Xây dựng quỹ năng lượng mới và tái
tạo từ nguồn thuế thu từ các nguồn năng
lượng hóa thạch tại Việt Nam hiện nay. Với
chính sách này sẽ giúp Việt Nam có thêm
nguồn vốn đầu tư đáng kể cho nghiên cứu và
phát triển các công nghệ năng lượng mới và
tái tạo, tài trợ cho các dự án đầu tư mới và
làm tăng khả năng cạnh tranh.
Việt Nam cũng cần xác định các biện
pháp cụ thể để thực hiện chiến lược và đạt
được các mục tiêu, có rất nhiều các công cụ
chính sách khác nhau để thúc đẩy năng lượng
tái tạo hỗ trợ năng lượng tái tạo phát triển.
Trong số đó có: mức trợ giá, nghĩa vụ năng
lượng tái tạo, giao dịch chứng chỉ, các khoản
miễn thuế, miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi cho
vay, nghĩa vụ nhiên liệu sinh học,. từ đó
hoàn thiện hơn bộ công cụ chính sách hỗ trợ
năng lượng tái tạo của Việt Nam
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách năng lượng tái tạo của Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 107
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA ẤN ĐỘ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Ngày nhận bài: 11/08/2015 Nguyễn Hùng Cường1
Ngày nhận lại: 21/10/2015
Ngày duyệt đăng: 26/10/2015
TÓM TẮT
Ấn Độ là quốc gia khá thành công và đứng thứ 6 trên thế giới về năng lượng tái tạo. Với một hệ
thống chính sách ổn định, hợp lý và toàn diện, Ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn
năng lượng tái tạo. Bài viết này nhằm nghiên cứu các chính sách và các công cụ mà Ấn Độ đang thực
hiện với mục đích hỗ trợ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước. Từ những kinh nghiệm của Ấn Độ
trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, bài viết rút ra một số bài học đối với
Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo hiện nay.
Từ khóa: Năng lượng tái tạo, chính sách, điện, Ấn Độ.
ABSTRACT
India is a successful country and ranks No. 6 in the world in renewable energy. With a stable,
reasonable and comprehensive policy system, India created favorable conditions for the development of
renewable energy sources. This article studies the policies and instruments employed by India to support
the development of renewable energy in the country. From the Indian experience, this article offers some
lessons for Vietnam to improve its policies to support the development of renewable energy.
Keywords: renewable energy, policies, electricity, India.
1. Đặt vấn đề1
Trong thế giới cạnh tranh hiện nay, mỗi
quốc gia đều muốn phát triển với sự tăng
trưởng nhanh chóng và tạo ra nhiều việc làm.
Các tác dụng nguy hại và mất cân bằng sinh
thái do sự công nghiệp hóa nhanh chóng và
gia tăng dân số được nhắc đến rất nhiều. Điều
này có liên hệ trực tiếp với số chi phí khổng lồ
của phát thải carbon và quá trình này có ngày
càng gia tăng. Đối với một đất nước rộng lớn
như Ấn Độ, đứng thứ sáu trên thế giới về mức
tiêu thụ năng lượng, sự phụ thuộc vào một
nguồn đơn hoặc một công nghệ để thực hiện
tất cả các nhu cầu về năng lượng trong khi
giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động
môi trường và nguồn cung cấp nhiên liệu là
điều không thực tế. Do đó kết hợp các nguồn
năng lượng không thải ra khí carbon đã trở
thành một phần không thể thiếu để đạt được
phát triển bền vững và giảm bớt gánh nặng về
1
dự trữ nhiên liệu hóa thạch. Theo kế hoạch 5
năm thứ 12 (2012-2017) báo cáo tình trạng
thiếu công suất đỉnh là 11,1% và sự thiếu hụt
năng lượng tổng thể là 8,5% của Ấn Độ, và
nhu cầu về điện sẽ tăng 5,7% mỗi năm.
Để phát triển năng lượng trong khi vẫn
phải ưu tiên an ninh năng lượng, Chính phủ
Ấn Độ đã có chương trình đầy tham vọng
nhằm phát triển năng lượng tái tạo bằng một
chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo tổng hợp.
