Muốn đạt hiệu quả cao, phải tiến hành điều trị sớm. Với những gia súc bị bệnh nặng không nên điều trị mà phải diệt ngay để tránh lây nhiễm.
Những gia súc có tiên lượng tốt có thể dùng phác đồ sau:
- Thuốc kháng sinh: thường dùng là Penicillin G với liều 20000 UI - 25000 UI/kg thể trọng tiêm bắp thịt.
Nên kết hợp với Streptomycin liều 20 mg/kg thể trọng, liệu trình 5 - 6 ngày.
Ngoài ra, một số kháng sinh khác cũng có tác dụng như: Ampicillin, Amoxicillin, Tetraxyclin, Erythromycine, Cephalosporine.
- Kết hợp với các thuốc trợ sức như: cafein, vitamin B1, vitamin C, vitamin K, vitamin B12.
- Hộ lý chăm sóc tốt, cách ly súc vật trong thời gian điều trị.
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4014 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh Trâu Bò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh do xoắn khuẩn(Leptospirosis)
I. Khái niệm về bệnh
Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospira) gây ra là một bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật có lây sang người. Bệnh có các biểu hiện chính là sốt cao, vàng da, đái ra máu hoặc huyết sắc tố, viêm gan, thận, rối loạn tiêu hoá, ở con cái có thể sảy thai.
Leptosira có nhiều typ gây bệnh, người ta dùng một tên chung là Leptospirosis để chỉ bệnh do chúng gây ra.
II Lịch sử và địa dư bệnh
Bệnh xoắn khuẩn được Adolph Weil (Đức) mô tả lần đầu tiên vào năm 1886, do đó tên gọi lúc đầu của bệnh là "Weil's disease" ; nhưng sau 1 năm Goldsmidt mới mô tả được bệnh với các triệu chứng như : sốt cao, vàng da, viêm đường tiết niệu.
Năm 1907 Stimson đã phát hiện có mầm bệnh là vi sinh vật trong thận của bệnh nhân chết vì bệnh vàng da. Năm 1914, Ryokichi Inada (Nhật Bản) và cộng sự đã phân lập được xoắn khuẩn ở một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vàng da tái phát mắc bệnh Weil's.
Hiện nay, bệnh có ở hầu hết các nước, nhiều nhất ở Châu Phi, Nam Mỹ, Châu á, ở nhiều loài động vật, hoang thú và người. Bệnh gây nhiều thiệt hại do làm giảm sản lượng và chất lượng thịt, sữa, số lượng gia súc chết khá nhiều và rất tốn kém trong phòng chống bệnh.
ở Việt Nam, bệnh đã có từ lâu và xảy ra ở tất cả các vùng miền, trên nhiều loại gia súc như lợn, chó, bò, gây nhiều thiệt hại. Đặc biệt nguy hiểm là bệnh truyền lây và gây ảnh hưởng đến sinh mạng và sức khoẻ con người.
IiI. Mầm bệnh
3.1. Đặc điểm chung
Bệnh xoắn khuẩn do Leptospira gây ra (tiếng Hy Lạp Lepto nghĩa là mỏng, speira = có dạng xoắn). Giống leptospira gồm 2 loài :
- Leptospira biflexa : là loài không gây bệnh, chiếm đa số, sống hoại sinh trong tự nhiên, có ít nhất trên 60 serotyp hay serovar
- Leptospira interrogans : là loài gây bệnh thường ký sinh ở người và động vật, bao gồm 240 serotyp hay serovar được chia nhóm thành 25 serogroup trong đó serovar L. icterohaemorrhagiae quan trọng nhất
Số thứ tự
Serogroup
Số thứ tự
Serogroup
1
Australis
14
Lyme
2
Autumnalis
15
Manhao
3
Ballum
16
Mini
4
Bataviae
17
Panama
5
Canicola
18
Pomona
6
Celledoni
19
Pyrogenes
7
Cynopteri
20
Ranarum
8
Djasiman
21
Sarmin
9
Grippotyphosa
22
Sejroe
10
Hebdomadis
23
Shermani
11
Icterohaemorrhagiae
24
Tarassovi
12
Javanica
25
Chưa được sắp xếp hoặc mới phân lập
13
Louisiana
Các serovar giống nhau về hình thái, một số đặc tính sinh học nhưng khác nhau về cấu trúc kháng nguyên và khả năng gây bệnh trên các loài động vật.
