Chương trình đào tạo chỉ huy trưởng công trường - Bài 4 Chất lượng

Quá trình thực hiện công tác, đơn vị ra mệnh lệnh sản xuất phải nhận được báo cáo về quá trình diễn biến của sản xuất. Khi cần, phải đôn đốc quá trình thi hành, và thường xuyên kiểm tra quá trình thi hành. Nếu thấy quá trình thực hiện sản xuất có điều gì đó không chính xác như lệnh đã ban hành hoặc quá trình diễn biến mới chen trong quá trình sản xuất, cần thiết thông tin lên cấp ra lệnh để nắn chỉnh, điều tiết, bổ sung khi cần thiết. Không thể tách rời quá trình quản lý sản xuất với theo dõi, bảo đảm chất lượng môi trường và an toàn lao động.

doc64 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình đào tạo chỉ huy trưởng công trường - Bài 4 Chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sự cố sau này. 3. Khắc phục sự cố: a) Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để; b) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo pháp luật; c) Trường hợp sự cố công trình xây dựng do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ đầu tư hoặc cơ quan bảo hiểm đối với công trình xây dựng có mua bảo hiểm phải chịu chi phí khắc phục sự cố. 5.2 Hồ sơ sự cố công trình xây dựng 1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng. Trường hợp phải khảo sát, đánh giá mức độ và nguyên nhân của sự cố, nếu chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình không có năng lực thực hiện thì phải thuê một tổ chức tư vấn xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra sự cố công trình xây dựng. 2. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng bao gồm: a) Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Nghị định này; b) Mô tả diễn biến của sự cố; c) Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố; d) Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố. Bộ Xây dựng mới có Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình. Về chất lượng thi công, thông tư này nhấn mạnh: Hệ thống quản lý chất lượng tại công trường của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP 1. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được trình bày, thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo cho chủ đầu tư biết trước khi thi công xây dựng. 2. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội dung: a) Sơ đồ tổ chức các bộ phận, cá nhân của nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của từng công trường xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân này trong công tác quản lý chất lượng công trình. b) Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình bao gồm: - Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình. - Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng. - Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội bộ. - Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế. c) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ đầu tư và với các bên có liên quan. Nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP Trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu, nhà thầu thi công xây dựng phải tự kiểm tra, khẳng định sự phù hợp về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện so với yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng. Tuỳ theo đặc điểm và quy mô của từng công trình xây dựng, kết quả nghiệm thu nội bộ có thể được thể hiện bằng biên bản nghiệm thu giữa người trực tiếp phụ trách thi công xây dựng và giám sát thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng hoặc thể hiện bằng cam kết về sự phù hợp chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng thể hiện ngay trong phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 và điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP 1. Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (gọi chung là sản phẩm) trước khi được sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng phải được chủ đầu tư tổ chức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và yêu cầu thiết kế. Kết quả xác nhận sự phù hợp về chất lượng phải được thể hiện bằng văn bản. 2. Hình thức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng được quy định như sau: a) Đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị trường: - Chủ đầu tư kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra hoặc yêu cầu nhà thầu kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa; thí nghiệm, kiểm định chất lượng hàng hóa khi nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của thiết kế, yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. b) Đối với các sản phẩm được sản xuất, chế tạo lần đầu sử dụng vào công trình theo yêu cầu của thiết kế: - Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trong các cơ sở sản xuất công nghiệp: chủ đầu tư kiểm tra chất lượng như quy định tại điểm a khoản này kết hợp với việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất. - Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trực tiếp tại công trường: chủ đầu tư tổ chức giám sát chất lượng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP. c) Đối với các mỏ vật liệu xây dựng lần đầu được khai thác: chủ đầu tư tổ chức hoặc yêu cầu nhà thầu tổ chức điều tra khảo sát chất lượng mỏ theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan. Kiểm tra định kỳ, đột xuất trong quá trình khai thác; thí nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP 1. Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên. 2. Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm: a) Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát tác giả thiết kế. b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường. c) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan. Bản vẽ hoàn công theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 và Điều 27 Nghị định 209/2004/NĐ-CP 1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công được duyệt để làm căn cứ nghiệm thu. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. 2. Cách lập và và xác nhận bản vẽ hoàn công được hướng dẫn tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định giữa chủ đầu tư và chủ quản lý, chủ sử dụng công trình 1. Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình chứng kiến nghiệm thu nếu có yêu cầu. 2. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình. Kết quả bàn giao công trình phải được lập thành biên bản. Khi tiến hành bàn giao, chủ đầu t− phải giao cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình các tài liệu sau: a) Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, các tài liệu có liên quan tới việc vận hành, bảo hành, bảo trì và các tài liệu khác trong hồ sơ hoàn thành công trình theo yêu cầu của chủ quản lý, chủ sử dụng công trình; b) Danh mục các thiết bị phụ tùng, vật t− dự trữ ch−a lắp đặt hoặc sử dụng. 3. Trường hợp bàn giao công trình áp dụng hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT) thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư phải xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại Hợp đồng Dự án và Điều 32 Nghị định 78/2007/NĐ-CP. Hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (dưới đây viết tắt là hồ sơ hoàn thành công trình) 1. Hồ sơ hoàn thành công trình bao gồm các tài liệu có liên quan tới đầu tư và xây dựng công trình từ chủ trương đầu tư; dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế -kỹ thuật xây dựng); khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công trình đến thi công xây dựng công trình; nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Danh mục, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình được hướng dẫn tại Phụ lục 7 của Thông tư này. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình. Số lượng hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với các nhà thầu và các bên có liên quan. 2. Hồ sơ hoàn thành công trình phải được lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành. Hồ sơ hoàn thành công trình có thể được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) trong dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) đó. 3. Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định. Riêng hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và các tài liệu có liên quan tới vận hành, khai thác, bảo trì, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa công trình sau này phải được lưu trữ hết tuổi thọ công trình hoặc vĩnh viễn theo quy định. Trường hợp chủ quản lý, chủ sử dụng công trình không phải là chủ đầu tư thì chủ quản lý, chủ sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu nêu trên theo quy định. 4. Các nhà thầu có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu liên quan tới các phần việc do mình thực hiện với thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định và giám định chất lượng công trình xây dựng, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng 1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định. Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm: thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các lĩnh vực thí nghiệm khác. 2. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng được thực hiện bằng phương pháp quan trắc kết hợp với đánh giá kết quả đo, thí nghiệm (có thể có hoặc không có thí nghiệm). Các lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình xây dựng bao gồm: kiểm định chất lượng đất xây dựng; kiểm định chất lượng nước dùng trong xây dựng; kiểm định vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng; kiểm định kết cấu công trình xây dựng; kiểm định công trình xây dựng và các lĩnh vực kiểm định khác. 3. Giám định chất lượng công trình xây dựng Giám định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng được tổ chức thực hiện bởi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các cơ quan này. 4. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực là việc kiểm tra, xác nhận công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực bắt buộc phải được thực hiện đối với các công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm họa đối với người, tài sản và môi trường trước khi đưa công trình vào sử dụng. Việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực thực hiện theo quy định. 5. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là việc đánh giá, xác nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình. Việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo quy định. 6. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định và giám định chất lượng công trình xây dựng, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng xây dựng (gọi chung là đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng) là các hoạt động xây dựng có yêu cầu về điều kiện năng lực được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Các tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng phải đảm bảo có đủ điều kiện năng lực theo quy định và phải đăng ký trên hệ thống thông tin của Bộ Xây dựng về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. 6. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình Hồ sơ hoàn thành công trình được lập theo TCXDVN 371-2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng, theo những nguyên tắc : Chỉ được phép đưa bộ phận công trình (hạng mục công trình hoặc công trình) đã xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hành công tác nghiệm thu theo những quy định của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này. Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan. Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiến hành những công việc sau đây: Lập bảng thống kê các các tồn tại về chất lượng (theo mẫu ghi ở phụ lục N) và quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện; Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các các tồn tại đó; Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa khắc phục xong. Khi nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất. Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong. Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến hành nghiệm thu lại. Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản. Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu. Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt. Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình. Công tác quản lý chất lượng thi công trên công trường của các bên tham gia xây dựng công trình phải thực hiện theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5637: 1991 và tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này. Chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư cần thường xuyên kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên công trường của nhà thầu xây lắp. Kết quả kiểm tra ghi theo mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng thi công theo các qui định: Phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu chất lượng tại hiện trường tất cả các loại vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình; Mọi công việc xây dựng đều phải kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay trong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành; Chưa có sự kiểm tra và chấp nhận nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư thì nhà thầu thi công xây dựng không được tiến hành thi công công việc tiếp theo, bộ phận công trình xây dựng tiếp theo, giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo. Chủ đầu tư chủ trì tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Trong quá trình thi công xây dựng công trình (mới hoặc cải tạo) phải thực hiện các bước nghiệm thu dưới đây và mỗi bước nghiệm thu có các hồ sơ tương ứng được lập. Các bước nghiệm thu là : - Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình. - Nghiệm thu từng công việc xây dựng; - Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng. Mỗi bước nghiệm thu phải lập hồ sơ để theo dõi chất lượng và lưu trữ, Các tình huống nghiệm thu như sau: Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình * Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu; Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ. * Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp: Các loại vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình; Các loại thiết bị, máy móc trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình; * Điều kiện cần để nghiệm thu: Có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất; Có kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường (nếu thiết kế, chủ đầu tư hoặc tiêu chuẩn, qui phạm yêu cầu) * Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu; Kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất; Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm; Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung; Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu; Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn, qui phạm kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu phụ lục C của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này; Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng kiểm tra sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu; + Thời gian nhà thầu xây lắp phải phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường. Nghiệm thu công việc xây dựng Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu; Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng công việc xây dựng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp : Những công việc xây dựng đã hoàn thành; Những công việc lắp đặt thiết bị tĩnh đã hoàn thành; Những kết cấu, bộ phận công trình sẽ lấp kín; Điều kiện cần để nghiệm thu: Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành; Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu: Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường; Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu; Bản vẽ hoàn công; Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu. Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường; Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 4.2.3; Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu; Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung; Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu; Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục D và phụ lục E của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này; Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Những công việc phải làm lại; + Những thiết bị phải lắp đặt lại; + Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại; + Thời gian làm lại, sửa lại; + Ngày nghiệm thu lại. Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc xây dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng đó. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện; Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với các nhà thầu phụ. Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Căn cứ vào qui mô công trình và tham khảo phụ lục 2 để phân chia bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; Phải trực tiếp tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 1 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp đối với các đối tượng sau đây: Bộ phận công trình xây dựng đã hoàn thành; Giai đoạn thi công xây dựng đã hoàn thành; Thiết bị chạy thử đơn động không tải; Thiết bị chạy thử liên động không tải; Điều kiện cần để nghiệm thu: Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành; Tất cả các công việc xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định ở điều 4.2 của tiêu chuẩn này; Có đầy đủ số các hồ sơ, tài liệu: Các biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan; Các biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan; Các biên bản nghiệm thu những kết cấu, bộ phận công trình đã lấp kín có liên quan; Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường; Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng, khối lượng đối tượng cần nghiệm thu; Bản vẽ hoàn công; Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu. Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây lắp; Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động không tải, thiết bị chạy thử liên động không tải; Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 4.3.3; Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các đối tượng nghiệm thu với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu; Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung; Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu. Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan, các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục F, phụ lục G và phụ lục H của tiêu chuẩn này; Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng chưa thi công xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Những công việc phải làm lại; + Những thiết bị phải lắp đặt lại; + Những thiết bị phải thử lại; + Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại; + Thời gian làm lại, thử lại, sửa lại; + Ngày nghiệm thu lại. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. * Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: Phía chủ đầu tư: Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu). Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: Người đại diện theo pháp luật; Chủ nhiệm thiết kế. Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định. Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường cần có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chống cháy, về môi trường tham gia nghiệm thu. Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư) * Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những đối tượng sau: Thiết bị chạy thử liên động có tải; Hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành; Công trình xây dựng đã hoàn thành; Các hạng mục hoặc công trình chưa hoàn thành nhưng theo yêu cầu của chủ đầu tư cần phải nghiệm thu để bàn giao phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Thời gian bắt đầu tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 3 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp; hoặc nhận được văn bản yêu cầu của chủ đầu tư . Công tác nghiệm thu phải kết thúc theo thời hạn quy định của chủ đầu tư. * Điều kiện cần để nghiệm thu. Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành; Tất cả các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định Có kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ; Có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định; Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu do nhà thầu lập và cung cấp cho chủ đầu tư cùng với phiếu yêu cầu nghiệm thu; Danh mục các hồ sơ tài liệu hoàn thành nêu tại phụ lục Q của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này. Có đủ hồ sơ pháp lý của đối tượng nghiệm thu do chủ đầu tư lập theo danh mục hồ sơ pháp lý nêu tại phụ lục Q của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này; Có bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, lập theo mẫu phụ lục L của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này ; Có bảng kê các hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu, lập theo mẫu phụ lục P của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này; Có biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây lắp; Đối với trường hợp nghiệm thu để đưa vào sử dụng các hạng mục công trình, công trình chưa thi công hoàn thành thì phải có quyết định yêu cầu nghiệm thu bằng văn bản của chủ đầu tư kèm theo bảng kê các việc chưa hoàn thành, lập theo mẫu phụ lục M của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này; * Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành; Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu nêu ở mục trên; Kiểm tra việc chạy thử thiết bị liên động có tải; Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng; Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của đối tượng nghiệm thu; Kiểm tra sự phù hợp của công suất thực tế với công suất thiết kế được duyệt; Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: Yêu cầu các nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ sung, thử nghiệm lại thiết bị để kiểm tra; Yêu cầu chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra; Thành lập các tiểu ban chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật để kiểm tra từng loại công việc, từng thiết bị, từng hạng mục công trình và kiểm tra kinh phí xây dựng; Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. Trên cơ sở đánh giá chất lượng Chủ đầu tư đưa ra kết luận: Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục J và phụ lục K của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này; Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu hạng mục, công trình khi phát hiện thấy các tồn tại về chất lượng trong thi công xây lắp làm ảnh hưởng đến độ bền vững, độ an toàn và mỹ quan của công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình thường của thiết bị khi sản xuất sản phẩm. Bảng kê các tồn tại về chất lượng lập theo mẫu ghi ở phụ lục N của tiêu chuẩn này để các bên có liên quan thực hiện. Phí tổn để sửa chữa, khắc phục do bên gây ra phải chịu. Trong trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn độc lập phúc tra và kiểm tra công tác sửa chữa các tồn tại về chất lượng. Sau khi các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa và khắc phục xong, Tư vấn phúc tra lập biên bản nghiệm thu theo qui định của tiêu chuẩn này và báo cáo Chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu lại. Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng. Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo qui định. Sau khi có quyết định chấp thuận nghiệm thu để bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành ngay công tác bàn giao cho chủ sở hữu, chủ sử dụng hạng mục, công trình theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5640 : 1991. Tất cả các hồ sơ tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng như ghi ở phụ lục Q của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này phải được nhà thầu xây dựng lập, đóng quyển thành 6 bộ theo qui định. Trong đó hai bộ do chủ đầu tư, một bộ do cơ quan quản lí sử dụng công trình, hai bộ do nhà thầu xây lắp chính và một bộ do cơ quan lưu trữ nhà nước bảo quản. 7. Các phương pháp bảo đảm chất lượng : 7.1 Tổ chức đảm bảo chất lượng xây dựng Quy luật cơ bản của những thành viên tham gia trong nền kinh tế thị trường là khi cần bỏ tiền ra để mua một thứ gì đó thì người mua muốn bỏ ra ít nhất nhưng để nhận thì họ lại muốn nhận được nhiều nhất. Người bán lại có nhu cầu thu lợi nhuận cao nhất. Quyền lợi của người mua và người bán mâu thuẫn với nhau. Cầu nối giữa người mua và người bán chính là những tiêu chí về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm đáp ứng với các yêu cầu của người mua là sự thúc đẩy lưu thông thị trường. Tổ chức đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất xây dựng. Chất lượng sản phẩm tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp, tạo ra thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp . Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm việc xây dựng tiêu chí của sản phẩm, biện pháp tổ chức sản xuất nhằm đạt các tiêu chí ấy, kiểm tra sản xuất nhằm thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất và từng khâu phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trung gian để sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng như đã định ban đầu. 7.2 Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 nhằm quản lý chất lượng Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 là tiêu chuẩn về tổ chức sản xuất. Việc tổ chức sản xuất tuân theo những phương pháp và chuẩn mực để tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng là đối tượng của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã trải qua hai lần thay đổi vào các thời kỳ: ISO 9000 : 1994 ban hành để thực hiện phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn tổ chức sản xuất có chú ý đến chất lượng từ năm 1994. ISO 9000 : 2000 là tiêu chuẩn được sửa và cải tiến lại tiêu chuẩn này đã ban hành năm 1994. 7.3 Về phiên bản tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994 Có 3 tiêu chuẩn là ISO 9001 quy định chung cho cả quá trình tạo nên sản phẩm xây dựng, từ khâu thiết kế, cung ứng vật tư, thử nghiệm, sản xuất , dịch vụ cho sản xuất. ISO 9002 là quá trình thực hiện cụ thể để chế tạo ra sản phẩm bao gồm các khâu cung ứng điều kiện sản xuất, thử nghiệm, sản xuất và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất. ISO 9003 chuyên nói về kiểm tra chất lượng sản phẩm qua từng bước và bước cuối cùng. Sơ đồ như sau: Thiết kế Cung ứng Thử nghiệm Sản xuất Dịch vụ Thử nghiệm ISO 9001 ISO 9002 ISO 9003 Các yếu tố chất lượng được tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản năm 1994 nêu ra và phạm vi chi phối là : Số TT Tên yếu tố chất lượng ISO 9001 ISO 9002 ISO 9003 1 Trách nhiệm của lãnh đạo x x v 2 Hệ thống chất lượng x x v 3 Xem xét hợp đồng x x x 4 