Trong năm 2014, tổng công suất điện lắp mới
trên khắp Ấn Độ từ các nguồn năng lượng tái
tạo tăng trưởng 20% từ 14,40 GW vào năm
2009 lên 31,70GW. Ấn Độ chiếm vị trí thứ 5
trên thế giới với công suất lắp đặt điện gió
21,13 GW. Công suất điện sinh khối là
khoảng 4,01 GW. Các dự án thủy điện nhỏ
với tổng công suất 1,71 GW đã được lắp đặt
trong các năm 2013-14. Các dự án năng lượng
mặt trời được lắp đặt hơn 1,68 GW công suất
ThS, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải. Email:ctm4hu@gmail.com
108 THÔNG TIN KHOA HỌC
quang điện năng lượng mặt trời và công nghệ
nhiệt mặt trời được sản xuất năm 2013-14 tạo
ra một sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, theo dự báo của Quy
hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn
2011–2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ
điện 7), nhu cầu điện năng đất nước sẽ tăng
mạnh từ 87 tỷ kWh (năm 2009) lên 570 tỷ
kWh (năm 2030), trong khi đó các nhà máy
thủy điện gần như đã được khai thác ở mức
tối đa và các nhà máy nhiệt điện được dự báo
sẽ gặp nhiều khó khăn về việc cung cấp nhiên
liệu phát điện. Để giải quyết việc thiếu hụt
nguồn cung, Chính phủ đã phê duyệt Chiến
lược Phát triển Năng lượng Quốc gia đến năm
2020 - tầm nhìn 2050 trong đó rất chú trọng
tới phát triển nguồn năng lượng tái tạo, với
mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3%
tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm
2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Chính
vì vậy, việc học hỏi các bài học kinh nghiệm
chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo của Ấn
Độ là rất cần thiết để chúng ta đề ra các chính
sách đúng đắn nhằm phát huy hết tiềm năng
năng lượng tái tạo và hoàn thành kế hoạch đã
đề ra.
2. Tổng quan về năng lượng tái tạo tại
Ấn Độ
Năng lượng tái tạo đóng góp khoảng
12,3% tổng công suất lắp đặt trong nước
(CEA, 2013). Khoảng 97% công suất lắp đặt
đã nối lưới và ngoài lưới điện chiếm một phần
nhỏ (MNRE, 2013). Năng lượng gió vẫn tiếp
tục là trụ cột của năng lượng tái tạo ở Ấn Độ
chiếm tới 67%. Trên toàn cầu, Ấn Độ đứng
thứ sáu về điện công suất năng lượng tái tạo
(REN21, 2013). Sự phát triển của năng lượng
tái tạo tăng trưởng rất nhanh trung bình hàng
năm tăng 22% trong suốt thập kỷ qua (2002-
2012). Tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt đối với năng
lượng mặt trời trong ba năm qua (2009-2012),
đã tăng từ dưới 10 MW đến hơn 0,7 GW vào
năm 2005-2006 đến khoảng 30 GW vào năm
2013 (MNRE, 2013).
Hình 1. Công suất năng lượng tái tạo lắp mới hàng năm của Ấn Độ
Nguồn: MNRE,2013
Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra mục
tiêu đầy tham vọng về lượng công suất mới
lắp đặt là 72.400 MW năng lượng tái tạo vào
cuối của Kế hoạch 5 năm thứ 13 (2022), trong
đó có năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đóng
góp 28%. Đồng thời, kế hoạch hành động
quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2008 đã đề
ra một mục tiêu Nghĩa vụ mua năng lượng tái
tạo, trên toàn Ấn Độ, đến năm 2015 đạt 10%
và 15% vào năm 2020 của tổng lượng năng
lượng sản xuất. Chính các mục tiêu đầy tham
vọng tạo ra các cơ hội to lớn cho việ phát triển
một thị trường năng lượng tái tạo năng động
và cũng như các thách thức để hoàn thành
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 109
mục tiêu này. Nhằm đạt được các mục tiêu
trên, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các chính
sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo cụ thể
giúp đẩy nhanh việc triển khai và hoàn thành
các mục tiêu.