Trên thế giới, có 12 serotyp Leptospira phổ biến gây bệnh cho động vật bao gồm:
L.australis L.grippotyphosa L.poi
L.autumnalis L.hebdomacdis L.pomona
L.bataviae L.icterohemorhagiae L. Saxkocbing
L.canicola L.mitis L.jejroe
Vì thế trong chẩn đoán huyết thanh học, người ta sử dụng đủ 12 serotyp trên.
ở Việt Nam đã xác định có 6 serotyp gây bệnh thường gặp bao gồm.
L.bateriae L.iterohemorrhagiae
L.canicola L.mitis
L.grippotyphosa L.pomona.
Để phòng bệnh cho gia súc, nước ta đã sử dụng 6 chủng trên để chế vacxin.
3.2. Hình thái
Là loại xoắn khuẩn rất nhỏ, mỏng đường kính 0,1 - 0,2mm dài 4 - 20mm, có nhiều vòng xoắn, sát nhau, hai đầu uốn cong tựa móc câu, có khả năng di động mạnh do co rút hoặc xoay vần
Vi khuẩn Gram dương, nhưng rất khó nhuộm bằng phương pháp nhuộm thông thường. Để quan sát xoắn khuẩn cần phải dùng kính hiển vi nền đen hoặc kính hiển vi soi ngược; nếu không ,phải nhuộm thấm bạc (xoắn khuẩn có màu nâu đen) hoặc nhuộm huỳnh quang; ngoài ra có thể nhuộm Giemsa (xoắn khuẩn màu đỏ tím) hoặc Fontana - Tribondeau (xoắn khuẩn màu nâu đen )
Hình 1: Leptospira
Hình 2 : Leptospira nhuộm Morosop
3.3. Nuôi cấy
Xoắn khuẩn là vi khuẩn hiếu khí triệt để, nhiệt độ thích hợp từ 28 - 30°C, pH hơi kiềm từ 7,2 - 7,4
Khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc các môi trường thông thường, nếu không bổ sung 5 - 10% huyết thanh thỏ, xoắn khuẩn không mọc được. Hiện nay có nhiều loại môi trường bổ sung bovine serum albumin (BSA) dùng để nuôi cấy phân lập xoắn khuẩn, ví dụ môi trường thạch bán cố thể (0,1 - 0,2% thạch) có BSA + Tween 80 (môi trường EMJH) hoặc môi trường có BSA + hỗn hợp Tween 80 và Tween 40. Để hạn chế tạp nhiễm, cho thêm vào môi trường các chất như 5-fluorouracil, nalidixic acid, fosfomycin, hoặc hỗn hợp gồm rifamycin, polymyxin, neomycin, 5-fluorouracil, bacitracin, và actidione; tuy nhiên các loại môi trường này có thể gây khó khăn trong việc phân lập xoắn khuẩn nếu số lượng xoắn khuẩn ít hoặc một số chủng xoắn khuẩn không mọc được trong môi trường có nhiều kháng sinh.
Thời gian nuôi cấy tùy thuộc vào thời gian mọc khác nhau của các serovar Leptospira, ví dụ L. pomona và L. grippotyphosa cho kết quả sau 7 - 10 ngày nuôi cấy nhưng các chủng khác như L. hardjo và L. bratislava có thể lâu hơn, lâu nhất sau 26 tuần
3.4. Sức đề kháng
Leptospira rất nhạy cảm với sức nóng: đun 560C chịu được 10 phút; 600C trong 5 phút, đun sôi chết ngay.
Xoắn khuẩn chịu được nhiệt độ lạnh: ở - 300C không chết, trong gan chuột 40C để 26 ngày vẫn giữ được tính gây bệnh.
Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng, Penicillin có tác dụng tốt với xoắn khuẩn.
Iv. Truyền nhiễm học
4.1. Loài mắc bệnh
Rất nhiều loài gia súc, hoang thú, chuột, thỏ và người đều mắc bệnh.
