Công nghệ chuyển hóa than - Phần 7: Nhiệt phân than
Tính chất của cốc phụ thuộc vào bản chất của than cũng như điều kiện
công nghệ. Kích thước hạt, hàm lượng khoáng và độ ẩm là các yếu tố sẽ
ảnh hưởng đến tỷ trọng đổ của than. Loại than và thành phần maceral sẽ
quyết định tính dẻo của than ở trạng thái dẻo h́nh thành ở nhiệt độ cao. Các
quy trnh công nghệ như nhiệt độ tường, thời gian cốc hóa, độ rộng của l,
tốc độ gia nhiệt và nhiệt độ cuối cùng của cốc hóa cũng ảnh hưởng đến tính
chất của cốc.
Trong quá trnh cốc hóa sản phẩm phụ là khí cốc và tar. Khí cốc được sử
dụng như là loại khí đốt thông thường. Sản phẩm tar sau khi chưng cất thu
được 3 phân đoạn lỏng và chất rắn cn lại ̣
Dầu nhẹ ( bp<200oC) chủ yếu gồm benzene, toluene, xylen và styrene
Dầu trung ( bp<370oC) gồm phenol, pyridine, aniline, naphtalen)
Dầu nặng (bp<550oC) các hydrocacbon có vng thơm đa vng
Cặn : Gồm hydrocacbon thơm đa vng ngưng tụ cao có thể sử dụng để đóng
bánh than
42 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ chuyển hóa than - Phần 7: Nhiệt phân than, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 7
PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ
Bộ môn Công nghệ hữu cơ – hóa dầu
Khoa Công nghệ Hóa học
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Email : thovds-petrochem@mail.hut.edu.vn
thovds@yahoo.com
Tel : 097.360.4372
Tên gọi khác là quá trình khử cấu tạo nhiệt của
than, quá trình chưng khô than, pyrolysis
Khi nung nóng than đến những nhiệt độ khác nhau
trong điều kiện không có không khí, phần hữu cơ
của than sẽ biến đổi phức tạp. Tổng hợp các quá
trình biến đổi của than dưới tác dụng nhiệt trong
quá trình không có không khí gọi là quá trình
nhiệt phân than.
Quá trình nhiệt phân than tạo ra 3 sản phẩm đó là
sản phẩm rắn, lỏng và khí.
Thiết bị nghiên cứu nhiệt phân than đó là TG-GC
•Diễn biến của quá trình nhịêt phân trình bày ở đồ thị sau :
Phản ứng nhiệt phân của than Điện Biên và than Vành Danh được
giới thiệu ở hình 2 và hình 3.
Trong quá trình nhiệt phân sẽ xảy ra hiện tượng thoát ẩm từ 100-
250oC. Có thể thấy rằng trước khi phân tích than đã được sấy ở
110oC trong 5h do đó hàm ẩm còn lại trong than là không đáng kể
Dựa vào sự giảm khối lượng trong quá trình phân tích ở các khoảng
nhiệt độ khác nhau sẽ xác định được hàm ẩm cũng như lượng chất
bốc của than
quá trình thoát chất bốc xảy trong khoảng 300-700oC.. Trong
khoảng 300-700oC hiện tượng giảm khối lượng của than Điện Biên
là 15,64% và của than Vành Danh là 5,95%. Điều đó chứng tỏ hàm
lượng chất bốc trong than Điện Biên lớn hơn so với than Vàng Danh.
Trong khoảng nhiệt độ 700-1000oC, khối lượng mẫu nghiên cứu
tiếp tục giảm và trong giai đoạn này quá trình nhiệt phân than tiếp
tục xảy ra sâu sắc.
• Sự biến đổi hàm lượng sản phẩm khí trong qúa trình nhiệt phân than được
với tốc độ gia nhiệt 1,8oC/phút
• (1) C2H2 (2) C2H4 (3) C3H8
(4) C3H6 (5)C4H8 (6)C4H10
Nung nóng than đến nhiệt độ 100oC xảy ra quá trình thoát ẩm và một số
khí hấp phụ trong quá trĂÁnh than hoá tự nhiên đó là CO2, H2O và một
lượng không đáng kể CH4.
Đến 200oC bắt đầu phân huỷ phần hữu cơ của than, lượng khí thoát ra
nhiều hơn và trong khí có hợp chất chứa oxy.
