Kháng insulin và rối loạn chuyển hóa lipid và làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ do vậy
khảo sát sự biến đổi nồng độ của các chỉ số này rất có giá trị trong việc chẩn đoán sớm sa
sút trí tuệ và theo dõi tiến triển bệnh.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 TCNCYH 94 (2) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ðịa chỉ liên hệ: Vũ Thị Thanh Huyền, Bộ môn Nội tổng
hợp, Trường ðại học Y Hà Nội
Email: vuthanhhuyen11@yahoo.com
Ngày nhận: 23/3/2015
Ngày ñược chấp thuận: 31/5/2015
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN TÌNH TRẠNG
KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ
Nguyễn Thị Thủy1, Vũ Thị Thanh Huyền2
1Bệnh viện ða khoa Hưng Yên, 2Trường ðại học Y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng ñến tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Nghiên cứu ñược thực hiện trên hai nhóm: nhóm bệnh: 60 bệnh nhân sa sút trí tuệ ñược chẩn ñoán theo tiêu
chuẩn DSM - IV - TR; nhóm chứng: 60 bệnh nhân. Tất cả các ñối tượng nghiên cứu ñều ñược khám lâm
sàng, làm các trắc nghiệm thần kinh tâm lý cần thiết và ñịnh lượng insulin. Kết quả cho thấy nguy cơ mắc sa
sút trí tuệ ở các bệnh nhân có kháng insulin, BMI ≥ 23, rối loạn lipid cao hơn các bệnh nhân không kháng
insulin (OR = 2,25, 95% CI: 1,05 - 4,84), BMI < 23 (OR = 3,22, 95%CI: 1,52 - 6,79) và không có rối loạn lipid
(OR = 2,62, 95%CI: 1,24 - 5,49). Có mối tương quan thuận giữa chỉ số HOMA - IR với chỉ số vòng bụng,
cholesterol toàn phần và LDL - C (r > 0; p < 0,05). Có mối liên quan chặt giữa tăng triglyceride, giảm HDL -
C, tăng LDL - C và bệnh sa sút trí tuệ (p < 0,05). Tóm lại, kháng insulin và rối loạn lipid và làm tăng nguy cơ
mắc sa sút trí tuệ do vậy khảo sát sự b iến ñổi nồng ñộ của các chỉ số này rất có giá trị trong việc chẩn ñoán
sớm sa sút trí tuệ và theo dõi tiến triển bệnh.
Từ khóa: Sa sút trí tuệ, kháng insulin
I. ðẶT VẤN ðỀ
Các nghiên cứu về cơ sở phân tử của rối
loạn chức năng thần kinh và trí nhớ trong
bệnh sa sút trí tuệ ñã trở thành xu hướng mới
và thách thức lớn trong y học do ước tính số
lượng các trường hợp sa sút trí tuệ sẽ tăng
theo cấp số nhân trong vài thập kỷ tới, trong
khi ñó lại thiếu các phương pháp ñiều trị hiệu
quả có khả năng ngăn chặn tiến triển của
bệnh [1; 2]. Bên cạnh một số nhỏ các trường
hợp do nguyên nhân di truyền, cơ chế bệnh
sinh và nguyên nhân của sa sút trí tuệ vẫn
chưa hoàn toàn ñược làm sáng tỏ. Chính vì
vậy, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc xác
ñinh cơ chế phân tử và sinh bệnh học dẫn ñến
rối loạn thần kinh phức tạp này. Bằng chứng
từ nghiên cứu Rotterdam cho thấy bệnh ñái
tháo ñường làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ [3].
Các nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học tiếp
theo ñã chứng minh các rối loạn chuyển hóa
như tăng ñường huyết và kháng insulin có liên
quan ñến tiến triển của sa sút trí tuệ [1; 4].
