Bài: Một sốchất độc vô cơtrong môi trường và sựtác động tới sức khỏe
1. A. Tựnhiên B. Nhân tạo
2. A. Đất B. Không khí D. Thực phẩm
3. A. Tình trạng hút thuốc lá
B. Nghềnghiệp
C. Vịtrí nhà ở
61 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phần 3: Độc chất học môi trường đại cương về độc chất học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu độc các dụng cụ không bị xút làm hỏng như thuỷ tinh,
đồ sành sứ. Không dùng để tiêu độc đồ vải, da, kim loại.
- NH4OH: dùng dung dịch 10-15% để tiêu độc chất độc thần kinh trên da người.
- Na2CO3 dung dịch 2% để rửa mắt, 3 - 5% tiêu độc đồ vải.
- Nếu không có các hóa chất trên có thể dùng nước xà phòng dung dịch 10% để tiêu độc da
và quần áo. Dùng nước vôi tỷ lệ 1/9 gạn lấy nước để tiêu độc nhà cửa.
2.3.5. Nhóm oxy hóa và clo hóa
- Clorua vôi: 3CaCl(OCl).4H2O có độ clo hoạt động 35% thường dùng để tiêu độc nhà
của, mặt đất, đường đi.
- Hỵpoclorit calci 3Ca(OCl)22Ca(OH)2 có độ hoạt động là 56%, sử dụng như clorua vôi.
- Monocloramin, dicloramin 10% dùng tiêu độc các vật dụng dễ han gỉ.
- Thuốc tím và nước oxy già cũng sử dụng để tiêu độc.
2.4. Phương pháp sinh học
Hiện nay người ta đã biết tới 1500 loài vi sinh vật hoặc sản phẩm của chúng có khả năng
chống các loại sâu hại tiết ra các chất độc, có khoảng 100 loài vi khuẩn tiết ra delta toxin (nội
độc tố) alpha, betatoxin (ngoại độc tố) gây chết sâu bọ.
- Một số tảo tiết kháng sinh diệt vi khuẩn trong nước, ấu trùng muỗi, tăng cường đấu tranh
sinh học để giảm các bệnh dịch đường ruột cho con người.
- Công nghệ sinh học giúp ta xử lý các nhiên liệu dư thừa thải ra môi trường.
Ví dụ: Dùng vi khuẩn oxy hóa sắt Fe+2 thành Fe+4
Lưu huỳnh trong than đá ở dạng pirit Fe+2, người ta dùng vi khuẩn oxy hóa thành H2SO4
174
sau đó cho rửa trôi.
- Xử lý quặng kim loại chuyển chúng ở dạng Sulphua hoặc oxyt không thành dạng tan.
Ví dụ: oxy hóa quặng U+4 không tan thành dạng U+6 tan.
- Hoặc dùng vi khuẩn tách Uranium ra khỏi dung dịch
- Trong công nghệ xử lý môi trường người ta chú ý tới 46 loài vi khuẩn oxy hóa các sản
phẩm dầu hỏa.
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng
giá bằng trả lời các câu hỏi sau:
1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 10 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng
trống
1. Bốn yếu tố cần thiết để đo nồng độ chất độc trong môi trường là:
A..
B..
C..
D..
2. Xác định mức độ tiếp xúc của chất độc phải phụ thuộc vào:
A..
B..
C..
3. Hai hệ thống đánh giá nguy cơ gồm:
A..
B..
4. Bốn phương pháp tiêu độc trong môi trường là:
A..
B..
C..
D..
5. Thành phần hệ thống đánh giá nguy cơ gồm:
A..
B..
C..
6. Tiêu độc bằng phương pháp cơ học chủ yếu là.... (A)... hoặc.... (B)... lên trên bề mặt một
175
lớp dày 10cm
A..
B..
7. Phương pháp cơ học để loại bỏ chất độc là phương pháp....(A):... nhưng chưa giải
quyết....(B)... cơ bản, bản chất của chất độc
A..
B..
8. Phương pháp tiêu độc bằng vật lý gồm:
A..
A..
C..
9. Tiêu độc bằng phương pháp hóa học gồm:
A..
B..
C..
D..
10. Các chất tham gia phản ứng hóa học tạo ra chất...(A)...trong dung dịch hoặc...(B)...
A..
B..
2. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 11 đến 17 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu
đúng và cột B cho câu sai
Câu hỏi A B
11 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất không có mùi hôi thối
12 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất có mùi hôi thối
13 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất có dầu mỡ
14 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất không có dầu mỡ
15 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ chất thải khu công nghiệp
16 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ chất hữu cơ hóa học thải ra môi
trường
17 Clorua vôi có độ đo hoạt động là dưới 35%
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI
HỌC
1. Phương pháp học
176
- Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần các phương
pháp tiêu độc cần tham khảo thêm "Giáo trình độc chất học", tài liệu sau đại học, tr 85 - 90.
- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định
hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi
trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm sự biến đổi chuyển hóa và đào thải các
chất độc trong cơ thể.
- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu
với giáo viên để được giải đáp.
- Quan sát các phương pháp tiêu độc trong môi trường mà cộng đồng đang áp dụng, so
sánh giữa thực tiễn và lý thuyết.
2. Vận dụng thực tế
Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về tiêu độc để áp dụng vào thực tế thực hành xử trí
tiêu độc một số chất trong môi trường. Ví dụ như hóa chất diệt muôi.
3. Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội.
3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường, Nhà xuất bản Y học.
4. Viên lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại
học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái
nguyên.
9. Giáo trình môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
177
MỘT SỐ CHẤT ĐỘC VÔ CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG
VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các nguồn gốc gây ô nhiễm của một số~chât độc vô cơ trong môi
trường.
2. Trình bày được các biện pháp phòng chống nhiễm độc các chất vô cơ trong môi
trường.
Chất độc có khá nhiều. Nhiều yếu tố vô cơ, hữu cơ là chất nguy hiểm cho môi trường,
nhưng lại là vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể người
và động vật. Vì vậy Schwartz đã dùng danh từ cửa sổ nồng độ (concentration window) để vạch
ra giới hạn nhân tạo giữa ba mục khác nhau:
- Mức vi lượng cần thiết: để đảm bảo sự sống.
- Mức nhỏ hơn vi lượng cần thiết - mức thiếu - gây rối loạn chuyển hóa cho cơ thể sống.
- Mức cao hơn vi lượng cần thiết - mức nhiễm độc - gây tác dụng phụ.
Ngay cả những nguyên tố độc đã biết rõ như arsen, chì, cadimi cũng đòi hỏi một vi lượng
cần thiết để duy trì và phát triển cơ thể sống.
1. Nguồn gốc gây ô nhiễm của một số chất độc vô cơ
1.1. Chì và các hệ chất của nó
Chì là một kim loại mềm màu xám, nó chịu được ăn mòn, nhưng hòa tan được trong acid
nước và acid sulfuric nóng. Độ tan trong nước của các hợp chất vô cơ của chì rất thay đổi. Các
acid và sulfid ít tan, nhưng các muối của nitrat, clorid, clorat chì tan được trong nước khi đun
nóng. Chì tạo muối với các acid hữu cơ như acid acetic, acid lactic.
1.1.1. Nguồn gốc của chì trong môi trường
- Nguồn gốc của chì trong tự nhiên có ở:
+ Vỏ trái cây: hàm lượng trung bình của chì là 10 - 20mg/ kg. Hàm lượng chì trong đất
thay dồi phụ thuộc vào hoạt động của con người, đặc điểm của đất, thường đao động trong
khoảng 10 - 70 mg/ kg.
