Chương I: Đặc điểm địa chất - kiến tạo và vai trò của nó trong việc hình thành nền cảnh quan
Chương II: Đặc điểm địa hình - nhân tố quan trọng trong hình thành và phát triển cảnh quan Việt Nam
Chương III: Đặc điểm khí hậu - nhân tố chính quyết định tính chất nhiệt đới gió mùa của cảnh quan Việt Nam
Chương IV: Đặc điểm thủy văn, hải văn nhân tố quan trọng trong chuyển hóa vật chất của cảnh quan Việt Nam
Chương V: Đặc điểm đất Việt Nam và vai trò của nhân tố đất trong thành tạo và phát triển cảnh quan Việt Nam
Chương VI: Đặc điểm giới sinh vật và vai trò của chúng trong sự hình thành và phát triển cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam
Chương VII: Tác động của con người đến việc hình thành và phát triển của cảnh quan hiện đại
Phần hai: Đặc điểm cảnh quan - cơ sở khoa học quan trọng trong nghiên cứu và sử dụng tổng hợp lãnh thổ
Chương I: Những vấn đề lý luận nghiên cứu cảnh quan chung và cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam
chươn II: Xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1000.000
Chương III: Phân tích cảnh quan đới gió mùa Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Chương IV: Phân vùng cảnh quan Việt Nam
Phần ba: Nghiên cứu ứng dụng cảnh quan Việt Nam
Chương I: Đánh giá cảnh quan
Chương II: Ứng dụng kết quả nghiên cứu cảnh quan cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên ở Việt Nam
150 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị thủy, hay phòng
hộ nông nghiệp.
- Độ dài mùa lạnh < 4 tháng.
- Độ dài mùa khô < 6 tháng
- Tổng lượng mưa năm >1 .200 mm.
III. Ngành công nghiệp C
- Tập hợp các mỏ, điểm quặng, khoáng sản, đập thủy
điện, đất không còn rừng.
- Địa hình thuận tiện cho việc khai thác, xây dựng và
giao thông, không nằm trong khu vực phòng hộ.
- Gần nơi tiêu thụ và chế biến sản phẩm.
- Gần nguồn nước, nguyên, nhiên liệu.
- Không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người,
vật nuôi.
- Gần các trung tâm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, du lịch, dịch vụ.
IV. Ngành ngư nghiệp G - Gồm hệ thống sông, suối, ao, hồ, ven biển.
- Địa hình thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng.
- Chất lượng nước tốt cho việc đánh bắt và nuôi trồng
thủy, hải sản
V. Ngành du lịch - dịch
vụ
D - Trung tâm thành phố, huyện, thị, nơi tập trung dân cư.
- Các khu vực danh lam thắng cảnh, vườn cây.
- Những khu vực bãi tắm, bở biển, hồ, thác nước, bến
tàu, cảng.
- Những khu di tích lịch sử, khu bảo tồn, bảo tàng, đền,
chùa, hang động.
- Các trung tâm kinh tế sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản
phẩm.
- Gần nguồn điện, nước
- Giao thông thuận tiện
- Địa hình dốc < 150
- Khí hậu điều hòa.
- Xa khu vực chất thải.
Trong quá trình đánh giá, nhiều khi gặp phải trường hợp cùng một vùng địa lý
tự nhiên sẽ thích hợp với một vài ngành kinh tế khác nhau, khi đó việc xem xét, phân
tích hiện trạng phát triển kinh.tế - xã hội của lãnh thổ sẽ cho phép ưu tiên những ngành
kinh tế phát triển tốt hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh xã hội. Trên bản đồ đánh giá
tổng hợp, các ngành kinh tế được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước và sau. Mặt khác,
trong khi đánh giá một ngành nào đó, nhiều chỉ tiêu được đánh giá không thích hợp,
mà những chỉ tiêu này là chủ đạo, quyết đính tới sự phù hợp phát triển của ngành sản
xuất đánh giá, khí đó ngành này sẽ được loại trừ để đưa ngành sản xuất khác vào đánh
giá. Tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp, nguyên tắc đánh giá và nguyên tắc lựa
chọn chỉ tiêu, kết quả đánh giá được thể hiện trên bản đồ theo ba mức độ: thích hợp
nhất - Ví dụ ký hiệu N1, thích hợp - N2, tương dối thích hợp - N3 hay C1, C2, C3…cụ
thế đối với từng ngành kinh tế có hướng phát triển theo các loại hình khác nhau và trên
cơ sở các kết quả đánh giá đó có thể đưa ra các kết luận mang tính định hướng, tương
đối chính xác của việc sử dụng hợp lý tài nguyên từng lãnh thổ.
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO
VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM
II.1. Những khía cạnh ứng dụng kết quả nghiên của cảnh quan cho các mục
đích thực tiễn
Mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt mối liên
quan của đặc trưng các tổng hợp thể tự nhiên và các hoạt động sản xuất được thể hiện
dưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy các
cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam có đầy đủ những điều kiện thuận lợi về chức
năng cho đời sống con người, phát triển của ngành sản xuất, kinh tế, mức độ đa dạng
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,... Một trong những nội dung thiết thực nghiên
cứu, đánh giá cảnh quan với các mức độ khác nhau của công tác sử dụng tài nguyên
lãnh. thợ Việt Nam cần phải đề cập đến là việc phân định các loại hình sản xuất chính
như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và nghỉ dưỡng,... theo lãnh thổ mà
trong khuôn khổ cuốn sách này sẽ cố gắng đề cập, phân tích sâu hơn.
Phương pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu vùng để giải quyết các vấn đề
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển môi trường bến vững vế
thực chất sẽ bao gồm việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đặc điểm của
các tổng hợp thể tự nhiênởcác cấp bậc khác nhau; việc phân tích tổng hợp cảnh quan
và cùng với nó là sự sắp xếp, kiến nghị và xây dựng các định hướng về các dạng sử
dụng tài nguyên, phát triển sản xuất, kinh tế vùng. Vì vậy những cơ sở và những nội
dung quan trọng trước hết phải là việc nghiên cứu các đặc điểm của cảnh quan, phân
đính rõ mức độ "phù hợp" hay "thích hợp" của các vùng cảnh quan hay từng tổng hợp
thể tự nhiên cho phát triển một hay một vài ngành sản xuất, kinh tế, cho đời sống con
người, cho các nhu cầu xã hội và những vấn đề liên quan khác như bảo vệ, tái tạo và
phát triển tài nguyên, môi trường.
Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thì
một trong những phương pháp quan trọng thường dược áp dụng là phương pháp đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên,.tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích thực tiễn.
Với phương pháp này có thể dễ dàng xác đỉnh mối quan hệ và tác động tương hỗ của
các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với
nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc, động lực
của cảnh quan, với đặc trưng phân hóa của các dạng sử dựng tài nguyên một cách có
quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ. Với phương pháp này một mặt sẽ xác định rõ bản
chất các đơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên chung và đồng thời đưa ra được
những kết luận chính xác về việc bố trí các ngành sản xuất, kinh tế phù hợp theo từng
vùng,... Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương pháp này cần có thêm những lý
giải, cũng như xem xét kỹ những vấn đề lý thuyết đánh giá, phương pháp luận, các thủ
pháp tiến hành ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khác nhau.