Hơn nữa, các lỗi tín hiệu dẫn truyền lên não ở
bệnh nhân sa sút trí tuệ có liên quan ñến các
thiếu hụt hoặc sai sót do thay ñổi mức ñộ và/
hoặc kích hoạt bất thường của các thành
phần tham gia vào dẫn truyền tín hiệu insulin,
mà quan trọng hơn là giảm ñáp ứng với insu-
lin hay còn gọi là kháng insulin [4; 5]. Kháng
insulin là tình trạng suy giảm ñáp ứng sinh học
của insulin, biểu hiện thông thường bằng sự
gia tăng nồng ñộ insulin huyết tương. Kháng
insulin làm giảm ñáp ứng của insulin với glu-
cose gây tăng glucose máu và tăng tiết insulin
[2; 3; 6]. Bên cạnh ñó, tình trạng kháng insulin
có liên quan ñến xơ vữa ñộng mạch, huyết
khối, và các rối loạn huyết ñộng [6], có khả
năng dẫn ñến nhồi máu ổ khuyết và suy giảm
chức năng nhận thức [1; 4]. Cho ñến nay,
TCNCYH 94 (2) - 2015 65
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
chưa có nhiều các nghiên cứu về tình trạng
kháng insulin cũng như các yếu tố liên quan
của nó trên bệnh nhân sa sút trí ñược công bố
ở Việt Nam. Do ñó, nghiên cứu của chúng tôi
nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng ñến tình
trạng kháng insulin ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.
II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. ðối tượng
Gồm các bệnh nhân ñược ñiều trị tại bệnh
viện Lão khoa Trung ương từ tháng 2/2012
ñến tháng 9/2012. Nhóm bệnh gồm các bệnh
nhân từ 60 tuổi trở lên ñược chẩn ñoán sa sút
trí tuệ theo tiêu chuẩn DSM - IV - TR [4].
Nhóm chứng gồm các bệnh nhân từ 60 tuổi
trở lên không bị sa sút trí tuệ (mắc các bệnh
thoát vị ñĩa ñệm cột sống thắt lưng, migraine,
hội chứng tiền ñình, thoát vị ñĩa ñệm cột sống
cổ hoặc bị chèn ép tủy cổ, bệnh ña rễ và dây
thần kinh).
2. Phương pháp
Thi%t k% nghiên c,u: mô tả cắt ngang.
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu
Trong ñó n: cỡ mẫu nghiên cứu, Z: hệ số
tin cậy, p = 0,288 là tỷ lệ kháng insulin ở
nghiên cứu Hisayama của Nhật Bản [2],
ε: khoảng sai lệch mong muốn, ε = 0,4;
α = 0,05. Áp dụng vào công thức chúng tôi
xác ñịnh 60 bệnh và 60 chứng.
Các bi%n s3 nghiên c,u: Thông tin chung
về ñối tượng: tuổi, giới, thời gian phát hiện
bệnh, tiền sử sử dụng các thuốc ñiều trị ñái
tháo ñường, tiền sử gia ñình có người mắc
ñái tháo ñường, tăng huyết áp. Các bệnh lý
phối hợp: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tai
biến mạch não. Các chỉ số nhân trắc học:
chiều cao, cân nặng, vòng bụng, chỉ số khối
cơ thể (BMI). Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu:
ñường máu lúc ñói, insulin máu ñói, HbA1C,
bilan lipid máu: cholesterol toàn phần,
triglycerid, LDL - Cholesterol, HDL -– Cholesterol.
ðịnh lượng insulin máu: Insulin máu ñược
ñịnh lượng theo phương pháp miễn dịch hoá
phát quang linh hoạt CMIA (Chemiliuminescent
Magnetic Immunoassay) trên máy xét nghiệm
Architect Ci4100. Giá trị bình thường: 2,6 –
24,9 µU/m. ðánh giá tình trạng kháng insulin
theo phương pháp hằng ñịnh nội môi
(Homeostasis Model Assessment Insulin
Resistance - HOMA - IR) dựa vào nồng ñộ
glucose máu và insulin máu lúc ñói. HOMA -
IR = [Glucose (mmol/L) x Insulin (µU/L)]/22,5.