Đến 300oC trong khí thoát ra bắt đầu nhưng tụ chất lỏng mầu nâu sẫm gọi
là nhựa. Phần lớn các khí thoát ra ở 300-400oC.
Đến 500oC, lượng khí thoát ra gi?m, không có nhựa. Đến đây chấm dứt
quá trình thoát nhựa. ở một số loại than xuất hiện trạng thái dẻo. Ở 500oC
khối dẻo đóng rắn lại gọi là bán cốc
Tiếp tục nâng nhiệt độ lên khí lúc này vẫn tiếp tục thoát ra (không có nhựa)
gọi là khí không ngưng. Hàm lượng H2 trong khí tăng lên rõ rệt.
Đến 900-1000oC khối rắn bị biến đổi phức tạp co lại trở nên bền chắc và
gọi là cốc
Kết quả của quá trình nhiệt phân thu được 3 sản phẩm rắn,
lỏng, khí. Các sản phẩm này đều có ý nghĩa kinh tế. Trong
thực tế công nghiệp có 3 hình thức nhiệt phân
◦ Quá trình bán cốc hoá : là quá trình nhiệt phân than ở nhiệt độ thấp (500-
550oC) nhằm chủ yếu thu các s?n phẩm lỏng (nhựa bán cốc - đem chế
biến hoá học). S?n phẩm rắn là bán cốc và s?n phẩm khí là khí bán cốc
(chủ yếu sử dụng làm nhiên liệu cung cấp nĂĐng lượng)
◦ Quá trình cốc hoá ở nhiệt độ trung bình (700-750oC) : ít được áp dụng
trong thực tế
◦ Quá trình cốc hoá ở nhiệt độ cao (900-1000oC) chủ yếu thu được s?n
phẩm rắn là cốc. Cốc được sử dụng chính trong công nghiệp luyện kim
mà và luyện kim đen (90%). Ngoài ra có sn phẩm lỏng và khí cũng có
giá trị kinh tế cao.
Khi nung nóng than trong
điều kiện không có không
khí, năng lượng dao động
của các phân tử sẽ tăng lên
làm cho các nhóm nguyên
tử không bền nhiệt tách dần
ra. Độ bền nhiệt của các hợp
chất hữu cơ là do năng
lượng liên kết của các
nguyên tử trong phân tử
quyết định. Năng lượng liên
kết hay độ bền của liên kết
giữa các nguyên tử trong
phân tử phụ thuộc vào cấu
trúc của nó và được tính
bằng trị số năng lượng liên
kết của một số liên kết chủ
yếu trong các chất hữu cơ
như sau
Liên kết Năng lượng liên
kết
Cthơm – Cthơm 792.0
Cthơm - H 101.7
Cthơm – Cthẳng 79.4
Cthẳng – H 93.6
Cthẳng– O 75
Cthẳng – Cthẳng 71.1
Như đã biết cấu tạo của than gồm 2 phần :
Phần nhân gồm những vòng thơm ngưng tụ
cao, phần nhánh bên gồm những nhóm dị
vòng mạch thẳng và các nhóm định chức
chứa oxy.
Vậy trong than có nhiều liên kết khác nhau,
có liên kết bền và không bền. Trong quá
trình nhiệt phân than, các liên kết không
bền sẽ tách ra trước. Nhiệt phânthan trước
tiên xảy ra ở phần nhánh (kém bền) và bắt
đầu bằng việc đứt các gốc chung quanh
chứa các dị vòng và các mạch thẳng có các
cầu nối oxy.
Quá tŕnh nhiệt phân than làm đứt các nhóm chức có đính trực tiếp với ṿng thơm hoặc
với nguyên tử H của ṿng thơm để tạo ra các khí như CO, CO2, H2O, CH4, C2H4.
Những lien kết ( h́nh mũi tên) sẽ bị găy và tạo ra các gốc tự do. Những yếu tố này sẽ
quyết định toàn bộ quá tŕnh nhiệt phân h́nh thành sản phẩm rắn sau này. Sự ổn định của
các gốc tự do với môi trường H2 sẽ tạo ra các sản phẩm là chất bốc và sẽ có hàm lượng
khí và lỏng nhiều trong quá tŕnh nhiệt phân. Có những chất được h́nh thành nhờ quá tŕnh
đứt gẫy nhưng không thoát ra khỏi cấu trúc của than mà bị nhốt lại bên trong tạo nên
những pha động. Những pha này tiếp tục trải qua các quá tŕnh đứt găy, polymer, ngưng
tụ và sau này sẽ chuyển thành char.
