Bài giảng Sinh lý hệ thần kinh - Trần Thị Bình Nguyên
1. SỰ TIẾN HÓA - Phân loại: 5 loại a. Chưa có hệ thần kinh trung ương - Ở động vật đơn bào (amip, thảo trùng). Ở một số thảo trùng có các sợi thực hiện chức năng dẫn truyền hưng phấn đến các yếu tố vận động. Ở một số hải miên đã có cấu trúc giống nhau các tế báo thần kinh để liên hệ với các tế bào cơ b. Hệ thần kinh dạng lưới - Xuất hiện ở xoang tràng. - Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ hai mạng lưới: + Một mạng liên hệ với các tế bào thụ cảm + Một mạng liên hệ với các cơ quan bên trong
64 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 16/02/2024 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh lý hệ thần kinh - Trần Thị Bình Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên: TS. Trần Thị Bình Nguyên
f
g +
https://www.facebook.com/binhnguyencnsh
binhnguyencnsh@gmail.com
094 466 1010
SINH HỌC
NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
Biology of Human and Animal
SỰ TIẾN HÓA
của hệ thần kinh trung ương
TẾ BÀO THẦN KINH
Nơron hay Neuron
DÂY THẦN KINH
CÁC TRUNG KHU THẦN KINH
và tính chất của chúng
CHỨC NĂNG TỪNG PHẦN
của hệ thần kinh trung ương
SINH LÝ
HỆ THẦN KINH
SỰ TIẾN HÓA
CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
1
2
SỰ TIẾN HÓA
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ THỂ
1
SỰ TIẾN HÓA
Phân loại : 5 loại
Chưa có hệ thần kinh trung ương
Ở động vật đơn bào (amip, thảo trùng). Ở một số thảo trùng có các sợi thực hiện chức năng dẫn truyền hưng phấn đến các yếu tố vận động. Ở một số hải miên đã có cấu trúc giống nhau các tế báo thần kinh để liên hệ với các tế bào cơ
1
1
SỰ TIẾN HÓA
Hệ thần kinh dạng lưới
Xuất hiện ở xoang tràng.
Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ hai mạng lưới:
Một mạng liên hệ với các tế bào thụ cảm
Một mạng liên hệ với các cơ quan bên trong
2
1
SỰ TIẾN HÓA
Hệ thần kinh dạng chuỗi hay dạng hạch
Neuron cảm giác tập trung gần các cơ quan trọng
Neuron vận động được phân bố của các nhóm cơ được thần kinh chi phối.
=> Dẫn đến sự hình thành các hạch thần kinh. Chúng liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
3
1
SỰ TIẾN HÓA
4
Hệ thần kinh dạng ống
Qua quá trình trung ương hóa các hạch, hệ thần kinh dạng ống được hình thành. Toàn bộ hệ thần kinh trung ương được cấu tạo từ một ống nằm ở phía lưng con vật. Đầu trước của ống mở rộng tạo thành não bộ, phần sau có dạng hình trụ_tủy sống.
Đầu tiên ống thần kinh thực hiện chức năng thụ cảm. Ở phía lưng có các tế bào vận động. Từ các tế bào vận động có các sợi thần kinh hướng đến các cơ.
1
SỰ TIẾN HÓA
5
Hệ thần kinh có não hoàn chỉnh ở chim và động vật có vú
Trong cấu trúc của tủy sống có thể thấy rõ mối liên quan giữa khối lượng của hệ thần kinh với kích thước của cơ thể động vật và sự phát triển của hệ cơ. Hệ cơ càng phát triển và diện tích cơ thể càng lớn thì tủy sống càng phát triển.
1
SỰ TIẾN HÓA
6
Não bộ được hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa của giới động vật.
Lúc đầu bọng não sau phát triển hơn, nó liên quan với chức năng thính giác và thăng bằng ở những động vật dưới nước.
Dần dần não sau phân hóa thành hành_cầu não và tiểu não. Khi đời sống chuyển dần lên cạn, liên quan với sự phát triển và hoàn thiện của các cơ quan thụ cảm, não trước (phát triển thành não khứu, não trung gian và đại não)_não tận (telencephalon)
Về sau khi đại não phát triển mạnh về khối lượng và chức năng, não khứu cùng với lớp chất xám phủ trên nó bị cuộn vào trong và được gọi là vỏ não cũ (paleocortex).
