Bài giảng Nhiễm não mô cầu - Nguyễn Lô

Phòng bệnh chủ yếu cho người sống gần bệnh nhân (gia đình, khu tập thể, nhân viên y tế phải săn sóc người bệnh ) Thuốc : Rifammycine 10 mg/kg/12 giờ ( tối đa 600mg/12 giờ) trong 2 ngày đối với những người có tiếp xúc với bệnh nhân. Với trẻ < 1 tuổi : dùng liều 5 mg/kg. Người lớn : Ofloxacine 400mg/ngày thay Rifampin. Phụ nữ có thai : ceftriaxone 250mg TB một lần duy nhất. Trẻ < 12 tuổi có thể dùng thuốc nầy :liều 125mg.

ppt18 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nhiễm não mô cầu - Nguyễn Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỄM NÃO MÔ CẦUBS NGUYỄN LÔĐẠI HỌC Y HUẾMỤC TIÊUChẩn đóan sớm và chuyển kịp thời những bệnh nhân nhiễm não mô cầu nặng.Biết cách điều trị và phòng bệnh não mô cầu cho nhân dân TÁC NHÂN GÂY BỆNH Là song cầu khuẫn gram (-)Có vỏ và sản xuất nội độc tố lipopolysacharide (LPS). Có nhiều nhóm huyết thanh. Có nhóm không gây bệnh. Các chủng gây bệnh thuộc nhóm huyết thanh A, B, C, 29E, W-135, Y DỊCH TỄ HỌC Nguồn bệnh duy nhất : Nguời. (mũi hầu)Lây chủ yếu : đường hô hấp. Thân nhân người nhiễm, các tập thể vệ sinh kém : điều kiện thuận lợi gây dịch Não mô cầu nhóm A, trước đây thường gây dịch.. Nhóm B thường gây bệnh ở trẻ nhỏ. Nhóm C ở nhóm trẻ lớn và người trẻ tuổi BỆNH NGUYÊN Từ mũi, NMC xuyên tế bào, thành mạch vào máu. Nếu không bị tiêu diệt VK sẽ sinh sôi tạo nên nhiễm trùng huyết Đến các nơi khác trong cơ thể, đặc biệt là màng não, da, khớp, thượng thận, tim, màng ngòai tim..Đa số đều có KT chống NMC. Dễ nhiễm NMC : thiếu bổ thể ( Từ C5-C9), thiếu proverdine, giảm γ globulin máu, cắt lách, cúm.LÂM SÀNG 99% biểu hiện của nhiễm NMC Nhiễm trùng huyết (NTH)Viêm màng não mũ Phối hợp cả hai. Nhiễm NMC khu trú cơ quan khác rất ít gặp. Nhiễm trùng huyết 30-40% NTH đơn thuần không kèm VMNKhởi bệnh đột ngột : sốt cao (39-41), ớn lạnh, buồn nôn, nôn, ban, đau khớp, cơ.Có thể không sốt hay hạ nhiệt (ác tính).Ban (quan trọng ,gặp 3/4 cas) :Ban dát sẩn xuất hiện sớm ngay sau phát bệnh, (2-10 mm), hồng, Giữa có xuất huyết.Ban xuất huyết (1-2 mm) thường ở thân, chân, mặt, vòm miệng và kết mạc. Tụ thành bọng xuất huyết và lóet rộng. (nặng).H/C Waterhouse- Frederichsen Tiến triển nặng rất nhanh : ban xuất huyết lan thành mảng bầm máu, sốc, đông máu rải rác lòng mạch (DIC), suy nhiều cơ quan. Lưu ý là bệnh nhân có thể vẫn tỉnh táo dù hạ huyết áp.Ban xuất huyết lớn nhanh, gây tổn thương da, niêm mạc, cơ vân, tuyến thượng thận và cả tuyến yên.Rối lọan tòan thân : toan máu, rối lọan điện giải, thiểu niệu, bạch cầu giảm, giảm các yếu tố đông máu. Tỷ lệ tử vong rất cao, (50-60%)Nhiễm trùng huyết mạn Từng