ðề kháng insulin khi HOMA - IR lớn hơn tứ
phân vị của nhóm chứng [5].
3. Xử lý số liệu
Bằng chương trình SPSS phiên bản 16.0.
Sử dụng các thuật toán: tính tỷ lệ phần trăm,
tính giá trị trung bình. Sử dụng test χ2 ñể phân
tích mối liên quan giữa các biến. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
4. ðạo ñức nghiên cứu
Tất cả các ñối tượng trong nghiên cứu ñều
tự nguyện ký giấy ñồng ý tham gia. Các thông
tin của bệnh nhân ñều ñược bảo mật và chỉ
phục vụ cho mục ñích nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
Trong tổng số 120 bệnh nhân tham gia
nghiên cứu, nhóm bệnh: 60, nhóm chứng: 60,
Tỷ lệ nam/nữ trong nhóm bệnh: 33/27; nhóm
chứng: 25/35. Không có sự khác biệt về ñộ
tuổi và giới giữa hai nhóm (tuổi trung bình
72,0 ± 6,8 ở nhóm bệnh và 71,1 ± 8,6 ở nhóm
chứng, p > 0,05).
n = Z21 - α/2
p (1 - p)
(p.ε)2
66 TCNCYH 94 (2) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. ðặc ñiểm lâm sàng và cận lâm sàng theo các nhóm nghiên cứu
Biến số
Bệnh Chứng
p OR 95%CI
n1 % n2 %
BMI
≥ 23 37 61,7 20 33,3
< 0,05 3,22 1,52 - 6,79
< 23 23 38,3 40 66,7
Vòng bụng
Cao 21 35 7 11,7
< 0,05 4,08 1,58 - 10,54 Bình
thường 39 65 53 88,3
Tăng huyết áp
Có 25 41,7 18 30
> 0,05 1,67 0,78 - 3,54
Không 35 58,3 42 70
Tiền sử tai
biến máu não
Có 12 20 3 5
< 0,05 4,75 1,27-17,82
Không 48 80 57 95
RL CHLP
Có 34 56,7 20 33,3
< 0,05 2,62 1,24 - 5,49
Không 26 43,3 40 66,7
HOMA - IR
> 2,26 27 45 16 26,7
< 0,05 2,25 1,05 - 4,84
≤ 2,26 33 55 44 73,3
Nhóm
* RL CHLP: rối loạn chuyển hóa lipid.
Nhóm có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn nhóm có BMI < 23 (OR = 3,22, 95%
CI: 1,52 - 6,79). Tỷ lệ số người có chỉ số vòng bụng cao (≥ 80 cm ở nữ, ≥ 90 cm ở nam ở
nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, người có chỉ số vòng bụng cao có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ
cao hơn người có chỉ số vòng bụng bình thường (OR = 2,307, 95%CI: 1,097 - 5,850). Nguy cơ
mắc sa sút trí tuệ ở nhóm có tiền sử tai biến mạch mãu não cao gấp 4,75 lần nhóm không có tiền
sử tai biến mạch mãu não (OR = 4,75, 95% CI: 1,27 - 17,82). Người có rối loạn lipid có nguy cơ
mắc bệnh cao hơn người không có rối loạn lipid (OR = 2,62, 95%CI: 1,24 - 5,49). Tỷ lệ kháng
insulin ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nguy cơ mắc sa sút trí
tuệ ở nhóm kháng insulin cao gấp 2,25 lần nhóm không kháng insulin (OR = 2,25, 95% CI: 1,05 -
4,84). Không có mối liên quan giữa tăng huyết áp và sa sút trí tuệ, (p > 0,05).