+ Trầm tích: trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng chì trong trầm tích ở nước ngọt và
biển rất thấp, khoảng 10% mức hiện nay.
+ Nước: Nồng độ chì rất thay đổi ở trong nước nhưng trong nước ngầm và nước mặt, nồng
độ chì không vượt quá 10µg/1. Trong nước biển nồng độ chì thay đổi theo vị trí địa lý, theo
chiều sâu. Ở bề mặt chì có nồng độ cao cỡ 3 - 30µg/l, càng xuống sâu, nồng độ càng giảm.
+ Không khí: theo ước lượng của một số tác giả, hàng năm lượng chì đưa trực tiếp vào khí
178
quyển khoảng 330.000 tấn, trong đó 80 - 90% bắt nguồn từ chất phụ gia alkyl chì.
- Nguồn nhân tạo:
+ Lượng chì tiêu thụ hàng năm trên thế giới ngày một tăng. Lượng chì tiêu thụ được khai
thác từ các mỏ chì sulfid (Galena PbS), chì carbonat (Cerrusite PbCO3) và chì sulfat PbSO4 các
nước có lượng chì khai thác nhiều là Canada, Mỹ, Australia và Peru.
Người ta đánh giá chì có nguồn gốc tự nhiên gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể,
nguồn ô nhiễm chủ yếu là do hoạt động của con người: quy trình khai thác chì, tinh luyện
chì.... ước tính những biến đổi của các loại đá và hoạt động của núi lửa đã đưa vào khí quyển
hàng năm 19.000 tấn bụi chì. Trong khi đó lượng chì phát tán hàng năm vào khí quyển từ các
mỏ chì và nhà máy tinh luyện chì là 126.000 tấn. Mức độ gây ô nhiễm chì phụ thuộc vào nhiều
yếu tố.
+ Trình độ sản xuất.
+ Khả năng kiểm soát ô nhiễm.
+ Khí hậu...
- Do những đặc tính hóa lý nên chì được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công
nghiệp, đó là:
+ 24 nước phát triển khối OECD chiếm 65%
+ Liên Xô và Đông Á (cũ) chiếm 21%.
+ Đông Á chiếm 9%
65% chì tiêu thụ ở các nước OECD được sử dụng chủ yếu vào:
+ Sản xuất accu 63%.
+ Sản xuất chất màu 10%.
+ Cáp 5%.
+ Luyện thép 4%.
+ Phụ gia xăng dầu 2%.
+ Quy trình khác 16%.
Qua quy trình sản xuất chì ở các ngành công nghiệp này đã đưa chì vào không khí 332.000
tấn, thải vào đất gây ô nhiễm môi trường đất nước.
1.1.2. Vòng tuần hoàn chì trong môi trường
Quá trình lắng đọng của chì là từ khí quyển lên bề mặt cây cối, nhà cửa, đất đai, nguồn
nước. Quá trình vận chuyển chì giữa các thành phần của môi trường diễn ra liên tục. Sự vận
chuyển và phân bố chì xuất hiện từ nguồn tĩnh, nguồn di động và nguồn tự nhiên được thực
hiện chủ yếu qua trung gian là khí quyển. Phần chính chì phát ra khí quyển được lắng đọng
gần nguồn thải, chỉ những hạt có đường kính d < 2µm được vận chuyển đi xa theo gió gây ô
nhiễm. Chì từ khí quyển có thể đi vào cơ thể sống qua ô nhiễm thực phẩm, nước, bụi hay trực
tiếp qua đường hô hấp.
Chì vào nước dù từ nguồn nước nào cũng phân bố ngay giữa pha nước và đáy trầm tích.
179
Quá trình phân bố phụ thuộc vào:
- Trị số pH của nước.
- Hàm lượng muối hòa tan (TDS).
- Sự có mặt của chất hữu cơ tạo phức có chì.
1.1.3. Nồng độ chì trong môi trường và sự phơi nhiễm của người.
Mức độ phơi nhiễm của chì phụ thuộc:
- Tình trạng hút thuốc lá.
- Nghề nghiệp.
- Vị trí nhà ở: gần đường ô tô, cạnh nhà máy luyện thép, nơi giải trí.
- Đối với trẻ em: do không khí, nước uống, thức ăn, đồ chơi.
- Nồng độ chì trong không khí, nước rất thay đổi, phụ thuộc vào những yếu tố như mức độ
công nghiệp hóa, đô thị hóa.....
+ Trong thành phố không dùng xăng pha chì, người ta thấy nồng độ chì khoảng 0,2µg/m3
không khí.
+ Không khí gần lò luyện thép có thể chứa 10µg/m3
- Trong nước: trong nước trọng tại nguồn hàm lượng chì thường nhỏ hơn 5µg/1. Nếu lấy ở
vòi qua ống nước, hàm lượng chì có thể đến 100µg/1, nhất là khì nước nằm lại trong ống nước
nhiều giờ.
- Người ta ước tính lượng chì thâm nhập vào người:
+ Qua không khí ô nhiễm ở thành phố dùng xăng pha chì khoảng 10µg/ngày.
+ Qua nước uống: 15µg/ngày.
+ Thực phẩm: 200 - 300µg/ngày.
- Trong khi đó lượng chì trao đổi trong cơ thể là 20µg/ngày. Như vậy lượng chì dư trên
200µg/ngày gây nguy hiểm cho hoạt động sống của con người. Nếu không khí có hàm lượng
chì cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mức thâm nhiễm chì tăng cao, đạt 1mg/ngày trở lên, có
thể gây ngộ độc mạn tính.
- Chì thể hiện độc tính trên nhiều cơ quan và các hệ cơ quan của người.
+ Khi nồng độ chì trong máu dưới 1,2µmol/l (25 µg/dI) người ta ghi nhận có sự giảm hệ bố
thông minh (IQ).
+ Thực nghiệm trên súc vật chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa mức độ phơi nhiễm và
tác động thần kinh. Đã phát hiện những suy giảm trong chức năng thần kinh khi nồng độ chì -
máu vượt quá 0,53 - 0,72µmol/l (II 15µg/dI), những suy giảm này có thể tồn tại lâu sau khi hết
phơi nhiễm.
+ Khi nồng độ chì - máu trên 1,44µ/mol/l (30 µg/dI) xuất hiện sự suy giảm tốc độ dẫn
truyền thần kinh ngoại biên ở người. Nếu chì - máu trên 1,92 µmol/l (40 µg/dI) có thể rối loạn
chức năng vận động và chức năng của hệ thần kinh thực vật.
180
1.2. Thuỷ ngân và các hợp chất của nó
Thủy ngân có 3 mức oxy hóa: thủy ngân kim loại: Hg0: thủy ngân hóa trị 1: Hg2+ và thủy
ngân hóa trị 2: Hg2+. Trong không khí thủy ngân bão hoà ở 200C, nồng độ của nó gấp 200 lần
nồng độ cho phép. Độ tan trong nước tăng dần theo thứ tự Hg0 < HgCl2 < H3CHgCI < HgCl2
1.2.1. Nguồn gốc của thuỷ ngân trong môi trường
Thủy ngân trong môi trường có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
- Nguồn gốc tự nhiên:
Thủy ngân tự nhiên chủ yếu do quá trình thoát khí của vỏ trái đất, sự phun trào của núi lửa.
Người ta ước lượng thủy ngân có nguồn gốc tự nhiên đưa vào môi trường khoảng 2700 - 6000
tấn thăm.
- Nguồn gốc nhân tạo:
Hàng năm toàn thế giới khai thác khoảng 10.000 tấn thủy ngân kim loại. Trong quá trình
khai thác một phần thuỷ ngân bị mất vào môi trường và có phần thải trực tiếp vào khí quyển.
