Bài giảng Thực tập điện dân dụng (Trình độ: Cao đẳng)

* Nồi cơm điện cơ - Nồi cơm điện cơ là loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ hơn 20 năm nay, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm. - Loại nồi này chỉ có 2 chức năng: nấu chín và giữ ấm thông thường * Nồi cơm điện tử Nồi cơm kỹ thuật số hay nồi cơm điện tử, có khả năng tự điều chỉnh nhờ một chíp điện tử (vi xử lý) đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng. Việc điều chỉnh và cài đặt được hiển thị thông qua một màn hình tinh thể lỏng LCD hay led 7 thanh, do vậy mà ngồi chức năng nấu cơm thì nồi kỹ thuật số có thể dùng để nấu cơm nếp, nấu cháo, làm bánh hay hầm, xào,. Trên thị trường hiện nay có hai dạng sản phẩm chính hãng Nhật Bản và Thái Lan của một số thương hiệu như Tiger, Panasonic, Hitachi, Sharp, Zojirushi, Toshiba. với các loại dung tích phổ biến là 1,8L, 1L và 0,5L. * Nồi cơm cao tần - Một số model Panasonic có thêm chức năng nướng bánh và tiềm thức ăn, sản xuất tại Nhật Bản - Thái Lan. Trong khi đó, loại sản phẩm cao cấp của Nhật như Tiger ngoài lớp chống dính bên trong, còn có thêm lớp men chống trầy bên ngoài, hai mâm nhiệt làm nóng bên trên, bên dưới giữ cơm ấm đều 12 tiếng với nhiệt độ cao nhất đến 6000C, đảm bảo cho người sử dụng luôn có cơm nóng như vừa chín tới.

pdf127 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thực tập điện dân dụng (Trình độ: Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V Ud: Là điện áp giữa 2 pha bất kỳ. Điện áp 380V Với: Ud = Up  Cung cấp điện cho sinh hoạt là mạng 2 dây, gồm 1 dây pha với 1 dây trung tính. Còn cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, sản xuất là mạng 3 pha 4 dây. Bài 8: Lắp đặt tủ điện nguồn Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 81  Khi thiết kế hệ thống điện chiếu sáng, điện sinh hoạt và kể cả hệ thống điện trong sản xuất đều phải thỏa các yêu cầu sau:  An toàn điện, bảo vệ mạch điện kịp thời tránh gây ra hỏa hoạn.  Dễ sử dụng, điều khiển và kiểm tra, sửa chữa.  Không ảnh hưởng lẫn nhau gây bất tiện gián đoạn sinh hoạt hay sản xuất.  Đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.  Để đạt được các yêu cấu trên, ta có thể áp dụng các phương thức thiết kế hệ thống điện như sau: + Phương thức phân tải từ đường dây chính. + Phương thức phân tải từ tủ điện phân phối. 8.3. CÁC BƯỚC LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN NGUỒN Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện nguồn cần thiết kế, lắp ráp có nhiều cách làm khác nhau, tuy nhiên thực hiện lắp đặt tủ điện công nghiệp đều bao gồm các bước sau: 1. Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết  Xác định số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán giá trị của áp tô mát, dây dẫn  Phải cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết bởi sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện. 2. Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động  Khu thiết kế có vai trò rất quan trọng trong qui trình sản xuất tủ điện. Tủ điện cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm.  Khi thiết kế, cần lưu ý tới qui trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai. Bài 8: Lắp đặt tủ điện nguồn Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 82  Khâu thiết kế cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đ hồn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu. 3. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ  Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiêt cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn  Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:  Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.  Các thiết bị điều khiển đặt phía dưới. 4. Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ  Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:  Áp tô mát tổng (cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong qu trình vận hành, thao tác. 5. Đấu dây dẫn điện  Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.  Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen ) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.  Dây kết nối phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn sau 6. Cấp nguồn, chạy không tải  Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện. Bài 8: Lắp đặt tủ điện nguồn Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 83  Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện. 8.4. THỰC HIỆN LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN NGUỒN CHO MỘT PHÂN XƯỞNG Hình 8.1: Hệ thống thiết bị ở mặt trước tủ điện Bài 8: Lắp đặt tủ điện nguồn Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 84 Hình 8.2: Hệ thống thiết bị bên trong tủ điện 1. Đọc các bước hướng dẫn thực hiện 2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị 3. Đấu lắp 4. Đo kiểm tra và vận hành mạch 5. Vệ sinh công nghiệp CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao phải lắp tủ điện nguồn? 2. Giải thích sơ đồ nguyên lý của tủ điện nguồn? 3. Liệt kê các thiết bị sử dụng trong tủ điện nguồn? Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 85 Hình 9.1: Các dạng quạt điện BÀI 9: ĐO VÀ ĐẤU LẮP QUẠT ĐIỆN Thời lượng: 12 giờ Mục tiêu:  Nhận dạng các loại quạt điện  Đo, lắp ráp và vận hành quạt điện  Thao tác đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thao tác Nội dung: 9.1. DỤNG CỤ, VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ  Mô hình đấu dây và quạt điện các loại  Các phụ kiện liên quan  Dây điện  Bàn thực tập có nguồn cấp điện  Dụng cụ, đồ nghề thợ điện 9.2. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO QUẠT ĐIỆN 9.2.1. Phân loại Quạt điện có nhiều loại, được phân theo vị trí lắp đặt như: quạt trần, quạt bàn, quạt đứng, quạt treo tường . . . 9.2.2. Cấu tạo quạt điện  Động cơ điện: Là bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng đến chất lượng công tác của quạt. Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 86  Phần tĩnh (stator): làm bằng những lá thép silic mỏng ghép lại thành hình trụ. Trên stator được dập sẵn các cực hoặc các rãnh đã quấn dây điện từ.  