Kết quả nghiên cứu tự nhiên Việt Nam cho thấy mức độ ảnh hưởng rất rõ, mạnh
mẽ của cảnh quan, các đặc trưng cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của nó đến
tính chất, mức độ và các dạng khác nhau của các hoạt động sản xuất.
Các kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan rõ ràng có ý nghĩa ứng dụng hết
sức quan trọng, thiết thực đối với các vấn đề thực tiễn như khai thác, sử dụng hợp lý
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, bố trí không gian, đính hướng phát triển
các ngành sản xuất kinh tế theo lãnh thổ, vấn đề bảo vệ, tái tạo và phát triển môi
trưởng bền vững, vấn đế quy hoạch và tổ chức lãnh thổ vùng,... Tuy nhiên, trong mỗi
dạng ửng dựng thì việc khai thác sử dụng các kết quả nghiên cứu cảnh quan nói chung,
bản đồ cảnh quan lãnh thổ, các đặc điểm đặc trưng của cảnh quan cũng hoàn toàn khác
nhau. Có thể khái quát một số ý kiến về vị trí, chức năng của cảnh quan, những ứng
dựng các kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho các mục tiêu thực tiễn, sử dụng
lãnh thổ, phát triển các ngành sản xuất, kinh tế và những nhiệm vụ khác bao gồm:
* Vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên lãnh thổ.
Cơ sở khoa học quan trọng của việc sử dụng hôm lý các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên trước hết phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của tự
nhiên, các điều kiện môi trường sinh thái lãnh thổ. Sử dụng các kết quả nghiên cứu
cảnh quan và nhất là qua bản đồ cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau sẽ cho một phương
thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương dối gần gũi, xác thực với hiện trạng tự nhiên mỗi
vùng. qua việc phân tích các quy luật hình thành, đặc điểm phân hóa theo không gian
và thời gian, các đặc trưng về động lực phát triển của cảnh quan, mối liên quan và tác
động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần của tự nhiên cũng như giữa các tổng hợp
thể tự nhiên với nhau và đặc biệt là việc đánh giá tổng hợp các đơn vị cảnh quan sẽ
cho phép xác định mức độ "thích hợp nhất ", tỉ tương đối thích hợp "hay "không thích
hợp "của mỗi một đơn vị lãnh thổ cho từng ngành sản xuất, từng dạng sử dụng tài
nguyên,... Chính trong quá trình phân tích cảnh quan, miêu tả các đặc điểm của từng
đơn vị trong hệ thống phân loại các tổng hợp thể tự nhiên, đã làm sáng to không chỉ
các đặc điểm chung, các đặc điểm riêng của các cảnh quan đó, mà còn một cách định
tính làm rõ những đặc điểm chức năng của chúng. Trên cơ sở sự nắm bắt, hiểu biết
một cách hệ thống, có quy luật các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên, quả nghiên cứu
các đơn vị cảnh quan, các quy luật phân hóa chúng theo không gian mỗi vùng và đặc
biệt động lực phát triển của chúng theo thời gian, trong đó có tính đến những tác động
cả chủ quan và khách quan của các quá trình tự nhiên, cũng như của con người, sẽ có
thể hoạch định được một chiến lược lâu dài, tương đối phù hợp và với hiệu quả cao
nhất của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng, đồng thời bố trí hợp
lý nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất theo lãnh thổ. Tuy
nhiên, trong quá trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
mỗi vừng cần chú trọng đến những yếu tố con người, các đặc điểm chung của các điều
kiện kinh tế - xã hội và nhân văn, vì ngoài việc xem xét, đánh giá đúng tiềm năng các
nguồn lực tự nhiên thì yếu tố con người luôn có ý nghĩa hết sức to lớn, là nguồn động
lực quan trọng thúc đay quá trình phát triển xã hội, khống chế và tác động lên các quá
trình tự nhiên và đặc biệt vai trò con người trong điều tiết, sử dụng các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở từng lãnh thổ.
* Ý nghĩa sử dụng cảnh quan và vai trò của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
trong quy hoạch vả tổ chức lãnh thổ.
Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ về thực chất là một phương pháp tiếp cận tổng
hợp, xem xét, nghiên cứu để bố trí mỉ các ngành sản xuất, kinh tế; xây dựng những
đỉnh hướng phát triển một cách toàn diện cho từng vừng, từng miền lãnh thổ sao cho
phù hợp với tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội chứng, đồng thời dự báo xu thế phát
triển trong một tương lai lâu dài và theo từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo sự hài hòa
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo từng khu vực riêng, cũng như trong
phạm vỉ cả nước nói chung. Đây là một việc làm có khối lượng các công việc hết sức
to lớn, hết sức khó, phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia đóng góp và đồng bộ giải quyết
của nhiều ngành khoa học, kinh tế, của các nhà khoa học, các nhà quản lý các ngành,
các cấp trong các lĩnh vực liên quan.
Tuy nhiên, xét về tổng thể thì cơ sở quan trọng trước nhất của việc xây dựng
các phương án quy hoạch, tổ chức lãnh thổ phải được xem xét, lựa chọn từ các đặc
điểm đặc trưng chung của tự nhiên, tiềm năng của các điều kiện tụ nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, các nguồn lực tự nhiên mỗi vùng. Để có thể có được những định hướng,
những phương thức quy hoạch và tổ chức lãnh thổ phù hợp thì việc đánh giá dựng
tiềm năng, nghiên của kỹ lưỡng các quy luật phân hóa và phát triển của tự nhiên, mối
liên quan và tác động tương hỗ giữa các thành phần, các yếu tố tự nhiên, một trưởng
và giữa các tổng hợp thể tụ nhiên (các đơn vị cảnh quan) với Tthau sẽ có một tầm quan
trọng đặc biệt, có những ý nghĩa về khoa học vả ứng dụng thực tế hết sức to lớn. Đây
cũng chính là những cơ sở khoa học quan trọng cho việc đỉnh hướng sử dụng hợp lý
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ. Những
nội dung và nhiệm vụ này trước hết thuộc về các nhà nghiên cứu tự nhiên, trong đó có
một phần đóng góp đáng kể của các nhà địa lý nói chung và những người làm công tác
nghiên cứu cảnh quan nói riêng.
Cũng qua các nội dung phân tích cảnh quan đã làm sáng tỏ thêm những đặc
trưng biến động về cấu trúc, chức năng của chúng dưới tác động của các hoạt động
mang tính nhân tác. Tác động của con người lên các đơn vị tổng hợp thể tự nhiên lãnh
thổ thông qua các hoạt động sản xuất, kinh tế đã làm biến đổi không chỉ các thành
phần và yếu tố tụ nhiên, các đơn vị cảnh quan theo từng cấp, mà còn phản ánh khá rõ
ràng những vấn đề mang tính lịch sử sử dụng lãnh thổ, những kinh nghiệm thực tiễn
phát triển sản xuất, sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục
đích ứng dụng.
