Chăm sóc bệnh nhân mở khí quản

- Đặt gạc thật mỏng vô trùng che lỗ trên Canule và dùng băng keo cố định lại. - Thấm dung dịch nước muối làm ẩm gạc nếu người bệnh không có chỉ định thở Oxy hay thở máy. - Báo và giải thích cho bệnh nhân biết công việc đã thực hiện xong. - Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái. - Dọn dẹp dụng cụ, ghi hồ sơ.

ppt16 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chăm sóc bệnh nhân mở khí quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN MỞ KHÍ QUẢN1.ĐỊNH NGHĨA - Mở khí quản là vết rạch ở khí quản nhằm tạo ra lỗ mở từ khí quản ra da, đặt bộ Canule Krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn vào, cho phép không khí đi qua khi có tắc nghẽn đường hô hấp trên, giúp lấy chất tiết ở khí quản giúp việc cai máy thở do giảm khí khoảng chết và hạ kháng lực đường thở, cho phép giúp thở nhân tạo nhiều ngày. - Nơi mở thường ở đốt 2, 3, 4 vòng sụn khí quản.2. TRƯỜNG HỢP MỞ KHÍ QUẢN 2.1 Tắc nghẽn hô hấp: người bệnh thở qua đường thở nhân tạo trong thời gian dài. Mất khả năng bài tiết đờm nhớt đường hô hấp dưới.2.2 Cấp cứu: + Tắc nghẽn đường hô hấp trên do dị vật. + Người bệnh bị tổn thương do nội khí quản. + Chảy máu đường hô hấp trên. + Bỏng đường thở. + Chấn thương cổ và thanh quản3. LỢI ÍCH - Giúp người bệnh thở dễ dàng, hiệu quà. - Dễ dàng lấy dị vật, hút đờm nhớt. - Lắp máy thở dễ dàng. - Mở khí quản giúp giảm được khoảng chết ( # 150ml ). 4. BỘ MỞ KHÍ QUẢN - Có tên là Canule Krisaberg, gồm có 3 thành phần: + Canule Interne: Ống nằm trong (nòng con ) + Canule Externe: Ống nằm ngoài (nòng mẹ ) + Mandrain: thông nòng. - Có 2 loại Canule Krisaberg: loại bằng bạc và loại bằng nhựa.5. THỦ THUẬT MỞ KHÍ QUẢN Tư thế: - Người bệnh nằm ngửa, cằm thẳng góc trần nhà, đặt gối thấp dưới vai. - Thầy thuốc gây tê tại chỗ, rạch đường thẳng đi vào thanh quản xuyên qua sụn khí quản. - Đưa bộ Canule thích hợp vào đường rạch ở khí quản và mặt Canule đưa lên mặt da, hút đờm nhớt thật kỹ và khâu lại. - Sau khi đặt Canule xong cố định dây 2 bên cổ bệnh nhân tránh cột quá chặt, tránh cột trên đường đi của mạch cảnh. - Băng chân Canule. Nghe phổi đánh giá khả năng thông khí của phổi, thở Oxy hay bóp bóng hỗ trợ theo y lệnh. Kiểm tra X quang phổi.6. BIẾN CHỨNG - Ngay sau khi đặt: chảy máu chân mở khí quản, sút ống trong những giờ đầu sau khi đặt, tắc nghẽn do đàm nhớt, tắc nghẽn do cục máu đông, tràn khí dưới da. - Biến chứng muộn: viêm phổi, nghẹt đờm, nhiễm trùng da chung quanh ống, sút ống, xẹp phổi, dò khí thực quản, hẹp khí quản.7. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC MỞ KHÍ QUẢN - Báo và giải thích cho người bệnh. - Chuẩn bị dụng cụ - Nhận định chỉ số Oxy trên máy thở (nếu người bệnh đang thở máy). Tăng chỉ số Oxy cho người bệnh. - Gắn và thử máy hút đờm. - Chuẩn bị tư thế cho người bệnh - Bộc lộ nơi mở khí quản. - Cho người bệnh ngưng thở Oxy - Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu khó thở hay cần thở Oxy thì duy trì cho người bệnh. - Vỗ lưng người bệnh nếu cần. - Nhân viên y tế sát khuẩn tay nhanh. - Tiến hành hút đờm nhớt nơi mở khí quản, mũi, miệng. - Rửa tay nhanh và mang gants tay. - Mở mâm vô trùng và chuẩn bị dụng cụ trong mâm. - Dùng kẹp lấy băng dơ cho vào túi rác, ngâm kẹp vào thau đựng dung dịch sát khuẩn. - Đặt gạc lớn lên ngực người bệnh. - Dùng kẹp gắp bông rửa sạch mặt trên miệng Canule, không lau khô, không sát trùng, khi thực hiện kỹ thuật cần chú ý giữ yên Canule để tránh người bệnh bị kích thích. - Tiếp tục rửa sạch mặt bên ngoài Canule, lau khô, sát trùng. - Dùng kẹp gắp gạc trên ngực bỏ vào túi rác để tiến hành rửa da chung quanh và vùng da phía dưới Canule. - Thay miếng gạc lớn mới lên ngực người bệnh để tiến hành thay dây cố định mới. - Kỹ thuật thay dây cố định mở khí quản: luôn thay dây mới hoàn tất trước khi cắt dây cũ, thay dây bên xa trước dây bên gần sau, sau khi xỏ dây vào 2 bên Canule nhân viên y tế dùng kẹp luồn dây bên xa qua bên gần của mình, tiến hành cột gút cạnh bên cổ người bệnh. Nhân viên y tế cần cột gút dẹp và tránh gút nằm trên đường đi động mạch. - Sau khi cột xong sẽ tiến hành cắt dây cũ. - Sát trùng lại 2 đầu Canule và da nơi dây cũ. - Gắp gạc trên ngực bỏ vào túi rác. - Sát trùng lại vùng da chung quanh trước khi tiến hành che chân mở khí quản. - Dùng kẹp đặt gạc che chân mở khí quản - Đặt gạc thật mỏng vô trùng che lỗ trên Canule và dùng băng keo cố định lại. - Thấm dung dịch nước muối làm ẩm gạc nếu người bệnh không có chỉ định thở Oxy hay thở máy. - Báo và giải thích cho bệnh nhân biết công việc đã thực hiện xong. - Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái. - Dọn dẹp dụng cụ, ghi hồ sơ. The end!The end!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcham_soc_benh_nhan_mo_khi_quan_8435.ppt
Tài liệu liên quan