Vậy trong than có nhiều liên kết khác nhau, có liên kết bền và
không bền. Trong quá trình nhiệt phân những liên kết kém
bền tách ra trước. Vậy nhiệt phân than sẽ xảy ra ở phần
nhánh bắt đầu bằng hiện tượng đứt các gốc chung quang
chứa các dị vòng và các mạnh thẳng tại các cầu nối oxy.
Do đó có thể thấy rằng phần rắn còn lại lương S, N, O ít hơn
so với than ban đầu. Số dị vòng được tách ra tiếp tục bị biến
đổi thành aldehyt, bazơ, phenol, CO2, CH4.
Do đó có thể nói rằng dưới tác dụng của nhiệt, tuỳ thuộc theo
độ bền của các liên kết trong cấu trúc phân tử than chúng sẽ
bị dứt dần thành từng bậc một cách chọn lọc ra các gốc tự do
(các gốc có chứa các giá trị tự do chứa bão hoà). Các gốc tự
do chứa các điện tử rự do nên khả năng phản ứng của chúng
rất mạnh.
Figure 2. Primary and secondary
reactions in coal pyrolysis
Những phân tử các chứa các gốc tự do có thể tham gia các
phản ứng sau :
Phản ứng thế
R1* + R2—R3 R1—R2 + R3*
Phản ứng trùng hợp
R1* + R2 = R3 R1=R2-- R3*
Phản ứng kết hợp
R1* + R2* R1—R2
Trong phần rắn (sau khi đã bị phân huỷ các nhánh bên) xuất
hiện các gốc tự do, do đó chúng có thể kết hợp lại với nhau,
chủ yếu tạo thành phân tử đa tụ.
Như vậy trong giai đoạn đầu của quá trình nhiệt phân xảy ra
hai loại phản ứng : Phản ứng phân huỷ (tạo ra các gốc tự do,
phản ứng đa tụ (kết hợp các gốc tự do), chúng sẽ xảy ra nối
tiếp và song song, tuỳ theo nhiệt độ có sự phân biệt chính
phụ.
ở nhiệt độ dưới 400oC, do cấu trúc phân tử kém linh động nên phản ứng
phân huỷ chiếm ưu thế, phản ứng ngưng tụ không đáng kể. Vì thế trong
phân tử rắn các trung tâm hoạt động tích tụ ngày càng nhiều và tăng lên
mạnh.
Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ, độ linh động của phân tử than tăng lên, nồng độ
của các phân tử than trung gian đạt đến mức bão hoà, chúng dễ dàng tác
dụng với nhau do đó trung tâm hoạt động giảm đi nhanh. Khi tiến hành đo
hoạt tính hoá học của than bằng chỉ số iốt ta thấy các tâm hoạt động đạt cực
đại ở khoảng 400oC, sau đó khi nhiệt độ tăng cao hơn hoạt tính hoá học
giảm nhanh, chứng tỏ đã xảy ra sự kết hợp các gốc tự do với nhau.
200 400 600
60
40
20
(1)
(2)
Đường 1 : Than khí
Đường 2 : Than mỡ
Chỉ số iot của than khi đã
luyện ở nhiệt đô khác nhau
oC
Chỉ số iot
Khi nung nóng than trong điều kiện không có
không khí, có một số mẫu than bị chảy mềm
và chuyển sang trạng thái dẻo. Khả năng bị
chảy mềm và chuyển sang trạng thái dẻo là
một tính chất rất quan trọng của than trong
quá trình luyện cốc
Thí nghiệm 1 :
Nung nóng than từ nhiệt
độ thấp đến nhiệt độ cao
rồi đo ứng suất trượt
giữa các lớp than trong
và ngoài. Kết quả thu
được ở đồ thị 10.
Thấy rằng khi nhiệt độ
tăng thì giảm đến min,
lúc đó sự chảy mềm đạt
cực đại (445oC). Tiếp tục
tăng nhiệt độ thì lại
tăng cho đến khi tạo bán
cốc.
445oC
Thời gian
ToC
min
(1)
(2)
Thí nghiệm 2 : Nung
nóng than cho đến khi
chảy mềm rồi dừng lại ở
nhiệt độ chảy mềm cực
đại. Sau khi chảy mềm,
mặc dù nhiệt độ không
đổi, khối dẻo vẫn đóng
rắn lại, do đó tăng.
