kế khai thác để tận thu hồi dầu cho khu vực I cũng như toàn mỏ X.
© 2017 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm.
Từ khóa:
Tận thu hồi dầu
Mô hình mô phỏng
Bơm ép nước
1. Giới thiệu
Mỏ X nằm ở lô Y, tại khu vực nước sâu
(khoảng 110m nước), xa bờ, thuộc bể Nam Côn
Sơn, thềm lục địa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
địa chất - địa vật lý (PVEP POC, 2010) cho thấy
trên bình đồ cấu trúc nóc tầng sản phẩm chính của
mỏ (T125), mỏ X bị phân chia thành nhiều khối
nhỏ bởi hệ thống đứt gãy với 3 hướng chính: đông
bắc - tây nam, tây bắc - đông nam và á vĩ tuyến.
Trong đó, hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây
nam có chiều dài và biên độ dịch chuyển lớn,
_____________________
*Tác giả liên hệ.
E-mail: lamtv@pvep.com.vn
Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120 109
quyết định khung cấu trúc của mỏ. Theo cấu trúc,
mỏ được chia làm 4 khu vực chính đã được triển
khai khoan thăm dò và thẩm lượng: khu vực I
(phía Bắc mỏ), khu vực II (phía Nam mỏ), khu vực
III (phía Tây mỏ) và khu vực IV (phía Đông mỏ).
Trong đó, khu vực I (bao gồm các khối 1, 2, 3, 4, 5
và 6) được đưa vào khai thác từ rất sớm (Hình 1).
Kết quả khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác
đã xác nhận hầu hết các đứt gãy phân khối của mỏ
đóng vai trò là đứt gãy chắn, các khối phân cách
bởi các đứt gãy có thể độc lập với nhau về mặt thủy
lực.
Đối tượng chứa sản phẩm chính của mỏ X là
cát kết lục nguyên Mioxen dưới và đá vôi Mioxen
Hình 1. Vị trí khu vực I.
Hình 2. Hiện trạng khai thác khối 4.
110 Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120
giữa. Trong đó, tầng chứa cát kết lục nguyên (đóng
vai trò chủ yếu ở khu vực I) được thành tạo trong
môi trường sông, đồng bằng tam giác châu. Chất
lượng tầng chứa khá tốt, độ rỗng dao động từ 13%
đến 20% có nơi lên tới hơn 25%, độ thấm từ vài
chục mD đến gần 1D. Tầng chứa đá vôi (gồm hai
loại là đá vôi ám tiêu và đá vôi dạng thềm) phân bố
chính ở 2 khu vực trung tâm mỏ và khu vực phía
Nam, trong đó chỉ có đá vôi ám tiêu được phát hiện
chứa dầu với độ rỗng phổ biến trong khoảng từ
12% đến 28%, có nơi lên tới hơn 30%. Các thân
dầu trong đá vôi thềm được phát tại khu vực phía
Tây và phần cánh sụt phía Đông của mỏ, tuy nhiên
tiềm năng không cao. Đặc điểm chính của các khu
vực khai thác là các thân dầu phân bố ở những
khối cạnh nhau nên thuận lợi cho việc bố trí mạng
lưới giếng khai thác, đường ống dẫn dầu và hệ
thống xử lý sản phẩm khai thác trong một khu vực.
Tháng 10 năm 1994, mỏ X được đưa vào khai thác
tại khu vực I với lưu lượng dầu ban đầu đạt trên
35000 thùng từ các giếng X-1A (khối 2), X-2A, X-
3A (khối 4) và X-12A (khối 1).
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp về cấu trúc
địa chất của mỏ X với hệ thông đứt gãy phân cắt
mỏ thành nhiều khối, độc lập nhau về thủy động
lực, các khối có diện tích nhỏ và khép kín, sự biến
đổi nhanh của môi trường trầm tích, hệ thống vỉa
chứa đa tầng, áp suất vỉa ban đầu gần với áp suất
bão hòa nên sau một thời gian ngắn khai thác áp
suất vỉa suy giảm mạnh, tỷ số khí dầu tăng cao đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thu hồi
dầu.