3. Chính sách năng lượng tái tạo của
Ấn Độ
3.1. Hỗ trợ sản xuất
3.1.1. Năng lượng tái tạo bắt buộc
(Renewable Purchase Obligations-RPO)
Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo (RPO)
theo Đạo Luật Điện lực 2003: Luật Điện lực
2003 hỗ trợ việc mở rộng thị trường của năng
lượng tái tạo bằng cách quy định rằng một tỷ
lệ phần trăm của năng lượng phải được sản
xuất và phân phối từ các nguồn năng lượng tái
tạo. Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo (RPO) là
bắt buộc ở cấp nhà nước với mục tiêu sản xuất
15% điện của Ấn Độ từ các nguồn tái tạo vào
năm 2020. Để hỗ trợ cho việc triển khai chính
sách Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo, Ấn Độ
đưa vào vận hành cơ chế Giấy chứng nhận
năng lượng tái tạo (REC) vào tháng 11 năm
2010, là một công cụ dựa vào thị trường thúc
đẩy hoàn thành mục tiêu kép: i, việc khai thác
hết các nguồn năng lượng tái tạo tại khu vực
có tiềm năng cao. ii, bán lại REC thừa cho các
bang có thiếu hụt nguồn năng lượng tái tạo để
đảm bảo tuân thủ các RPO. Một REC đại diện
cho 1 MWh điện được sản xuất và phân phối
từ các nguồn năng lượng tái tạo đủ điều kiện
và có thể giao dịch trên thị trường.
3.1.2. Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo
Trong tháng 10 năm 2008, Ấn Độ ban
hành lệnh bắt buộc pha trộn 10% ethanol sinh
học với xăng (MNRE, 2009). Trong tháng 12
năm 2009, Bộ Năng lượng mới và tái tạo đã
phê duyệt bổ sung chính sách này nhằm mục
đích tạo ra một vai trò trung tâm cho nhiên
liệu sinh học trong lĩnh vực năng lượng và
giao thông vận tải. Một mục tiêu chỉ định pha
trộn 20% nhiên liệu sinh học, cho cả dầu
diesel sinh học và ethanol sinh học, đã được
đề xuất thực hiện vào năm 2017.
3.1.3. Khuyến khích dựa trên lượng điện
sản xuất (Generation-based Incentives- GBI)
Được cung cấp bởi chính quyền trung
ương từ tháng 6 năm 2008 và được quản lý
bởi Cơ quan Phát triển Năng lượng tái tạo Ấn
Độ (IREDA), GBI đang áp dụng cho các nhà
sản xuất điện gió độc lập với công suất lắp đặt
tối thiểu là 5 MW. Tính đến tháng 12 năm
2009, các GBI ở mức INR 0.50 / kWh (0,01
USD / kWh) điện nối lưới cho tối thiểu là 4
năm và tối đa là 10 năm, tối đa 6,2 triệu INR
(140 nghìn USD) cho mỗi MW. Đề án triển
khai tổng cộng INR 3,8 tỷ (81 triệu USD) cho
đến năm 2012 và nhằm mục đích khuyến
khích bổ sung lượng công suất 4.000 MW.
Nhà sản xuất điện gió muốn nhận GBI phải
đăng ký và cung cấp dữ liệu phát điện này cho
IREDA. Tuy nhiên, các dự án sử dụng GBIs
không được áp dụng phương pháp khấu hao
nhanh. Cơ quan Phát triển Năng lượng tái tạo
Ấn Độ (IREDA) lựa chọn được 78 dự án năng
lượng mặt trời với tổng công suất khoảng 98
MW. Điều này sẽ cung cấp ưu đãi ở mức
12,41 INR cho mỗi kWh (0,20 USD mỗi
kWh) cho các công ty điện nhà nước khi trực
tiếp mua điện năng lượng mặt trời từ các nhà
phát triển dự án.
3.2. Hỗ trợ tài chính và đầu tư
3.2.1. Trợ giá năng lượng tái tạo (FiT)
Trong giai đoạn 2009-2010, Ủy ban điều
tiết điện lực trung ương Ấn Độ (CERC) thiết
lập trợ giá ưu đãi cho các dự án năng lượng
gió theo chuỗi công nghệ từ 3.75 INR / kWh
(0,68 USD/kWh) đến 5.63 INR/kWh (1,01
USD/kWh), tùy thuộc vào quy mô dự án.