Từ các kết quả nghiên cứu tổng hợp tự nhiên, phân tích làm rõ những đặc điểm
cấu trúc chức năng và động lực phát triển của cảnh quan, đặc biệt có xem xét, đề cập
đến những yếu tổ tác động nhân tác dã cho những cơ sở khoa học tin cậy, đầy đủ nhất
để hoạch định các kế hoạch phát triển, xây dựng các định hưởng bố trí hợp lý các
ngành sản xuất, kinh tế, các phương án tối ưu cho quy hoạch và tổ chức lãnh thổ theo
các vùng. Đây cũng chính là những nội dung quan trọng nhất có ý nghĩa vừa khoa học
vừa thực tiễn hết sức to lớn của việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh
quan cho mục đích sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của
các vùng lãnh thổ khác nhau.
II.2. Các loại hình sử dụng tài nguyên ở Vỉa Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, sự phân hóa sâu sắc của các tổng hợp thể tự nhiên theo
không gian, đặc biệt sự phân chia các vùng cảnh quan núi, đồi, đồng bằng đã cho phép
xác định các loại hình cũng như mức độ phát triển khác nhau của sản xuất nông
nghiệp, tâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch - nghỉ dưỡng,...
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, thì ngoài việc nghiên cứu giải thích mối quan hệ của các tổng hợp thể tự nhiên,
các đặc trưng phân hóa, tổ chức, chức năng, cấu trúc và động lực phát triển của chúng,
cũng như tính hiệu quả trong từng loại hình sản xuất, kinh tế, từng dạng sử dụng, rất
cần đồng thời triển khai việc nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ ngược của các hoạt
động sản xuất đó đến môi trường lãnh thổ nói chung và các đơn vị cảnh quan nói
riêng. Trong thực tế những ảnh hưởng và tác động này đôi khi khá lớn, có thể làm thay
đổi khá mạnh mẽ tính chất của cảnh quan và nó cũng ngày càng ~ỉng theo múc độ khai
thác tài nguyên, với nhu cầu cũng tăng của xã hội về việc sử dụng các dạng tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái lãnh thổ. Trong mối liên quan đó
thì nhiệm vụ đặt ra hàng đầu, khá cấp thiết là việc tìm kiếm các giải pháp khai thác sao
cho vừa sử dụng hợp lý tài nguyên vừa bảo vệ được môi trường. Đây là những vấn đề
môi trường sinh thái cấp bách cần có những phương thức tiếp cận giải quyết một cách
tổng hợp.
Có thể khẳng định rừng, cảnh quan học, một bộ môn khoa học tổng hợp nghiên
cứu các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ sẽ cớ khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn
đặt ra, đồng thời đề xuất các biện pháp, các cơ sở khoa học của các phương án sử
dụng, cải tạo và bảo vệ tự nhiên, môi trường.
Hiện trạng sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cùng với các
dạng, các loại hình sản xuất của con người trên lãnh thổ Việt Nam đã có từ ngàn xưa.
Từ góc độ cảm tính nó đã phản ánh một cách sát thực, tương đối phù hợp quan hệ của
tú nhiên với các ngành sản xuất, các dạng sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên qua phân
tích, nghiên cứu các đặc trưng cơ bản về chức năng, cấu trúc các đơn vị cảnh quan,
cũng như đánh giá riêng cho các thành phần, yếu tố tự nhiên thì các mối quan hệ này
được thể hiện rõ nét hơn, sâu sắc hơn. Có thể tóm lược khái quát một số đặc điểm các
loại hình sử dụng như sau:
* Sản xuất nông nghiệp:
Là một ngành sản xuất truyền thống ở nước ta có lịch sử phát triển sớm nhất.
Việc sử dụng đất cho mục đích phát triển nông nghiệp luôn gắn liền với việc
xem xét, đánh giá tiềm năng các điều kiện tự nhiên về chất lượng đất, mức độ phù hợp
của các điều kiện khí hậu, thủy văn, tính chất và mức độ cho phép của các quá trình tự
nhiên không thuận lợi (rửa trôi, xói mòn, rầy hóa, mặn hóa, phèn hóa đất,...).
Trong nhiều loại hình sử dụng tài nguyên ở điều kiện nhiệt đới gió mùa nước ta,
sản xuất nông nghiệp có một vai trò rất lớn, như một yếu tố quan trọng trong việc thay
đổi, tái tạo các tổng hợp thể tự nhiên, đặc biệt là các cảnh quan vùng đồng bằng, cao
nguyên và dải ven biển. Theo thống kê, tổng diện tích đất được sở dụng trong nông
nghiệp toàn quốc khoảng 7,8 triệu ha, chiếm gần 24% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Những tác động rõ rệt của hoạt động sản xuất nông nghiệp lên cấu trúc các tổng hợp
thể tự nhiên được thể hiện qua các phương thức canh tác, các ứng dụng khoa học công
nghệ như cơ giới hóa, bón phân, kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi hóa, làm ruộng bậc
thang, trồng rừng và nhiều dạng tác động khác. Những tác động đó với mức độ khác
nhau ở từng vùng, từng địa phương, phụ thuộc chặt chẽ vào truyền thống sản xuất,
canh tác của các dân tộc, mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, sự phong pht~l
của tài nguyên thiên nhiên và khả năng sử dụng chúng ở từng vùng. Điều này đã thể
hiện cấu trúc đa dạng của cảnh quan vùng nói riêng và những đặc trưng phân hóa khác
biệt của chúng trên toàn lãnh thổ.
Kết quả nghiên cứu cảnh quan Việt Nam cho thấy rằng, sự khác biệt về tính
chất cảnh quan ở mỗi vùng, mỗi miền,. đặc điểm phân hóa tài nguyên đất nông nghiệp
không đồng đều là những yếu tố động lực quyết đỉnh sự phân chia lãnh thổ thành các
vùng với mức độ sử dụng đất mạnh, yếu khác nhau.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong sử dụng quỹ đất nông nghiệp, mức
độ ảnh hưởng của nó đến cấu trúc động lực và các đặc trưng khác của cảnh quan,
mạnh mẽ nhất là ở các khu vực cảnh quan đồng bằng, ven biển, trên các cao nguyên,
đồi núi thấp. Những tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp đến cảnh quan
còn được phản ánh qua mức độ khác nhau của việc ứng dụng các biện pháp, phương
pháp canh tác phòng chống các quá trình tự nhiên không thuận lợi, các ứng dụng khoa
học công nghệ, tính hiệu quả của tập đoàn cây trồng, vật nuôi mỗi vùng,...
Trên lãnh thổ Việt Nam, sự khác biệt còn thể hiện khá rõ theo ranh giới phân
chìa Bắc - Nam (160 vĩ Bắc), được xác đính bởi các đặc trưng khí hậu có những ảnh
hưởng đến thành phần và cường độ phát triển cây trồng, thời vụ gieo trồng và thu
hoạch,...
Sự đa dạng, phức tạp trong cấu trúc cảnh quan, những tính chất mang tính đặc
thù của các tổng hợp thể tự nhiên - nhân tác ở các vùng đồng bằng, ven biển, các vùng
đồi và cao nguyên đã phản ánh rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu phân đính mức
độ ảnh hưởng của loại hình sử dụng tài nguyên - sản xuất nông nghiệp theo từng vùng
và cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
STT Loại hình Diện tích %
1
2
3
4
5
6
Tổng diện tích tự nhiên cả nước
Quỹ đất nông nghiệp
Quỹ đất lâm nghiệp:
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
Đất chuyên dùng
Đất khu dân cư
Đất chưa sử dụng
33.099,093
7.348,4
9.641,1
8.841,7
799,4
1.117,7
774,0
14.217,8
100,0
22,2
29,1
-
-
3,4
2,3
43,0
(Đơn vị tính: 1. 000 ha). (Nguồn: Niên giám thống kê 1994).