445oC
Thời gian
ToC
Qua kết quả của 3 thí nghiệm trên thấy rằng nếu đây chỉ là
hiện tượng vật lý thông thường thì khi đạt đến min, nếu tiếp
tục tăng nhiệt độ thì sẽ bằng hằng số, tuy nhiên do đây là
quá trình hoá học (nhánh 1) nên khi than bị phân huỷ chảy
mềm làm giảm. Khi than đã bị chảy mềm cực đại ( nhiệt độ
445oC), tiếp tục tăng nhiệt độ, khối than đã chảy mềm đóng
rắn lại, do đó tăng.
Nếu chỉ tiến hành đến nhiệt độ 425oC sau đó làm nguội,
khối dẻo đóng rắn lại rồi tiếp tục nâng nhiệt độ, than sẽ chảy
mềm nốt phần còn lại, do đó xuất hiện 2, than lại chảy mềm
nhưng ở nhiệt độ cao hơn và độ nhớt cực tiểu của khối dẻo
lần sau cũng cao hơn lần trước (2>1).
Sau khi than đã chảy mềm cực đại và đóng rắn để nguội
than rồi nâng nhiệt độ lên thì không quan sát thấy hiện tượng
chảy mềm nữa. Vậy hiện tượng chảy mềm của than là không
thuận nghịch và hiện tượng chảy mềm tạo trạng thái dẻo
không phải là hiện tượng vật lý bình thường mà là một quá
trình hoá học phức tạp.
450oC
445oC
Thời gian
ToC
2
1
Chỉ nâng nhiệt độ đến
425oC, khi thấy giảm
đến 1, tiến hành làm
nguội, khối dẻo sẽ đóng
rắn lại do đó tăng
Phản ứng phân huỷ là cơ sở gây ra hiện tượng chảy
mềm của than. Khi nghiên cứu động học của phản
ứng phân huỷ các nhà khoa học cho rằng phản ứng
phân huỷ than là phản ứng bậc 1 và tốc độ của sự
phân huỷ có thể biểu diễn theo phương trình sau :
Trong đó
x : Lượng than bị phân huỷ trong thời gian T
T : Nhiệt độ của quá trình (nhiệt độ tuyệt đối)
ko : Hằng số phụ thuộc vào tính chất của than
E : Năng lượng hoạt hoá của phản ứng phân huỷ
than
R: Hằng số khí
xek
d
dx RTE
o .
/
Khi tiến hành nghiên cứu về nhiệt độ bắt đầu phân
huỷ than thấy rằng than biến tính thấp bị phân huỷ
sớm hơn than so với than biến tính cao (trong than
biến tính thấp có nhiều liên kết kém bền hơn). ở
cũng nhiệt độ, than biến tính thấp phân huỷ với tốc
độ cao hơn và tạo nhiều sản phẩm khí hơn.
Vậy độ biến tính tăng thì nhiệt độ bắt đầu phân huỷ
nhiệt của than cũng tăng.
Than bùn : nhỏ hơn 100oC
Than nâu : 160oC
Than antraxit : 380oC
Khi nghiên cứu trạng thái dẻo của than có độ biến
tính khác nhau, người ta thấy quy luật sau : Chỉ có
các than biến tính trung bình (khí mỡ, cốc) mới có
khả năng chảy mềm tạo trạng thái dẻo. Với than có
độ biến tính thấp hoặc cao quá thì không có khả
năng chảy mềm chuyển sang trạng thái dẻo. Điều
đó chứng tỏ cấu trúc phân tử than quyết định khả
năng chảy mềm của nó.
Hiện tượng chảy mềm của than là kết quả của quá
trình phân huỷ cấu trúc phân tử than tạo thành các
sản phẩm mới. Những sản phẩm này có khả năng
tồn tại ở trạng thái lỏng một thời gian nhất định đủ
để thấm ướt và phân tán các phần tử không chảy
mềm khác thành một khối dẻo.
