10.1. MỤC TIÊU
- Nhận biết được khái niệm cơ bản, các ứng dụng cơ bản của bộ chuyển mạch và bộ ghép quang. Thiết kế được các bộ chuyển mạch, bộ ghép quang gọn, đẹp, thẩm mỹ.
- Lắp ráp, cân chỉnh được các mạch đúng qui trình và hoạt động tốt.
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn lao động trong xưởng thực hành.
10.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG
- Giấy, thước, viết chì, viết lông dầu, mũi nhọn lấy dấu bằng kim loại.
- Board mạch in, linh kiện điện tử, mỏ hàn chì, hút chì, chì hàn, nhựa thông, máy khoan mạch in, kềm nhọn, kềm cắt, giấy nhám mịn.
- Dụng cụ chứa dung dịch, dung dịch tẩy rữa mạch
133 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thực tập điện tử cơ bản - Nguyễn Thị Thu Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D1.
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 79
- Trong nửa chu kỳ sau tại A có bán kỳ âm, tại B có bán kỳ dương, D1 tắt, D2 dẫn,
C1 không xả được do D1 tắt, C2 được nạp đến giá trị đỉnh Vm qua D2. Kết quả là
điện áp ngõ ra lấy trên hai đầu của tụ điện C1 và C2 bằng 2Vm.
6.3.7.2. MẠCH NHÂN ĐÔI ĐIỆN ÁP (dạng nguồn đôi)
6.3.7.3. MẠCH NGUỒN SỬ DỤNG ĐIỆN ÁP 220V THÀNH ĐIỆN ÁP DC THẤP
Chú ý
- Mạch nguồn này được dùng để nạp Pin trong các vượt muỗi. Tuyệt đối không
được dùng mạch này cho các thiết bị mà con người tiếp xúc trực tiếp vì MASS của
nguồn DC cũng là MASS của AC nên bị giật.
6.3.8 MẠCH ỔN ÁP
6.3.8.1. KHÁI NIỆM
- Sau khi nắn nguồn xong thì điện áp vẫn còn độ gợn (nhiễu), điện áp này được
đưa vào mạch ổn áp. Mạch ổn có nhiệm vụ làm ổn định điện áp ngõ ra, có thể dùng
IC hoặc Transistor.
6.3.8.2. MẠCH ỔN ÁP DÙNG TRANSISTOR
- Có hai loại mạch ổn áp dùng Transistor là mạch ổn áp nối tiếp và song song
nhưng loại ổn áp loại nối tiếp là loại thông dụng nhất
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 80
- Sơ đồ khối ổn áp nối tiếp:
- Phần tử điều khiển để điều chỉnh điện áp đầu vào và điện áp đầu ra, điện áp đầu
ra được đưa trở lại khối so sánh, để so sánh với nguồn điện áp chuẩn.
- Giả sử điện áp đầu ra tăng (Ura), bộ so sánh cung cấp một tín hiệu điều khiển,
phần tử điều khiển sẽ làm giảm điện áp ở đầu ra.
- Giả sử điện áp đầu ra giảm, bộ so sánh cung cấp một tín hiệu điều khiển, phần tử
điền khiển sẽ làm tăng điện áp đầu ra.
6.3.8.3. ỔN ÁP DÙNG IC
- Rất nhiều mạch ổn áp sử dụng các loại IC ổn áp. Các IC ổn áp chứa nguồn điện
áp chuẩn, khuếch đại so sánh, phần tử điều khiển bảo vệ quá tải, tất cả được tích hợp
trong một IC đơn lẻ. Mặc dù cấu tạo bên trong IC có khác với các mạch ổn áp dùng
linh kiện rời nhưng hoạt động bên ngoài thì như nhau. Điện áp ổn áp cũng có thể
điều chỉnh được hoặc có thể cố định.
- Dòng tải của các IC từ hàng trăm mA đến hàng chục A, do đó rất phù hợp với
nhiều mạch với yêu cầu thiết kế gọn nhẹ.
6.3.8.4. MẠCH ỔN ÁP DÙNG TRANSISTOR:
- Sơ đồ nguyên lý
ĐIỀU
KHIỂN
SO
SÁNH
LẤY
MẪU
TẠO ĐIỆN
ÁP CHUẨN
Ura Uvào
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 81
- Nguyên lý hoạt động
Đây là mạch ổn áp điều chỉnh được dùng 3 Transistor điện áp ở ngõ ra
thay đổi được là nhờ điều chỉnh biến trở VR.
Giả sử tải tăng thì điện áp ở ngõ ra giảm điện áp trên cầu phân áp giảm
làm điện áp cấp vào cực B Transistor Q3 thấp làm Q3 dẫn yếu làm cực C
Q3 tăng lên, cấp vào cực B Q2 tăng làm Q2 dẫn mạnh Q1 dẫn mạnh
làm điện áp ra tăng lên và ổn định.
Ngược lại tải giảm điện áp ở ngõ ra tăng lên điện áp trên cầu phân áp
tăng làm điện áp cấp vào cực B Transistor Q3 cao làm Q3 dẫn mạnh điện
áp tại cực C Q3 giảm, cấp vào cực B Q2 giảm làm Q2 dẫn yếu Q1 dẫn
yếu làm điện áp ra giảm và ổn định.
- Sơ đồ mạch in và sơ đồ bố trí linh kiện
Sơ đồ bố trí linh kiện (mặt trên) Sơ đồ mạch in (mặt dưới)
6.3.8.5. MẠCH ỔN ÁP DÙNG IC 7812, 7912
- Họ IC 78xx và 79xx cung cấp điện áp ra cố định từ 5V đến 24V và có dòng điện
ngõ ra 1A. Ký hiệu xx để chỉ điện áp ra
VD: IC 7805 là ổn áp +5V, IC 7824 là ổn áp +24V
IC 7905 là ổn áp -5V, IC 7924 là ổn áp -24V
IC 78xx có thứ tự chân như sau:
+ Chân 1: Được nối với điện áp vào.
+ Chân 2: Được nối với Mass.
+ Chân 3: Được nối với tải.
IC 79xx có thứ tự chân như sau:
+ Chân 1: Được nối với Mass.
+ Chân 2: Được nối với điện áp vào.
+ Chân 3: Được nối với tải.
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 82
a. Mạch ổn áp dương dùng IC 7812
- Sơ đồ nguyên lý
b. Mạch ổn áp âm dùng IC 7912
- Sơ đồ nguyên lý
c. Mạch ổn áp dùng IC LM317
- LM317 có thể hoạt động với phạm vi điện áp ra từ 1,2V đến 37V, điện trở R1
và VR xác định điện áp ra.
- Tính toán điện áp ra cho mạch theo công thức :
- Trong đó: URef = 1.25V ; Iadj = 100A
Ur = URef (1 + ) + Iadj VR
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 83
- Sơ đồ nguyên lý
- Hình dáng IC ổn áp LM317
d. Mạch nguồn, mạch bảo vệ loa trong Ampli
- Sơ đồ nguyên lý
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 84
- Qui trình lắp ráp
Bước 1: Lựa chọn và làm sạch chân linh kiện, cầu nối.
Bước 2: Lắp ráp các cầu nối.
Bước 3: Lắp ráp các linh kiện còn lại.
Bước 4: Kiểm tra độ thông mạch.
Bước 5: Thử mạch, cân chỉnh và sửa chữa.
e. Các mạch điện tham khảo
- Mạch ổn áp dùng diode Zener
- Đây là mạch ổn áp đơn giản thường gặp trong các mạch khuếch đại công suất của
Amplifier.
- Mạch ổn áp đơn giản dùng 1 Transistor (ổn áp có điện áp dương (+Vcc))
- Mạch ổn áp đơn giản dùng 1 Transistor (ổn áp có điện áp âm (-Vcc))
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 85
220V
100
nF
VR500
K
47K
DB
3
22K
BTA12
T1
T2
Ñeøn
UAC
- Mạch ổn áp 6V dùng IC 7805
- Maïch ñieàu khiển ñieän aùp moät chieàu
- Maïch ñieàu khieån ñieän aùp xoay chieàu
6.3.9 KỸ THUẬT AN TOÀN
- Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện.
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi hãy quan sát hoạt động.
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó
chạm khó tiếp xúc
V
M
SCR
D
VR
C 1uF
R3 1k
R1 1k
R2
4.7
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 86
6.3.10 BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Lắp ráp và vận hành bộ nguồn một chiều dùng mạch chỉnh lưu 1 bán kỳ.
