Chuyên đề 3: Sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính

Đối với những trường hợp mốc ranh giới bị mất, cần phải phục vụ hồi, tiến hành như sau, dựa trên sơ đồ mốc ranh giới đã cắm trước dây, căn cứ vào các địa vật cố định đã được ghi tên trên sơ đồ, dùng thước dây đo các cung từ các điểm đó, tìm điểm cắt nhau đo từ 3 điểm đến theo khoảng cách đã ghi trên sơ đồ, được điểm mốc ranh giới. Dùng mốc mới chôn tại điểm vừa xác định. VII. QUẢN LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản phục vụ cho ngành quản lý đất đai trong các công tác như đăng ký thống kê đất đai, quy hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra – kiểm tra đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vì vậy bản đồ địa chính phải được quản lý chặt chẽ, có hệ thống. Đối với cấp xã bản đồ địa chính là các bản sao, để bảo quản lâu dài phải có tủ đựng bản đồ. Bản đồ phải được sắp xếp theo thứ tự phân mảnh, theo khu vực. Các tờ bản đồ nên được đánh số theo hệ thống qui định để thuận tiện khi tra cứu.

doc29 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 3: Sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 3: SỬ DỤNG VÀ CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Bài 1: BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH I. KHÁI NIỆM Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan trọng của hồ sơ địa chính; trên bản đồ phải thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo chủ sử dụng; đáp ứng yêu cầu của nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương. Bản đồ địa chính là cơ sở pháp lý cung cấp các số liệu, các thông tin đầy đủ, chính xác cho các công tác đăng ký, thống kê đất đai, qui hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra kiểm tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thông tin thay đổi hợp pháp của đất đai. Để thể hiện đầy đủ và chính xác yếu tố phục vụ cho công tác quản lý đất đai, bản đồ địa chính được xây dựng theo hệ thống toạ độ thống nhất và được đo vẽ ở các tỷ lệ từ 1: 500 đến 1: 10.000. Trong đó ở vùng đồng bằng trung du đo vẽ tỷ lệ 1: 1000; 1: 2000; 1: 5000, ở vùng đô thị vẽ 1: 500, ở vùng núi đo vẽ tỷ lệ 1: 10.000. Bản đồ địa chính phải có nội dung thể hiện đầy đủ các yếu tố, chỉ tiêu phù hợp với nội dung thống kê địa chính trong từng giai đoạn, nhằm phục vụ cho công tác thống kê đất đai, giao đất, thu hồi đất, xác định ranh giới sử dụng đất, ranh giới hành chính, cải tạo bảo vệ đất.... đồng thời là tư liệu pháp lý trong hồ sơ địa chính. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các yếu tố nội dung khác của bản đồ địa chính thể hiện theo quy định của Quy phạm. Bản đồ địa chính cơ sở: Là bản đồ được đo vẽ bằng các phương pháp trực tiếp ở thực địa. Đo bằng các phương pháp thực địa kết hợp đo ảnh hàng không. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ. Bản đồ địa chính: Là tên gọi của bản đồ được biên tập từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn. Được đo vẽ đến trọn các thửa đất, xác định các loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ phù hợp với hồ sơ địa chính. II. NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Nội dung bản đồ địa chính Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 bao gồm: 1. Cơ sở toán học của bản đồ; 2. Điểm khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định; 3. Địa giới hành chính (sau đây viết tắt là ĐGHC) các cấp, mốc ĐGHC; đường mép nước thủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm (đối với các đơn vị hành chính giáp biển); 4. Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn; ranh giới quy hoạch sử dụng đất; 5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất; 6. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện); 7. Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có). 2. Cách biểu thị các yếu tố nội dung - Yếu tố thửa đất: Thửa đất là yếu tố chính của tờ bản đồ địa chính được biểu thị theo dạng đường viền và khép kín. Khi đo vẽ phải đảm bảo đúng vị trí, hình dạng, kích thước của thửa đất. Mỗi thửa đất đều phải thể hiện đầy đủ ba yếu tố: Diện tích, số thửa, loại ruộng đất. Ví dụ : Hình 5 - Các yếu tố dạng điểm: biểu thị tất cả các điểm toạ độ địa chính và điểm mốc địa giới hành chính các cấp. - Các yếu tố dạng hình tuyến: Bao gồm hệ thống thuỷ văn, đường giao thông, đường ranh giới hành chính. Khi đo vẽ các yếu tố dạng tuyến phải theo các qui định. - Mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi: khi biểu thị hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ phải thể hiện hướng nước chảy và tên gọi: Biểu thị ranh giới hành chính cấp nào cao nhất tại ranh giới đó. Biểu thị chính xác mốc ranh giới đó: - Khu dân cư: thể hiện chính xác đường viền khu dân cư, các hộ trong đó đúng các vị trí hình thể và diện tích. -Dáng địa hình: đối với vùng đồng bằng dùng phương pháp ghi chú độ cao, đối với vùng đồi núi, dùng phương pháp đường bình độ. - Địa vật độc lập và địa vật lấy hướng. Các địa vật quan trọng cần phải thể hiện bằng ký hiệu phi tỉ lệ, tâm đúng vị trí với tâm ở thực địa. Các địa vật lấy hướng như ống khói, tháp chuông, cây độc lập thì dùng ký hiệu bằng hình vẽ để biểu thị. III. TỶ LỆ BẢN ĐỒ 1. Khái niệm tỷ lệ bản đồ Tất cả mọi vật thể trên mặt đất mà ta thường thấy như nhà cửa, đường sá, sông ngòi, cầu cống hình dáng và kích thước đều rất lớn. Trong việc ứng dụng đo vẽ bản đồ lên mặt phẳng, để thể hiện các yếu tố đó ta không thể biểu thị nguyên dạng được, mà phải thu nhỏ nhiều lần với một quy định thống nhất. Mức độ thu nhỏ hình dáng kích thước của các yếu tố, nội dung từ thực địa