Bài thực hành Lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây trong ống - Bùi Văn Hồng

5.2. Lắp đặt mạch điện đi dây âm tường 5.1.1. Quy trình lắp đặt Bước 1. Xác định sơ đồ đơn tuyến (sơ đồ tổng quát) theo yêu cầu lắp đặt. Bước 2. Vẽ sơ đồ đi dây từ sơ đồ đơn tuyến đã được xác định. Bước 3. Kiểm tra và phân tích nguyên lý làm việc của mạch điện. Bước 4. Lựa chọn thiết bị điện phù hợp với sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 5. Lắp đặt các tuyến ống, hộp nối dây và hộp box công tắc. Bước 6. Luồn dây vào ống theo số lượng như ở sơ đồ đi dây. Bước 7. Lắp ráp các thiết bị điện vào các hộp box theo đúng vị trí và số lượng như sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 8. Xác định đầu dây của từng thiết bị, đấu nối các đầu dây tại các hộp nối dây theo đúng sơ đồ đi dây. Bước 9. Lắp đặt phụ tải (bóng đèn) và nối dây theo đúng sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 10. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp ráp. Bước 11. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý đã được phân tích ở bước 2. 5.1.2. Ví dụ minh họa quy trình lắp đặt mạch điện đi dây nổi Ví dụ 2. Lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây âm tường theo sơ đồ đơn tuyến như hình 5.8. Trong đó: - Đèn Đ1 được điều khiển tắt – mở hai nơi bằng công tắc CT1 và CT2 theo sơ đồ nguyên lý dạng 1. - Đèn Đ2 được điều khiển tắt – mở và chỉnh được độ sáng bằng công tắc CT3 và Dimmer. - Ổ cắm OC được lấy nguồn sau cầu dao CB. - Cầu dao CB đóng mở nguồn cho toàn mạch. Quy trình thực hiện: Bước 1. Xác định sơ đồ đơn tuyến theo yêu cầu như hình 5.8.

pdf13 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 19/03/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thực hành Lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây trong ống - Bùi Văn Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Bùi Văn Hồng BÀI THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG ĐI DÂY TRONG ỐNG 1. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Trình bày được sơ đồ đi dây và sơ đồ đơn tuyến - Lắp ráp được các mạch điện đi dây nổi và đi dây âm tường theo đúng nguyên lý và kỹ thuật - Thực hiện đúng quy trình và quy tắc an toàn 2. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH 2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Ký hiệu các thiết bị trong sơ đồ đơn tuyến 2. Sơ đồ đi dây và sơ đồ đơn tuyến 3. Yêu cầu khi lắp ráp mạch điện đi dây trong ống 2.2. Thực hành theo quy trình 1. Quy trình lắp ráp mạch điện đi dây nổi 2. Quy trình lắp ráp mạch điện đi dây âm tường 3. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT - Phương tiện dạy học tối thiểu cho một nhóm (2 – 3 sinh viên) Chủng loại – quy cách Số STT kỹ thuật Đơn vị lượng Ghi chú 1 Dây điện đôi 2x16 Mét 10 2 Băng keo điện Cuộn 01 3 Mô hình mạch điện đi dây nổi Bộ 01 4 Mô hình mạch điện đi dây âm tường Bộ 01 1 TS. Bùi Văn Hồng 4. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CỦA BÀI THỰC HÀNH 4.1. Kết cấu mạch điện đi dây nổi Mạch điện đi dây nổi là mạch điện mà tất cả các thiết bị điện được lắp đặt nổi trên tường như minh họa ở hình 5.1. Hình 5.1. Kết cấu mạch điện đi dây nổi Kết cấu của một mạch điện đi dây nổi bao gồm: - Ống chứa dây điện được làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại, có tác dụng dẫn hướng và bảo vệ dây dẫn điện. - Đầu nối ống, có tác dụng rẽ ống dây qua các vị trí khác nhau của công trình hoặc tăng chiều dài ống. Đầu nối ống bao gồm các loại khác nhau, như: đầu nối hình C, hình T và đầu nối thẳng. - Móc đỡ ống, có tác dụng định vị và cố định đường ống chứa dây dẫn điện. Kích thước của móc đỡ được chọn phù hợp với kích thước ống. - Bảng điện chính, nơi lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ cho mạch điện của công trình, bao gồm: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm, - Bảng điện phụ, nơi lắp đặt các ổ cắm chân tường để cung cấp linh hoạt nguồn điện cho công trình. - Hộp nối dây là nơi tập trung các mối nối dây của mạch điện, có tác dụng bảo vệ mối nối và thuận tiện trong lắp đặt và sửa chữa. Trong điện sinh hoạt, kết cấu của mạch đèn chiếu sáng đi dây nổi bao gồm các thiết bị điện như minh họa ở hình 5.2. 2 TS. Bùi Văn Hồng Hình 5.2. Thiết bị điện chiếu sáng đi dây nổi 4.2. Kết cấu mạch điện đi dây âm tường Mạch điện đi dây âm tường là mạch điện mà đường ống đi dây điện và thiết bị điện được lắp đặt âm trong tường, làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình rất nhiều so với đi dây nổi như minh họa ở hình 5.3. Hình 5.3. Kết cấu mạch điện đi dây âm tường Kết cấu của một mạch điện chiếu sáng đi dây âm tường bao gồm: 1. Đường ống luồn dây dẫn điện, thường sử dụng ống nhựa cứng PVC để dễ cho việc luồn dây dẫn điện khi thi công và bảo vệ dây dẫn. 3 TS. Bùi Văn Hồng 2. Hộp nối dây, thường sử dụng loại hộp bằng nhựa cứng hoặc kim loại. Đế hộp nối dây được âm trong tường như dây dẫn. Tất cả các mối nối dây đều được thực hiện trong hộp nối dây. 3. Bảng điện chính, là nơi lắp đặt cầu dao tự động (áp tô mát, CB), công tắc, ổ cắm, Tất cả các thiết bị này được đặt âm trong tường nhờ các đế âm tường (hộp box) có dạng giống như hộp nối dây. 4. Ổ cắm chân tường, là nơi cung cấp linh hoạt nguồn điện trong công trình và cũng được đặt âm trong tường như các thiết bị trong bảng điện chính. Các thiết bị điện trong mạch chiếu sáng đi dây âm tường có tính thẩm mỹ và giá thành cao hơn rất nhiều so với thiết bị điện của mạch chiếu sáng đi dây nổi. Nên phương pháp đi dây âm tường được sử dụng cho hầu hết những công trình sang trọng và đắt tiền (hình 5.4). Hình 5.4. Thiết bị điện chiếu sáng đi dây âm tường 4.3. Ký hiệu các thiết bị điện trong sơ đồ đơn tuyến Một số ký hiệu thường sử dụng trong bản vẽ đi dây đơn tuyến được minh họa ở bảng 5.1. 4 TS. Bùi Văn Hồng Bảng 5.1. Ký hiệu các thiết bị điện trong sinh hoạt Ký hiệu Tiêu chuẩn TCVN Tiêu chuẩn IEC Tên gọi Biểu diễn ở sơ Biểu diễn ở sơ Biểu diễn ở sơ Biểu diễn ở sơ đồ nguyên lý đồ đơn tuyến đồ chi tiết đồ tổng quát Nút nhấn chuông Công tắc đơn Công tắc ba chấu Công tắc bốn chấu 3 Ổ cắm 3 Đèn sợi đốt x x Đèn huỳnh quang Cầu chì Chuông điện 5 TS. Bùi Văn Hồng Áp tô mát, CB U U Tủ lạnh P P U U Máy điều hòa nhiệt độ P P 4.4. Yêu cầu của lắp đặt mạch điện đi dây trong ống Khi lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây trong ống cần tuân thủ một số yêu cầu sau: - Mạch điện phải dễ dàng cho những thao tác ngắt điện cục bộ theo từng khu vực để phục vụ việc thay thế hay sửa chữa. Vì vậy, nên chọn mạch điện phân phối theo sơ đồ hình tia (chia đường điện thành nhiều nhánh). - Ống luồn dây điện phải có độ cứng, khả năng chịu lực và chống thấm nước tốt. - Mật độ dây điện luồn trong ống với không quá 75% diện tích ống. - Sử dụng ống luồn đàn hồi với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt tại những nơi như trần la phông, trần thạch cao, tường gạch ống... - Các tuyến dây khác nhau trong một ống, nên sử dụng dây dẫn điện có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. 5. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 5.1. Lắp đặt mạch điện đi dây nổi 5.1.1. Quy trình lắp đặt Bước 1. Xác định sơ đồ đơn tuyến (sơ đồ tổng quát) theo yêu cầu lắp đặt. Bước 2. Vẽ sơ đồ đi dây từ sơ đồ đơn tuyến đã được xác định. Bước 3. Kiểm tra và phân tích nguyên lý làm việc của mạch điện. Bước 4. Lựa chọn thiết bị điện phù hợp với sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 5. Lắp ráp các bảng điện có trong sơ đồ đi dây. 6 TS. Bùi Văn Hồng Bước 6. Lắp đặt các đường ống luồn dây điện theo các tuyến dây của sơ đồ đơn tuyến. Bước 7. Luồn dây đẫn điện vào trong ống theo đúng số lượng cho mỗi tuyến theo sơ đồ đi dây. Bước 8. Lắp đặt bảng điện và phụ tải theo đúng vị trí trên sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 9. Đấu nối các mạch điện đúng theo sơ đồ nối dây. Bước 10. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp ráp. Bước 11. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý đã được phân tích ở bước 2. 5.1.2. Ví dụ minh họa quy trình lắp đặt mạch điện đi dây nổi Ví dụ 1. Lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây nổi theo sơ đồ đơn tuyến như hình 5.5. Trong đó: - Đèn Đ1 được điều khiển tắt – mở hai nơi bằng công tắc CT1 và CT3 theo sơ đồ nguyên lý dạng 1. - Đèn Đ2 được điều khiển tắt – mở bằng công tắc CT2. - Ổ cắm OC được lấy nguồn sau cầu dao CD. - Cầu dao CD đóng mở nguồn cho toàn mạch. - Cầu chì CC bảo vệ cho toàn mạch. Quy trình thực hiện: Bước 1. Xác định sơ đồ đơn tuyến theo yêu cầu như hình 5.5. Hình 5.5. Sơ đồ đơn tuyến của ví dụ 1 7 TS. Bùi Văn Hồng Bước 2. Vẽ sơ đi dây như hình 5.6. Hình 5.6. Sơ đồ đi dây của ví dụ 1 Bước 3. Nguyên lý làm việc của mạch điện. Giả sử, cầu dao CD đóng và cầu chì CC hoạt động tốt, thì: - Đèn Đ1 chỉ sáng khi: (1) Công tắc CT1 ở vị trí 0-1 và CT3 ở vị trí 0-2. (2) Công tắc CT1 ở vị trí 0-2 và CT3 ở vị trí 0-1. - Đèn Đ2 chỉ sáng khi công tắc CT2 đóng. Bước 4. Thiết bị cần thiết cho mạch điện Để lắp đặt mạch điện ở hình 5.6, trên mô hình lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây nổi, cần có một số thiết bị điện sau: Chủng loại – quy cách Số STT kỹ thuật Đơn vị lượng 1 Dây điện đôi 2x16 Mét 05 2 Băng keo điện Cuộn 0,2 3 Cầu dao một pha Cái 01 4 Cầu chì nhựa Cái 01 5 Bảng điện nhựa Cái 03 6 Công tắc ba chấu Cái 02 7 Công tắc đơn Cái 01 8 Ổ cắm 04 lỗ Cái 01 9 Đèn sợi đốt 10W/220V Bộ 02 8 TS. Bùi Văn Hồng 10 Ống luồn dây Ống 01 11 Phích cắm một pha Cái 01 12 Bảng gỗ 600 x 900 Cái 01 Tiến hành từ bước 5 đến bước 11, kết quả của mạch điện được minh họa như hình 5.7. Hình 5.7. Mô hình thực hành lắp mạch điện chiếu sáng đi dây nổi 5.2. Lắp đặt mạch điện đi dây âm tường 5.1.1. Quy trình lắp đặt Bước 1. Xác định sơ đồ đơn tuyến (sơ đồ tổng quát) theo yêu cầu lắp đặt. Bước 2. Vẽ sơ đồ đi dây từ sơ đồ đơn tuyến đã được xác định. Bước 3. Kiểm tra và phân tích nguyên lý làm việc của mạch điện. Bước 4. Lựa chọn thiết bị điện phù hợp với sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 5. Lắp đặt các tuyến ống, hộp nối dây và hộp box công tắc. Bước 6. Luồn dây vào ống theo số lượng như ở sơ đồ đi dây. Bước 7. Lắp ráp các thiết bị điện vào các hộp box theo đúng vị trí và số lượng như sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 8. Xác định đầu dây của từng thiết bị, đấu nối các đầu dây tại các hộp nối dây theo đúng sơ đồ đi dây. Bước 9. Lắp đặt phụ tải (bóng đèn) và nối dây theo đúng sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ đi dây. Bước 10. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp ráp. Bước 11. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý đã được phân tích ở bước 2. 9 TS. Bùi Văn Hồng 5.1.2. Ví dụ minh họa quy trình lắp đặt mạch điện đi dây nổi Ví dụ 2. Lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây âm tường theo sơ đồ đơn tuyến như hình 5.8. Trong đó: - Đèn Đ1 được điều khiển tắt – mở hai nơi bằng công tắc CT1 và CT2 theo sơ đồ nguyên lý dạng 1. - Đèn Đ2 được điều khiển tắt – mở và chỉnh được độ sáng bằng công tắc CT3 và Dimmer. - Ổ cắm OC được lấy nguồn sau cầu dao CB. - Cầu dao CB đóng mở nguồn cho toàn mạch. Quy trình thực hiện: Bước 1. Xác định sơ đồ đơn tuyến theo yêu cầu như hình 5.8. Hình 5.8. Sơ đồ đơn tuyến của ví dụ 2 Bước 2. Vẽ sơ đi dây như hình 5.9. P N Đ1 Đ2 CT2 1 CB CT1 0 1 2 0 2 Dimmer CT3 OC Hình 5.9. Sơ đồ đi dây của ví dụ 2 10 TS. Bùi Văn Hồng Bước 3. Nguyên lý làm việc của mạch điện. Giả sử, cầu dao CB đang đóng, thì: - Đèn Đ1 chỉ sáng khi: (1) Công tắc CT1 ở vị trí 0-1 và CT2 ở vị trí 0-2. (2) Công tắc CT1 ở vị trí 0-2 và CT2 ở vị trí 0-1. - Đèn Đ2 chỉ sáng khi: (1) Công tắc CT3 đóng và Dimmer mở. (2) Cường độ sáng của Đ2 thay đổi khi chỉnh Dimmer. Bước 4. Thiết bị cần thiết cho mạch điện Để lắp đặt mạch điện ở hình 5.9, trên mô hình lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây âm tường, cần có một số thiết bị điện sau: Chủng loại – quy cách Số STT kỹ thuật Đơn vị lượng 1 Dây điện đôi 2x16 Mét 05 2 Băng keo điện Cuộn 0,2 3 CB một pha Cái 01 4 Công tắc ba chấu âm tường Cái 02 5 Công tắc đơn âm tường Cái 01 6 Ổ cắm âm tường Cái 01 7 Đèn sợi đốt 10W/220V Bộ 02 8 Dimmer Cái 01 9 Phích cắm một pha Cái 01 Tiến hành từ bước 5 đến bước 11, kết quả của mạch điện được minh họa như hình 5.10. 11 TS. Bùi Văn Hồng Hình 5.10. Mô hình thực hành lắp mạch điện chiếu sáng âm tường 12 TS. Bùi Văn Hồng 6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TÊN BÀI THỰC HÀNH Lắp đặt mạch điện chiếu sáng đi dây trong ống Họ và tên sinh viên: MSSV: Lớp: Nhóm: NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN Đánh giá SV GV 1. Khào sát kết cấu mạch điện: a. Mạch điện đi dây nổi b. Mạch điện đi dây âm tường 2. Kết quả kiểm tra mạch điện đi dây nổi: a. Tên mạch điện b. Kiểm tra nguội c. Kiểm tra hoạt động ... 2. Kết quả kiểm tra mạch điện đi dây âm tường: a. Tên mạch điện b. Kiểm tra nguội c. Kiểm tra hoạt động ... 4. Thời gian thực hiện bài thực hành Kết quả thực hành 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_thuc_hanh_lap_dat_mach_dien_chieu_sang_di_day_trong_ong.pdf