Bài giảng Phản hồi cảm xúc trì - Thị Minh Thúy

Gọi tên TC – “Dường như”, “nghe có vẻ”, “trông có vẻ”, v.v. Gọi tên cảm xúc của TC: “Lan, nghe có vẻ như hôm nay em đang xuống tinh thần.” Kết hợp với phản hồi nội dung cách ngắn gọn: “Lan, nghe có vẻ như hôm nay em đang xuống tinh thần bởi vì mẹ em không cho em đi cắm trại.” Kiểm tra phản hồi: “Có đúng vậy không em?”

pptx26 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phản hồi cảm xúc trì - Thị Minh Thúy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẢN HỒI CẢM XÚC Trì Thị Minh Thúy, Ph.D. Sách tham khảo: Ivey, A. E., & Ivey, M. B. (1999). Intentional Interviewing and Counseling (4 th ed.). CA: Brooks/Cole Publishing Company. Ivey, A. E., Ivey, M. B., & Zalaquett, C. P. (2010). Intentional Interviewing and Counseling (7 th ed.). CA: Brooks/Cole Publishing Company. Tại sao cần phản hồi cảm xúc? Mỗi kinh nghiệm chúng ta trải qua, đều có cảm xúc đi kèm. Cảm xúc là nguồn gốc của suy nghĩ và hành động. Nếu chúng ta có thể xác định và phân loại cảm xúc của thân chủ, chúng ta có được nền tảng cho hành động trong tương lai. Tại sao cần phản hồi cảm xúc? Bên dưới hành vi và lời nói của thân chủ là cảm xúc. Mục đích của việc phản hồi cảm xúc là làm cho những cảm xúc ẩn tàng, và đôi khi bị che đậy, được rõ ràng với thân chủ. Tại sao cần phản hồi cảm xúc? Hầu hết thân chủ có những cảm xúc lẫn lộn và mâu thuẫn nhau đối với nhưng biến cố quan trọng và đối với người khác. Tại sao cần phản hồi cảm xúc? Giúp TVV và thân chủ trở về với kinh nghiệm cơ bản, với mục tiêu và cảm xúc, bởi vì thông thường buổi tham vấn hay vấn đàm thường nghiêng về lý trí. Viết phản hồi cảm xúc TC: “Hiện giờ, em cảm thấy chán quá. Em vừa bị đuổi ra khỏi lớp. Bây giờ em không biết phải làm gì nữa. Giá như thầy Minh đối xử tốt và công bằng với em thì em đã không bị đuổi rồi. Thầy ấy thực sự ghét em và không công bằng với em. . . Có lẽ em cũng chưa cố gắng đủ. Em không biết sẽ phải làm gì đây!” Hãy viết phần phản hồi nội dung của thân chủ: Viết phần phản hồi cảm xúc: Cảm xúc mà thân chủ bộc lộ rõ ràng: Cảm xúc ẩn ngầm: Trong trường hợp này, TVV có thể phản hồi: “ Em cảm thấy chán nản và bối rối và dường như có phần tức giận nữa .” Tại sao cần phản hồi cảm xúc? Vì cảm xúc hình thành nền tảng cho kinh nghiệm sống, lưu ý những cảm xúc then chốt và giúp thân chủ làm sáng tỏ chúng có thể là một điều giúp cho tiến trình tham vấn tiến triển. Tại sao cần phản hồi cảm xúc? Nhất là trong trường hợp thân chủ bối rối và lẫn lộn về cảm xúc của mình. Điều này rất hữu ích vì chúng ta cần biết mình cảm thế nào trước khi mình hành động. Cảm Xúc gì? Hãy liệt kê ra những từ diễn tả cảm xúc mà bạn biết. Cảm Xúc gì? Có 4 cảm xúc căn bản: BUỒN , GIẬN, VUI, SỢ Thất tình: HỈ (mừng), NỘ (giận), ÁI (thương), Ố (ghét), AI (buồn), CỤ (Sợ), DỤC (muốn). Cảm thấy thế nào về cảm xúc? Bạn có cảm thấy thoải mái để diễn tả cảm xúc của mình không? Cảm thấy thế nào về cảm xúc? Hãy suy tư về lịch sử bản thân của bạn và khả năng xử lý cảm xúc của bạn. Nếu bạn không thoải mái diễn tả cảm xúc và xử lý cảm xúc của mình thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giúp thân chủ khám phá nan đề của họ cách sâu sắc. Cần lưu