2. Lắp ráp và vận hành bộ nguồn một chiều dùng mạch chỉnh lưu cầu Diode.
3. Lắp ráp và vận hành bộ nguồn một chiều dùng biến áp điểm giữa.
4. Lắp ráp và vận hành bộ nguồn 1 chiều dùng chỉnh lưu toàn kỳ đối xứng.
5. Lắp ráp và vận hành mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp.
6. Lắp ráp và vận hành mạch ổn p dng Transistor.
7. Lắp ráp và vận hành mạch ổn p dng IC 7812.
8. Lắp ráp và vận hành mạch ổn p dng IC 7912.
9. Lắp ráp và vận hành mạch ổn p dng IC LM317.
10. Lắp ráp và vận hành mạch điều khiển điện áp 1 chiều dùng SCR.
11. Lắp ráp và vận hành mạch điều khiển điện p xoay chiều dng Triac.
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 87
BÀI 7: MẠCH DAO ĐÔNG
Thời lượng: 12 giờ
7.1. MỤC TIÊU
- Nhận biết được các khái niệm cơ bản, ứng dụng của các mạch dao động
- Thiết kế được các mạch dao động gọn, đẹp, thẩm mỹ.
- Lắp ráp, cân chỉnh được các mạch dao động đúng qui trình và hoạt động tốt.
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sừ dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn lao động trong xưởng thực hành.
7.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG
- Giấy, thước, viết chì, viết lông dầu, mũi nhọn lấy dấu bằng kim loại.
- Board mạch in, linh kiện điện tử, mỏ hàn chì, hút chì, chì hàn, nhựa thông,
máy khoan mạch in, kềm nhọn, kềm cắt, giấy nhám mịn.
- Dụng cụ chứa dung dịch, dung dịch tẩy rữa mạch
- Dụng cụ đo.
- Nguồn điện xoay chiều, một chiều
7.3. NỘI DUNG
7.3.1 KHÁI NIỆM
7.3.1.1. CẤU TRÚC MẠCH TẠO DAO ĐỘNG
7.3.1.2. MẠCH DAO ĐỘNG ĐA HÀI
- Mạch dao động đa hài là mạch điện khá phổ biến trong thực tế, ngõ ra của mạch
là tín hiệu xung vuông cân đối, cấu trúc mạch thuộc dạng đối xứng, mỗi thời điểm sẽ
có 1 Transistor ngưng dẫn và 1 Transistor dẫn bảo hoà. Dưới đây là mạch dao động
đa hài tự dao động.
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 88
- Sơ đồ nguyên lý
- Chức năng linh kiện
Q1 và Q2 làm việc đối xứng nhau, nếu Q1 dẫn thì Q2 ngưng và ngược lại.
C1, C2 điều khiển sự hoạt động của Q1 và Q2.
R1, R4 tải của 2 Transistor.
R2, R3 phân cực cho 2 Transistor hoạt động.
- Nguyên lý hoạt động
Giả sử nữa chu kỳ đầu tụ C1 được nạp điện, Q2 ngưng và Q1 dẫn, tụ C2 nạp
điện (dòng nạp: +Vcc R4 C2 RBEQ1 mass), đồng thời tụ C1 phóng
điện (dòng phóng: + C1 RCEQ1 +Vcc R2 -C).
Sang nữa chu kỳ sau tụ C2 nạp đầy điện, Q1 ngưng Q2 dẫn, tụ C1 nạp điện,
C2 phóng điện. Quá trình như vậy cứ lặp đi lặp lại, ta thu được hai tín hiệu
dao động có dạng xung vuông ngược pha nhau ở trên hai cực C của hai
Transistor, có tần số được tính theo công thức sau:
7.3.1.3. VI MẠCH ĐỊNH THỜI
a. Khái niệm
- IC định thời (hay còn gọi là timer) là IC chuyên dùng để tạo ra các khoảng thời
gian chính xác và độ ổn định nhằm cung cấp các tín hiệu dao động, tín hiệu định
giờ... cho các mạch, ngõ ra là sóng vuông, tần số của tín hiệu được quyết định bởi
các thành phần R, C mắc bên ngoài.
12 ..2
1
CR
f
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 89
- Thông dụng nhất hiện nay là IC định thời thuộc họ 555, như LM555, LA555,
HA17555, thực tế người ta hay gọi là họ IC “ba số năm”, ngoài ra còn một loại IC
nữa là họ IC 556, thực chất bên trong IC 556 là hai IC 555.
b. Khảo sát sơ đồ chân IC555
- Hình dạng và sơ đồ chức năng
- Chức năng của các chân
Chân 1 (GND): Nối Mass để lấy dòng cấp cho IC
Chân 2 (TRIGGER): Ngõ vào của tầng so sánh 2 và có điện áp chuẩn bằng
1/3Vcc, lấy trên cầu phân áp bởi 3 điện trở 5K. Khi điện áp chân 2 xuống đến
mức 1/3Vcc thì ngõ ra chân 3 sẽ chuyển lên mức áp cao, lúc này chân 7 sẽ ở
trạng thái hở.
Chân 3 (OUTPUT): Ngõ ra, tín hiệu ngõ ra có dạng xung vuông. Khi chân 2
xuống thấp hơn mức áp chuẩn 1/3Vcc thì chân 3 lên mức áp cao và khi chân 6
lên cao hơn mức áp chuẩn 2/3Vcc thì chân 3 xuống mức áp thấp.
Chân 4 (RESET): Là chân xác lập điện áp ngõ ra, khi chân số 4 cho nối
Masse thì chân 3 sẽ chốt ở mức thấp. Khi chân 4 được đặt ở điện áp cao thì
ngõ ra mới được tự do (mới có thể lúc lên cao, lúc xuống thấp).
Chân 5 (CONTROL VOLTAGE): Chân khiển, chân này làm thay đổi mức
áp chuẩn trên cầu chia Volt. Khi mức áp chuẩn cấp cho tầng so sánh 1 và 2 bị
1
2
3
4 5
6
7
8
H
A
1
7
5
5
5
+
-
So sánh 1
+
-
So sánh 2
1
7
2
6
5
8 4
5K
5K
5K
2/3Vc
c
1/3Vc
c
R
S
Q
Q
Q
3
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 90
thay đổi thì tần số tín hiệu cũng thay đổi theo. Người ta thường đưa điện áp
tín hiệu vào chân 5 để thực hiện sự điều chế tần số.
Chân 6 (THESHOLD): Ngõ vào của tầng so sánh 1 có mức áp chuẩn bằng
2/3Vcc, lấy trên cầu phân áp tạo bởi điện trở 5K. Khi điện áp trên chân 6 lên
đến mức 2/3Vcc thì chân 3 sẽ chuyển xuống mức áp thấp, lúc này khoá điện
trên chân 7 sẽ ở trạng thái đóng kín.
Chân 7 (DISCHARGE): Chân xả điện, chân này là một ngõ ra của một khoá
điện đóng mở theo áp, khoá điện này đóng mở theo mức áp trên chân số 3.
Khi chân 3 ở mức áp cao thì khoá điện đóng lại và sẽ cho dòng chảy ra. Khi
chân 3 ở mức áp thấp thì khoá điện hở, cắt dòng.
Chân 8 (Vcc): Chân nguồn, nối vào nguồn nuôi Vcc để cấp điện cho IC555
và nguồn này làm việc trong khoảng từ 5V đến 15V.
7.3.2 CÁC MẠCH DAO ĐỘNG
7.3.2.1. MẠCH DAO ĐỘNG ĐA HÀI DÙNG 2 TRANSISTOR
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Nguyên lý hoạt động
- Giả sử nữa chu kỳ đầu tụ C1 được nạp điện, Q2 ngưng và Q1 dẫn, tụ C2 nạp điện
(dòng nạp: +Vcc R4 C2 RBEQ1 Mass), đồng thời tụ C1 phóng điện (dòng
phóng: +C1 RCEQ1 +Vcc R2 -C1).
- Sang nữa chu kỳ sau tụ C2 nạp đầy điện, Q1 ngưng Q2 dẫn, tụ C1 nạp điện, C2
phóng điện. Quá trình như vậy cứ lặp đi lặp lại, ta thu được hai tín hiệu dao động
có dạng xung vuông ngược pha nhau ở trên hai cực C của hai Transistor.