lên bản đồ được gọi là tỷ lệ bản đồ. *Định nghĩa và công thức tính tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách đo được trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng nằm ngang của nó ngoài thực địa. Công thức tính tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ = (2)  : là khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ. L : là khoảng cách giữa 2 điểm tương ứng nằm ngang ngoài thực địa. Người ta chỉ dùng được bản đồ khi biết tỷ lệ của nó, do đó mỗi bản đồ đều phải ghi rõ tỷ lệ. Để thuận tiện cho việc sử dụng bản đồ được biểu thị dưới dạng phân số có tử số là 1 và mẫu số là số lần thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ có ký hỉệu là , trong đó M là mẫu số của tỷ lệ bản đồ và là mức độ thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ. Ta có : (3) Tỷ lệ bản đồ không phải tỷ số toán học đơn thuần, mà nó có tác dụng quy định nội dung cho bản đồ. Với các bản đồ tỷ lệ lớn thì phạm vi thể hiện nhỏ, cho nên có thể hiện các yếu tố từ thực địa lên bản đồ một cách chi tiết còn bản đồ tỷ lệ nhỏ do phạm vi thể hiện lớn nên chỉ thể hiện ở mức độ khái quát. Trong đo đạc do mục đích sử dụng, do yêu cầu công việc mà quy định tỷ lệ bản đồ ở tỷ lệ bao nhiêu cho phù hợp. Theo quy định tỷ lệ bản đồ được biểu thị bằng một phân số có tử số luôn luôn là 1, còn mẫu số là một số nguyên chẵn chục, chẵn trăm, chẵn ngàn... Ví dụ 1: .. Hoặc có thể viết: 1:1000; 1:2000; 1:5000. Tỷ lệ bản đồ cho biết các độ lớn kích thước các đối tượng trên bản đồ nhỏ hơn các độ lớn, kích thước các vật thể tương ứng ở thực địa là bao nhiêu lần. Ví dụ 2: Bản đồ tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là nếu khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ đo được là 1cm thì khoảng cách tương ứng nằm ngang giữa hai điểm đó ở ngoài thực địa là 2000cm = 20m, nói một cách khác tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là giá trị ở thực địa gấp 2000 lần giá trị tương ứng trên bản đồ. 2. Tác dụng của tỷ lệ bản đồ Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết chiều dài 2 điểm trên bản đồ thì tính được khoảng cách tương ứng nằm ngang ngoài thực địa Ví dụ 1: Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo được chiều dài giữa 2 điểm bằng 2 cm . Tính chiều dài nằm ngang của đoạn thẳng đó ở thực địa ? ở đây M = 2000; ab = l = 2cm Tìm khoảng cách tương ứng AB = L =? Từ công thức (3) L = l x M Thay l = 2cm; M = 2000, thì: L=2cm x 2000 =4000cm = 40m Khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm A và B ngoài thực địa là 40m. Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm ngoài thực địa, ta cũng tìm được khoảng cách của 2 điểm đó cần đưa lên bản đồ. Ví dụ 2: Khi tỷ lệ bản đồ địa chính 1: 5000; Khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ngoài thực địa đo được 75m, tìm khoảng cách của 2 điểm tương ứng a và b trên bản đồ. Theo công thức (3), có: hoặc: Thay các giá trị L = 75m; M=5000 vào (b), thì: Như vậy khoảng cách giữa 2 điểm a và b cần đưa lên bản đồ là 1,5cm. 3. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ Khi tiến hành đo vẽ bản đồ, tuỳ theo yêu cầu về mức độ chi tiết, về độ chính xác để biểu thị các yếu tố tề mặt đất lên bản đồ và xác định tỷ lệ bản đồ. Các yếu tố trên mặt đất có nhiều thể loại, đa dạng, kích thước lớn, bé khác nhau, nếu cứ biểu thị tất cả lên bản đồ sẽ dày đặc, chồng chéo lên nhau, khi sử dụng bản đồ sẽ khó đọc, khó phân biệt, có nhiều yếu tố khi thể hiện lên bản đồ chỉ là một dấu chấm nhỏ. Do vậy khi đo vẽ bản đồ cần phải dựa vào mục đích sử dụng, yêu cầu độ chính xác để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cho thích hợp. Qua thí nghiệm cho thấy mắt người chỉ có thể phân biệt được 2 điểm khác nhau với khoảng cách nhỏ nhất là 0,1mm, nếu <0,1mm thì sẽ nhìn thấy chúng là 1 điểm. Dựa trên cơ sở đó trong đo đạc người ta quy định mức độ thu nhỏ nhất của các yếu tố từ thực địa lên bản đồ là 0,1mm và được gọi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ là khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa ứng với 0,1mm trên bản đồ theo tỷ lệ bản đồ đó. Nếu gọi DL là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ, thì : DL = 0,1mm x M (4) Ví dụ: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1: 1000 là: DL = 0,1mm x1000 = 100mm = 0,1m Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:2000 là: DL= 0,1mm x 2000 = 200mm = 0,2m Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:5000 là: DL =0,1mm x 5000 = 500mm = 0,5m Qua đó ta thấy khi bản đồ có tỷ lệ khác nhau, thì độ chính xác của tỷ lệ bản đồ đó cũng khác nhau; Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì độ chính xác càng cao và ngược lại. Ví dụ: khi đo khoảng cách đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000 ta cần đọc số đo khoảng cách ngoài thực địa đến 0,1m; còn bản đồ tỷ lệ 1:5000 khi đo khoảng cách ngoài thực địa chỉ cần đọc số đo khoảng cách đến 0,5m. 4. Thước tỷ lệ Việc biểu thị tỷ lệ bản đồ dưới dạng phân số trong đó M là độ thu nhỏ giữa thực địa so với bản đồ là gọn, đơn giản và dễ hiểu. Song khi sử dụng bản đồ, khi đo vẽ bản đồ để có giá trị , L ta phải thông qua tính toán mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm lẫn. Để khắc phục các nhược điểm này người ta biểu thị tỷ lệ bản đồ bằng dạng hình vẽ trên giấy, trên tấm nhựa, trên kim loại và gọi là thước tỷ lệ. Thước tỷ lệ gồm 2 loại: Thước tỷ lệ thẳng. Thước tỷ lệ xiên Ở đây chỉ giới thiệu cách vẽ và cách sử dụng thước tỷ lệ thẳng. 