Kiểm tra thiết kế x x 5 Kiểm tra tài liệu và dữ liệu x x x 6 Mua sản phẩm và vật tư x x 7 Kiểm tra sản phẩm do khách cung ứng x x x 8 Xác định nguồn gốc vật liệu x x v 9 Kiểm soát quá trình sản xuất x x 10 Kiểm tra và thử nghiệm x x v 11 Kiểm chuẩn công cụ kiểm tra x x x 12 Trạng thái thử nghiệm x x x 13 Kiểm soát sản phẩm không đạt yêu cầu x x v 14 Hành động khắc phục và phòng ngừa x x v 15 Chứa hàng, bao bì và giao hàng x x x 16 Kiểm tra hồ sơ chất lượng x x v 17 Đánh giá chất lượng theo nội bộ x x v 18 Bồi dưỡng, đà tạo, nâng cao nghiệp vụ x x v 19 Dịch vụ x x 20 Tính toán, thống kê x x x Sau quá trình 6 năm sử dụng tiêu chuẩn này, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của những đơn vị sử dụng tiêu chuẩn này đã nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên qua thực tế sử dụng thì thấy tiêu chuẩn này khá cồng kềnh trong khâu áp dụng. Năm 2000, tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra phiên bản mới có cải tiến nhiều so với phiên bản năm 1994. 7.4 Về phiên bản tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 Những cải tiến của phiên bản này so với phiên bản năm 1994 : + Về cấu trúc : Trước đây có 3 tiêu chuẩn là ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Nay rút gọn chỉ còn ISO 9001 chung cho tất cả các bước trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Trước đây yêu cầu 20 mục như bảng trên , nay chỉ còn chia ra 4 nhóm yêu cầu chính là : - Trách nhiệm của lãnh đạo - Quản lý nguồn lực - Quản lý quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm - Kiểm tra, đo lường, phân tích và cải tiến + Về thuật ngữ sử dụng: Bớt đi những khái niệm rườm tà. Chỉ giữ lại những thuật ngữ dễ hiểu như : Trong ISO 9000:1994 đưa ra sự liên quan của nhà thầu phụ, nhà cung ứng và khách hàng. Nay trong ISO 9000:2000 chỉ giữ lại khái niệm nhà cung ứng, tổ chức và khách hàng. + Phiên bản mới đưa ra các yêu cầu mới: Định hướng vào khách hàng nhiều hơn. Lấy khách hàng làm mục tiêu chính để phục vụ. Các mục tiêu cần đạt trong quá trình sản xuất phải cụ thể hoá, phải đo lường được và là yêu cầu độc lập so với điều kiện sản xuất. Tập trung vào phân tích dữ liệu thành công cũng như chưa thành công, phân tích dữ liệu đo kiểm được và có giải pháp cải tiến liên tục quy trình sản xuất. Đánh giá cao chất lượng lao động, đề cao vai trò đào tạo lực lượng công nhân và kỹ sư. 7.5 Các yêu cầu cụ thể với 4 nhóm chính trong tổ chức sản xuất theo ISO 9000 :2000 nhằm quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng Trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp : + Thiết lập chính sách chất lượng phù hợp với mục tiêu sản xuất cho từng thời kỳ, cho từng mặt hàng. Truyền đạt cho mọi thành viên trong doanh nghiệp nắm vững chính sách này. Chính sách này phải phản ánh được yêu cầu của khách hàng và sự đáp ứng các yêu cầu này trong sản phẩm được chế tạo ra của doanh nghiệp. + Mục tiêu chất lượng cần đạt phải đo lường được và mục tiêu này phải phù hợp với chính sách chất lượng đã đề ra và phải có tính khả thi. Lãnh đạo cần cam kết thực thi các giải pháp bảo đảm chất lượng và sẽ cải tiến chất lượng liên tục nhằm nâng cao sự thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. + Trong việc lập kế hoạch bảo đảm chất lượng phải thực hiện việc cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng. + Lãnh đạo doanh nghiệp phải tổ chức các hình thức trao đổi thông tin trong hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất . Mọi bộ phận tham gia sản xuất và điều hành trong tổ chức sản xuất phải bình đẳng, hành động nhất trí với lòng ham muốn cải thiện điều kiện sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn khách hàng đến mức tối đa. Quản lý nguồn lực + Người tham gia lao động phải ham muốn lao động có chất lượng, thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. + Người lao động phải có trình độ, năng lực để tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu của mục tiêu sản xuất. Phải sử dụng thành thạo công cụ lao động. + Phải được cung cấp đủ về số lượng lao động trong dây chuyền sản xuất. + Người lao động phải được cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất để sản xuất. + Người lao động phải tận dụng môi trường lao động, tạo ra môi trường tốt nhất để nâng cao năng suất lao động Quá trình hình thành sản phẩm + Phải phân tích các yêu cầu của khách hàng thành những tiêu chí cụ thể, đo lường được. Các yêu cầu của khách hàng bao gồm các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, điều kiện bao gói sản phẩm, điều kiện giao hàng. Thí dụ trong xây dựng thì điều kiện thi công, có yêu cầu vừa xây dựng, vừa khai thác công trình hay không, điều kiện chăm sóc công trình trong thời hạn bảo hành... + Sự tham gia của khách hàng trong quá trtình sản xuất như quá trình nghiệm thu trung gian, các phương án sử lý khi sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng. + Sự tham gia của người tư vấn giám sát trong quá trình thi công, các quyết định trong sản xuất xây dựng, vai trò của bên kiểm định chất lượng. Kiểm tra, đo lường, phân tích và cải tiến + Nhiệm vụ thu thập dữ liệu, cung ứng dữ liệu phục vụ kiểm tra. + Tham gia phân tích dữ liệu nhằm có nhận định khách quan nhất về tình trạng chất lượng sản phẩm. + Tạo điều kiện cho các đơn vị kiểm tra chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mình để cung cấp tình trạng chất lượng một cách