TCNCYH 94 (2) - 2015 67
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
Bảng 2. ðánh giá tình trạng rối loạn lipid theo các thành phần lipid
Lipid máu mmol/L
Bệnh Chứng
p OR 95%CI
n1 % n2 %
Cholesterol
≥ 5,2 20 33,3 13 21,7
> 0,05 1,81 0,80 - 4,09
< 5,2 40 66,7 47 78,3
Triglycerid
≥ 1,7 22 36,7 10 16,7
< 0,05 2,90 1,23 - 6,83
< 1,7 38 63,3 50 83,3
HDL - C
≤ 1,0 15 25 6 10
< 0,05 3,00 1,08 - 8,37
>1,0 45 75 54 90
LDL - C
≥ 3,1 23 38,3 12 20
< 0,05 2,49 1,10 - 5,64
< 3,1 37 61,7 48 80
Có mối liên quan chặt giữa tăng triglyceride, giảm HDL - C, tăng LDL - C và bệnh sa sút trí tuệ
(p < 0,05). Nguy cơ mắc bệnh ở nhóm tăng triglyceride, giảm HDL - C, tăng LDL - C cao gấp 2,9
lần nhóm triglyceride bình thường (OR = 2,90; 95% CI : 1,23 - 6,83), gấp 3 lần nhóm HDL - C
bình thường (OR = 3,0; 95% CI: 1,08 - 8,37) và cao gấp 2,49 lần nhóm LDL - C bình thường
(OR = 2,49; 95% CI: 1,10 - 5,64). Không có mối liên quan giữa tình trạng tăng cholesterol toàn
phần và bệnh sa sút trí tuệ, (p > 0,05).
Tỷ lệ tăng huyết áp trong từng nhóm sa sút trí tuệ
Bảng 3. Tỷ lệ tăng huyết áp trong từng nhóm sa sút trí tuệ
Nhóm
Alzheimer
Sa sút trí tuệ do
mạch máu
Sa sút trí tuệ
khác p
n1 % n2 % n3 %
Tăng huyết áp 11 32,4 15 88,2 3 33,3
< 0,05 Huyết áp bình thường 23 67,6 2 11,8 6 66,7
Tổng 34 100 17 100 9 100
Tỷ lệ tăng huyết áp ở các nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có mối liên quan
giữa tăng huyết áp và sa sút trí tuệ do mạch máu khi so sánh ghép cặp với 2 nhóm còn lại (với
Alzheimer: OR = 15,7; p < 0,001; với sa sút trí tuệ khác: OR = 15; p < 0,005).
68 TCNCYH 94 (2) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Liên quan giữa kháng insulin với một số một số ñặc ñiểm lâm sàng
Bảng 4. Liên quan giữa kháng insulin với một số ñặc ñiểm lâm sàng
HOMA - IR
> 2,26 ≤ 2,26
p
n1 % n2 %
Tuổi
Tuổi ≥ 70 18 66,7 21 63,6
> 0,05
Tuổi < 70 9 33,3 12 36,4
Giới
Nam 15 55,6 18 54,5
> 0,05
Nữ 12 44,4 15 45,5
Tăng huyết áp
Có 10 37 15 45,5
> 0,05
Không 17 63 18 54,5
Tiền sử tai biến máu não
Có 4 14,8 8 24,2
> 0,05
Không 23 85,2 25 75,8
Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân trên 70 tuổi, tỷ lệ nam và nữ, tăng huyết áp và tiền
sử tai biến máu não ở nhóm kháng insulin ở và nhóm không kháng insulin, (p > 0,05).
Mối tương quan giữa chỉ số kháng insulin và một số yếu tố nguy cơ
Bảng 5. Mối tương quan giữa chỉ số HOMA - IR và các yếu tố nguy cơ
Chỉ số R p Phương trình tuyến tính
BMI 0,159 0,225
Vòng bụng 0,306 0,018 HOMA IR = Vòng bụng * 0,063 - 2,482
Cholesterol 0,287 0,026 HOMA IR = Cholesterol * 0,488 + 0,381
Triglyceride 0,069 0,601
HDL - C 0,063 0,635
LDL - C 0,336 0,009 HOMA - IR = LDL - C * 0,228 + 3,183
Có mối tương quan thuận giữa chỉ số HOMA - IR với chỉ số vòng bụng, cholesterol toàn phần
và LDL - C (r > 0; p < 0,05).
