Câu hỏi ôn tập môn kiến trúc bệnh viện

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN 1.Cấu trúc bệnh viện có nhiều trại ra đời dựa trên cơ sở nào? Trả lời: Sau năm 1850, những công trình nghiên cứu của Pasteur đã phát hiện ra nguồn gốc của vi trùng nguyên nhân gây nhiễm trùng trong bệnh viên. Kết quả nghiên cứu này đã đánh dấu hình thức bệnh viện có nhiều trại để cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm vi trùng. 2.Những bệnh viên lâu đời nhất được thành lập từ đâu? Trả lời: Nhờ sự đóng góp lớn của các tôn giáo. Các bệnh viện thời xưa được hình thành trong các giáo đường (ở Hy Lạp). kiến trúc bv đầu tiên ra đời trong các giáo đường Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo. 3.Ở Việt Nam các bệnh viện được phân cấp như thế nào? Phân cấp theo quy mô và hạng gồm: Bệnh viện quận huyện Bệnh viện qui mô 1 bệnh viện qui mô 2 bệnh viện qui mô 3 50-200 giường 250-350 giường 400-500 giường >550 giường hạng III hạng III hạng II hạng I 4.Liệt kê các dòng người di chuyển trong bệnh viện? Gồm 4 dòng người: -Y bác sĩ, nhân viên, sinh viên thực tập, -Bệnh nhân nội trú, -Bệnh nhân ngoại trú, -Thân nhân đến thăm người nhà là bệnh nhân nội trú. 5.Các hoạt động nào trong bệnh viện cần được cách ly? -Hoạt động của khu sạch và khu bẩn -Hoạt động của bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú -Hoạt động yên tĩnh và ồn ào -Hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tâm lý bệnh nhân -Hoạt động khu lây nhiễm và hoạt động bình thường

doc12 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn kiến trúc bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN 09 – 10 Cấu trúc bệnh viện có nhiều trại ra đời dựa trên cơ sở nào? Trả lời: Sau năm 1850, những công trình nghiên cứu của Pasteur đã phát hiện ra nguồn gốc của vi trùng nguyên nhân gây nhiễm trùng trong bệnh viên. Kết quả nghiên cứu này đã đánh dấu hình thức bệnh viện có nhiều trại để cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm vi trùng. Những bệnh viên lâu đời nhất được thành lập từ đâu? Trả lời: Nhờ sự đóng góp lớn của các tôn giáo. Các bệnh viện thời xưa được hình thành trong các giáo đường (ở Hy Lạp). kiến trúc bv đầu tiên ra đời trong các giáo đường Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo. Ở Việt Nam các bệnh viện được phân cấp như thế nào? Phân cấp theo quy mô và hạng gồm: Bệnh viện quận huyện Bệnh viện qui mô 1 bệnh viện qui mô 2 bệnh viện qui mô 3 50-200 giường 250-350 giường 400-500 giường >550 giường hạng III hạng III hạng II hạng I Liệt kê các dòng người di chuyển trong bệnh viện? Gồm 4 dòng người: Y bác sĩ, nhân viên, sinh viên thực tập, Bệnh nhân nội trú, Bệnh nhân ngoại trú, Thân nhân đến thăm người nhà là bệnh nhân nội trú. Các hoạt động nào trong bệnh viện cần được cách ly? Hoạt động của khu sạch và khu bẩn Hoạt động của bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú Hoạt động yên tĩnh và ồn ào Hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tâm lý bệnh nhân Hoạt động khu lây nhiễm và hoạt động bình thường Giao thông 1 chiều trong bệnh viện được thiết kế cho những khu vực nào? Khu bệnh nhân ngoại trú và khu khám bệnh Khu sinh ( quy trình sản phụ vào, ra khu sinh) Khu giải phẩu và khu hồi sức Khu giải phẩu bệnh lý, nhà đại thể, khâm liệm Khu dụng cụ mổ Khu chống nhiễm khuẩn Khu dược phẩm BVĐK gồm những khối chức năng chính nào? Trả lời: gồm 4 khối Khối phòng khám và điều trị ngoại trú. Khối điều trị bệnh nhân nội trú Khối nghiệp vụ Khối hành chính phục vụ Phương châm thiết kế chung cho kiến trúc các bệnh viện đa khoa? Trả lời: “Cách ly nhưng phải gần nhau” .Việc cách ly nhằm tránh việc lây nhiễm và lây nhiễm chéo trong bệnh tuy nhiên phải gần nhau để các bộ phận chức năng phối hợp hỗ trơ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Vị trí xây dựng bệnh viện trong thành phố? Trả lời: Các bệnh viện tuyến thành phố, quận, huyện phải xd ở trung tâm thành phố, quận, huyện. Các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc cấp trung ương, khu vực, vùng ( quy mô 3, hạng 1) đặt ở ngoại ô Chỉ tiêu diện tích cho bệnh viện ở từng quy mô khác nhau ? Quy mô ( số giường điều trị) Diện tích khu đất m²/giường giới hạn lớn nhất cho phép ( ha ) Từ 50 giường đến 150 giường 100 ¸ 120 1,5 Trên 150 giường đến 400 giường 70 ¸ 90 2,7 Trên 400 giường đến 500 giường 60 ¸ 80 3,6 Bệnh viện nên quay về hướng nào là hợp lý nhất? Trả lời: hướng Nam vì hướng Nam có các luồng gió mát. Nên đặt những hạng mục ô nhiễm (xử lý chất thải, rác y tế, nhà xác…) ở cuối hướng gió. Tránh hướng Đông – Tây vì đây là hướng nắng xấu. Cảnh quan khu vực xây dựng bệnh viện có ý nghĩa như thế nào? - Do bệnh nhân lưu trú trong bệnh viện 1 thời gian khá dài nên công trình cần phải có cảnh quan đẹp tạo bầu không khí trong lành giúp ích cho quá trình điều trị của bệnh nhân. Trên tổng thể bệnh viện các hạng mục được phân cấp như thế nào? Trả lời: Hạng mục chính: khối nhà bao gồm khu ngoại trú, nội trú, nghiệp vụ, khu hành chánh phục vụ. Hạng mục phụ trợ 1: gồm khoa chống nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng, trạm khí y tế nằm ở phía sau và sát bên hạng mục chính, hoặc một phần dưới tầng hầm của hạng mục chính. Nếu không có các khoa này thì bệnh viện sẽ ngưng hoạt động. Hạng mục phụ trợ cấp 2: thu gom rác thải, xử lý nước thải, nhà xe, trạm biến áp, trạm bơm ở phía sau cùng. Nếu thiếu thì công trình tạm ngưng sử dụng 1 thời gian. Khu nội trú Khu nghiệp vụ Khu hành chính phục vụ Khu khám đa khoa Sơ đồ quan hệ chức năng của các khu vực chính trong bệnh viện: Khu nghiệp vụ phải luôn ở trung tâm. Phân cấp giao thông trong bệnh viện: Trả lời: Hệ thống giao thông cấp 1 là giao thông công cộng đi từ sảnh chính đến cụm thang khu nội trú. Hệ thống giao thông cấp 2 là giao thông công cộng phân nhánh từ htgt cấp 1 đến khu khám, cc, nghiệp vụ rồi quay trở về htgt cấp 1. Hệ thống giao thông cấp 3 là giao thông nội bộ được phân nhánh từ htgt cấp 2 tới nội bộ từng khoa và thông thường phải được kiểm soát. Thang máy chuyển cấp cứu từ tầng trệt lên phòng mổ nên để ở vị trí nào: trong khu mổ hay khu cấp cứu? Trả lời: Nên để thang máy trong khu lân cận của khu mổ vì trước khi bệnh nhân cc được chuyển vào phòng mổ, bệnh nhân có thể được chuyển qua các khu như chẩn đoán hình ảnh, khu xét nghiệm…nên không thể để thang máy trong khu cấp cứu. Có bao nhiêu loại thang máy trong bệnh