Phần động (rotor): cũng do các lá thép kỹ thuật ghép lại. Trên bề mặt có các rãnh đúc nhôm kín, tạo thành những thanh dẫn điện, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở 2 đầu, thường gọi là rotor lồng sóc. Trên rotor có trục để lắp cánh quạt (quạt bàn). Đối với quạt trần, rotor là vòng ngắn mạch, nằm ở bên ngoài stator.  Cánh quạt: Để đẩy không khí thành luồng gió về phần mặt trước của quạt. Cánh có 2, 3, 4 hoặc 5 cánh. Số cánh ít thì tốc độ yếu, nhưng luồng gió lớn. Cánh có thể bằng nhựa, nhôm, tôn, gỗ. Có thể đúc liền với bầu cánh hoặc chế thành từng cánh rồi lắp vào bầu quạt. Yêu cầu quan trọng nhất của cánh là phải cân bằng tốt, nghĩa là phải đạt được những yêu cầu sau: + Khối lượng cánh phải phân bố đều để khi cánh quay không xuất hiện lực ly tâm sẽ làm gãy trục hoặc cánh quạt. + Hình dạng cánh phải giống nhau để khi cánh quay đầu mút các cánh đều chạy trên 1 đường tròn; nếu không quạt sẽ bị rung.  Hộp số: Dùng để thay đổi tốc độ quạt. 9.3. QUẠT BÀN 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị 2. Đọc sơ đồ  Sơ đồ nguyên lý Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 87 Hình 9.2: Sơ đồ nguyên lý quạt bàn  Theo sơ đồ nguyên lý, ta thấy quạt bàn có 5 đầu dây ra. Trong đó có một đầu dây Chạy, một đầu dây Đề và ba đầu dây tốc độ số 1,2 và 3. Năm đầu dây này được đấu vào bộ nút nhấn của quạt.  Năm đầu dây được quy định bằng năm màu như sau: + Màu xanh: Dây Chạy (R) + Màu hồng: Dây Đề (S) + Màu trắng: Dây Số 3 + Màu vàng: Dây số 2 + Màu xám: Dây số 1  Ngoài ra, có thể sử dụng một số màu khác để thay thế. Những màu được thay thế sẽ có những màu sắc tương đương với năm màu chuẩn nói trên.  Quạt bàn được thay đổi tốc độ bằng chính bộ dây tốc độ N1 và N2 bên trong động cơ quạt, không sử dụng hộp số ngoài như quạt trần. 3. Đo xác định các đầu dây  Cách xác định các đầu dây quạt bàn  Quạt sử dụng vòng ngắn mạch ( vòng chập) có 2 đầu dây ra để nối vào nguồn điện.  Quạt sử dụng động cơ dùng tụ loại có đảo tốc độ 5 đầu dây ra được nối vào công tắc quạt ( phím nhấn). Các đầu dây có màu sắc khác nhau. Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 88 Hình 9.3: Sơ đồ đấu dây quạt bàn * Phương pháp xác định các đầu dây như sau (đối với quạt có cuộn số quấn chung với cuộn đề) gồm các bước: + Bước 1: Đo điện trở lần lượt từng cặp dây, cặp nào có điện trở lớn nhất sẽ là đầu dây chạy và đề; suy ra 3 đầu dây còn lại là 3 đầu dây số. + Bước 2: Đo điện trở lần lượt từng cặp dây của 3 đầu dây số, cặp nào có giá trị điện trở lớn nhất là 2 đầu số 1 và số 3; suy ra đầu dây còn lại là số 2. + Bước 3: Từ đầu số 2, ta đo điện trở lần lượt với 2 đầu dây chạy và đề; cặp nào có giá trị điện trở lớn hơn là đầu dây chạy, cặp có giá trị điện trở nhỏ hơn là đầu dây đề. + Bước 4: Từ đầu dây chạy, ta đo điện trở lần lượt với 2 đầu số 1 và 3, cặp nào có giá trị điện trở lớn hơn là đầu số 1, đầu còn lại là số 3. 4. Lắp mạch  Sơ đồ đấu dây 5. Đo kiểm tra và vận hành mạch 6. Vệ sinh công nghiệp Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 89 Hình 9.4: Sơ đồ nguyên lý quạt trần 9.4. QUẠT TRẦN 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị 2. Đọc sơ đồ  Sơ đồ nguyên lý  Theo sơ đồ nguyên lý hình 9.4. Ta thấy quạt trần có 3 đầu dây ra, được sử dụng bằng 3 màu sắc để ký hiệu cho 3 đầu dây như sau: + Màu trắng: Dây chung (C) + Màu xanh: Dây chạy (R) + Màu đỏ: Dây Đề (S)  Ngoài 3 màu sắc trên, người ta có thể thay thế bằng 3 màu khác để thay thế theo nguyên tắc sau:  Màu nhạt nhất dùng thay thế cho màu trắng, màu rực rỡ nhất được thay cho mầu đỏ, màu còn lại thay cho màu xanh. 3. Đo xác định các đầu dây  Phương pháp xác định đầu dây  Khi ta không thể xác định được tên của 3 đầu dây của quạt bằng cách phân biệt theo màu sắc, ta tiến hành xác định lại trình tự theo các bước sau:  Bước 1: Xác định đầu dây chung  Đo liên lạc (đo điện trở) luôn phiên trong 3 đầu dây (có 3 lần đo), ta sẽ có 3 kết quả với 3 giá trị điện trở khác nhau như sau: Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 90 Hình 9.5: Sơ đồ đấu dây quạt trần + Một lần đo có giá trị điện trở nhỏ nhất + Một lần đo có giá trị điện trở lớn nhất + Một lần đo có giá trị điện trở trung bình  Kết luận: Hai đầu dây nào cho giá trị điện trở lớn nhất, là hai đầu dây Chạy (R) và Đề (S). Đầu dây còn lại là đầu dây chung (C).  Bước 2: Xác định đầu dây Chạy và Đề.  Khi đã có đầu dây chung (C). ta xem lại kết quả của bước 1  Nếu đầu dây nào đó với dây Chung có giá trị điện trở lớn nhất, thì đó là đầu Đề (S). Đầu dây còn lại là dây Chạy (R). 5. Lắp mạch  Sơ đồ đấu dây  Thông thường, quạt trần được điều chỉnh tốc độ bằng bộ chỉnh tốc. Bộ chỉnh tốc có hai loại:  Loại cơ: là một cuộn kháng có nhiều đầu ra, và được chuyển đổi thông qua hệ thống nút nhấn liên động cơ khí. Loại này điều chỉnh tốc độ có cấp. Người ta thường gọi là hộp số.  Loại điện tử: là mộ mạch điều chỉnh điện áp, điều chỉnh tốc độ tinh mịn hơn loại cơ. Người ta gọi là Dimer Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 91 Hình 9.6: Sơ đồ đấu dây quạt trần thực tế  Sơ đồ đấu dây thực tế 6. Đo kiểm tra và vận hành mạch 7. Vệ sinh công nghiệp 9.5. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA  Sờ tay vào quạt bị điện giật: nguyên nhân do quạt bị chạm vỏ  Xử lý bằng cách đổi đầu phích cắm điện hoặc kiểm tra lại cách điện các mối nối.  Quạt quá nóng: o Do điện áp quá cao  Giảm điện áp nguồn. o Tụ khởi động không đúng trị số  Thay tụ. o Các vòng dây bị nối tắt  Kiểm tra và quấn lại.  Khi quay thân quạt bị rung mạnh hoặc quạt trần đong đưa: cánh quạt không cân  Cân chỉnh lại các cánh quạt. Bài 9: Đo và đấu lắp quạt điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 92  Quạt kêu ken két hoặc quạt dừng rất nhanh: bạc bị khô dầu  Làm vệ sinh cho dầu mỡ vào bạc hoặc thay bạc mới.  Quat quay chậm hoặc rung quay không nổi: o Bạc bị kẹt, mòn  Vô dầu hoặc thay bạc mới. o Tụ bị khô  Thay tụ mới. o Điện áp thấp  Tăng điện áp nguồn. o Đấu nhằm cuộn đề  đấu lại.  Quạt rung không quay, nếu dùng tay đẩy cánh quạt thì quạt quay: o Tụ bị hở, nối tắt  Thay tụ hoặc đấu lại. o Đứt hoặc cháy cuộn đề  Nối hoặc quấn lại.  Quạt quay khoảng nữa giờ rồi đứng yên: bạc bị mòn không đều  thay bạc mới.  Quạt không chạy: mất điện, dây dẫn trong quạt bị cháy hoặc hở cuộn dây chạy -> Kiểm tra nguồn điện, quấn dây lại hoặc nối lại chỗ hở.  