Chuyên đề Bệnh Gumboro và biện pháp phòng chống

5. Kết luận Việc tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, đường lây lan, triệu chứng, bệnh tích của bệnh Gumboro là một việc làm cần thiết và hết sức có ý nghĩa. Giúp cho bác sỹ thú y trong việc chẩn đoán nhanh và có biện pháp khống chế dịch bệnh và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Từ đó sẽ ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh trong đàn và giữa các vùng. Giảm thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi, nâng cao phẩm chất và sản lượng thịt, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

ppt57 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bệnh Gumboro và biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀBỆNH GUMBORO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Thái Nguyên, tháng 9 năm 201211. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp. Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm ở gà và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của một bệnh, đồng thời đưa ra phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “bệnh gumboro và biện pháp phòng chống”22. Những hiểu biết về bệnh2.1. Sơ lược về bệnh (tình hình bệnh) * Trên thế giới: - Năm 1957 được Cosgrove phát hiện ở một địaphương có tên Gumboro thuộc bang Delawre phía nam nước Mỹ, trên đàn gà thịt thương phẩm Ông đặttên căn bệnh mới lạ là “Gumboro”. - Năm 1962 người ta đã phát hiện được bệnh Gumboro ở Anh. - Năm 1965 Rinaldi và cs thông báo rằng bệnh Gumboro xuất hiện ở Ý, cũng năm đó Perek và Lamberg cho hay ở Israel cũng có bệnh Gumboro.3 - Năm 1967 Ladngraf cùng cs mô tả căn bệnh này ở Đức, Rigenbach phát hiện ở Thụy Điển. - Năm 1969, Maire cùng cs công bố bệnh Gumboro ở Pháp - Năm 1970 bệnh xuất hiện ở Canada. - Ở Hà Lan năm 1987, Rosenberger đã phân lập chủng IBV gây chết tới 80-90%. 4* Ở Việt Nam: - Lê Văn Năm phát hiện lần đầu tiên tại Viện Chăn nuôi Quốc gia vào năm 1983 và công bố chính thứcvào các năm 1986, 1989, Nguyễn Tiến Dũng đã phân lập được căn nguyên gây bệnh. - Theo Lê Văn Năm (2003) cho biết: Những dòng giống gà có năng suất cao có sự nhạy cảmvới IBV khác nhau. - Theo Đinh Thị Bích Lân và cs (2005), Nguyễn Bá Thành (2005) cho biết: Bệnh Gumboro xảy ra trên 30ổ dịch Ở tỉnh Đồng Nai năm 2002, 2003, ở tất cảcác tháng trong năm, trên các đàn gà công nghiệp, gà thả vườn giống nhập 52. 2. Một số đặc điểm chính của căn bệnhLà một ARN virut, nhóm Bimarus, đường kính 55 - 65 nm, gồm 2 serotyp. Serotyp 1: có độc lực mạnh và gây bệnh cho gà trên thế giới. Serotyp 2: phân lập ở gà và gà tây, không có khả năng gây bệnh.- Iod 0,5%; Cloramin 5% diệt nhanh.Bền vững trong điều kiện tự nhiên, 122 ngày vẫn giữ nguyên độc lực. Tồn tại 52 ngày trong thức ăn. 600C diệt trong 90 phút; 500C trong 5 ngày; - 200C trong 3 năm; 700C trong 10 phút.6Hình thái virus Gumboro7 - Chủng có độc lực rất cao: Gây bệnh ở thể cấp tính, gây chết 20-60 %. Ở Hà Lan năm 1978, Rosenberger đã phân lập được chủng IBV gây chết gà tới 80-90% - Chủng có độc lực trung bình: Gây bệnh Gumboro cổ điển, tỷ chết 5 – 20 %. - Chủng có độc lực thấp (nhược độc): Gây bệnh thể ẩn, không gây biểu hiện lâm sàng tỷ lệ chết 0-5%82. 