Bài giảng Trùng roi thìa trùng roi âm đạo

Phòng chống Trichomonas vaginalis giống như với một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs: Sexually Transmitted Diseases). Hai mục tiêu cơ bản của chiến lược phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục: ? Cắt đứt đường lây truyền (biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm).

pdf30 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Trùng roi thìa trùng roi âm đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện quân y Bộ môn Sốt rét - Kí sinh trùng và Côn trùng Trùng roi thìa Trùng roi âm đạo Trùng roi thìa TS Nguyễn Ngọc San Mục tiêu bài giảng 1. Nắm được đặc điểm sinh học, vai trò y học của trùng roi thìa và trùng roi âm đạo. 2. Nắm được nguyên tắc điều trị và phòng chống trùng roi thìa và trùng roi âm đạo. Lớp trùng roi Những trùng roi kí sinh có vai trò y học ở người:  Trichomonas vaginalis (trùng roi âm đạo).  Giardia intestinalis (trùng roi thìa).  Trypanosoma (trùng roi bệnh ngủ).  Leishmania (lê dạng trùng). Hình dạng một số dạng trùng roi Trichomonas vaginalis Trùng roi thìa Giardia intestinalis Lamblia giardia Lamblia intestinalis Giardia duodenalis Có 2 dạng - Thể hoạt động. - Thể kén. 1. đặc điểm sinh học Trùng roi thia sống kí sinh trên bề mặt niêm mạc ruột non, tá tràng, đôi khi thấy ở đường dẫn mật, trong túi mật. Hoạt động rất nhanh nhờ có 4 đôi roi, luôn thay đổi vị trí, lúc bám vào niêm mạc ruột, lúc chuyển động. Lấy chất dinh dưỡng ở ruột (dưỡng chấp) bằng hinh thức thẩm thấu qua màng thân. 1. đặc điểm sinh học Sinh san bằng cách phân đôi theo chiều dọc: nhân phân chia trước, rồi đĩa bám, thể gốc, thể cạnh gốc, trục sống và roi tiếp tục phân chia. Khi thể hoạt động xuống cuối ruột non và tới đại tràng, tại đây phân dần dần trở nên rắn, sẽ biến thành thể kén rồi ra ngoại canh. Kén xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, đến tá tràng xuất kén trở thành thể hoạt động, tiếp tục vòng đời kí sinh. 2. Vai trò y học  Trùng roi thia bám chặt vào niêm mạc ruột, luôn hoạt động, thay đổi vị trí nên thường xuyên kích thích các đầu mút thần kinh ở ruột. Dẫn đến rối loạn tiết dịch, rối loạn nhu động ruột và dẫn đến viêm ruột.  Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh thường thấy đau bụng, đi lỏng, đôi khi xen kẽ táo bón. Trường hợp nặng phân có nhầy máu. Lamblia intestinalis kí sinh ở ruột. 2. Vai trò y học  Viêm ruột + số lượng trùng roi thia rất lớn (hàng triệu con trên 1 cm2 nên phủ kín niêm mạc ruột) ngan can sự hấp thu các chất (nhất là mỡ, các vitamin A,D,E,K ).  Nếu ở trẻ em dẫn tới SDD, còi cọc, gầy sút cân, đau bụng, đi lỏng có chu ki, phân có mỡ.  Các san phẩm chuyển hoá độc với thần kinh gây nên mất ngủ, biếng an ở trẻ em.  Có thể gây viêm đường dẫn mật và túi mật. 3. Nguyên tắc điều trị  Thuốc đặc hiệu: • Quinacrin: dùng trong 5 ngày. Quinacrin có độc tính cao và gây vàng da. • Metronidazol (flagyl): có tác dụng tốt, ít độc.  điều trị toàn diện: bổ xung vitamin A, D, E, K. 4. Phòng chống  Phát hiện người bị nhiễm trùng roi thia để điều trị.  Vệ sinh an uống: không để ruồi, nhặng, gián và các loài côn trùng khác làm ô nhiễm thức an.  Giu đồ chơi và bàn tay của trẻ em sạch sẽ. Rửa tay trước khi an và sau khi đi vệ sinh.  Quan lí nguồn phân người đúng nguyên tắc vệ sinh. Trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis Đặc điểm hình thể Chỉ thấy thể hoạt động không thấy thể kén. Trichomonas vaginalis 1. Đặc điểm sinh học  T.vaginalis chỉ có một vật chủ là người.  Vị trí kí sinh chủ yếu ở ở âm đạo, trong dịch tiết âm đạo, ở các nếp nhăn ở da, niêm mạc bộ phận sinh dục, tiền liệt tuyến, niệu đạo.  