đợt sốt hồi quy, ban dát sẩn, đau khớp kéo dài hàng tuần hay hàng tháng. Các ban dát sẩn có thể biến thành ban xuất huyết. Giữa những đợt, bệnh nhân gần như bình thường. Tuy nhiên, nếu không điều trị có thể dẫn đến nặng.Viêm màng não Thường kết hợp với nhiễm trùng huyết.Khi bệnh có tính chất tòan thân, các triệu chứng màng não thường không rõ. Tuy nhiên, sau đó đều xuất hiện các triệu chứng điển hình của viêm màng não Biểu hiện khác Viêm khớpViêm phổiViêm xoang, viêm tai giữa.Viêm kết mạcViêm nội tâm mạc, viêm màng ngòai tim,Viêm niệu đạo.Biến chứng Hô hấp : bội nhiễm, nhất là có thở máy.Thần kinh : Viêm não, áp xe não, Co giật, dấu thần kinh khu trúPhù nãoứ dịch dưới màng cứngTổn thương các dây thần kinh sọ não (điếc).CẬN LÂM SÀNG Phân lập vi khuẫn trong máu, dịch não tủy, dịch khớp, dịch màng ngòai tim, trong ban xuất huyết.PCR tìm DNA vi khuẫn : đặc hiệu và nhạy.Công thức máu : bạch cầu tăng cao, chủ yếu bạch cầu N.Bạch cầu giảm (ác tính). Toan máu, suy hô hấp, giảm tưới máu cho mô.CHẨN ĐÓAN Giai đọan sớm : khó Triệu chứng gợi ý :ban hồng sáng như trong thương hàn. Ban xuất huyết : khá rõ ràng. Chú ý phân biệt :ban các bệnh virut, Mycoplasma ..Xác định : phân lập vi khuẫn trong bệnh phẩm..ĐIỀU TRỊ Điều trị ngay khi nghi ngờ, Hoặc chuyển cấp cứu lên tuyến trên lập tức. Lấy ngay các bệnh phẩm cần thiết ( cấy máu, dịch não tủy..) sau đó điều trị ngay không chờ kết quả.Điều trị nguyên nhân Khi không biết nguyên nhân : ( nhất là VMN) : Dùng ngay cefotaxime 150-200mg/kg/ngày TM (tối đa 12 g) Hay Ceftriaxone :75-100 mg/kg/ngày TM (tối đa 5g).Biết chắc NMC và còn nhạy cảm với penicilline Penicilline G ( tốt nhất). 200.000-300.000 UI/kg/ngày TM. (Tối đa 24 triệu UI). Bệnh nhân dị ứng với Penicilline, : Chloramphenicol 75-100mg/kg/6 giờ TM . Tối đa 4g/ngày.Điều trị nâng đỡ Phải luôn luôn cảnh giác vì không tiên lượng trước được và diễn tiễn rất nhanh. Theo dõi rất kỹ trong 48 giờ đầu các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ trung tâm và ngọai biên, lưu lượng nước tiểu, tình trạng tưới máu, thông khí để phát hiện sốc, chảy máu thượng thận.Khi có sốc:.PHÒNG BỆNHPhòng bệnh chủ yếu cho người sống gần bệnh nhân (gia đình, khu tập thể, nhân viên y tế phải săn sóc người bệnh )Thuốc : Rifammycine 10 mg/kg/12 giờ ( tối đa 600mg/12 giờ) trong 2 ngày đối với những người có tiếp xúc với bệnh nhân.Với trẻ < 1 tuổi : dùng liều 5 mg/kg.Người lớn : Ofloxacine 400mg/ngày thay Rifampin.Phụ nữ có thai : ceftriaxone 250mg TB một lần duy nhất. Trẻ < 12 tuổi có thể dùng thuốc nầy :liều 125mg.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnao_mo_cau_129.ppt
Tài liệu liên quan