Bảo dưỡng hệ thống an toàn
Trong các loại máy công cụ nói riêng và các thiết bị cơ khí nói chung, hệ thống an toàn là một trong những bộ phận không thể thiếu, với chức năng phanh ổn định tốc độ của các cơ cấu chuyển động khi làm việc nhằm tăng năng suất trong sản xuất. Hệ thống an tàn còn có ý nghĩa nữa là khi máy đang làm việc với tốc độ cao, nếu có sự cố mất an toàn xẩy ra, nhờ có hệ thống an mà máy ít bị ảnh hưởng.
46 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo dưỡng hệ thống an toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sửa chữa các loại hộp
Sửa chữa chi tiết thanh truyền và càng gạt
Sửa chữa chi tiết dạng đĩa
Sửa chữa chi tiết bạc
Sửa chữa mặt trượt
Lắp và điều chỉnh máy có cấp chính xác thường
Bằng tốt nghiệp trình độ lành nghề + THPT hoặc tương đương
C3
Công nghệ chuyên môn
Thiết kế cơ bản
Các môn chung
Khối Văn hoá bổ trợ
Quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc thấp
Kiểm tra chất lượng công việc
Lắp và điều chỉnh máy có cấp chính xác cao
Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống thuỷ lực - khí nén (M036K)
Tháo rời máy có cấp chính xác cao
Chẩn đoán và xử lý các hư hỏng của máy
Ghi chú:
Theo sơ đồ về mối liên hệ giữa các mô đun, môn học của nghề Nguội sửa chữa máy công cụ đã được thiết lập. Để học Mô đun bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ học viên phải hoàn thành các môn học chung, các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và các mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, nhập môn nguội sửa chữa máy công cụ, chuẩn bị bảo dưỡng và sửa chữa máy, nâng cao hiệu quả lao động, tháo rời máy có cấp chính xác thường.
Những môn học và mô đun trên là điều kiện để học viên bước vào học mô đun: Bảo dưỡng hệ thống an toàn đạt được kết quả học tập toàn diện theo các tiêu chí về: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và được công nhận theo cấp trình độ sơ cấp nghề để tham gia vào quá trình sản xuất khi có nhu cầu hoặc tiếp tục học tập để đạt trình độ cao hơn.
Các hoạt động học tập chính trong mô đun
Hoạt động 1: Học trên lớp
Lĩnh hội những kiến thức cơ bản về:
Nội dung công tác chuẩn bi để bảo dưỡng hệ thống an toàn.
Cấu tạo, chức năng, nguyên ýlý làm việc của một số hệ thống an toàn thường dùng trong máy công cụ.
Vận dụng kiến thức vào quá trình tháo, lắp và bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
Hoạt động 2: Học thực xưởng
Luyện tập kỹ năng lập các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống an toàn của máy điển hình, Trên cơ sở đó vận dụng để lập được các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống an toàn của các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 3: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng chuẩn bị các loại dụng cụ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống an toàn đảm bảo khi thực hiện các công việc tháo, lắp, bảo dưỡng được an toàn và có chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 4: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng tháo hệ thống an toàn, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 5: Học trên lớp
Lĩnh hội kiến thức về:
Cấu tạo, nguyên lý của các thiết bị làm sạch, chất liệu làm sạch thường dùng, vận dụng được kiến thức vào quá trình làm sạch chi tiết sau khi tháo để bảo dưỡng, sửa chữa.
Hoạt động 6: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng làm sạch các chi tiết của hệ thống an toàn của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 7: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống an toàn của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 8: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng lắp các chi tiết của hệ thống an toàn của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình lắp hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 9: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng thử và kiểm tra hệ thống an toàn của máy điển hình sau khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh vào máy, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo hệ thống an toàn các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 10: Thi kết thúc mô đun
Thực hiện các nội dung của bài thi về thực hành và lý thuyết đạt điều kiện công nhận hoàn thành mô đun: Bảo dưỡng hệ thống an toàn
Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun
a.Về kiến thức:
Trả lời được 75% câu hỏi trắc nghiệm khách quan về:
Cấu tạo, nguyên lý và công dụng của hệ thống an toàn.
Nội dung công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn của máy công cụ.
b. Về kỹ năng:
Tháo, làm sạch, kiểm tra được tất cả các chi tiết trong hệ thống an toàn.
Phát hiện, bảo dưỡng và xử ýlý được những thiếu sót, hư hỏng nhỏ của chi tiết cho hệ thống an toàn
Vận hành và kiểm tra được các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống an toàn
Được đánh giá bằng "Quan sát sự thực hiện có bảng kiểm". Học viên đạt yêu cầu khi đạt 75% các tiêu chí của bảng kiểm.
Bài 1
Tên bài: Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng cơ cấu an toàn
Mã bài: Mo 12 N 2L1
Giới thiệu:
Nội dung bài học có tính quyết định đến chất lợng, năng suất cũng như công tác an toàn cho ngời và thiết bị trớc khi thực hiện các công việc bảo dỡng các cơ cấu an toàn của máy công cụ.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày cấu tạo, nguyên ýlý làm việc, công dụng và các đặc tính lắp ghép trong các cơ cấu an toàn.
Lập phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng cơ cấu an toàn phù hợp với điều kiện của phân xưởng.
Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, chất liệu cần cho việc bảo dưỡng theo phiếu đã lập.
Kiểm tra, xem xét và ghi được những mất mát, hư hỏng hoặc tình trạng không bình thường của bộ phận cần bảo dưỡng.
Nội dung chính:
1. Cấu tạo, nguyên ýlý làm việc các cơ cấu an toàn.
2. Lập phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng cơ cấu an toàn.
3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật cho tháo, lắp và bảo dưỡng.
4. Xem xét thực trạng bên ngoài, bên trong của cơ cấu an toàn trước khi bảo dưỡng.
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu an toàn
1. Cơ cấu an toàn kiểu bi chốt vát
a. Cấu tạo
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu an toàn của máy T616
trục vít có gắn nửa ly hợp cố định
nửa ly hợp di động
vít điều chỉnh áp lực của lò xo
viên bi cầu
chốt vát
tay gạt
lò xo
b. Nguyên lý làm việc
Nhờ áp lực của lò xo (7) đẩy viên bi cầu đè lên mặt trên của chốt vát (5), do chốt vát (5) lắp lên thành thân hộp bằng mối ghép chốt làm cho chốt (5) có thể quay được quanh chốt, do đó thanh gạt của chốt (5) gạt nửa ly hợp di động sang trái làm cho các vấu lượn sõng của hai nửa ly hợp khớp vào nhau và truyền động được nối từ trục (I) sang trục (II) và truyền chuyển động lên cho bánh vít Z45. Khi bị quá tải, tức là lực tác dụng ngược trở lại cho bánh vít có xu hướng giữ bánh vít lại, trong khi đó trục (I) vẫn quay, các vấu tỳ lượn sóng sẽ trượt lên nhau đẩy ly hợp di động (2) sang phải và nén lò xo (7), viên bi cũng trượt trên mặt vát phía trên của chốt (5) sau đó chốt ( 5) quya lên phía trên và viên bi cầu tiếp xúc với mặt dưới của chốt (5) làm cho truyền động từ trục (I) sang trục (II) bị ngắt vì các vấu của hai nửa ly hợp lúc này bị tách rời nhau. Muốn nối lại truyền động ta phải dùng tay ấn mạnh lên tay gạt (6) để nén lò xo và đưa chốt (5) trở lại vị trí ban đầu.
Loại ly hợp an toàn này trong máy công cụ thường được lắp ở các cơ cấu chấp hành như: hộp bàn dao của máy tiện, máy phay.v. v.