Các trung khu thần kinh trong não bộ cũng được hoàn thiện dần. Não thính giác lúc đầu có bọng não sau tiếp tục phát triển ở bọng não giữa và sau đó phát triển ở cả não trước. Não tận hay não trước được bảo phủ một lớp chất xám và phát triển thành các bán cầu đại não cùng với vỏ não mới (neocortex).
1
SỰ TIẾN HÓA
7
1
SỰ TIẾN HÓA
8
1
SỰ TIẾN HÓA
9
2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ THỂ
10
Hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác ở động vật có xương sống và người được phát triển từ lá phôi ngoài.
2
SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ
11
Sự hình thành bộ não ở người và tỉ lệ hộp sọ so với chiều dài cơ thể thay đổi trong giai đoạn bào thai và sau khi sinh.
TẾ BÀO THẦN KINH
NƠRON HAY NEURON
1
2
CẤU TẠO TẾ BÀO THẦN KINH
Đ uôi gai
T hân nơron
S ợi trục
PHÂN LOẠI NƠRON
3 loại chính
3
CÁC LOẠI SYNAP TRONG HỆ THẦN KINH TW
C ấu trúc Synap
C ác loại Synap
Đ iện thế màng nơron
4
CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN
Q ua Synap hưng phấn
Q ua Synap ức chê
C ác chất truyền đạt thần kinh́
1
CẤU TẠO TẾ BÀO THẦN KINH
12
Thành phần chính của nơron gồm : đuôi gai, thân, sợi trục
1
CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO THẦN KINH
13
Đuôi gai: tiếp nhận tín hiệu
Tua bào tương ngắn, gần thân và lan ra xung quanh thân, có nhiều receptor tiếp nhận đặc hiệu chất truyền đạt thần kinh.
Thân nơron: tiếp nhận tín hiệu
Thân có hình dáng và kích thước rất khác nhau (hình sao, hình tháp, hình cầu) do các ống siêu vi và các tơ thần kinh tạo nên bộ khung tế bào
Màng của thân có nhiều receptor tiếp nhận chất truyền đạt thần kinh, kênh ion đóng mở do chất gắn
Bào tương chứa nhân, ribosom, lưới nội bào có hạt (tập trung thành các thể Nissl-tạo màu xám mô thần kinh), ty thể, bộ Golgi, lipofuscin-sắc tố già.
1
CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO THẦN KINH
14
Sợi trục: truyền tín hiệu
Sợi trục dài từ vài mm - vài chục cm, vùng gò Hillock có nhiều kênh Na+ đóng mở do điện thế, chia thành các nhánh tận cùng, đầu nhánh tận cùng là cúc tận cùng chứa nhiều bọc nhỏ có chất truyền đạt thần kinh.
Gồm hai loại sợi là sợi có myelin và sợi không có myelin
Sợi có myelin được bọc bởi các tế bào Schwann bài tiết myelin (lipoprotein), có tính cách điện.
Bao myelin không liên tục, bị đứt quãng thành đoạn 1-1,5mm ở các eo Ranvier.
Cúc tận cùng có các bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitter).
1
CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO THẦN KINH
15
Trong hệ thần kinh trung ương thân neuron tập trung trong chất xám của các bán cầu đại não, của các cấu trúc dưới vỏ, của thân não, tiểu não và tuỷ sống.
Các nhánh của neuron được bao myelin tạo thành chất trắng trong các cấu trúc khác nhau của não bộ và tuỷ sống.
2
PHÂN LOẠI NƠRON
16
Gồm: 3 loại chính
Nơron cảm giác
Phát triển ra những thay đổi bên trong cơ thể và ngoài môi trường
Truyền thông tin về não và tủy sống
Nơron trung gian (nơron liên hợp)
Bố sung chức năng
Kết nối giữa dẫn truyền cảm giác và vận động trong hệ thần kinh trung ương
90% noron của cơ thể là nơron trung gian
Xử lý, lưu giữ và khôi phục thông tin
Nơron vận động
Mang tín hiệu cho các tế bào cơ và các hạch
2
PHÂN LOẠI NƠRON
17
2
PHÂN LOẠI NƠRON
18
HÌNH THÁI CÁC LOẠI TẾ BÀO THẦN KINH
Tế bào đơn cực
Tế bào lưỡng cực
Tế bào lưỡng cực già
Tế bào đa cực
Tế bào Purkinje
Mũi tên dọc theo các axon chỉ hướng truyền xung động thần kinh phát sinh từ thân neuron
3
CÁC SYNAP TRONG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
19
Synap là chỗ tiếp nối giữa sợi trục của một nơron với một tế bào thần kinh khác hoặc với một tế bào đáp ứng khác (cơ, tuyến).