viện? Khu vực nội trú gồm: thang tải bệnh, thang khách, thang tải đồ sạch, thang tải đồ dơ, thang thức ăn. Khu nghiệp vụ gồm: thang tải bệnh từ cấp cứu lên phòng mổ, thang tải bệnh từ cấp cứu sản lên phòng sanh, thang tải đồ “dơ” và dụng cụ “dơ” từ các khu nghiệp vụ về khoa chống nhiễm khuẩn,(có thể có 1 thang máy ở khu khám bệnh ) Bệnh nhân ngoại trú nên đến phòng khám bằng sảnh chính hay sảnh phụ? Trả lời: Bệnh nhân ngoại trú nên vào bằng sảnh chính vì đó là lối vào dễ nhìn thấy nhất và phù hợp với công nghệ quản lý bằng công nghệ tin học, bệnh nhân vào sảnh chính nhưng mua thuốc và ra bằng sảnh phụ. Thân nhân nên đi vào bệnh viện bằng lối nào? Trả lời: bằng sảnh chính vì tại sảnh chính có quầy dịch vụ thông tin. bệnh viện nên có bao nhiêu cổng? Trả lời: bệnh viện nên có 2 cổng: 1 chính,1 phụ để dễ quản lý. Cổng chính: có thể chia làm 2 lối: 1 lối chính và 1 lối dành cho cấp cứu. Cổng phụ dùng cho công việc hậu cần. Có thể làm riêng cổng cấp cứu và cổng khu Giải phẫu bệnh lý. Vị trí của khu giải phẫu bệnh lý? Trả lời: _ Ở phiá sau khối nhà chính và phải khuất tầm nhìn từ khu nội trú _ Dưới tầng hầm. Vị trí bãi xe? Trả lời: ở sân trước nhà hoặc bên hông cùng phía với khu ngoại trú để thuận lợi cho việc ra vào của bệnh nhân ngoại trú. Hướng của khu nghiệp vụ: Trả lời: không quan trọng bởi vì khu vực này được thông gió, điều hòa không khí và chiếu sáng nhân tạo gần như hoàn toàn và có thể tiếp cận từ nhiều hướng. Trạm khí y tế có được đặt ở tầng hầm không, nếu không thì đặt ở đâu? - Không nên đặt ở tầng hầm vì nó vận hành nguy hiểm, gây hỏa hoạn công trình, khó tiết liệu cho nó. Nên đặt ở trên mặt đất độc lập với công trình chính và ở cùng phía với khu nghiệp vụ hoặc sau nhà. Khu nội trú có cần tách riêng đường đi của bệnh nhân, thân nhân và nhân viên y tế không? Trả lời: không cần tách, nếu là khoa nhiễm thì tách riêng đường đi của thân nhân. 26. Chiều rộng các loại hành lang trong bệnh viện ? Trả lời: - Hành lang có đẩy băng ca và giường bệnh rộng 2.4m - Hành lang không có đẩy băng ca và giường bệnh rộng 1.8m (tương đương 3 dòng người) - Hàng lang vô trùng của phòng mổ và hành lang điều khiển của khu chẩn đoán hình ảnh rộng 3-4m - Hàng lang có chỗ ngồi chờ rộng >= 2.4m + bề rộng chỗ ngồi chờ: 2.4m + ( n x 0.6m) 27. Vật liệu lót nền của hành lang có những tính năng gì? Trả lời: dễ vệ sinh, chống trơn trượt, chống hóa chất ăn mòn, màu sắc đơn giản dễ nhận biết vết bẩn, chống ồn... 28. Vì sao trong bệnh viện không cho phép thiết kế các khối nhà có cao độ nền nhà lệch nhau? - Vì nền nhà lệch nhau thì chúng ta phải xây đường có độ dốc, không thuận lợi cho việc di chuyển xe lăng hoặc băng ca. 29. Đường dốc trong bệnh viện có độ dốc là bao nhiêu? - Đường dốc xe lên xuống tầng hầm tối thiểu là 18% - Đường dốc dành cho xe lăng là 5% - Đường dốc chỉ dành cho băng ca thì 10% 30. Bề rộng chiếu nghỉ của cầu thang trong bệnh viện có kích thước tối thiểu là bao nhiêu? Vì sao? Trả lời: Có bề rộng là 2.1m ( theo tiêu chuẩn PCCC) để đảm bảo có thể di chuyển được băng ca trong trường hợp thoát hiểm. 31. Lang cang và bậc thang trong bệnh viện có những tính năng gì? - Bậc thang phải chống trượt ( phải làm bằng