Quạt không chạy và có mùi khét: Cháy dây  kiểm tra quấn dây lại.  Quạt quay ngược: Đấu nhằm cuộn đề  kiểm tra đấu lại. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Liệt kê các dạng quạt điện thông dụng? 2. Nêu cấu tạo của quạt điện? 3. Trình bày sơ đồ dấu dây của quạt bàn, quạt trần? 4. Nêu các bước xác định đầu dây của quạt bàn, quạt trần? 5. Trình bày các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa quạt bàn, quạt trần? Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 93 BÀI 10: ĐO, KHẢO SÁT VÀ ĐẤU BẾP ĐIỆN Thời lượng: 12 giờ Mục tiêu:  Nhận dạng các loại bếp điện  Đo, lắp ráp và vận hành bếp điện  Thay thế các bộ phận và sửa chữa bếp điện  Thao tác đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thao tác Nội dung: 10.1. DỤNG CỤ, VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ  Mô hình đấu dây và bếp điện các loại  Các phụ kiện liên quan  Dây điện  Bàn thực tập có nguồn cấp điện  Dụng cụ, đồ nghề thợ điện 10.2. BẾP ĐIỆN CÓ CÔNG SUẤT KHÔNG ĐỔI 10.2.1. Cấu tạo  Bếp điện cũng là thiết bị gia nhiệt dùng dây điện trở, có nhiều công suất khác nhau. Trước đây bếp điện kiểu hở được sử dụng rộng rãi vì tính kinh tế, nhưng loại này không an toàn, hiệu suất thấp, nay được thay thế bằng bếp điện kiểu kín có hiệu suất cao hơn và an toàn hơn.  Cấu tạo: Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp. Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim niken-crôm  Bếp điện kiểu hở Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 94 Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở được quấn thành lò xo, đặt vào rãnh của thân bếp (đế) làm bằng chất chịu nhiệt. Hai đầu dây sợi đốt được luồng trong chuỗi hạt cườm. Hình 10.1: Hình dạng thực tế của bếp kiểu hở  Bếp điện kiểu kín Dây đốt nóng được đúc kín trong ống (có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân bếp làm bằng nhôm, gang hoặc sắt. 1. Đèn báo 2. Công tắc 3. Dây đốt nóng 4. Thân bếp Hình 10.2: Hình dạng thực tế của bếp kiểu kín 10.2.2. Đo, khảo sát và đấu bếp điện có công suất không đổi 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị 2. Đọc sơ đồ  Nguyên lý làm việc của bếp điện có công suất không đổi  Cấp điện cho bếp thì đèn báo DS1 sáng, đóng công tắc SW1 điện trở nhiệt R1 có điện, sau một khoảng thời gian đốt nóng đến nhiệt độ định mức thì rơ le nhiệt OCR mở tiếp điểm làm dây điện trở R1 mất điện Hình 10.3: Sơ đồ mạch điện của bếp điện có công suất không đổi OCR R1 §iÖn trë nhiÖtF1 FUSE J1 220V 1 2 3 DS1 LAMP 1 2 SW1 C«ng t¾c Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 95 đồng thời đèn báo DS1 tắt.  Khi nhiệt độ trên điện trở nhiệt R1 giảm dưới định mức thì tiếp điểm rơ le nhiệt OCR lại đóng lại. Chương trình hoạt động của bếp được lặp lại như trên. 3. Đo và kiểm tra 4. Lắp mạch 5. Đo và vận hành mạch 6. Vệ sinh công nghiệp 10.3. BẾP ĐIỆN CÓ CÔNG SUẤT THAY ĐỔI ĐƯỢC 10.3.1. Cấu tạo Loại bếp này vỏ ngoài bằng sắt có tráng men. Dây điện trở được đúc kín trong ống, đảm bảo độ bền, hiệu suất cao, cách điện tốt, công suất tối đa 2kW, điện áp 220V. 1. Đèn báo 2. Công tắc (chuyển mạch) 3. Dây đốt nóng 4. Thân bếp Hình 10.4: Hình dạng thực tế của bếp điện có công suất thay đổi 10.3.2. Đo, khảo sát và đấu bếp điện có công suất thay đổi 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị 2. Đọc sơ đồ Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 96 Hình 10.5: Sơ đồ mạch điện của bếp điện có công suất thay đổi được  Nguyên lý làm việc của bếp điện có công suất thay đổi được: Bếp có một công tắc chuyển mạch để nấu được 4 chế độ khác nhau:  Vị trí công tắc ở số 4, nhiệt độ cao nhất (6500 ÷ 7500C) 2 điện trở nối song song, công suất cỡ 1kW.  Vị trí công tắc ở số 3. Nhiệt độ trung bình (5500 ÷ 6500C), công suất cỡ 600W.  Vị trí công tắc ở số 2, nhiệt độ (4500 ÷ 5000C), công suất 400W.  Vị trí công tắc ở số 1, nhiệt độ thấp nhất (2500 ÷ 4000C), ở vị trí này 2 dây điện trở nối tiếp với nhau, công suất cỡ 250W. Với loại bếp này thông thường rơ le nhiệt chỉ hoạt động ở mức nhiệt độ lớn nhất theo đinh mức. 3. Đo và kiểm tra 4. Lắp mạch 5. Đo và vận hành mạch 6. Vệ sinh công nghiệp 10.4. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA 10.4.1. Rơ le nhiệt  Sửa chữa rơ le nhiệt 0 1 2 3 4 C SW2 ChuyÓn m¹ch OCR R1 §iÖn trë nhiÖt R2 §iÖn trë nhiÖt 0 1 2 3 4 C SW1 ChuyÓn m¹ch F1 FUSE J1 220V 1 2 3 DS1 LAMP 1 2 Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 97 Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Tiếp điểm của rơ le nhiệt không tiếp xúc. - Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó dùng kìm kẹp kiểm tra sao cho khi ép hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm được áp khít vào nhau. Tiếp điểm trên rơ le nhiệt bị mịn vẹt hoặc thanh lưỡng kim không còn khả năng đàn hồi. - Thay mới rơ le nhiệt  Thay thế rơ le nhiệt Qui trình thay mới rơ le nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau: + Tháo vỏ bếp điện, tháo dây nguồn vào và dây dẫn vào công tắc (chuyển mạch) trên rơ le nhiệt + Lấy dấu vị trí rơ le nhiệt rồi tháo ốc vít tách rời rơ le nhiệt ra khỏi mâm nhiệt + Lắp rơ le nhiệt mới vào theo đúng vị trí lấy dấu các bước được thực hiện ngược lại so với các bước tháo rơ le nhiệt. 10.4.2. Công tắc, công tắc xoay Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Tiếp điểm của công tắc không tiếp xúc. - Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó dùng đồng hồ đo điện trở để thang X1 kiểm tra độ tiếp xúc của tiếp điểm nếu Rtđ 0 là tốt hay còn gọi là tiếp điểm sạch. - Nếu là loại công tắc ấn núm (tịnh tiến vào trong hoặc ra ngoài), để khoá giữ tiếp điểm thường được sử dụng lẫy tanh kim loại. Thông thường công tắc này bị mất tự giữ tiếp điểm do lẫy thanh kim loại bị biến dạng không đúng vị trí khoá hoặc bị kẹt không Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 98 mở được tiếp điểm do bụi bẩn. + Tháo rời công tắc và bẻ lại lẫy thanh kim loại cho đúng vị trí khoá giữ tiếp điểm đồng thời vệ sinh bụi bẩn và tra dầu, mỡ cách điện chuyên dụng để tránh hiện tượng kẹt không nhả được tiếp điểm khi được tác động trên công tắc cho cả hai trạng thái. Tiếp điểm công tắc xoay không tiếp xúc. Hình 10.6: Hình dạng thực tế của một công tắc xoay - Trước khi vệ sinh tiếp điểm thì phải lấy dấu các đầu dây dẫn được gắn trên công tắc xoay, tránh phải xác định lại đầu dây khi lắp công tắc xoay chở lại - Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó dùng đồng hồ đo điện trở để thang X1 kiểm tra độ tiếp xúc của tiếp điểm nếu Rtđ 0 là tốt hay còn gọi là tiếp điểm sạch. - Thông thường trên công tắc xoay còn một sự cố do thanh lưỡng kim bị biến dạng nên không còn khả năng đàn hồi làm độ tiếp xúc giữa hai tiếp điểm là rất kém. Quá trình tho công tắc xoay để bẻ lại đúng vị trí của thanh lưỡng kim, phải chú ý tới viên bi tạo trạng thái chuyển mạch của công tắc xoay. 10.4.3. Dây điện trở  Kiểm tra độ cách điện của dây điện trở Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Dây điện trở chạm vỏ - Do sử dụng lâu ngày làm chất cách điện trong ống điện trở không còn khả năng cách điện giữa dây điện trở và vỏ sự cố này rất nguy hiểm cho người sử dụng. Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 99 - Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X10K hoặc X100K để kiểm tra độ cách điện của dây điện trở. - Thay mới điện trở nhiệt Dây điện trở bị đứt - Để kiểm tra dây điện trở, dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X1 hoặc X10. + Nếu Rđt= R  dây điện trở còn tốt. + Nếu Rđt=  dây điện trở bị đứt. - Thay dây điện trở mới khi bị đứt  Thay thế dây điện trở Qui trình thay mới điện trở nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau: + Tháo vỏ bếp điện, tháo dây nguồn vào dây điện trở, tháo ốc vít cố định dây điện trở trên mâm nhiệt + Nếu bếp là loại không có ốc vít thì dùng đột thép và búa chạm các vị trí khóa chéo dây điện trở + Lắp dây điện trở mới các bước được thực hiện ngược lại so với các bước tháo dây điện trở. 10.4.4. Dây dẫn, phích cắm, đèn báo a) b) Hình 10.7: Hình dạng thực tế của dây dẫn, phích cắm và đèn báo  Sửa chữa, thay thế dây dẫn và phích cắm Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Dây dẫn bị đứt ngầm - Thông thường do sử dụng lâu ngày, kết hợp với Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 100 sự di chuyển của bếp điện hay trong khi di chuyển dây dẫn và phích cắm làm dây dẫn bị bẻ đi bẻ lại nhiều lần tại vị trí cố định cứng trong bếp điện và trên phích cắm dẫn đến đứt ngầm bên trong. - Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X1 đo thông mạch dây dẫn. + Nếu Rdd  0  dy dẫn còn tốt. + Nếu Rdd=   dây dẫn bị đứt. - Trong trường hợp bị đứt ngầm thì không nên cắt bỏ phích cắm trước mà nên cắt bỏ phần cố định cứng trong bếp điện tới ốp nhựa ngoài, vì phích cắm thường được đúc kín với dây dẫn nếu dây dẫn không đứt tại phần cố định cứng của phích cắm thì việc nối lại là rất khó khăn ngoài ra còn mất tính thẩm mỹ cho dây dẫn và phích cắm, sau đó kiểm tra thông mạch nếu dây dẫn Rdd  0 thì lắp lại dây dẫn cho bếp điện. Quá trình cắt bỏ dây dẫn tại phần cố định cứng trong bếp điện, rồi kiểm tra thông mạch mà Rdd=  thì phải cắt bỏ phích cắm và thay phích cắm tương đương mới cho phù hợp.  Sửa chữa, thay thế đèn báo Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Đèn bo hiệu không sáng - Có thể bị cháy hoặc lỏng ốc vít trên đui cài. Thay đèn mới hoặc xiết lại ốc vít. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Liệt kê các dạng bếp điện thông dụng? 2. Nêu cấu tạo của bếp điện? 3. Trình bày các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa bếp điện? Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 101 BÀI 11: ĐO, KHẢO SÁT VÀ ĐẤU NỒI CƠM ĐIỆN Thời lượng: 12 giờ Mục tiêu:  Nhận dạng các loại nồi cơm điện  Đo, lắp ráp và vận hành nồi cơm điện  Thay thế các bộ phận và sửa chữa nồi cơm điện  Thao tác đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thao tác Nội dung: 11.1. DỤNG CỤ, VẬT TƢ VÀ THIẾT BỊ  Mô hình đấu dây và nồi cơm điện các loại  Các phụ kiện liên quan  Dây điện  Bàn thực tập có nguồn cấp điện  Dụng cụ, đồ nghề thợ điện 11.2. CÁC DẠNG NỒI CƠM ĐIỆN  Nồi cơm điện cơ  Nồi cơm điện cơ là loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ hơn 20 năm nay, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm.  Loại nồi này chỉ có 2 chức năng: nấu chín và giữ ấm thông thường Hình 11.1: Hình dạng thực tế nồi cơm điện cơ Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 102  Nồi cơm điện tử Nồi cơm kỹ thuật số hay nồi cơm điện tử, có khả năng tự điều chỉnh nhờ một chíp điện tử (vi xử lý) đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng. Việc điều chỉnh và cài đặt được hiển thị thông qua một màn hình tinh thể lỏng LCD hay led 7 thanh, do vậy mà ngồi chức năng nấu cơm thì nồi kỹ thuật số có thể dùng để nấu cơm nếp, nấu cháo, làm bánh hay hầm, xào,.. Hình 11.2: Hình dạng thực tế nồi cơm điện kỹ thuật số (nồi cơm điện tử) Trên thị trường hiện nay có hai dạng sản phẩm chính hãng Nhật Bản và Thái Lan của một số thương hiệu như Tiger, Panasonic, Hitachi, Sharp, Zojirushi, Toshiba... với các loại dung tích phổ biến là 1,8L, 1L và 0,5L.  Nồi cơm cao tần - Một số model Panasonic có thêm chức năng nướng bánh và tiềm thức ăn, sản xuất tại Nhật Bản - Thái Lan. Trong khi đó, loại sản phẩm cao cấp của Nhật như Tiger ngoài lớp chống dính bên trong, còn có thêm lớp men chống trầy bên ngoài, hai mâm nhiệt làm nóng bên trên, bên dưới giữ cơm ấm đều 12 tiếng với nhiệt độ cao nhất đến 6000C, đảm bảo cho người sử dụng luôn có cơm nóng như vừa chín tới. Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 103 - Tuy nhiên sự hiện đại chưa hẳn đã phổ biến bởi người tiêu dùng còn e ngại khi mua sắm nồi cơm cao tần do khó sử dụng và giá thành còn cao. - Do sản phẩm này có quá nhiều tính năng nên đòi hỏi người sử dụng phải có sự am hiểu nhất định về quá trình vận hành của nó để có những thao tác đúng trong việc điều chỉnh, cài đặt nhiệt độ, thời gian, định lượng thực phẩm cho phù hợp với món ăn. - Bên cạnh đó việc tháo lắp, lau rửa cũng phức tạp hơn, đòi hỏi đúng kỹ thuật để đảm bảo các mạch điện tử hoặc màn hình tinh thể lỏng LCD không bị hỏng hóc. 11.3. NỒI CƠM ĐIỆN CƠ Hình 11.3: Hình dạng thực tế của nồi cơm cao tần 11.3.1. Cấu tạo Cấu tạo của nồi cơm điện thường có 2 lớp vỏ. Giữa 2 lớp vỏ đặt bông thủy tinh giữ nhiệt. Dây điện trở R1 (điện trở chính) được đúc kín trong ống có chất chịu nhiệt và cách điện với vỏ ống, đặt ở đáy nồi, giống như một bếp điện, điện trở phụ R2 được gắn trên thành nồi. Nồi nấu làm bằng nhôm đặt khít trong vỏ, để chống dính cho nồi người ta thường phủ bên trong nồi một lớp men mỏng đặc biệt màu ghi nhạt. Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 104 1. Vỏ nồi. 2. Soong. 3. Nắp trong. 4. Nắp nồi. 5. Đèn báo hiệu: hẹn giờ nấu cơm và ủ cơm. 6. Công tắc đóng cắt điện. 7. Núm hẹn giờ. Hình 11.4: Cấu tạo nồi cơm điện cơ Vung nồi có van an toàn, khi đậy vung khít chặt với nồi, nhiệt năng không phát tán ra ngoài, ngoài vỏ có cốc hứng nước ngưng tụ để khỏi rơi xuống sàn bếp. 11.3.2. Nguyên lý làm việc Sơ đồ mạch điện đơn giản nhưng có thể làm việc tự động ở 2 chế độ: - Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở nhiệt chính R1 trên mâm nhiệt đặt dưới đáy nồi. - Chế độ ủ cơm hoặc hâm thực phẩm dùng thêm một điện trở nhiệt phụ R2 có công suất nhỏ được gắn vào thành nồi. Việc nấu cơm hoặc ủ cơm được thực hiện hoàn toàn tự động. Hình 11.5: Sơ đồ nồi cơm cơ thông dụng hiện nay Khi cấp điện cho nồi cơm đèn màu vàng (Led1) sáng báo hiệu đã có nguồn, đồng thời thiết bị cũng đang ở chế độ giữ nhiệt điện trở nhiệt phụ (R2) Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 105 được cấp điện. Tác động công tắc (SW1) đèn màu đỏ (Led2) sáng còn đèn màu vàng (Led1) tắt thiết bị ở chế độ sinh nhiệt điện trở nhiệt chính (R1) được cấp điện. Công tắc (SW1) tự giữ nhờ lực hút của nam châm vĩnh cửu (4) trong rơ le từ nhiệt. Khi thiết bị thực hiện xong chế độ sinh nhiệt, nhiệt độ cao đến định mức làm mất từ tính trong nam châm vĩnh cửu (4) lị xo phản kháng (2) thắng lực hút của nam châm đẩy công tắc (SW1) hở mạch điện trở nhiệt chính R1) mất điện. Trạng thái đèn báo đảo ngược lại đèn màu đỏ (Led2) tắt, đèn màu vàng (led1) sáng báo hiệu đã thực hiện xong chế độ nấu đồng thời thiết bị chuyển về trạng thái giữ nhiệt điện trở nhiệt phụ (R2) được cấp điện. 11.3.3. Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện cơ 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và thiết bị 2. Đọc sơ đồ Hình 11.6: Sơ đồ mạch điện của nồi cơm điện cơ  Tác dụng các phần tử: + J1: Jắc cắm 3 chân (3P), trong đó có 2P các điện áp nguồn và 1P nối đất an toàn + F1: Cầu chì dùng để bảo vệ ngắn mạch + SW1: Công tắc dùng để đóng cắt điện cho điện trở nhiệt chính R1 + R1: Điện trở nhiệt chính dùng để nấu cơm (Cook) + R2: Điện trở nhiệt phụ dùng để ủ cơm (Warm) R1 §iÖn trë nhiÖt chÝnh R2 §iÖn trë nhiÖt phô 4 3 2 1 5 R¬ le tõ nhiÖt F1 FUSE SW1 Power J1 220v /50Hz 1 2 3 Led2 RED R4 RLed1 YELLOW R3 R GND N L N S Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 106 + Led1: Đi ốt phát quang màu vàng dùng để báo hiệu chế độ ủ cơm + Led2: Đi ốt phát quang màu đỏ dùng để báo hiệu chế độ nấu cơm + R3 v R4: Điện trở hạn dòng cho 2 led báo hiệu chế độ làm việc  Rơ le từ nhiệt 1: Sắt từ 2, 3: Lò xo phản kháng 4: Nam châm vĩnh cửu 5: Đòn bẩy 3. Đo và kiểm tra 4. Lắp mạch 5. Đo và vận hành mạch 6. Vệ sinh công nghiệp 11.4. NHỮNG HƢ HỎNG THƢỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA  Rơ le từ nhiệt Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Nam châm vĩnh cửu trong rơ le từ nhiệt giảm từ tính. Hình 11.7: Hình dạng thực tế của cụm rơ le từ nhiệt - Thông thường với hiện tượng hư hỏng bên nồi cơm điện nấu cơm luôn bị sống, do nồi cơm sử dụng quá tuổi thọ làm rơ le từ nhiệt mất nhiều từ tính nam châm vĩnh cửu nên không tự giữ khóa điện. Vì vậy, chỉ cần nhiệt độ ở mức trung bình đã làm nam châm không còn từ tính làm lò xo phản kháng đẩy khóa điện làm mất điện trên điện trở nhiệt chính. Cách xử lý là thay rơ le từ nhiệt mới hoặc làm yếu lực phản kháng của lò xo. - Trường hợp đặt nồi nấu không cân hoặc nấu những thực phẩm bột làm đáy nồi sinh nhiệt cao, cũng xảy ra hiện tượng này. Lực lò xo phản kháng trong rơ le từ nhiệt bị yếu. - Một số rơ le từ nhiệt kém chất lượng khi quá nhiệt làm lực lò xo phản kháng yếu dần, dẫn Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 107 Hình 11.8: Hình dạng bên trong của rơ le từ nhiệt đến không thắng được lực nam châm vĩnh cửu nên khóa điện luôn giữ làm điện trở nhiệt chính luôn có điện và làm cháy thực phẩm nấu. Cách xử lý thay mới rơ le từ nhiệt hoặc thay lò xo phản kháng. - Trường hợp bị kẹt về cơ khí đòn bẩy của khóa điện cũng xảy ra trường hợp này. Lý do lâu ngày các khớp động bị rỉ sét làm kẹt đòn bẩy nên khóa điện không được mở. Cách xử lý vệ sinh rỉ sét và tra dầu vào khớp động. Hình 11.9: Hình ảnh chưa tháo rơ le từ nhiệt Hình 11.10: Hình ảnh đã tháo rơ le từ nhiệt Việc tháo và thay mới rơ le từ nhiệt được thực hiện theo các bước như sau: - Bước 1: Tháo ốc vít và lắp đậy bên dưới nồi cơm điện - Bước 2: Dùng kềm mỏ nhọn (kềm cá sấu) bẻ lẫy (gờ) kim loại của rơ le từ nhiệt theo vị trí chỉ số 1 và số 2 - Bước 3: Lắp mới rơ le từ nhiệt được thực hiện ngược lại với các bước tháo rơ le từ nhiệt. Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 108  Công tắc Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Tiếp điểm của công tắc không tiếp xúc. Hình 11.11: Hình dạng thực tế của công tắc trong nồi cơm điện cơ Hình 11.12: Hình dạng bên trong của công tắc trong nồi cơm điện cơ - Để xác định chính xác là tiếp điểm của công tắc không tiếp xúc, chúng ta dùng đồng hồ đo điện trở để thang đo X1 đo độ tiếp xúc của tiếp điểm nếu Rtđ=   tiếp điểm của công tắc không tiếp xúc. - Trước khi khắc phục và sửa chữa công tắc chúng ta phải tháo công tắc ra khỏi nồi cơm điện, rồi dùng vật nhọn kim loại tách rời hai nửa hộp đen của công tắc - Lấy tiếp điểm ra khỏi hộp đen của công tắc, dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó lắp tiếp điểm cũng như hai nửa hộp đen - Tác động tay nên cần thay đổi trạng thái nếu có tiếng “tách tách” là sự phản kháng của thanh lưỡng kim còn tốt cũng đồng thời khẳng định vị trí gắn tiếp điểm vào hộp đen đã đúng. Dùng đồng hồ đo điện trở để thang X1 kiểm tra độ tiếp xúc của tiếp điểm nếu Rtđ 0 là tốt hay còn gọi là tiếp điểm sạch. Rồi sau đó lắp trả lại cho nồi cơm điện. - Thay mới công tắc với sự cố không thể khắc phục và sửa chữa được với lý do tiếp điểm quá mòn hay thanh lưỡng kim không còn khả năng phản kháng. Lấy tham số kỹ thuật được ghi trên hộp đen của công tắc, khi thay công tắc mới sao cho các tham số đúng với công Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 109 tắc bị hỏng đồng thời kích thước của công tắc mới phải trùng khớp với công tắc bị hỏng để tiện cho việc lắp ráp.  