Có hai loại synap: synap điện và synap hóa học.
Tại các synap điện: dòng điện (dòng ion) lan truyền trực tiếp, nhanh từ tế bào này sang tế nào khác qua các khe nối giữa hai tế bào
Các synap hóa học:
Cấu tạo: màng trước synap, khe synap và màng sau synap.
Tín hiệu đ ư ợc dẫn truyền từ tế bào trước synap đến tế bào sau synap qua các hóa chất trung gian là các chất truyền đạt thần kinh.
3
CÁC SYNAP TRONG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
20
CẤU TRÚC SYNAP
3
CÁC SYNAP TRONG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
21
CÁC LOẠI SYNAP (theo vị trí tiếp xúc)
3
CÁC SYNAP TRONG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
22
ĐIỆN THẾ MÀNG NƠRON
Điện thế màng nơron được tạo nên do sự chênh lệch nồng độ ion giữa trong và ngoài màng, có giá trị khoảng -70mV.
4
CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN QUA CÁC SYNAP HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
23
Dẫn truyền qua synap hưng phấn
Xung động thần kinh khử cực màng trước synap -> mở các kênh Ca 2+ .
Ca 2+ vào bào tương cúc tận cùng, gắn với receptor ở màng trong cúc tận cùng, tăng ái lực và kéo các túi chứa chất truyền chất truyền đạt thần kinh về màng trước synap.
Các túi chứa chất truyền đạt thần kinh hòa màng với màng tr ư ớc synap, giải phóng chất truyền đạt thần kinh.
( acetylcholin, noradrenalin, serotonin, dopamine,).
Mỗi điện thế hoạt động chỉ làm cho một vài bọc nhỏ giải phóng chất truyền đạt thần kinh.
4
CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN QUA CÁC SYNAP HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
24
Do khe synap chỉ rộng khoảng 20nm nên chất trung gian hoá học nhanh chóng khuếch tán đến màng sau synap. Ở đây chất trung gian hoá học kết hợp với các receptor trên màng sau synap, làm thay đổi tính thấm của màng sau synap đối với ion Na + .
Kết quả: Gây khử cực màng sau synap
Làm xuất hiện điện thế hưng phấn sau synap
Do có hiện tượng tập cộng các điện thế hưng phấn sau synap theo không gian và thời gian nên các điện thế tập cộng dễ dàng đạt đến mức ngưỡng và tạo ra điện thế hoạt động.
4
CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN QUA CÁC SYNAP HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
25
4
CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN QUA CÁC SYNAP HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
26
4
CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN QUA CÁC SYNAP HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
27
Dẫn truyền qua synap ức chế
Khi xung động truyền đến synap ức chế, chất trung gian hóa học được giải phóng ở đây không gây khử cực mà gây tăng phân cực màng sau synap.
Điện thế xuất hiện là điện thế ức chế sau synap, điện thế ức chế sau synap xuất hiện trong các synap ức chế cũng được tập cộng theo không gian và thời gian. Do đó, tăng kích thích theo các sợi thần kinh đến các synap ức chế sẽ làm tăng điện thế ức chế. Hưng phấn đến đây bị chặn lại, không truyền tiếp.
Chất trung gian hóa học gây tăng phân cực màng sau synap là acid gamma amino butyric, glycin, acid glutamic, enkephalin, endorphin
4
CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN QUA CÁC SYNAP HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
28
CÁC CHẤT TRUYỀN ĐẠT THẦN KINH (NEUROTRANSMITTER)
Nhóm có trọng lượng phân tử nhỏ
Nhóm có trọng lượng phân tử lớn
Bản chất là acid amin
Ví dụ: acetylcholin, noradrenalin,
doparmin, GABA, serotonin,
Tác dụng nhanh, gây ra phần lớn các đáp ứng vận động, cảm giác
Được tổng hợp ở cúc tận cùng, mỗi nơron chỉ sản xuất một chất truyền đạt thần kinh
Có thể tái sử dụng
Bản chất là peptid ( peptid thần kinh, peptid não).