Để duy trì áp suất vỉa, nhà điều hành đã triển
khai công tác bơm ép nước trên khối 4 sau gần
một năm đưa mỏ vào khai thác. Cho đến hiện tại,
giải pháp bơm ép nước đã cho thấy được hiệu quả
khi hệ số thu hồi dầu khối 4 cao hơn nhiều so với
các khối khác chưa áp dụng bơm ép. Do vậy, nhằm
gia tăng thu hồi dầu, việc nghiên cứu, đánh giá
hiệu quả bơm ép nước là rất cần thiết để có cơ sở
xem xét áp dụng giải pháp bơm ép nước cho các
khối còn lại trong khu vực I cũng như toàn mỏ X.
2. Phương pháp nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, việc áp
dụng giải pháp bơm ép nước để duy trì áp suất vỉa,
tăng cường thu hồi dầu được thực hiện khá phổ
biến, trong đó có mỏ X. Tuy nhiên, do đặc thù của
mỏ X gồm nhiều khối nhỏ, số lượng giếng trong
mỗi khối ít, tính liên thông thủy lực hạn chế và rủi
ro về địa chất, nên biện pháp bơm ép nước mới
chỉ được áp dụng cho khối 4 thuộc khu vực I. Đánh
giá kết quả bơm ép nước trên khối 4 cho thấy hiệu
quả khá tốt khi áp suất vỉa được duy trì và hệ số
thu hồi dầu hiện đã lên tới 22%, cao hơn nhiều so
với nghiên cứu dự báo nếu không tiến hành bơm
ép nước (từ 7 đến 17%). Mặc dù vậy, bên cạnh kết
quả khả quan trên, vẫn có một số yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bơm
ép nước tại khối 4 như: giếng khai thác hoàn thiện
đa tầng và tính chất vỉa giữa các tầng không đồng
đều; khoảng cách giữa các giếng khá gần nhau
(khoảng 500m); chế độ bơm ép chưa hợp lý, đã
dẫn đến việc khó kiểm soát được nước bơm ép
xâm nhập nhanh từ các vỉa có độ thấm tốt vào các
giếng khai thác.
Rút kinh nghiệm từ thực tế triển khai bơm ép
nước trên khối 4, nhóm tác giả đã thực hiện
nghiên cứu nhằm tiếp tục tối ưu bơm ép nước cho
khối 4 cũng như đánh giá hiệu quả của bơm ép
nước tại các khối 1 và 2-3 bằng mô hình mô phỏng
khai thác. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc
xem xét khả năng áp dụng giải pháp bơm ép nước
cho toàn mỏ nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu của
mỏ X. Dưới đây là những nội dung và kết quả
nghiên cứu đã đạt được.
3. Hiện trạng khai thác các khối 1, 2-3 và 4
Kết quả nghiên cứu địa chất - địa vật lý và
công nghệ mỏ đến thời điểm 12/2013 (PVEP POC,
2013), tổng trữ lượng dầu tại chỗ mức 2P toàn mỏ
X khoảng 450 triệu thùng. Trong đó, khu vực I
chiếm trên 55% trữ lượng toàn mỏ và riêng các
khối 4, 2-3, 1 có trữ lượng lớn nhất trong khu vực
này lần lượt là 68, 78, 83 triệu thùng.
Tính đến năm 2016, tổng quỹ giếng của cả
bốn khối 1, 2-3 và 4 là 10 giếng. Trong đó quỹ
giếng khai thác là 4 giếng, 2 giếng đóng, 3 giếng
dừng khai thác do sự cố, 1 giếng bơm ép.
3.1. Khối 4
Khối 4 gồm có 3 giếng X-2A, X-3A và X-4A.
Trong đó, giếng X-2A và X-3A được đưa vào khai
thác từ tháng 10/1994 với lưu lượng dầu mỗi
giếng là 10000 thùng/ngày, tỷ số khí dầu (GOR)
khoảng 500 bộ khối/thùng. Giếng X-4A được đưa
vào khai thác sau đó 6 tháng với lưu lượng dầu là
4000 thùng/ngày, GOR khoảng 520 bộ
khối/thùng, hàm lượng nước là 2,3%.
Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120 111
Đến tháng 7/1995 giếng khai thác X-2A được
chuyển thành giếng bơm ép nước do năng lượng
vỉa ở khối 4 bị suy giảm mạnh. Việc tiến hành bơm
ép nước ở giếng X-2A đã giúp duy trì được áp suất
vỉa và làm giảm sự gia tăng của tỷ số khí dầu. Tuy
nhiên, sau một thời gian khai thác do lượng nước
ở 2 giếng X-3A và X-4A tăng nhanh nên tháng
12/2002 đã ngừng bơm nước ở giếng X-2A do
một số vỉa có độ thấm tốt nên nước bơm ở giếng
X-2A đã ảnh hưởng trực tiếp tới các giếng khai
thác trên. Nhưng từ tháng 4/2003 phải chuyển
giếng X-4A sang bơm ép nước vì suy giảm áp suất
ở trên khối 4 quá nhanh. Đầu năm 2011, giếng X-
2A phải đóng do sự cố van sâu thủy lực. Từ cuối
năm 2011, giếng X-4A bơm ép lua n phie n kho ng
ỏn định và dừng bơm ép từ tháng 2/2016 đén nay
do sự cố máy bơm. Giữa năm 2016, giếng X-3A
tạm dừng khai thác do sự cố hỏng van an toàn khi
lưu lượng dầu đang hơn 1000 thùng/ngày, độ
ngập nước khoảng 60% (Hình 2). Tổng thu hồi của
khối 4 tính đến năm 2016 đạt hơn 15 triệu thùng
(tương ứng với hệ số thu hồi lên tới 22%).
3.2. Khối 2 và 3
Các khối 2-3 gồm 4 giếng: X-1A, X-8A, X-9A và
X-10A. Giếng X-1A (khối 2) được đưa vào khai
thác tháng 10/1994 với lưu lượng dầu ban đầu
11000 thùng/ngày, GOR khoảng 1400 bộ
Hình 3. Hiện trạng khai thác các khối 2-3.
Hình 4. Hiện trạng khai thác khối 1.
112 Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120
khối/thùng. Do không có các biện pháp duy trì
năng lượng vỉa nên áp suất vỉa giảm rất nhanh, lưu
lượng giếng chỉ còn khoảng 1200 thùng/ngày,
GOR tăng đến hơn 6000 bộ khối/thùng vào năm
2007. Sau khi nhận quyền điều hành mỏ từ cuối
2003, tháng 8 và 11/2007 lần lượt các giếng X-8A
(khối 2), X-10A (khối 3) và X-9A (khoan qua cả 2
khối 2-3) được PVEP đưa vào khai thác đã nâng
sản lượng dầu các khối 2-3 lên hơn 8000
thùng/ngày, độ ngập nước chưa đến 5%.
Hiện tại, lưu lượng dầu khai thác các khối 2-3
đang được duy trì ở mức 350 thùng/ngày từ X-8A,
độ ngập nước khoảng 5% (Hình 3). Các giếng X-
10A và X-9A đã lần lượt được đóng từ tháng
8/2011 và tháng 10/2014 do năng lượng vỉa quá
yếu và X-1A dừng khai thác tháng 6/2016 do sự
cố van an toàn. Tổng thu hồi dầu của 2 khối 2-3
tính đến năm 2016 đạt hơn 13 triệu thùng (tương
ứng với hệ số thu hồi 17%).
3.3. Khối 1
Hiện nay khối 1 đang có 3 giếng khai thác là
X-12A, X-11A và X-6A. Giếng X-12A được đưa vào
khai thác từ tháng 10/1994 với lưu lượng dầu
khai thác ban đầu là 5500 thùng/ngày, GOR trung
bình 700 bộ khối/thùng. Do hầu hết các vỉa đều có
tầng nước đáy nhưng không có các biện pháp duy
trì năng lượng vỉa nên sau một thời gian khai thác,
áp suất vỉa giảm nhanh cùng với sự gia tăng của
GOR và nước khai thác, lưu lượng dầu chỉ còn
khoảng vài trăm thùng/ngày. Tháng 7 và 8/2014,
lần lượt X-11A và X-6A được đưa vào khai thác,
nâng tổng sản lượng của khối lên khoảng 3000
thùng/ngày.
Hiện tại, lưu lượng dầu khai thác khối 1 đang
được duy trì ở mức gần 2000 thùng/ngày, độ ngập
nước khoảng 40% (Hình 4). Tổng thu hồi dầu của
khối 1 tính đến năm 2016 đạt hơn 6 triệu thùng
(tương ứng với hệ số thu hồi 7.
4. Mô hình mô phỏng khai thác
4.1. Số liệu đầu vào
Đặc tính lưu thể vỉa
Nhièu mẫu lưu thể đáy vỉa thuộc các tầng sản
phẩm mỏ được lấy trong quá trình thử vỉa DST.