4.1. Cấu tạo (cách vẽ) thước tỷ lệ thẳng Thước tỷ lệ thẳng có thể vẽ trên giấy, trên nhựa, hoặc trên kim loại như sau: Vẽ một hình chữ nhật dài 6 đến 8cm, rộng 2 đến 5mm (nằm ngang). Chia hình chữ nhật đó làm nhiều phần bằng nhau, mỗi phần bằng 1cm hoặc 2cm bởi các vạch. Độ dài mỗi phần được gọi là một đơn vị cơ bản của thước. Trên đơn vị cơ bản đầu tiên (bên trái thước) chia thành 10 phần hoặc 20 phần( khi đơn vị cơ bản bằng 2cm) bằng nhau, giá trị mỗi phần là 1/10 hoặc 1/20 của đơn vị cơ bản và bằng 1mm, và được gọi là đơn vị chia nhỏ nhất của thước (hình 8). Sau khi chia xong thực hiện ghi số trên thước tỷ lệ thẳng như sau: Tại vạch bên phải của đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, còn các vạch khác của các đơn vị cơ bản ghi độ dài nằm ngang ngoài thực địa ứng với các đơn vị cơ bản tính từ vạch 0. Hình 6 Ví dụ : Vẽ thước tỷ lệ thẳng tỷ lệ 1: 1000; có đơn vị cơ bản bằng 1cm (hình 6). Tương tự như vậy khi vẽ thước tỷ lệ thẳng 1: 2000, nếu 1 đơn vị cơ bản bằng 2cm thì ta vẽ các đoạn thẳng có giá trị = 2cm; đoạn đầu tiên chia 20 phần bằng nhau, vạch bên phải đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, vạch bên trái ghi số 40 (vì tỷ lệ bản đồ 1: 2000, 1cm trên bản đồ ứng với 20m ngoài thực địa), còn các vạch bên phải vạch 0 lần lượt ghi 40, 80, 120 4.2. Sử dụng thước tỷ lệ thẳng Khi có tỷ lệ thẳng, nếu biết khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ thì tìm được khoảng cách tương ứng nằm ngang ở ngoài thực địa ngay ở trên thước tỷ lệ thẳng đó. Ví dụ 1: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000 (như hình 7); trên bản đồ tỷ lệ 1:1000 có 2 điểm a và b đo được 1,25cm, cần tìm khoảng cách nằm ngang tương ứng của 2 điểm đó ở ngoài thực địa. Ta tiến hành như sau: Dùng Compa đo, mở khẩu độ compa đúng bằng khoảng cách giứa 2 điểm a và b trên bản đồ, giữ nguyên khẩu độ compa đặt mũi compa bên phải rơi đúng vào một trong những vạch khắc ở bên phải vạch 0 của thước tỷ lệ thẳng (vào vạch 10, 20, 30), còn mũi compa bên trái phải nằm trong đơn vị cơ bản đầu tiên, vì đơn vị cơ bản đầu tiên có tác dụng để xác định những giá trị nhỏ hơn đơn vị cơ bản một cách chính xác (đọc số chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước). Theo ví dụ trên ta có mũi compa bên phải trùng với vạch ghi số 10 (bên phải vạch 0 đơn vị cơ bản) mũi compa bên trái cách vạch 0 của đơn vị cơ bản đầu tiên 2 phân khoảng và cắt giữa phân khoảng thứ 3 của đơn vị cơ bản đầu tiên. Như vậy khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ở thực địa là 10m+2 phân khoảng x 1m + 0,5 phân khoảng x 1m =12,5m Tóm lại khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa bằng tổng giá trị đọc được trên thước tỷ lệ thẳng tại 2 mũi compa bên phải và bên trái. Chú ý: Khi đọc số ở mũi compa bên trái (trên đơn vị cơ bản đầu tiên) thì đọc chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước (chính xác đến 1/10mm). Hình 7 Khi biết tỷ lệ bản đồ và đo được khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm ngoài thực địa, cần chuyển khoảng cách đó lên bản đồ, thì tiến hành như sau: Phân tích khoảng cách nằm ngang đo bằng tổng 2 số, số thứ nhất bằng tổng số chẵn của bội số đơn vị cơ bản; số thứ hai nhỏ hơn giá trị của đơn vị cơ bản. Ví dụ 2: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000; khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa giữa 2 điểm bằng 26m, cần đưa khoảng cách này lên bản đồ có tỷ lệ 1: 1000 Gọi L là khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm = 26m. L = 26m = 20m + 6m (20m là bội số của hai đơn vị cơ bản: 6m có giá trị nhỏ hơn 10m ứng với 1 đơn vị cơ bản). Để chuyển giá trị này lên bản đồ, dùng compa bên đặt mũi compa bên phải trùng vạch 20 trên thước tỷ lệ thẳng, mũi compa bên trái đúng vạch thứ 6 của đơn vị cơ bản đầu tiên (vì vạch thứ 6 = 6mm ứng với 6m ngoài thực địa khi tỷ lệ 1: 1000). Giữ nguyên khẩu độ compa và đặt lên bản đồ theo vị trí và hướng của 2 điểm cần xác định IV. CHIA MẢNH, ĐÁNH SỐ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Mục đích Bản đồ địa chính các loại tỷ lệ đều được đo vẽ trên bản vẽ giấy hình vuông có kích thước nhỏ. Nhưng diện tích thực địa được đo vẽ thường là rất lớn. Vì vậy việc chia mảnh bản đồ địa chính sẽ giúp cho việc sử dụng bản đồ được thuận tiện. Nội dung chia mảnh bản đồ địa chính dựa trên khung ô vuông của hệ toạ độ vuông góc phẳng. 2. Phương pháp chia mảnh và đánh số 2.1. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Hình 8 Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha. Tên mảnh 1:10000 gồm 8 số, là tên của toạ độ chẵn X và Y của góc khung Tây Bắc với số 10 phía trước qua gạch nối (10 – XY). Ví dụ: 10 – 728494 (Hình 8). Hình 9 2.2. Mảnh 1: 5000 Được chia từ mảnh 1: 10000 làm 4 phần. Như vậy mảnh 1:5000 là 1 khung ô vuông có kích thước thực tế là 3km x 3km. Phạm vi đo vẽ của mảnh 1:5000 là 9km2 = 900ha, giới hạn mảnh vẽ là 60cm x 60cm. Tên mảnh 1:5000 là tên của toạ độ chẵn X và Y của góc khung Tây bắc: X Y. Ví dụ: 369 137. 