gạch hoặc đá có mũi bậc chống trượt) - Lang cang thì phải có thanh chắn an toàn và tay vịn. 32. Tại sao thang máy phải tập trung thành từng nhóm? Trả lời: Để dễ chọn thang bằng tay hoặc tự động để hiệu suất là cao nhất. 33. Vai trò của sảnh chính trong bệnh viện? Trả lời: Sảnh là đầu mối giao thông dẫn đến các trục giao thông, thang máy, thang bộ, hành lang…Ngoài ra sảnh chính còn là nơi đăng kí thông tin cá nhân, nơi đứng chờ và ngồi chờ, nơi đặt quầy hướng dẫn và các dịch vụ công cộng khác như điện thoại công cộng hoặc trạm ATM. 34. Nhà thuốc bệnh viện có nên đặt ở sảnh chính hay không? Trả lời: Không nên đặt ở sảnh chính. Mà nên đặt ở sảnh phụ cuối khu khám để hướng người khám bệnh sau khi mua thuốc ra ngay được bãi giữ xe, tránh đi ngược về sảnh chính để giảm mật độ người trong sảnh chính. 35. Vì sao khu khám Đa khoa nên đặt sát bên khu Cấp cứu? Trả lời: Theo quy định y tế dự phòng cho các trường hợp có số bệnh nhân quá đông như thiên tai lũ lụt, các tai nạn giao thông lớn,... Nếu khu cấp cứu bị quá tải thì có thể lấy phòng khám để cấp cứu hỗ trợ. 36. Không gian trong phòng khám được phân chia như thế nào? Trả lời: Chia làm hai phần chính: phần bàn khám phía bên ngoài và phần giường khám phía bên trong. 37. Vì sao khu khám Sản được bố trí khu vực ngồi chờ riêng biệt và nhà vệ sinh riêng? Trả lời: Vì thông thường những người mẹ đi khám sản là những người khỏe mạnh không bị bệnh do đó phải cách ly để tránh lây nhiễm từ các bệnh nhân ở khu vực khác. Việc bố trí nhà vệ sinh riêng để phục vụ cho nhu cầu sinh lý đặc biệt của bà mẹ khi mang thai. 38. Khu vực chờ khám nhi có gì cần lưu ý? - Diện tích khu vực chờ lớn gấp đôi bình thường vì trẻ con lúc nào cũng đi với bố mẹ - Khu vực chờ này phải gắn với khu vui chơi cho trẻ. 39. Khu chờ của khám bệnh của bệnh viện phục hồi chức năng có gì cần lưu ý? - Vì đa số bệnh nhân ngồi xe lăng nên không cần bố trí ghế chờ nhiều nhưng không gian phải rộng để đặt xe lăng. 40. Vị trí khu cấp cứu ở đâu? Trả lời: Khu cấp cứu được bố trí nằm sát khu khám và cần được bố trí ở mặt đường xe cấp cứu dễ dàng tiếp cận nhất. Kcc thường ở tầng trệt và nằm ở mặt trước hay bên hông bệnh viện, không được đặt phía sau. 41. Có nhất thiết phải đặt phòng lấy mẫu xét nghiệm nằm trong khu vực xét nghiệm không? Trả lời: Không nhất thiết. Có thể đặt phòng lấy mẫu ở gần khu khám sau đó chuyển về các khoa xét nghiệm bằng hệ thống đường ống như thế người bệnh không phải đi lại nhiều. 42. Vì sao phải có 1 phòng vệ sinh lớn nằm trong từng phòng nội soi? Trả lời: Để vệ sinh bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân bài tiết mất kiểm soát. 43. Những phòng chẩn đoán hành ảnh nào có nhiễm xạ? Trả lời: Các phòng có khả năng nhiễm xạ như: X-quang, CTscanner, DSA, phòng chụp tia gamma (spect),… 44. Vì sao khu chụp tia gama phải được cách ly? - Vì tránh lây nhiễm phóng xạ từ bệnh nhân ra những người xung quanh. 45. Cấu tạo đặc trưng của các phòng có nhiễm xạ? Trả lời: Nền, tường, trần nhà phải lót chì hoặc tráng vữa barit để chống tia X Phòng X-Quang: lót chì tường và nền Phòng CT: lót chì mọi bề mặt và phải kín hơi và được thông gió riêng. 