Với lượng bùn đất dưói 5% có thể kết hợp vừa sàng hoặc vừa khai thác (ở sông), vừa rửa. Nếu lượng bùn đất lớn thì phải có thiết bị chuyên dùng để rửa;
- Rửa cốt liệu nhỏ có thể dùng máy rửa dạng xoắn ốc (hình 15-4);
- Rửa thủ công bằng bể chứa cho nước chảy qua và dùng rổ sảo vớt cốt liệu.
- Đối với công trường lớn thường bố trí trạm liên hợp nghiền sàng và rửa cốt liệu.
17 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác cốt thép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 17 CÔNG TÁC CỐT THÉP 17.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ VÀ PHÂN LOẠI THÉP TRONG XÂY DỰNG 17.1.1. Đặc điểm công nghệ + Công tác cốt thép là một trong ba dây chuyền bộ phận của công nghệ thi công kết cấu bê tông cốt thép tại chỗ. + Tùy thuộc vào biện pháp thi công, đặc điểm của kết cấu đang thi công mà dây chuyền cốt thép có thể đi trước, đi sau hay đi xen kẽ với dây chuyền ván khuôn. Ví dụ: Thi công bê tông cột thì công tác cốt thép cột xong mới tiến hành lắp dựng ván khuôn, hay khi đổ bê tông sàn thì phải lắp dựng xong ván khuôn mới tiến hành lắp đặt cốt thép, hoặc đổ bê tông móng hai công tác ván khuôn và cốt thép có thể đi xen kẽ nhau. + Công tác cốt thép bao gồm các công đoạn được mô tả theo sơ đồ dưới đây: 17.1.2. Phân loại thép trong xây dựng 1. Phân theo hình dạng bên ngoài Cốt thép thường dùng các loại có hình dạng sau: thép tròn, thép có gờ, thép cán cạnh (hình 17.1); + Thép thanh hay thép sợi hình tròn trơn ( nhóm AI). + Thép thanh hay thép sợi hình tròn có gờ (nhóm AII, AIII). 2. Phân theo phương pháp chế tạo + Thép thanh cán nóng: Loại tròn trơn: nhóm AI. Loại có gờ: nhóm AII, AIII. + Thép sợi kéo nguội. 3. Phân theo cường độ chịu lực + Nhóm AI: Rk = 2100kg/cm2 (Ø1 - Ø40). + Nhóm AII: Rk = 2700kg/cm2 (Ø10 - Ø40). + Nhóm AIII: Rk = 3400kg/cm2 - 3600kg/cm2 (Ø10 - Ø40 ). + Thép dự ứng lực (thép cường độ cao): Rk = 10.000kg/cm2 - 18.000kg/cm2. 4. Phân thép chức năng và trạng thái làm việc của từng thanh trong kết cấu Cốt thép chịu lực; Cốt thép cấu tạo theo thiết kế; Cốt thép cấu tạo phục vụ thi công; 17.2. YÊU CẦU CHUNG - Cốt thép dùng trong thiết kế bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 1991 “Kết cấu bê tông cốt thép” và TCVN 1651 : 1985 “Thép cốt bê tông”. - Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985 “Kim loại – Phương pháp thử kéo” và TCVN 198 : 1985 “Kim loại – Phương pháp thử uốn”. - Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nên đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. - Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau. - Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: + Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ; + Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại; + Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng. 17.3. GIA CÔNG CỐT THÉP Gia công cốt thép gồm các việc sau: Duỗi thẳng (nắn thẳng); Cắt; Uốn; Đánh rỉ (cạo rỉ); MộT Số DụNG Cụ UốN THÉP BằNG THủ CÔNGA) BÀN UốN QUAY ĐƯợC; B) BÀN UốN Cố ĐịNH; C) CHI TIếT VAM UốN.1. THANH THÉP ĐƯợC UốN; 2. BAN UốN; 3. CHốT GIữ; 4. CHốT Cố ĐịNH;5. CHốT UốN; 6. VAM UốN; 7. HƯớNG UốN. Trước khi đưa thép vào máy cắt phải phóng mẫu. Xác định chiều dài để vạch dấu cắt; Ltk- chiều dài đo trên bản vẽ thiết kế thép. Nếu là sắt vai bò thì tính tổng cộng các đoạn thẳng; L- chiều dài đầu móc câu (theo QP, GT cho bảng tính sẵn); Lgiãn- tổng giãn dài của các chỗ do uốn sinh ra (trừ hai đầu móc); Độ giãn dài của cốt thép Khi phóng mẫu cần tính toán sử dụng triệt để không để thép thừa hoặc phải nối nhiều. Thường vận dụng các bài toán vận trù tối ưu; Trường hợp nối hàn phải tuân thủ theo qui định (14TCN 59-2002); SƠ Đồ NGUYÊN LÝ MÁY Tự ĐộNG GIA CÔNG NắN THẳNG, CạO Rỉ, ĐO, CắT THÉP 1.THANH THÉP ĐƯợC GIA CÔNG; 2. ốNG HÌNH TRU; 3. RÒNG RọC KÉO;4. RÒNG RọC UốN; 5. DAO CắT; 6. VậT CảN ĐÓNG MạCH; 7. Hệ THốNG MạCH ĐIệN. MÁY UốN THÉP 1. LƯớI THÉP CầN UốN; 2. Bề MÁY; 3. BAN UốN; 4. KÍCH GIữ; 5. KÍCH UốN; 6. HƯớNG UốN. 17.4. VẬN CHUYỂN, ĐẶT BUỘC CỐT THÉP Công tác này thực hiện ngoài hiện trường. Cần chuẩn bị đường, bãi chứa, dọn hiện trường, lấy dấu, vạch mốc, xếp đặt cốt thép, buộc (hàn chấm) thành giàn, kê bảo đảm tầng bảo hộ, giữ đúng cự ly theo thiết kế... ; CÁC KIếU NốI HÀN CốT THÉPA) HÀN NốI ĐốI ĐầU; B) HÀN NốI CHậP; C)HÀN NốI ốP THÉP TRÒN;D) HÀN NốI MÁNG U HAY V.1. CÁC THANH THÉP ĐƯợC HÀN NốI (CÓ ĐƯờNG KÍNH Ø); 2. THANH THÉP ốP (CÓ ĐƯờNGKÍNH D = 0,750); 3. MÁNG HÀN BảNG THÉP U HAY V; 4. ĐƯờNG HÀN NốI. 17.5. NGHIỆM THU CỐT THÉP Trước khi đổ bê tông phải tiến hành nghiệm thu cốt thép với các nội dung sau: + Chủng loại thép và sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế. + Công tác gia công cốt thép: cắt, uốn, làm sạch cốt thép. + Hình dạng, kích thước của cốt thép, số thanh, khoảng cách giữa các thanh so với thiết kế. + Sự thích hợp của các con kê tạo lớp bảo vệ cốt thép: kích thước vật liệu chế tạo, mật độ (không được lớn hơn 1m một con kê ). + Độ ổn định của cốt thép trong khuôn: ổn định của các thanh thép, giữa các lớp thép và toàn bộ cốt thép trong khuôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chapter_17_6363.ppt