Ngoài việc khai thác thủy ngân, một số nguồn khác cũng đóng góp vào ô nhiễm môi
trường do thủy ngân như:
+ Đốt nhiên liệu (than đá, xăng dầu).
+ Luyện quặng kim loại sulfid.
+ Tinh luyện vàng.
+ Sản xuất xi măng.
+ Thiêu chất thải rắn.
Trong sản xuất và đời sống, người ta dùng nhiều thủy ngân và các hợp chất của nó:
+ Thủy ngân kim loại dược dùng làm catod trong điện phân muối NaCl. Sản xuất xút của
quá trình diện phân bị ô nhiễm bởi thủy ngân. Người ta ước tính khi sản xuất 1 tấn sản phẩm
này sẽ thải khoảng 450g thủy ngân vào môi trường. Trong ngành công nghiệp điện sản xuất
dụng cụ đo lường thiết bị y học cần dùng đến thủy ngân.
+ Tinh lượng vàng cần lượng thủy ngân khá lớn.
+ Trong nha khoa: dùng hỗn hông để hàn răng. Hôn trong Hg-Cu để hàn răng có thể chứa
tới 70% thủy ngân kim loại.
+ Một số người dân da màu châu Phi dùng kem và xà phòng có thủy ngân để làm sáng da.
Xà phòng chứa 3% thủy ngân iodid, còn kem chửa tới 10% thủy ngân amoniacal. Những sản
phẩm này từ lâu đã bị cấm lưu hành ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng tại một số nước châu Âu
vẫn còn sản xuất xà phòng có thủy ngân. Người ta ước tính hàng năm hoạt động của con người
đã thải ra khí quyển khoảng 3000 tấn thủy ngân.
1.2.2. Sự phân bố và biến đổi trong môi trường
Hơi thủy ngân kim loại trong khí quyển được chuyển sang dạng hòa tan rồi lắng đọng cùng
hạt bụi vào đất và nước. Hơi thủy ngân có thể tồn lưu trong khí quyển đến 3 năm, nhưng với
các dạng hòa tan thời gian này là vài tuần lễ.
181
- Giai đoạn đầu của quá trình tích luỹ sinh học (bioaccumulation) là chuyển từ thủy ngân
vô cơ sang methyl thủy ngân H3C- Hg. Quá trình chuyển đổi có thể được thực hiện không cần
enzym hoặc có tác động của vi khuẩn.
1.2.3. Sự phơi nhiễm của thủy ngân với người.
Người phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu qua trung gian thực phẩm hoặc hỗn hống (amalgam)
hàn răng.
- Cá là nguồn chính đưa thủy ngân dưới dạng gốc H3CHg vào cơ thể người. Nguồn gốc này
được hình thành nhờ quá trình tổng hợp từ CHg và muối Hg dưới tác động của vi khuẩn yếm
khí. Gốc H3CHg dễ tan trong nước, tập trung ở thực vật nổi, vào cá được khuyếch đại 103 lần
rồi đi vào dây chuyền thực phẩm.
- Ở các nhà máy mức thủy ngân dao động từ 50 - 100µg/m3 không khí nơi làm việc. Thông
thường người ta thấy lượng thủy ngân trong không khí nơi làm việc( µg/m3) gần với giá trị
thủy ngân trong nước tiểu (µg/m3 creatinin).
- Trong các phòng điều trị nha khoa nồng độ thủy ngân dao động 4 - 30 µg/m3 cá biệt có
thể đến 170 µg/m3
- Trong khoang miệng, nồng độ trung bình của hơi thủy ngân có nguồn gốc từ hỗn hàng
hàn răng nằm trong khoảng 3 - 29 µg/m3
1.3. Arsen và các hệ chất của nó
1.3.1. Nguồn gốc arsen trong môi trường
Arsen là nguyên tố hình thành tự nhiên trong vỏ trái đất. Arsen nguyên chất là kim loại
màu xám, dạng này ít tồn tại trong thiên nhiên. Người ta thường tìm thấp arsen tồn tại dưới
dạng hợp chất, với một hay nhiều nguyên tố khác như oxi, clo, lưu huỳnh. Arsen kết hợp với
những nguyên tố trên tạo thành hợp chất arsen vô cơ như các khoáng vật. Hợp chất của arsen
với carbon và hydro gọi là hợp nhất arsen hữu cơ. Các dạng hợp chất hữu cơ của arsen thường
ít độc hơn so với các hợp chất arsen vô cơ.
1.3.2. Sự phân bố và biến đổi trong môi trường
Hàng năm tổng lượng arsen xâm nhập vào khí quyển là 73540 tấn. Arsen trong sinh khối
thực vật trên trái đất khoảng 160.000 tấn và trong động vật khoảng 3000 tấn.
Arsen có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên chủ yếu của arsen là núi
lửa bay hơi nhiệt độ thấp, xói mòn do gió, lửa rừng và bụi đại dương. Nguồn gốc arsen nhân
tạo là các quá trình nấu chảy đồng, chì, kẽm, sản xuất thép, đốt rừng, đồng cỏ, sử dụng thuốc
trừ sâu diệt cỏ, đốt chất thải và nhà máy hủy tinh.
Nguồn gây ô nhiễm arsen: arsen có mặt trong các mỏ nhiệt dịch, chủ yếu là các loại hình
quặng antimon, vàng, thiếc, sulfua đa kim và các mỏ than đá, than bùn. Ngoài ra, arsen còn
gặp trong các bãi thải, nước thải của các nhà máy, xí nghiệp và chất thải sinh hoạt. Arsen xâm
nhập vào cơ thể con người theo hai nguồn: nguồn tiếp xúc nghề nghiệp và nguồn tiếp xúc
không nghề nghiệp.
182
- Arsen trong không khí:
Hàm lượng arsen trong không khí (mg/ m3) của thế giới là 0,07 - 2,3 mg/m3 (trung bình là
0,5), ở châu Phi là 0,6 - 1, 2 mg/m3, ở Nam Mỹ là 0,9 - 1,6 mg/m3, ở Bắc Mỹ là 2,4 mg/m3, ở
Liên bang Đức 1,5 - 5,3mg/m3, Nhật Bản là 0,3 - 150 mg/m3.
Ở Liên Xô trước đây việc đốt than làm nhiệt lượng đã thải vào không khí khoảng 3000 tấn
arsen/năm. Trong không khí, arsen có nồng độ từ 0,4 - 30 ng/m3. Tại các vùng lân cận khu
công nghiệp nồng độ của arsen cao hơn.
Ở Việt Nam có nhiều nhà máy nhiệt điện (Phả Lại, Uống Bí, Ninh Bình), các nhà máy xi
măng đốt than đá làm năng lượng (Chinfon - Hải Phòng, Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Hà Tiên...),
nhà máy luyện kim màu Thái Nguyên cũng là nguồn cung cấp arsen trong môi trường không
khí.
Tại Hà Nội có hơn 1000 nhà máy, xí nghiệp đã thải vào môi trường một lượng lởn các chất
khí độc hại, trong đó có arsen. Khu vực nông nghiệp đan xen nội ngoại thành đã sử dụng một
lượng lớn phân bón và thuốc trừ sâu có arsen, một phần nhỏ arsen đi vào môi trường không
khí.
Theo Phạm Ngọc Hồ và CS, hàm lượng arsen trong không khí ở quanh Ngã tư Sở là 0,036
- 0,071 (Trung bình 0,044 ng/m3).
- Arsen trong đất:
Hiện tượng ô nhiễm arsen trong môi trường đất đã được phát hiện nhiều nơi trên thế giới.