360 146 2.3. Mảnh 1:2000; 1:1000 Mảnh 1:2000 Mảnh 1:2000 được chia từ mảnh 1:5000 làm 9 phần. Như vậy, mảnh 1:2000 là một khung ô vuông có kích thước đo vẽ thực tế là 1km x1km, diện tích đo vẽ là 1km2 = 100ha. Giới hạn khung bản vẽ ( kích thước bản vẽ) 50cm x 50cm. Hình 10 Số thứ tự của mảnh được đánh theo số A rập từ 1 đến 9 theo thứ tự từtrái qua phải, từ trên xuống dưới. Tên mảnh 1:2000 là tên mảnh 1:5000 chứa nó và số thứ tự của mảnh qua gạch nối. Ví dụ: 363 143 - 1; 363 143 - 2; 363 143 - 3; 363 143 - 5; 363 143 - 9 Mảnh 1:1000 Hình 11 Mảnh 1: 1000 được chia từ mảnh 1:2000 làm 4 phần. Như vậy, mảnh 1:1000 là khung ô vuông có kích thước thực tế là 0,5km x 0,5km, diện tích đo vẽ là 0,25km2 = 25ha. Giới hạn khung mảnh vẽ là 50cm x 50cm. Số thứ tự mảnh vẽ được đánh theo a, b, c, d từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Tên mảnh 1:1000 là tên mảnh 1:2000 chứa nó và số thứ tự của mảnh qua gạch nối. Ví dụ: 363 143 – 1 – a; 363 143 – 1 – b; 363 143 – 1 – c; 363 143 – 1 – d. 2.4. Mảnh 1: 500; 1: 200 Mảnh 1:500 Hình 12 Mảnh 1:500 được chia từ mảnh 1:2000 làm 16 phần. Như vậy, mảnh bản đồ 1:500 là khung ô vuông có kích thước thực tế là 0,25km x 0,25km, diện tích đo vẽ là 0,625km2 = 6,25ha, giới hạn khung mảnh vẽ 50cm x 50cm. Số thứ tự ô vuông được đánh từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Tên mảnh 1:500 là tên mảnh 1:2000 chứa nó, tiếp theo là gạch nối và số thứ tự của mảnh trong ngoặc đơn. Ví dụ: 363 143 – 1 – (1); 363 143 – 1 – (2); 363 143 – 1 – (3); .....363 143 – 1 – (16). Chia mảnh 1:200 Mảnh 1:200 được chia từ mảnh 1:2000 làm 100 phần và đánh số thứ tự từ 1 đến 100, theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Như vậy, mảnh 1:200 là khung hình vuông có kích thước thực tế là 0,1km x 0,1km, diện tích đo vẽ là 0,01km2 = 1ha, giới hạn khung mảnh vẽ là 50cm x 50cm. Tên mảnh 1:200 là tên của mảnh 1:2000 chứa nó, tiếp theo là gạch nối và số thứ tự của mảnh. Ví dụ: 363 143 – 1 – 1; 363 143 – 1 – 2; 363 143 – 1 – 3; ....363 143 – 1 – 100. Hình 13 Bài 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH DIỆN TÍCH THỬA ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Tính diện tích thửa trên bản đồ thường áp dụng khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, khi tính diện tích thửa có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để tính, tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác và điều kiện kỹ thuật có. Khi tính diện tích thửa trên bản đồ địa chính hiện nay thường áp dụng 3 phương pháp sau: - Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác. - Phương pháp đếm ô. - Phương pháp toạ độ. Phương pháp phân thửa ra các hình tam giác, phương pháp đếm ô được áp dụng nhiều khi tính diện tích các thửa trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và nhỏ hơn (1/2000 ; 1/5000; 1/10 000), còn phương pháp tính theo toạ độ các điểm của góc thửa dùng cho bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 và lớn hơn. 1. Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác Hình 14 Bản đồ địa chính có tỷ lệ từ 1/1000 và nhỏ hơn khi các thửa có kích thước lớn , số lượng cạnh ít thì thường dùng phương pháp phân chia thửa đó ra các hình tam giác, tiến hành tính diện tích cho từng hình tam giác, sau đó lấy tổng diện tích của các hình tam giác đó thì được diện tích của thửa cần tính. Công thức tính diện tích hình tam giác như sau: S = 1/2(a.ha) = 1/2(b.hb) = 1/2(c.hc) (5) Trong đó a, b, c là 3 cạnh của tam giác; ha, hb, hc là đường cao của tam giác hạ xuống các cạnh tương ứng. Để tính diện tích các tam giác trên bản đồ ta dùng thước milimet đo chiều dài các cạnh đáy a, b, c chú ý khi đo đọc số trên thước đến 0,1 mm; để xác định đường cao dùng êke vuông góc có 2 cạnh khắc đến mm, đặt cạnh vuông góc đó lên đáy tam giác trượt êke đến khi cạnh góc vuông kia trùng lên đỉnh tam giác đọc số trên cạnh thước êke từ đáy đến đỉnh tam giác và cũng đọc đến 0,1 mm (hình 14). Ví dụ 1: Trên hình 11 đo được BC = a = 20 mm; ha = 16,5 mm khi thửa ABC nằm trên bản đồ tỷ lệ 1/1000 thì ta có diện tích ngoài thực địa là: SABC = 1/2a.ha.M2 Trong đó a = 20 mm; ha = 16,5 mm; M là mẫu số tỷ lệ bản đồ = 1000 Thay vào ta có: SABC = 1/2.20 mm.16,5 mm.10002 = 165000000 mm2 = 165 m2. Hoặc theo tỷ lệ bản đồ tính cạnh đáy và đường cao tương ứng với thực địa sau đó mới thay vào công thức để tính diện tích. SABC = 1/2.20m.16,5m = 165 m2 Khi tỷ lệ 1/1000, a đo trên bản đồ bằng 20 mm thì tương ứng thực địa là 20 m; ha = 16,5 mm thì tương ứng thực địa = 16,5 m do đó diện tích tam giác ABC ngoài thực địa là: SABCD = 1/2.20,4mm(8,2mm + 15,7mm).20002 SABCD = 975120000mm2 = 975,12 m2 Hoặc tính theo cách khi đo trên bản đồ được bao nhiêu căn cứ vào tỷ lệ bản đồ tính khoảng cách tương ứng ở thực địa. Theo số liệu trên có a đo được trên bản đồ =20,4 mm theo tỷ lệ 1/2000 ứng với thực địa = 40,8m; h1= 8,2mm ứng với thực địa = 16,4m; h2= 15,7mm ứng với thực địa = 31,4 m. Diện tích thửa đất đó là: SABCD = 1/2. 40,8m ( 16,4m + 31,4m ) = 975,12m2 . 2. Phương pháp đếm ô 2.1. Cấu tạo lưới ô vuông Lưới ô vuông có kích thước 10 cm x 20 cm, được chia làm 200 ô vuông mỗi ô bằng 1 cm2 (1cm x 1cm) và được gọi là một ô lớn. Một ô lớn được chia làm 25 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông nhỏ có cạnh 2mm x 2mm và được gọi là một ô nhỏ. Mỗi ô nhỏ dọc theo chiều ngang được chia đôi bằng nét đứt có kích thước ô là 2mm x 1mm. Như vậy tương ứng với mỗi loại tỷ lệ bản đồ lưới ô vuông sẽ ứng với diện tích ngoài thực địa khác nhau. Với bản đồ tỷ lệ 1/1000 thì: 1 ô lớn (1cm x 1cm) tương ứng với thực điạ là 10m x 10m = 100 m2 1 ô nhỏ (2mm x 2mm) tương ứng với thực địa là 2m x 2m = 4 m2. 1 nửa ô nhỏ (2mm x 1mm) tương ứng với thực địa 2m x 1m = 2 m2. Với bản đồ tỷ lệ 1/2000 thì: 1 ô lớn (1cm x 1cm) tương ứng với thực điạ là 20m x 20m = 400 m2 1 ô nhỏ (2mm x 2mm) tương ứng với thực địa là 4m x 4m = 16 m2. 1 nửa ô nhỏ (2mm x 1mm) tương ứng với thực địa là 4m x 2m = 8 m2. Hình 16 Với bản đồ tỷ lệ 1/5000 thì: 1 ô lớn (1cm x 1cm) tương ứng với thực điạ là 50m x 50m = 2500 m2 1 ô nhỏ (2mm x 2mm) tương ứng với thực địa là 10m x 10m = 100 m2. 1 nửa ô nhỏ (2mm x 1mm) tương ứng với thực địa là 10m x 5m = 50 m2. 