3. Đặc điểm dịch tễ học của căn bệnh2.3.1. Loài vật mắc bệnh - Hiện chỉ mới thấy gà nhiễm bệnh - Gà giống trứng thường bị nhiễm nặng hơn gà giống thịt - Các dòng gà cao sản chuyên trứng, chuyên thịt nhiễm bệnh khá nặng đến 50%.2.3.2. Chất chứa mầm bệnh - Gà bệnh tìm thấy virus ở các đại thực bào, các tế bào dạng lympho và trong túi Fabricius. - Trong phân và trứng92.3.3. Đường xâm nhập Theo một số tác giả cho biết: Bệnh được lan truyền rất nhanh qua 2 con đường - Trực tiếp: Từ gà ốm sang gà khỏe - Gián tiếp: Qua tiêu hóa, hô hấp như: Qua thức ăn, nước uống, bụi trong không khí, đệm lót chuồng, các dụng cụ chăn nuôi, chuột, ruồi, mọt, gà mẹ bị bệnh thì mầm bệnh sẽ vào trứng truyền cho con. 102.3.4. Lứa tuổi mắc tuổi: + Bệnh thường xảy ra ở gà từ 1-15 tuần tuổi+ Tuổi càng nhỏ tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh càng cao. Thường tập chung cao ở lứa tuổi từ 3- 6 tuầntuổi, tỷ lệ mắc có thể lên tới 100%, tỷ lệ chết là 25-30%, nếu bệnh ghép tỷ lệ chết lên tới 50-60%. Gà trên 12 tuần tuổi khó mắc bệnh này+ Gà nhỏ hơn có thể mắc bệnh ở thể tiềm ẩn, không biểu hiện triệu chứng, nhưng nó làm ức chếquá trình sinh miễn dịch, gà dễ mắc các bệnhnhiễm khuẩn, tỷ lệ mắc 100%, tỷ lệ chết từ10-50%hoặc cao hơn. 11 + Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Bích Lân và cs (2005) cho biết: Ở tỉnh Đồng Nai năm2002, bệnh Gumboro xảy ra tất cả các tháng trong năm, trên các đàn gà công nghiệp, gà thả vườngiống nhập ngoại tỷ lệ nghi bệnh là 10,7% và8,5%,tỷ lệ chết 8-35%. Năm 2003 tình hình bệnh như năm 2002 với tỷ lệ nghi bệnh 10,7%; 8,5%; 9,7%,tỷ lệ chết 18 - 40%. Theo số liệu điều tra tỷ lệ đàn gà nghi bệnh Gumboro năm 2002 và 2003 ít hơnso với kết quả điều tra của Châu Bá Lộc năm 19 ởtỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là 51,3%. 12Theo điều tra trước đây năm 1999 ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là 11,9%. Tỷ lệ chết trong điều tra là 8-40%, trong khi theo Lê Thanh Hòa (1992) tỷ lệ này chỉ 5-20%. + Theo Nguyễn Bá Thành (2005) cho biết: Kết quả điều tra chi tiết 30 ổ dịch Gumboro tại tỉnhĐồng Nai năm 2003 thấy: Gà mắc bệnh từ 18-45ngày tuổi, bệnh lan rất nhanh, sau 2-3 ngày có thể lan cả đàn, tỷ lệ chết 24-38%132.4. Cơ chế sinh bệnh: Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (1999) cho biết: - Virus Gumboro tấn công chủ yếu mô lympho. - Tế bào Lympo B bị phá hủy, tế bào lympho T bị tổn thương. - Sau 2 ngày xâm nhập vào cơ thể, xuất hiện viêm túi Fabricius. Ở giai đoạn đầu túi bị phù thũng, sưng to gấp 2-3 lần bình thường.- Hoại tử, phá hủy tất cả các mô Lympho và cuốicùng sau 3-4 ngày túi teo nhanh, tỷ lệ chết 5-15%.Những đàn gà bị nhiễm nặng, sức đề kháng kém, tỷ lệ chết 30-40%. 14Theo Lê Văn Năm (1999; 2003) cho biết: - Virus IBV xâm nhập vào trong cơ thể theo đườngmáu hoặc chỗ mở giữa ruột và túi Fabricius, cư trú ở túi Fabricius. - Chúng tấn công các nang bào túi Fabricius, pháhủy các chức năng tạo tế bào Lympho B dẫn đến tế bào lympho hệ 2 không hoàn chỉnh, kém chức năngbảo vệ. - Hệ thống tạo miễn dịch bị tổn thương, việc đáp ứng miễn dịch bằng vaccin, sức đề kháng của cơ thểgiảm sút một cách nghiêm trọng. 