Các số liệu cho thấy dầu của mỏ X thuộc nhóm
phân loại từ trung bình cho đến nặng với khối
lượng riêng dao động từ 0,827 g/cm3 đến 0,93
g/cm3, ít lưu huỳnh, chứa nhiều parafin.
Hình 5. Kết quả đo RFT/RCI/MDT mỏ X.
Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120 113
Ngoài ra trước khi sử dụng mô hình khai
thác, số liệu phân tích từ phòng thí nghiệm đã
được mô phỏng lại (sử dụng module PVTi)
nhằm đánh giá độ tin cậy của số liệu đo.
Quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm
Số liệu phân tích mẫu lõi của các vỉa sản
phẩm của mỏ X khá phong phú. Tổng số có hàng
nghìn kết quả phân tích rỗng - thấm cho 7 giếng
khoan: X-1A, X-3A, X-12A, X-14A, X-15A, X-16A
và X-17A. Nhìn chung, tập hợp điểm xây dựng
quan hệ rỗng thấm của mỗi tập sản phẩm khá
Hình 6. Kết quả khớp lịch sử khối 4.
Hình 7. Kết quả khớp lịch sử các khối 2-3.
114 Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120
tập trung và số điểm phân tích đủ đảm bảo độ
tin cậy, hệ số liên kết R thay đổi từ 0,8 đến 0,91.
Đường cong độ thấm tương đối
Các đường cong độ thấm tương đối cho hệ
thống dầu-nước và khí-dầu của mỏ X được xác
định từ kết quả phân tích mẫu lõi đặc biệt của
các giếng X-1A và X-12A. Phương pháp xây dựng
đường cong độ thấm tương đối dựa trên các giá
trị hàm số mũ corey theo các phương pháp
chuẩn hóa normalize và de-normalize. Sau đó
được phân chia theo các khoảng biến thiên của
độ thấm.
Điều kiện cân bằng ban đầu
Áp suất vỉa ban đầu được xác định dựa trên
Hình 8. Kết quả khớp lịch sử khối 1.
Hình 9. Lưu lượng bơm ép của giếng 2A.
Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120 115
các kết quả thử vỉa dọc thành giếng khoan RFT,
RCI, MDT cho từng vỉa sản phẩm (Hình 5). Ranh
giới dầu nước được lấy theo báo cáo điều chỉnh kế
hoạch phát triển mỏ X, năm 2014 (Hoàng Bá
Cường, 2014).
4.2. Phục hồi lịch sử khai thác
Trong quá trình phục hồi lịch sử khai thác của
khu vực khai thác sớm có một số điểm đáng chú ý
là các khối bị ngăn cách, vỉa hầu như không có
năng lượng cung cấp từ nước vỉa vì vậy áp suất vỉa
giảm nhanh dẫn đến tỷ số khí dầu tăng nhanh, lưu
lượng dầu giảm, độ ngập nước cao. Kết quả phục
hồi lịch sử cho thấy toàn mỏ đã được phục hồi tốt
về sản lượng dầu, tỷ số khí dầu, độ ngập nước và
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với việc xây dựng mô
hình khai khác (Hình 6, 7 và 8).
4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi
dầu cho các khối 1, 2-3 và 4 bằng bơm ép nước
trên mô hình mô phỏng khai thác.
- Hệ số bù khai thác: Để kiểm soát khối lượng
nước bơm ép vào vỉa sao cho hợp lý, nhóm tác giả
đã tiến hành xác định hệ số chuyển đổi của dầu,
nước từ điều kiện bề mặt về điều kiện vỉa và khối
lượng nước bơm ép cần thiết đẻ duy trì được áp
suát vỉa. Đối với khu vực khối 1, 2-3 và 4 các hệ số
bù khai thác cho từng khối từ 0,6 đến 1.
- Lưu lượng bơm ép: Với mục đích gia tăng
thu hồi dầu, cần lựa chọn lưu lượng bơm ép nước
hợp lý nhàm tránh hiện tượng nước bơm ép đi vào
giếng khai thác sớm như trường hợp ở khối 4.