Ở Anh, hàm lượng arsen trong đất tăng 2%. Theo nghiên cứu của Nikolaos. P, nghiên cứu
trong 269 mẫu đất, số mẫu bị ô nhiễm là 21 với tỷ lệ là 7, 8%.
Theo nghiên cứu của Đỗ Văn Ái, sự phân bố arsen trong đất phong hóa ở Việt Nam cho
thấy, hàm lượng trong đất Tây Bắc dao động khoảng 2,6 - 11 ppm.
- Arsen trong nước:
Arsen rơi vào nước thông qua sự hòa tan các khoáng chất hoặc các loại khoáng sản, từ các
dòng nước thải công nghiệp và tích tụ từ khí quyển. Trong nước bề mặt giàu oxy, arsen chủ
yếu tồn tại dưới dạng arsenic (V), còn ở điều kiện nồng độ oxy giảm như trong cặn bùn của các
hồ sâu hay trong nước ngầm thì chủ yếu là arsenic (III). Trong nước tự nhiên nồng độ arsen
dao động từ 1 đến 2 microgam trong một lít nước. Ở các vùng giàu khoáng sản, nồng độ arsen
có thể cao hơn, thậm chí có nơi tới 12 mg/l.
Tại Băng La Đét có 2 - 4 triệu giếng khoan khai thác nước bị nhiễm arsen. Ngộ độc arsen
đo nguồn nước chứa một hàm lượng arsen trong tự nhiên rất cao. Ở nhiều nước trên thế giới đã
sử dụng nước ngầm lắp bơm tay nên tỷ lệ nhiễm arsen trong nguồn nước này là rất lớn.
Mặc dù hàm lượng arsen trong nước tự nhiên rất thấp nhưng trên thế giới nguồn nước
nhiều nơi bị nhiễm arsen như ở Mỹ hàm lượng arsen trong nước uống tới 8 mg/l, ở Chi Lê là
800 mg/l, Gana là 175 mg/l, Đài Loan lên tới 600 mg/l.
WHO đã hạ thấp nồng độ arsen trong nước uống xuống < 10 µg/l USEPA và Cộng đồng
châu Âu đã đề xuất tiêu chuẩn arsen trong nước uống là 2 - 20 µg/l. Tiêu chuẩn của Đức đã hạ
183
thấp nồng độ giới hạn của arsen xuống còn 10 µg/l từ 1/1996 (Driehau W và CS).
Arsen từ trong môi trường không khí phần lớn theo nước tập trung ở những khu vực địa
hình thấp, xâm tán vào tầng đất và nguồn nước ngầm, đó là tầng Holocene.
Ở Hà Nội, hiện nay có hàng chục ngàn gia đình đang khai thác nguồn nước trong tầng
Holocene cho thấy nồng độ arsen là 0,034 mg/l, một số giếng có hàm lượng arsen trung bình là
0,6 mg/l. Theo Phạm Việt Hùng, hàm lượng arsen trong một số mẫu nước ngầm lấy ở giếng
khoan Hà Nội đều cao hơn TCCP, ở Việt Trì, hàm lượng arsen trong nước ngầm cao hơn
TCCP của WHO. Tại thành phố Hồ Chí Minh có tới 900 giếng khoan/km2 làm cho nồng độ
arsen trong nước giếng tương đối cao [4].
Kết quả nghiên cứu của Unicef cho thấy 15% mẫu nước giếng khoan tại Hà Nội và các
vùng phụ cận hàm lượng arsen đều cao hơn 0,05mg/1 và 92% mẫu nước giếng khoan vượt quá
TCCP của WHO [47]. Tiêu chuẩn của Việt Nam 6774 - 2000 quy định hàm lượng arsen trong
nước sinh hoạt là < 0,02 mg/l.
- Arsen trong thực phẩm: Arsen đã được tìm thấy trong tất cả các loại thực phẩm. Ở Mỹ,
theo nghiên cứu của Gunderson; Yost và CSI US NRC, ở Australia cho rằng hàm lượng arsen
có trong đồ biển là cao nhất so với các loại thực phẩm khác. hàm lượng arsen có trong thịt lợn
là 75%, trong thịt gà là 75%, trong đậu đỗ là 65%. Trong 262 mẫu rau nghiên cứu ở Canada
thấy hàm lượng arsen trung bình trong các mẫu là 7 µg/kg tươi, trong 176 mẫu quả hàm lượng
arsen trung bình là 4,5 µg/kg tươi. Trong công nghiệp có nhiều ngành nghề liên quan đến arsen
có thể gây nhiễm độc như xử lí arsen, sản xuất các hợp chất chứa arsen. Đối với thực phẩm. cá
và thịt là nguồn chứa arsen nhiều nhất so với các loại thực phẩm khác. Hàm lượng arsen có
trong cá biển là 0,4 - 118 mg/kg, trong gia cầm và trong thịt hàm lượng arsen là 0,44 mg/kg.
Căn cứ vào hàm lượng arsen có trong các loại thực phẩm khát nhau mà người ta cho rằng có
25% arsen có nguồn gốc vô cơ và 75% arsen có nguồn gốc hữu cơ xâm nhập vào cơ thể. Theo
tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng arsen có trong rau là 0,2mg/kg tươi.
1.3.3. Sự phơi nhiễm của arsen với người
Arsen lắng đọng trong không khí gây tác hại trực tiếp cho con người qua đường hô hấp.
qua miệng, gây tác động gián tiếp qua chuỗi thức ăn. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng
hàm arsen cao trong thời gian dài dẫn đến rối loạn mạch máu ngoại vi như bệnh chân đen
(Black foot) đây là một loại bệnh của ba bộ lạc thổ dân Mỹ ở miền bắc Great Plains từ Trung
tâm Alberta làm suy yếu chức năng gan, ung thư nhận và các bệnh về da như chứng tăng mô
biểu bì và ung thư da.
2. Các biện pháp phòng chống nhiễm độc các chất vô cơ trong môi trường tuỳ theo từng
loại chất khác nhau mà có các cách bảo vệ khác nhau:
2.1. Đối với chi
- Chương trình sức khỏe cộng đồng: Không dùng phụ gia chì cho xăng động cơ không sử
dụng các vật đựng thực phẩm có pha chì, thuốc trừ sâu của chì (chì arsenst).....
- Thu thập số liệu và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về khả năng
184
nhiệm chì ở người thông qua nước, không khí, thực phẩm.
- Điều tra nhóm dân cư có nguy cơ cao nhiễm chì trên cơ sở sàng lọc đánh giá hàm lượng
chì trong môi trường (nước, không khí, đất, thực phẩm).
- Lồng ghép việc điều tra nhiễm chì vào chương trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Nhắc nhở mọi người lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khỏe, đồng thời
coi việc cải thiện điều kiện kinh tế xã hội nhằm mục tiêu giảm bớt tác động của chì có mặt
trong môi trường.
- Thực hiện các biện pháp sàng lọc, kiểm soát và đánh giá nhiễm chì. Đây là vấn đề khó
khăn đòi hỏi đầu tư lớn về kinh tế và kỹ thuật. Một số trong các biện pháp đó là: điều tra nồng
độ chì - máu để sàng lọc người bị nhiễm chì.
2.2. Đối với thủy ngân
- Loại bỏ quy trình sản xuất xút ăn da dùng catod thủy ngân, chuyển đổi quy trình công
nghệ mới.
- Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng thủy ngân trong môi trường (nước, không khí, đất) phát
hiện nguy cơ gây ô nhiễm cho cộng đồng.
Thực hiện vệ sinh lao động ở các cơ sở công nghiệp khai thác thủy ngân, sử dụng thủy
ngân phục vụ sản xuất.