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 91
332 CRT
7.3.2.2. MẠCH DAO ĐỘNG DÙNG 3 TRANSISTOR
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Nguyên lý hoạt động
- Q1, Q2, Q3 đóng vai trò ba SW đóng mở để điều khiển sự hoạt động của ba
Transistor người ta dùng 3 tụ điện C1, C2, C3. Led1,Led2, Led3 dùng để biểu hiện sử
hoạt động của các Transistor. R1, R3, R5, cấp dòng cho 3 Transistor hoạt động. R2,
R4, R6 tải của các Transistor. Mạch làm việc với nguồn cung cấp từ 9V đến 12V.
- Khi cấp nguồn cho mạch thì có 2 tụ điện sẽ được nạp đầy điện trước. Giả sự C1,
C2 được nạp đầy điện trước làm cho Q2, Q3 dẫn điện LED2, LED3 tắt. Q1 ngưng
dẫn làm cho Led1 sáng. Quá trình như vậy cứ liên tiếp xảy ra làm cho Led1 sáng,
chuyển sang Led2, chuyển sang Led3, tao thành 1 mạch đèn đuổi nhau. Với chu kỳ
chớp của các LED:
- Với R = 22K, C = 100UF. Thì chu nháy của các đèn LED là:
c. Sơ đồ mạch in và bố trí linh kiện
Sơ đồ mạch in Sơ đồ bố trí linh kiện
ST 310*100*10*22*2 63
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 92
7.3.2.3. MẠCH DAO ĐỘNG DÙNG IC555
a. Sơ đồ nguyên lý (mạch dao động phi ổn tạo xung vuông)
b. Sơ đồ nguyên lý (mạch dao động đơn ổn)
Sơ đồ mạch in Sơ đồ bố trí linh kiện
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 93
7.3.3 CÁC MẠCH ỨNG DỤNG
7.3.3.1. MẠCH DAO ĐỘNG DÙNG 5 TRANSISTOR
Mạch đèn Led chạy đuổi tuần tự luân phiên
7.3.3.2. MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG DÙNG NGUỒN ẮC QUY
Chú ý:
- Khi hàn xong mạch, nếu mạch được cấp điện mà đèn không sáng thì phải đảo đầu
dây L1. Transistor H1061 phải được tản nhiệt bằng nhôm, có thể bắt thẳng vào máng
đèn để làm nguội. Chỉnh điện trở R1 = 560 để có công suất ra phù hợp. Giảm điện
trở R1 nếu mạch làm việc với nguồn 6V hay với tải là 40W (đèn 1.2m).
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 94
7.3.3.3. MẠCH MICRO KHÔNG DÂY
Sơ đồ mạch in Sơ đồ bố trí linh kiện
7.3.3.4. MẠCH CÒI BÁO ĐỘNG
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 95
- Mạch được tạo bởi 2 con IC 555 dùng để tạo dao động. Tần số được điều khiển
bởi chân 5 của IC. Đầu tiên là IC1 được làm việc xung quang tần số là 1hz và tụ
47uF được nạp điện và sau đó là xả điện liên tục quá trình đó cứ diễn ra liên tục như
vậy. Tần số ra loa được điều chế bởi IC2 và ta nghe được âm thanh ra loa.Hai biến
trở VR1 và VR2 dùng để điều chế tần số đầu ra cho Loa. Tần số cảng lớn thì tiếng
hú còi càng to. Đây là mạch báo động ánh sáng.
7.3.3.5. MẠCH CẢM BIẾN ÁNH SÁNG
- Nhìn vào mạch trên khá là đơn giản vì mạch chỉ sử dụng 1 con 555 để tạo dao
động phát âm thanh ra loa và 1 con LDR cảm biến ánh sáng.
IC 555 ở đây là con tạo dao động xung vuông trong mạch này nó tạo dao
động là 1Khz cấp cho tải là Loa.
LDR là cảm biến ánh sáng. Khi không có anh sáng thì cảm biến này có giá
trị điện trở là vô cùng còn khi có ánh sáng đủ mạch thì cảm biến có giá trị
điện trở là 0. Khi có ánh sáng thì LDR sẽ có điện trở bằng 0 khi đó nó sẽ
phân cực thuận cho con BC158 dẫn đến cấp điện áp vào chân 4 của 555 là
mạch dao động 555 hoạt động và phát âm thanh ra loa. Còn khi không có
ánh sáng thì LDR có giá trị điện trở vô cùng do đó nó ko phân cực được
cho BC158 ==> Không có tín hiệu ra loa. Biến trở 100K dùng để điều
chỉnh mức cường độ ánh sáng cảnh báo.
7.3.4 KỸ THUẬT AN TOÀN
- Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện.
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 96
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi hãy quan sát hoạt động.
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó
chạm khó tiếp xúc
7.3.5 BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Lắp ráp và vận hành mạch dao động đa hài dùng 2 transistor.
2. Lắp ráp và vận hành mạch đèn chạy đuổi dùng 3 transistor.
3. Lắp ráp và vận hành mạch đèn chạy đuổi dùng 5 transistor.
4. Lắp ráp và vận hành mạch dao động đơn ổn dùng IC555.
5. Lắp ráp và vận hành mạch dao động phi ổn dùng IC555.
6. Lắp ráp và vận hành mạch còi báo động dùng IC555.
7. Lắp ráp và vận hành mạch cảm biến ánh sáng dng IC555.
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 97
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
Thời lượng: 12 giờ
8.1. MỤC TIÊU
- Nhận biết được các khái niệm cơ bản, ứng dụng của các mạch khuếch đại
- Thiết kế được các mạch khuếch đại gọn, đẹp, thẩm mỹ.
- Lắp ráp, cân chỉnh được các mạch khuếch đại đúng qui trình và hoạt động tốt.
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sừ dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn lao động trong xưởng thực hành.
8.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG
- Giấy, thước, viết chì, viết lông dầu, mũi nhọn lấy dấu bằng kim loại.
- Board mạch in, linh kiện điện tử, mỏ hàn chì, hút chì, chì hàn, nhựa thông,
máy khoan mạch in, kềm nhọn, kềm cắt, giấy nhám mịn.
- Dụng cụ chứa dung dịch, dung dịch tẩy rữa mạch
- Dụng cụ đo. Nguồn điện xoay chiều, một chiều
8.3. NỘI DUNG
8.3.1 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN
8.3.1.1. KHÁI NIỆM
- Khuếch đại thuật toán trước đây dùng để chỉ một loại mạch điện tử được sử dụng
trong các máy tính tương tự, nhiệm vụ của mạch này nhằm thực hiện các phép tính,
tạo hàm như: cộng, trừ, tích phân, vi phân, so sánh ... Khuếch đại thuất toán đươc
viết tắt là OPS hoặc OP-AMP.
- Hiện nay người ta sản xuất khuếch đại thuật toán dựa trên kỹ thuật mạch đơn tinh
thể và được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật tương tự, tạo tín hiệu hình sine và xung
trong bộ ổn áp và bộ lọc tích cực, ...
- Cấu tạo bên trong của bộ khuếch đại thuật toán khá phức tạp, gồm nhiều linh kiện
như: Transistor, điện trở..... và ngõ ra là một tầng khuếch đại công suất, có thể nói
khuếch đại thuật toán là một linh kiện điện tử phức tạp với một số thông số xác định
mà nhờ đó trong các ứng dụng có thể giảm được số lượng các linh kiện ngoài cần
thiết và việc tính toán hệ số khuếch đại cũng trở nên đơn giản hơn.
- Điện áp một chiều cung cấp cho khuếch đại thuật toán là điện áp đối xứng. Thông
thường trong sơ đồ mạch không vẽ điện áp cung cấp này. Tuy nhiên trong các ứng
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 98
dụng khuếch đại tín hiệu xoay chiều có thể sử dụng nguồn cung cấp đơn như +UB
hoặc –UB (so với Mass).
8.3.1.2. KÝ HIỆU
- Gồm hai ngõ vào:
In+ (còn gọi là ngõ không đảo)
In- (còn gọi là ngõ vào đảo) và một ngõ ra.
8.3.1.3. ĐẶC ĐIỂM
a. Loại phân cực bởi nguồn đôi
Khi Vin+ > Vin- Vout > 0.
Khi Vin+ < Vin- Vout < 0.
Khi Vin+ = Vin- Vout = 0.
- Với loại Op-Amp (Operator Amplifier) thiết kế
phân cực bởi 2 nguồn V+ và V- thì ngõ ra Out sẽ có
các tính chất:
Điện áp ra dương, nếu điện điện áp đặt vào IN+ lớn hơn điện áp đặt vào IN-
Điện áp ra âm, nếu điện áp đặt ở ngõ vào IN+ nhỏ hơn điện áp đặt vào IN-
Điện áp ra bằng 0V, nếu điện áp đặt vào IN+ bằng với điện áp đặt vào IN-
b. Loại phân cực bởi nguồn đơn
- Khi Vin+ > Vin- Vout Báo mức cao.
- Khi Vin+ = Vin- Vout Báo mức 0.
- Khi Vin+ < Vin- Vout Báo mức thấp.
- Với loại Op-Amp được phân cực bởi nguồn đơn (V+)
thì ngõ vào (Input) và ngõ ra (Ouput) có tính chất sau:
Ngõ ra mức Volt cao (Hight) nếu điện áp
ngõ vào IN+ lớn hơn điện áp ngõ vào IN-
Ngõ ra mức 0V nếu điện áp ngõ vào IN+ bằng điện áp ngõ vào IN-
Ngõ ra mức Volt thấp (Low) nếu điện áp ngõ vào IN+ nhỏ hơn điện áp
ngõ vào IN-
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 99
c. Khảo sát sơ đồ chân các IC khuếch đại thuật toán thông dụng
VI MẠCH HA741
VI MẠCH RC4558:
VI MẠCH LM324
- Bên trong IC được tích hợp gồm có 4 Op-Amp như hình vẽ.
Chân 1: Ngõ ra 1. Chân 8: Ngõ ra 3.
Chân 2: Ngõ vào đảo 1. Chân 9: Ngõ vào K0 đảo 3.
Chân 3: Ngõ vào không đảo 1. Chân 10: Ngõ vào đảo 3.
Chân 4: Nguồn cung cấp dương (+VCC) Chân 11: Nguồn cung cấp âm (-VCC)
Chân 5: Ngõ vào không đảo 2. Chân 12: Ngõ vào đảo 4.
Chân 6: Ngõ vào đảo 2. Chân 13: Ngõ vào không đảo 4.
Chân 7: ngõ ra 2. Chân 14: Ngõ ra 4.
Chân 1: NC
Chân 2: Ngõ vào đảo.
Chân 3: Ngõ vào không đảo
Chân 4: Mass (-Vcc )
Chân 5: NC
Chân 6: Ngõ ra
Chân 7: Nguồn (+Vcc)
Chân 8: NC
1
2
3
4 5
6
7
8
U
A
7
4
1
1 2 3 4
5 6 7 8
+ -
Chân 1: Ngõ ra 1
Chân 2: Ngõ vào đảo 1.
Chân 3: Ngõ vào không đảo 1
Chân 4: Mass ( -VCC).
Chân 5: Ngõ vào không đảo 2
Chân 6: Ngõ vào đảo 2
Chân 7: Ngõ ra 2
Chân 8: +VCC
1
2
3
4 5
6
7
8 U
A
4
5
5
8
1 2 3 4
5 6 7 8
+ -
+ -
14 13 12 11
4 3 2 1
+ -
+ -
10 9 8
5 6 7
+ -
+ -
-Vcc
+Vcc
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 100
R4
4.7K
220VAC
R3
1.2K
VR
R5
4.7K
220V/75W
H L
RE3
RELAY
-
+
IC 741
3
2
6
4
7
R1
1.2K
+12VDC
R2
1.2K
D2
1N4007
D1
1N4007
Q1
A1015
- Để kiểm tra IC trước tiên ta phải cấp nguồn vào 2 chân 4 và 11 của IC khoảng:
9V hoặc 12V nếu cấp nguồn đơn.
4,5V hoặc nếu cấp nguồn đôi.
- Nhớ lưu ý phải đúng âm, dương nếu sai sẽ làm hỏng IC.
- Đo Volt ngõ ra của các Op-Amp phải thay đổi khi ta thay đổi Volt cấp cho 2 ngõ
vào (+) và (-) giống nhau, khác nhau.
Ví dụ:
- Kiểm tra Op-Amp ở 3 chân 1, 2, 3. Cấp 12V cho chân 4 và mass vào chân 11.
- Nối chân 2 với chân 3 rồi hàn vào mass hoặc vào 12V Đo chân 1 gần bằng 0V.
- Hàn chân 2 xuống mass, còn chân 3 hàn vào 12V Đo chân 1 trên 7V tốt.
- Còn các Op-Amp khác trong IC ta cũng kiểm tra tương tự như trên.
d. Phương pháp nhận diện chân ra của IC
- Muốn nhận dạng vị trí chân IC, dù là loại Digital, IC ổn áp hoặc IC Analog ta
điều phải dựa vào sổ tay tra cứu IC. Tuy nhiên, ta cần phải biết phương pháp xác
định vị trí cho chân mang thứ tự 1 cho IC, khi nhìn thẳng từ trên xuống IC, ta nhận
thấy trên IC (dạng có hai hàng chân song song) ở một phía trên thân sẽ khuyết ở một
đầu một phần bán nguyệt, đôi khi ở phía này có thể in vạch thẳng sơn trắng, hoặc có
điểm một chấm trắng phía trái.
- Vị trí chấm trắng bên trái xác định chân số 1, sau đó tuần tự đếm theo chiều
ngược kim đồng hồ ta sẽ tìm được các chân còn lại. Tuỳ thuộc vào các tính năng kỹ
thuật ghi trong sổ tay tra cứu, chức năng của mỗi chân tương ứng với số thứ tự của
chân đó.
8.3.1.4. MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN
a. Mạch so sánh điện áp dùng IC741
- Sơ đồ nguyên lý
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 101
- Chức năng linh kiện trong mạch
Điện trở R1, R2 dùng để phân cực cho Transistor hoạt động.
Điện trở R3, R4, R5 và VR là các điện trở phân cực cho Op-Amp.
Op-Amp dùng để điều khiển Relay. Relay dùng để điều khiển bóng đèn.
- Sơ đồ mạch in và bố trí linh kiện
Sơ đồ mạch in Sơ đồ bố trí linh kiện:
b. Mạch cảm biến ánh sáng dùng IC741
- Sơ đồ nguyên lý
- Chức năng linh kiện
Cds là quang trở dùng để cảm nhận ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào.
VR1 là biến trở dùng để điều chỉnh nguỡng nhận ánh sáng.
R1, R2 dùng để tạo điện áp ngưỡng ngõ vào cộng của Op-Amp.
R3, R4 dùng để tạo phân cực cho Transistor.
Transistor điều khiển Relay.
Relay là công tắc điện tử điều khiển đèn.
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 102
8.3.2 KHUẾCH ĐẠI DÙNG TRANSISTOR:
8.3.2.1. MẠCH KHUẾCH ĐẠI CƠ BẢN:
a. Sơ đồ mạch nguyên lý:
b. Chức năng linh kiện trong mạch
- C1: Dẫn tín hiệu vào.
- C6: Tụ lọc nguồn chính, giá trị của C6 phụ thuộc vào dòng tải, nói cách khác phụ
thuộc vào công suất hoạt động của mạch. Mạch có công suất càng lớn C6 phải có giá
trị càng cao. Nếu không sẽ gây hiện tượng "đập mạch" có nghĩa là điện áp trên C6 bị
nhấp nhô và loa sẽ phát sinh tiếng ù gọi là ù xoay chiều. Nếu điện áp nuôi mạch
được cấp bởi biến áp 50Hz sẽ nghe tiếng ù (như còi tầm), nếu cấp bằng biến áp xung
tần số cao sẽ nghe tiếng rít.
- R5 - C3: Hợp thành mạch lọc RC ổn định nguồn cấp và chống tự kích cho tầng
khuếch đại 2, 1. Tuy nhiên nếu mắc ở đây thì tác dụng của R5-C3 không cao. Muốn
nâng cao tác dụng của nó bạn phải mắc mắt lọc này về phía cực (+) của C6.
- R3-C2: Mạch lọc RC ổn định nguồn, chống tự kích cho khuếch đại 1 (khuếch đại
cửa vào).