Than biến tính thấp : Với các loại than biến tính thấp, mạnh nhánh
còn dài trong đó có chứa nhiều hợp chất oxy ở dạng cầu nối và các
nhóm định chức. Khi nhiệt phân, chúng bị phân huỷ tạo thành các
phân tử bé hơn và tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi nên dễ dành
thoát ra khỏi phần rắn một cách dễ dàng. Mặc khác lúc này cấu trúc
của than chưa chặc chẽ do đó khả năng thoát sản phẩm khí nhanh
do đó trong phần rắn không xuất hiện phần lỏng để có khả năng
thấm ướt phần rắn và biến chúng thành trạng thái dẻo.
Với than biến tính cao (than gầy, antraxit) các mạnh liên kết ngang
rất ngắn chứa ít oxy, phần nhân có kích thước lớn được xắp xếp
chặt xít hơn và trật tự hơn. Khi nhiệt phân cũng tạo ra các sản phẩm
có kích thước bé nhưng do số lượng quá ít nên không có khả năng
thấm ướt bề mặt của lớn của phần nhân do đó không tạo được trạng
thái dẻo
Với than biến tính trung bình (khí, cốc, mỡ) cấu trúc phân tử của
chúng nằm ở trung gian của hai loại trên . Kích thước phần nhân và
phần nhánh đều trung bình. Theo Hesch cấu trúc phân tử loại than
này thuộc loại “ kiến trúc lỏng” có độ rỗng bé nhất trong các loại
than. Khi phân huỷ tạo ra nhiều sản phầm lỏng có kích thước trung
bình, chúng không dễ dàng xuyên qua khe hở giữa các phân tử để
thoát ra ngoài và bị giữ lại và tồn tại ở trạng thái lỏng một thời gian
nhất định đủ để thấm ướt các phần tử rắn và tạo thành trạng thái
lỏng.
Khối dẻo của than thường được xem như là hệ keo nhưng có
những tính chất khác như độ nhớt, độ trương, độ thấm khí,
bề dầy lớp dẻo, độ co dẻo và để xác định các tính chất này
bằng các thí nghiệm riêng biệt.
Độ nhớt của trạng thái dẻo cho ta đặc tính là sản phẩm lỏng
có khả năng thấm khí tốt hay không. Khi độ nhớt càng cao
thì độ thấm khí càng nhỏ, do đó áp suất khí để nén các hạt
than vào nhau càng lớn nên cường độ kết dính càng tăng và
độ bền của cốc càng tăng.
Để đo độ nhớt của trạng thái dẻo ta dựa vào thí nghiệm đơn
giản sau đây. Cho than vào giữa hai khối kim loại (1 chuyển
động và 1 đứng yên). Khi trạng thái của than thay đổi thì khả
năng chuyển động của kim loại cũng thay đổi.
Nhiệt độ chảy mềm ứng với
sự bắt đầu thay đổi sức cản
chuyển động.
khi nhiệt độ chảy mềm cực
đại ứng với sức cản nhỏ nhất.
Nhiệt độ đóng rắn ứng với
sức cản lớn nhất
Phương pháp đo độ thấm khí của trạng thái dẻo :
Cho 1 dòng khí đi qua lớn than được nung nóng.
Trước khi than bị chảy mềm thì lực cản của cột than không
đáng kể (vì than có nhiều khe hở, lỗ xốp).
Đến khi than chảy mềm thì trở lực bắt đầu tăng lên (phần tử
lỏng lấp đầy khoảng hở và lỗ xốp).
Đến khi tạo thành cốc trở lực lại giảm.
200 400 550
Bắt đầu chảy mềm
Nhiệt độ
mm H2O
Chảy mềm cực đại
Phương pháp đo độ
trương : Để đo độ trương
của than dùng 2 phương
pháp đó là phương pháp
đo độ dãn nở (Dilatometer)
và phương pháp đo chỉ số
trương.
Nguyên tắc của phương
pháp Dilatometer là ép
than thành bánh rồi cho
vào ống thép, bên trên có
đặt 1 piston. Toàn bộ khối
than được nung nóng và
quan sát sự chuyển động
của pitton. Sự dịch chuyển
của pitton đặc trưng cho
độ dản nở của than và
được biểu thị ở hình 12
(đường cong dilatometer).