ý Khi đặt tên (label) cho cảm xúc của thân chủ, cần lưu ý các điểm sau: Những từ diễn tả cảm xúc bởi thân chủ Những từ diễn tả cảm xúc ‘ngầm ẩn’ mà thân chủ không bộc lộ Những cảm xúc không diễn tả thành lời có thể thấy được qua việc quan sát sự chuyển động của cơ thể. Những dấu chỉ (cue) của cảm xúc có lời và không lời có thể mâu thuẫn với nhau. Cần lưu ý Kỹ năng phản hồi cảm xúc nhắm đến việc giúp thân chủ cảm nhận (sense) và trải nghiệm cái phần căn bản nhất của chính họ - họ thực sự cảm nhận thế nào về người khác và biến cố trong cuộc sống. Cần lưu ý Cảm xúc cơ bản mà chúng ta dành cho cha mẹ, gia đình, bạn hữu là tình thương yêu và sự quan tâm . Đây là cảm xúc sâu xa nhất trong mỗi con người/ cá nhân. Cần lưu ý Đồng thời, theo thời gian liện hệ thân mật, những cảm xúc tiêu cực về những người thân xuất hiện, có thể làm chúng ta choáng ngợp và che đậy đi những cảm xúc tích cực; hoặc những cảm xúc tiêu cực có thể bị chôn vùi. Cần lưu ý Nhiệm vụ chung của TVV là giúp thân chủ phân loại những cảm xúc lẫn lộn này. Nhiều người muốn một cách giải quyết đơn giản và muốn chạy trốn không những cảm xúc phức tạp hỗn hợp này. Cần lưu ý Có những lúc TVV phải khám phá và đoán cảm xúc của thân chủ, nhất là khi cảm xúc thân chủ nói ra không ăn khơp với hành vi không lời của thân chủ. Ví dụ như thân chủ nói rằng yêu thương và quan tâm đến cha mẹ nhưng thân chủ nắm chặt bàn tay trong khi nói điều đó . Cần lưu ý TVV không nhất thiết phản hồi mỗi cảm xúc của thân chủ hoặc mỗi điều bất nhất quan sát được. Phản hồi cảm xúc phải đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu của từng cá nhân . Đôi khi cách tốt nhất là để ý về cảm xúc đó và đưa ra nhận xét sau đó. Cảm xúc có lời và không lời Khi thân chủ nói “tôi cảm thấy buồn” “vui”, “ảm đạm buồn rầu” (gloomy) và hỗ trợ cho câu nói này bằng hành vi không lời thích hợp, điều này thật dễ cho việc xác định cảm xúc của thân chủ. Cảm xúc có lời và không lời Tuy nhiên, nhiều thân chủ bày tỏ những thông điệp không rõ ràng vì họ không chắc họ cảm thấy thế nào về con người và tình huống . Trong những trường hợp như vậy, TVV cần phải xác định và đặt tên cho cho những cảm xúc ‘ẩn ngầm’. Với kỹ năng lắng nghe tốt TVV có thể giúp thân chủ đặt tên cho cảm xúc của mình. Xác định cảm xúc qua kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng hiển nhiên nhất để xác định cảm xúc của thân chủ là dùng câu hỏi mở : “ Em cảm thấy thế nào về điều đó?” “ Em cảm thấy thế nào khi nghĩ về ba mẹ?” “ Khi nói về những mất mát đó, cảm xúc nào dâng lên trong em ?” Xác định cảm xúc qua kỹ năng đặt câu hỏi Hoặc có thể dùng câu hỏi đóng với những thân chủ ít nói: “ Điều đó có làm em thấy tổn thương không ?” “Em có cảm thấy tức giận họ không?” Các bước giúp phản hồi cảm xúc Gọi tên TC – “Dường như”, “nghe có vẻ”, “trông có vẻ”, v.v. Gọi tên cảm xúc của TC : “Lan, nghe có vẻ như hôm nay em đang xuống tinh thần.” Kết hợp với phản hồi nội dung cách ngắn gọn : “Lan, nghe có vẻ như hôm nay em đang xuống tinh thần bởi vì mẹ em không cho em đi cắm trại.” Kiểm tra phản hồi: “Có đúng vậy không em?”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_phan_hoi_cam_xuc_tri_thi_minh_thuy.pptx
Tài liệu liên quan