- R1- R2: Định thiên, phân áp để ổn định phân cực tĩnh cho Q1, để Q1 ko gây méo
tuyến tính khi k/d thì R1 phải được chỉnh để Q1 làm việc ở chế độ A (tương ứng
UBE Q1 bằng 0.8V đối với BTJ gốc silic). Đồng thời R2 phải được chọn có giá trị
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 103
bằng trở kháng ra của mạch đằng trước. Nếu tín hiệu vào là micro thì R2 có giá trị
chính bằng trở kháng của micro.
- R4: Tải Q1 và định thiên cho Q2. Trong mạch này Q1 và Q2 được ghép trực tiếp
để tăng hệ số khuếch đại dòng điện trước khi công suất (Q2 đóng vai trò tiền khuếch
đại công suất). Mặt khác cũng để giảm méo biên độ và méo tần số khi tần số, biên độ
của tín hiệu vào thay đổi.
- R7-C4: Hợp thành mạch hồi tiếp âm dòng điện có tác dụng ổn định hệ số khuếch
đại dòng điện cho Q1, giảm nhỏ hiện tượng méo biên độ. Khi điều chỉnh giá trị của
C4 sẽ thay đổi hệ số khuếch đại của Q1, nói cách khác điều chỉnh C4 sẽ làm mạch
kêu to_kêu nhỏ.
- Q1: Khuếch đại tín hiệu vào, được mắc theo kiểu E chung.
- Q2: Đóng vai trò khuếch đại tiền công suất được mắc kiểu C chung. Tín hiệu ra ở
chân E cấp cho 2 BJT công suất. Ở đây, thực chất không có tín hiệu xoay chiều nào
hết, chỉ có điện áp một chiều thay đổi (lên xuống) quanh mức tĩnh ban đầu. Tín hiệu
ra ở chân E Q2 được dùng kích thích (thông qua thay đổi điện áp) cho Q3, Q4.
- Q3, Q3: Cặp BJT công suất được mắc theo kiểu "đẩy kéo nối tiếp". Hai BJT này
thay nhau đóng/mở ở từng nửa chu kỳ của tín hiệu đặt vào. Lưu ý là Q3 dùng PNP,
Q4 dùng NPN nhưng phải có thông số tương đương nhau. Kiểu mắc Q2, Q3, Q4 như
trên gọi là "đẩy kéo nối tiếp tự đạo pha".
- R9, R10: Điện trở cầu chì, bảo vệ Q3, Q4 khỏi bị chết khi có 1 trong 2 BJT bị
chập.
- D1, D2: Ổn định nhiệt, bảo vệ tránh cho Q3, Q4 bị nóng.
- PR1 : Điều chỉnh phân cực Q4, thông qua đó chỉnh cân bằng cho "điện áp trung
điểm"
Kết luận : Như vậy, với cả chu kỳ của tín hiệu vào ta thu được 2 dòng điện liên tục đi
xuống/đi lên ở loa, đó chính là tín hiệu xoay chiều ra loa. Cường độ 2 dòng này tỷ lệ
thuận với biên độ tín hiệu xoay chiều vào mạch.
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 104
8.3.2.2. MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN
a. Mạch khuếch đại âm tầng 5W
- Sơ đồ mạch
- Thông số mạch
PR1 = 47K
R1 = 100K R2 = 12K R3 = 47K R4 = 8K2
R5 = 1K5 R6 = 2K7 R7, R9 = 100R R8 = 560R
R10 = 1R C1,C2 = 10µF C3 = 47µF C4 = 100µF
C5 = 150nF C6 = 220µF C7 = 220µF C8 = 1000µF
Q1 = BC560C Q2, Q3 = BD439 Loa 8ôm – 5W
b. Mạch chỉnh âm sắc
- Sơ đồ mạch và thông số mạch
50K
VOLUME
C4
224
0
VCC=12VDC
R5
1K
R4
10K
R1
1M
C5
102
R6
5K6
+
C1
1MF
0
+
C2
1MF
0
0
0
Q1
C1815
R3
220
C6
103
HI
100K
T REBLE
HI 100K
BASS
C3
223
0
OUTPUT1
HI
R2
5K6
INPUT1
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 105
8.3.3 KHUẾCH ĐẠI DÙNG IC
8.3.3.1. MẠCH KHUẾCH ĐẠI CƠ BẢN:
a. Khái niệm về IC công suất:
- IC là viết tắt của từ Intergated Circuit nghĩa là mạch tích hợp: là mạch điện tử
gồm nhiều linh kiện tích hợp trong một khối duy nhất để thực hiện một hay nhiều
chức năng, thí dụ IC công suất âm tần thì làm chức năng khuếch đại công suất âm
tần, IC tổng trong Tivi màu có thể thực hiện hàng chục các chức năng khác nhau.
b. Với mạch sử dụng IC khuếch đại công suất cần nắm được các điểm
chính sau :
Chân cấp nguồn Vcc cho IC
Chân nhận tín hiệu vào Audio in
Chân đưa tín hiệu ra loa Audio out
c. Đặc điểm về điện áp và trở kháng của các chân IC:
- IC công suất âm tần thực chất là một tổ hợp Transistor được mắc theo kiểu trực
tiếp, trong đó hai đèn công suất được mắc đẩy kéo vì vậy điện áp đầu ra loa ( Chân
số 2) luôn có giá trị bằng 1/2 Vcc.
- Nếu ta đo trở kháng (bằng thang x10 giữa chân cấp nguồn với Mass thì chiều đo
thuận (que đen vào +Vcc, que đỏ vào mass) phải có trở kháng lớn, khi đảo lại có
trở kháng nhỏ.
- Khi cấp nguồn, nếu dùng tay cầm Tôvít chạm vào chân Audio in phải có tiếng ù
ở loa Trái với các đặc điểm trên là dấu hiệu của IC công suất bị hỏng.
d. Phương pháp xác định IC công suất và các chân quan trọng
- IC công suất là IC có tản nhiệt. Là IC có đường liên lạc ra loa.
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 106
- Chân cấp nguồn Vcc là chân nối với cực dương của tụ lọc nguồn (tụ hoá to nhất ở
khu vực công xuất )
- Chân ra loa: để xác định chân ra loa, ta phải dò ngược từ Loa về qua tụ ra loa.
- Chân Audio in: Ta có thể xác định chân này bằng cách dò từ điểm giữa của triết
áp Volume qua tụ đi vào chân Audio in của IC.
8.3.3.2. MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN
a. Mạch khuếch đại âm tầng 1 kênh dùng LA440
- Sơ đồ mạch và thông số mạch
b. Mạch khuếch đại âm tầng 2 kênh dùng LA440
- Sơ đồ mạch và thông số mạch
HI
INPUT
0
+
C1
47MF
R5
10
+
C5
100MF
+
C2
47MF
1
1
2
4
67 8
9
10
12
1
3
1
4
35
1
1
0
C6
104
HI
LA4440
LOA
8/12W
+
C4
100MF
0
HI
R1
100
0
+ C3
220MF
VCC=+12VDC
HI
0
C11
104
0
0
R1
10
0
+C3
220MF
HI
LOA
8/6W
0
INPUT2 +
C2
1MF
0
LOA
8/6W
LA4440
INPUT1
R2
10
+
C7
47MF
+
C8
1000MF
+
C4
47MF
+
C1
1MF
+
C6
100MF
C10
104
+
C9
1000MF
0
HI
+
C5
100MF
0
1
2
3 4 5
6
7 8 9 10
1
1
121
3
1
4
VCC=+12VDC
0
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 107
c. Mạch chỉnh âm sắc
- Sơ đồ mạch và thông số mạch
8.3.4 KỸ THUẬT AN TOÀN
- Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện.
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi hãy quan sát hoạt động.
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó
chạm khó tiếp xúc
8.3.5 BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Lắp ráp và vận hành mạch so sánh dùng IC LM741.
2. Lắp ráp và vận hành mạch cảm biến ánh sáng dùng IC LM741.
3. Lắp ráp và vận hành mạch khuếch đại Ampli 5W dùng transistor.
4. Lắp ráp và vận hành mạch chỉnh âm sắc dùng transistor.
5. Lắp ráp và vận hành mạch khuếch đại 1 kênh dùng IC LA4440.
6. Lắp ráp và vận hành mạch khuếch đại 2 kênh dùng IC LA4440.
HI
INPUT1
0
OUTPUT1
VCC=12VDC
R5
1K
T P3
ÑEÁN V OLUME 2
0
+
C1
1MF
R3
220
0
+
C2
1MF
0
C3
223
R7
BALANCE
100K
BASS
50K
VOLUME 1100K
T REBLE
R1
1M
R4
10K
C5
102
0
0
R6
5K6
HI
C6
103
0
HI
Q1
C1815
R2
5K6
C4
224
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 108
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
Thời lượng: 12 giờ
9.1. MỤC TIÊU
- Nhận biết được các khái niệm cơ bản, ứng dụng cơ bản của mạch chỉ thị số
- Thiết kế được các mạch chỉ thị số cơ bản gọn, đẹp, thẩm mỹ.