ở gia súc bò, chó mẫn cảm nhất sau đến ngựa, cừu, dê, lợn, mèo. Trong loài dã thú báo rất dễ mắc bệnh. Loài gặm nhấm thường mang trùng.
Người mắc bệnh do 2 chủng L. icterohaemorrhagiae và L. grippotyphosa, bệnh có tính chất nghề nghiệp rõ, liên quan đến dầm nước và đất ẩm, tiếp xúc với gia súc như nghề nông, công nhân chăn nuôi, người làm thú y, lò sát sinh, công nhân nông, lâm trường, địa chất ...
Trong phũng thớ nghiệm : thường dựng chuột lang: Tiờm vào xoang bụng hoặc dưới da. Sau khi tiờm 2-3 ngày chuột sốt, nhiệt độ cú thể lờn cao đến 40,5 – 41,5°C trong 3 ngày. Con vật gầy. Niờm mạc mắt và da cú màu vàng, xuất huyết. Sau 6 – 12 ngày thõn nhiệt hạ, chuột chết. Mổ khỏm: vàng da, niờm mạc, phủ tạng, gan sưng to. Lấy bệnh phẩm (nước xoang bụng, mỏu tim, gan, thận …) kiểm tra sẽ tỡm thấy xoắn khuẩn. Ngoài ra cú thể dựng thỏ, chuột bạch.
4.2. Chất chứa mầm bệnh
Động vật mới phát bệnh trong máu có mầm bệnh, nếu bệnh kéo dài trên 15 ngày thì mầm bệnh chỉ còn trong bể thận, ống dẫn niệu, gan và thai của con cái bị sảy.
Gia súc khỏi bệnh thường mang và thải mầm bệnh một thời gian rất dài, có khi từ 1 - 3 năm.
Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên. Trong tự nhiên có 3 loại ổ chứa Leptospira:
+ ổ chứa thường xuyên: Chủ yếu là loài gặm nhấm. Tất cả các loài chuột, nhất là chuột lớn đều mang và thải xoắn khuẩn qua nước tiểu.
Người ta đã xác định: Chỉ cần từ 2 - 3 chuột hoạt động trên 1 ha đã đủ làm bệnh lưu hành.
+ ổ chứa thiên nhiên: Là các loài hoang thú như cầy, cáo, nhím... chúng cũng mang xoắn khuẩn và bài thải ra môi trường qua nước tiểu.
+ ổ chứa không thường xuyên: Là các loài gia súc bị bệnh và mang trùng. Số này chỉ thải mầm bệnh trong một thời gian chứ không mang và thải suốt đời như các loài vật ở 2 ổ chứa trên.
4.3. Phương thức truyền lây
Gia súc mắc bệnh do ăn, uống những sản phẩm đã đụng chạm với mầm bệnh do chuột thải ra. ở các cơ sở chăn nuôi, chuột thường ăn thức ăn thừa rồi bài mầm bệnh qua nước tiểu vào máng ăn của gia súc.
ở các nguồn nước bị nhiễm nước tiểu chuột nếu gia súc uống hay bơi qua đều bị bệnh.
Các loài côn trùng hút máu có thể truyền bệnh.
Người lây nhiễm do ăn thịt, mổ thịt gia súc bệnh, tiếp xúc với những nơi ô nhiễm xoắn khuẩn như ao tù nước đọng, sình lầy, đều dễ mắc bệnh. Sự lây trực tiếp giữa người và người hầu như không xảy ra.
Xoắn khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc có thể qua da và niêm mạc nguyên lành. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong việc phòng bệnh.
ở nước ta gia súc thường mắc bệnh quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa.
4.4. Cách sinh bệnh
Sau khi qua da và niêm mạc, Leptospira vào máu và lan tràn khắp cơ thể gây những biểu hiện bệnh lý. Vi khuẩn di chuyển xoắn ốc nên có thể lách qua mô liên kết dễ dàng, ngoài ra vi khuẩn còn tiết ra hyaluronlidaza nên có thể xâm nhập bất thường vào các cơ quan như gan, lách thận, tử cung.
Tác động gây bệnh của Leptospira một phần do nội độc tố, một phần do enzym và các chất sinh ra trong quá trình trao đổi chất của nó.