T1 T2
T3
a
b
a : Độ co
b : Độ dãn nở
T1 : Nhiệt độ chảy mềm
T2 : Nhiệt độ cực đại
T3 : Nhiệt đô đóng rắn
Phản ứng đa tụ đóng rắn khối dẻo :
Kết quả của phản ứng phân huỷ làm than chảy mềm tạo khối dẻo
hoạt động. Khi các gốc bão hoà có nồng độ lớn, chúng bắt đầu
phản ứng với nhau. Khi nhiệt độ tăng thì năng lượng hoạt hoá
càng lớn, sự dao động giữa các phân tử càng nhanh do đó chúng
càng dễ dàng phản ứng với nhau. Hiện tượng đó gọi là hiện
tượng đóng rắn hay đa tụ khối dẻo là cho khối dẻo mất tính hoạt
dộng. Khi đó có thể xảy ra các phản ứng ngưng tụ, trùng hợ, kết
hợp. Trong than chủ yếu là hợp chất thơm nên phản ứng đa tụ
diễn ra là chủ yếu. Một mặt tạo sản phẩm rắn, một mặt tạo ra
những sản phẩm có phân tử lượng thấp (những loại hợp chất
mạch thẳng chủ yếu xảy ra phản ứng trùng hợp)
Trong quá trình đóng rắn đồng thời với phản ứng đa tụ là chủ
yếu tồn tại phản ứng phân huỷ, đó là phân huỷ những sản phẩm
rắn mới tạo ra các sản phẩm phân tử thấp. Nói các khác phản
ứng đa tụ và phản ứng phân huỷ xảy ra song song và kế tiếp
nhau nhưng ở từng giai đoạn có sự phân biệt chính, phụ. ở
T400oC
phản ứng đa tụ chiếm ưu thế. Trong thực tế để khống chế tỷ lệ
của hai phản ứng này ta thường thay đổi tốc độ gia nhiệt.
. Quá trình kết dính : Hiện tượng tạo ra sản phẩm rắn dạng cục,
ít nhiều đồng nhất gọi là khả năng kết dính. (khả năng kết dính
của than không chỉ đặc trưng cho khả năng kết dính của các
hạt than với nhau mà còn đặc trưng cho khả năng kết dính với
các phần tử khác).
Để giải thích quá trình kết dính than than có hai giả thuyết vật
lý và hoá học. Giả thuyết hoá học và đúng đắn hơn cả cho rắng
kết dính là phụ thuộc vào các yếu tố vật lý như đặc tính bề mặt
tiếp xúc pha rắn – rắn, lỏng –lỏng, hơi-lỏng. Tại bề mặt tiếp
xúc pha không chỉ xảy ra phản ứng hoá học đơn thuần mà còn
xảy ra các liên kết hoá học.
Đặc trưng cho quá trình kết dính dùng 2 thông số : Hiệu suất
chất bốc ở 550oC và tỷ lệ (Cch + Hch)/Och ở 550oC. Than nào
có 2 thông số lớn thì khả năng kết dính tốt.
Cường độ của quá trình kết dính phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như tốc độ nâng nhiệt, độ mịn, độ biến chất, thành phần thạch
học.
Kết dính chỉ là một giai đoạn trong quá trình
cốc hoá, quá trình kết dính tạo bán cốc kết
thúc ở 500-550oC. Sau đó nếu tiếp tục nâng
nhiệt độ thì quá trình khử cấu tạo than vẫn
tiếp tục xảy ra. Từ bán cốc chuyển sang cốc
tiếp tục bao gồm các quá trình hoá học, vật lú
như thoát khí, nứt, tăng độ bền, tạo cấu trúc
xốp và sản phẩm cuối cùng có tính chất
vượt hẳn than ban đầu, đặc biệt là độ bền.
Hiện tượng thoát khí CO và nứt : Khi từ giai đoạn bán cốc
sang giai đoạn cốc vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng thoát khí và
khối lượng của than vẫn giảm. Lượng khí thoát ra trong giai
đoạn này chiếm 50% thể tích so với toàn bộ lượng khí thoát ra
trong qúa tình cốc hóa. Sụ thoát chất bốc nhiều nên trọng
lượng phần rắn giảm nhiều và tương ứng với nó đòi hỏi sự
giảm thể tich rất lớn do đó sinh ra hiện tượng co thể tích.