CERC cũng đã đưa ra mức trợ giá cho các dự
án năng lượng sinh khối từ INR 3,93/kWh
(0,079 USD/kWh) đến INR 5.52/kWh (0,11
USD/kWh) phụ thuộc theo chuỗi công nghệ
sử dụng. Mức trợ giá giảm xuống còn từ INR
3,35 (0,064 USD) đến INR 4,62/kWh (0,092
USD/kWh) trong giai đoạn 2010-2011.
Mức hỗ trợ cho các địa phương để sản
xuất điện sinh khối mỗi bang khác nhau. Ví
dụ, các biểu trợ giá trong các dự án sinh khối
đồng phát ở Gujarat là 5,17 INR/kWh (US $
0,08/kWh), trong khi Maharashtra có mức trợ
giá là 4,79 INR/kWh (US $ 0,08/kWh)
(MERC, 2012). Ngoài ra, ưu đãi trợ giá năng
lượng gió các bang dao động từ 3,51
110 THÔNG TIN KHOA HỌC
INR/kWh (0,06 USD/kWh) ở Tamil Nadu đến
5,92 INR/kWh (US $ 0.10/kWh) ở Madhya
Pradesh (Wind Power India, 2013). Sự khác
biệt trong chính sách trợ giá giữa các bang có
nghĩa rằng một số bang sẽ có nhiều ưu đãi
hơn so với những bang khác, hay tức là có sự
cạnh tranh thu hút đầu tư các dự án năng
lượng tái tạo mới.
3.2.2. Hợp đồng mua bán điện. (PPA)
Trong tháng 2 năm 2010, CERC công bố
một biểu trợ giá cho năm tài chính năm 2010-
2011 17,9 INR (0,36 USD) mỗi kWh cho
quang điện mặt trời và 15,3 INR (0,31 USD)
mỗi kWh cho nhà máy điện mặt trời tập trung,
đồng thời tuyên bố rằng hợp đồng mua bán
điện (PPA) sẽ có hiệu lực 25 năm. Điều đó
cho thấy ở mức giá hiện tại, mức trợ giá sẽ
cho phép các nhà đầu tư đạt được một tỷ lệ
hoàn vốn khoảng 16% -17% sau thuế. CERC
sẽ sửa đổi mức trợ giá hàng năm. Lý tưởng
nhất, năm 2022, chi phí lắp đặt sẽ giảm đáng
kể để kích thích năng lượng mặt trời để nó trở
thành một nguồn hữu hiệu cho nhu cầu năng
lượng của Ấn Độ trong trường hợp không có
ưu đãi của chính phủ.
3.2.3. Hoàn tiền và hỗ trợ trực tiếp
Bộ năng lượng mới và tái tạo của Ấn Độ
cung cấp ưu đãi cho việc thu hồi năng lượng
từ chất thải công nghiệp và chất tiết kiệm
năng thải đô thị khác theo chương trình lượng.
Trong năm 2010, năm dự án thí điểm chất thải
công nghiệp có đủ điều kiện để nhận được 20
triệu INR (400 nghìn USD) cho mỗi MW lắp
đặt, lên đến 20% tổng chi phí dự án, hoặc 100
triệu INR (2 triệu USD) cho toàn bộ dự án. Bộ
này cũng cung cấp 40% tổng chi phí dự án với
hỗ trợ tối đa 20 triệu INR (400 nghìn USD)
cho mỗi MW cho các nhà máy phát điện từ
khí sinh học tại các nhà máy xử lý nước thải.
Đối với sản xuất điện từ các dự án dựa trên
methan sinh học, bộ sẽ cung cấp lên đến 30%
tổng chi phí dự án với ưu đãi tối đa 30 triệu
INR (600 nghìn USD) cho mỗi MW.
Đối với khu vực công nghiệp, Bộ năng
lượng mới và tái tạo cung cấp hỗ trợ cho việc
thu hồi năng lượng từ chất thải. Theo Chương
trình Năng lượng từ chất thải công nghiệp, bộ
cung cấp hỗ trợ tài chính để đánh giá tài
nguyên, R&D, cải tiến công nghệ, đánh giá
hiệu suất, và các thành phần liên quan khác của
dự án biến chất thải thành năng lượng. Ngành
năng lượng từ chất thải công nghiệp có đủ điều
kiện để nhận được ưu đãi từ 5-10 triệu INR
(100-200 nghìn USD) mỗi MW. Những ưu đãi
này dành cho cả hai khu vực tư nhân và công.