15Theo Bùi Đức Lũng và cs (2003; 2004) chobiết: - Virus xâm nhập vào cơ thể làm suy giảm miễndịch của gà. - Sau khi vào máu virus được đưa đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, chúng chỉ chú lại ở túi Fabricius. Tại đây chúng sinh sản rất nhanh rồitheo đường lympho về máu với số lượng gấpnhiều lần ban đầu. - Chúng không tồn tại lâu trong máu và bị vôhiệu lực do các thành phần của hệ miễn dịch hoặcbao vây trung hoà bởi kháng thể sinh ra do chínhbản thân virus là kháng nguyên kích thích 16 - Những xác chết của virus được phân huỷ và bàixuất ra các độc tố gây xuất huyết trong cơ và nhiều cơ quan khác như: Ruột, dạ dày, thận, gan,lách. - Khi lột da gà ra ta thấy những điểm xuất huyếtrất rõ trên bề mặt cơ vùng đùi, ngực. - Mức độ xuất huyết phụ thuộc vào độc lực củavirus gây bệnh và thời điểm mổ khám. - Xuất huyết có thể ở dạng phân tán li ti, có thể thành vệt hoặc thành đám đen thâm rất đặc trưng cho bệnh.172.5. Triệu chứng, bệnh tích2.5.1. Triệu chứngTheo một số tác giả cho biết: Bệnh biểu hiện ở 2 thể- Thể lâm sàng hay còn gọi là Gumboro cổ điển (cấptính)+ Thời gian nung bệnh: 2-3 ngày, bệnh thường xảy ra cấp tính, gà chết đột ngột, tỷ lệ chết tăng 3-4ngày đầu, sau giảm xuống+ Thân nhiệt: Gà sốt cao, gà chưa chết thấy rất nóng, khi sắp chết hoặc đã chết gà lạnh+ Mức ăn, uống: Gà bỏ ăn, uống nhiều nước 18 + Trạng thái cơ thể: - Khi mới bị bệnh gà mổ cắn lẫn nhau, gà thườngquay đầu lại mổ vào hậu môn. - Đàn gà nhìn xơ xác, ủ rũ, xù lông, gà dồn đống,nằm bệt trên nền chuồng, nằm trên 2 đầu gối, đầuchúc xuống, run rẩy yếu dần và nằm bẹp, con thìquẹo bên này, còn nằm nghiêng bên kia, mắt nhắmtịt, kiệt sức. - Trọng lượng giảm rõ rệt và chết dần, chỉ trongvòng 2-5 ngày có thể toàn đàn bị nhiễm. 19- Trước khi chết gà thường kêu ré lên hoặc bại chân. Tỷ lệ chết 5-30%, bội nhiễm tỷ lệ chết 80-90%. + Phân: Gà ỉa chảy, phân loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau chuyển sang vàng trắng, xanh vàng nhớt có bọt khí, đôi khi lẫn máu phân loãng màu vàng nhạt có bọt. - Thể không biểu hiện lâm sàng (thể ẩn).+ Gà mắc <3 tuần tuổi tỷ lệ chết rất cao. + Bệnh thể ẩn khi bị bệnh gà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, gà chết rất nhanh, tỷ lệ chết0-30%, có đàn đến 40-60%, nếu bị ghép tỷ lệ chết 80-90%20 Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Thànhvà cs (số 4, 2007) cho biết: Dùng huyễn dịchvirus bệnh phẩm nhỏ mắt, mũi, hậu môn cho gàkhỏe, theo dõi đến hết ngày thứ 3, không có con nào chết, biểu hiện triệu chứng lâm sàng sau:+ Ngày thứ nhất: Gà vẫn ăn uống và đi lại bình thường, chưa có biểu hiện của bệnh+ Ngày thứ hai: Một gà bắt đầu có hiện tượng mệt mỏi, kém ăn hơn, phân có nhiều nước+ Ngày thứ 3: Phần lớn gà ủ rũ, kém ăn, nằm tụ vào một chỗ, phân lỏng màu trắng Cũng dùng huyễn dịch này tiêm vào màng CAM theo dõi đến 96 giờ, không có phôi nào bị chết.21 Hình 1 : Gà bệnh nằm túm lại nhau, lờ đờ, ủ rũ, xù lông 22Hình 2: Gà bệnh lờ đờ, ủ rũ, xù lông 23Hình 3: Gà bệnh tiêu chảy phân trắng loãng 24 2.5.2. Bệnh tích: - Xác chết béo, bẩn vùng xung quanh hậu môn. - Gà chết xác chết khô, lông xơ xác, chân khô. - Cơ đùi, cơ ngực có các điểm xuất huyết lấm tấm hình đinh gim hoặc xuất huyết đỏ thành vệt tím bầm và dài. Ngoài ra cơ cánh xuất huyết đỏ thành vệt hoặc thâm đen, cơ lườn xuất huyết.25 Hình 4: Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt.26Mổ khám thấy: + Ruột chứa nhiều dịch nhầy, niêm