Do tính chất vỉa ở một số tầng tương đối tốt
và việc bơm ép nước với lưu lượng lớn khoảng 20
nghìn thùng/ngày ở giếng X-2A (Hình 9) đã làm
suy giảm sản lượng dầu khai thác ở giếng X-3A và
X-4A do bị nước xâm nhập. Để giảm thiểu rủi ro đã
gặp phải ở trên nhóm tác giả đã tiến hành nghiên
cứu bơm ép ở các mức 5 nghìn thùng/ngày, 10
nghìn thùng/ngày và 15 nghìn thùng/ngày. Kết
quả nghiên cứu (PVEP POC, 2016a) cho thấy việc
bơm ép với lưu lượng 10nghìn thùng/ngày cho
khối 4 là tối ưu nhất.
- Thời điểm bơm ép: Tình trạng áp suất vỉa
giảm mạnh khi đưa giếng vào khai thác và bị ngập
nước trong thời gian ngắn sau khi bơm ép nước ở
khối 4, đặt ra vấn đề cần biện luận và xác định thời
điểm để bơm ép nước với lưu lượng bơm ép tói
ưu. Do các khối đã khai thác trong thời gian dài
hơn 20 na m cùng nhiều lý do nên chưa thể thực
hiện bơm ép nước sớm từ đầu khai thác như khối
4. Qua nghiên cứu (PVEP POC, 2016b; 2016c) cho
thấy việc bơm ép nên được thực hiện ngay tại khối
1 và 2-3 khi khai thác bằng năng lượng tự nhie n có
hiệu quả tháp.
- Vị trí giếng bơm ép: Việc nghiên cứu tìm vị
trí giếng bơm ép tối ưu là rất qua trọng. Đói với các
khói có die ̣n tích nhỏ và quỹ giếng hiện nay đã đủ
thì việc khoan thêm giếng bơm ép mới là kho ng
hiệu quả về kinh tế, do đó việc lựa chọn các giếng
Hình 10. Biểu đồ các phương án khai thác khối 4.
116 Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120
khai thác có sản lượng thấp để chuyển thành giếng
bơm ép đã được đề xuất ở đa y. Các khói có trữ
lượng lớn và só lượng giéng ít như khói 1 thì vie ̣ c
khoan the m giéng khai thác và bơm ép tói ưu là rát
càn thiét.
Trên cơ sở các vấn đề được nêu ở trên thì các
phương án sản lượng được đưa ra làm cơ sở xây
dựng các kịch bản phát triển mỏ, thiết kế hệ thống
thiết bị và đánh giá kinh tế. Sản lượng dầu khai
thác của các phương án này dựa tre n két quả dự
báo của mo hình mo phỏng khai thác được ca ̣ p
nha ̣ t mới nhát cho từng khối được cụ thể ở dưới
đây.
Khối 4
Khối 4 tiến hành nghiên cứu dựa tre n mo hình
mo phỏng khai thác cho tầng chứa cát kết lục
nguyên Mioxen dưới, xây dựng na m 2016 (PVEP
POC, 2016a) với 4 phương án phát triển (Hình 10
và Bảng 1). Các phương án phát triển được mô
phỏng trên cơ sở đưa trở lại khai thác giếng X-3A
và triển khai bơm ép nước với lưu lượng 10000
thùng/ngày từ X-4A tại các thời điểm khác nhau.
Phương án 1: Đây là phương án tối thiểu,
không bơm ép nước, khai thác dầu bằng chế độ
năng lượng tự nhiên của vỉa ở giếng X-3A. Tổng
sản lượng thu hồi theo phương án này 15,66 triệu
thùng, hệ số thu hồi dầu là 23,23 %.
Phương án 2: Khai thác giéng X-3A, giếng X-
4A trở lại bơm ép từ giữa năm 2017. Tổng sản
lượng dầu khai thác được 17,3 triệu thùng, hệ số
thu hồi dầu là 25,66 %.
Phương án 3: Khai thác giéng X-3A, giếng X-
4A trở lại bơm ép từ đầu năm 2018. Tổng sản
lượng dầu khai thác được 16,7 triệu thùng, hệ số
thu hồi dầu là 24,77 %.
Phương án 4: Khai thác giéng X-3A, giếng X-
4A trở lại bơm ép từ đầu năm 2019. Tổng sản
lượng dầu khai thác được 16,1 triệu thùng, hệ số
thu hồi dầu là 23,88 %.