Để hỗ trợ cho việc triển khai các ứng
dụng năng lượng mặt trời ngoài lưới, chính
phủ cung cấp sự hỗ trợ vốn lên đến 30% của
chi phí và (hoặc) một khoản vay ưu đãi ở mức
lãi suất là 5% (EnergyNext, 2012).
Theo Bộ năng lượng mới và tái tạo
Chương trình công nghiệp năng lượng sinh
khối và đồng phát, các dự án sử dụng nguồn
tài nguyên chưa được khai thác hiện nay để
cung cấp năng lượng nhiệt điện yếm khí có
thể nhận được 200 nghìn INR (4 nghìn USD)
đến 1,5 triệu INR (30 nghìn USD) cho mỗi dự
án 100 kW cho các hệ thống sinh khối khí và
lên đến 2 INR triệu (40.000 USD) cho mỗi
MW cho các dự án đồng phát sinh khối.
3.2.4. Khấu hao nhanh
Trong quá khứ, sự khuyến khích chính
cho các dự án phát triển năng lượng gió đã
được khấu hao nhanh. Lợi ích về thuế này cho
phép các dự án để trích tối đa 80% giá trị của
thiết bị điện gió trong năm đầu tiên hoạt động
của dự án. Sau đó các nhà đầu tư được cấp
quy chế miễn thuế lên đến 10 năm. Nhà sản
xuất điện gió được nhận trợ cấp khấu hao
nhanh phải đăng ký và cung cấp dữ liệu phát
điện cho IREDA.
3.3. Các chính sách khác
3.3.1. Hỗ trợ nối lưới
Các điều kiện quy định có liên quan của
Ấn Độ và cơ sở hạ tầng được phát triển để
thích ứng với thị phần ngày càng tăng của
năng lượng tái tạo trong việc kết hợp phát
điện. Mục đích chính của việc hỗ trợ là củng
cố hệ thống truyền tải quốc gia và bang, với
mục tiêu đảm bảo rằng các khu vực có các
nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo cao nhất
(và thường là những chi phí phát điện biên
thấp nhất) có thể được phát triển, và phát điện
kết hợp phân tán để cung cấp cho các vùng
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 111
phụ tải gần xa. Bộ năng lượng mới và tái tạo
và Ủy ban điều tiết lưới điện trung ương của
Ấn Độ tiến hành một nghiên cứu về hành lang
năng lượng xanh để xác định các cơ sở hạ tầng
truyền dẫn cần thiết để hỗ trợ việc bổ sung
công suất năng lượng tái tạo trong kế hoạch
2012-2017 và 2018. Chính quyền trung ương
cũng đang hỗ trợ phát triển các trung tâm quản
lý năng lượng tái tạo để tích hợp hiệu quả
năng lượng tái tạo (gió và quang điện năng
lượng mặt trời) vào hệ thống điện hiện có.
Những hành động này cho thấy sự cam kết của
Chính phủ về một hệ thống điện trong tương
lai mà hệ thống này là sự kết hợp và đóng góp
mạnh mẽ từ các nguồn năng lượng tái tạo.
3.3.2. Thuế than cho Quỹ Năng lượng sạch
Chính phủ Ấn Độ đánh mức thuế xuất 50
INR (US $ 0,81) cho mỗi tấn than sản xuất
trong nước cũng như nhập khẩu. Chính sách
điều tiết nền tảng này hoạt động như một loại
thuế carbon. Vào tháng Tư năm 2011, Ủy ban
Nội các về các vấn đề kinh tế, trong đó đứng
đầu là Thủ tướng, phê duyệt một Quỹ Năng
lượng sạch quốc gia đầu tư vào các dự án kinh
doanh và nghiên cứu công nghệ năng lượng
sạch. Ngân sách Liên bang cho 2010-11 sau
khi áp đặt trên tất cả than khai thác trong nước
và nhập khẩu một mức thuế là 50 INR (US $
0,81) một tấn, đã tạo ra 10,66 tỷ INR ($ 171,9
triệu USD). Ước tính Quỹ Năng lượng sạch
quốc gia đã thu được từ nguồn thuế này cho
2011-12 là 32,49 tỷ INR (US $ 524,0 triệu
USD), và dự toán ngân sách cho năm 2012-13
là 38,64 tỷ INR (623,2 triệu USD). Điều tra
kinh tế năm 2011-12 cho rằng chính phủ kỳ
vọng thu 100 tỷ INR (US $ 1,61 tỷ) từ Quỹ
Năng lượng sạch vào năm 2015 (Mandal,
2012). Khoảng 2 tỷ INR (32 triệu USD) từ
quỹ này đã được phân bổ cho các Sứ mệnh
Xanh Ấn Độ do NAPCC chủ trì (Mukul,
2011). Ngân sách Liên bang cho 2013-14
thông báo rằng "Quỹ Năng lượng sạch quốc
gia" sẽ tài trợ cho các Cơ quan Phát triển
Năng lượng tái tạo Ấn Độ (IREDA) để cung
cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án
năng lượng tái tạo có thể phát triển (Kumar và
Preetha, 2013).