mạc ruột bị tăng tiết dịch + Phần tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và cơ bị xuất huyết thành đám.. + Lách có thể hơi sưng,có những chấm xám nhỏ trên bề mặt. Gan bị hoại tử. + Thận sưng to và nhạt màu, có xuất huyết,tích tụ Urat trong ống thận.27Hình 5: Xuất huyết và loét trên niêm mạc ruột non28Hình 6: Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến (chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ ). Hoại tử mép gan29Hình 7: Cơ đùi xuất huyết, xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến (chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ ).30 Hình 8: Thận sưng nhạt màu và vàng 31 - Bệnh tích điển hình của bệnh ở túi Fabricius: + Ngày thứ ba sau khi nhiễm bệnh, túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước, thủy thủng vàcó màu đỏ, bề mặt phủ một lớp gelatin, có thể xuất huyết. + Ngày thứ 4 túi Fabricius tăng gấp đôi vềkích thước và trọng lượng, sau đó bắt đầu teodần. + Ngày thứ 5 túi Fabricius trở lại kích thước bình thường và bắt đầu teo lại32+ Ngày thứ 8 có kích thước bằng 1/3-1/6 so với bình thường. - Tuyến Fabricius: Sưng to gấp 2- 3 lần bình thường, xuất huyết lấm tấm hoặc thành đám sau teo nhỏ lại. Mổ gà ra thấy túi Fabricius sưng rất to, hoặc teo lại, xuất huyết hoặc bã đậu phụ thuộc vào thời điểm đàn gà bị nhiễm virus.33Hình 9: Túi Fabricius sưng to, đỏ, xuất huyết lấm tấm34Hình 10: Túi Fabricius sưng, bên ngoài được bao phủ bởi lớp màng nhày. Túi Fabricius sưng, xuất huyết, hoại tử bã đậu35Hình 11: Túi Fabricius sưng, xuất huyết ở gà 35 ngày tuổi36 + Mép gan có những vết vàng hoại tử gan372.5.3. Chẩn đoán* Về mặt lâm sàng- dịch tễ - Gà thịt thường phát bệnh 20- 40 ngày tuổi, gà Giống trứng khoảng 30- 60 ngày tuổi xuất hiện tình trạng bệnh đột ngột, diễn biến nhanh, kết thúccũng nhanh như các dấu hiệu lâm sàng. Bỏ ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy , ủ rũ, lông xù 38 - Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: + Bệnh Newcastle: Có xuất huyết tiền mề, tiêu chảy nhưng không tổn thương ở túi Fabricius,bệnh diễn ra trong đàn gà rất dài + Bệnh thương hàn: Không ồ ạt lắm, chết rảirác, hoại tử khắp phủ tạng.* Cận lâm sàng: Gửi bệnh phẩm là túi Fabricius hay máu gà bệnh đến phòng xét nghiệm kiểm tra virus.393. Biện pháp phòng chống bệnh3.1. Biện pháp phòng bệnh3.1.1. Vệ sinh - Vệ sinh sát trùng chuồng trại định kỳ sau mỗi đợt nuôi gà. Ta có thể dùng Iod; Cloramin 0,5%; Formalin 5%, phun hàng tháng và sau mỗi đợt nuôi. Nếu chuồng có gà mắc bệnh: Phun 2-3lần/tuần sau 2-3 tháng mới bắt gà về nuôi.. - Vệ sinh máng ăn, máng uống, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi. Tiến hành ủ phân để tiêu diệt mầm bệnh. - Trong quá trình nuôi cung cấp thêm các sảnphẩm dinh dưỡng 40 - Ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài vào: + Trước khi đưa gà vào nuôi ta phải tẩy uế chuồng trại thật sạch. + Trứng giống trước khi đem vào ấp phảiđược xông Foormon. + Tuyệt đối không mang gà từ cơ sở có bệnhvào nuôi. + Tích cực diệt chuột, các loại côn trùng, mọt trong thức ăn. + Không cho người lạ vào khu chăn nuôi + Khi gà bị bệnh cần xử lý nhanh chóng và cóbiện pháp điều trị những con trong đàn. 41 3.1.2. Phòng bằng Vacxin * Phòng bệnh bằng vacxine như sau: + Dưới 30 ngày