Khối 2-3
Khối 2-3 tiến hành nghiên cứu dựa tre n mo
hình mo phỏng khai thác cho tầng chứa cát kết lục
nguyên Mioxen dưới, xây dựng na m 2016 (PVEP
POC, 2016b) với 4 phương án phát triển (Hình 11
và Bảng 2). Các phương án phát triển được mô
phỏng trên cơ sở giếng hiện hữu X-8A, X-1AST (dự
kiến được khoan nhánh từ thân giếng 1A đầu na m
2017 do giéng này dừng khai thác bởi sự có van an
toàn như đã đè ca ̣ p ở phàn tre n) và khoan the m 1
giếng bơm ép X-14I vào khối 2, nằm ở vị trí phía
Tây Nam giếng X-1A, cách giếng X-1A và X-8A
khoảng 500m.
Phương án 1: Đây là phương án tối thiểu, khai
thác dầu bằng chế độ năng lượng tự nhiên của vỉa
tại giếng X-8A và X-1AST. Tổng sản lượng thu hồi
theo phương án này 15,3 triệu thùng, hệ số thu hồi
dầu là 19,1 %.
Phương án 2: X-8A và X-1AST khai thác, triển
khai bơm ép nước với lưu lượng 10000
thùng/ngày từ đầu năm 2018. Tổng sản lượng dầu
khai thác được 17,03 triệu thùng, hệ số thu hồi
dầu là 21,29%.
Phương án 3: X-8A và X-1AST khai thác, triển
khai bơm ép nước với lưu lượng 10000
thùng/ngày từ đầu năm 2019. Tổng sản lượng dầu
khai thác được 17 triệu thùng, hệ số thu hồi dầu là
21,25%.
Phương án 4: X-8A và X-1AST khai thác, triển
khai bơm ép nước với lưu lượng 10000
thùng/ngày từ đầu năm 2020. Tổng sản lượng dầu
khai thác được 16,8 triệu thùng, hệ số thu hồi dầu
là 21 %.
Khối 1
Khối 1 tiến hành nghiên cứu dựa tre n mo hình
mo phỏng khai thác cho tầng chứa cát kết lục
nguyên Mioxen dưới, xây dựng na m 2016 (PVEP
POC, 2016c) với 4 phương án phát triển (Hình 12
và Bảng 3).
Các phương án phát triẻn được mo phỏng
trên cơ sở các giéng đang khai thác hie ̣n hữu và
khoan the m 3 giéng khai thác mới, lần lượt đưa
vào khai thác từ tháng 6, 8 và 10/2018. Vị trí các
giéng khoan the m: giéng X-25A nằm gần khu vực
giếng X-7A do giếng này không đưa vào khai thác
vì những lý do khác nhau; X-26A nàm về phía Nam
giéng X-11A, cách X-11A và X-6X khoảng 500m;
giéng X-27A nàm về phía Ta y Nam giéng X-6A,
cách X-6A và X-12A khoảng 500m. Sau mo ̣ t thời
gian khai thác, giéng X-25A sẽ chuyẻn sang bơm
ép vào cuối 2018 đẻ duy trì áp suát vỉa.
Phương án 1: Đây là phương án tối thiểu,
kho ng khoan the m giéng mới, khai thác dầu bằng
chế độ năng lượng tự nhiên của vỉa tại các giếng
hiện hữu X-6X, X-11A và X-12A. Tổng sản lượng
thu hồi theo phương án này 13,77 triệu thùng, hệ
số thu hồi dầu là 16,7 %.
Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120 117
TT Các phương án
Trữ lượng dầu
tại chỗ (triệu
thùng)
Trữ lượng dầu
tại chỗ (triệu
thùng)
Hệ số thu
hồi (%)
Thời gian
khai thác
(năm)
1
Khai thác X-3A bằng chế độ
năng lượng tự nhiên của vỉa
80
15,66 23,23
2017÷2022
2
Khai thác X-3A, X-4A bơm ép
từ giữa năm 2017
17,3 25,66
3
Khai thác X-3A, X-4A bơm ép
từ đầu năm 2018
16,7 24,77
4
Khai thác X-3A, X-4A bơm ép
từ đầu năm 2019
16,1 23,88
TT Các phương án
Trữ lượng
dầu tại chỗ
(triệu thùng)
Trữ lượng
dầu tại chỗ
(triệu thùng)
Hệ số thu
hồi (%)
Thời gian
khai thác
(năm)
1
Khai thác X-8A và X-1AST bằng chế
độ năng lượng tự nhiên của vỉa
80
15,3 19,1
2017÷2036
2
Khai thác X-8A và X-1AST,
X-14I bơm ép từ đầu năm 2018
17,03 21,29
3
Khai thác X-8A và X-1AST,
X-14I bơm ép từ đầu năm 2019
17 21,25
4
Khai thác X-8A và X-1AST,
X-14I bơm ép từ đầu năm 2020
16,8 21
Hình 11. Biểu đồ các phương án khai thác các khối 2-3.