3.3.3. Chính sách điện khí hóa nông thôn
Quốc gia
Trong năm 2006, Bộ Năng lượng công bố
chính sách điện khí hóa nông thôn quốc gia,
nhằm mục đích để cung cấp quyền truy cập
vào lưới điện cho tất cả các hộ gia đình vào
năm 2009, đảm bảo chất lượng và cung cấp
năng lượng đáng tin cậy ở mức giá hợp lý, và
một mức tiêu thụ tối thiểu đảm bảo cho cuộc
sống vào năm 2012. Phân cấp phân phối kiêm
phát điện là một trong những sáng kiến đã
được thực hiện bởi Bộ Năng lượng theo chính
sách này. Sáng kiến này được thiết kế để cung
cấp các giải pháp ngoại lưới cho làng và khu
vực dân cư, nơi kết nối vào lưới điện quốc gia
là không khả thi, và điều này khuyến khích
việc cần phải cung cấp các nguồn năng lượng
thay thế (năng lượng gió, mặt trời, sinh khối
và thủy điện nhỏ), nguồn cung cấp này phải
có chi phí hiệu quả hơn so với kéo lưới vào.
Sáng kiến được thực hiện trên một quy trình
xây dựng, vận hành, duy trì, và chuyển giao
cho 5 năm, với chính phủ trung ương cung
cấp hỗ trợ vốn 90% cho các dự án. Tính đến
tháng 9 năm 2012, 284 dự án quang điện năng
lượng mặt trời (PV)/sinh khối/thủy điện nhỏ
bao gồm 682 làng/vùng dân cư và 73.904 hộ
gia đình với chi phí là 2,83 tỷ INR (US $ 45
triệu) đã được thực hiện (Kumar, 2012).
Những ngôi làng nằm trong số 34,875 làng
không điện ở Ấn Độ, đại diện cho 6% của tất
cả các vùng thôn trên toàn quốc đã có điện.
4. Kết luận và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam
Hiện nay, Ấn Độ một trong năm quốc gia
hàng đầu trên thế giới về công suất năng
lượng tái tạo và là nhà sản xuất các thiết bị
công nghệ năng lượng tái tạo toàn cầu cạnh
tranh với Mỹ, châu Âu, Trung Quốc. Mặc dù
vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong thiết kế và
triển khai chính sách, nhưng nhìn chung Ấn
Độ có một khuôn khổ chính sách ổn định và
cam kết mạnh mẽ từ chính phủ đã tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng
lượng tái tạo trong nước. Việc áp dụng linh
hoạt các chính sách trợ giá điện từ nguồn tái
tạo, khuyến khích thị trường lượng tái tạo
112 THÔNG TIN KHOA HỌC
cạnh tranh và miễn thuế cho các nhiên liệu
sinh học đã đưa ra một sự kết hợp các chính
sách thành công dẫn đến một thị trường năng
động cho các nguồn năng lượng tái tạo phát
triển. Việt Nam với mục tiêu tăng tỷ lệ năng
lượng tái tạo lên 3% tổng năng lượng thương
mại sơ cấp vào năm 2010, 5% năm 2020 và
11% năm 2050. Đặc biệt là mục tiêu đưa tổng
công suất nguồn điện gió từ mức 110 MW
hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm
2020, khoảng 6.200 MW vào năm 2030; điện
năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ
trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% năm 2030.
Trong khi đó thị trường năng lượng tái tạo của
nước ta còn nhỏ và mới ở giai đoạn sơ khai.
Để đạt các mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam
cần phải có các chính sách hỗ trợ năng lượng
tái tạo phát triển nhằm hiện thực hóa các mục
tiêu. Do đó việc học hỏi kinh nghiệm chính
sách hỗ trợ Năng lượng tái tạo tại Ấn Độ là
hết sức cần thiết, từ nghiên cứu ở trên có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam như sau:
Điều kiện tiên quyết để Năng lượng tái
tạo phát triển thành công là có sự ủng hộ
chính trị mạnh mẽ của nhà nước và cam kết
hỗ trợ dài hạn tạo sự ổn định và tin tưởng cho
các nhà đầu tư. Các kế hoạch dài hạn này
cũng là căn cứ để xây dựng hoàn thiện khung
chính sách và luật pháp hỗ trợ sự phát triển
của năng lượng tái tạo, hướng tới phát triển
bền vững nền kinh tế và khuyến khích đầu tư
mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo.
Xây dựng chính sách và biện pháp
khuyến khích thích hợp để khuyến khích các
nhà phát triển chuyển đổi từ cơ chế dựa trên
đầu tư sang chế độ ưu đãi dựa trên sản xuất,
để các nhà máy thực sự tập trung vào vận
hành và sản xuất điện. Việc này giúp tránh
được chạy theo thành tích công suất lắp đặt
mà chưa chắc đem lại hiệu quả về vận hành và
thực phát của các địa phương.
Xây dựng quỹ năng lượng mới và tái
tạo từ nguồn thuế thu từ các nguồn năng
lượng hóa thạch tại Việt Nam hiện nay. Với
chính sách này sẽ giúp Việt Nam có thêm
nguồn vốn đầu tư đáng kể cho nghiên cứu và
phát triển các công nghệ năng lượng mới và
tái tạo, tài trợ cho các dự án đầu tư mới và
làm tăng khả năng cạnh tranh.
Việt Nam cũng cần xác định các biện
pháp cụ thể để thực hiện chiến lược và đạt
được các mục tiêu, có rất nhiều các công cụ
chính sách khác nhau để thúc đẩy năng lượng
tái tạo hỗ trợ năng lượng tái tạo phát triển.
Trong số đó có: mức trợ giá, nghĩa vụ năng
lượng tái tạo, giao dịch chứng chỉ, các khoản
miễn thuế, miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi cho
vay, nghĩa vụ nhiên liệu sinh học,... từ đó
hoàn thiện hơn bộ công cụ chính sách hỗ trợ
năng lượng tái tạo của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Basu, S. (2014). Guidelines for A Model Renewable Energy Policy in Indian States.
EnergyNext, 2012,
i-of-jnnsm-allocated-mnre-minister/ (accessed November 6, 2012).
Kumar, N. R. and M. S. Preetha, (2013). Budget 2013-14: Wind Energy Sector Gets a Fillip, The
Hindu, May 6.
Kumar, S., 2012. Initiatives of Govt. of India For Providing Electricity to Rural Areas, New
Delhi.
Mandal, P. (2012). Clean Energy Fund Swells to Rs. 3,864 cr. Business Standard, March 22.
Meisen, P. (2010). Overview of Sustainable Renewable Energy Potential of India, GENI.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 113
Ministry of Power, (2013). Report of Working Group on Power for Twelfth Plan (2012-2017).
MNRE, (2011). Strategic plan for new and renewable energy sector for the period 2011-17.
MNRE, (2013), Jawaharlal Nehru National Solar Mission Phase II – Policy Document.
MNRE, (2015). Renewable energy achievement.
Mukul, J., (2011). Govt’s Clean Energy Fund Stays Pristine, March 11.
Ramaswamy, S. (2009). Energy, Environment and Sustainable Development, Issues and
Policies, New Delhi.
REN 21, (2013). Global Status Report 2013.
REN21, (2010). Indian Renewable Energy Status Report Background Report for DIREC 2010.
Sharma, S. (2003). Clean Development Mechanism. Renewable Energy India, vol. 1, Issue 1,
Jan.
114 THÔNG TIN KHOA HỌC
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 115
116 THÔNG TIN KHOA HỌC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_nang_luong_tai_tao_cua_an_do_va_bai_hoc_kinh_nghi.pdf