Độc tố tác động làm con vật sốt, phá huỷ hồng cầu và gây rối loạn chức năng của tế bào gan gây vàng da, đái ra huyết sắc tố. Độc tố còn gây tổn thương ở các mao quản gây xuất huyết, thuỷ thũng và hoại tử da và niêm mạc. Xoắn khuẩn còn xâm nhập vào dịch não tuỷ và gây viêm màng não. ở con cái có chửa, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung rồi gây sảy thai.
Cuối thời kỳ, xoắn khuẩn vào thận, khu trú ở niệu quản gây viêm và hoại tử thận, từ thận xoắn khuẩn được bài ra ngoài.
V. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 7 - 12 ngày, có thể thay đổi từ 2 - 20 ngày, bệnh thường thể hiện dưới 3 thể: quá cấp tính, cấp tính và mạn tính.
a. Thể quá cấp tính
Rất ít gặp và thường xảy ra trên con cái có chửa hoặc bê. Bệnh xuất hiện đột ngột, con vật sốt cao, bỏ ăn, nhu động của dạ cỏ và ruột giảm hoặc ngừng hẳn, đi táo, lông dựng, mệt mỏi và thích nằm.
Dấu hiệu đặc trưng là da và niêm mạc vàng thẫm, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, máu. Cuối giai đoạn ure huyết tăng cao, con vật chết sau 3- 7 ngày.
b. Thể cấp tính
Hay gặp ở bê, con vật sốt cao, không ăn, nhu động ruột và dạ cỏ giảm hẳn, rối loạn tiêu hoá, đi ỉa chảy. Da và niêm mạc vàng, con vật thiếu máu, hồng cầu giảm rõ chỉ còn 2 - 3 triệu/ml, hàm lượng Bilirubin trong máu tăng đến 100 mg%, gluco huyết giảm.
Con vật mệt mỏi, không thích vận động, ở mi mắt, môi, hàm dưới ... có hiện tượng phù thũng. Bệnh có thể kéo dài hàng tuần nếu không được điều trị tích cực, tỷ lệ chết đến 70%.
c. Thể mạn tính
Gặp ở trâu bò trưởng thành. Triệu chứng hay gặp là ỉa chảy, nước tiểu vàng xẫm, con vật có thể phù nhẹ. Con cái có thể bị sảy thai.
Đôi khi bệnh chỉ ở thể ẩn tính, triệu chứng không rõ rệt.
* ở người
Bệnh ở người gồm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Thể hiện nhiễm trùng huyết, thường sốt cao 390C - 400C, mệt mỏi, chán ăn, li bì, mê sảng.
Có dấu hiệu đau nhức: nhức đầu, thường ở vùng trán, đau cơ thường rất dữ dội nhất là chi dưới, có khi không đi được.
Kết mạc mắt sưng, phù nề. Da và niêm mạc vàng giống màu lựu chín.
- Giai đoạn 2: Thường có hội chứng màng não, triệu chứng thường phức tạp do tổn thương nhiều cơ quan, biểu hiện gan, thận là nặng nhất, gan sưng to, đau, albumin niệu, thiểu niệu hoặc vô niệu ...
Vi. Bệnh tích
Bệnh tích đặc trưng là hoàng đản:
Da và niêm mạc vàng, nếu bệnh nặng thì toàn thân bị vàng, khi mổ ra thấy mùi hơi khét (bệnh tích này rất đặc trưng ở lợn: mỡ vàng và rất khét). Tổ chức liên kết dưới da vàng, keo nhày và thuỷ thũng, xoang bụng và xoang ngực tích nhiều nước vàng. Máu loãng, gan vàng, nát, sưng, túi mật phần lớn bị teo dịch mật sánh lại như kẹo mạch nha. Thận nhạt màu có thể có điểm hoại tử.
Bàng quang căng, chứa đầy nước tiểu vàng hoặc xẫm màu
Trong trường hợp thiểu niệu thì bàng quang sẹp, niêm mạc xuất huyết điểm.