2.2. Cách sử dụng Dùng lưới ô vuông đặt lên thửa cần tính sao cho một cạnh của hình cần tính trùng với nét đậm của lưới ô, xê dịch lưới ô sao cho các cạnh của thửa cần tính chứa được nhiều ô lớn nhất (hình 16). Sau đó lần lượt đếm có bao nhiêu ô lớn nằm trong ranh giới thửa và đếm số ô nhỏ nằm trong ranh giới thửa còn các ô nhỏ bị cắt thì ước lượng để bù trừ nhau chuyển thành các ô nhỏ. Lấy các ô đếm được nhân với giá trị tương ứng mỗi loại ô theo tỷ lệ bản đồ ở thực địa. Ví dụ : Trên bản đồ tỷ lệ 1/2000 đếm được 9 ô lớn 15,5 ô nhỏ. Theo tỷ lệ bản đồ 1/2000 thì 1 ô lớn ứng với thực địa là 400 m2; 1 ô nhỏ ứng với thực địa là 16 m2; Vậy thửa đất trên có diện tích là: SThựcđịa = 400 m2 x 9 + 16 m2 x 15,5 =3848 m2 Tỷ lệ bản đồ Diện tích thực địa (m2) 1 ô lớn (1cm x 1cm) 1 ô nhỏ (2mm x 2mm) 1/1000 100 4 1/2000 400 16 1/5000 2500 100 1/10000 10000 400 Để thuận tiện cho việc tính toán diện tích trên bản đồ địa chính theo phương pháp đếm ô, phương pháp phân thửa ra các hình tam giác thì căn cứ vào bảng sau đây : 3. Phương pháp tính diện tích theo toạ độ Hình 17 Giả sử có thửa ABCD: A ( XA; YA) ; B(XB; YB) C (XC; YC); D(XB; YD) Để tính diện tích chính xác cho thửa ABCD, thì sử dụng công thức tính diện tích theo toạ độ như sau: SABCD = (6) 4. Một số quy định trong tính toán diện tích Để đảm bảo chính xác diện tích phải tính trên bản vẽ gốc, trường hợp không có bản gốc mới tính trên bản đồ. Mỗi thửa tính diện tích phải tính hai lần riêng biệt (hai người tính), kết quả hai lần tính phải có chênh lệch nằm trong hạn sai cho phép, thì lấy kết quả trung bình của hai lần tính làm kết quả chính thức. Nếu hai lần tính có số chênh lớn hơn hạn sai cho phép thì phải tính thêm lần 3, lấy lần 3 so sánh với lần 1 hoặc lần 2, lần nào có số chênh nhỏ hơn hạn sai cho phép thì lấy trung bình của chúng làm kết quả. Nếu lần 3 so với lần 1 và 2 có sai số lớn hơn hạn sai cho phép thì tính lại hai lần mới. Sai số cho phép tính diện tích giữa hai lần được tính theo công thức: (7) Trong đó: DSCP: Là sai số cho phép giữa hai lần tính diện tích. M: Là mẫu số tỷ lệ bản đồ. S: Là diện tích trung bình của hai lần tính (đơn vị m2). Ví dụ : Trên bản đồ tỷ lệ 1:2000 có thửa đất dùng phim tính đếm được : Lần 1 : 5 ô lớn 16,5 ô nhỏ Lần 2 : 5 ô lớn 15,0 ô nhỏ Tính diện tích thửa đất trên. Gọi S1 là diện tích lần 1 S1 = 5 ô lớn x 400 m2 + 16,5 ô nhỏ x 16 m2 S1 = 2264 m2 Gọi S2 là diện tích lần 2 S2 = 5 ô lớn x 400 m2 + 15 ô nhỏ x 16 m2 S2 = 2240 m2 Sai số giữa 2 lần tính được là : DS tính = 2264 m2 - 2240 m2 = 24 m2 Tính sai số diện tích cho phép theo công thức (7) ta có : DS cp = 2 DS cp = 0,8 m 2 = 38 m2 So sánh : Dtính < DScp Vậy thửa đất trên có diện tích là 2252 m2 II. ĐỌC BẢN ĐỒ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỜ BẢN ĐỒ 1. Đọc bản đồ Đọc bản đồ là quá trình chuyển những nội dung biểu thị trên bản đồ thành các yếu tố cụ thể tương ứng ngoài thực địa thông qua ký hiệu qui ước và các ghi chú trên bản đồ. Ví dụ : Trên bản đồ địa chính của xã, ngôi sao vàng là trụ sở của UBND xã; dấu + là trung tâm y tế , còn trong các thửa đất có ghi loại ruộng đất, số thửa và diện tích của thửa đó. Căn cứ vào ký hiệu biết được thửa đất đó sử dụng làm gì, thứ tự số thửa là bao nhiêu và có diện tích là bao nhiêu. Hình 18 Ví dụ như hình 18: LUK : Đất trồng lúa nước còn lại. 183: Số thứ tự của thửa đất. 915.1: Diện tích của thửa đất tính theo đơn vị (m2). 2. Định hướng bản đồ địa chính ngoài thực địa Khi mang bản đồ địa chính ra thực địa cần phải định hướng tờ bản đồ.Định hướng bản đồ là đặt bản đồ nằm ngang trên mặt đất sao cho phương hướng trên bản đồ trùng với phương hướng tương ứng trên thực địa. Để định hướng bản đồ có thể dùng: + Định hướng bằng địa bàn: Hình 19 Đặt bản đồ tại khu vực tương ứng, đặt mép hộp địa bàn trùng với đường khung tây hoặc khung đông tờ bản đồ. Xoay tờ bản đồ đến khi kim địa bàn chỉ song song với mép hộp địa bàn hoặc kim chỉ trùng vạch 0 - 0 của địa bàn thì dừng lại và đã định hướng bản đồ xong. (hình 19). + Định hướng theo địa vật đã biết: Hình 20 Đặt bản đồ nằm ngang, điều chỉnh cho điểm trên bản đồ trùng với điểm tương ứng của nó trên thực địa, xoay bản đồ. Cho điểm địa vật lấy hướng có trên bản đồ trùng hướng với địa vật tương ứng ở ngoài thực địa. Địa vật thường dùng để định hướng như tháp chuông, cột ống khói nhà máy, cấp độc lập .... (hình 20). 3. Chuyển khoảng cách từ thực địa lên bản đồ Trường hợp này thường dùng khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính hoặc khi chỉnh lý bản đồ địa chính có biến động ở thực địa. Tiến hành đo chiều dài nằm ngang của đoạn thảng cần đo ở thực địa, căn cứ vào tỷ lệ tính khoảng cách cần đưa lên bản đồ. Ví dụ: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm AB đo được ở thực địa bằng 56,4m. khoảng cách cần đưa lên bản đồ là bao nhiêu? Theo công thức hoặc ở đây M =2000, LAB = 56,4m , thay vào có : Như vậy khi đoạn thẳng AB có khoảng cách ngang ở thực địa bằng 56,4m. thì biểu thị lên bản đồ tỷ lệ 1/2000 sẽ được khoảng cách là 28,2mm. 4. Tính khoảng cách từ bản đồ ra thực địa Căn cứ vào tờ bản đồ địa chính đã có, khi cần tính khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa giữa 2 điểm bất kỳ nào đó có trên bản đồ địa chính, thì dùng thước thẳng có khắc vạch mm và đo chiều dài giữa 2 điểm đó (đọc ước lượng đến 1/10mm), sau đó dựa vào tỷ lệ bản đồ để tính. Cách tính là lấy chiều dài đo được trên bản đồ nhân với mẫu số của tỷ lệ bản đồ đó. Ví dụ: Dùng thước nhựa thẳng có khắc vạch mm và đo chiều dài giữa 2 điểm ab trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 bằng 25,3 mm. Tính khoảng cách nằm ngang của đoạn thẳng đó ở ngoài thực địa ? Theo công thức L AB=lab x M, thay các giá trị vào thì có: LAB= 25,3mmx 2000 = 50600mm =50,6m . 