Dây điện trở Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa Dây điện trở chạm vỏ Hình 11.13: Hình dạng thực tế điện trở nhiệt trong nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử Hình 11.14: Hình ảnh chưa tháo điện trở nhiệt - Do sử dụng lâu ngày làm chất cách điện trong ống điện trở không còn khả năng cách điện giữa dây điện trở và vỏ sự cố này rất nguy hiểm cho người sử dụng nồi cơm điện. - Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X10K hoặc X100K để kiểm tra độ cách điện của dây điện trở. - Qui trình thay mới điện trở nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau: + Bước 1: Tháo ốc vít và lắp đậy bên dưới nồi cơm điện + Bước 2: Dùng kềm mỏ nhọn (kềm cá sấu) bẻ lẫy (gờ) kim loại của rơ le từ nhiệt theo vị trí chỉ số 1 và số 2 + Bước 3: Tháo ốc vít dây dẫn trên vị trí chỉ số 3 của điện trở nhiệt. + Bước 4: Tháo ốc vít trên vị trí chỉ số 4 để tách rời điện trở nhiệt ra khỏi vỏ trong của nồi cơm điện. + Bước 5: Dùng đột thép và búa chạm các vị trí khóa chéo của điện trở nhiệt trên mâm nhiệt. Khi lắp dây điện trở mới các bước được thực hiện ngược lại so với các bước tháo dây Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 110 điện trở. Dây điện trở bị đứt. - Để kiểm tra dây điện trở, dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X1 hoặc X10. + Nếu Rđt= R  dây điện trở còn tốt. + Nếu Rđt=  dây điện trở bị đứt. - Việc thay dây điện trở mới khi bị đứt các bước tháo và lắp được thực hiện giống như sự cố dây điện trở chạm vỏ.  Dây dẫn, phích cắm, đèn báo Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa - Dây dẫn phích cắm bị đứt ngậm. Hình 11.15: Hình dạng thực tế của dây dẫn phích cắm 3P - Thông thường do sử dụng lâu ngày, kết hợp với sự di chuyển của nồi cơm, làm vị trí cố định cứng jắc cắm cũng như phích cắm bị bẻ đi bẻ lại dẫn đến đứt ngậm bên trong. - Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X1 đo thông mạch dây dẫn phích cắm. + Nếu Rdd  0  dy dẫn còn tốt. + Nếu Rdd=   dây dẫn bị đứt. - Trong trường hợp bị đứt ngậm thì không nên cắt bỏ jắc cắm trước mà nên cắt bỏ phích cắm rồi sau đó đo thông mạch nếu có kết quả thông mạch tốt thì chúng ta thay một phích cắm rời có tham số kỹ thuật tương đương để tiết kiệm được một phần kinh tế trong khi mua dây dẫn phích cắm mới với giá thành rất cao. Với phần jắc cắm thường được đúc kín với dây dẫn nên việc khắc phục tại vị trí này là rất khó, nếu có cắt rời giữa Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 111 jắc cắm và dây dẫn để xử lý thì tính thẩm mỹ là không cao mà có thể mất an toàn trong khi sử dụng. - Việc cắt bỏ phích cắm rồi đo lại thông mạch nếu kết quả thông mạch không đạt yêu cầu thì nên thay dây dẫn phích cắm mới. Lấy tham số kỹ thuật của dây dẫn phích cắm bị hỏng, thay dây dẫn phích cắm mới tương đương. - Một số loại nồi cơm điện đòi hỏi sự tiện lợi cũng như gọn gàng nên việc chế tạo thêm một loại dây dẫn phích cắm rút có ưu điểm rất lớn cho việc cạnh tranh thị trường. Mặt trái của ưu điểm trên là những hư hỏng thường gặp của bộ dây dẫn phích cắm rút như sau: + Dây dẫn không thu hết được vào hộp chứa dây. + Tiếp điểm và vòng trượt không tiếp xúc. + Dây dẫn phích cắm bị đứt ngầm. - Trong trường hợp dây dẫn không thu hết được vào hộp chứa dây thường do thanh kim loại phản kháng bị co giãn quá mức qui định. Tháo ốc vít và tách rời vòng trượt tiếp xúc điện 2P ra khỏi hộp chứa dây, dùng tay xoay mâm quấn dây dẫn phích cắm sao cho dây dẫn phích cắm thu hết vào hộp chứa dây (tăng phản kháng cho thanh kim loại trên mâm quấn dây) + Trường hợp tiếp điểm và vòng trượt không tiếp xúc thường do việc rút ra và thu vào của dây dẫn phích cắm làm tiếp điểm bị bào mòn việc mất tiếp xúc là rất hay xảy ra. Tháo ốc vít và tách rời vòng trượt tiếp xúc điện 2P ra khỏi hộp chứa dây, dùng kềm mỏ nhọn bẻ đều các tiếp điểm sao cho có xu hướng tịnh tiến về phía vòng trượt tiếp xúc điện. Sau đó lắp vòng trượt tiếp xúc điện trở lại, rút dây dẫn phích cắm ra và thu vào vài lần để cho tiếp điểm tiếp xúc đều trên vòng trượt. Thực Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 112 Hình 11.16: Hình dạng thực tế loại dây dẫn phích cắm rút Hình 11.17: Hình dạng thực tế vòng trượt tiếp xúc điện 2P cho bộ dây dẫn phích cắm rút. hiện đo thông mạch với đồng hồ đo điện trở ở thang X1 để kiểm chứng lại kết quả việc khắc phục và sửa chữa, nếu Rtx0 thì lắp lại bộ dây dẫn phích cắm rút cho nồi cơm điện. + Trường hợp dây dẫn phích cắm bị đứt ngậm thì cách khắc phục và sửa chữa theo loại dây dẫn phích cắm 3P. - Jắc cắm 3P bị biến dạng các cọc tiếp xúc điện (lệch vị trí). Hình 11.18: Hình dạng thực tế của jắc cắm 3p trên nồi cơm điện cơ - Qu trình kết nối (cắm) không chặt giữa jắc trên dây dẫn và jắc trên nồi cơm làm cọc tiếp xúc sinh nhiệt dẫn đến biến dạng cong vênh, với trường hợp sự cố này nên thay mới Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng Trang 113 - Một trong hai đèn báo chế độ nấu cơm (Cook) và ủ cơm (Warm) không sáng. Hình 11.19: Sơ đồ nguyên lý lắp điện trở hạn dòng cho đèn led - Thường do sử dụng với thời gian quá mức qui định của đèn báo hiệu hay do quá áp làm đèn báo hiệu bị hư hỏng. Việc thay mới đèn báo hiệu chúng ta nên thay bằng đèn led (đi ốt phát quang), lựa chọn hai màu chuẩn qui định cho nồi cơm điện là màu đỏ cho chế độ nấu cơm (cook) còn màu vàng cho chế độ ủ cơm (warm). Do đèn led chạy với mức điện áp thấp từ 1,8V đến 3V nên kết hợp với điện trở hạn dòng CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Liệt kê các dạng nồi cơm điện thông dụng? 2. Nêu cấu tạo của nồi cơm điện? 3. Trình bày các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa nồi cơm điện? Led1 YELLOW - RED R1 470K PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý phân phối điện năng .................................................... 2 Hình 1.2: Sơ đồ mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất ...................... 