* Sản xuất tâm nghiệp:
Trong thành phần và cấu trúc cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, các cảnh
quan rừng xét về mặt phát sinh chiếm một số lượng khá lớn. Tuy vậy, trong một vài
thập kỷ gần đây, diện tích rừng trên thực tế đã bị suy giảm đáng kể do các hoạt động
khai thác chặt phá gỗ, đốt nương làm rẫy, cho các mục đích xây dựng đô thị, các công
trình công nghiệp, sản xuất,... Biến động của hiện trạng lớp phủ rừng thông qua các
hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã làm biến đổi khá rõ rệt các đặc trưng cấu trúc của
các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ, các tính chất nguyên 'sính của cảnh quan và các
yếu tố thành phần khác của tự nhiên như điều kiện vi khí hậu, đặc điểm lớp phủ thổ
nhưỡng, cấu trúc và thành phần lớp phủ thực vật. mức độ dao động và chế độ nước
ngầm, dòng chảy kiệt. Những thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc lớp phủ rừng trên bề mặt, đặc
biệt việc chặt phá rừng trong khai thác gỗ, củi, đốt nương làm rẫy, phần nhiều diễn ra
trên các sườn dốc đã làm tăng cường các quá trình ngoại sinh bất lợi như: xói mòn, rửa
trôi đất, làm tăng tần suất xuất hiện lũ, giảm khả n mít sinh thủy,... đã ảnh hưởng trực
tiếp đến cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan, cũng như tiến trình phát triển của nó.
Bên cạnh những tác động mang tính tiêu cực của các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp nêu trên, một số các tác động khác của con người như trồng rừng, phục hồi và
bảo vệ rừng, tăng cường và mở rộng việc xây dựng các khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên
nhiên,... lại có những ảnh hưởng tích cực đến tự nhiên, làm ổn định cấu trúc, tăng
cường chức năng các thể tổng hợp tự nhiên và cùng với việc khai thác đúng, hợp lý tài
nguyên rừng sẽ là những điều kiện đảm bảo ổn định và phát triển bền vững của các
đơn vị cảnh quan nhiệt đới, gió mùa nói riêng và các điều kiện môi trường - sinh thái
trên toàn lãnh thổ.
Kết quả nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, đặc biệt phân tích
cấu trúc, các đặc trưng của hệ thống phân loại, sự phân hóa các đơn vị cảnh quan theo
không gian (qua bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000) đã phân định ra hàng
trăm loại cảnh quan cây bụi - trảng cỏ và những cảnh quan nhân tác. Các cảnh quan
được hình thành ở các khu vực này hầu hết là các loại cảnh quan thứ sinh hoặc nhân
sinh bị tác động mạnh bởi các quá trình sản xuất, khai thác, sử dụng các dạng tài
nguyên. sử dụng lãnh thổ.
Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với các nhu cầu tăng nhanh của xã hội về
năng lượng, sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất đã có những bước phát triển mạnh
mẽ việc xây dựng các hồ chứa nước lớn, các công trình thủy điện trên lãnh thổ Việt
Nam. Những tác động của các hoạt động sản xuất này được thể hiện khá rõ trong việc
làm thay đổi và hình thành nên những cấu trúc mới của cảnh quan vùng hồ và các khu
vực phụ cận. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tự nhiên vùng cho các mục đích sản
xuất này, những vấn đề động lực cảnh quan, xem xét và đề xuất những giải pháp
phòng chống các quá trình tự nhiên không thuận mí như xói món dết, xói lở bờ hồ, bồi
lắng lòng hồ,... cũng cần được quan tâm, giải quyết kịp thời để có thể đảm bảo việc
khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả
kinh tế cao, nhưng đồng thời ổn đỉnh, cải tạo, bảo vệ và phát triển môi trường khu vực
một cách lâu bền.
* Một loại hình sử dựng tài nguyên khác cũng không kém phần quan trọng và
có mức độ phát triển khá mạnh trong giai đoạn gần đây đó là việc sử dụng cảnh quan
cho các mục đích phát triển ngành kinh tế du lích - nghỉ dưỡng. Trong phần nội dung
phân tích, đánh giá cảnh quan đã đưa ra những kết quả khá rõ của việc ứng dụng, sử
dụng cảnh quan các vùng lãnh thổ cho mục đích phát triển ngành kinh tế này. Tuy
nhiên cũng ở các nội dung nghiên cứu đó đã cho thấy những tác động ngược của các
hoạt động sản xuất đến tự nhiên nói chung và lên các đơn vị tổng hợp thể tụ nhiên nói
riêng, cũng cần có những nghiên cứu sâu thêm, đặc biệt cần quan tâm đến những nội
dung về vấn đề một trưởng có thể nảy sinh ở mỗi vùng.
Có thể kết luận rằng các dạng sử dụng tài nguyên ở điều kiện nhiệt đới gió mùa
của Việt Nam là tương đối đa dạng, phong phú. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài
nguyên cho mục đích phát triển của ngành sản xuất kinh tế sẽ dẫn đến những biến
động khá mạnh mẽ các cấu trúc cảnh quan, hình thành nên trong chúng những đặc tính
chức năng mới và đồng thời phản ánh mức độ và cường độ tái tạo nhân sinh của cảnh
quan vùng. Việc phân định và triển khai thực hiện công tác sử dụng tài nguyên với
nhiều loại hình khác nhau và đi kèm với nó là các phương pháp, các giải pháp khoa
học, một mặt sẽ làm sáng tỏ thêm các đặc điểm chung của cảnh quan, mặt khác trên cơ
sở các kết quả nghiên cứu đó có thể xác định những phương thức tiếp cận tối ưu để
giải quyết vấn đề sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường cho vùng lãnh thổ nhiệt đới, gió mùa nước ta.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc điểm tự nhiên nhiệt đới gió mùa, phát
hiện những quy luật phân hóa không gian, thời gian của các tổng hợp thể tự nhiên và
đặc biệt ứng dụng các kết quả nghiên cứu cho các mục đích thực tiễn phát triển sản
xuất kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường là những vấn đề
quan trọng, mang tính thời sự cấp thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay ở Việt Nam.
Việc xây dựng một bản đồ tổng hợp cho lãnh thổ - bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000 với các nội dung nghiên cứu chí tiết, đã giải quyết một cách có hiệu quả
những vấn đề đặt ra. Có thể nói, trước hết là việc góp phần hệ thống hóa im những đặc
điểm đặc trưng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường - sinh
thái nhiệt đới, gió mùa, trong đó nêu bật những mối liên quan, tác động tương hỗ giữa
các thành phần của tự nhiên, đặc biệt những tác động nhân tác của con người trong hệ
thống "tự nhiên - xã hội "mà ở các nghiên cứu hợp phần truyền thống khó có thể thực
hiện được. Bên cạnh đó, qua các đơn vị phân loại cảnh quan các cấp, các đơn vị phân
vùng cảnh quan có thể sử dụng để đánh giá đúng tiềm năng của tự nhiên cho các mục
đích phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng cụ thể và đồng thời cho toàn lãnh thổ đất
nước.