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng
trả lời các câu hỏi sau:
1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng
trống
1. Hai nguồn gốc của chì trong môi trường là:
A..
B..
2. Bốn nguồn tự nhiên của chì trong môi trường là:
A..
B..
C. Nước
D..
3. Mức độ phơi nhiễm của chì phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau:
A..
B..
C..
4. Thủy ngân có trong tự nhiên chủ yếu là do quá trình... (A)... của vỏ trái đất
185
A..
5. Trong nước.... (A)... giàu oxy, arsen chủ yếu tồn tại dưới dạng... (B)...
A..
B..
6. Năm ngành nghề chính gây ô nhiễm thủy ngân ra môi trường là:
A. Đất nhiên liệu than đá, xăng dầu
A..
B..
C. Tinh luyện vàng
D..
7. Thủy ngân kim loại được dùng làm...(A)... trong điện phân muối natriclorua
A..
8. Hoàn thiện sơ đồ tuần hoàn sinh học gây sự lưu chuyển các hóa chất độc trong môi
trường:
A
B
2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 9 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào ô có
chữ cái tương ứng với chữ cái đầu mà bạn chọn
câu hỏi A B c D
9. Ở các vùng giàu khoáng sản, nồng độ arsen trong nước là:
A. 8 mg/l
B. 10 mg/l
C. 12 mg/l
D. 14 mg/l
10. Trong nước bề mặt giàu oxy, arsen tồn tại trong được dưới dạng:
186
A. Arsen III
B. Arsen IV
C Arsen V
D. Arsen VI
11. Hàm lượng chì trung bình ở vỏ trái cây là:
A. 20 mg/l
B. 40 mg/l
C. 60 mg/l
D. 80 mg/l
12. Tỷ lệ phần trăm hàm lượng chi có trong các ngành công nghiệp sản
xuất chất màu là:
A. 5 %
B. 10%
C. 15%
D. 20%
13. Quá trình phân bố của chi trong nước phụ thuộc vào các yếu tố sau,
ngoại trừ:
A. pH của nước
B. Hàm lượng muối hòa tan
C. Chất hữu cơ tạo phức với chì
D. Nồng độ chì
14. Thời gian tồn lưu của hơi thủy ngân trong khí quyển là:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm
D. 4 năm
15. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 6774- 2000 quy định hàm lượng arsen
trong nước sinh hoạt là:
A. 0,02 mg/l
B. 0,04 mg/l
C. 0,06 mg/l
D. 0,08 mg/l
3. Phân biệt đúng sai các câu từ 16 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng
và cột B cho câu sai
187
Câu hỏi A B
16 Chì là một kim loại mềm có màu vàng
17 Nguồn gốc tự nhiên của arsen là do hoạt động của núi lửa tạo nên
18 Arsen xâm nhập vào cơ thể con người theo nguồn tiếp xúc nghề nghiệp
và không nghề nghiệp
19 Dạng hợp chất arsen hữu cơ ít độc hơn dạng hợp chất arsen vô cơ
20 Thủy ngân có trong tự nhiên chủ yếu là do thoát khí của bề mặt trái đất
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC
1. Phương pháp học
- Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần nguy cơ liều -
quan hệ và đáp ứng cần tham khảo thêm “Giáo trình độc chất học”, tài liệu sau đại học, tr 75 -
80, giáo trình sức khỏe nghề nghiệp của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp.
- Tìm đọc trên thư viên của Trường đại họcy khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định
hướng sức khỏe môi trường, bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi
trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm cách phòng tránh nhiễm độc chì, thủy ngân
trong môi trường
- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu
với giáo viên để được giải đáp.
2. Vận dụng thực tế
Sinh viên có thể vận dụng các tiêu chuẩn của một số chất độc trong môi trường như chì,
arsen... để đánh giá môi trường xem có bị ô nhiễm hay không từ đó đưa ra một số biện pháp để
phòng chống cho người dân trong cộng đồng khỏi bị ảnh hưởng của một số chất độc trong môi
trường.
3. Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội.
3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khoe môi
trường, Nhà xuất bản Y học.
4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại
188
học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái
Nguyên.
189
XÉT NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT ĐỘC TRONG
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được cách lấy mẫu không khí
2. Định lượng được một số chất trong môi trường không khí: NH3, H2S
NH3, H2S là những chất có nhiều trong môi trường không khí do ảnh hưởng của các hoạt
động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt... đây là những chất được thế giới cũng như Việt Nam
dùng làm chất chỉ điểm để đánh giá mức độ ô nhiễm tại các nhà máy và khu dân cư.
1. Phương pháp lấy mẫu trong không khí
1.1. Vị trí tuý mẫu
- Lấy mẫu ngang tầm hô hấp.
- Lấy mẫu nơi có chất độc phân tán, nơi đi lại của người hoạt động, tránh nơi có hệ thống
thông hơi.
- Khoảng cách lấy mẫu có thể từ 10m, 50m, 100m, 1000m hoặc xa hơn nữa.
- Mỗi nơi lấy mẫu cần lấy hai mẫu song song, cách nhau 20 cm.
- Cần xác định các yếu tố vi khí hậu trong quá trình lấy mẫu.
2. Định lượng NH3 trong môi trường không khí
2.1. Nguyên tắc
Khi cho amoniac tác dụng với thuốc thử Nessler được một hợp chất màu vàng, nếu nồng
độ amoniac cao sẽ có màu nâu, theo phản ứng sau:
2.2. Dụng cụ - hóa chất
2.2.1. Dụng cụ
- Bình thông nhau
- Ống hấp phụ
- Pipet
- Bộ thang mâu
2.2.2. Hóa chất:
190
- Nước cất
- Dung dịch hấp phụ: H2SO4 N/100
- Dung dịch tiêu chuẩn: 1 ml dung dịch chứa 0,02 mg amoniac
- Thuốc thử Nessler
2.3. Tiến hành:
Cho 5 ml dung dịch đã hấp phụ amoniac vào ống nghiệm, thêm 5 giọt thuốc thử Nessler.
Lắc đều, đem so màu với thang mẫu.
* Cách pha thang mẫu:
Số ống
Dung dịch (ml)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Dung dịch tiêu chuẩn
1 ml = 0,02 mg NH3
0 0,1 0,25 0,5 0,75 1 1,25 1,5 2 2,5
Nước cất (mg) 5 4,9 4,75 4,5 4,25 4,0 3,75 3,5 3,0 2,5
Thuốc thử Nessler 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
Hàm lượng amoniac 0 0,002 0,005 0,01 0,015 0,02 0,025 0,03 0,04 0,05
2.4. Kết quả
Nồng độ amoniac được tính theo công thức:
Trong đó:
C: Nồng độ amonac trong không khí (máu)
a: Hàm lượng amoniac trong ống thang mẫu (mg)
b: Tổng thể tích dung dịch hấp phụ (mg)
v: Thể tích dung dịch hấp phụ rút ra đem phân tích (ml)
V0: Thể tích không khí lấy mẫu quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít)
Nồng độ cho phép của amoniac trong môi trường không khí là 0,02 mg/l.
3. Định lượng hydrogen sulfid (H2S)
3.1. Nguyên tắc
Hơi H2S được hấp thụ vào dung dịch cadmi sulfat, cho tác dụng với dung dịch p - amino
dimethyl anilin với sự có mặt của FeCl3 trong môi trường acid cho màu xanh methylen.
191
Theo cường độ màu, ta có thể định lượng H2S có mặt trong không khí bằng phương pháp
so màu. Độ nhạy của phương pháp là 0,25 µg.
Nồng độ tối đa cho phép H2S trong không khí vành làm việc là 0,01 mg/l.