- Lắp ráp, cân chỉnh được các mạch chỉ thị số đúng qui trình và hoạt động tốt.
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn lao động trong xưởng thực hành.
9.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG
- Giấy, thước, viết chì, viết lông dầu, mũi nhọn lấy dấu bằng kim loại.
- Board mạch in, linh kiện điện tử, mỏ hàn chì, hút chì, chì hàn, nhựa thông, máy
khoan mạch in, kềm nhọn, kềm cắt, giấy nhám mịn.
- Dụng cụ chứa dung dịch, dung dịch tẩy rữa mạch
- Dụng cụ đo. Nguồn điện xoay chiều, một chiều
9.3. NỘI DUNG
9.3.1 MẠCH GIẢI MÃ HIỂN THỊ
9.3.1.1. LED SỐ (LED 7 ĐOẠN)
- Đây là lọai đèn dùng hiển thị các số từ 0 đến 9, đèn gồm 7 đọan a, b, c, d, e, f, g,
bên dưới mỗi đọan là một led (đèn nhỏ) hoặc một nhóm led mắc song song (đèn
lớn).
- Khi một tổ hợp các đọan cháy sáng sẽ tạo được một con số thập phân từ 0 - 9.
Hình 9.1: Hiển thị LED 7 ĐOẠN từ 0 9
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 109
- Đèn 7 đoạn cũng hiển thị được một số chữ cái và một số ký hiệu đặc biệt.
- Có hai loại đèn 7 đoạn:
Loại catod chung (H 9.2a), dùng cho mạch giải mã có ngã ra tác động cao.
Loại anod chung (H 9.2b), dùng cho mạch giải mã có ngã ra tác động thấp.
(H 9.2a) (H 9.2b)
9.3.1.2. LINH KIỆN GIẢI MÃ
- Linh kiện giải mã thực hiện chức năng chuyển mã BCD sang Led 7 đoạn. Mạch
có 4 ngã vào cho số BCD và 7 ngã ra thích ứng với các ngã vào a, b, c, d, e, f, g của
led 7 đọan, sao cho các đọan cháy sáng tạo được số thập phân đúng với mã BCD ở
ngã vào.
Bảng sự thật của mạch giải mã 7 đoạn, có ngã ra tác động thấp
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 110
- IC thông dụng dùng để giải mã BCD sang 7 đọan
CD 4511 (loại CMOS, ngã ra tác động cao và có đệm)
7447 (loại TTL, ngã ra tác động thấp, cực thu để hở)
a. Linh kiện IC 7447
- Đây là IC giải mã cho LED 7 đoạn anode chung. IC chuyển đổi từ mã BCD sang
mã LED 7 đoạn anode chung. Ứng dụng khi ta cần hiện thị số trên LED 7 đoạn trong
mạch số mà không cần dùng vi điều khiển, hoặc muốn tiết kiệm chân cho vi điều
khiển.
Hình 9.3: Sơ đồ chân IC giải mã LED 7 ĐOẠN loại Anode chung
Bảng sự thật của 7447
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 111
- Chân BI/RBO được nối theo AND bên trong IC và được dùng như ngõ vào xóa
(Blanking Input, BI) và/hoặc ngõ ra xóa dợn sóng (Ripple Blanking Output, RBO).
Ngã vào BI phải được để hở hay giữ ở mức cao khi cần thực hiện giải mã cho số ra.
Ngõ vào xóa dợn sóng (Ripple Blanking Input, RBI) phải để hở hay ở mức cao khi
muốn đọc số 0.
- Khi đưa ngã vào BI xuống thấp, ngã ra lên 1 (không tác động) bất chấp các ngã
vào còn lại. Ta nói IC làm việc dưới điều kiện bị ép buộc và đây là trường hợp duy
nhất BI giữ vai trò ngã vào.
- Khi ngã vào RBI ở mức 0 và A=B=C=D=0, tất cả các ngã ra kể cả RBO đều
xuống 0. Ta nói IC làm việc dưới điều kiện đáp ứng.
- Khi BI/RBO để hở hay được giữ ở mức 1 và ngã vào thử đèn (Lamp test, LT)
xuống 0, tất cả các led đều cháy (ngã ra xuống 0).
- Một trong những IC phổ biến trong điện tử số. Có rất nhiều kí hiệu khác nhau tùy
thuộc vào hãng và khả năng đáp ứng như: 74HC47, 74HCT47, 74LS47
- Dựa vào bảng sự thật và các ghi chú 7447 là IC giải mã BCD sang 7 đọan có đầy
đủ các chức năng khác như: thử đèn, xóa số 0 khi nó không có nghĩa. Ta có thể hiểu
rõ hơn chức năng này với thí dụ mạch hiển thị một kết quả có 3 chữ số sau đây
Hỉnh 9.4: Mạch hiển thị số
- Vận hành của mạch có thể giải thích như sau:
IC hàng đơn vị có ngã vào RBI đưa lên mức cao nên đèn số 0 hàng đơn vị
luôn luôn được hiển thị (dòng 0 trong bảng sự thật), điều này là cần thiết để
xác nhận rằng mạch vẫn chạy và kết quả giải mã là số 0.
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 112
IC hàng chục có ngã vào RBI nối với ngã ra RBO của IC hàng trăm nên số 0
hàng chục chỉ được hiển thị khi số hàng trăm khác 0 (RBO=1) (dòng 0 đến
15).
IC hàng trăm có ngã vào RBI đưa xuống mức thấp nên số 0 hàng trăm luôn
luôn tắt.
- IC7447 thường được sử dụng ở 4 chế độ hoạt động
Sáng bình thường đủ các trạng thái từ 0 ÷ 9 (thường dùng nhất). Chân
BI/RBO phải bỏ trống hoặc nối lên mức cao, chân RBI phải bỏ trống hoặc nối
lên mức cao, chân LT phải bỏ trống hoặc nối lên mức cao.
Chân BI/RBO nối xuống mức thấp thì tất các các đoạn của LED đều không
sáng bất chấp trạng thái của các ngõ vào còn lại.
Bỏ trạng thái số 0 (khi giá trị BCD tại ngõ vào bằng 0 thì tất cả các đoạn của
LED 7 đoạn đều tắt). Chân RBI ở mức thấp và chân BI/RBO phải bỏ trống
(và nó đóng vai trò là ngõ ra).
Chân BI/RBO phải bỏ trống hoặc nối lên mức cao và chân LT phải nối xuống
mức thấp. Tất cả các thanh của LED 7 đoạn đều sáng, bất chấp các ngõ vào
BCD. Dùng để Kiểm tra các đoạn của LED 7 đoạn (còn sáng hay đã chết).
b. Linh kiện IC 4511
- IC 4511 có khả năng thúc, giải mã và chốt dữ liệu cùng 1 lúc. Các ngõ ra như đã
thấy ở trên đều tác động mức cao nên 4511 dùng cho giải mã led 7 đoạn loại K
chung.
Hình 9.5: Sơ đồ chân IC giải mã LED 7 ĐOẠN loại Kathode chung
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 113
- C4511 là IC giải mã 4 bit ra Led 7 đoạn, được sử dụng rất phổ biến... IC này
không chỉ đơn thuần giả mã mà còn có chức năng chốt số liệu bên trong để lưu lại
giá trị đang hiển thị thông qua chân LE (chân số 5) khi bị đặt ở mức Logic H thì giá
trị được hiển thị trên Led không thay đổi và khi LE được đặt giá trị Logic L thì giá
trị hiển thị sẽ thay đổi theo Dữ liệu BCD ở lối vào...Các chân BI, LT cũng có chức
năng tương tự như bên 74LS47. Đặc biệt chân LE cho phép chốt dữ liệu lại khi nó ở
cao.