Bảng 1. Kết quả các phương án khai thác khối 4.
Bảng 2: Kết quả các phương án khai thác các khối 2-3.
118 Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120
Bảng 3. Kết quả các phương án khai thác khối 1.
TT Các phương án
Trữ lượng
dầu tại chỗ
(triệu thùng)
Trữ lượng
dầu tại chỗ
(triệu thùng)
Hệ số
thu hồi
(%)
Thời gian
khai thác
(năm)
1
Khai thác X-6A, X-11A và X-12A bằng
chế độ năng lượng tự nhiên của vỉa
82,6
13,77 16,7 2017÷2035
2
Khai thác X-6A, X-11A, X-12A và 3
giếng khoan mới, chuyển X-25X sang
bơm ép từ tháng 12/2018
21,15 25,6
3
Khai thác X-6A, X-11A, X-12A và 3
giếng khoan mới, chuyển X-25X sang
bơm ép từ tháng 10/2019
20,68 25,0
4
Khai thác X-6A, X-11A, X-12A và 3
giếng khoan mới, chuyển X-25X sang
bơm ép từ tháng 10/2020
20,08 24,3
Phương án 2: Khai thác ở 3 giếng hiện hữu X-
6X, X-11A, X-12A và 03 giếng khoan X-25A, X-26A,
X-27A. Bắt đầu từ tháng 12/2018, giếng X-25A
được chuyển sang bơm ép nước với lưu lượng
4000 thùng/ngày. Tổng sản lượng dầu khai thác
theo phương án này là 21,15 triệu thùng, hệ số thu
hồi dầu là 25,6%.
Phương án 3: Khai thác ở 3 giếng hiện hữu X-
6X, X-11A, X-12A và 03 giếng khoan X-25A, X-26A,
X-27A. Bắt đầu từ tháng 10/2019, giếng X-25A
được chuyển sang bơm ép nước với lưu lượng
4000 thùng/ngày. Tổng sản lượng dầu khai thác
theo phương án này là 20,68 triệu thùng, hệ số thu
hồi dầu là 25%.
Phương án 4: Khai thác ở 3 giếng hiện hữu X-
6X, X-11A, X-12A và 03 giếng khoan X-25A, X-26A,
X-27A. Bắt đầu từ tháng 10/2020, giếng X-25A
được chuyển sang bơm ép nước với lưu lượng
4000 thùng/ngày. Tổng sản lượng dầu khai thác
theo phương án này là 20,08 triệu thùng, hệ số thu
hồi dầu là 24,3%.
5. Kết luận và kiến nghị
Sau thời gian khai thác dài (từ 1994 đến
2016), lượng dầu khai thác được từ khu vực I đạt
37 triệu thùng chiếm tre n 70% tỏng lượng dàu thu
hòi của toàn mỏ X tính tới thời điẻm tháng
Hình 12. Kết quả dự báo khối 1.
Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120 119
12/2016. Do đặc điểm địa chất phức tạp, pha n
chia thành nhiều khối có diện tích nhỏ, khả năng
bổ sung năng lượng từ nước rìa yếu ne n sự suy
giảm áp suát vỉa rát nhanh dãn đén he ̣ só thu hòi
thấp. Với các đièu kie ̣n khai thác hie ̣n tại, phương
án bơm ép nước đẻ duy trì áp suát vỉa nhàm na ng
cao he ̣ só thu hòi đã được nghie n cứu dựa tre n mo
hình mo phỏng khai thác. Với két quả nghie n cứu
ne u tre n cho tháy vie ̣ c bơm ép nước có khả na ng
na ng cao he ̣ só thu hòi dàu từ 2 đến 9% so với
trường hợp kho ng bơm ép nước. Ngoài ra vie ̣ c
bơm ép sớm nhát có thẻ sẽ cho he ̣ só thu hòi dàu
cao nhát do áp suát vỉa hie ̣n tại của các khói đã rát
gàn hoa ̣ c tháp hơn áp suát bão hoà.