Sự phong phú, đa dạng của các điều kiện tự nhiên nhiệt đới, gió mùa Việt Nam
được phản ánh khá rõ trong hệ thống phânloạicảnh quan Việt Nam và được thể hiện
trên bản đồ cảnh quan Việt Nam ở tỷ lệ 1/1.000.000 gồm 7 cấp: Hệ thống cảnh quan
→ Phụ hệ thống → Lớp → Phụ lớp → Kiểu →Phụ kiểu →Loại cảnh quan.
Sơ do phân vùng cảnh quan được xây dựng trên cơ sở các đơn vị tổng hợp thể
tự nhiên (các đơn vị cảnh quan) với 4 cấp phân chia: Đới → Á đới → Miền → Vùng
cảnh quan.
Trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên nhiệt đới, gió mùa được phản
ánh qua các đơn vị các thể tổng hợp tự nhiên (các cảnh quan), áp dụng các nguyên t~íc
và các chỉ tiêu phân vùng cụ thể đã chia ra trên lãnh thổ Việt Nam 8 miền và 66 vùng
cảnh quan. Trong đó mỗi một vùng cảnh quan sẽ bao gồm một hoặc một vài nhóm loại
cảnh quan có những nét tương đồng và các đặc điểm cấu trúc, chức năng và động lực
phát triển. Vì vậy việc sử dựng các vùng làm đơn vị đánh giá, một mặt sẽ phản ánh
tính thống nhất trong đặc trưng phân hóa của các đơn vị tự nhiên trong phân loại và
phân vùng, nhưng đồng thời lại có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn cao do đã đề cập được
khá đầy đủ chi tiết đến chức năng tự nhiên của từng cảnh quan riêng biệt.
Việc phân tích cấu trúc, chức năng, động lực phát triển của cảnh quan, nghiên
cứu các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên ở các vùng, các miền cảnh quan sẽ làm sáng
tỏ những đặc điểm chung của tự nhiên và góp phần giải quyết tốt các nhiệm vụ ứng
dụng thực tiễn cụ thể.
Việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng dựa
vào các đặc điểm chung của cảnh quan như là các chỉ tiêu đánh giá với các đơn vị cơ
sở là các nhóm loại và các vùng cảnh quan. Các kết quả đánh giá cảnh quan sẽ cho
phép đề xuất các định hướng phát triển sản xuất, kinh tế, là cò sở cho quy hoạch và tổ
chức lãnh thổ theo vùng, đồng thời xây dựng các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam.
Rõ ràng những ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn của nghiên cứu cảnh quan,
xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 là hết sức to lớn, quan trọng.
Có thể liệt kê hàng loạt các ứng dụng của việc sứ dựng bản đồ cảnh quan Việt
Nam như sau:
1. Là những cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu cảnh quan và xây
dựng một bộ tư liệu về tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện tù nhiên, môi trường -
sinh thái nhiệt đới, gió mùa.
2. Là cơ sở đế đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
cho các mục đích phát triển kỉnh tế - xã hội từng vùng và cho toàn lãnh thổ, có sở khoa
học hoạch định các chiến lược phát triển, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.
3. Là cơ sở tài liệu để giới thiệu một cách tổng quát về tụ nhiên Việt Nam, tài
liệu cơ bản dùng cho các nhà nghiên cứu tự nhiên, tư liệu để giảng dạy cho sinh viên
các trường đại học và cao đắng khối khoa học tự ithỉêil, các nhà nghiên cứu địa lý tự
nhiên tổng hợp, các nhà nghiên cứu cảnh quan,...
Có thể khai quát một số các kết quả đã đạt được, những điểm mối, ý nghĩa khoa
học và thực tiễn của công trình nghiên cứu bao gồm:
1 Các kết quả nghiên cứu đa cho phép tổng hợp và hệ thống hóa mí những đặc
điểm mang tính quy luật, các đặc trưng cơ bản của tự nhiên nhiệt đới, gió mùa Việt
Nam, các quy luật phát sính, đặc điểm phân hóa của các tổng hợp thể tự nhiên theo
không gian và thời gian, cung như những xu thế biến đổi của cảnh quan dưới các tác
động của các hoạt động nhân tác.
2. Đã triển khai công tác đánh giá tổng hợp, có hệ thống từng đơn vị cảnh quan
và theo các vùng tự nhiên, trong đó có cân đối các mục tiêu đánh giá cho nhiều ngành,
nhiều hướng để lựa chọn những kết quả phù hợp cho chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội từng vùng và toàn lãnh thổ Việt Nam ở giai đoạn trước mắt và trong tương lai. 3.
Đã xây dựng những cơ sở khoa học để đề xuất những đính hướng quy hoạch và tổ
chức lãnh thổ, đưa ra những kiến nghị tổng hợp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ và phát triển lâu bền môi trường sinh thái ở Việt Nam.
Những kết quả dạt được của công trình nghiền cứu dù còn ở mức khái quát, chủ
yếu đi sâu vào những vấn đề lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, tuy vậy cũng đã
có những ý nghĩa khoa học và ông dụng thực tiễn nhất định. Việc tiếp tục triển khai
hướng nghiên cứu này, đặc biệt việc áp dụng hệ phương pháp luận, các nguyên ác,
phương pháp nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cần được triển khai ở các quy mô nhỏ
hơn, với các tỷ lệ nghiên cứu lớn hơn, chi tiết hơn, chắc chắn sẽ cho những kết quả sâu
hơn trong việc giải quyết trọn vẹn các vấn đề sử dụng, tái tạo các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở từng vùng và cho toàn lãnh thổ nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Đức An. Phân tích cấu tạo hình thái và vấn để phân vùng địa mạo miền Bắc
Việt Nam. Tập san sinh vật Địa học, tạp X, số I - IV. Hà Nội, 1972.
2. Lê Đức An. Các đặc điểm cấu trúc địa mạo đồng bằng sông Cua Long. "Địa
mạo", Hà Nội, N034, 1983.
3. Lê Đức An. Địa hình Việt Nam. Hà Nội, 1992 (Báo cáo khoa học).
4. Phạm Quang Anh và nnk. Chương trình nghiên cừu rỗng họp tỉnh Đắklắc.
Đắklắc, 1985.
5. Phạm Quang Anh. Bước đầu xây dựng phương pháp luận và phương pháp điều
tra tổng hợp trong địa sinh thái và ứng dụng cho quy hoạch lãnh thổ. Hà Nội,
1991.
6. Nguyễn Can và nnk. Thuyết mình bản đồ sinh khí hậu 9 tỉnh miền núi phía Hắc
Việt Nam tỷ lệ 1/500.000. Hà Nội, 1990. (tài liệu lưu trữ).
7. Nguyễn Văn Chiển. Địa chất miền Bắc Việt Nam. Hà Nội, 1970.
8. Nguyên Đức Chính, Vũ Tự Lập. Địa lý tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục. Hà
Nội, 1962.
9. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập. Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần khái quát). NXB
Giáo Dục, Hà Nội, 1970.
10. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập. Về sự cần thiết nghiên cứu tổng họ đất nước
bằng phương pháp cảnh quan. Tập san Địa lý - Địa chất. NXB ĐH VÀ THCN.
Hà Nội, 1970.
11. Fritland V.M. Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam. NXB KHKT. Hà Nội, 1961.
12. Fritland V.M. Đất và vỏ phong hóa nhiệt độ ẩm. NXB KHKT. Hà Nội, 1976.
13. Trần Đình Gián. Địa lý kinh tế Việt Nam. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1977.
14. Trần Đình Gián, Vũ Tự Lập và nnk. Địa lý Việt Nam. NXB KHKT. Hà Nội,
15. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Trọng Tiến và nnk. Bản đồ cảnh quan sinh thái dải
ven biên Việt Nam tỷ lệ 1/250.000. Hà Nội, 1986. (Tài liệu lưu trữ):
16. Phạm Hoàng Hải. Vấn đề nghiên cúi địa sinh thái Đông Nam Bộ. Hội nghị khoa
học các nhà Địa lý trẻ lần thứ 11. Viện KHVN. Hà Nội, 1987.
17. Phạm Hoàng Hải. Vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên
cho mục đích ứng dụng lãnh thổ (ví dụ vùng Đông Nam Á). Báo cáo Hội nghị
khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II. Hà Nội, 1988.
18. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Trọng Trên và nnk. Đánh giá tổng hợp đích đích tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản
xuất nông - lâm. Chương trình 48B. Hà Nội, 1990. (Tài liệu lưu trữ).
19. Phạm Hoàng Hải và nnk. Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh
Hóa tỷ lệ 1/200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám. Hà Nội, 1990. (tài
liệu lưu trữ).
20. Phạm Hoàng Hải và nnk. Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái thị xã Hòa Binh
tỷ lệ 1/25.000. Hà Nội, 1991. (Tài liệu lưu trữ)
21. Phạm Hoàng Hải và nnk. Sử dụng tư liệu Viễn thám thành lập bản đồ cảnh
quan sinh thái tỉnh Thanh Hóa. Hội nghị các Khoa học về Trái đất. Viện Khoa
học Việt Nam. Hà Nội, 1991.
22. Phạm Hoàng Hải và nnk. Cơ sở phân tích chức năng và động lực phát triển
cảnh quan sinh thái Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu khoa học. Trung tâm Địa
lý Tài nguyên - Viện Khoa học Việt Nam. Hà Nội, 1992.
23. Phạm Hoàng Hải và nnk. Các vùng địa lý sinh thái Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu khoa học. Trung tâm Địa lý Tài nguyên -Viện Khoa học Việt Nam. Hà Nội,
1992.
24. Phạm Hoàng Hải. Về hướng tiếp cận sinh thái nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới
gió mùa Việt Nam. Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan điểm và phương pháp
gián. Viên các khoa học vè Trái đất - Viện KHVN. Hà Nội 1992.
25. Phạm Quang Hạnh. Cân bằng nước lãnh thổ Việt Nam. Hà Nội, 1985.
26. Phan Nguyên Hồng. Sinh thái thảm thực vật ngập mặn ven biển Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ sinh học. ĐHSP I. Hà Nội, 1 991.
27. Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh và nnk. Nghiên cứu cảnh quan sinh
thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh
thổ và bảo vệ môi trường. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KT - 04 - 621.
Hà Nội, 1993. (Tài liệu 1ưu trữ).
28. Nguyễn Thượng Hạng, Phạm Hoàng Hải. Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử
dụng và khai thác hợp lý tài nguyên Tây Nguyên. Trung tâm Tư liệu - TT
KHTN và CNQG. Hà Nội, 1993.
29. Nguyên Ngọc Khánh và nnk. Đánh giá tổng hợp bằng phương pháp thang điểm
tổng họp. Báo cáo khoa học. Hà Nội, 1990. (Tài liệu lưu trữ).
30. Nguyễn Ngọc Khánh. Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhân sinh ở Việt Nam.
Hội thảo về sinh thái cảnh quan: quan điểm và phương pháp luận. Viện các khoa
học Trái đất - Viện KHVN. Hà Nội, 1992.
31. Nguyễn Ngọc Khánh và nnkk. Hệ thống kinh tế - xã hội trong cấu trúc cảnh
quan sinh thái. Tuyển tập Nghiên cứu khoa học. Trung tâm địa lý Tài nguyên.
Viện khoa học Việt Nam. Hà Nội, 1993.
32. Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Hoàng Hải, Nguyên Cao Huấn. Nghiên cứu các đơn
vị phân loại cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (đất liền và biển). Tạp chí
khoa học. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 1996.
33. Vũ Tự lập. Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam. NXB KHKT. Hà Nội, 1976.
34. Vũ Tự Lập. Địa lý tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục (Phần I, II, III). Hà Nội,
1978.
35. Nguyên Bá Lính, Phạm Hoàng Hải và nnk. Thuyết minh bản đồ địa sinh thái
Đông Nam Bộ, vấn để cải tạo và sử dụng hào lý tài nguyên. Báo cáo tổng kết
đề tài: Hà Nội, 1986. (Tài lịêu lưu trữ)
36. Nguyễn Bá Linh, Phạm Hoàng Hải. Bản đồ cảnh quan sinh thái Tây Nguyên tỷ
lệ 1/250.000. Chương trình 48C. Hà Nội. 1989. (Tài liệu lưu trữ).
37. Nguyễn Thành Long và nnk. Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan.
Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan điểm và phương pháp luận. Viện các Khoa
học về Trái đất. Hà Nội, 1992.
38. Đào Trọng Năng. Địa hình karst ở Việt Nam. NXB KHKT. Hà Nội, 1979.
39. Nguyên Viết Phổ. Dòng chảy sông ngòi Việt Nam. NXB KHKT. Hà Nội, 1984.
40. Nguyễn Viết Phổ và nnk. Đánh giá tài nguyên và sử dụng nước của Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. UBQG VN và Chương trình thủy văn Quốc tế. Hà
Nội, 11/1992.
41. Trần Ngũ Phương. Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam. NXB
KHKT. Hà Nội. 1979.
42. Cao Văn Sung. Hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên ở Việt Nam. Hà Nội, 1994.
43. Vũ Trung Tạng. Nguồn lợi sinh vật Biển Đông. NXB KHKT. Hà Nội, 1979, 44.
Lê Bá Thảo. Thiển nhiên Việt Nam. Hà Nội, 1976.
45. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc. Khí hậu Việt Nam. NXB KH VÀ KT. Hà Nội,
46. Nguyễn Trái. Địa duệ chí. NXB Sử học. Hà Nội, i 960.
47. Thái Văn Trừng. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB KH VÀ KT. Hà Nội,
1993.
48. Đào Thế Tuấn. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB KHKT. Hà Nội. 1984.
49. Báo cáo kết quả đề tài "Đánh giá tổng họp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên ". Chương trình 48C.
Hà Nội, 1990. (Tài liệu lưu trữ).
50. Báo cáo kết quả đề tài "Đánh giá tổng họp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên dải ven biên Việt Nam cho mục đích sử dụng họp lý tài nguyên ".