Ví dụ: endorphin, vasopressin, enkephalin,
chất P, neurotensin, ACTH
Tuy lượng peptid não được giải phóng ít những tác dụng mạnh, kéo dài
Được tổng hợp ở thân nơron, mỗi nơron có thể giải phóng một hay nhiều peptid não
Không được tái sử dụng
DÂY THẦN KINH
1
2
CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỢI THẦN KINH
S ợi thần kinh có myelin
S ợi thần kinh không có myelin
PHÂN LOẠI SỢI THẦN KINH
3 loại
3
DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN TRONG CÁC SỢI THẦN KINH
1
CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỢI THẦN KINH
29
Dây thần kinh ngoại vi cấu tạo từ các bó sợi thần kinh được bao bọc bởi màng mô liên kết.
Màng mô liên kết ≥ 60%
Màng myelin ≈ 30%
Các trục ≈ 10%
Sợi thần kinh là các nhánh của tế bào thần kinh (neuron) gồm:
- Sợi dài: sợi trục_axon
- Sợi ngắn: sợi nhánh_dendrit.
Căn cứ vào cấu trúc, các sợi thần kinh được chia ra thành hai loại:
- Sợi có myelin
- Sợi không có myelin
Khối lượng dây thần kinh
1
CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỢI THẦN KINH
30
SỢI THẦN KINH CÓ MYELIN
Sợi có myelin gồm: trục, bao myelin và một màng bao bọc ngoài cùng.
Xung quanh sợi trục là tế bào Schwann. Màng của tế bào Schwann cuộn quanh sợi trục, tạo thành nhiều lớp có chứa myelin – một loại lipid.
Giữa sợi trục và bao myelin còn có một bao nguyên sinh chất nữa gọi là bao Mauthner.
Tại eo Ranier chỉ có màng của sợi trục (neurolemma) và bao Mauthener, không có myelin.
Eo Ranvier là nơi trao đổi các ion và các chất dinh dưỡng giữa sợi trục với dịch kẽ. Khoảng cách giữa hai eo Ranvier dài khoảng 1- 2mm. Ở cuối sợi thần kinh, sợi trục chia ra nhiều nhánh nhỏ không có myelin để toả vào các sợi cơ.
1
CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỢI THẦN KINH
31
SƠ ĐỒ CẤU TẠO SỢI THẦN KINH CÓ MYELIN
1
CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỢI THẦN KINH
32
SỢI THẦN KINH KHÔNG CÓ MYELIN
Các sợi không có myelin cũng được bao bởi màng myelin rất mỏng.
Tỷ lệ giữa các sợi không có myelin và các sợi có myelin trong các dây thần kinh khác nhau dao động từ 1/1 đến 4/1.
Trong số các sợi thần kinh không có myelin có khoảng 10 đến 20% thuộc sợi giao cảm.
Ở động vật không xương sống các sợi thần kinh không có myelin chiếm đa số.
2
PHÂN LOẠI SỢI THẦN KINH
33
Theo chức năng, các sợi thần kinh được chia ra làm 3 loại:
sợi hướng tâm, sợi liên hợp (hay trung gian) và sợi ly tâm.
Các sợi hướng tâm (cảm giác) dẫn truyền các xung thần kinh từ các thụ cảm thể (receptor) ở các cơ quan cảm giác vào hệ thần kinh trung ương.
Các sợi liên hợp xuất phát từ thân neuron nằm trong hệ thần kinh trung ương.Tất cả các nhánh (axon và dendrit) thuộc neuron này cũng nằm trong hệ thầnkinh trung ương. Chúng nối các neuron trong hệ thần kinh với nhau.
Các sợi ly tâm (sợi vận động, sợi chạy đến các tuyến) xuất phát từ các neuronnằm trong hệ thần kinh trung ương, hoặc trong các hạch thần kinh ở ngoài hệthần kinh trung ương, sợi trục của neuron hướng đến các cơ quan thực hiện.