5. Tính diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính Khi cần tính diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính thì áp dụng các phương pháp tính diện tích đã được giới thiệu ở phần 2, đó là dùng phương pháp phân tích thửa ra các hình tam giác hoặc dùng phương pháp đếm ô bằng phim tính diện tích. Chú ý các phương pháp này dùng cho tính diện tích thửa trên bản đồ địa chính khi có tỷ lệ bản đồ từ 1/1000 và nhỏ hơn. Khi tính diện tích thửa phải tính hai lần riêng biệt nếu kết quả hai lần tính đó có giá trị chênh lệch nằm trong hạn sai cho phép (theo công thức 7) thì lấy kết quả trung bình của 2 lần tính làm diện tích chính thức cho thửa đó. Ví dụ: Tính diện tích thửa đất ABCD là bao nhiêu m2 , khi dùng phím tính đếm được trên tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 là: - Lần 1: 3 ô lớn 10,5 ô nhỏ - Lần 2: 3 ô lớn 8,8 ô nhỏ Để tính diện tích thửa đất ABCD tiến hành như sau: Khi bản đồ địa chính có tỷ lệ 1/2000 thì ứng với 1 ô lớn trên bản đồ bằng 400m2 ở thực địa , 1 ô nhỏ ứng với 16 m2 ở thực địa. Diện tích lần 1 tính được là : S1= 3 ô lớn x400m2 + 10,5 ô nhỏ x 16m2 = 1368m2 Diện tích lần 2 tính được là : S2= 3 ô lớn x400m2 + 8,8 ô nhỏ x 16m2 = 1341m2 Chênh lệch giữa hai lần tính: DStính = S1 – S2 = 1368m2-1341m2 = 25m2 Sai số cho phép tính diện tích giữa hai lần: = 0,8x37(m2) = 30m2. So sánh: DStính<DScp ( 25m2<30m2) Diện tích thửa đất ABCD ở thực địa là 1355m2 Bài 3: CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Mục đích Trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ranh giới, hình thể thửa đất có sự thay đổi. Chỉnh lý bản đồ địa chính là đảm bảo cho hình thể có trên bản đồ luôn phù hợp với hình thể có ngoài thực địa, vì thế phải theo dõi và chỉnh lý kịp thời, thường xuyên. 2. Yêu cầu Yêu cầu của chỉnh lý bản đồ địa chính là phải chỉnh lý kịp thời và thường xuyên. Tài liệu phục vụ cho chỉnh lý bao gồm: bản đồ gốc, bản đồ can, các loại sổ mục kê, sổ địa chính, biểu thống kê đất đai. Đối với các bản đồ đo vẽ từ lâu, công tác chỉnh lý không thường xuyên thì trước khi chỉnh lý phải kiểm tra đánh giá chất lượng tài liệu. Qua kiểm tra nếu thay đổi hình thể nhỏ hơn 30%, các điểm chi tiết không lệch quá 0,5mm trên bản đồ gốc hoặc không quá 1mm trên bản can thì mới được chỉnh lý. Các dụng cụ dùng để đo và chỉnh lý gồm thước dây, Êke, thước đo độ, thước tỷ lệ, tẩy chì, bút mực đỏ. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHI TIẾT 1. Phương pháp truyền thống 1.1. Khái niệm điểm chi tiết Điểm chi tiết của các địa vật là những điểm đặc trưng cơ bản cho các địa vật được đo từ thực địa lên bản đồ. Ví dụ như các góc nhà, góc ruộng, các điểm ngã ba, ngã tư.... 1.2. Phương pháp giao hội cạnh (giao cung) Phương pháp giao hội cạnh còn được gọi là phương pháp giao cung, phương pháp này thường dùng để bổ sung một số điểm chi tiết hoặc đo vẽ trong khu dân cư (hình 21). Hình 21 Giả sử có ba điểm A, B, C ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ cần bổ sung điểm D từ thực địa lên bản vẽ ta tiến hành như sau: Dùng thước dây đo khoảng cách ở thực địa từ A đến D; từ B đến D; từ C đến D. Trên bản vẽ căn cứ vào các điểm a, b, c lấy làm tâm quay các cung có bán kính lần lượt bằng khoảng cách AD; BD; CD đã thu theo tỷ lệ bản đồ. Ba cung cắt nhau tại một điểm trên bản vẽ đó là điểm d. Tương tự như vậy căn cứ từ ba điểm đã biết đo đến một điểm cần xác định, dựa vào tỷ lệ bản đồ quay các cung ta được điểm cần xác định lên bản vẽ. 1.3. Phương pháp đường thẳng hàng Hình 22 Phương pháp đường thẳng hàng áp dụng xác định những điểm chi tiết mới phát sinh mà cùng nằm trên một đường thẳng đã được đưa lên bản vẽ (hình 22). Giả sử có thửa đất ABCD ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ là abcd, nay thửa đất đó được chia làm hai phần (hình 22a). Như vậy ngoài thực địa mới phát sinh hai điểm I, II. Điểm I nằm trên đoạn thẳng AB; điểm II nằm trên đoạn thẳng CD. Để đưa điểm I, II từ thực địa lên bản vẽ, tiến hành như sau: Dùng thước dây hoặc máy kinh vĩ đo khoảng cách từ A đến I; đo kiểm tra từ I đến B. Đo khoảng cách từ C đến II; đo kiểm tra từ II đến D. Trên bản vẽ lấy a làm tâm bấm một đoạn bằng AI đo được ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ lên ab; đo kiểm tra 1b trên bản đồ so với IB ngoài thực địa. Tương tự như vậy ta bấm được điểm 2 lên bản vẽ, nối 1 với 2 ta được thửa đất abcd thành hai thửa (hình 22b). 2. Giới thiệu một số công cụ phần mềm Microstation trong chỉnh lý bản đồ địa chính. 2.1. Viết chữ 1. Khởi động chương trình đánh tiếng Việt ví dụ ABC hoặc Vietkey 2. Chọn công cụ Place text. 3. Đặt thông số của chữ viết trong hộp Place Text. Method: + By Origin: kích thước chữ và hướng chữ được đặt theo các thông số đã xác định. + Fitted: chữ được đặt giữa hai điểm, kích thước chữa phụ thuộc vào điểm đặt chữ. + View Independent: hướng của chữ không phụ thuộc vào hướng của cửa sổ hiện thị. + Along Element: cữ được đặt dọc theo đối tượng (đường, cung tròn, các mặt hình học), cách đối tượng một khoảng định trước. Mỗi ký tự được coi như là một chữ. Height: chiều cao của chữ (kích thước chữ khi in x mẫu số tỷ lệ bản đồ). Width: chiều rộng chữ (kích thước chữ khi in x mẫu số tỷ lệ bản đồ). Font: số hiệu font và tên font. Line Spacing: khoảng cách giữa đối tượng và chữ khi method chọn là Above, below, On hoặc Along Element. 