2. Cơ cấu an toàn kiểu bi mặt đầu:
a. Cấu tạo
Hình 2. Cơ cấu an toàn kiểu bi mặt đầu
nửa ly hợp cố định nối với trục truyền động (I)
nửa ly hợp di động lắp trên phần then hoa của trục (II)
các viên bi lắp trên mặt đầu của hai nửa ly hợp
thanh gạt lắp vào rãnh của nửa ly hợp di động (2) và chốt (5)
chốt trụ
lò xo áp lực
vít điều chỉnh áp lực của lò xo
trục vít
bánh vít
b. Nguyên lý làm việc
Bình thường khi làm việc nhờ áp lực của lò xo (6) đẩy lên thanh gạt (4), thanh gạt (4) có thể quay quanh chốt ( 5) do đó thanh gạt (4) đẩy nửa ly hợp di động lên phía trên làm cho các viên bi trên hai nửa ly hợp cài vào nhau và truyền động từ trục (I) truyền sang cho trục (II). Khi bị quá tải, tức là lực tác dụng ngược trở lại cho bánh vít có xu hơứng giữ bánh vít lại, trong kho đó trục (I) vẫn quay, các viên bi cầu trượt lên nhau và nén lò xo (6) để đẩy nửa ly hợp (2) xuống phía dưới, khi hai viên bi trên nửa ly hợp (1) vượt qua đỉnh của hai viên bi trên nửa ly hợp (2) thì truyền động từ trục (I) sang cho trục (II) bị ngắt hoàn toàn và sau ẵ vòng quay của trục (I) các viên bi lại cài vào nhau để truyền chuyển động bình thường. Đây là kiểu ly hợp tự ngắt và nối truyền động một cách tự động, nó thường được lắp tại các bộ phận của máy mà hiện tượng xẩy ra sự cố không phải xử lý lâu như giảm lực cắt khi khoan hay các bộ phận có công suất nhỏ.
3. Ly hợp an toàn kiểu ma sát
a. Cấu tạo:
Hình 3. Ly hợp ma sát an toàn
trục truyền chủ động
trục truyền bị động
đĩa ma sát có các vẩu khớp với rãnh của trục trên truch (2)
đĩa ma sát có vấu khớp với rãnh của trục (1)
vành điều chỉnh khe hở giữa các tấm đĩa ma sát
b. Nguyên lý làm việc:
Bình thường khi làm việc nhờ vào lực tỳ tiếp xúc giữa các mặt đầu của các đĩa để truyền chuyển động từ trục (1) là trục chủ động sang cho trục ( 2) là trục bị động. Khi bị quá tải ( lực cắt Pc) lớn hơn ( lực truyền động Pt) thì các đĩa trượt lên nhau và như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho trcj và các chi tiết lắp trên trục ( 2).
4. Ly hợp vấu an toàn
Hình 4. Ly hợp ma sát vấu
a. Cấu tạo
Trục truyền động (1)
Trục truyền động (2)
Vành điều chỉnh (3)
Lò xo áp lực (4)
Nửa ly hơpự vấu di động (6)
Bánh răng (7) có vấu (5) trên mặt đầu của may ơ
b. Nguyên lý làm việc
Bình thường khi làm việc, nhờ áp lực của lò xo (4) đẩy cho nửa ly hợp vấu di động tiến về bên phải và khớp với vấu trên may ơ của bánh răng (7) nhờ vậy truyền động được truyền từ trục (1) sang trục (2). Khi bị quá tải, tức là lực tác dụng ngược trở lại có xu hướng giữ bánh răng (7) lại; vì các vấu có mặt vát nên trượt lên nhau và đẩy nửa ly hợp (6) sang trái, đồng thời ép lò xo (4) và truyền động sang trục (2) bị ngắt.
Hoạt động 2: Thực hành
Chuẩn bị cho bảo dưỡng các cơ cấu an toàn
Địa điểm: Xưởng thực hành máy công cụ
Yêu cầu:
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ cho các công việc bảo dưỡng các cơ cấu an toàn trong máy đảm bảo yêu cầu đặt ra và an toàn, hiệu quả.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Tài liệu phát tay về các cơ cấu an toàn cần bảo dưỡng
Tài liệu phát tay về tính năng, thao tác sử dụng các loại dụng cụ
Bản vẽ khai triển các cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng
Vật tư, phụ tùng thay thế
Dụng cụ các loại cần cho công việc bảo dưỡng
Nguồn lực liên quan:
Xưởng sửa chữa
Các cơ cấu an toàn phải bảo dưỡng -
1. Công tác chuẩn bị:
a. Chuẩn bị tài liệu: Theo hướng dẫn của giáo viên
b. Nhiên cứu bản vẽ khai triển của cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng
2. Trình tự thực hiện:
a. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng cơ cấu an toàn
b. Trình duyết và chỉnh sửa phiếu công nghệ
c. Khảo sát cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng
d. Lập bản dự trù vật tư, phụ tùng thay thế
e. Chuẩn bị dụng cụ
g . Bố trí nơi làm việc ngăn nắp và vệ sinh, an toàn khi làm việc
3. Kết thúc công việc chuẩn bị:
a. Trao đổi nhóm nhỏ về các phiếu công nghệ và đưa ra giải pháp thực hiện
b. Kiểm tra lại lần cuối vị trí làm việc và các phương tiện, dụng cụ
Câu hỏi và bài tập bổ trợ
1. Trình bày chức năng của các cơ cấu an toàn dùng trong máy công cụ.
2. Viết các yêu cầu cần chú ý khi bảo dưỡng các cơ cấu an toàn.
Bài 2
Tên bài: Tháo cơ cấu an toàn
Mã bài: Mo 12 N 2L2
Giới thiệu:
Bài học nhằm cung cấp những hiểu biết về đặc điểm lắp ghép của các mối ghép trong cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng, luyện tập kỹ năng tháo cơ cấu an toàn ra khỏi máy và tháo rời được các chi tiết trong cơ cấu an toàn theo phiếu công nghệ đã lập, đảm bảo an toàn. Trên cơ sở đó học viên sẽ tự chủ được công việc tháo các cơ cấu an toàn trong các máy công cụ sau này.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Tháo được mối ghép liên kết của cơ cấu an toàn với máy và các bộ phận khác đúng theo chỉ dẫn trong quy trình đã lập
Tháo rời được các chi tiết của cơ cấu an toàn theo phiếu công nghệ
Lập bảng kê khai số lượng và mã hiệu chi tiết sau khi tháo để tránh nhầm lẫn
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Vị trí và đặc điểm lắp ghép của các cơ cấu an toàn trong máy
I. Vị tí lắp của cơ cấu an toàn trong máy.
Như ta đã tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số cơ cấu an toàn, chúng thường được lắp ở các bộ phận trong khâu chấp hành như: Hộp bàn dao của máy tiện, máy phay, hộp trục chính máy tiện hay hộp chạy dao máy khoan .v.v.
6
7
5
2
8
1
4
Hình 5. Cơ cấu an toàn của bàn chạy dao
II. Đặc điểm lắp ghép của các chi tiết trong các mối ghép của cơ cấu an toàn
1. Ly hợp an toàn kiểu bi chốt vát
Chốt (5) lắp lỏng với chốt trụ, thanh gạt của chốt (5) cũng lắp lỏng trong rãnh của nửa ly hợp di động số (2).
Vít điều chỉnh 3 có ren bước nhỏ lắp với ren trong lỗ của thành hộp.
Nửa ly hợp di động số (2) lắp lỏng trên trục (I) và truyền chuyển động quay từ trục sang nửa ly hợp này bằng miío ghép then bằng.
Trục vít (1) được lắp lồng không trên trục (I).
Bánh vít Z45 được lắp chặt trên trục có tâm vuông góc với tâm trục vít (1).
2. Ly hợp an toàn kiểu bi mặt đầu
Nửa ly hợp cố định (1) lắp với trục truyền (I) bằng mối ghép then bằng.
Nửa ly hợp di động (2) lắp với trục truyền động (II) bằng mối ghép then hoa.
các viên bi (3) lắp lên mặt đầu của hai nửa ly hợp bằng mối ghép chặt, một nửa chìm trong mặt đàu của ly hợp.
Thanh gạt (4) lắp lỏng với rãnh trên nửa ly hợp di động và lắp lỏng viứo chốt(5).
Vít (7) có ren bước nhỏ lắp vòa lỗ trên thành hộp.
3. Ly hợp an toàn kiểu đĩa ma sát
Các đĩa (3) và (4) lắp với rãnh trên trục ( 1) và (2) là mối ghép lỏng.
Vành điều chỉnh (5) lắp ghép với lõi của trục (2) là mối ghép ren.
Ngoài ra trong kiểu ly hợp này còn có mối ghép then bằng hay then hoa.
4. Ly hợp vấu an toàn
Vành điều chỉnh (3) lắp với trục (1) bằng mối ghép ren bước nhỏ.
Nửa ly hợp di động (6) lắp then hoa với trục (1).
Lò xo (4) lắp lỏng trên đường kính ngoài của nửa ly hợp di động (6).
Bánh răng (7) có vấu ở đầu may ơ lắp trên trục (2) bằng môie ghép then hoa và cố định vị trí bằng vòng chặn (8) lắp chốt với trục (2).
Câu hỏi bổ trợ
1. Hãy so sánh cấu tạo của bộ ly hợp đĩa ma sát với bộ ly hợp bi chốt vát, loại nào gia công phức tạp hơn, khi làm viêvj loại nào an toàn hơn ?
2. Nếu tại cơ cấu chấp hành không lắp các cơ cấu an toàn thì điều gì sẽ xẩy ra ?
Hoạt động 2: Thực hành
Tháo các cơ cấu an toàn
Địa điểm: Xưởng thực hành sửa chữa máy công cụ
Yêu cầu:
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc tháo các cơ cấu an toàn để bảo dưỡng đúng theo phiếu công nghệ đã lập, đảm bảo an toàn, sử dụng dụng cụ hợ lý.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Tài liệu phát tay về các cơ cấu an toàn cần tháo.
Tài liệu phát tay về tính năng, thao tác sử dụng các loại dụng cụ.
Bản vẽ khai triển các cơ cấu an toàn cần tháo.
Dụng cụ các loại cần cho công việc bảo dưỡng.
Nguồn lực liên quan:
Xưởng sửa chữa.
Máy có cơ cấu an toàn cần tháo.
1. Công tác chuẩn bị:
Chuẩn bị tài liệu: Theo hướng dẫn của giáo viên.
Nghiên cứu bản vẽ khai triển của cơ cấu an toàn sẽ tháo.
2. Trình tự thực hiện:
Tháo cơ cấu an toàn ra khỏi máy.
Tháo các nắp đậy của bộ phận máy có cơ cấu an toàn.
Tháo mối ghép liên kết cơ cấu an toàn với các bộ phận trong máy.
Di chuyển cơ cấu an toàn đến vị trí bải dưỡng.
Kiểm tra xem xét toàn bộ cơ cấu an toàn sau khi đã tháo ra khỏi máy.
Khi kiểm tra nếu thấy có gì thiếu sót phải ghi lại.
Tháo rời toàn bộ các chi tiết của cơ cấu an toàn.
Lập bảng kê chi tiết của cơ cấu an toàn đã tháo.
3. Kết thúc công việc tháo:
Rà soát lại bảng kê chi tiết xem có còn sai sót gì không?
Trình duyệt và chỉnh sửa phiếu công nghệ.
Khảo sát cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng.
Lập bản dự trù vật tư, phụ tùng thay thế.
Chuẩn bị dụng cụ.
Bố trí nơi làm việc ngăn nắp và vệ sinh, an toàn khi làm việc.
3. Kết thúc công việc chuẩn bị:
Trao đổi nhóm nhỏ về các phiếu công nghệ và đưa ra giải pháp thực hiện ?
Kiểm tra lại lần cuối vị trí làm việc và các phương tiện, dụng cụ ?
Bài 3
Tên bài : Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo
Mã bài: Mo 12N2L3
Giới thiệu :
Bài học có nội dung cung cấp một số kiến thức cơ bản về dụng cụ, thiết bị và các chất liệu làm sạch chi tiết của cơ cấu an toàn sau khi tháo ra khỏi máy.
Luyện tập kỹ năng làm sạch chi tiết tại xưởng thựch hành, trên cơ sở đó vận dụng cho thực tiễn sau này trong nghề nghiệp khi cần làm sạch chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày cấu tạo, nguyên ýlý và phương pháp sử dụng thiết bị, dụng cụ làm sạch chi tiết của các bộ phận đã tháo.
Làm sạch được các chi tiết hết bụi bẩn, mạt rỉ, dầu mỡ bằng các chất liệi và thiết bị, dụng cụ rửa đã được trang bị trong xưởng.
Kiểm tra xác định được các sai sót, khuyết tật hoặc hư hỏng của chi tiết trước khi bảo dưỡng.
Sắp xếp các chi tiết sau khi đã làm sạch và thổi khô chi tiết.
Nội dung chính:
Cấu tạo, nguyên ýlý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị, chất liệu làm sạch.
Chất liệu làm sạch và phương pháp tẩy rửa chi tiết.
Thổi khô chi tiết bằng khí nén.
Kiểm tra chất lượng chi tiết sau khi làm sạch.
Bố trí sắp xếp chi tiết tại vị trí bảo dưỡng.
Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi làm sạch và kiểm tra.
Hoạt động 1: Học ýlý thuyết
Cấu tạo, nguyên ýlý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị, chất liệu làm sạch
1. Cấu tạo, nguyên ýlý làm việc của thiết bị làm sạch thường dùng
a. Thiết bị làm sạch
Trong một số trường hợp, do máy, thiết bị để lâu ngày, các chi tiết bị tạo thành màng ô xúyt sắt bao bọc bên ngoài đo đó ta phải làm sạch màng ô xít sắt đó.
Thiết bị và dụng cụ làm sạch thường dùng cho người thợ sửa chữa máy là:
- Máy cầm tay chạy bằng khí nén:
(a) (b)
(c) (d)
(e) (f)
(i) (g)
Hình 6. Các loại máy nén cầm tay
Máy nén cầm tay đứng để đánh rỉ, mài
Đá dung cho máy nén cầm tay dùng
Máy nén cầm tay dùng gia công các lỗ có kích thức nhỏ
Nỉ dùng để đánh bóng dùng cho máy nén cầm tay
Máy nén cầm tay ngang để đánh rỉ, mài
Cách sử dụng máy nén cầm tay để đánh bóng
Máy nén cầm tay dùng nằm để đánh bóng mặt cong
Máy nén cầm tay dùng nằm để đánh bóng mặt phẳng
Có cấu tạo bên ngoài như máy khoan cầm tay; phía trong có động cơ khí nén. Nguồn khí nén lấy từ hệ thống khí nén của nhà máy (nếu có) hoặc từ bình nén khí lư động. Dụng cụ làm sạch là bánh chải có các sợi kim loại có đường kính từ 0,5 đến 0,7mm. Bánh chải được lắp vào đầu trục của máy nhờ bầu cặp; chi tiết cần làm sạch được gá lên hai mũi tâm của thiết bị gá chuyên dùng tại xưởng hoặc trên êtô của bàn nguội . Khi mở máy chạy đủ tốc độ quy định ta tỳ nhẹ lực và di chuyển cho bánh chải qua lại trên vùng có màng ô xúyt sắt bao bọc trên chi tiết .
b. Rửa chi tiết:
Ta có thể rửa chi tiết theo hai phương án sau:
- Rửa bằng tay:
Đổ dầu rửa vào khay đựng sao cho đủ ngập đủ chi tiết, sau đó cho chi tiết vào khay đã có chứa dầu và ngâm trong khỏng 10 đến 15 phút. Thì lấy chi tiết ra đặt và khay có nắp sàn đột lỗ để dầu trên chi tiết chảy xuống hết khay phía dưới.
Hình 7.
Khay rửa
Hình 8.
Khay chứa dầu sau khi ngâm chi tiết
Sau từ 3 đến 5 phút chờ cho dầu trên chi tiết đã chảy hết, lau chi tiết bằng dẻ sạch hoặc thổi khô bằng khí nén.