Do hiện tượng co dẫn đến hiện tương nứt. Do quá trình cốc
hoá xảy ra thành từng lớp do đó gradien co của các lớp xẽ
khác nhau do đó xuất hiện độ co giữa các lớp. Trong quá trình
này, trọng lượng giảm nhan hơn thể tích vì cốc là một khung
vững chắc do đó cản trở gây ra ứng suất cục bộ. ứng suất
không kịp phân tán và triệt tiêu trong khối cốc tạo nên những
mạng nứt trong cốc
Trong giai đoạn than chảy mềm chuyển sang trạng thái dẻo có những sản
phẩm phân huỷ đồng thời thoát ra. Vậy trong khu vực than chảy mềm có
bão hoà các bọt khí với múc độ khác nhau.
Khi khối dẻo đóng rắn lại các bọt khí vẫ được giữu nguyên và tạo thành lỗ
xốp trong sản phẩm rắn.
Sau khi khối dẻo đóng rắn, quá trình phân huỷ vẫn tiếp tục xảy ra. Sản
phẩm khí lúc này chủ yếu là H2 và CH4 có khả năng khuyếch tán qua
màng lỗ xốp ra ngoài tạo thành các mao quản. Các sản phẩm khí đó tập
trung ở các kẽ nứt của cốc và theo những kẽ nứt ra ngoài nên hệ thống
những mao quản trong cốc có kích thức khác nhau.
Thể tích chung của chúng rất lớn tới 35-55% so với cốc.
Cấu trúc xỗp của cốc ảnh hưởng đến các tính chất cũng như khả năng phản
ứng của cốc như nhiệt độ bén lủa, độ bền và khả năng thấm khí.
Tạo cấu trúc bền : Trong quá trình tạo bán cốc
chuyển sang cốc vẫn tiếp tục xảy ra các phản ứng
phân huỷ và đa tụ nên nó vẫn tiếp tục tăng cường các
liên kết hoá học ở bên trong sản phẩm rắn, do đó độ
bền của cốc tăng lên.
Tóm lại quá trình tạo cốc là tổng hợp những quá trình
vật lý và hoá học kể từ khi than chảy mềm đến khi
đóng rắn tạo bán cốc rồi chuyển thành cốc. Than có
những quy trình như vậy gọi là than có khả năng tạo
cốc.
Phụ thuộc vào nhiệt độ của quá trình nhiệt phân ta
chia làm 3 quá trình
Quá trình bán cốc hoá : Nhiệt độ 500-550oC
Quá trình cốc hoá nhiệt độ trung bình : 700-800oC
Quá trình cốc hoá ở nhiệt độ cao : 900-1000oC
Sản phẩm của 3 quá trình đều tồn tại sản phẩm rắn,
lỏng, khí.
Quá trình bán cốc hoá sản phẩm rắn goi là bán cốc,
sản phẩm lỏng gọi là nhựa bán cốc và khí gọi là khí
bán cốc
Quá trình cốc hoá sản phẩm rắn gọi là cốc, sản
phẩm lỏng gọi là nhựa cốc và khí gọi là khí cốc.
Sản phẩm Bán cốc hoá Cốc hoá
nhiệt độ
trung bình
Cốc hoá
nhiệt độ
cao
Sản phẩm rắn
- Hiệu suất (% so với than)
- Nhiệt độ bắt cháy (oC)
80-82
450
75-77
490
70-72
700
Sản phẩm khí
- Hiệu suất (m3/tấn than)
- Hàm lượng khí
H2
CH4
120
31
55
200
45
38
320
55
25
Nhựa 7400 6000 4500
Nhiệt cháy ( Qthấp Kcal/m3) 9-10 6-7 3-5
Qua bảng trên thấy rằng từ bán cốc đến cốc hoá ở nhiệt độ
trung bình và cốc hoá ở nhiệt độ cao hiệu suất sản phẩm rắn
và sản phẩm lỏng giảm. Hiệu suất khí tăng. Có nghĩa là trong
quá trình nhiệt phân khi nhiệt độ tăng xay ra sự phân huỷ sản
phẩm rắn, lỏng và khí tạo ra sản phẩm khí (phản ứng làm
tăng thể tích)
CH4 C +2H2
CH4 + H2O CO +3H2
CH4 + 2H2O CO2 + 4H2
Thành phần khí cũng có sự thay đổi : Khí bán cốc nhiều
cacbuahydro hơn, khí cốc có nhiều hydro hơn. Trong quá
trình nhiệt phân xảy ra sự khử hydro của các sản phẩm. Khí
bán cốc có nhiệt chát cao hơn khí cốc. Nhựa cốc có nhiều sản
phẩm thơm, nhựa bán cốc có nhiều sản phẩm mạch thẳng.
