Chương 1 Cơ sở lý thuyết của máy điện
Khi máy điện hoạt động, sự biến đổi năng lượng trong
máy sẽ có tổn hao.Tổn hao này gồm có:
- Tổn hao sắt từ trong lõi thép do hiện tượng từ trễ và
dòng điện xoáy.
- Tổn hao đồng trong dây quấn
- Tổn hao do ma sát
Các tổn hao này biến thành nhiệt và làm cho máy điện
nóng lên.
Để máy điện làm việc lâu dài và hiệu quả cần phải có
các biện pháp tản nhiệt ra môi trường xung quanh để làm
mát máy điện.
5 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 1 Cơ sở lý thuyết của máy điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÁY ĐIỆN
1. Định nghĩa và phân loại
1.1 Định nghĩa
Máy điện là thiết bị điện từ làm việc trên nguyên lý cảm
ứng điện từ, dùng để biến đổi dạng năng lượng như cơ năng
thành điện năng, hoặc biến đổi điện năng thành cơ năng,
hoặc dùng để biến đổi các thông số điện như điện áp, dòng
điện....
Để biến đổi các dạng năng lượng trong máy điện có 2
phần là : Mạch từ (lõi thép) và Mạch điện (Dây quấn)
1.2 Phân loại
1.2.1 Phân theo dòng điện
+ Máy điện xoay chiều
+ Máy điện một chiều
1.2.2 Phân theo sự chuyển động tương đối
+ Máy điện tĩnh
+ Máy điện quay
Iron core
Terminals
Secondary
winding
Insulation
2Sơ đồ phân loại máy điện thông dụng
Máy điện
Máy điện tĩnh Máy điện quay
Máy điện xoay chiều Máy điện một chiều
Máy điện không
đồng bộ
Máy điện đồng
bộ
Máy biến áp
Động
cơ
KĐB
Máy
phát
điện
KĐB
Động
cơ
ĐB
Máy
phát
điện
ĐB
Động
cơ
một
chiều
Máy
phát
điện
một
chiều
2. Các định luật dùng trong máy điện
2.1 Định luật cảm ứng điện từ
1. Trường hợp từ thông biến thiên xuyên qua vòng dây
Khi từ thông biến thiên xuyên qua vòng dây dẫn, trong vòng dây sẽ
cảm ứng sức điện động e.
Theo công thức Maxwell:
dt
d
e
Φ−=
Chiều của e được xác định theo quy tắc
vặn nút chai
x φ
e
Nếu cuộn dây có N vòng, sức điện động cảm ứng của cuộn dây sẽ
là:
dt
d
dt
dN
e
Ψ−=Φ−=
3Khi thanh dẫn chuyển động thẳng góc với đường sức từ trường,
trong thanh dẫn sẽ cảm ứng sức điện động e có trị số là:
e = Blv
Trong đó: B là từ cảm (T)
l là chiều dài của thanh dẫn (m)
v là tốc độ của thanh dẫn (m/s)
2. Trường hợp thanh dẫn chuyển động trong từ trường
Chiều của sức điện động cảm ứng được xác định theo quy tắc
bàn tay phải
2.2 Định luật lực điện từ
Khi thanh dẫn mang dòng điện đặt thẳng góc với đường sức từ
trường thì thanh dẫn sẽ chịu tác dụng của một lực điện từ có trị số
là:
F = Bil (N)
Trong đó: B: Từ cảm (T)
i : Dòng điện (A)
l : Chiều dài thanh dẫn (m)
Chiều của lực điện từ được xác định theo quy tắc bàn tay trái.
Trong máy điện, lõi thép là mạch từ dùng để dẫn từ thông,
định luật toàn dòng điện áp dụng trong mạch từ.
Mạch từ trong máy điện có thể là lõi thép đồng nhất hoặc
lõi thép có khe hở, trên lõi thép có cuộn dây.
Nếu H là vectơ cường độ từ trường do tập hợp các dòng điện tạo ra
và L là một đường cong kín bao quanh chúng thì:
2.3 Định luật dòng điện toàn phần
3.1 Vật liệu dẫn điện
- Dùng để chế tạo các bộ phận dẫn điện.
- Vật liệu thường dùng là đồng, nhôm được chế tạo
theo tiết diện tròn hoặc chữ nhật có bọc cách điện ở
ngoài. Lớp cách điện ở bên ngoài dây thường là: vải sợi,
sợi thuỷ tinh, giấy, nhựa hoá học, sơn êmay...
3. Các vật liệu dùng trong máy điện
43.2 Vật liệu dẫn từ
- Dùng để chế tạo các bộ phận của mạch từ.
- Vật liệu chế tạo mạch từ thường là: thép lá kỹ thuật
điện, thép lá thường, thép đúc, thép rèn.
* Trong các mạch từ có từ thông biến đổi thường dùng
thép lá kỹ thuật điện dày 0,35 - 0,5 mm để giảm tổn hao do
dòng điện xoáy.
* Trong những mạch từ có từ thông không đổi, thường
dùng thép đúc, thép rèn hoặc thép lá thông thường.
Dạng đường cong từ hoá của một số vật liệu dẫn từ
3.3 Vật liệu cách điện
Dùng để cách ly các bộ phận dẫn điện với bộ phận không
dẫn điện, hoặc cách ly những bộ phận dẫn điện với nhau.
- Các vật liệu cách điện phải có cường độ cách điện cao,
chịu nhiệt tốt, tản nhiệt tốt, chống ẩm và bền về cơ học.
- Vật liệu cách điện thường dùng trong máy điện là: giấy,
vải lụa, amiăng, sợi thuỷ tinh, mica......
Tuỳ theo độ bền nhiệt người ta chia vật liệu cách điện
thành 7 cấp:
Cấp cách điện Nhiệt độ cho phép Vật liệu
Cấp Y 90o Bông,giấy, vải, tơ lụa, sợi
Cấp A 105o Vải sợi xenlulô, sợi tự nhiên
Cấp E 120o Màng vải, sợi tổng hợp gốc
hữu cơ
Cấp B 130o Mica, sợi thuỷ tinh, amiăng
Cấp F 155o Giống loại B nhưng được tẩm
sấy và kết dính bằng sơn
Cấp H 180o Giống loại B nhưng dùng sơn tẩm
sấy hoặc chất kết dính gốc silic hữu
cơ
Cấp C >180o Vật liệu gốc mica, thuỷ tinh
53.4 Vật liệu kết cấu
- Dùng để chế tạo các chi tiết chịu các tác động cơ học
như: trục, ổ bi, nắp máy, vỏ máy.
- Trong máy điện, vật liệu kết cấu thường là : gang, thép,
thép lá, thép rèn, kim loại màu và hợp kim của chúng, các
chất dẻo.
Khi máy điện hoạt động, sự biến đổi năng lượng trong
máy sẽ có tổn hao.Tổn hao này gồm có:
- Tổn hao sắt từ trong lõi thép do hiện tượng từ trễ và
dòng điện xoáy.
- Tổn hao đồng trong dây quấn
- Tổn hao do ma sát
Các tổn hao này biến thành nhiệt và làm cho máy điện
nóng lên.
Để máy điện làm việc lâu dài và hiệu quả cần phải có
các biện pháp tản nhiệt ra môi trường xung quanh để làm
mát máy điện.
4.Phát nóng và làm mát máy điện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c1_md_co_so_ly_thuyet_3326.pdf