3.2. Dụng cụ. hóa chất
3.2.1. Dụng cụ
- Buret, pipet, ống nghiệm
- Ống hấp thụ Gelman
- Chai đựng dung dịch
- Máy lấy mẫu không khí, bộ bình thông nhau.
3.2.2. Hóa chất
- Dung dịch H2SO4 0,5 N
- Dung dịch acid hydrocloric 6 N
- Dung dịch iod 0,1 N
- Dung dịch natri thiosulfat 0,1 N.
- Dung dịch hấp thụ
- Dung dịch H2S tiêu chuẩn
3.3. Cách lấy mẫu phân tích
3.3.1. Cách lấy mẫu
Cho 6 ml dung dịch hấp thụ vào ống hấp thụ. Hút không khí với tốc độ 500 ml/phút. Lấy từ
15 - 20 lít không khí.
3.3.2. Tiến hành
- Lấy 3 ml dung dịch đã hấp thụ
- Thêm 0,5 ml dung dịch p - amino dimethyl anilin.
- Lắc đều, sau 10 phút đem so màu với thang mẫu.
3.3.3. Cách pha thang mẫu
Số ống
Dung dịch (ml)
0 1 2 3 4 5 6
Dung dịch tiêu chuẩn 1 ml:
0,01 mg H2S
0 0,025 0,05 0,1 0,2 0,4 0,6
Dung dịch hấp thụ 3 2,975 2,95 2,9 2,8 2,6 2,4
D.Dịch p – amino dimetyl
anilin
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Hàm lượng H2S (mg) 0 0,00025 0,0005 0,001 0,002 0,004 0,006
3.4. Kết quả
192
Nồng độ hydrogensulfid trong không khí được tính theo công thức:
Trong đó:
C: Nồng độ hydrogensulfid trong không khí (mg/l)
a: Hàm lượng H2S ứng với thang mẫu (mg)
b: Tổng thể tích dung dịch hấp phụ (mg)
v: Thể tích dung dịch hấp phụ rút ra đem phân tích (mi)
V0: Thể tích không khí lấy mẫu quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít)
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Quy trình kỹ thuật
Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng
cách tự kiểm theo quy trình kỹ thuật sau:
Quy trình kỹ thuật định lượng NH3 trong môi trường không khí
TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Cách lấy mẫu khí NH3
- Cho hóa chất vào ống hấp phụ
- Lắp các ống hấp phụ vào bình thông
nhau
- Giữ mẫu
- Để lấy được mẫu
- Cho đúng số lượng quy
định: 6 ml dung dịch
hấp phụ
- Lắp đúng, có khí sôi lên,
nước trong bình cao
nước rút xuống bình
thấp
2 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ
- Dụng cụ: ống hấp phụ, ống nghiệm,
pipet
- Hóa chất: nước cất, dung dịch hấp
phụ: H2SO4 N/100, dung dịch tiêu
chuẩn: 1 ml dung dịch chứa 0,02
mg amoniac, thuốc thử Nessler.
Định lượng đạt kết
quá
Lấy đủ số lượng dụng cụ
và hóa chất để định lượng
NH3
3 Tiến hành
- Trộn hai ống hấp phụ vào với nhau
- Dùng pipet hút 5 ml dung dịch hấp
phụ ra từ ống hấp phụ cho vào ống
nghiệm.
- Không bị mất mẫu
- Có tương ứng với
ống mẫu không?
- Trong ống hấp phụ có 10
ml dung dịch hấp phụ.
- Trong ống nghiệm có 5
ml dung dịch hấp phụ.
193
- So màu trên thang mẫu: so trên nền
trắng, dưới ánh sáng tự nhiên.
- Pha thang mẫu.
- So màu đúng nơi quy
định.
- Có 10 ống nghiệm nồng
độ NH3 từ thấp đến cao.
4 Tính kết quả:
C = a.b / V. V0
Trong môi trường lấy
mẫu nồng độ NH3 có
vượt TCCP không?
- Xác định đúng thành
phần trong công thức.
- Hàm lượng NH3 trong
môi trường lấy mẫu, so
sánh với TCCP, nhận xét.
Quy trình kỹ thuật định lượng H2S trong môi trường không khí
TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Cách lấy mẫu khí H2S:
- Chuẩn bị chai lấy mẫu
- Lắp các ống vào bình thông
nhau
- Cho dung dịch hấp phụ vào
ống hấp phụ
- Giữ mẫu
- Để lấy được mẫu
Nước trong bình cao rút xuống
bình thấp có mẫu H2S
2 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ:
- Dụng cụ: bình nón, pipet,
buret, giá để pipet. giá treo
buret.
- Hóa chất: dung dịch H2SO4
0,5 N, dung dịch acid
hydrocloric 6 N, dung dịch
iod 0,1 N, dung dịch nam
thiosuưat 0,1 N, dung dịch
hấp thụ, dung dịch H2S tiêu
chuẩn
Định lượng đạt kết
quả
Lấy đủ số lượng dụng cụ và hóa
chất để định lượng H2S
3 Tiến hành:
- Rút 3 ml từ chai lấy mẫu cho
vào ống nghiệm
- Thêm 0,5 ml dung dịch p -
amino dimethyl anilin
- So mầu trên thang mẫu:so trên
- Không bị mất mẫu
- Trong ống nghiệm có 3 ml dung
dịch hấp phụ
- So màu đúng nơi quy định.
- Có 7 ống nghiệm nồng độ H2S
194
nền trắng, dưới ánh sáng tự
nhiên
- Pha thang mẫu
- Có tương ứng với
ống mẫu không ?
từ thấp đến cao
4 Tính kết quả:
C = a.b /v. V0
Trong môi trường
lấy mẫu nồng độ
H2S có vượt TCCP
không?
- Xác định đúng thành phần trong
công thức.
- Hàm lượng H2S trong môi
trường lấy mẫu, so sánh với
TCCP, nhận xét.
HƯỚNG DẪN SINH VIỆN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI
HỌC
1. Phương pháp học
- Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần cách lấy mẫu
không khí cần đọc thêm trong cuốn sách "Thường quy kỹ thuật xét nghiệm" của Viện Y học
lao động để hiểu thêm có các cách lấy mẫu không khí.
- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định
hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi
trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ nguồn gốc của NH3, H2S.
- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày với giáo viên để được
giải đáp.
2. Vận dụng thực tế
Sinh viên vận dụng các kiến thức và kỹ năng để nhận định và đánh giá một mẫu xét
nghiệm không khí từ đó tuyên tuyền cho người dân trong cộng đồng biết cách phòng chống
các tác hại của các hóa chất độc hại trong môi trường.
3. Tài liệu tham khảo
8. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội.
10. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường. Nhà xuất bản Y học.
11. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.
12. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
13. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại
học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
195
Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
14. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
15. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái
Nguyên.
196
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU,
VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC / HỌC PHẦN
Phần 1: Trong quá trình học học phần
1. Lý thuyết: Khi học lý thuyết sinh viên cần phải học theo cách sau: Nghiên cứu kỹ bài
học trước khi lên lớp. Đánh dấu những chỗ chưa hiểu để có thể trao đổi với giảng viên.
- Cần xem xét kỹ các vấn đề trong mục tiêu bài học để vận dụng thực tế vào từng lĩnh vực
cụ thể.
- Sau khi học xong, cuối mỗi bài có câu hỏi lượng giá cho từng bài, tự đánh giá kiến thức
của mình bằng cách trả lời các câu hỏi đó, nếu không rõ xem đáp án ở cuối cuốn sách.