Từ trước kia quá tŕnh nhiệt phân than ở nhiệt độ thấp
(<700oC) chủ yếu là để sản xuất khí gas cho chiếu
sáng và chất đốt không khói cho gia đ́nh. Sản phẩm
phụ của quá tŕnh là tar được sử dụng để chuyển hóa
thành các sản phẩm hóa học khác.
Trước năm 1945 quá tŕnh nhiệt phân than nhiệt độ
thấp được phát triển rất mạnh ở Châu Âu nhưng sau
đó ngành công nghiệp này giảm sức cạnh tranh v́ giá
dầu mỏ và khí đốt có tính cạnh tranh hơn.
Thế kỷ 16, mọi người phát hiện rằng cốc là chất đốt có nhiệt lượng cao hơn
than và không ô nhiễm như than.
Thế kỷ 19, một loại ḷò công nghiệp khác có tên là slot. Cấu tạo của ḷò đơn
giản là một ḷà hì́nh chữ nhật xây bằng vật liệu chịu nhiệt và có xếp lớp than
trong lò ̣(1m). Sau này các trang thiết bị cung cấp nhiệt phụ trợ được bố trí.
Lượng chất bốc thoát ra được sử dụng trực tiếp như là nhiên liệu.
Năm 1940, ḷò cốc hóa hiện đại đầu tiên được ra đời. Ḷò có kích thước 12m
x4mx0.5m. Khí được đốt nóng bằng quá tŕnh tận dụng nhiệt của khí ra
khỏi ḷò. Quá tŕnh tận dụng nhiệt cho phép tạo ra khí có nhiệt độ cao hơn và
hiệu suất tạo cốc cao hơn. Các quá tŕnh tự động hóa trong công nghiệp
được áp dụng và 01 dây truyền có khoảng 60 ḷò với kích tước 16m dài và
4m cao. Hiệu quả của quá tŕnh truyền nhiệt nên độ rộng của ḷ từ 0.3-0.6m.
Mỗi ḷò chứa khoảng 30 tấn than với thời gian cốc hóa là 15h.
Figure 30. Coke-making process [87]
a) Storage bunkers; b) Blending plant; c) Crusher; d) Service bunker; e)
Charging car; f) Coke oven; g) Ram machine; h) Cooling tower; i) Cooling
wharf; j) coke screen
Than được băng tải đưa vào thùng chứa để trộn, nghiền
và được vào ḷò cốc hóa.
Phía trên ḷò cốc hóa có xe nạp liệu chạy tự động. Sau
khi nạp liệu,ḷò được đóng kín.
Trong quá tŕnh cốc hóa khí và lỏng sinh ra sẽ được đưa
sang bộ phận sử dụng.
Sau khi kết thúc quá trình cốc hóa, cửa được mở và cốc
nóng đỏ bị đưa ra ngoài. Cốc sẽ được làm nguội, phân
loại và đưa sang bộ phận sử dụng.
Tính chất của cốc phụ thuộc vào bản chất của than cũng như điều kiện
công nghệ. Kích thước hạt, hàm lượng khoáng và độ ẩm là các yếu tố sẽ
ảnh hưởng đến tỷ trọng đổ của than. Loại than và thành phần maceral sẽ
quyết định tính dẻo của than ở trạng thái dẻo h́nh thành ở nhiệt độ cao. Các
quy tŕnh công nghệ như nhiệt độ tường, thời gian cốc hóa, độ rộng của ḷ,
tốc độ gia nhiệt và nhiệt độ cuối cùng của cốc hóa cũng ảnh hưởng đến tính
chất của cốc.
Trong quá tŕnh cốc hóa sản phẩm phụ là khí cốc và tar. Khí cốc được sử
dụng như là loại khí đốt thông thường. Sản phẩm tar sau khi chưng cất thu
được 3 phân đoạn lỏng và chất rắn cṇ lại
Dầu nhẹ ( bp<200oC) chủ yếu gồm benzene, toluene, xylen và styrene
Dầu trung ( bp<370oC) gồm phenol, pyridine, aniline, naphtalen)
Dầu nặng (bp<550oC) các hydrocacbon có ṿng thơm đa ṿng
Cặn : Gồm hydrocacbon thơm đa ṿng ngưng tụ cao có thể sử dụng để đóng
bánh than
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- p7_nhietphan_903.pdf