- Rửa chi tiết bằng máy rửa chuyên dùng
Để tiết kiệm chất liệu dùng rửa chi tiết và đảm bảo vệ sinh, trong quá trình sửa chữa ta thường dùng thiết bị rửa chi tiết đơn giản sau:
3
3
3
4
7
1
Hình 9. Thùng rửa chi tiết bằng máy chuyên dùng
Các chi tiết cần rửa (CT) được đặt trên mặt bàn có đột lỗ của thùng rửa (1). Thùng rửa (1) có chứa chất liệu làm sạch (đầu madút), thùng rửa (1) có các lỗ thông với khoang chứa (3), xung quanh thùng rửa có ắp các ống dẫn (5) có các vòi phun (6). Khi bơm (4) làm việc sẽ hút dầu từ khoang chứa (3) đẩy vào ống dẫn (5) ta mở van (7) dầu sẽ phun theo vòi (6) ai vào các chi tiết để làm sạch (áp lực phun khoảng 0,3¸0,5at).
b. Chất liệu dùng để tẩy rửa chi tiết
Ta có thể sử dụng bảng dưới đây để chọn chất liệu khi rửa chi tiết của cơ cấu điều khiển cho phù hợp với vật liệu chế tạo của chi tiết.
Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy dầu hóa học.
Kim loại tẩy
dầu mỡ
Thành phần dung dịch (g/l )
Nhiệt
độ oc
Thời gian
Na OH
Na2CO3
Na3PO4.
12H2O
Na2SiO3
Kim loại đen
Đồng và hợp kim đồng
Nhôm kẽm chì
20 - 60
10 - 15
20 - 30
50 - 60
20 - 25
10 - 20
50 - 60
20 - 25
5 - 10
3 - 5
5 -10
80 - 90
80 - 90
20 - 40
20 - 40
2. Chuẩn bị phương tiện, chất liệu làm sạch chi tiết
a. Kiểm tra các loại dụng cụ, phương tiện sẽ dùng làm sạch các chi tiết của cơ cấu an toàn.
b. Bố trí nơi làm việc để làm sạch chi tiết.
Hoạt động 2: Thực hành
Làm sạch chi tiết
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Làm sạch các màng ô xít sắt có trên bề mặt của các chi tiết của cơ cấu an toàn bằng bánh chải và máy mài cầm tay chạy bằng khí nén .
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Máy cầm tay chạy bằng khí nén, bình khí nén.
Bánh chải.
Bàn nguội, êtô.
Nguồn lực liên quan:
Bản chỉ dẫn sử dụng máy cầm tay chạy bằng khí nén.
Tài liệu phát tay về an toàn khi làmm sạch chi tiết bằng bánh chải kim loại.
1. Điều kiện an toàn:
Chi tiết cần làm sạch phải gá lắp chắc chắn lên thiết bị gá kẹp.
Khi làm sạch phải đeo khẩu trang, găng tay.
Vị trí làm sạch phải bố trí ở cuối hướng gió để không ảnh hưởng đến người khác.
2. Công tác chuẩn bị:
a. Gá lắp chi tiết lên êtô.
b. Lắp ống nối dẫn khí nén của máy vào bình khí nén.
c. Gá lắp bánh chải vào máy.
d. chạy thử máy làm sạch.
3 Trình tự làm sạch:
a. Làm sạch màng ô xít sắt trên các chi tiết trong cơ cấuân toàn của hộp chạy dao.
b. Làm sạch màng ô xít sắt trên các chi tiết trong cơ cấu an toàn của hộp tốc độ.
Các chi tiết sau khi đã được làm sạch hết các màng ô xúyt sắt phải được bố trí theo cơ cấu và đúng vị trí quy định để thuận lợi cho công việc tẩy rửa dầu mỡ.
Hoạt động 3: Thực hành
Rửa các chi tiết của các cơ cấu an toàn
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Chọn đúng loại chất liệu dùng rửa sạch dầu, mỡ bám trên các chi tiết của các cơ cấu an toàn bằng thùng rửa thông dụng đảm bảo yêu các chi tiết không còn dầu, mỡ bám trên bề mặt.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Thùng rửa.
Chất liệu rửa dầu mỡ.
Nguồn lực liên quan:
Bản chỉ dẫn sử dụng thùng rửa.
Tài liệu phát tay về vật liệu chế tạo các chi tiết.
1. Điều kiện an toàn:
a. Khi rửa chi tiết phải deo găng tay cao su; khẩu trang.
b. Nắp thùng phải kiểm tra đảm bảo kín khít để không có sự văng té dầu ra ngoài.
c. Sau mỗi lần rửa , tắt bơm và để khoảng 5 phút để dầu trên chi tiết và thành thùng ngưng đọng hết về khoang chứa mới lấy chi tiết ra .
Công tác chuẩn bị:
Kiểm tra thùng rửa : Nắp thùng phải đảm bảo kín khít; các van xả ở vị trí không làm việc.
Kiểm tra bơm và công tắc điện: Bơm làm việc đúng chiều quay, không có tiếng ồn.
Đổ chất liệu đã chọn vào ngăn chứa: Đảm bảo lượng chất lỏng làm sạch chiếm 2/3 thể tích ngăn chứa.
Trình tự thực hiện:
a. Rửa các chi tiết của cơ cơ cấu an toàn trong hộp tốc độ
Sắp xếp các chi tiết vào dàn rửa của thùng: khoảng cách giyữa các chi tiết là 30mm.
Đậy nắp thùng: Cài mấu giữ nắp thùng vào thân thùng.
Mở bơm: Đóng công tắc động cơ điện cho bơm làm việc đạt vòng quay ổn định.
Mở van xả: Thứ tự mở các van phía trước, tiếp tục mở van phía sau và van phía trên của nắp thùng; mỗi van mở trongkhoảng 30 - 40 giây rồi đóng lại mới mở van tiếp theo.
Xoay chi tiết ở vị trí rửa thứ hai: Sau khi phun rửa lần thứ nhất ta tắt động cơ điện để ngừng hoạt động của bơm trong vòng 5 phút, sau đó mở nắp thùng và xoay chi tiết đi một góc 1800 để rửa lần thứ hai.
Lấy chi tiết ra: Các chi tiết rửa xong được lấy ra để̉ vào nơi qui định.
b. các chi tiết của cơ cấu an toàn trong hộp chạy dao
Trình tự thực hiện các bước giống như khi rửa các chi tiết của cơ cấu điều khiểnhộp tốc độ.
c. kết thúc công việc rửa:
Sau khi rửa xong phải kiểm tra xem còn có những chi tiết nào chưa sạch vì màng dầu, mỡ bám quá chắc ta dùng mũi cạo để tẩy và rửa lại bằng tay.
Hoạt động 4: Thực hành
Thổi khô chi tiết
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Thổi khô các chi tiết của hệ thống điều khiển bằng khí nén đạt yêu cầu không còn chất liệu làm sạch bám trên chi tiết.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Máy cầm tay chạy bằng khí nén, bình khí nén.
Bàn sửa chữa.
Khay để chi tiết.
Nguồn lực liên quan:
Bảng chỉ dẫn sử dụng máy nén khí.
Tranh an toàn khi thổi khô chi tết bằng khí nén.
1. Điều kiện an toàn:
a. Vị trí thổi khô chi tiết bằng khí nén phải đúng nơi quy định; không được hướng thổi về phía có người.
b. Căn cứ vào độ lớn của chi tiết để bố trí cách thổi cho phù hợp; không làm cho chi tiết va đập vào nhau trong khi thổi.
c. Kết thúc việc thổi phải đóng van xả mới di chuyển hướng thổi (không được cầm vòi khí nén quay quanh trong không gian làm việc).
2. Công tác chuẩn bị:
a. Kiểm tra nơi thổi bằng khí nén: Phải đảm bảo khô ráo, không có người làm việc phía trước hướng thổi.
b. Kiểm tra máy và bình khí nén: Dây dẫn từ bình đến vị trí thổi phải đủ, áp suất trog bình nén khí phải đủ áp quy định.
3. Trình tự thực hiện
a. Thổi khô các chi tiết của cơ cấu an toàn trong hộp tốc độ.
Sắp xếp các chi tiết vào vị trí để thổi khí nén.