Bảng hoạt động của 4511 như dưới đây
- Những ứng dụng chính của nó là mạch thúc hiển thị trong các bộ đếm, đồng hồ
điện tử, lịch vạn niên. thúc hiển thị tính toán máy tính, thúc giải mã trong các bộ
định thời, đồng hồ khác nhau... Vì cấu trúc có sẵn mạch thúc 8421 trong nó nên 4511
còn có thể thức trực tiếp thúc hay thúc được tải lớn hơn như đèn khí nóng sáng, tinh
thể lỏng, huỳnh quang chân không
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 114
9.3.2 MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN
9.3.2.1. MẠCH GIẢI MÃ LED SỐ DÙNG IC 7447
a. Sơ đồ mạch
Hình 9.5: Mạch giải mã BCD sang LED 7 ĐOẠN
- Cấp tín hiệu mức logic số 4 bit vào ngỏ vào BCD input. Khi 4 bit số thay đổi
trang thái, ngỏ ra của IC làm Led số hiển thị số thập phân tương ứng với mã BCD
cấp vào.
- Để thực hiện được các chức năng hiển thị, IC 7447 hoạt động tuân thủ theo bảng
trạng thái Logic.
- Theo Bảng trạng thái, IC 7447 có thể hoạt động ở chế độ bình thường thì các
chân điều khiển là LT = 1, BI/RBO = 1.
- Nếu chân LT = 0 và BI/RBO = 1 thì tất cả 7 thanh của đèn LED đều sáng bất
chấp giá trị các Ngõ vào bằng bao nhiêu.
- Nếu RBI = 0 và BI/RBO = 0 hoặc RBI = H và BI/RBO = 0 thì toàn bộ 7 thanh
đèn LED đều tắt.
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 115
9.3.2.2. MẠCH GIẢI MÃ LED SỐ DÙNG IC 4511
a. Sơ đồ mạch
- Cấp tín hiệu mức logic số 4 bit vào ngỏ vào BCD input (A,B,C,D) bằng cách điều
khiển các công tắc (SW). Khi 4 bit số thay đổi trang thái, ngỏ ra của IC làm Led số
hiển thị số thập phân tương ứng với mã BCD cấp vào.
- Bằng cách đóng ngắt và tổ hợp lần lượt các Chuyển mạch SW0 đến SW3 thì Led
7 đoạn sẽ hiển thị giá trị tương ứng.
- Các Điện trở ngõ vào (sau các Chuyển mạch) của các cổng từ A đến D có thể
chọn giá trị từ 680 Ohm đến 22k. Các Điện trở lắp ở đầu ra của IC để cung cấp cho
Led thường được chọn từ 47 Ohm đến 470 Ohm tùy thuộc vào Led lớn hay nhỏ...
- Để có thể thử nhanh IC 4511, có thể đấu chuyển mạch để đặt trạng thái cho chân
LT (Lamp Test-chân số 3), nếu đặt ở mức 0V thì Led sẽ hiện số 8, nếu đặt chân 3 ở
mức 5V thì Led hiển thị giá trị của các đầu vào.
- Nếu đặt chân BI (Blank Input) ở mức 0V thì Led tắt hoàn toàn, nếu đặt ở mức 5V
thì Led sẽ hiển thị tùy thuộc vào hai chân LT và LE...
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 116
- Chân LE (chân số 5) là chân chốt Dư liệu: Nếu chân này được đặt ở mức 0V thì
mạch hoạt động bình thường. Nếu được đặt ở mức 5V thì nó sẽ khóa đầu vào và chỉ
hiển thị kết quả đã được nhập vào trước đó cho đến khi chân này được đặt xuống
mức 0V thì dữ liệu đầu vào mới được nhập vào và Led sẽ hiển thị kết quả mới được
nhập vào...
9.3.3 CÁC MẠCH ỨNG DỤNG
9.3.3.1. MẠCH ĐẾM 1 LED SỐ DÙNG IC 7490 - 7447
- Sơ đồ mạch
9.3.3.2. MẠCH ĐẾM 2 LED SỐ DÙNG IC 7490 - 7447
- Sơ đồ mạch
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 117
9.3.3.3. MẠCH ĐẾM SỐ TỪ 09
- Sơ đồ mạch
9.3.3.4. MẠCH ĐẾM SỐ TỪ 04
- Sơ đồ mạch
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 118
9.3.3.5. MẠCH ĐẾM SỐ TỪ 0099
- Sơ đồ mạch
9.3.3.6. MẠCH ĐẾM 1 LED SỐ DÙNG IC 4518 - 4511
- Sơ đồ mạch
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 119
9.3.3.7. MẠCH ĐẾM 2 LED SỐ DÙNG IC 4518 - 4511
- Sơ đồ mạch
9.3.3.8. MẠCH ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ
- Sơ đồ mạch
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 120
9.3.4 KỸ THUẬT AN TOÀN
- Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện.
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi hãy quan sát hoạt động.
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó
chạm khó tiếp xúc
9.3.5 BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Lắp ráp và vận hành mạch giải mã led số dùng IC 7447.
2. Lắp ráp và vận hành mạch giải mã led số dùng IC 4511.
3. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 1 led số dùng IC 7490-7447.
4. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 2 led số dùng IC7490-7447.
5. Lắp ráp và vận hành mạch đếm số từ 09.
6. Lắp ráp và vận hành mạch đếm số từ 04.
7. Lắp ráp và vận hành mạch đếm số từ 0099.
8. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 1 led số dùng IC 4518-4511.
9. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 2 led số dùng IC 4518-4511.
10. Lắp ráp và vận hành mạch đồng hồ điện tử.
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 121
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
Thời lượng: 12 giờ
10.1. MỤC TIÊU
- Nhận biết được khái niệm cơ bản, các ứng dụng cơ bản của bộ chuyển mạch và
bộ ghép quang. Thiết kế được các bộ chuyển mạch, bộ ghép quang gọn, đẹp,
thẩm mỹ.
- Lắp ráp, cân chỉnh được các mạch đúng qui trình và hoạt động tốt.
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ.
- Đảm bảo an toàn lao động trong xưởng thực hành.
10.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG
- Giấy, thước, viết chì, viết lông dầu, mũi nhọn lấy dấu bằng kim loại.
- Board mạch in, linh kiện điện tử, mỏ hàn chì, hút chì, chì hàn, nhựa thông, máy
khoan mạch in, kềm nhọn, kềm cắt, giấy nhám mịn.
- Dụng cụ chứa dung dịch, dung dịch tẩy rữa mạch
- Dụng cụ đo. Nguồn điện xoay chiều, một chiều
10.3. NỘI DUNG
10.3.1 CHUYỂN MẠCH TƯƠNG TỤ
10.3.1.1. GIỚI THIỆU LINH KIỆN
- Sơ đồ cấu trúc IC 4066
10.3.1.2. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG IC 4066
- IC 4066 là IC chuyển mạch analog, gồm 4 công tắc chuyển mạch đơn.
- Với mỗi một chuyển mạch đơn yêu cầu ở đầu vào một tín hiệu đơn.
- Các tín hiệu vào CON là tín hiệu điều khiển (CONTROL).
- Các ngõ vào/ra (input/output) có thể hoán đổi chiều chức năng.
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 122
- Tầm điện áp làm việc trong khoảng 5 15VDC.
10.3.2 MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN
10.3.2.1. MẠCH THỬ LINH KIỆN
- Dùng bo thử mạch, lắp linh kiện lên bo thử.
- Các ngõ vào input nối nguồn VD: +5V.
- Các ngõ ra output nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass.
- Các ngõ điều khiển control được kéo lên nguồn qua điện trở và nút nhấn.
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện.
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách nhấn các nút nhấn.
10.3.2.2. MẠCH CHỌN 2 KÊNH
- Dùng 2 linh kiện IC4066, lắp mạch theo sơ đồ.
- Các ngõ vào input nối nguồn VD: +5V.
- Các ngõ ra output nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass.
- Các ngõ điều khiển control được kéo lên nguồn qua điện trở và công tắc.
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện.
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách bật, tắt công tắc chọn kênh.
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 123
10.3.2.3. MẠCH ĐO BÁO HIỆU MỨC NƢỚC
- Mạch sử dụng IC CMOS CD4066 để đóng cắt và đưa tín hiệu mức nước ra các
LED.
- Khi mức nước trong thùng không có nước thì điện trở 180K được nối với
mức thấp (GND) nên không có đèn LED nào sáng.