- Đọc thêm tài liệu trên thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên các cuốn sách sau:
1. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
2. Trường Đại học Y khoa Hà Nội - Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng
cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi
trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ.
3. Giáo trình môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
4. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1,
Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
6. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường, Nhà xuất bản Y học.
Tra cứu thông tin về môi trường trên trang Web:
2. Thực hành: Khi học phần thực hành sinh viên cần học theo cách sau:
- Đọc bài trước khi đến lớp.
- Đánh dấu những chỗ chưa hiểu, chưa rõ vào sách hoặc ghi chép ra một quyển vở, trao đổi
với các bạn trong lớp hoặc khi giảng viên lên lớp hãy trao đổi với giảng viên để làm rõ vấn đề.
- Trong khi học thực hành, sinh viên cần quan sát các kỹ năng thực hành của kỹ thuật viên,
tự mình làm thao tác thực hành, khi không rõ, không hiểu các bước thao tác nào cần hỏi ngay
trên lớp.
Cuối mỗi buổi thực hành, sinh viên phải viết báo cáo thu hoạch và trả lời câu hỏi lượng giá
của giảng viên.
3. Vận dụng thực tế: Sinh viên quan sát các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày về các
vấn đề môi trường, so sánh giữa thực tiễn và lý thuyết để từ đó phân tích, nhận định, đánh giá
và đề xuất các giải pháp thích hợp cho phù hợp với từng vấn đề trong môi trường.
Phần 2: Sau khi kết thúc học phần
197
Vận dụng các kiến thức đã học trong học phần môi trường và độc chất sinh viên hãy áp
dụng vào các môn học lâm sàng để giúp hướng tới chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân tại cộng
đồng nơi mình ở, nơi mình công tác.
Cách xử trí một số trường hợp nhiễm độc tại cộng đồng, các biện pháp phòng chống một
số yếu tố nguy cơ do môi trường tác động đến sức khỏe.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC / HỌC PHẦN
Công cụ lượng giá: Đánh giá kết thúc học phần bằng bộ câu hỏi quyền tượng kết hợp với
bộ test lượng giá (có phụ lục kèm theo), thi thao tác thực hành. bài tập.
198
ĐÁP ÁN
Bài: Môi trường cơ bản và các nguyên lý sinh thái học
1: A. Bên ngoài B. Sự kiện
2: A. Môi trường tự nhiên
B. Môi trường xã hội
C. Môi trường nhân tạo
3: A. Nhân tố nhiệt độ
B. Nhân tố nước
C. Ánh sáng
D. Các chất khí
E. Tiếng ồn
4: A. Chuỗi thức ăn
B. Lưới thức ăn
5: B. Cung cấp nguồn tài nguyên
C. Chứa đựng chất thải
6: A. Năng động để giải quyết vấn đề
B. Làm chủ các nguồn lực địa phương
C. Đảm bảo cuộc sống và bảo vệ môi trường
7: A. Tham gia của cộng đồng
B. Giám sát và quản lý của địa phương
C. Sở hữu nguồn lực của địa phương
D. Hoạt động truyền thông có tính xã hội
E. Có sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan
8: A. Tiền bối
B. Mối quan hệ
9: A. Môi trường (E)
B. Vật sản xuất (P)
C Vật tiêu thụ (C)
D. Vật tiêu hủy (T)
10: A. Tính ổn định của hệ sinh thái
B. Mất cân bằng của hệ sinh thái
C. Tự điều chỉnh của hệ sinh thái
11: A. Cấu trúc
199
B. Chức năng
12. C 14. C
13. D 15. B
Bài: Môi trường và sức khỏe
1: A. Môi trường gia đình
B. Môi trường làm việc
C. Môi trường cộng đồng
D. Môi trường khu vực
2: A. Cá thể
B. Quần thể
C. Cá thể, quần thể trong môi trường
3: A. Tâm lý
B. Sinh lý
C. Tai nạn
D. Vật lý
E. Hóa học
4: A. Dinh dưỡng
B. Giới
C. Thói quen
D. Cá tính
E. Di truyền
F. Bệnh tật
5: A. Đặc điểm chung
B. Đặc điểm phôi nhiễm
C. Thời gian và cường độ
D. Các yếu tố nguy cơ, tương hỗ
E. Sức khỏe người phơi nhiễm
6: A. Tỷ lệ bệnh
B. Tỷ lệ tử vong
C. Tỷ lệ nguy cơ
7: A. Thể chất, tinh thần
B. Xã hội
8: A. Trạng thái
200
B. Liên quan
9: A. môi trường
B. Sự cân bằng động
10: D 12. D
11. B 13. D
Bài: ô nhiễm môi trường
1: A. Sự cố môi trường
B. Suy thoái môi trường
C. Ô nhiễm môi trường
2: A. Hiệu ứng nhà kính
B. Lỗ thủng tầng ozon
C. Mưa acid
3: A. CFC
B. CCL4
C. CHCL3
4: A. SO2
b. SO2
C. CO
5: C 9: A
6: A 10: B
7: B 11: B
Bài: Ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng
1: A. hòa tan
B. sức trương
2: A. Nhiệt đới
B. Bán nhiệt đới
C. Ôn đới
D. Hàn đới
3: A. Tác nhân vật tí
B. Tác nhân hóa học
C. Tác nhân sinh học
4: A. nhiệt độ cao
201
B. không hoàn toàn
5: C 9: A
6: B 10: B
7: D 11: B
8: B 12: C
13: B
14: A 21: B
15: B 22: A
16: B 23: A
17: B 24: A
18: A 25: B
19: A 26: A
20: B 27: A
Bài: Ô nhiễm nước và sức khỏe cộng đồng
1: A. vi lượng
B. độc hại
2: A. trung gian
B. truyền nhiễm đường tiêu hóa
3: A. 54%
B. 70%
4: A. độ trong
B. nhỏ hơn
5: A. dưới 3 mgO2/1
B. dưới 2 mgO2/1
6: A. mg O2/lít
B. mg/ lít
7: A. acid
B. kiềm
8: A
9: A
10: A
11: A 15: A
12: B 16: A
202
13: B 17: A
14: B 18: B
19: B.
Bài: Ô nhiễm đất và sức khoẻ cộng đồng
1: B. Dự trữ muối
C. Số VSV trong đất
D. Số trứng giun trong đất
2: A. Nhóm truyền bệnh người - đất - người
B. Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người.
C. Nhóm truyền bệnh đất - người.
3: A. Do chất thải bỏ từ các nhà máy
B. Ô nhiễm nhiệt.
4: A. Bệnh xoắn khuẩn vàng da
B. Bệnh trực khuẩn than
C. Bệnh sốt làn sóng
D. Bệnh viêm da do giun
5: B. Độ ẩm không khí.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Vận tốc gió.