46. Vị trí khu nghiệp vụ? Trả lời: Nằm ở trung tâm công trình giữa khối phòng khám đa khoa và khối điều trị BN nội trú vì cả hai khối này đều cần liên hệ với khu nghiệp vụ. Và khu này được bố trí ở khối thấp tầng. 47. Vị trí của khu Chẩn đoán hình ảnh trong khu Kỹ thuật nghiệp vụ? Trả lời: Tầng trệt, gần khu khám, sát bên khu cấp cứu. Vì các thiết bị chụp có trọng lượng rất lớn. 48. Vị trí và chức năng của phòng thụt tháo trong khu X-quang? Trả lời: Vị trí: cạnh phòng X-quang can thiệp. Chức năng: vệ sinh cá nhân, rửa ruột… cho những bệnh nhân được chẩn đoán bằng X-quang can thiệp 49. Khu CĐHA cần được thiết kế thông gió tự nhiên hay điều hòa nhân tạo? Trả lời: Nhân tạo. Vì môi trường được điều hòa nhân tạo giúp máy móc vận hành tốt. 50. Thông gió của phòng chụp CT có gì đặc biệt? Trả lời: Phải thông gió riêng biệt vì không khí nhiễm ion bên trong phòng phải được thải hết ra ngoài. 51. Bố trí phòng MRI cần lưu ý điều gì? - Đặt cách xa vùng thang máy, - Trang trí để cho bệnh nhân thư giản. 52. Vị trí của khu vật lý trị liệu? Trả lời: Ở tầng trệt để thuận tiện cho việc bố trí thiết bị tập. Có thể đặt bên hông, hoặc phía sau nhà sao cho bệnh nhân ở khu Nội – Ngoại trú có thể tiếp cận dễ dàng. 53. Vị trí khoa dược? - Nơi thuận tiện cho việc nhập thuốc và phân phối thuốc lên các khoa, đặc biệt là khu Nội trú. - Quản lý chống thất thoát - Chất lượng môi trường bảo quản thuốc phải đúng tiêu chuẩn. 54. Vị trí khu mổ? Trả lời: Tận cùng 1 hành lang cụt (để có thể hoạt động độc lập, cách ly vô trùng) Hoặc tầng trên cùng của khối thấp tầng (tiện cho thiết kế các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng), tránh các đường ống chất thải xuyên qua khu mổ. 55. Khu mổ được phân thành mấy khu vực chính? Vẽ sơ đồ liên hệ công năng? Trả lời: 3 khu chính: - Lân cận: Tiếp nhận, Hành chính - Sạch: Tiền phẫu, Hậu phẫu, Phẫu thuật viên - Vô khuẩn: Phòng mổ, Phòng dụng cụ, và các phòng phục vụ phòng mổ Tiếp nhận tiền phẩu Hành chánh Hành lang vô trùng + phòng mổ + dụng cụ Nội trú phẩu thuật viên Kho dụng cụ LÂN CẬN SẠCH VÔ KHUẨN hậu phẩu Phòng sinh ICU 56. Các vị trí kiểm soát vệ sinh trong khu mổ? Trả lời: Là các vị trí chuyển tiếp giữa các khu có cấp độ vệ sinh từ thấp đến cao Vd: - Chỗ thay giày từ khu lân cận sang khu sạch. Phòng tắm, thay đồ từ khu sạch sang khu vô khuẩn. Chỗ rửa tay ngoài hành lang vô khuẩn trước khi vào phòng mổ. Mặc y phục vô trùng tại vị trí sát bàn mổ trước khi mổ. 57. Vì sao nội thất phòng mổ và trang phục của phẫu thuật viên có màu xanh lục lam? Trả lời: Vì đó là màu âm bản của màu máu để giảm bớt hiện tượng dư ảnh của PTV với những ca mổ kéo dài. 58. Tính năng đặc trưng của vật liệu lót sàn phòng mổ? Trả lời: Chống ăn mòn, chống mài mòn, chống trượt, chống ồn, dễ vệ sinh, chống tĩnh điện. 59. Vì sao các ổ cắm công tắc trong phòng mổ phải dùng loại chuyên dụng? Trả lời: Để chống tia lửa điện gây ra những tình huống nguy hiểm. 60. Phòng mổ hữu khuẩn khác phòng mổ vô khuẩn ở điểm nào? Trả lời: Phòng mổ hữu khuẩn là phòng mổ được đặt ở vị trí cách ly để thông gió hoặc khử trùng độc lập, thực hiện những ca nhiễm trùng nặng, vết thương bệnh nhân có ổ mủ lớn, dễ vỡ… hoặc người bệnh nhân bị tai nạn nghề nghiệp phải mổ gấp không thể vệ sinh sạch khuẩn… 61. Phòng thanh trùng dụng cụ khẩn cấp của phòng mổ thuộc cấp độ vệ sinh nào? Tại sao? Trả lời: Khu Vô khuẩn để tiết kiệm thời gian đi lại và nhân viên y tế không phải đi qua nút kiểm soát vệ sinh lần nữa. 62. Hệ thống điện lạnh đặc trưng của phòng mổ? (Tên gì? Tính năng?) Trả lời: (xem phụ lục phòng mổ, tiêu chuẩn 365) Tính năng: cân chỉnh áp suất hợp lý, lọc khuẩn, tạo dòng không khí chìm trong phòng mổ. 63. Có bao nhiêu loại đường ống khí y tế dẫn vào phòng mổ? Trả lời: - Oxi: hỗ trợ hô hấp - Chân không: hỗ trợ máy hút… - Khí nén: cung cấp năng lượng cho những máy chuyên dụng. - CO2 hoặc Nitrogen: hỗ trợ mổ nội soi 64. Vì sao 1 số phòng mổ cần được thiết kế chống tia X? Trả lời: vì các phòng mổ đó là các phòng mổ chuyên khoa để điều trị về xương có sử dụng máy C- ARM. 65. Khu sanh có quan hệ thế nào với khu mổ? Trả lời: Khu sanh và khu mổ thông thường được thiết kế trên cùng 1 tầng vì các ca mổ cấp cứu bên sản khẩn cấp thì chuyển lên khoa phẩu thuật mổ liền. 66. Khu sanh được chia thành những khu vực nào? Sơ đồ. nội trú Bác sĩ sản khoa Khu tiếp nhận Phòng sản Nhi sơ sinh Khu phẩu thuật hậu cần LÂN CẬN SẠCH VÔ KHUẨN chờ sinh mổ hậu sanh cấp cứu 66. Thế nào là đơn nguyên điều trị của khu nội trú ? Trả lời: - Là 1 đơn vị điều trị nội trú độc lập từ 25 30 giường bệnh, gồm các phòng bệnh nhân, các phòng điều trị, các phòng phụ trợ (hành chính, nhân viên, kho, soạn ăn, giải trí, làm vệ sinh…) tối thiểu là 8 phòng. 67. Trong khu nội trú phòng bệnh loại nào là tiện nghi nhất ? Trả lời: Phòng bệnh có 2 giường được xem là tiện nghi nhất trong khu nội trú (không quá đông gây khó chịu cho bệnh nhân, nhưng cũng không quá ít để bệnh nhân có thể nói chuyện, trao đổi trong thời gian nằm viện nhằm giúp bệnh nhân có tâm trạng tốt hơn) 68. Nguyên tắc đặt 1 giường bệnh nhân tròng phòng bệnh nội trú ? Trả lời: - Đầu giường phải áp sát tường ( do tất cả máy móc : trợ thở, đo nhịp tim, gọi nhân viên y tế… đều được lắp trên tường), - 3 mép còn lại của giường đều là những khoảng trống ( tiện cho viện chăm sóc của bác sĩ, y tá, phục vụ cho việc giảng dạy cho sinh viên), - Đặt giường bệnh song song với cửa sổ (để bệnh nhân có thể nhìn ra khung cảnh bên ngoài với ánh sáng tốt và không bị chói nắng). 69. Khu nội trú có cần thiết kế ban công không ? Trả lời: - không thiết kế ban công cho khu nội trú vì lý do an toàn và để mở sộng tầm nhìn cho bệnh nhân giúp bệnh nhân điều trị được tốt hơn, giúp công trình được sạch sẽ hơn, đề phòng những bệnh gây ra do tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. 70. Giải pháp bố trí hành lang nào phù hợp nhất cho khu vực nội trú ? Trả lời: - Giải pháp hành lang giữa được xem là phù hợp nhất để bố trí ở khu vực nội trú (vì đảm bảo vệ sinh, an ninh tốt, tiết kiệm diện tích xây dựng), tạo nên môi trường điều trị thân thiện giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. 