tuổi nhỏ vacxin Gumboro vào mắt, mũi, miệng: 5- 7 ngày tuổi nhỏ lần 1; 15- 20 ngày tuổi nhỏ lần 2. Thường tiêm vacxin Gumboro 2 lần: Lần 1 cách lần 2 một tuần. + Tiêm phòng vacxin cho gà 1 tuần tuổi bằngBIO-Burs I, nhỏ mắt mũi hoặc cho uống, lặp lại lần 2 khi gà được 3 tuần tuổi. Gà 3 tháng tuổi chủng lần 3 bằng INACTI/VAC BN-ND tiêm dưới da 0,5ml/ con 42 + Nếu sử dụng vacxin phòng bệnh Gumboro do Công ty TW 2 sản xuất thì chủng ngừa vacxin2 lần: - Lần 1: Gà 5 - 10 ngày tuổi (nhỏ mắt, mũi) - Lần 2: Gà 20 - 25 ngày tuổi (uống hoặc nhỏ mắt, mũi) Cần tiêm phòng cho đàn gà bố mẹ để tạo miễn dịch thụ động cho gà con trong những ngày đầu mới nở. 43 + Có thể sử dụng vacxin nhược độc BUR708, LBD-len hay vô hoạt Gumbopest để phòng cho gà theo lịch chủng ngừa như sau đây: NgàyGà thịtGà đẻ15-71411021Vùng an toànBur 706 (nhỏ mắt)IBD-Blen (cho uống)Bur 706 (nhỏ mắt)Bur 706 (nhỏ mắt)IBD-Blen (cho uống)Vùng không an toànBur 706(nhỏ mắt)Gumbopest (tiêm bắp 0,15cc/con)IBD-Blen (cho uống)Bur 706 (nhỏ mắt)Gumbopest (tiêm bắp 0,15cc/con)IBD-Blen (cho uống)  Lịch chủng ngừa này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình dịch bệnh ở địa phương. (Theo báo NN Việt Nam số 180/ 2001) 44 * Tăng sức đề kháng cho gà bằng cách: Cho uống Anti-gum, điện giải, đường glucoza hoặc tiêmkháng thể Gumboro. Khi bệnh ghép với các bệnh khác phải kết hợp cho uống kháng sinh điều trị bệnh ghép.3.2. Biện pháp chống bệnh - Không có thuốc đặc trị. - Phối hợp thuốc bổ, trợ sức, dung dịch điện giải, cầm máu, uống (tiêm) glucoza, nước dừa.45 + Kết hợp dùng các thuốc sau: Cách 1: - Anti-gum: 2 gói (20gr)/ 100gà - Colivinavet: 2 gói (20gr)/ 100gà (1gói 10gram/ 30- 40 kg/ ngày) Hoà với 10 lít nước cho uống 3- 4 ngày liên tiếp.Cách 2: - Anti- gumboro: 2 gói (20gr)/ 100gà - T. colivit: 2 gói / 100gà - Đường Gluco: 200gr/ 100 gà. Hoà với 10- 12 lít nước cho uống 3- 4 ngày liên tiếp.* Chú ý: Có thể dùng 2 cách trên đồng thời mỗi cách 1 ngày; đảo thuốc trên 1 liệu trình điều trị .46 + Hỗ trợ bằng kháng thể Gumboro: Hiện đang rất phổ biến: Liều 0,5- 1 cc/ 1- 2 kg gà. Chỉ tiêm 1 lần / ngày. Nếu nguy kịch 2 lần / ngày. Tiêm cơ thịt gốc cánh. + Kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt.* Không nên sử dụng kháng sinh trong thời gian đàn gà mắc bệnh, việc dùng kháng sinh để điều trị càng làm bệnh trầm trọng và tăng tỷ lệ chết cao474. Nhận thức về bệnh4.1. Tính chất nguy hiểm của bệnh, tại sao? - Bệnh do virus gây nên, thường mắc ở thể cấp tính, lây lan nhanh và chết rất nhanh - Khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng tấn công chủ yếu mô lympho ở túi Fabricius, chúng pháhủy tế bào lympho B, phá hủy tất cả các mô lympho. Tỷ lệ chết lên tới 30-40% 48 - Thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi - Sau khi gà mắc bệnh không chết nếu nuôi thìtăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn tăng, tỷ lệ loại thảirất cao, chi phí phục hồi đàn rất lớn. Khi gà bị bệnhthường kéo theo các bệnh kế phát như:Newcastle. Coli, bạch lỵ, cầu trùng...