3
DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN TRONG SỢI THẦN KINH
34
Chức năng của các sợi thần kinh là dẫn truyền hưng phấn
Các quy luật dẫn truyền trong các sợi thần kinh:
Quy luật toàn vẹn về giải phẫu và sinh lý
Quy luật dẫn truyền hai chiều
Quy luật dẫn truyền riêng biệt theo từng sợi thần kinh
3
DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN TRONG SỢI THẦN KINH
35
Cơ chế và tốc độ dẫn truyền hưng phấn theo các sợi thần kinh
3
DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN TRONG SỢI THẦN KINH
36
DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN TỪ SỢI THẦN KINH SANG SỢI CƠ
Sự dẫn truyền hưng phấn thần kinh sang cơ được thực hiện bằng sự biến đổi chức năng của bộ máy thần kinh - cơ (nơi tiếp xúc giữa sợi thần kinh và sợi cơ dưới tác dụng của chất trung gian hoá học (chất dẫn truyền)).
CÁC TRUNG KHU THẦN KINH
VÀ CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHÚNG
1
2
CÁC TRUNG KHU THẦN KINH
K hái niệm
C hức năng
TÍNH CHẤT CỦA CÁC TRUNG KHU THẦN KINH
3 loại
3
NGUYÊN TÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TW
K hái niệm
P hân loại phản xạ
C ung phản xạ
S ự điều phối các quá trình phản xạ
1
CÁC TRUNG KHU THẦN KINH
37
Khái niệm: Trung khu thần kinh là một tập hợp các tế bào thần kinh, chúng cùng thực hiện một phản xạ nhất định hay điều hòa một chức năng nào đó.
Chức năng: Trung khu điều hòa một chức năng nào đó hay thực hiện một động tác phản xạ phức tạp nào đó là một tập hợp các neuron. Chúng hoạt động một cách đồng bộ trong điều hòa phản ứng phản xạ. Trong đó vai trò của các neuron khác nhau trong tập hợp neuron không giống nhau.
2
TÍNH CHẤT CỦA CÁC TRUNG KHU THẦN KINH
38
Dẫn truyền một chiều: Trong các sợi thần kinh hưng phấn có thể dẫn truyền theo hai chiều, còn trong hệ thần kinh trung ương hưng phấn chỉ dẫn truyền theo một chiều: từ neuron thụ cảm qua các neuron trung gian đến neuron tác động.
Dẫn truyền chậm trễ: Trong các trung khu thần kinh sự dẫn truyền hưng phấn được diễn ra chậm hơn so với dẫn truyền trong các sợi thần kinh
Sự phụ thuộc của phản ứng phản xạ vào cường độ và thời gian kích thích: Phản ứng phản xạ phụ thuộc vào cường độ và thời gian kích thích các thụ cảm thể.
Sự tập cộng hưng phấn: là khi phối hợp hai hay nhiều kích thích vào các thụ cảm thể ngoại vi hay vào các sợi thần kinh hướng tâm sẽ gây được phản ứng, trong khi đó kích thích từng thụ cảm thể hay từng sợi thần kinh không gây được phản ứng.
2
TÍNH CHẤT CỦA CÁC TRUNG KHU THẦN KINH
39
Có hai dạng tập cộng: theo thời gian và theo không gian
Sự biến đổi nhịp hưng phấn: là có khả năng thay đổi nhịp của các xung truyền đến. Do đó, tần số các xung động phát ra từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ quan hoạt động không phụ thuộc vào tần số kích thích.
Tác dụng sau kích thích: Các động tác phản xạ không kết thúc ngay sau khi ngừng tác dụng của kích thích gây ra chúng, mà còn kéo dài trong một thời gian, đôi khi khá lâu.
Sự mệt mỏi của các trung khu thần kinh: Sự mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương được biểu hiện bằng sự suy giảm dần và cuối cùng là ngừng đáp ứng hoàn toàn khi kích thích kéo dài vào các sợi thần kinh hướng tâm.
Tính nhạy cảm của các trung khu thần kinh đối với oxy: Các tế bào thần kinh cần rất nhiều oxy.
VD: 100g mô não của chó sử dụng oxy nhiều gấp 22 lần so với 100g mô cơ ở
trạng thải nghỉ, gấp 10 lần so với 100g gan.
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
40
Khái niệm: Đó là sự đáp ứng của cơ thể đối với sự kích thích vào các thụ cảm thể và được thực hiện với sự tham gia của hệ thần kinh trung ương.