71. Có bao nhiêu giải pháp bố trí WC trong phòng bệnh hợp lý ? giải pháp nào là tốt nhất? vì sao? Trả lời: - có 3 giải pháp: cạnh hành lang, cạnh cửa sổ và giữa 2 phòng bệnh - Giải pháp cạnh hành lang là tốt nhất vì cửa sổ phòng bệnh tiếp xúc thiên nhiên sẽ tốt hơn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, hệ thống kỹ thuật tập trung, dễ thiết kế. 72. Quy cách cửa đi của phòng nội trú và phòng vệ sinh trong phòng bệnh nội trú ? Trả lời: - Đối với phòng bệnh nội trú: bề rộng 1.2m, 1 cánh 0.3m và 1 cánh 0.9m, cửa mở hướng vào trong. - Đối với phòng vệ sinh: bề rộng > 0.7m, cửa mở hướng ra ngoài ( đề phòng trường hợp bệnh nhân ngất xỉu và nằm ngay vị trí sau cửa dẫn đến không thể mở cửa để cứu bệnh nhân kịp thời). 73. Có bao nhiêu vị trí hợp lý dành cho y tá trực trong 1 đơn nguyên nội trú? Ở đâu? Tại sao? Trả lời: - Trung tâm (cự ly phục vụ ngắn nhất) - Đầu đơn nguyên (kiểm soát được 1 cách chặt chẽ những ai ra vào khu vực này, bảo đảm vấn đề an ninh). 74. Giải pháp kết hợp hành lang giữa và hành lang biên trong khu nội trú thích hợp với loại đơn nguyên chuyên khoa nào ? Trả lời: - Chuyên khoa Lây : vì cần có sự cách ly nhất định giữa thân nhân, bệnh nhân và đội ngũ bác sĩ. 75. Vì sao trong phòng nội trú không trang trí màu vàng, đỏ ? Trả lời: - Màu vàng: Gây chẩn đoán lệch lạc các bệnh qua màu da của bệnh nhân, - Màu đỏ: không có lợi về mặt tâm lý cho các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân tâm thần. 76. Yêu cầu thiết kế cửa sổ của phòng nội trú như thế nào ? Trả lời: - Đủ cao để an toàn, tránh việc bệnh nhân bị ngã ra ngoài cửa sổ, - Đủ thấp để bệnh nhân có thể nhìn ra khung cảnh bên ngoài. 77. Khu hành chánh có cần được thiết kế ưu tiên về vị trí hay không ? Trả lời: - Không cần, vì trong bệnh viện bệnh nhân là đối tượng mà bệnh viện phục vụ, nên tất cả sẻ được ưu tiên cho bệnh nhân. 78. Thông thường khu hành chánh được đặt ở những vị trí nào trong bệnh viên? - Bên dưới khu nội trú, bên trên khu nghiệp vụ để tiện lợi giải quyết các vấn đề kỹ thuật khác, và đó là vị trí “ xấu” nhất. 79. Khoa dinh dưỡng có nên đảm nhiêm thêm chức năng canteen cho Bệnh viện không ? Trả lời: - Không nên vì bác sĩ cung cấp khẩu phần ăn riêng cho bệnh nhân còn canteen là khu vực phục vụ cho mọi đối tượng. 80. Vị trí của canteen, nhà hàng trong Bệnh viện phải là ở đâu ? Trả lời: - Nơi “đẹp nhất” ( thường là dưới khu nội trú) để thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân và bác sĩ. 81. Có nên sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm cho toàn Bệnh viện không ? Trả lời: - Nên sử dụng hệ thống này cho toàn bộ bệnh viện nếu khả năng tài chính cho phép. Vì đây là hệ thống điều hòa không khí duy nhất phục vụ cho phòng mổ. 82. Vị trí hợp lý đặt hệ thống làm lạnh trung tâm cho Bệnh viện ? Trả lời: - Tầng chuyển tiếp từ khối thấp tầng sang khối cao tầng (khi đó công suất máy cung cấp cho khối nhà thấp tầng và cao tầng cân bằng nhau), ngoài ra đặt dưới tầng hầm cũng có nhiều tiện lợi hơn. 83. Vị trí tương quan giữa khu Khám – Nghiệp vụ - Cấp cứu như thế nào? Trả lời: Tốt nhất là nên đặt sát nhau và trong cùng 1 khối nhà. Vì: - Tiết kiệm thời gian di chuyển, - Tiết kiệm hệ thống kỹ thuật công trình, - Thuận lợi trong việc phối hợp điều trị cho bệnh nhân, - Giao thông không bị chồng chéo cắt nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCâu hỏi ôn tập môn kiến trúc bệnh viện (83 câu hỏi và đáp án).doc
Tài liệu liên quan