Nhàm na ng cao hơn nữa he ̣ só thu hòi dàu cho
toàn mỏ X, trong thời gian tới càn nghie n cứu và
chính xác hoá két quả từ mo hình với các giải pháp
sau:
- Cập nhật só lie ̣u khai thác và chính xác hóa
mô hình mô phỏng khai thác với tho ng tin ca ̣ p
nha ̣ t từ các giếng mới.
- Tiến hành áp dụng bơm ép nước ở các khối
mỏ X do sản sản lượng dầu đang suy giảm. Đối với
những khu vực khai thác mới ở mỏ X nên xây dựng
phương án, tiến hành bơm ép nước ngay từ khi
bắt đầu khai thác để hạn ché sự giảm áp suát dãn
đén sự hình thành và phát triển của mũ khí thứ
sinh.
- Đầu tư nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệ
số thu hồi dầu sau giai đoạn bơm ép nước như:
bơm ép polymer, CO2 hoặc khí nước luân phiên
(WAG).
Tài liệu tham khảo
Hoàng Bá Cường (chủ nhiệm), 2014. Báo cáo điều
chỉnh kế hoạch phát triển mỏ X. PVEP POC,
Thành phố Hồ Chí Minh, 176 trang.
PVEP POC, 2010. Báo cáo cập nhật trữ lượng dầu
khí tại chỗ mỏ X. PVEP POC, Thành phố Hồ Chí
Minh, 112 trang.
PVEP POC, 2013. Tóm tắt báo cáo cập nhật trữ
lượng dầu khí tại chỗ mỏ X. PVEP POC, Thành
phố Hồ Chí Minh, 21 trang.
PVEP POC, 2016a. Mô hình mô phỏng khai thác các
khối 4 mỏ X, PVEP POC, Thành phố Hồ Chí
Minh, 24 trang.
PVEP POC, 2016b. Mô hình mô phỏng khai thác các
khối 2-3 mỏ X, PVEP POC, Thành phố Hồ Chí
Minh, 40 trang.
PVEP POC, 2016c. Mô hình mô phỏng khai thác các
khối 1 mỏ X, PVEP POC, Thành phố Hồ Chí
Minh, 32 trang.
ABSTRACT
Assessment of enhanced oil recovery by water flooding: a case study
in region I of oilfield, Nam Con Son Basin, Vietnam continetal shelf
Lam Tran Van 1, Tuan Nguyen Manh 1, Long Nguyen Hai 1, Thanh Pham Duc 1, Quan Le Vu 2,
Do Nguyen Van 2
1 Petrovietnam Domestic Exploration Production Operating Company Limited, Vietnam
2 Vietnam Petroleum Institute, Vietnam
X oilfield has two main reservoirs. They are middle Miocene carbonate and lower Miocene sandstones.
Structurally, the field is divided into four main regions: I, II, II and IV in the North, South, West and East of
the field, respectively. The Northern region (Region I), comprised of blocks 1, 2, 3, 4, 5 and 6, has been put
into production since 1994. To date, the cumulative oil production in Region I has reached 37 million barrels
of oil, accounting for more than 70% of total field oil production with an average recovery factor of 14.6%.
Since complex geological settings in which the area is highly compartmentalized into small blocks, the
reservoir pressure exhibits an apparent decline and the gas-oil ratio becomes higher. Pilot water injection
120 Trần Văn Lâm và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 108-120
13
applied for lower Miocene reservoirs in block 4 not only maintained the reservoir energy but also improved
oil recovery factor for this block. Therefore, water flooding application is necessary to enhance oil recovery
in other blocks, especially ones declining oil flow rate at or around economic cutoff. This paper presents
water flooding study based on reservoir production simulation for lower Miocene sandstone reservoirs in
blocks 1, 2-3 and 4 under different water injection schemes. The results demonstrated that the oil recovery
factor increased by an additional 2 to 9% in comparision with non-injection production scenarios.
Furthermore, the authors propose ideas to adjust and optimize production scheme to enhance oil recovery
for Region I, as well as for the whole X oilfield.
Keywords: Enhanced oil recovery, production simulation model, water flooding/injection.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_kha_nang_gia_tang_thu_hoi_dau_tu_bom_ep_nuoc_truong.pdf