Phân loại phản xạ
Theo ý nghĩa sinh học:
- Thành phản xạ dinh dưỡng
- Phản xạ tự vệ
- Phản xạ sinh dục
- Phản xạ định hướng
- Phản xạ vận động và
- Phản xạ tư thế-trương lực
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
41
Theo sự phân bố của các thụ cảm thể :
- Ngoại thụ cảm thể
- Nội thụ cảm thể
Theo sự xuất hiện của các phản xạ trong quá trình phát triển chủng loại và phát triển cá thể:
- Phản xạ bẩm sinh (không điều kiện)
- Các phản xạ tập nhiễm (có điều kiện)
Theo phản ứng phản xạ:
- Phản xạ vận động
- Phản xạ bài tiết
- Phản xạtim - mạch v.v...
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
42
Một cung phản xạ đơn giản gồm có 5 khâu :
Thụ cảm thể (hay trường thụ cảm)
Dây thần kinh hướng tâm (dây cảm giác)
Trung khu thần kinh
Dây thần kinh ly tâm (dây thần kinh vận động, dây thần kinh thực vật)
Cơ quan thực hiện (cơ, tuyến, mạch máu)
Cung phản xạ đơn giản nhất được cấu tạo từ 2 neuron: Neuron thụ cảm và neuron tác động, giữa chúng chỉ có một Synap.
Cung phản xạ
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
43
CUNG PHẢN XẠ MỘT SYNAP
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
44
CUNG PHẢN XẠ NHIỀU SYNAP
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
45
Sự điều phối các quá trình phản xạ
1. Nguyên tắc quy tụ luồng hướng tâm: Các luồng xung động hướng tâm truyền về hệ thần kinh trung ương theo nhiều sợi thần kinh hướng tâm khác nhau có thể được quy tụ trong một số neuron trung gian và neuron tác động.
Trong tủy sống và hành não sự quy tụ ở mức thấp hơn so với các cấu trúc thần kinh nằm trên chúng – trong các nhân dưới vỏ và trong vỏ các bán cầu đại não. Ở những nơi này một neuron có thể nhận được các xung động phát sinh từ nhiều thụ cảm thể khác nhau.
VD: từ cơ quan cảm giác thị giác, thính giác và xúc giác.
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
46
2. Nguyên tắc liên hệ ngược
Bất kỳ một động tác vận động nào được gây ra do kích thích hướng tâm đều làm cho các thụ cảm thể ở cơ, gân, khớp (thụ cảm thể bản thể) hưng phấn, rồi các xung động được phát sinh ở đó sẽ được truyền về hệ thần kinh trung ương. Các xung động này được gọi là các xung động hướng tâm thứ cấp hay hướng tâm ngược
Ý nghĩa của hướng tâm ngược rất quan trọng trong cơ chế điều phối
Đường liên hệ ngược cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà các chức năng thựcvật như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết...
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
47
3. Nguyên tắc con đường chung cuối cùng
Một động tác vận động nào đó có thể được gây ra bởi nhiều kích thích khác nhau tác động lên các thụ cảm thể khác nhau.
Các neuron tác động tạo ra con đường chung cuối cùng của nhiều phản xạ có nguồn gốc khác nhau và có thể liên hệ với các cơ quan cảm giác khác nhau. Mối liên hệ này được thực hiện qua các neuron trung gian, nơi kết thúc của các axon các neuron thụ cảm.
3
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
48
4. Nguyên tắc ưu thế: Để cho hệ thần kinh hoạt động như một khối thống nhất trong những điều kiện sống tự nhiên, cần phải có các cứ điểm hưng phấn ưu thế có khả năng thay đổi hoạt động của các trung khu thần kinh khác.
Trong điều kiện sống tự nhiên của các động vật và của con người, hiện tượng ưu thế bao trùm một số lớn phản xạ, trong đó có các phản xạ sinh dục và tự vệ
Nguồn hưng phấn ưu thế, theo Ukhtomski, có các đặc điểm:
Tăng tính hưng phấn; Hưng phấn bền vững; Có khả năng tập cộng hưng phấn; Có tính ý nghĩa đối với khả năng duy trì hưng phấn rất lâu sau khi đã ngừng kích thích
CHỨC NĂNG TỪNG PHẦN
CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
1
TỦY SỐNG
2
CHỨC NĂNG TỦY SỐNG
1
TỦY SỐNG
49
Tủy sống có cấu tạo phân đốt. Số lượng các dây thần kinh tủy sống ở các động vật khác nhau , dao động từ 10 (ở lưỡng cư không đuôi) đến 500 (ở 1 số loài rắn).