Điều chỉnh áp suất cần để thổi khô các chi tiết.
Thổi kho các chi tiết.
Tắt máy thổi khí nén.
Lấy các chi tiết ra khỏi vị trí thổi và để vào nơi quy định.
b. Thổi khô các chi tiết của cơ cấu an toàn trong hộp chạy dao
Trình tự thực hiện như khi thổi khô các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp tốc độ.
c. Kết thúc công việc thổi khô chi tiết: Các chi tiết sau khi đã được thổi khô phải kiểm tra lần cuối sao cho trên bề mặt không còn bụi bẩn, ẩm ướt; Nếu có phải dùng dẻ khô lau sạch và chuyển đến vị trí để kiểm tra.
Hoạt động 5: Thực hành
Kiểm tra chất lượng chi tiết
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Kiểm tra các chi tiết của các cơ cấu an toàn, xác định mức độ sai hỏng và phân loại ra các dạng: Những chi tiết dùng lại, những chi tiết phải thay thế, những chi tiết cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ .
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Bàn sửa chữa.
Khay đựng chi tiết.
Thước cặp 1/20, Panme.
Giẻ lau.
Dầu công nghiệp.
Nguồn lực liên quan:
- Tài liệu phát tay về các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết.
- Giấy bút ghi chép các thông số kiểm tra.
1. Điều kiện an toàn:
a. Các dụng cụ đo trước khi đo kiểm phải dùng dẻ lau sạch bề mặt tiếp xúc với chi tiết.
b) Trong quá trình đo không được làm rơi hay va chạm mạnh vào dụng cụ đo.
2. Công tác chuẩn bị :
a. Chuẩn bị dụng cụ đo: Nhận đủ các loại dụng cụ đo cần thiết để kiểm tra chi tiết
b. Chuẩn bị giấy bút ghi chép kết quả đo.
c. Đọc và ghi nhớ các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết cần kiểm tra: Sai lệch kích thước, độ không song song, độ không vuông góc cho phép.v.v.
3. Trình tự thực hiện:
a. Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu an toàn trong hộp tốc độ.
b. Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu an toàn trong hộp chạy dao.
c. So sánh các kết quả kiểm tra với chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết.
c. Phân loại chi tiết: Những chi tiết dùng lại, những chi tiết phải thay thế, những chi tiết cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.
4. Kết thúc công việc kiểm tra:
Sau khi kiểm tra và phân loại xong phải sắp xếp các chi tiết vào các khay đựng quy định để thuận tiện cho các công việc bảo dưỡng và sửa chữa tiếp theo.
Bài tập bổ trợ : Làm sạch các chi tiết của cơ cấu an toàn kiểu đĩa ma sát
Thời gian thực hiện : 2 giờ
Yêu cầu:
Làm sạch các màng ô xýt sắt; dầu mỡ có trên các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp chạy dao máy phay P82.
Củng cố kỹ năng sử dụng thiết bị rửa và thổi khô chi tiết.
Bài 4
Tên bài: Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế
Mã bài: Mo 12 N 2L4
Giới thiệu:
Bài học có nội dung cung cấp một số kiến thức cơ bản về các phương pháp công nghệ áp dụng khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ chi tiết, luyện tập các kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ cho các chi tiết của các cơ cấu an toàn trong các máy công cụ, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn bảo dưỡng và sửa chữa sau này đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng :
Lựa chọn được phương án công nghệ để sửa chữa nhỏ chi tiết phù hợp với điều kiện tại phân xưởng .
Bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của chi tiết bằng các dụng cụ thông dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Kiểm tra các chi tiết thay thế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi bảo dưỡng và sửa chữa.
Nội dung chính:
1. Các phương pháp công nghệ áp dụng cho bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết
2. Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống điều khiển.
3. Lựa chọn chi tiết thay thế đảm bảo điều kiện làm việc.
4. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu an toàn.
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Các phương pháp công nghệ áp dụng cho bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết
I. Các phương pháp gia công cơ khí
1. Phương pháp công nghệ tiện
a. Khả năng của của phương pháp gia công cơ bằng tiện :
Tiện các mặt trụ trong và ngoài.
Tiện mặt côn trong, côn ngoài.
Tiện ren trong, ren ngoài.
Tiện xén mặt đầu, cắt đứt.
Tiện các mặt định hình.
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi tiện
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số
Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Tiện bước tiến dọc
Tiện phá
15 ¸ 14
-
25 ¸ 100
Ñ2
Tiện nửa tinh
12 ¸ 14
-
6,3 ¸ 12,5
Ñ3
Tiện tinh
7 ¸ 9
6
16 ¸ 3,2
Ñ6
Tiện mỏng
6
5
0,4 ¸ 0,8
Ñ7
Tiện bước tiến ngang
Tiện phá
16 ¸ 17
-
25 ¸ 100
Ñ2
Tiện nửa tinh
14 ¸ 15
-
6,3 ¸ 12,5
Ñ3
Tiện tinh
13 ¸ 14
8 ¸ 9
3,2
Ñ5
Tiện mỏng
8 ¸ 11
7
0,8 ¸ 1,6
Ñ6
2. Phương pháp công nghệ phay
a. Khả năng của phương pháp công nghệ phay
Phay mặt phẳng.
Phay rãnh.
Phay mặt đầu.
Phay ren.
Phay răng.
Phay các mặt định hình.
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi phay
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Phay bằng dao phay trụ
Phay thô
12 ¸14
-
25 ¸ 50
Ñ3 ¸ Ñ4
Phay tinh
11
-
3,3 ¸ 6,3
Phay mỏng
8 ¸ 9
6 ¸ 7
1,6
Ñ6
Phay bằng dao phay mặt mút
Phay thô
12 ¸ 14
-
25 ¸ 50
Ñ3 ¸ Ñ4
Phay tinh
11
-
3,3 ¸ 6,3
Phay mỏng
14 ¸ 15
-
1,6
Ñ6
3. Phương pháp công nghệ bào
a. Khả năng công nghệ của bào
Bào mặt phẳng.
Bào cắt đứt.
B ào rãnh.
Bào các mặt định hình.
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi bào
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số
Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Bào
Bào thô
12 ¸ 14
-
12,5 ¸ 25
Ñ2 ¸ Ñ4
Bào tinh
11 ¸ 13
-
3,2 ¸ 6,3
Bào mỏng
8 ¸ 10
7
0,8 ¸ 1,6
Ñ6
4. Phương pháp công nghệ khoan
a. Khả năng công nghệ của khoan
Khoan được các lỗ có đường kính từ 0,1mm ¸ 80mm.
Khoan các lỗ trụ và lỗ côn.
Khoan các lỗ đặc, khoan mở rộng lỗ.
Khoan các lỗ suốt và không suốt.
Khoan các lỗ giao nhau và có vị trí bất kỳ trên chi tiết.
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi khoan
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số
Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Khoan
Khoan các lỗ £15mm
12 ¸ 14
10 ¸ 11
6,3 ¸ 12,5
Ñ3
Khoan các lỗ ³ 15mm
12 ¸ 14
10 ¸ 11
12,5 ¸ 25
Ñ4
5. Phương pháp công nghệ doa
a. Doa chỉ thực hiện được trên các lỗ có sẵn sau khi khoan hoặc tiện nhằm nâng cao độ chính xác và độ nhẵn bề mặt.
Doa các lỗ trụ.
Doa các lỗ côn.
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi doa
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số
Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Doa
Doa nửa tinh
9 ¸ 10
8
6,3 ¸ 12,5
Ñ4
Doa tinh
7 ¸ 8
16 ¸ 3,2
Ñ5
Doa mỏng
7
6
0,4 ¸ 0,8
Ñ6
6. Phương pháp công nghệ mài
a. Khả năng công nghệ của mài
Mài mặt phẳng.
Mài các mặt trụ, mặt côn trong và ngoài.
Mài các mặt rãnh.
Mài các mặt định hình.