4. Đánh nội dung của chữ trong hộp text Editor. Công cụ Copy and Increment text có tác dụng khi muốn viết các chữ chú thích dưới dạng số, và giá trị các số này tăng hoặc giảm theo một giá trị nhất định. Chọn công cụ Copy and Increment text. Đặt giá trị tăng hoặc giảm của đối tượng trong hộp text Tag increment. Ví dụ: Bấm phím Data vào đối tượng cần copy. Bấm phím Data vào vị trí đặt đối tượng tiếp theo. 2.2. Công cụ đo kích thước, tính diện tích thửa Đo khoảng cách giữa 2 điểm Đo bán kính của một cung hoặc hình tròn Đo góc giữa 2 đường Đo tổng chiều dài của 1 Line String Đo diện tích của một vùng khép kín (chú ý Tools Setting) Element : đo diện tích của một Shape hoặc Complex Shape. Flood : đo diện tích của một vùng được tạo bởi các đường ranh giới khép kín. Đo thể tích (chỉ sử dụng được với File 3 chiều) 2.3. Sử dụng các công cụ được dùng để sửa chữa dữ liệu dạng đường Sau quá trình vẽ hình thửa, bản vẽ thường gặp các lỗi: Đường chứa nhiều điểm thừa làm tăng độ lớn của file dữ liệu. Đường chưa trơn, mềm. Tồn tại các điểm cuối tự do, thường xảy ra trong các trường hợp đường bắt quá (overshoot), bắt chưa tới (overshoot). Đường trùng nhau (dupliacate). 1.Cách lọc bỏ các điểm thừa của đường Xử lý từng điểm một bằng công cụ Delete vertex của MicroStation. 2. Cách làm trơn đường (Smooth) Smooth là quá trình làm tròn đỉnh góc được tạo thành giữa hai đoạn thẳng của một đường. Quá trình này còn được gọi là quá trình làm trơn đường hoặc làm mềm đường. Thêm từng điểm một bằng công cụ Insert vertex của Micro. 3. Cách sử dụng các công cụ Modify Chú ý: Dùng kết hợp với chế độ Snap nếu có thể. Modify element (dịch chuyển điểm): ® Chọn công cụ ® Bấm phím Data để chọn điểm cần dịch chuyển ® Dịch con trỏ đến vị trí mới ® Bấm phím Data. Delete part of element (xoá một phần của đường): ® Chọn công cụ ® Bấm phím Data vào điểm bắt đầu của đoạn đường cần xoá ® Bấm phím Data và kéo chuột để xoá đoạn đường cần xoá ® Bấm phím Data tại điểm cuối của đoạn đường cần xoá. Extend line (kéo dài đường theo hướng của đoạn thẳng cuối của đường): ® Chọn công cụ ® Bấm phím Data vào điểm cuối của đoạn đường cần kéo dài ® Bấm phím Data và kéo chuột để dài đoạn đường ® Bấm phím Data tại vị trí mới của điểm cuối của đường. Extend 2 elements to intersection (kéo dài hai đường đến điểm giao nhau của hai đường): Chọn công cụ ® Bấm phím Data chọn đường thứ nhất ® Bấm phím Data chọn đường thứ hai. Extend element to intersection (kéo dài đường đến điểm giao nhau của hai đường): Chọn công cụ ® Bấm phím Data chọn đường cần kéo dài ® Bấm phím Data chọn đường cần gặp. Trim element (cắt một đường hoặc một chuỗi các đường tại điểm giao của chúng với một đường khác): Chọn công cụ ® Bấm phím Data chọn đường làm chuẩn ® Bấm phím Data chọn đoạn đường cần cắt. Insert vertext (thêm điểm): Chọn công cụ ® Bấm phím Data chọn đoạn đường cần thêm điểm ® Bấm phím Data đến vị trí cần chèn điểm. Delete vertext (xoá điểm): Chọn công cụ ® Bấm phím Data chọn điểm cần xoá. 2.4. In bản vẽ Lựa chọn các yếu tố in Trước khi in bản vẽ ra giấy chúng ta cần xem xét một số yếu tố sau : Kiểm tra một cách kĩ lưỡng các yếu tố cần in Xóa bỏ hoặc tắt các lớp thông tin không cần thiết Kiểm tra kích thước chữ, lực nét của các đường, màu sắc của chúng Xác định khu vực cần in MicroStation cho phép sử dụng 2 đối tượng để xác định khu vực cần in. Khung nhìn (View) Plot Preview Page Setup Plot Layout Plot Option Plotter Driver Chọn máy in Kích chuột vào Page Setup sau đó chọn máy in và giấy in tương ứng. Khu vực được bao bởi Fence Ở đây chúng ta chỉ xét đến trường hợp sử dụng Fence Đặt Fence lên khu vực cần in In bản vẽ Từ menu File chọn Print/Plot xuất hiện giao diện in Xác định tỷ lệ in Kích chuột vào Plot Layout xuất hiện hộp thoại Plot Layout Nhập tỷ lệ in vào ô Scale to (được đánh dấu trên hình vẽ) Kích vào nút OK để xóa hộp thoại Plot Layout Đặt các lựa chọn khi in Kích chuột vào nút Plot Option, bỏ đánh dấu ở 2 ô Fence Boundary và Plot Border Vào mục Entity đánh dấu vào Fence. Kích thuột vào nút Preview để xem bản vẽ trước khi in. Kích thuột vào nút Plot để in bản vẽ. III. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TỪ THỰC ĐỊA LÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Để chỉnh lý biến động thì tài liệu phải có: Bản đồ gốc, bản đồ can, các loại sổ sách mục kê, sổ địa chính, biểu bảng thống kê, bản đồ dùng để chỉnh lý phải được kiểm tra đánh giá chất lượng, sai số xác định vị trí điểm kiểm tra trên bản đồ gốc £ 0,5 mm; trên bản đồ can £ 1 mm. 1. Xác định vị trí điểm biến động tại thực địa Khi chỉnh lý bản đồ thường dùng các phương pháp giao cung (giao hội cạnh); phương pháp đường thẳng hàng. Chọn các điểm làm gốc phải là những điểm rõ nét có trên bản đồ địa chính và tương ứng của chúng ở ngoài thực địa (các góc thửa đất). Phương pháp giao cung: đo từ 3 điểm đã biết có trên bản đồ tới điểm cần xác định để đưa điểm đó lên bản đồ (hình 21). Phương pháp đường thẳng hàng: Các điểm cần xác định nằm trên đường thẳng đã biết đã biết, nên chỉ cần đo chiều dài các đoạn nằm trên đường thẳng đó (hình 22). Khi chỉnh lý bản đồ đối với trường hợp thửa ở thực địa bị thay đổi thì sau khi mang bản đồ ra thực địa đối chiếu, đánh dấu thửa thay đổi, xem xét sự thay đổi để dùng phương pháp chỉnh lý nào cho thích hợp. 2. Chuyển nội dung biến động lên bản đồ địa chính Sau khi đã đo được khoảng cách của các đoạn thẳng có liên quan cần phải đưa lên bản đồ. Căn cứ vào khoảng cách đo được và tỷ lệ bản đồ địa chính dùng thước tỷ lệ, com pa, thước thẳng tiến hành đưa các đoạn thẳng lên bản đồ. 3. Ví dụ Theo hình vẽ 23 thửa ABCD ở thực địa được phân thành 2 thửa, nhưng trên bản đồ địa chính vẫn chỉ là một thửa, do đó cần phải đo bổ sung 3 