T.vaginalis ưa pH hơi toan (6 - 6,5). Khi kí sinh ở âm đạo, T.vaginalis chuyển pH môi trường âm đạo từ toan sang kiềm. Bình thường môi trường ở âm đạo phụ nữ khoẻ mạnh pH: 3,8 - 4,4.  Độ pH môi trường âm đạo thay đổi nên tạo điều kiện cho vi khuẩn trong âm đạo sinh sản và phát triển. 1. Đặc điểm sinh học  T.vaginalis chuyển vật chủ ở thể hoạt động.  Gặp nhiều ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, hiếm gặp trẻ chưa dậy thì, ít gặp hơn ở phụ nữ mạn kinh. Nam giới cũng mắc T.vaginalis .  Có thể nuôi cấy T.vaginalis trong một loạt môi trường tế bào đặc hoặc lỏng. Trong nuôi cấy thấy T.vaginalis ăn vi khuẩn.  Có thể tồn tại ở môi trường ngoại giới một vài giờ.  Sinh sản vô giới bằng cách phân đôi theo chiều dọc. 1. Đặc điểm sinh học  Ngoài vị trí kí sinh ở âm đạo ra T.vaginalis còn kí sinh ở nhiều nơi khác trong cơ thể như buồng trứng, vòi trứng, tử cung ở nữ giới và tuyến tiền liệt ở nam giới.  Có trường hợp thấy T.vaginalí kí sinh ở đường tiết niệu nam và nữ như ở niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận. 2. Vai trò y học  T.vaginalis có đời sống kí sinh, do vậy tuỳ theo vị trí kí sinh sẽ gây bệnh ở các mức độ nặng nhẹ và xuất hiện các triệu chứng khác nhau.  T.vaginalis gây viêm cơ quan sinh dục - tiết niệu. Gây bệnh ở cả nam lẫn nữ, nhưng triệu chứng biểu hiện rõ ở phụ nữ. Nam giới triệu chứng thường kín đáo. Vai trò y học ở nữ giới Khi trùng roi kí sinh ở âm đạo: vi khuẩn phát triển và gây tổn thương niêm mạc, viêm âm đạo, với biểu hiện lâm sàng:  Bệnh cấp tính: BN ra khí hư rất nhiều có mủ vàng hoặc xanh, rất nặng mùi, ngứa âm đạo kèm theo đau đớn như kim châm, âm đạo đỏ tấy, có nhiều nơi bị loét.  Bệnh mạn tính: không có viêm tấy, trường diễn kéo dài. BN có cảm giác nóng, rát, ngứa rất khó chịu, nhất là khi có kinh. Khí hư ra nhiều, màu trắng đục, có khi màu vàng hoặc xanh và có nhiều bọt. Vai trò y học ở nữ giới Diễn biến viêm nhiễm ở âm đạo lâu ngày gây ra:  Viêm phần phụ: buồng trứng, vòi trứng viêm.  Viêm loét cổ tử cung.  Vô sinh: là do T.vaginalis tiết chất nhầy tạo thành nút bao bọc và phong toả cổ tử cung.  Viêm nhiễm đường tiết niệu: đi tiểu tiện ra mủ, đái buốt và có thể tìm thấy kí sinh trùng trong nước tiểu. Vai trò y học ở nam giới Nam giới bị nhiễm T.vaginalis là do quan hệ tình dục với phụ nữ có mầm bệnh ở âm đạo. Biểu hiện bệnh:  Viêm niệu đạo: cấp tính với triệu chứng rất nặng nề, tiết dịch khá nhiều như nhiễm vi khuẩn lậu. Bán cấp có các triệu chứng như ngứa đầu dương vật, có một vài sợi mủ trong nước tiểu. Thời kì tiềm tàng với những biểu hiện đái buốt, đái rắt.  Viêm bàng quang: đi tiểu ra mủ và cảm giác buồn tiểu.  Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm ống mào tinh. 3. Nguyên tắc điều trị  Phát hiện sớm.  Điều trị sớm.  Thuốc đặc hiệu: metronidazole, tinidazole, secnidazole, ornidazole  Kết hợp thuốc kháng sinh, kháng nấm.  Điều trị cho cả bạn tình. 4. Nguyên tắc phòng chống Phòng chống Trichomonas vaginalis giống như với một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs: Sexually Transmitted Diseases). Hai mục tiêu cơ bản của chiến lược phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục:  Cắt đứt đường lây truyền (biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm).  Điều trị tốt để đề phòng các biến chứng và những tiến triển xấu. 4. Nguyên tắc phòng chống Để thực hiện 2 mục tiêu cơ bản trên, cần tập trung vào các nội dung:  Phát hiện sớm.  Quản lí các ca bệnh.  Giáo dục sức khoẻ.  Công tác giáo dục cộng đồng để thay đổi hành vi.  Công tác tư vấn. Xin cám ơn các bạn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkst_trungroithia_va_trungroiamdao_6131_2028.pdf
Tài liệu liên quan