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi mài
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số
Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Mài tròn
Nửa tinh
8 ¸ 11
-
3,2 ¸ 6,3
Ñ4
Tinh
6 ¸ 8
0,8 ¸ 1,6
Ñ5
Mỏng
5
10,2 ¸ 0,4
Ñ9
Mài rà
Tinh
6 ¸ 7
-
0,4 ¸ 3,2
Ñ8
Mỏng
5
0,1 - 1,6
Ñ12
7. Phương pháp công nghệ dũa nguội
Khả năng công nghệ của dũa.
Dũa các mặt phẳng.
Dũa các mặt cong trong, cong ngoài.
Dũa rãnh.
Dũa các mặt định hình.
b, Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi dũa nguội
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số
Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Dũa nguội
8 ¸11
6 ¸ 7
1,6 ¸ 2,5
Ñ6
8. Phương pháp công nghệ cạo
a. Khả năng công nghệ của cạo
Cạo mặt phẳng.
Cạo mặt cong.
b. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt đạt được khi cạo
Phương pháp gia công
Cấp chính xác
Giá trị thông số
Ra (mm )
Quy đổi raÑ (tiêu chuẩn cũ)
Kinh tế
Đạt được
Cạo
Cạo thô
11
8 ¸ 9
1,6 ¸ 6,3
Ñ7
Cạo tinh
8 ¸ 9
6 ¸ 7
0,1 ¸ 0,8
Ñ8
II. Các phương pháp sửa chữa nhỏ chi tiết
1. Phương pháp hàn
a) Khả năng công nghệ của hàn trong phục hồi sửa chữa chi tiết
Có thể bù đắp lại kích thước của bề mặt chi tiết khi bị hao mòn lớn.
Hàn đắp các vết nứt, thủng trên chi tiết.
Hàn nối chi tiết bị gãy.
b) Phạm vi áp dụng
Chỉ thực hiện với nhũng chi tiết có yêu cầu độ bền không cao và sau khi hàn không cần nhiệt luyện.
Sau khi hàn sửa phải qua các nguyên công gia công cơ khí mới đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác và độ nhẵn bề mặt.
2. Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết
a) Khả năng công nghệ của phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết
Có thể bù các kích thước bị hao mòn của chi tiết.
Thay thế phần tử kích thước bị hư hỏng.
Trợ lực cho các vết nứt, gãy sau khi hàn.
b. Phạm vi áp dụng
Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết chỉ áp dụng cho những trường hợp không chịu tải lớn, độ chính xác và độ nhẵn không yêu cầu cao.
Sau khi đã phụ thêm tùng phần kích thước ta phải kết hợp với các phương pháp bào, phay hoặc tiện.v.v. mới đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết.
III. Các câu hỏi
1. Nghiên cứu đặc điểm công nghệ về một số phương pháp gia công cơ khí nhằm mục đích gì trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết của hệ thống điều khiển ?
2.Tại sao sau khi hàn và phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết ta phải chon một phương pháp gia công cơ khí mới hoàn thiện việc sửa chữa chi tiết ?
Hoạt động 2: Thực hành
Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của các cơ cấu an toàn
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu:
Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của các cơ cấu an toàn trong các máy công cụ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, trên cơ sở đó vận dụng được kiến thức, kỹ năng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trong thực tiễn sản xuất sau này.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Thép các loại theo yêu cầu.
Dũa nguội.
Thước cặp 1/20.
Dây thép quấn lò xo.
bột mài, giấy nhám.
Máy khoan, máy mài hai đá, máy hàn hồ quang điện.
Bàn sửa chữa.
Nguồn lực liên quan:
Bản trong về công nghệ sửa chữa nhỏ các bề mặt của chi tiết trong các cơ cấu an toàn khi bị mòn.
Tài liệu phát tay về cách uốn lò xo bằng dụng cụ cầm tay.
Máy chiếu, màn chiếu.
1. Điều kiện an toàn:
a. Nơi bảo dưỡng, sửa chữa phải khô ráo, đủ ánh sáng.
b. Khi hàn phải mang trang phục bảo hộ đúng quy định.
2. Công tác chuẩn bị:
a. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho sửa chữa và bảo dưỡng: Chỉ dưa ra những dụng cụ, vật tư cho công việc sẽ làm.
b. Kiểm tra các dụng cụ ,thiết bị: Tất cả dụng cụ thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
c. Nghiên cứu phiếu hướng dẫn công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng.
3. Trình tự thực hiện
a. Bảo dưỡng các chi tiết của cơ cấu an toàn hộp tốc độ
Tẩy các vết xước trên bề mặt của chi tiết: Dùng dao cạo mặt phẳng cạo sạch tất cả vết xước trên các bề mặt lắp ghép của các chi tiết trong các cơ cấu an toàn của máy.
Làm sạch các mặt lắp ghép cơ cấu an toàn trên hộp tốc độ.
Làm sạch các lỗ, rãnh, máng dẫn chất liệu bôi trơn: Căn cứ vào các kiểu bôi trơn cụ thể cho mỗi cơ cấu an toàn để thực hiện làm sạch, đảm bảo các chi tiết được bôi trơn đầy đủ trong quá trình làm việc.
b. Sửa chữa mặt làm việc của các đĩa ma sát, chốt và mặt đầu của ly hợp:
Hai bề mặt bên của các đĩa bị mòn và có vết xước sâu, để phục hồi lại kích thước ban đầu ta thực hiện phương pháp công nghệ mài.
Dũa hai mặt bên của chốt vát.
Hai mặt đầu của hai nửa ly hợp bi mặt đầu bị mòn ta hàn đắp sau đó gia công cơ.
c. Thay thế các lò xo áp lực trong các cơ cấu an toàn
Xác định kích thước của lò xo: Đường kính trong; đường kính ngoài; chiều dài và số vòng lò xo.
Gia công tay quay và lõi quấn lò xo.
Gia công cữ bước lò xo.
Quấn lò xo:
+ Lồng dây vào lỗ trên đầu lõi.
+ Kẹp hai tấm gỗ cứng và dây thép quấn lò xo lên êtô.
+ Đóng cữ bước lò xo.
+ Quay tay quay để tạo ra các vòng lò xo.
+ Tháo hai tấm gỗ và dây , tay quay cùng các vòng lò xo đã quấn ra khỏi êtô.
+ Chặt dây lò xo thừa.
d. Nhiệt luyện lò xo:
Nung lò xo đã quấn trên ngọn lửa rèn ở nhiệt độ khoảng 8000C sau đó làm nguội trong dầu CN30 và ram trên ngọn lửa rèn ở nhiệt độ 3000C trong vòng 1 phút.
4. Kết thúc công việc bảo dưỡng các chi tiết của các cơ cấu an toàn
Sau khi đã thực hiện các công việc bảo dưỡng trên, các chi tiết phải kiểm tra lại lần cuối theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu còn thiếu sót phải xử ýlý ngay để đảm bảo cho công việc lắp được nhanh và tin cậy.
Bài tập bổ trợ:
Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các cơ cấu an toàn hộp chạy dao các máy có trong xưởng
Thời gian thực hiện : 5 giờ
Yêu cầu:
Thực hiện các nội dung bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các chi tiết tong cơ cấu an toàn hộp chạy dao đạt yêu cầu kỹ thuật.
Bài 5
Tên bài: Lắp các cơ cấu an toàn
Mã bài: Mo 12 N 5L5
Giới thiệu:
Bài học có nội dung luyện tập kỹ năng lắp các loại cơ cấu an toàn đã bảo dưỡng vào máy, biết kiểm tra kỹ thuật cho các cơ cấu an toàn sau khi đã bảo dưỡng và lắp vào máy, trên cơ sở đó vận dụng những hiểu biết và kỹ năng cho thực tiễn về lắp ráp.
Các loại cơ cấu an toàn của các máy sau này.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Tập hợp các chi tiết đã bảo dưỡng đúng quy định
Lựa chọn dụng cụ, thiết bị để lắp cơ cấu an toàn phù hợp với điều kiện của phân xưởng.
Lắp các chi tiết thành cơ cấu, lắp các cơ cấu thành bộ phận, lắp bộ phận lên máy theo chỉ dẫn của quy trình.