3 Hình 1.3: Dây đơn mềm ......................................................................................... 9 Hình 1.4: Dây đôi mềm ........................................................................................ 10 Hình 1.5: Dây đơn cứng ....................................................................................... 10 Hình 1.6: Các dạng cáp hạ thế ............................................................................. 11 Hình 2.1: Các dạng kềm thông dụng .................................................................... 17 Hình 2.2: Các dạng kềm ....................................................................................... 17 Hình 2.3: Dạng tua vít thông dụng ....................................................................... 18 Hình 2.4: Các dạng đầu tua vít ............................................................................. 19 Hình 2.5: Bộ tua vít .............................................................................................. 19 Hình 2.6: Các dạng khoan .................................................................................... 20 Hình 2.7: Các dạng đồng hồ đo ............................................................................ 21 Hình 2.8: Bộ cờ lê ................................................................................................ 22 Hình 2.9: Các dạng mỏ lết thông dụng ................................................................ 23 Hình 2.10: Các dạng búa thông dụng ................................................................... 24 Hình 3.1: Bóc vỏ cách điện .................................................................................. 27 Hình 3.2: Làm sạch đầu nối ................................................................................. 27 Hình 3.3: Nối thẳng dây đơn (S< 2,5 mm2) ......................................................... 28 Hình 3.4: Nối thẳng dây đơn (S> 2,5 mm2) ......................................................... 28 Hình 3.5: Nối phân nhánh dây đơn (S< 2,5 mm2) ............................................... 29 Hình 3.6: Nối phân nhánh dây đơn (S> 2,5 mm2) ............................................... 30 Hình 3.7: Bóc lớp vỏ cách điện ............................................................................ 31 Hình 3.8: Làm sạch lõi dây .................................................................................. 31 Hình 3.9: Nối thẳng hai dây dẫn nhiều lõi ........................................................... 32 Hình 3.10: Nối phân nhánh dây đơn lõi nhiều sợi ............................................... 33 Hình 3.11: Tạo khuyên cho dây đơn lõi cứng ...................................................... 34 Hình 3.12: Tạo khuyên cho dây đơn lõi mềm ...................................................... 35 Hình 3.13: Bấm đầu cốt cho 1 dây ....................................................................... 36 Hình 3.14: Bấm đầu cốt cho nhiều dây ................................................................ 36 Hình 3.15: Bấm đầu cốt dây đơn nhiều sợi .......................................................... 37 Hình 4.1: Nối thẳng .............................................................................................. 39 Hình 4.2: Nối phân nhánh .................................................................................... 39 Hình 4.3: Nối phân nhánh dây đơn và dây cáp .................................................... 40 Hình 4.4: Kẹp dây điện ........................................................................................ 41 Hình 4.5: Các dạng sứ cách điện .......................................................................... 42 Hình 4.6: Kiềng dây vào sứ cách điện ................................................................. 42 Hình 5.1: Hình dạng bên ngoài điện năng kế ....................................................... 44 Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý và đấu dây điện năng kế 1 pha .................................. 45 Hình 5.3: Sơ đồ nguyên lý điện năng kế 3 pha .................................................... 45 Hình 5.4: Sơ đồ đấu dây điện năng kế 3 pha ....................................................... 45 Hình 5.5: Sơ đồ đấu dây điện năng kế 1 pha khi có tải ....................................... 48 Hình 5.6: Sơ đồ đấu dây điện năng kế 3 pha khi có tải ....................................... 48 Hình 6.1: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn đơn ............................................................ 50 Hình 6.2: Sơ đồ vị trí mạch đèn đơn .................................................................... 51 Hình 6.3: Sơ đồ đơn tuyến mạch đèn đơn ............................................................ 51 Hình 6.4: Sơ đồ đa tuyến mạch đèn đơn .............................................................. 51 Hình 6.5: Sơ đồ nguyên lý mạch hai đèn song song ............................................ 52 Hình 6.6: Sơ đồ vị trí mạch hai đèn song song .................................................... 52 Hình 6.7: Sơ đồ đơn tuyến mạch hai đèn song song ............................................ 53 Hình 6.8: Sơ đồ đa tuyến mạch hai đèn song song .............................................. 53 Hình 6.9: Sơ đồ nguyên lý mạch hai đèn nối tiếp ................................................ 54 Hình 6.10: Sơ đồ vị trí mạch hai đèn nối tiếp ...................................................... 54 Hình 6.11: Sơ đồ đơn tuyến mạch hai đèn nối tiếp .............................................. 55 Hình 6.12: Sơ đồ đa tuyến mạch hai đèn nối tiếp ................................................ 55 Hình 6.13: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn sáng mờ .................................................. 56 Hình 6.14: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn sáng tỏ .................................................... 56 Hình 6.15: Sơ đồ vị trí mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ ............................................ 56 Hình 6.16: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ ..................................... 