IV. BÀN LUẬN
Béo phì thường ñược ñánh giá gián tiếp
thông qua chỉ số BMI và chỉ số vòng bụng. Chỉ
số BMI có liên quan chặt chẽ với tổng lượng
mỡ trong cơ thể còn chỉ số vòng bụng ñể ño
lường sự tích tụ của mô mỡ ở bụng, ñây là
kho dự trữ lớn nhất của mô mỡ, có lẽ nó là
một biện pháp ñánh giá béo phì trực tiếp hơn
chỉ số BMI [6]. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, chỉ số HOMA - IR ít có mối tương quan với
TCNCYH 94 (2) - 2015 69
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
BMI (r = 0,159, p > 0,05) và có mối tương
quan thuận với chỉ số vòng bụng (r = 0,306,
p < 0,05). Theo kết quả của nghiên cứu San
Antonio Heart thì có mối liên quan tuyến tính
giữa nồng ñộ insulin máu lúc ñói và khối
lượng mỡ trong cơ thể [7]. Nghiên cứu
Hisayama chỉ rõ mối liên quan giữa kháng
insulin với chỉ số BMI và chỉ số vòng bụng ở
bệnh nhân sa sút trí tuệ [2]. ðiều này rất có ý
nghĩa trong phòng ngừa và ñiều trị sa sút trí
tuệ. Việc kiểm soát cân nặng sẽ làm chậm
quá trình phát triển và tiến triển của bệnh.
Kết quả bảng 3 cho thấy có mối tương
quan thuận giữa chỉ số HOMA - IR và nồng ñộ
cholesterol máu (r = 0,306; p < 0,05). Bằng
chứng gần ñây ñã chỉ ra rằng cả insulin và
cholesterol cùng thực hiện vai trò cụ thể trong
não trong quá trình học tập [6,8]. Tăng triglyc-
eride thường do tăng nồng lipoprotein tỷ trọng
rất thấp dẫn ñến tích tụ trong máu làm bão
hòa khả năng phân giải mô mỡ, do ñó sẽ làm
tăng các lipoprotein giàu triglyceride. Khi có
kháng insulin, insulin không ức chế ñược sự
giải phóng acid béo tự do ở mô mỡ sau ăn,
dẫn tới tăng dòng acid béo tự do ñổ về gan ñể
tổng hợp tỷ trọng rất thấp gây tăng triglyc-
eride. Tác giả Umakanth S (2004) khi nghiên
cứu trên bệnh nhân ñái tháo ñường thấy có
mối tương quan chặt giữa chỉ số kháng insulin
và triglyceride [10]. ðiều ñó cho thấy rằng,
nồng ñộ triglyceride càng tăng thì ñề kháng
insulin càng tăng. Ở nghiên cứu của chúng tôi
cũng cho kết quả như vậy, tuy nhiên mối
tương quan yếu. Sở dĩ có sự khác biệt như
vậy là do ñối tượng nghiên cứu của tôi ở
nhóm bệnh gồm các bệnh nhân mắc sa sút trí
tuệ. HDL-C ñóng vai trò quan trọng trong vận
chuyển cholesterol lòng mạch ra ngoại vi, làm
giảm nguy cơ xơ vữa ñộng mạch, một yếu tố
nguy cơ của sa sút trí tuệ do mạch máu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan
nghịch giữa chỉ số HOMA - IR và nồng ñộ
HDL - C, nồng ñộ HDL - C càng giảm thì kháng
insulin càng tăng. Tuy nhiên mối tương
quan này yếu và không có ý nghĩa thống kê.