VIi. Chẩn đoán
Ngoài biện pháp chẩn đoán lâm sàng, giải phẫu bệnh lý và dịch tễ học. Cần áp dụng các biện pháp chẩn đoán sau:
7.1. Chẩn đoán vi khuẩn học
a. Lấy bệnh phẩm
Tuỳ theo thời gian và thể bệnh có thể lấy các bệnh phẩm khác nhau.
- Sốt trong tuần lễ đầu thì lấy máu
- Sốt trên 10 ngày thì lấy nước tiểu
- Nếu súc vật chết thì lấy gan, thận, óc.
b. Tìm xoắn khuẩn qua kính hiển vi
+ Xem tươi:
Lấy máu trộn với xitrat natri 3% rồi chắt huyết tương hoặc lấy nước tiểu để lắng rồi lấy cặn, kiểm tra dưới kính hiển vi có tụ quang nền đen sẽ thấy vi khuẩn chuyển động nhanh, lấp lánh như sao trên nền trời.
Hình 3: Hình 2 : Leptospira – kính hiển vi tụ quang nền đen
+ Xem nhuộm:
Làm tiêu bản nhuộm thấm bạc hoặc nhuộm giemsa thấy xoắn khuẩn bắt màu tím nâu hay đỏ tím.
c. Nuôi cấy phân lập
Dùng bệnh phẩm cấy vào môi trường Terskich hoặc EMJH, quan sát tính chất mọc của xoắn khuẩn. Cần lưu ý xoắn khuẩn mọc chậm sau khi cấy hàng tuần.
d. Tiêm động vật thí nghiệm
Tốt nhất là dùng chuột lang non để gây bệnh.
Tiêm bệnh phẩm vào phúc mạc cho chuột, nếu có xoắn khuẩn thì chuột sốt 400C, vàng da, vàng niêm mạc mắt, lấy máu tim hoặc nước phúc mạc kiểm tra sẽ thấy xoắn khuẩn. Sau 6 - 12 ngày nhiệt độ hạ, con vật sẽ chết.
7.2. Chẩn đoán huyết thanh học
Là phương pháp cơ bản để chẩn đoán bệnh bởi vì dễ làm, nhanh chóng mà còn xác định được chính xác serotyp gây bệnh. Phương pháp cơ bản được sử dụng rộng rãi là:
* Phản ứng vi ngưng kết tan với kháng nguyên sống trên phiến kính (MAT - Microscopic agglutination test)
Khi con vật mắc bệnh, sau 7 - 10 ngày trong máu sẽ xuất hiện kháng thể đặc hiệu chống lại xoắn khuẩn. Do đó, khi trộn huyết thanh của gia súc nghi bệnh với hỗn dịch canh khuẩn Leptospira sống (gồm 12 serotyp khác nhau). Nếu trong huyết thanh có kháng thể thì ở chủng xoắn khuẩn gây bệnh sẽ có hiện tượng ngưng kết: xoắn khuẩn chụm lại như hình sao hay hình mạng nhện, nếu hàm lượng kháng thể trong huyết thanh lớn thì xoắn khuẩn sau khi ngưng kết sẽ tan ra thành từng mảnh nhỏ - phản ứng được gọi là ngưng kết tan. Phản ứng dùng kháng nguyên là các chủng Leptospira sống, thực hiện trên phiến kính; hiện tượng ngưng kết và tan vi khuẩn không nhìn được bằng mắt thường mà phải đọc trên kính hiển vi với tụ quang nền đen, do đó phản ứng có tên là phản ứng vi ngưng kết tan với kháng nguyên sống trên phiến kính.
Người ta dùng 3 phiến kính, mỗi phiến chia làm 4 ô, tất cả được 12 ô dùng cho 12 chủng Leptospira.
Nhỏ lên mỗi ô 1 giọt huyết thanh của gia súc nghi bệnh, rồi lần lượt nhỏ vào mỗi ô một chủng Leptospira khác nhau, trộn đều để 15 - 20 phút ở nhiệt độ phòng thí nghiệm rồi đọc kết quả trên kính hiển vi có tụ quang nền đen.
Phản ứng dương tính khi thấy trong vi trường xuất hiện từ 20 - 30 cụm ngưng kết có hình con nhện, có ít hoặc không có xoắn khuẩn tự do.