Làm việc cẩn thận an toàn và năng suất.
Nội dung chính:
Quy định chung khi tập hợp chi tiết để lắp.
Tính năng, tác dụng của dụng cụ lắp và phương pháp sử dụng.
Lắp chi tiết và lắp bộ phận máy.
Lắp bộ phận vào máy sau khi bảo dưỡng.
Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi lắp cơ cấu an toàn.
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Quy định khi tập hợp chi tiết; tính năng của dụng cụ dùng khi lắp và chất liệu dùng bôi trơn cho các chi tiết của cơ cấu an toàn
I. Những quy định khi tập hợp chi tiết để lắp:
Để thực hiện công việc lắp các chi tết của cơ cấu an toàn một cách chính xác và nhanh, một trong những yêu cầu quan trọng đó là tập hợp chi tiết trước khi lắp. Việc tập hợp chi tiết phải tuân theo các quy định sau:
Các chi tiết phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và đã được kiểm tra chặt chẽ mới đưa vào để lắp.
Chi tiết của mối ghép nào để riêng vào vị trí của mối ghép đó.
Các chi tiết của một cơ cấu để riêng theo từng vị trí quy định.
Chi tiết nào lắp trước để gần, chi tiết nào lắp sau để xa.
Những chi tiết trong khi lắp phải sửa ( lắp sửa) cần có ghi chú để nhớ.
Những bề mặt chi tiết có vị trí đặc biệt đã đánh dấu nhưng bị mờ thì phải xác định lại.
Các loại doăng; vòng chắndầu nếu hỏng phải thay mới..
II. Tính năng của dụng cụ dùng khi lắp:
Lắp ráp là phần công việc của người thợ sửa chữa sau khi đã hoàn tất các công việc bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy. Nó có đặc trưng ngược lại với công việc tháo và có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật của các mối ghép cũng như điều kiện làm việc của các chi tiết và cơ cấu máy.
Để lắp các chi tiết của các cơ cấu an toàn chúng ta sử dụng các loại dụng cụ cầm tay thông dụng có tính năng như sau:
1. Chìa vặn: Là loại dụng cụ dùng để tháo và lắp các loại bu lông có đầu lục giác ngoài hoặc trong, nó là những dụng cụ được dùng thường xuyên của người thợ sửa chữa.
a. Chìa vặn dẹt: Hay còn gọi là Clê, chuyên dùng để tháo và lắp các loại bu lông có đầu lục giác ngoài, chìa vặn có nhiều kiểu và các cỡ khác nhau, chìa vặn dẹt được chế tạo từ thép các bon chế tạo loại tốt (thép 45 hay 50).
Kích thước cơ bản của chìa vặn là độ rộng của miệng và chiều dài thân chìa vặn
Hình 10. Các loại clê dẹt
Hình 13. Các loại clê dẹt miệng kín và miệng hở
Hình 11
Các tháo tác khi sử dụng clê khi sử dụng
S.Tháo tác sai Đ. Thao tác đúng
Hình 12
Các tháo tác khi sử dụng clê miệng kín
b. Chìa vặn lục giác hay còn gọi là Clê tuýp
Chuyên dùng để tháo và lắp các loại bu lông có đầu lục giác trong, chìa vặn có nhiều kiểu và các cỡ khác nhau, chìa vặn dẹt được chế tạo từ thép các bon chế tạo loại tốt ( thép 45 hay 50)
Kích thước cơ bản của chìa vặn là độ rộng của hai mặt song song và chiều dài thân chìa vặn.
Cần lực
Tay cóc
Khẩu nối
Đầu nối góc
Tuýp
Cân lực
Hình 15. Các loại tuốt nơ vít
Hình 13. Các loại clê tuýp
Súng Bắn
Tuýp
Hình 14. Thiết bị tháo nhanh
2. Vam
Là loại dụng cụ dùng để táo và lắp các mối ghép có độ dôi lớn, như mối ghép ổ lăn với trục và vỏ hộp, mối ghép bánh răng, bánh đai với trục.v.v. Vam có nhiều loại, nhưng thông dụng ta thường dùng các loại sau.
Hình 15. Vam ba chấu
Hình 16. Vam hai chấu
Hình 17. Vam chặn bi
Hình 18. Vam dật
Hình 19. Vam ép
Hình 20. Vam ép đòn bẩy
Khi sử dụng các loại vam này phải chú ý mở rộng các càng đúng kích thước của vị trí tỳ của càng lên chi tiết và các điểm tỳ của càng phải phân bố đều quanh chu vi của chi tiết. Đầu của trục vít truyền lực phải tỳ vào tâm của chi tiết. Lực vặn khi tháo phải đều và không làm nghiêng lệch tâm của trục vít so với tâm chi tiết trong quá trình vặn.
3. Tuốt nơ vít
Là loại dụng cụ chuyên dùng để tháo và lắp các loại vít có xẻ rãnh hoặc tạo chấu trên đầu vít. Tuốt nơ vít được chế tạo từ thép chế tạo hoặc thép các bon dụng cụ loại tốt, tuốt nơ vít cũng có nhiều loại và kiểu khác nhau. Tuy nhiên kích thước cơ bản của loại dụng cụ này là: Chiều rộng, dày của đầu và chiều dài.
l
Hình 21. Các loại tuốc nơ vít
Khi sử dụng các loại tuốt nơ vít tuyệt đối phải đúng kích thước dày và rộng của đầu miệng, không được dùng để đóng lên đầu vít.
4. Kìm
Là loại dụng cụ chuyên dùng để tháo, lắp các loại vòng phanh chặn ngoài và trong trên các trục truyền, vỏ hộp.
Kìm phanh được chế tạo từ vật liệu là thép các bon dụng cụ hay thép các bon chế tạo loại tốt.
Kìm có các loại: Kìm má, kìm nhọn, kìm chuyên dùng.
Hình 22. Các loại kìm thường dung trong sửa chữa
Hình 23. Kìm tháo phanh hãm
Hình 24. Kìm tháo lo xo trống phanh
Hình 25. Kìm tháo lo xo phanh
4. Chày (Chốt)
Chốt dùng để tháo lắp các mối ghép trụ trơn, ổ bi.
Có cấu tạo hình trụ, trụ bậc hoặc hình côn và vật liệu làm bằng đồng thau.
Hình 26. Chày
5. Đột
Đột dùng để chấm dấu, đánh dấu vị trí các chi tiết trước hoặc sau khi tháo.
Đột có cấu tạo gồm thân, đuôi và mũi nhọn.
Hình 27. Đột
III. Chất liệu và phương pháp bôi trơn cho các cơ cấu an toàn:
Các chi tiết có bề mặt làm việc trong các cơ cấu an toàn cũng chịu ma sát, tải trọng và có đặc điểm là:
Thời gian làm việc liên tục.
Tải trọng nhẹ.
Vận tốc thấp.
Các chi tiết chủ yếu được chế tạo bằng thép.
Do đó ta chọn chắt liệu bôi trơn là dầu khoáng công nghiệp 30.
Vì các cơ cấu an toàn thường đươc lắp kín phía trong của hộp tốc độ và hộp chạy dao do đó phương pháp bôi trơn là tận dụng sự văng dầu của các bộ truyền bánh răng trong các hộp đó để bôi trơn cho các chi tiết của các cơ cấu an toàn.
Hoạt động 2: Thực hành
Lắp hệ thống các cơ cấu an toàn của máy
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Thực hiện các bước lắp các cơ cấu an toàn đúng theo phiếu công nghệ và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, trên cơ sở đó vận dụng vào việc lắp các cơ cấu an toàn khác của máy công cụ khác đạt hiệu quả cao.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Máy có các cơ cấu an toàn đã bảo dưỡng.
Dụng cụ tháo lắp cầm tay thông dụng.
Dầu công nghiệp.
Nguồn lực liên quan:
Bản vẽ khai triển cơ cấu an toàn trong hộp tốc độ và hộp chạy dao của máy
Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của các cơ cấu an toàn.
Phiếu hướng dẫn công nghệ lắp.