- Khi có mức nước vào thì đầu tiên nó kết giữa S1 với nguồn dương thông qua
các ion trong nước khi đó đóng khóa S1 tạo cho đèn LED 1 sáng. Cứ như vậy thì các
mức 2, 3, 4 cũng như vậy mức nước đến đâu thì đèn sẽ sáng đến đó.
- Riêng khi mức nước đã đầy có thêm 1 chuông cảnh báo là nước trong thùng đã
đầy. Cảnh báo cho người sử dụng là nước đã đầy thùng.
10.3.3 CHUYỂN MẠCH SỐ
10.3.3.1. GIỚI THIỆU LINH KIỆN
- Sơ đồ cấu trúc IC 4051
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 124
- Đặc tính hoạt động IC 4051
- Chân 16 (Vdd):điện áp cung cấp thông thường từ 5-15 VDC
- Điện áp ngõ vào (Vin) từ 0V –VDD
- Vi mạch chuyển mạch CD4051BC là một bộ dồn kênh/phân kênh 1-8 kênh
tương tự, với 3 ngõ vào điều khiển C, B, A và 1 ngõ vào cho phép INHT trong 8
kênh bất kỳ có thể được chọn bằng cách cung cấp 3 tín hiêu nhị phân cho 3 ngõ vào
điều khiển C, B, A và chân cho phép INH ở mức logic thấp.
- Khi dồn kênh dữ liệu vào chân COM OUT/IN, ra ở 8 kênh CHANNEL I/O từ 0
đến 7.
- Ngược lại, khi tách kênh thì dữ liệu song song vào các chân CHANNEL I/O 0
đến 7 và ra ở chân COM OUT/IN; 3 ngõ chọn là A, B, C.
- Chân INH (inhibit) cho phép dữ liệu được phép truyền ra.
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 125
10.3.3.2. MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN
- Mạch thử dồn kênh
- Dùng bo thử mạch, lắp linh kiện lên bo thử.
- Các ngõ I/O nối nguồn VD: +5V.
- Ngõ Com out/in nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass.
- Ngõ điều khiển cho phép INH được kéo xuống mức 0.
- Các ngõ chọn A,B,C được kéo lên nguồn qua điện trở và công tắc, có thể bật tắt
công tắc để tạo 3 bit số đưa vào A,B,C chọn kênh vào.
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện.
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách tạo 3 bit số đưa vào A,B,C.
- Mạch thử tách kênh
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 126
- Dùng bo thử mạch, lắp linh kiện lên bo thử.
- Ngõ Com out/in nối nguồn VD: +5V.
- Các ngõ I/O nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass.
- Ngõ điều khiển cho phép INH được kéo xuống mức 0.
- Các ngõ chọn A, B, C được kéo lên nguồn qua điện trở và công tắc, có thể bật tắt
công tắc để tạo 3 bit số đưa vào A,B,C chọn kênh ra.
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện.
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách tạo 3 bit số đưa vào A, B, C.
10.3.4 MẠCH GHÉP QUANG
10.3.4.1. TỔNG QUÁT CHUNG
- Trong điện - điện tử, opto còn gọi là bộ cách ly quang (Opto-Isolator), là một linh
kiện dùng để truyền tín hiệu điện bằng cách chuyển tín hiệu sang ánh sáng và sau đó
mới truyền đi. Mục đích là để tạo ra sự cách ly về điện giữa đầu vào và đầu ra. Cấu
tạo của opto gồm một LED phát và một LED thu là photo diode hay photo transitor,
cả hai được tích hợp nằm bên trong một vỏ bọc kín.
- Opto rất hay được sử dụng trong các hệ thống Điện - Điện Tử Công Suất lớn,
dùng để ngăn các xung điện áp cao hay các phần mạch điện công suất lớn có thể làm
hư hỏng các ngõ điều khiển công suất nhỏ trên một bo mạch (như các các ngõ ra của
Vi Xử Lý).
Sơ đồ nguyên lý của một opto nhƣ sau
Cách bố trí LED phát và LED thu bên trong của opto-coupler
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 127
- Nguyên lý hoạt động: Khi có dòng nhỏ đi qua 2 đầu của led có trong opto làm
cho LED phát sáng. Khi LED phát sáng làm thông hai cực của photo diode, mở cho
dòng điện chạy qua.
10.3.4.2. GIỚI THIỆU LINH KIỆN
a. Opto PC817
Sơ đồ chân PC817
o Chân 1: Anode
o Chân 2: Cathode
o Chân 3: Emitter-Phát
o Chân 4: Collector -Thu
- Opto PC817 là cách ly quang (hay còn gọi là OPTO) là một linh kiện bán dẫn
cấu tạo gồm 1 bộ phát quang và một cảm biến quang tích hợp trong 1 khối bán dẫn
bộ phát quang là 1 diode phát quang dùng để phát ra ánh sáng kích cho các cảm biến
quang dẫn, còn cảm biến quang là photo transistor.
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 128
- Opto PC817 được dùng để cách ly giữa các khối chênh lệch nhau về điện hay
công suất như khối có công suất nhỏ với khối điện áp lớn. Hoặc có thể dùng để
chống nhiễu cho các mạch cầu H, ngõ ra PLC, chống nhiểu cho các thiết bị đo lường.
- Về nguyên lý hoạt động: Khi có dòng nhỏ di qua 2 đầu của led có trong opto
làm cho led phát sáng. Khi led phát sáng làm thông 2 cực của photo diode (hoặc
photo transitor), mở cho dòng điện chạy qua.
b. Opto MOC3020
- MOC3020 là cách ly quang (hay còn gọi là OPTO) là một linh kiện bán dẫn cấu
tạo gồm 1 bộ phát quang và một cảm biến quang tích hợp trong 1 khối bán dẫn. bộ
phát quang là 1 doide phát quang dùng để phát ra ánh sáng kích cho các cảm biến
quang dẫn, còn cảm biến quang là triac.
- MOC3020 được dùng để cách ly giữa các khối chênh lệch nhau về điện hay công
suất như khối có công suất nhỏ với khối điện áp lớn. Hoặc có thể dùng để chống
nhiễu cho các mạch cầu H, ngõ ra PLC, chống nhiểu cho các thiết bị đo lường.
- Về nguyên lí hoạt động: Khi có dòng nhỏ di qua 2 đầu của led có trong opto làm
cho led phát sáng. Khi led phát sáng làm thông 2 cực của triac, mở cho dòng điện
chạy qua.
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 129
10.3.4.3. MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN
a. Mạch ghép quang dùng Opto PC817
b. Mạch ghép quang dùng Opto MOC3020
10.3.5 KỸ THUẬT AN TOÀN
- Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành.
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện.
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi hãy quan sát hoạt động.
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó
chạm khó tiếp xúc
10.3.6 BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Lắp ráp và vận hành mạch thử linh kiện dùng IC4066.
2. Lắp ráp và vận hành mạch chọn 2 kênh dùng IC4066.
3. Lắp ráp và vận hành mạch đo báo hiệu mực nước dùng IC4066.
4. Lắp ráp và vận hành mạch thử dồn kênh dùng IC4051.
5. Lắp ráp và vận hành mạch thử tách kênh dùng IC4051.
6. Lắp ráp và vận hành mạch ghép quang điều khiển động cơ dùng linh kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tấn Phước “Giáo Trình Điện Tử Kỹ Thuật Linh Kiện Điện Tử”
NXB TPHCM năm 2002
[2]. Nguyễn Văn Hòa “Đo Lường Các Đại Lượng Điện Và Không Điện” NXB
Giáo Dục năm 2002
[3]. Nguyễn Viết Nguyên “Linh Kiện Điện Tử Và Ứng Dụng” NXB Giáo Dục
Năm 2002
[4]. Trần Trọng Minh “Điện Tử Công Suất” NXB Giáo Dục năm 2002
[5]. Nguyễn Thanh Trà,Thái Vĩnh Hiển ”Điện Tử Dân Dụng”NXB Giáo Dục
năm 2002
[6]. Đặng Văn Chuyết “Kỹ Thuật Mạch Điện Tử” NXB Giáo Dục năm 2002.
[7]. NGUYỄN ĐỨC LỢI “GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ” – KHOA
KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuc_tap_dien_tu_co_ban_nguyen_thi_thu_lan.pdf