Ở người, tủy sống nằm trong ống xương sống, có 31 đốt tủy tương ứng với 31 đốt xương sống. Mỗi đốt tủy có rễ trước và rễ sau họp lại thành dây thần kinh tủy.
Từ dưới đoạn tủy thắt lưng 2 các dây thân kinh tập hợp lại tạo thành đuôi
ngựa.
Mỗi một đoạn tủy chi phối cảm giác, vận động một khoanh cơ thể.
Cắt ngang qua tủy sống thấy chất xám nằm ở giữa có hình cánh bướm, chất trắng nằm ở ngoài.
1
TỦY SỐNG
50
Chất xám
Sừng trước: Nơron vận động (alpha, gamma, trung gian) nhận các thông tin từ sừng sau tủy sống, các khoang tủy khác, cấu trúc trên tủy sống.
Nơron vận động alpha: sợi trục và số sợi cơ nó chi phối được gọi là đơn vị vận động
Nơron vận động gamma: chi phối các sợi nội suốt của suốt cơ , có khả năng tự phát ra các xung động làm cho sợi nội suốt luôn co ở một mức độ nhất định (trương lực cơ).
Tế bào Renshaw: ức chế hoạt động nowrron alpha
Sừng bên: nơron vận động của hệ thần kinh tự chu ̉> hạch thực vật > chi phối hoạt động tạng, tuyến.
Chất trắng: tập hợp các sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động.
1
TỦY SỐNG
51
TỦY SỐNG VÀ CỘT SỐNG
1
TỦY SỐNG
52
Lát cắt ngang tuỷ sống trình bày vị trí chất xám, chất trắng, các sừng và các rễ sống (A)và các lớp trong chất xám tuỷ sống ở đốt thắt lưng V (B)
1
TỦY SỐNG
53
Trong chất xám tuỷ sống có nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó một số nằm rải rác, còn một số tập trung thành nhóm, đó là các nhóm tế bào thần kinh vận động và nhóm tế bào thần kinh trung gian
Theo cách phân bố các neuron người ta chia chất xám tuỷ sống thành các tấm. Có tất cả 10 tấm , trong đó:
- Tấm thứ X bao quanh ống trung tâm
- Các tấm I đến IX xếp song song với các mặt trước và mặt sau tuỷ sống.
1
TỦY SỐNG
54
CÁC TẤM THẦN KINH TỦY SỐNG
Các tấm I đến IV tạo thành phần đầu của sừng sau và là vùng chiếu của các sợi hướng tâm từ thân và các chi. Từ đây bắt đầu xuất phát các bó tuỷ sống đi lên.
Các tấm V đến VI tạo ra cổ sừng sau. Ở đây kết thúc các sợi cảm giác từ các thụ cảm thể bản thể và các sợi vận động từ vỏ não đi xuống.
Tấm VII là nơi tập trung các đường liên hệ từ các thụ cảm thể bản thể và từ các cơ quan nội tạng, cũng là vùng xuất phát các sợi từ tuỷ sống đến tiểu não và não giữa.
Ở phần bụng tấm VII có nhiều tế bào Renshaw.
1
TỦY SỐNG
55
CÁC TẤM THẦN KINH TỦY SỐNG
Trong tấm VIII có các sợi từ các thụ cảm thể bản thể và là nơi xuất phát các đường liên hệ lên hành não.
Tấm IX là vùng vận động sơ cấp, được cấu tạo từ các neuron vận động. Chúng hợp với nhau thành nhóm chức năng.
Tấm X được cấu tạo từ các neuron, các tế bào glial và các sợi liên hợp .
Trong chất xám còn có rất nhiều tế bào glial, chúng phân bố xung quanh các
neuron và liên hệ với các mạch máu.
2
CHỨC NĂNG TỦY SỐNG
56
THANKS YOU
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_sinh_ly_he_than_kinh_tran_thi_binh_nguyen.pptx