Umakanth S và cộng sự cũng cho kết quả
tương tự [10]. Tăng nồng ñộ triglyceride,
giảm HDL - C và tăng LDL - C thường hay ñi
kèm với nhau trong cơ chế hình thành mảng
xơ vữa ñộng mạch. Dạng rối loạn này thường
gặp trong hội chứng kháng insulin. Mối liên
quan giữa kháng insulin và LDL - C còn nhiều
ý kiến trái ngược. Có ý kiến cho rằng kháng
insulin liên quan với LDL - C [10], có ý kiến
cho rằng không có mối liên quan giữa kháng
insulin và LDL - C [10]. Kết quả thấy rằng có
mối tương quan thuận giữa chỉ số HOMA - IR
và nồng ñộ LDL - C (r = 0,336, p < 0,05). Như
vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi có mối
liên quan giữa chỉ số HOMA - IR và rối loạn
lipid, cụ thể là với cholesterol và LDL - C. ðiều
này rất có ý nghĩa thực tiễn trong việc kiểm
soát tiến triển của sa sút trí tuệ. Hiện nay, vẫn
chưa có một phác ñồ ñiều trị nguyên nhân của
sa sút trí tuệ, do vậy, làm chậm quá trình tiến
triển của sa sút trí tuệ rất ñược quan tâm. Việc
tìm ra mối liên quan giữa kháng insulin và rối
loạn lipid ở bệnh nhân sa sút trí tuệ mở ra
hướng mới cho các nhà nghiên cứu.
Kháng insulin có mối liên hệ chặt chẽ với
tăng huyết áp song kháng insulin là nguyên
nhân hay hậu quả của tăng huyết áp thì vẫn
chưa ñược làm rõ, cần có nhiều nghiên cứu
hơn nữa về mối quan hệ này. Tăng nồng ñộ
insulin máu có thể làm tăng tái hấp thu angio-
tensin II, làm thay ñổi cấu trúc, chức năng của
mạch máu, làm thay ñổi dòng chảy và gây hoạt
hóa thần kinh giao cảm. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng kháng insulin là yếu tố nguy cơ của
tăng huyết áp, chủ yếu là huyết áp tâm trương
[11]. ðiều này rất phù hợp vì huyết áp tâm
trương là áp lực của thành mạch, mà kháng
70 TCNCYH 94 (2) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
insulin là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa ñộng
mạch gián tiếp qua tình trạng rối loạn lipid
máu như tăng cholesterol, tăng triglyceride,
giảm HDL - C, tăng LDL - C. Tuy nhiên, kết
quả của chúng tôi lại không thấy có mối liên
quan giữa tăng huyết áp và kháng insulin. Hạn
chế nghiên cứu này là không phân loại tăng
huyết áp làm hai loại là tăng huyết áp tâm thu
và tăng huyết áp tâm trương, ñiều ñó có thể
phần nào ảnh hưởng ñến kết quả nghiên cứu
và có thể lý giải cho sự khác biệt giữa kết quả
của chúng tôi với một số tác giả khác.
Tai biến mạch máu não là yếu tố nguy cơ
hàng ñầu của sa sút trí tuệ do mạch máu.
Nhiều công trình nghiên cứu ñã xác ñịnh có
tình trạng kháng insulin và cường insulin
trong bệnh tai biến mạch máu não với những
cơ chế tác ñộng trực tiếp hoặc gián tiếp qua
các yếu tố nguy cơ khác và gặp nổi bật trong
thể nhồi máu não. Kenan và cộng sự [11] ñã
chỉ ra rằng kháng insulin có thể là yếu tố
nguy cơ của tai biến mạch máu não và một
loại thuốc mới an toàn có thể làm tăng ñộ
nhạy cảm của insulin ñóng vai trò quan trọng
trong ñột quỵ. Nghiên cứu của chúng tôi
không thấy có mối liên quan giữa kháng insu-
lin với tiền sử tai biến mạch máu não. Trong
nghiên cứu này do cỡ mẫu còn khiêm tốn
chúng tôi chưa phân loại riêng nhóm sa sút trí
tuệ do mạch máu nên khó lý giải ñược mối
tương quan này.
V. KẾT LUẬN
Kháng insulin và rối loạn chuyển hóa lipid
và làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ do vậy
khảo sát sự biến ñổi nồng ñộ của các chỉ số
này rất có giá trị trong việc chẩn ñoán sớm sa
sút trí tuệ và theo dõi tiến triển bệnh.