57 Hình 6.17: Sơ đồ đa tuyến mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ ....................................... 57 Hình 6.18: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang sử dụng nguồn điện tại 1 nơi . 58 Hình 6.19: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang sử dụng nguồn điện tại 2 nơi . 58 Hình 6.20: Sơ đồ vị trí mạch đèn cầu thang sử dụng nguồn điện tại 1 nơi .......... 58 Hình 6.21: Sơ đồ đơn tuyến mạch đèn cầu thang sử dụng nguồn điện tại 1 nơi . 59 Hình 6.22: Sơ đồ đơn tuyến mạch đèn cầu thang sử dụng nguồn điện tại 2 nơi . 59 Hình 6.23: Sơ đồ đa tuyến mạch đèn cầu thang sử dụng nguồn điện tại 1 nơi.... 60 Hình 6.24: Sơ đồ đa tuyến mạch đèn cầu thang sử dụng nguồn điện tại 2 nơi.... 60 Hình 6.25: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn nhà kho ................................................... 61 Hình 6.26: Sơ đồ vị trí mạch đèn nhà kho ........................................................... 62 Hình 6.27: Sơ đồ đơn tuyến mạch đèn nhà kho ................................................... 62 Hình 6.28: Sơ đồ đa tuyến mạch đèn nhà kho ..................................................... 63 Hình 6.29: Cấu tạo con chuột của đèn huỳnh quang ........................................... 64 Hình 6.30: Tăng phô của đèn huỳnh quang ......................................................... 64 Hình 6.31: Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang .......................................................... 65 Hình 6.32: Sơ đồ nguyên lý đèn huỳnh quang ..................................................... 66 Hình 6.33: Mạch đèn cao áp ................................................................................ 67 Hình 6.34: Mạch đèn giao thông .......................................................................... 68 Hình 7.1: Sơ đồ mạch điện tổng hợp ................................................................... 78 Hình 8.1: Hệ thống thiết bị ở mặt trước tủ điện ................................................... 83 Hình 8.2: Hệ thống thiết bị bên trong tủ điện ...................................................... 84 Hình 9.1: Các dạng quạt điện ............................................................................... 85 Hình 9.2: Sơ đồ nguyên lý quạt bàn ..................................................................... 87 Hình 9.3: Sơ đồ đấu dây quạt bàn ........................................................................ 88 Hình 9.4: Sơ đồ nguyên lý quạt trần .................................................................... 89 Hình 9.5: Sơ đồ đấu dây quạt trần ........................................................................ 90 Hình 9.6: Sơ đồ đấu dây quạt trần thực tế ............................................................ 91 Hình 10.1: Hình dạng thực tế của bếp kiểu hở .................................................... 94 Hình 10.2: Hình dạng thực tế của bếp kiểu kín. .................................................. 94 Hình 10.3: Sơ đồ mạch điện của bếp điện có công suất không đổi ..................... 94 Hình 10.4: Hình dạng thực tế của bếp điện có công suất thay đổi. ..................... 95 Hình 10.5: Sơ đồ mạch điện của bếp điện có công suất thay đổi được. .............. 96 Hình 10.6: Hình dạng thực tế của một công tắc xoay .......................................... 98 Hình 10.7: Hình dạng thực tế của dây dẫn, phích cắm và đèn báo ...................... 99 Hình 11.1: Hình dạng thực tế nồi cơm điện cơ. ................................................. 101 Hình 11.2: Hình dạng thực tế nồi cơm điện kỹ thuật số (nồi cơm điện tử). ...... 102 Hình 11.3: Hình dạng thực tế của nồi cơm cao tần. ........................................... 103 Hình 11.4: Cấu tạo nồi cơm điện cơ. ................................................................. 104 Hình 11.5: Sơ đồ nồi cơm cơ thông dụng hiện nay ........................................... 104 Hình 11.6: Sơ đồ mạch điện của nồi cơm điện cơ ............................................. 105 Hình 11.7: Hình dạng thực tế của cụm rơ le từ nhiệt. ........................................ 106 Hình 11.8: Hình dạng bên trong của rơ le từ nhiệt. ........................................... 107 Hình 11.9: Hình ảnh chưa tháo rơ le từ nhiệt. .................................................... 107 Hình 11.10: Hình ảnh đã tháo rơ le từ nhiệt. ..................................................... 107 Hình 11.11: Hình dạng thực tế của công tắc trong nồi cơm điện cơ. ................ 108 Hình 11.12: Hình dạng bên trong của công tắc trong nồi cơm điện cơ. ............ 108 Hình 11.13: Hình dạng thực tế điện trở nhiệt trong nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử ............................................................................................ 109 Hình 11.14: Hình ảnh chưa tháo điện trở nhiệt. ................................................. 109 Hình 11.15: Hình dạng thực tế của dây dẫn phích cắm 3P ................................ 110 Hình 11.16: Hình dạng thực tế loại dây dẫn phích cắm rút. .............................. 112 Hình 11.17: Hình dạng thực tế vòng trượt tiếp xúc điện 2P cho bộ dây dẫn phích cắm rút. .......................................................................................... 112 Hình 11.18: Hình dạng thực tế của jắc cắm 3p trên nồi cơm điện cơ. ............... 112 Hình 11.19: Sơ đồ nguyên lý lắp điện trở hạn dòng cho đèn led. ...................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Quang Hà - Châu Chí Đức, Thực tập điện cơ bản, Trung Tâm Việt - Đức ĐHSPKT [2] Nguyễn Xuân Phú, Khí cụ thiết bị tiêu thụ điện hạ áp – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [3] TS. Phan Đăng Khải, Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Gio dục, 2004 [4] Vũ Văn Tẩm, Điện dân dụng và công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007 [5] Vũ Văn Tẩm, Vân Anh - Sửa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy điện gia dụng - NXB Tổng hợp Đồng Tháp - 1996 [6] KS. Bùi Văn Yên - KS. Trần Nhật Tân, Sửa chữa điện dân dụng và công nghiệp, NXB Gio dục, 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thuc_tap_dien_dan_dung_trinh_do_cao_dang.pdf