(vì miễn dịchbị suy giảm) 494.2. Các vấn đề cần tập trung nghiên cứu về bệnh Khi nghiên cứu về bệnh chúng ta nên tập trung nghiên cứu về các vấn đề chính như sau: - Tình hình dịch bệnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam để qua đó biết được bệnh đang ở những khu vực nào là chính, xuất hiện vào mùa nào là chủ yếu, có bao nhiêu chủng virus gây bệnh, ở nước ta thì thường mắc chủng nào... 50 - Căn nguyên gây bệnh để từ đó hiểu được nguyên nhân nào gây ra bệnh, xác định được đó là loại virus nào gây bệnh? thuộc chủng nào? để từ đó có giải pháp xử lý thích hợp cho từng trường hợp, như dùng vacxine nào để khống chế vùng bệnh - Cơ chế sinh bệnh như thế nào để qua đó chúng ta hiểu được quá trình sinh bệnh diễn biến như thế nào, diễn biến trong bao lâu nhằm tìm cách khống chế và hạn chế tác hại của bệnh, bào chế thuốc để cắt đứt tiến trình gây bệnh của virus nhằm điều trị bệnh có hiệu quả51 - Triệu chứng, bệnh tích của bệnh: Khi nghiên cứu kỹ về triệu chứng của bệnh chúng ta sẽ tìm ra nhữngtriệu chứng đặc thù của bệnh ghóp phần chẩn đoánbệnh 1 cách chính xác, bên cạnh đó việc tìm ra các bệnh tích điển hình cũng góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán, khi chăn nuôi với quy mô lớn hoặc triệu chứng thể hiện ở bệnh súc không điển hình - Biện pháp phòng chống bệnh: Do bệnh là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên biện pháp phòng chốngbệnh là rất cần thiết nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra cho người chăn nuôi. 524.3. Để hạn chế tiến tới thanh toán bệnh biện pháp chủ đạo là gì?Để hạn chế tiến tới thanh toán bệnh theo em biện pháp chủ đạo nhất là:* Tiêm phòng vacxin cho đàn gà, theo đúng quy định như: - Lựa chọn vacxin cho phù hợp: Có 3 loại vacxin sau: + Vacxin sống nhược độc hoàn toàn: Bur 706, 2512, Standard... + Vacxin sống có độc lực trung bình: Gumboro B (D78), Gumboral CT... + Vacxin sống có độc lực cao: 228E, Izovac, Gumbor A...53- Cách sử dụng vacxin để đạt mục đích phòngbệnh + Nắm được đặc điểm dịch tễ từ khu chăn nuôi. + Tìm kiếm lại lịch phòng bệnh của đàn gà: . Nếu đàn gà con có nguồn gốc từ đàn gà bố mẹ đã được tiêm phòng rồi, thì đàn gà đó đượcbảo hộ trong 2 tuần, ta có thể tiêm phòng lần 1vào lúc 7-10 ngày tuổi và lần 2 tiêm lúc 15-21 ngàytuổi. Tiêm vacxin có độc lực trung bình 54 . Nếu đàn gà con từ đàn gà bố mẹ chưađược tiêm phòng. Thì ta tiêm lần 1 lúc 1 ngày tuổi,lần 2 lúc 7 ngày tuổi, lần 3 lúc 14 ngày tuổi. Tiêmvacxin có độc lực trung bình . Nếu đàn gà con không rõ lai lịch thì tiêm vacxincó độc lực mạnh (cao) - Sử dụng vacxin: Nên dùng theo đúng chỉ dẫnghi trên nhãn mác đã quy định * Đảm bảo kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng theođúng quy trình chăn nuôi như: Chọn giống, chuồngtrại, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh cho đàngà.555. Kết luậnViệc tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, đường lây lan, triệu chứng, bệnh tích của bệnh Gumboro là một việc làm cần thiết và hết sức có ý nghĩa. Giúp cho bác sỹ thú y trong việc chẩn đoán nhanh và có biện pháp khống chế dịch bệnh và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Từ đó sẽ ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh trong đàn và giữa các vùng. Giảm thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi, nâng cao phẩm chất và sản lượng thịt, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.56XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_dang_16_1_2013_3_5655.ppt
Tài liệu liên quan