điểm chi tiết I, II, III từ thực địa để đưa lên bản vẽ. Hình 23 Trong đó điểm I, III chỉnh lý bằng phương pháp đường thẳng hàng, còn điểm II chỉnh lý bằng phương pháp giao cung. Cụ thể: dùng thước dây đo đoạn AI, ID, CIII, IIIB và các đoạn AII, DII và CII. Căn cứ vào khoảng cách các đoạn đo được ở thực địa và dựa vào tỷ lệ bản đồ tiến hành thu các đoạn AI đưa lên ad đánh dấu được điểm 1, thu đoạn CIII đưa lên CB được điểm 3, lấy a làm tâm quay một cung có bán kính bằng AII thu nhỏ, lấy d làm tâm quay một cung bằng DII thu nhỏ, lấy c làm tâm quay một cung bằng CII thu nhỏ. Ba cung này cắt nhau tại một điểm được điểm 2. Nếu 3 cung cắt nhau tạo thành tam giác sai số thì cạnh lớn nhất của tam giác sai nhỏ hơn hoặc bằng 0,5mm thì lấy điểm giữa của tam giác làm điểm 2. Sau khi chỉnh lý xong lên bản đồ cần phải tính lại diện tích cho các thửa mới, ghi lại số thửa, vào số sách có liên quan. IV. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TỪ BẢN ĐỒ RA THỰC ĐỊA 1. Xác định biến động trên bản đồ địa chính Đối với trường hợp do lý do cần thay đổi theo một thiết kế cho trước như thiết kế kênh mương, đường, chia đất thổ cư. Đối với những trường hợp này được thiết kế sẵn trên bản đồ, từ bản đồ chuyển các điểm thiết kế đó ra thực địa . Phương pháp chuyển các điểm thiết kế ra thực địa thường dùng phương pháp giao cung, phương pháp thẳng hàng. Chú ý ở đây biết khoảng cách trên bản đồ, tỷ lệ bản đồ cần tính khoảng cách tương ứng chuyển ra thực địa theo công thức L=l.M 2. Chuyển biến động từ bản đồ ra thực địa Căn cứ vào các khoảng cách đo được trên bản đồ đã tính ra tương ứng với thực địa theo tỷ lệ của bản đồ, ra thực địa dùng thước dây và các phương pháp giao cung hoặc đường thẳng hàng để bố trí các điểm. 3. Ví dụ Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 có thửa đất hình chữ nhật abcd tương ứng với ngoài thực địa ABCD có diện tích 500m2 (chiều dài AB = 25m; chiều rộng AD = 20m), cần tách một thửa đất có diện tích 150m2. Trước tiên đo chiều dài, chiều rộng thửa đất trên bản đồ,dựa vào tỷ lệ bản đồ tính khoảng cách tương ứng nằm ngang ở thực địa, sau đó lấy chiều dài hay chiều rộng làm chuẩn để tính cạnh của thửa đất mới cần tách. Nếu gọi cạnh thửa đất mới cần cấp là L1 thì L1 bằng diện tích thửa đất mới chia cho chiều dài hoặc chiều rộng của thửa ABCD. Hình 24 Hình 25 Cụ thể nếu lấy chiều dài làm chuẩn thì chiều rộng l1 bằng diện tích của thửa đất mới chia cho chiều dài, còn nếu lấy chiều rộng làm chuẩn thì lấy diện tích của thửa đất mới chia cho chiều rộng. Trường hợp 1: Khi lấy chiều dài cạnh AB làm chuẩn thì: Ngoài thực địa trên cạnh AD từ A dùng thước dây đo một đoạn bằng 6m đóng cọc được điểm I, trên cạnh BC từ B đo một đoạn bằng 6m đóng cọc được điểm II. Nối I với II được bờ I-II. Trường hợp 2: khi lấy chiều rộng cạnh AD làm chuẩn thì: V. TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH 1. Mục đích Là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa đất tại các khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thực tế hiện nay công tác đo trích thửa được sử dụng nhiều trong công tác địa chính nhất là phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đo trích thửa là thể hiện riêng từng thửa lên tờ giấy trích đo. Tuỳ theo kích thước thửa thực tế mà qui định tỷ lệ trích đo là bao nhiêu cho thích hợp. Thường tỷ lệ trích đo thửa là 1: 500 hoặc 1: 200. 2. Phương pháp đo và vẽ trích thửa Trích đo là tiến hành đo bằng thước dây tất cả các cạnh của thửa cần trích đo tại thực địa, đo đến cm. Khi chuyển vẽ thửa lên tờ trích đo lấy các góc của thửa trên bản đồ địa chính để dựng hình, lấy cạnh đo trực tiếp bằng thước dây ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ. Trên tờ trích đo phải ghi đầy đủ hướng bắc, chiều dài các cạnh đến cm, ghi chú các đặc điểm giáp biên của thửa trích đó, như giáp thửa nào, nếu là thổ cư ghi rõ tên chủ hộ (hình 26). Hình 26 VI. XÁC ĐỊNH MỐC RANH GIỚI 1. Cắm mốc ranh giới Hình 27 Ranh giới của xã, phường, thị trấn có thể là ranh giới cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Vì vậy khi cắm mốc ranh phải chọn ranh giới cấp cao nhất để cắm mốc theo cấp đó. Các mốc ranh giới được làm bằng bê tông, có tên, có số thứ tự. Mốc ranh giới sau khi cắm xong ở thực địa, có sơ đồ ghi lại và có ít nhất là 3 khoảng cách từ mốc ranh giới đó đến các điểm địa vật cố định, ổn định và lâu dài, ghi tên địa vật có điểm đó cụ thể (hình 27). 2. Phục hồi mốc ranh giới bị mất Đối với những trường hợp mốc ranh giới bị mất, cần phải phục vụ hồi, tiến hành như sau, dựa trên sơ đồ mốc ranh giới đã cắm trước dây, căn cứ vào các địa vật cố định đã được ghi tên trên sơ đồ, dùng thước dây đo các cung từ các điểm đó, tìm điểm cắt nhau đo từ 3 điểm đến theo khoảng cách đã ghi trên sơ đồ, được điểm mốc ranh giới. Dùng mốc mới chôn tại điểm vừa xác định. VII. QUẢN LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản phục vụ cho ngành quản lý đất đai trong các công tác như đăng ký thống kê đất đai, quy hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra – kiểm tra đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vì vậy bản đồ địa chính phải được quản lý chặt chẽ, có hệ thống. Đối với cấp xã bản đồ địa chính là các bản sao, để bảo quản lâu dài phải có tủ đựng bản đồ. Bản đồ phải được sắp xếp theo thứ tự phân mảnh, theo khu vực. Các tờ bản đồ nên được đánh số theo hệ thống qui định để thuận tiện khi tra cứu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsu_dung_va_chinh_ly_ban_do_dia_chinh_ks_vo_cong_tru_ks_nguyen_dinh_hien_va_ts_nguyen_trung_viet_9597.doc
Tài liệu liên quan