Công tác giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng hồ Khe Ván xã Phủ Lý - Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

- Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc xác định rõ một số hạng mục đất có tính phức tạp của các gia đình nằm trong diện GPMB công trình được giải quyết nhanh, chính xác để người dân không thắc mắc, khiếu kiện. - UBND tỉnh cần ban hành khung giá các loại đất phù hợp với từng vị trí tuỳ vào thời điểm nhất định. Đơn giá BT tài sản, cây cối và hoa màu phải hợp lí với khả năng sinh lời mà chúng mang lại. Các chính sách hỗ trợ phải xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của người dân. - Cần phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, ngành liên quan. UBND tỉnh, các cơ quan liên quan quan tâm đầu tư và có chính sách tốt hơn cho công tác thực hiện GPMB như điều chỉnh chế độ hưởng % của công trình. Đề nghị UBND huyện giao nhiệm vụ cho Ban BT&GPMB theo đúng tính chất về nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng hồ Khe Ván xã Phủ Lý - Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143 139 CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG HỒ KHE VÁN XÃ PHỦ LÝ - HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Phương Thảo1*, Phạm Văn Hải1, Nguyễn Tiến Đông1, Lương Văn Hinh2 1Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi là thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, nước ta có nhiều triển vọng về phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội... Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang đầu tư một cách mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Những dự án đầu tư xây dựng các công trình đang được phát triển trên tất cả các vùng trong cả nước. Để dự án đầu tư xây dựng có tính khả thi, xây dựng đúng tiến độ thì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của chủ đầu tư. Từ khóa: Giải phóng mặt bằng,Tổ chức Thương mại Thế giới, Hồ Khe Ván, Phủ Lý, Phú Lương ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong năm qua công tác BT & GPMB huyện Phú Lương đã tổ chức thực hiện công tác thống kê, lập phương án BT theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, đảm bảo yêu cầu dân chủ, công khai. Tất cả các dự án thực hiện công tác BT&GPMB đều thực hiện theo đúng quy trình. Các dự án đều đã được các cấp chính quyền quán triệt thống nhất và thông báo công khai cho toàn thể nhân dân được biết thông qua các hội nghị của xã phường, để mọi cán bộ Đảng viên được hiểu về lợi ích của các dự án, những đóng góp của dự án vào sự phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó thu hút sự ủng hộ của nhân dân trong việc thực hiện dự án. Khi dự án được triển khai trên địa bàn thì cấp Uỷ đảng đã xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện công tác GPMB phục vụ dự án. Đã kịp thời giải quyết những vướng mắc, có sự phối hợp với các ngành, hội đồng BT cấp tỉnh giải quyết những khiếu nại liên quan đến công tác BT&GPMB. Nhìn chung công tác GPMB các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phú Lương được hoàn thành tương đối tốt. Trong năm 2010 trên địa bàn huyện tổng số dự án đã và đang thực hiện là 22 dự án, tổng * Tel: 01685 149693 số diện tích đất bị thu hồi là 112,50 ha, với tổng số tiền bồi thường là 48.691 triệu đồng. Tổng số bị ảnh hưởng là 322 hộ. Trong đó, số hộ thuộc diện phải bố trí tái định cư là 207 hộ. Với hàng loạt các dự án lớn nhỏ, huyện Phú Lương dường như đã được thay da đổi thịt trong những năm gần đây nhờ vào việc xây dựng các dự án. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu - Thực trạng công tác bồi thường GPMB tại dự án xây dựng hồ Khe Ván xã Phủ Lý, huyện Phú Lương. - Kết quả thực hiện công tác bồi thường GPMB của dự án. - Một số nhận xét và các đề xuất phương án giải quyết. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan hữu quan thực hiện và quản lý dự án và đối soát với hệ thống văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước. - Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để phản ánh kết quả. Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143 140 - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): trên cơ sở xây dựng các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc, tâm lý, logic và theo nội dung nhất định để phản ánh kết quả phản hồi của người dân trong vùng dự án. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án hồ Khe Ván xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên Đối tượng và điều kiện bồi thường Bảng 1 phản ánh kết quả như sau, hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều đủ điều kiện bồi thường. Trong đó có 21 hộ có GCNQSD đất, 09 hộ có giấy chuyển nhượng và giấy tờ mua bán hợp lệ khác. Có 02 trường hợp không được bồi thường đó là hộ gia đình ông Bùi Quốc Thửa và Bùi Công Thức đều đại diện cho xóm. Vì 02 trường hợp này được Nhà nước giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều Luật Đất đai năm 2001 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 197 nhưng sau khi bị thu hồi đất được giao đất mới và được đền bù thiệt hại về tài sản gắn liền trên đất. Kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hồ Khe Ván xã Phủ Lý, huyện Phú Lương được thể hiện qua các bảng số liệu bên dưới. Bảng 1: Đối tượng và điều kiện bồi thường STT Điều kiện BT Đối tượng BT Diện tích (m2) Ghi chú Hộ gia đình Tổ chức 1 Có GCN QSDĐ 21 0 86.370,6 Đủ điều kiện BT 2 Có giấy chuyển nhượng QSD đất và các giấy tờ liên quan khác 09 0 5.847,4 Đủ điều kiện BT 3 Có các loại giấy tờ về viêc giao đất 0 0 0 Không đủ điều kiện BT Bảng 2: Kết quả Bồi thường đất nông nghiệp Đơn vị tính: nghìn đồng/m2 STT Loại đất Số hộ Diện tích (m2) Đơn giá Thành tiền 1 Đất trồng lúa nước còn lại 15 19.939,3 37 737.754,1 2 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 05 2.184,0 33 72.072 3 Đất có rừng trồng sản xuất 20 29.191,8 10 291.918 4 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 08 11.183,7 31 346.694,7 5 Đất trồng cây lâu năm khác VT1, KV2 03 3.420,8 34 116.307,2 6 Đất trồng cây lâu năm khác VT2, KV2 04 6.750,2 31 209.256,2 7 Đất nuôi trồng thủy sản 04 15.913,2 24 381.916,8 Tổng 88.583 2.155.919 Bảng 3: Kết quả bồi thường đất phi nông nghiệp STT Họ và tên Diện tích (m2) Đơn giá (đồng/m2) Thành tiền (đồng) 1 Hoàng Văn Hành 400 170.000 68.000.000 2 Lưu Thị Lần 108,7 170.000 18.479.000 3 Hoàng Văn Khánh 400 170.000 68.000.000 4 Bùi Quốc Thửa 1.000 170.000 170.000.000 5 Bùi Công Thức 1.000 170.000 170.000.000 6 Nguyễn Thanh Toàn 400 170.000 68.000.000 7 Hoàng Quốc Việt 98 170.000 16.660.000 8 Nguyễn Thanh Hội 228,3 170.000 38.811.000 Tổng 3.635 617.950.000 Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143 141 Bảng 4: Kết quả bồi thường tài sản gắn liền với đất STT Chỉ tiêu Thành tiền (đồng) 1 Cây cối và hoa màu 616.909.000 2 Nhà cửa và vật kiến trúc 657.551.705 1.174.460.705 Bảng 5: Tổng hợp kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng STT Hạng mục bồi thường, hỗ trợ Thành tiền (đồng) Tỷ lệ (%) 1 Bồi thường đất 2.773.869.000 26,98 2 Bồi thường tài sản 1.174.460.705 11,42 3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 4.933.245.000 47,98 4 Hỗ trợ ổn định đời sống 518.917.300 5,05 5 Thưởng bàn giao mặt bằng 69.291.500 0,67 6 Hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ tự tái định cư 171.000.000 1,67 7 HT đất vườn cùng thửa hoặc có nguồn gốc cùng thửa đất ở 500.735.000 4,87 8 Hỗ trợ hộ nghèo 71.280.000 0,69 9 Hỗ trợ thuê nhà, di chuyển chỗ ở 53.000.000 0,52 10 Hỗ trợ đất mượn thi công 15.639.000 0,15 Tổng 10.281.437.505 100,00 Bảng 6: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ 1 Mức bồi thường đã: 30 100,00 Thỏa đáng 12 40,00 Chưa thỏa đáng 18 60,00 2 Mức hỗ trợ đã: 30 100,00 Thỏa đáng 9 30,00 Chưa thỏa đáng 21 70,00 Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra Khi thực hiện đề tài để đánh giá công tác bồi thường GPMB dự án hồ Khe Ván xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, điều tra thực tế từ 30 phiếu thăm do ý kiến người dân trong khu vực GPMB phản hồi sau công tác bồi thường GPMB tại dự án này, kết quả được tổng hợp trong bảng 6. Một số nhận xét Kết quả đạt được - Các văn bản, quyết định thực hiện chính sách của Nhà nước về BT và hỗ trợ khi Nhà Nước thu hồi đất được cập nhật thường xuyên để sát với thực tế. - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và kịp thời của tỉnh, Đơn vị chủ đầu tư và các ngành chuyên môn nên các vướng mắc trong công tác BT & GPMB đã được giải quyết tốt, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu về chủ trương của Đảng, chế độ chính sách của nhà nước và thực hiện. - Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao nên việc tuyên truyền, vận động người dân trở nên thuận lợi hơn. - Lực lượng chuyên môn với năng lực ngày càng cao giúp cho công tác thống kê BT diễn ra nhanh, chính xác, đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước và người dân. Khó khăn và tồn tại - Do giá BT đất, cây cối, hoa màu và tài sản còn thấp so với thực tế trên thị trường nên nhiều hộ dân chưa hài lòng dẫn đến các hộ dân chậm nhận tiền, có nhiều đơn đề nghị, khiếu nại về xem xét lại đơn giá bồi thường về đất vì vậy Hội đồng BT&GPMB phải đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung đơn giá đất và ra thêm nhiều quyết định BT bổ sung. - Nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật của một số người dân còn hạn chế nên gây khó khăn trong công tác