khách quan nhất. + Việc kiểm tra phải được thực hiện ở mọi công đoạn của sản xuất, mọi thời điểm cần thiết và bằng mọi phương pháp đo kiểm. + Có giải pháp cải tiến phương pháp sản xuất , tổ chức lao động, điều kiện lao động để khắc phục những sai sót đã xảy ra và có khả năng xảy ra. 7.6 - Những điều lưu ý khi thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 cho sản xuất xây dựng để đảm bảo chất lượng: + Cần tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000:2000 cho mọi loại hình doanh nghiệp tham gia trong toàn bộ công nghiệp sản xuất xây dựng. Phải thực hiện tiêu chuẩn này cho từ khâu khảo sát, tư vấn, thiết kế, thi công xây lắp, sản xuất vật liệu và các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng khác. + Cần thấy rằng thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000:2000 là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý xây dựng. Chỉ có thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000 mới mang lại hiệu quả sản xuất xây dựng. Cần xây dựng nhận thức đúng đắn về vai trò của quản lý sử dụng công cụ ISO 9000:2000 . Việc sử dụng biện pháp ISO 9000 không gò bó mà là phương pháp công tác, phương pháp tổ chức theo công nghiệp hoá. Thực thi tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đòi hỏi thủ tục điều hành, thao tác chính xác. Thực thi tiêu chuẩn ISO 9000:2000 là ghép tổ chức trong sự nhất quán, trong sự hành động theo kỷ luật nghiêm ngặt. Thủ tục và hồ sơ phục vụ cho quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000 rất chặt chẽ. Điều này đòi hỏi sự kiên định và quyết tâm , không để có hiện tượng đánh trống bỏ dùi hay dễ làm, khó bỏ, hoặc đầu voi, đuôi chuột. Cần chống thói quen xuê xoa , gia đình chủ nghĩa trong điều hành, quản lý doanh nghiệp. + Kiên trì thực hiện các bước của tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Thực tế môi trường kinh doanh xây dựng cơ bản nước ta có nhiều biến động, khó khăn. Thói quen làm ăn luộm thuộm, gia đình chủ nghĩa, hoặc ngược lại, hách dịch, quan liêu là những trở ngại cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Khi đã làm quen với ISO 9000, sự hoạt động của doanh nghiệp đi vào nền nếp , mọi hoạt động trở nên chính quy, ngăn nắp. + Thực thi ISO 9000, những biến động do các đặc điểm của sản phẩm xây dựng như sản xuất phơi lộ trong môi trường tự nhiên của thiên nhiên, dàn trải trên diện tích lớn, thời gian sản xuất kéo dài, đa dạng và phức hợp bị hạn chế. Tổ chức sản xuất theo ISO 9000 là phương thức tổ chức của công nghiệp hoá, hiện đại. 7.7 Điều hành tác nghiệp sản xuất xây dựng bảo đảm chất lượng Điều hành tác nghiệp được giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp cấp công ty xây dựng.Người điều hành tác nghiệp sản xuất xây dựng là người làm công tác quản lý. Người này phải biết mình làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu xác định cho từng năm, rừng tháng, cho từng dự án, cho từng công việc. Với mọi công tác được tiến hành, phải thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công hay biện pháp kỹ thuật thực hiện nhằm dự liệu diễn trình sản xuất , dự liệu quá trình thực hiện công tác xây dựng. Nếu những công tác xây dựng này đơn giản thì phải có biện pháp mẫu. Cần thiết lập kế hoạch thực hiện cho từng công tác để thấy được khi nào làm việc gì, ai phải làm , điều kiện về phương tiện, vật tư, nhân lực , tài chính được phép sử dụng ra sao. Công cụ sử dụng trong điều hành tác nghiệp quản lý có giấy tờ, văn bản, máy tính điện tử và máy in, điện thoại, faximile, thư điện tử, internet, mạng nội bộ, máy ghi âm, loa, đài bá âm, máy bộ đàm, máy ảnh, máy ghi hình... Quản lý là xây dựng phương án, lựa chọn phương án và ra quyết định. Xây dựng phương án sản xuất nằm trong khâu thiết kế biện pháp kỹ thuật sản xuất. Xây dựng phương án sản xuất cần nêu nhiều khả năng thực hiện để lựa chọn. Không nên chỉ xây dựng một phương án vì như thế sẽ bị chủ quan. Cần tiến hành lựa chọn phương án để sản xuất sau khi đã phân tích kỹ những ưu , nhược điểm của các phương án đề nghị. Ra quyết định là hành động quản lý quan trọng của tác nghiệp quản lý sản xuất. Quyết định được cân nhắc và lựa chọn qua phân tích ưu nhược điểm theo nhiều mặt của các phương án đề xuất. Phải truyền quyết định đến người có nhiệm vụ thi hành. Mệnh lệnh sản xuất phải bằng văn bản, rõ ràng, đầy đủ các điều kiện như nội dung công việc phải làm, định mức thời gian, định mức vật tư, định mức nhân lực. Thời hạn khởi công, thời hạn hoàn thành, vật tư, nhân lực, phương tiện được phép sử dụng. Nếu khẩn cấp, ra lệnh miệng thì lệnh miệng là nhất thời, phải ghi chép lệnh miệng thành văn bản và gửi đến các bên liên quan sau khi đã bắt đầu thực hiện lệnh miệng nhưng trước khi công việc giao bằng lệnh miệng hoàn thành. Quá trình thực hiện công tác, đơn vị ra mệnh lệnh sản xuất phải nhận được báo cáo về quá trình diễn biến của sản xuất. Khi cần, phải đôn đốc quá trình thi hành, và thường xuyên kiểm tra quá trình thi hành. Nếu thấy quá trình thực hiện sản xuất có điều gì đó không chính xác như lệnh đã ban hành hoặc quá trình diễn biến mới chen trong quá trình sản xuất, cần thiết thông tin lên cấp ra lệnh để nắn chỉnh, điều tiết, bổ sung khi cần thiết. Không thể tách rời quá trình quản lý sản xuất với theo dõi, bảo đảm chất lượng môi trường và an toàn lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai4_chihuytruongchatluong_6284.doc