Chương trình 48B. Hà Nội, 1990. (Tài liệu lưu trữ).
51. Báo cáo tổng hợp đề tài "Đánh giá tổng họp các điều kiện tự nhiên - sinh thái
Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ". Đề
tài cơ sở - Viện KHVN. Hà Nội, 1992. (Tài liệu lưu trữ).
52. Báo cáo tổng hợp đề tài "Nghiên cứu cảnh quan - sinh thái Việt Nam cho mục
đích sử dụng họp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ". Chương trình cấp Viện
Khoa học Việt Nam. Hà Nội, 1993. (Tài liệu lưu trữ).
53. Bản đồ địa chất Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 - Chủ biên Trần Văn Trị.
54. Bản đồ địa chất Việt Nam và bản thuyết minh bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ
1/500.000. Chủ biên Trần Đức Lương, Nguyên Xuân Bao. Hà Nội, 1992.
55. Bản đồ địa mạo Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000. Chủ biên Lê Đức An.
56. Bản đồ địa hóa cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/3.000.000. Chủ biên Nguyên Bá
Linh.
57. Bản đồ địa hóa thổ nhưỡng Việt Nam tỷ lệ1/3.000.000. Chủ biên Nguyễn Bá
Linh.
58. Bản đồ cảnh quan sinh thái Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Chủ biên Phạm Hoàng
Hải. Hà Nội, 1992.
59. Bản đồ cảnh quan sinh thái Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Chủ biên Nguyễn
Thượng Hùng. Hà Nội, 1994.
60. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Ban biên tập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất. Hà Nội, 1 990.
61. Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Ban biên tập bản đồ thổ nhượng.
62. Bản đồ thảm thực vật hiện tại Việt Nam tỷ lệ 1/3.000.000. Chủ biên Phan Kế
Lộc.
63. Bản đồ sinh khí hậu Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Chủ biên Nguyễn Khanh vân.
Hà Nội, 1992.
64. Bản đồ địa chất hủy văn Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000. Chủ biên Trần Hồng Phú.
TIẾNG NGA
65. Лбдулъкасимов А. А. Динамика ландшафтов крупных межгорных
котловин Средней Азии. - В кн.: VII Совещание по вопросам
ландшафтоведения. Пермь, 1974, с. 113-116.
66. Лбдулъкасимов А. А. Структурно-динамическое исследование
ландшафтов и вопросы прогнозиривания. - В кн.: Вопросы структуры и
динамики ландшафтных комплексов. Воронеж, 1977, с. 114.
67. Акучин В.А. Основы природопользования (теоретический аспект).
М.:
Мысль, 1978. -293 с.
68. Арманд Д.Л. Наука о ландшафте (основы теории и логики -
математические методы) М.: Мысль, 1975. - 286 с.
69. Бауэр А., Вайничке X. Забота о ландшафте и охрана природы. - М.:
Прогресс, 1971. -263 с.
70. Берг Л. С. Труды по теории эволюции. Л.: Наука, 1977. -387с.
71. Беручашвили Н.Л. Методика ландшафтно-географических
исследований и картографирования состояний природио-
территориальных комплексов. - Тбилиси, 1985. - 182с.
72. Булатов В. И. Системный подход в
антропогенном
ландшафтоведении. - В кн.: Вопросы антропогенного ландшафтоведения.
Воронеж,: изд. ВГУ, 1972, с. 88-96.
73. Веклич М.Ф. Основы палеоландшафтоведения. Киев,: Паукова Думка,
1990. - 191 с.
74. Вернадский В. Н. Биосфера. М, 1964.
75. Гвоздецкий П.А. Опыт классификации ландшафтов СССР. - В кн.:
Материалы к V Всесоюзному совещанию по вопросам ландшафтоведения.
М.: изд. МТУ, 1961.
76. Герасимов И. П. Советская Конструктивная география. М.: Наука,
1976.-208с.
77. Геренчук К. И., Топчиев А. Г. О структурно-динамическом аспекте
исследования ландшафтов. В кн.: VII Совещание по вопросам
ландшафтоведения. Пермь, 1974, с. 10 - 12.
78. Глазовская М.А. Геохимические основы типологии и методики
исследования природных ландшафтов. М. изд. МГУ, 1964.
79. Горленко И.А. и др. Эколого -географические проблемы
природопользования в Украинской ССР (состояние и перспективы
исследования). Физико-географические процессы и охрана окружающей
среды. Киев: Наукова Думка, 1991, с. 3-14.
80. Григориев А.А., Будыко М.И. О периодическом законе географической
зональности. //Докл. АН СССР, 1956, т. 110, М., 1964, с, 225-230.
81. Гриневецкий В.Т., Шищспко П. Г. Ландшафтно-мелиоративное
районирование территории интенсивного природопользования. -В сб.:
Физическая география и геоморфология. Киев: Выща школа, 1982, вып. 28,
с 30-37.
82. Гродзипский М.Д. Количественные показатели устойчивости
геосистем к мелиоративным воздействиям и методы их оценивания. -
В
св.: Физическая география и геоморфология. Киев. Выща школа, вып. 34,
1987, с. 10-17.
83. Гродзипский М.Д. Устойчивость геосистем: Теоретический подход к
анализу и методы количественной оценки // Известия АН СССР. сер.
геогр.1987,М)6,с.5-15.
84. Дашкевич 3. В. Теоретические проблемы динамики ландшафтов. Изд.
В ГО, 1975, №2, 95 с.
85. Докучаев В. В. Учение о зонах природы. М, 1948.
86. Дьяконов К.Н. Ландшафты, исследование в районах влияния
водохранилиц// Известия АН СССР. сер. гсорраф., 1965, №5, с.50-54.
87. Исаченко А.Г. Классификация ландшафтов СССР ( сравнительно к
целям обзорного ландшафтного картирования). Изд. ВГО, 1975а, т. 107,
№4.
88. Исаченко А.Г. Методы прикладных ландшафтных исследований.
Л.:
Наука, 1980,222 с.
89. Исаченко А. Г. Основы ландшафтоведения и физико-географическое
районирование. М., 1991, 325 с.
90. Колесник СВ. Общие географические закономерности Земли.
М. -.Мысль, 283 с.
91. Кочуров Б.Н. Пространственный анализ экологических ситуаций.
Дисс. доктора георрафических наук. М., 1994, 248 с.
92. Крауклис А.А. К оценке состояний и структур геосистем для
практических целей. - В кн.: Актуальные вопросы современной прикладной
географии. Иркутск, 1976, с. 49-56.
93. Ланько А.И., Марипич А.М., Попов В.П., Порывкина О.В. Физико-
географическое районирование как метод региональных исследований.
Современные проблемы географии. -М.: Наука, 1964, №9, с. 17-23.
94. Лопатина Е. Б. Об отборе критериев и показателей оценки природных
условий жизни населения. - Вопросы географии. - Вопросы географии,
сб.
78: оценка природных ресурсов. - М.: Мысль, 1968.
95. Марипич А.М. О комплексной программе исследований по
региональному природопользованию. - В сб.: Географические аспекты
использования природных ресурсов УССР. Киев.: Наукова Думка, 1982, ц.
3-10.
96. Марипич А.М. . Пащенко В.М., Шищенко П.Г. Ландшафты и физико-
географическое районирование. - в кн.: Природа Украинской ССР. Киев.:
Наукова Думка, 1985. 222 с.