thống kê. Tình trạng đơn thư khiếu nại mặc dù đã được trả lời Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143 142 xong vẫn tái diễn gây phiền hà cho cơ quan chuyên môn. - Do Ban BT&GPMB mới thành lập nên trình độ chuyên môn vẫn còn hạn chế nên sau khi thẩm định và công bố kết quả thì vẫn chưa được người dân chấp nhận khiến tiến độ dự án chậm lại. - Khi chủ đầu tư lập dự án chưa tính đến di dân tái định cư nên khi triển khai công tác BT&GPMB còn vướng mắc trong công tác bố trí tái định cư, tính đến nay vẫn còn 07 hộ chưa được giao đất tái định cư. Đề xuất một số giải pháp Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do các chính sách về BT&GPMB, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, đơn giá BT lại thấp hơn so với giá thực tế khiến người dân cảm thấy không hài lòng. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác BT&GPMB thì cần thực hiện tốt một số nội dung sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước để từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lí, sử dụng đất đai nói chung từ đó chấp hành tốt các Quyết định của Nhà nước liên quan đến công tác BT&GPMB. - Nên có những chính sách, cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi đất, các hộ cố tình mưu lợi cá nhân, chống đối, gây khó khăn cho công tác GPMB. - Công tác đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ trích đo địa chính của cơ quan chuyên môn cần có độ chính xác cao, tránh sai sót giúp cho việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại nhanh chóng, thuận lợi, chính xác. - Tổ chức công khai quy hoạch của dự án, chế độ chính sách bồi thường, kế hoạch di chuyển. - Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc. - Tiếp thu, xem xét ý kiến đóng góp của người dân, từ đó mới tạo được lòng tin của nhân dân. Điều đó sẽ giúp cho công tác BT&GPMB được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. - Ban quản lý các dự án phải tính trước đến phương án tái định cư bố trí chỗ ở ổn định cho người dân bị thu hồi đất, kết hợp với việc hỗ trợ, thưởng cho những người chấp hành tốt. - Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc xác định rõ một số hạng mục đất có tính phức tạp của các gia đình nằm trong diện GPMB công trình được giải quyết nhanh, chính xác để người dân không thắc mắc, khiếu kiện. - UBND tỉnh cần ban hành khung giá các loại đất phù hợp với từng vị trí tuỳ vào thời điểm nhất định. Đơn giá BT tài sản, cây cối và hoa màu phải hợp lí với khả năng sinh lời mà chúng mang lại. Các chính sách hỗ trợ phải xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của người dân. - Cần phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, ngành liên quan. UBND tỉnh, các cơ quan liên quan quan tâm đầu tư và có chính sách tốt hơn cho công tác thực hiện GPMB như điều chỉnh chế độ hưởng % của công trình. Đề nghị UBND huyện giao nhiệm vụ cho Ban BT&GPMB theo đúng tính chất về nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban bồi thường GPMB huyện Phú Lương (2011), “Báo cáo kết quả công tác bồi thường GPMB tại dự án xây dựng hồ Khe Ván, xã Phủ Lý”. 2. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003. 3. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 4. Chính phủ (2010), Quyết định 01/2010/QĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Chính Phủ về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143 143 SUMMARY GROUND CLEARANCE WORK PROJECTS AT CONSTRUCTION KHE VAN LAKE PHU LY TOWN PHU LUONG DISTRICT - THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Thi Phuong Thao1*, Pham Van Hai1, Nguyen Tien Dong1, Luong Van Hinh2 1College of Economics and Technology – TNU, 2College of Agriculture and Forestry - TNU In the integration into the world economy, especially after being a member of the World Trade Organization (WTO), our country has great potential for economic and social development. In recent years, Vietnam has achieved critical success in all areas: economy, culture, society, etc. Domestic and foreign investors are investing strongly into Vietnam-potential market. Investment projects for construction are being developed in all regions of the country. To make investment projects for construction feasible, constructed on schedule, the compensation and ground clearance is a very important issue which affects on the efficiency of invested capital. Key word: Ground clearance, WTO, Khe Van Lake, Phu Ly, Phu Luong Ngày nhận bài:31/1/2014; Ngày phản biện:25/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Duy Lam – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐHTN * Tel: 01685 149693

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_tac_giai_phong_mat_bang_tai_du_an_xay_dung_ho_khe_van_x.pdf