Điều kiện an toàn
a. Dụng cụ lắp phải đủ và đúng quy cách.
b. Không được lắp thiếu chi tiết trong các cơ cấu.
1. Công tác chuẩn bị:
a. Nghiên cứu bản vẽ khai triển của hộp tốc độ và hộp chạy dao máy K125: Nắm được đặc tính các mối ghép, trình tự lắp các chi tiết.
b. Chuẩn bị dụng cụ để lắp: Chỉ dưa ra các dụng cụ cần cho các bước một cách hợp lý
c. Nơi lắp phải thoáng mát và đủ ánh sáng.
2. Trình tự thực hiện:
a.Tập hợp chi tiết.
b. Lựa chọn dụng cụ để lắp.
c. Lắp các chi tiết vào cơ cấu an toàn của hộp tốc độ.
d. Lắp các chi tiết vào cơ cấu an toàn của hộp chạy dao.
e. Kiểm tra lần cuối sau khi lắp: Các nắp đậy không chảy dầu ra ngoài, không có chi tiết thừa như: Vòng đệm, vít .v.v..
3. Kết thúc công việc lắp:
Dùng dẻ sạch lau toàn bộ bên ngoài máy không còn dầu bẩn, thu dọn các phương tiện như bàn nâng hạ, xe đẩy về vị trí quy định.
Dụng cụ sau khi lắp phải lau sạch và bảo quản bằng chất liệu bôi trơn để không bị dỉ dét và sắp xếp vào tủ hoặc hộp đựng quy định.
Bài 6
Tên bài: Thử cơ cấu an toàn
Mã bài: Mo 15 N 5L6
Giới thiệu:
Bài học có nội dung luyện tập kỹ năng thử hệ các cơ cấu an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh vào máy, phát hiện và xử lý các sai sót của các cơ cấu an toàn. Trên cơ sở đó vận dụng để thực hiện công việc thử và xử lý các cơ cấu an toàn trên các loại máy công cụ khác đạt chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu .
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Tình bày được phương pháp kiểm tra khả năng làm việc của cơ cấu an toàn.
Kiểm tra, đánh giá được khả năng làm việc của cơ cấu an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Điiêù chỉnh được những sai sót sau khi lắp cơ cấu an toàn đạt yêu cầu kỹ thuật.
Điều chỉnh được những sai sót sau khi lắp cơ cấu an toàn đạt yêu cầu kỹ thuật.
Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất.
Nội dung chính:
1. Nội dung các bước thử hệ thống điều khiển trên các bộ phân máy công cụ.
2. Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong hệ thống điều khiển.
3.Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi thử hệ thống điều khiển.
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Nội dung các bước thử và kiểm tra cơ cấu an toàn sau khi lắp
I. Thử hệ các cơ cấu an toàn
Sau khi đã lắp xong các cơ cấu an toàn vào máy, chúng ta phải tiến hành thử lại toàn bộ các cơ cấu trong các bộ phận của máy theo các yêu cầu phải đạt được khi máy làm việc. Nội dung các bước thử tiến hành như sau:
1. Thử ở trạng thái máy chết
Trong bước này chúng ta dùng tayôch máy chuyển động và quan sát xem cơ cấu an toàn có hiện tượng khong bình thường hay không. Nếu có vấn đề nghi vấn thì tháo xử lý lại.
2. Thử ở trạng thái máy chạy
Cho máy chạy theo các tốc độ từ thấp đến cao và thử ở các chế độ tải trọng xem cơ cấu an toàn hoạt động có nhạy và tin cậy hay không, trong bước này chú ý việc điều chỉnh lực của các lò xo cho đúng yêu cầu về tải trọng cho phép.
II. Kiểm tra các cơ cấu an toàn và xử lý các sai sót
1.Kiểm tra các mối ghép
Trong bước này, sau khi thử xong chúng ta kiểm tra lại tất cả các mối ghép xem có đảm bảo cứng vững hay không? Nếu mối ghép nào bị nới lỏng phải siết lại; Các mối ghép có cơ cấu điều chỉnh phải điều chỉnh đúng trị số cho phép.
2. Kiểm tra tình trạng làm việc của cơ cấu an toàn
Sau khi chạy thử máy với các chế độ tải trong ta tiến hành kiểm tra lại lần cuối xem cơ cấu an toàn có đảm bảo ổn định và làm việc lâu dài hay không.
Hoạt động 2: Thực hành
Thử và kiểm tra hệ thống điều khiển máy khoan K125
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Thực hiện các bước thử và kiểm tra hệ thống điều khiển của máy khoan K125, xử lý các sai sót và chịu trách nhiệm về độ ổn định, chính xác và an toàn của các cơ cấu khi máy làm việc.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
Máy có các cơ cấu điều khiển đã bảo dưỡng và lắp ráp.
Dụng cụ lắp cầm tay thông dụng.
Nguồn lực liên quan:
Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy.
Tài liệu phát tay về các chế độ thử naýy có tải.
1. Điều kiện an toàn:
a. Khi thử và kiểm tra các cơ cấu an toàn của máy phải tuân thủ theo các bước chỉ dẫn.
b. Đối với cơ cấu an toàn khi máy đang chạy không được sử dụng dụng cụ để tiến hành điều chỉnh.
2. Công tác chuẩn bị:
a. Kiểm tra độ an toàn của hệ thống điện vào máy.
b. Đóng cầu dao máy.
3.Trình tự thực hiện:
a. Thử ở trạng thái máy chết:
b. Thử ở trạng thái máy chạy theo các chế độ có tải.
c. Bàn giao máy cho sản xuất.
Dự kiến nội dung của bài thi kết thúc mô đun
Tên bài thi: Bảo dưỡng hệ thống điều khiển của máy cắt kim loại vạn năng
(Tiện, phay,bào, khoan )
Thời gian thực hiện: 8 giờ
Nội dung:
1. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tự luận về:
Chức năng của các cơ cấu an toàn.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu an toàn.
Đặc điểm lắp ghép của các chi tiết trong các mối ghép.
2. Thực hành:
Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng.
Thực hiện bảo dưỡng một loại cơ cấu an toàn của máy.
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Trinh độ thợ: Hiện nay theo cấp trình độ đào tạo chia ra
- Trung cấp nghề
- Cao đẳng nghề
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Trọng Hiệp –Chiêt tiết máy – Tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục 2006
Đào Trọng Thương, Nguyễn Đăng Hiếu, Trần Doãn Trường, Võ Quang Phiên -Máy nâng chuyển - tập 1- Khoa học kỹ thuật - 1986
Đào Trọng Thương, Nguyễn Đăng Hiếu, Trần Doãn Trường, Võ Quang Phiên -Máy nâng chuyển - tập 2 - Khoa học kỹ thuật – 1986
Nguyễn Thế Đạt, Đặng Vũ Dao, Lê Văn Tiến, Nguyễn Đắc Lộc, Nguyễn Đức Năm - Công nghệ chế tạo máy - Tập 1 - Khoa học và kỹ thuật 1976
Nguyễn Thế Đạt, Đặng Vũ Dao, Lê Văn Tiến, Nguyễn Đắc Lộc, Nguyễn Đức Năm - Công nghệ chế tạo máy - Tập 2 - Khoa học kỹ thuật 1976
GS. Nguyễn Ngọc Cẩn - Máy điều khiển số theo chương trình - Trường ĐH Bách khoa TPHCM 1993
V.T.GENBEC, G.D.PEKELIC. Người dịch: Đỗ Trọng Hùng - Sửa chữa máy nông nghiệp – Công nhân kỹ thuật Hà Nội 1983
GS. Nguyễn Ngọc Cẩn – Truyền động dầu ép trong máy cắt kim loại Trường ĐH Bách khoa TPHCM 1993 (tái bản)
Nguyễn Ngọc Phương – Hệ thống điều khiển bằng khí nén - Nhà xuất bản giáo dục 1999
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Thiết kế máy công cụ - Tập 1 - Khoa học và kỹ thuật 1983
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Thiết kế máy công cụ - Tập 2 - Khoa học và kỹ thuật 1983
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo dưỡng hệ thống an toàn.doc