97. Марипич А.М. и др. Киевское Приднепровье. - Конструктивно-
географические, основы рационального природопользования в УССР. Киев:
Наукова Думка, 1988. - 176 с.
98. Марцинкевич Г. И. и др. Ландшафты Белоруссии. Минск : изд.
Университетское, 1989, 239 с.
99. Миллер Г. П. Ландшафтные исследования горных и предгорных
территорий. Львов : Выща школа, 1974, 201 с.
100. Мильков Ф.Н. Ландшафтная география и вопросы практики. -М:
Мысль, 1966, 256 с.
101. Мильков Ф.Н. Ландшафтная сфера Земли. М.: Мысль, 1970,207с.
102. Михайлов Н.И. Физико-географичецкое районирование. М.: изд.
МГУ, 1985, 181с.
103. Мухина Л.Н. О методике производственной оценки природных
комплексов. - В кн. Методы ландшафтных исследований. М.: Наука,
1969,с.79-87.
104. Мухина Л.Н. Принципы и методы технологической оценки
природных комплесов. М., 1973. -95 с.
105. Нееф Э. Теоретические основы ландшафтоведения. М.: Прогресс,
1974.218 с.
106. Николаев В. А. Классификация и мелкомасштабное
картографирование ландшафтов. М.: изд. МГУ, 1978. 62 с.
107. Николаев В.А. Региональные агроландшафтные исследования и
картографирование. М.: изд. МГУ, 1992, с. 73-82.
TIẾNG PHÁP - TIẾNG ANH
108. Carton P., Bruzon H. Le Climat de l'Indochine et les typhons dans la mer de
chine. IDEO. Hanoi, 1989.
109. Castagnol E.M. Le sol. Hanoi, 1942.
110. Fromaget J. Etude géologiques sur le Nord de l'Indochine centre. Bull. Ser.
geol. Ind. XVII.2. Hanoi, 1927.
111. Gaussen H., Legris P. Lasco F. Bioclimats du Sud - Est Asiatiquce - Inst. franc
ais de pondichery - Travaux de la section scientifique et technique. I. III.
Fasicula IV. 1967. Ppl - 119.
112. Gouru P. Les pays tropicaux, Vol.I, 1947.
113. Henry Y. Terres rouges et terres noires basantiques d'Indochine. Hanoi,
1931.
114. Le Trong Cue, Rambo A.T. and Kathleen Gillogy. Agroccosystem in the
Midllands of the East Vietnam. East - West center ( EAPI ). Honolulu.
Hawaii -USA, 1990.
115. Nguyen Cong Vien. Contribution a l'étude biologique des taches stériles sur
terres rouges ( Aach. Rech. Agron et past au Vietnam, N° 21 ), 1953.
116. Nguyen Khanh Van. The impact of climate on properties of agroecosystem in
the midlands (Vinh Phu province) from Human ecology View points.
Working paper to the International workshop : " On rural systems sustainability
in the South -East Asia ". East - West center (EAPI). Honolulu. Hawaii - USA.
April, 1990 - 50p.
117. Schmid M. Les sols du sud Vietnam. This inédite. 1962.
118. Schmid M. - Contribution a l'étude de la vegetation Vietnam : Le massif sud
annamitique et les region limitrophes. These de doctorat presentee a l'univesite de
Paris. 1962.
119. Vidal J., Vidal Y., Pham Hoang Ho. Bibliographic botanique indochinoise de
1970 a 1985. Documents pour le floau du Cambodge du Laos et du Vietnam. Paris:
Mus. Nat. Hist. Natur., 1988. 132 p.
120. Whitmore T.C. Southest Asia tropical forest. Trop. Rain forest ecosystem :
Biogeogr. and ccol. Stud. Amsterdam etc, 1989, Pp. 195-218.
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VIỆT NAM - THÀNH PHẦN VÀ YẾU TỐ CƠ BẢN
THÀNH TẠO CẢNH QUAN ....................................................................................................6
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN VIỆT NAM....................................................12
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU - NHÂN TỐ CHÍNH QUYẾT ĐỊNH TÍNH CHẤT
NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA CỦA CẢNH QUAN VIỆT NAM.................................................14
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN, HẢI VĂN NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CẢNH QUAN VIỆT NAM........................................21
CHƯƠNG V: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ ĐẤT
TRONG THÀNH TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN VIỆT NAM............................25
CHƯƠNG VI: ĐẶC ĐIỂM GIỚI SINH VẬT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA VIỆT NAM .29
CHƯƠNG VII: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CảNH QUAN HIỆN ĐẠI ..............................................................................33
PHẦN HAI: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN - CƠ SỞ KHOA HỌC QUAN TRỌNG TRONG
NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG TỔNG HỢP LÃNH THỔ .....................................................44
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHUNG VÀ
CẢNH QUAN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA VIỆT NAM ..........................................................44
I.2. Phương pháp luận nghiên của cảnh quan...................................................................49
CHƯƠN II: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẢNH QUAN VIỆT NAM TỶ LỆ 1/1000.000........56
II.1. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan chung vả bản đồ
cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 .............................................................................56
II.2. Hệ thống các cấp phân vị, các chỉ tiêu phân loại áp dụng cho bản đồ cảnh quan lãnh
thổ Việt Nam tỷ lệ 111.000.000 .......................................................................................60
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CẢNH QUAN ĐỚI GIÓ MÙA VIỆT NAM CHO MỤC
ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................70
III.1. Những vấn đề chung về phân tích cảnh quan..........................................................70
III. 2. Đặc điểm cấu trúc - chức năng cảnh quan Việt Nam .............................................72
III. 3. Đặc điểm động lục cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam...................................87
III. 4. Một số kết quả nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam................................92
CHƯƠNG IV: PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VIỆt NAM ..................................................96
IV.1. Các nguyên tắc và phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng cảnh quan...............96
IV. 2. Hệ thống các đơn vị phân vùng cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000..............103
IV. 3. Đặc điểm các vùng cảnh quan Việt Nam .............................................................110
PHẦN BA: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CẢNH QUAN VIỆT NAM..............................119
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN.........................................................................119
I.1. Những vấn đề lý luận đánh giá cảnh quan ...............................................................119
I. 2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cảnh quan .....................................................................125
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO VIỆC SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM ...............................................................131
II.1. Những khía cạnh ứng dụng kết quả nghiên của cảnh quan cho các mục đích thực
tiễn ..................................................................................................................................131
II.2. Các loại hình sử dụng tài nguyên ở Vỉa Nam.........................................................134
KẾT LUẬN ........................................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................141
MỤC LỤC ..........................................................................................................................149
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc Phạm Văn An
Tổng biên tập Nguyễn Như Ý
Biên tập nội dung:
Phí Công Việt
Trình bày bìa:.
Tào Thanh Huyền
Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường lãnh thổ Việt Nam.
In 1.000 cuốn, khổ 20,2 x 29 cm. là tại Nhà máy in Diên Hồng, số in:
Giấy phép xuất bản số 214/CXB do cục Xuất bản ký ngày tháng năm 1997. In xong và
nộp lưu chiểu tháng 9 năm 1997.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt_.pdf