Hình 4: Phản ứng vi ngưng kết dương tính
Phản ứng dương tính nghĩa là con vật bị bệnh. Thông thường hiện tượng ngưng kết chỉ xảy ra ở 1 hoặc 2 ô, xảy ra ở ô nào tức là chủng xoắn khuẩn tương ứng ở ô đó gây ra bệnh trên con vật.
Cần pha loãng huyết thanh thêm một vài hiệu giá và làm lại với chủng đã có ngưng kết để xác định chính xác do có hiện tượng huyết thanh ngưng kết chéo.
* Phản ứng ELISA
Phản ứng ELISA cú thể phỏt hiện KT IgG và IgM chống lại cỏc serovar Leptospira khỏc nhau
Cú thể phỏt hiện được KT IgM trong vũng 1 tuần sau khi nhiễm, trước khi khỏng thể ngưng kết xuất hiện
Phỏt hiện IgG sau 2 tuần và kộo dài
Thường dựng để xỏc định KT trong sữa của từng cỏ thể hoặc của bồn sữa, đặc biệt với chủng L. hardjo
VIIi. Phòng bệnh
8.1. Vệ sinh phòng bệnh
a. Khi chưa có dịch
- Chăm sóc chu đáo, đảm bảo khẩu phần đầy đủ và duy trì chế độ vệ sinh đều đặn. Hàng ngày phải dọn vệ sinh sạch sẽ máng ăn vì chuột có thể đến ăn thức ăn rồi bài mầm bệnh ra đó.
- Thực hiện thật tốt chế độ tiêm phòng bằng vacxin.
- Tích cực diệt chuột, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh để hạn chế nơi chuột cư trú.
- Dùng phản ứng huyết thanh học phát hiện sớm những con có bệnh để lập tức loại thải.
b. Khi có bệnh
- Phải chẩn đoán chính xác, khai báo dịch kịp thời.
- Không bán chạy hoặc nhập gia súc khi đang có dịch.
- Những gia súc mắc bệnh nặng nên giết ngay. Những con bị nhẹ hay chung đụng với con ốm phải cách ly và điều trị tích cực.
- Tiêm phòng cho gia súc khỏe ở trong vùng dịch và xung quanh vùng dịch.
- Gia súc chết phải chôn sâu, đúng kỹ thuật, không mổ thịt súc vật bừa bãi.
- Phân rác, chất độn chuồng của gia súc ốm, chết phải tiêu độc kỹ. Chuồng trại phải tẩy uế, sát trùng.
Với người: Cần trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động như quần, áo, ủng, găng tay cho công nhân chăn nuôi, công nhân lò mổ, nhân viên thú y và những người có nguy cơ mắc bệnh trong môi trường làm việc.
8.2. Tiêm phòng vacxin
Hiện nay vacxin dùng cho lợn ở nước ta là vacxin chết có chứa 6 serotyp Leptospira phổ biến gây bệnh ở gia súc.
Khi dùng, tiêm dưới da với liều 5ml cho 1 trâu hoặc bò,thời gian miễn dịch kéo dài 6 tháng nên ở các vùng lưu hành bệnh cần tiêm vacxin cho theo định kỳ 1 năm 2 lần.
ix. Điều trị
Muốn đạt hiệu quả cao, phải tiến hành điều trị sớm. Với những gia súc bị bệnh nặng không nên điều trị mà phải diệt ngay để tránh lây nhiễm.
Những gia súc có tiên lượng tốt có thể dùng phác đồ sau:
- Thuốc kháng sinh: thường dùng là Penicillin G với liều 20000 UI - 25000 UI/kg thể trọng tiêm bắp thịt.
Nên kết hợp với Streptomycin liều 20 mg/kg thể trọng, liệu trình 5 - 6 ngày.
Ngoài ra, một số kháng sinh khác cũng có tác dụng như: Ampicillin, Amoxicillin, Tetraxyclin, Erythromycine, Cephalosporine.
- Kết hợp với các thuốc trợ sức như: cafein, vitamin B1, vitamin C, vitamin K, vitamin B12.
- Hộ lý chăm sóc tốt, cách ly súc vật trong thời gian điều trị.