Lời cám ơn
Nhóm nghiên cứu trân trọng cám ơn Ban
giám ñốc và các Phòng ban bệnh viện Lão
khoa Trung ương ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ
trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi xin cám
ơn tập thể bác sỹ khoa tâm thần kinh ñã giúp
ñỡ trong quá trình tuyển chọn bệnh nhân và
thực hiện các trắc nghiệm thần kinh tâm lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biessels G.J (2006). Risk of dementia
in diabetes mellitus: a systematic review,
Lancet Neurol, 5, 64 – 74.
2. Matsuzaki T, Sasaki K, Tanizaki et
(2010). Insulin resistance is associated with
the pathology of Alzheimer disease: The
Hisayama Study. Neurology, 75, 764 - 770.
3. Ott A, Stolk RP, Hofman A, van Har-
skamp F et al (1996). Association of diabetes
mellitus and dementia: the Rotterdam Study.
Diabetologia, 39,1392 - 1397.
4. American Psychiatric Association
(2000). Diagnostic and statistical manual of
Mental Disorders. Fourth Edition, Text Revi-
sion (DSM - IV - TR), Washington DC, Ameri-
can Psychitric Assocition, 135 - 181.
5. Bruno Geloneze, Ana Carolina
Junqueira Vasques, et al (2009). HOMA-IR
and HOMA2-IR indexes in identifying insulin
resistance and metabolic syndrome. Arq Bras
Endocrinol Metab, 53/2, 281 - 287.
6. Wahrenberg H, Hertej K (2005). Use of
waist circumfeence to pretic insulin resisitance:
retrospectiv Study. BMJ, 330, 1363 - 1364.
7. Haffner SM (1997). The homeostasis
model in San Antonio heart. Epidemiology/
Health/ Psychosocial research, 7, 1087 - 1092.
8. Anders W (2006). Worldwide Cost of
Alzheimer 's and Demetia care Estimate at $
248 Billion (U.S). The 10th International Con-
ference on Alzheimer 'sdisease and Related
Disorder (ICAD), www.alz.org/icad.
9. Akomolafe A., Beiser A, Meigs JB et
al (2006). Diabetes mellitus and risk of
TCNCYH 94 (2) - 2015 71
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
developing Alzheimer disease: results from the
Framingham Study. Arch Neurol, 63, 1551 - 1555.
10. Umakanth S, Vidyasagar S (2004).
Insulin resistance by HOMA and clinical meta-
bolic syndrome. Astract from the 2nd World
Congress on the insulin resistance syndrome,
Los Angeles-USA.
11. Kernan WN, Inzucchi SE (2002). Insu-
lin resistance and risk for stroke. Neurology, 6,
809 - 815.
Summary
EVALUATION ON INSULIN RESISTANCE IN
PATIENTS WITH DEMENTIA
The purpose of this study was to assess insulin resistance in patients with dementia and its
related factors. Subjects were classified into two groups: the dementia group with 60 patients,
diagnosed according to the DSM - IV - TR criteria and the control group with 60 subjects. Subjects
were examined and subjected to neurological tests and insulinemia was measured. The results
show that the risk of dementia in patients with insulin resistance, BMI ≥ 23, and lipid disorders is
higher than that in patients without insulin resistance (OR = 2.25, 95% CI: 1.05 to 4.84), BMI < 23
(OR = 3.22, 95% CI: 1.52 to 6.79) and normal lipid profile (OR = 2.62, 95% CI: 1.24 to 5.49).
There was a positive correlation between HOMA - IR and waist circumference, total cholesterol,
and LDL - C (r > 0; p < 0.05). There was a significant correlation between the increased of triglyc-
erides, decreased of HDL - C, increased of LDL - C and dementia (p < 0.05). In summary, insulin
resistance and lipid disorders were associated with increased risk of dementia therefore investiga-
tion on these parameters is valuable in the early diagnosis and monitoring of dementia.
Keywords: Dementia, insulin resistance
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 127_327_1_sm_5073.pdf