6: D 12: B
7: B 13: A
8: B 14: A
9: C 15: B
10: B 16: B
Bài: Xử lý chất thải rắn, lỏng
1. A. Bỏ thói quen mất vệ sinh môi trường.
B. Làm cho môi trường sống sạch đẹp.
C. Giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. B. Diệt VSV gây bệnh
C. Xử lý phân
3. A. Tập trung
C. Biến thành vô hại
D. Không nhiễm bẩn môi trường đất, nước, không khí.
203
4. A. Đốt rác
B. Chôn vùi rác
C. Ủ rác
D. Phòng nhiệt sinh học.
5. A. vật dụng/ đồ dùng
B. sinh hoạt.
6: C 10: A
7: D 11: D
9: D 13: C
14: B
Bài: Môi trường nhà ở và hội chứng nhà kín
l: A. Ẩm ướt do mao dẫn
B. Ẩm ướt do ngưng kết
C. Ẩm ướt nguyên thủy
2: A. Hướng nhà
B. Tường nhà
D. Sàn nhà
F. Trồng cây xanh.
3: A. Mắt
B. Mũi
C. Họng
E. Toàn thân
4: A. Tường dày bằng hai viên gạch
B. Sàn ngăn cách tường có khoảng trống
C. Cửa ra vào, cửa sổ đóng sát, kín
D. Quy định thời gian yên tĩnh lúc nghỉ ngơi
5: A. ra vào 11: B
6: A 12: A
7: A 13: B
8: A 14: A
9: B 15: B
10: B
204
Bài: Vệ sinh các cơ sở điều trị
1 A. Nội quy cơ sở điều trị cho người nhà bệnh nhân
B. Chế độ làm việc cho nhân viên
C. Chế độ khử khuẩn và tẩy uế cơ sở điều trị
D. Nội quy cơ sở điều trị cho người nhà bệnh nhân, chế độ làm việc cho nhân viên.
2. A. Nội sinh B. Ngoại sinh
3. A. từ ngoài
4. A. Nhiễm trùng sau mổ
B. Nhiễm trùng đường tiết điệu
C. Nhiễm trùng phổi
D. Nhiễm trùng máu
5. A. Chống ồn.
6. A. Phân tán B. Tập trung C. Từng khu
7. A. Con người B. Môi trường C. Dụng cụ khám chữa bệnh
8. A. Bệnh nhân B. Nhân viên y tế C. Người nhà bệnh nhân
9. A. Không khí B. Đất C. Nước
10. A 11. B 12. A 13. A
14. B 15. B 16. B 17. C
18. C 19. C 20. B
Bài: Vệ sinh trường học và các bệnh thường gặp ở tuổi học sinh liên quan đến trường học
1. A. Ảnh hưởng tới học tập B. Ảnh hưởng tới sinh hoạt
2. A. y tế
3. A. Độ 1 B. Độ 2 C. Độ 3
4. A. Quạt trần/ cây B. Máy hút bụi
5. A. Đèn tóc B. Đèn neon
6. A. Cửa chớp B. Cửa ra vào.
7. A. Tôn ít năng lượng B. Gần với ánh sáng tự nhiên
C. Không tăng nhiệt độ không khí.
8. A. Bàn và ghế rời nhau
B. Kích thước bàn ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh.
9. B 11. A 13. A
10. B 12. A
14. A 15. A
205
16. B 17. B
18. B 19. A
20. A
Bài: Đại cương về độc chất học
1. A. Điều kiện B. Sinh lý, sinh hoá.
2. A. Liều lượng B. 100mg/kg
3. A. Nhất định B. Sinh học
4. A. Tác dụng B. Cơ thể. C. Dự phòng, điều trị
5. A. liều lượng B. Liều cao
6. A. Chất độc B. Nhiễm độc C. Độc chất học
7. A. 1952 B. SO2
8. A. Miama B. Thủy ngân
9. A. Xuất huyết B. phấn rôm
10. A. 200.000 B. 20.000
11. A. Xác định sự phân loại chất độc trong môi trường, sinh phẩm
B. Nghiên cứu số chất độc từ khi vào cơ thể, ra khỏi cơ thể
C. Nghiên cứu chất chống độc đặc hiệu
D. Nghiên cứu các biện pháp tiêu độc trong môi trường
12. B 13. B
14. A 15. B
Bài: Đánh giá nguy của chất ô nhiễm
1. A. Xác suất B. Biến cố C. Yếu tố
2. A. Nguy hiểm B. 1 trong 5
3. A. Phản ứng
B. Ăn mòn
C. bền vững trong môi trường
D. trong cơ thể sống
E. Độc hại với người
4. A. Tăng tỷ lệ tử vong
B. Tăng tỷ lệ mắc bệnh
C. Phát sinh trước mắt và lâu dài
5. A. 8 B. 6
206
6. A. Nồng độ B. Độc hại
7. A. Nhận dạng sự nguy hiểm
B. quan hệ - đáp ứng
C. Đánh giá nguy cơ
D. Định rõ tính chất sự cố
8. A. Công nghiệp hóa chất
B. Công nghiệp nặng
C. Công nghiệp nhẹ
9. A. Đánh giá sự khuyếch tán
B. Đánh giá sự phơi nhiễm
Bài: Độc động học, độc lực học
1. A. Độc động học B. Độc lực học
2. A. Hấp thụ B. Phân phối
C. Biến đổi D. Thải trừ
3. A. Lọc qua lỗ của màng
B. Khuyếch tán đơn giản qua màng
C. Khuyếch tán có điều kiện
D. Khuyếch tán chủ động
E. Chất vùi trong tế bào
4. A. Gradien nồng độ C1 - C2
B. Diện tích màng A
C. Dày màng
D. Hằng số khuyếch tán
5. A. Trọng lượng phân tử của chúng
B. Hình dạng của nó
C. Tan trong lipid
6. A. Bề rộng của màng
B. Nồng độ chất trong và ngoài màng
C. Chiều dày của màng tế bào
7. A. Tương tác với việc vận chuyển oxy
B. Tác dụng trên enzym
8. A. Suy giảm hệ thống miễn dịch
B. Kích thích miễn dịch (yếu)
207
9. A. Có phản ứng linh hoạt
B. Gốc không bền
10 A. Hô hấp tế bào
B. Thực bào
C. Thiếu máu cục bộ
D. Ô nhiễm môi trường
11. A. Rối loạn cấu trúc màng tế bào
B. Biến đổi cấu trúc AND
C. Giảm hoành độ enzym gần với màng
D. Thay đổi cấu trúc recetor bề mặt tế bào
12. B 13. C
14. B 15. A
16. C 17. B
18. C 19. A
20. B 21. B
22. A 23. A
Bài: Biện pháp tiêu độc
1. A. Đất B. Nước
C. Không khí D. Thực phẩm
2. A. Tiêu lượng B. Độc tính
C. Thời gian
3. A. Vĩ mô B. Vi mô
4. A. Phương pháp vật lý B. Phương pháp cơ học
C. Phương pháp hoá học D. Phương pháp sinh học
5. A. Mức độ B. ranh giới
C. Biểu hiện
6. A. hớt bỏ B. vùi lấp
7. A. tiện lợi B. tận gốc
8. A. Nhiệt độ B. Đốt cháy
C. Điện phân
9. A. Nhóm hấp thụ B. Nhóm hấp phụ
C. Nhóm ngưng tụ D. Nhóm kiềm
E. Nhóm oxy hóa và clo hóa
208
10. A. không tan hoặc ít tan
B. không bay hơi hoặc ít bay hơi
11. B 12. A 13. A
14. B 15. A 16. B
17. B
Bài: Một số chất độc vô cơ trong môi trường và sự tác động tới sức khỏe
1. A. Tự nhiên B. Nhân tạo
2. A. Đất B. Không khí D. Thực phẩm
3. A. Tình trạng hút thuốc lá
B. Nghề nghiệp
C. Vị trí nhà ở
4. A. Thoát khí
5. A. bề mặt B. arsenic
6. B. Luyện kim loại sulfid
D. Sản xuất xi măng
E. Đốt chất thải rắn
7. A. catod
8. A. Người B. Động vật
9. C. 10. C
11 A 12. B
13. D 14. C
15. A 16. B
17. A 18. A
19. A 20. A
21. A
209
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1,
Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
3. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại
học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi
trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
4. Đỗ Hàm (2000), Bệnh học nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học
5. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
6. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái
Nguyên
7. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường, Nhà xuất bản Y học.
9. Lê Văn Khoa (2004), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Y học.
10. Viện Y học lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2p2_7834(1).pdf