Bài giảng Nguyên liệu sản xuất nhựa

PVC (PolyVinylChloride) Ứng dụng: • Dây điện, vải giả da, màng mỏng • Tấm cứng, ống cứng, mềm, dép nhựa các loại. • Đĩa hát, phụ tùng ống và sản phẩm trên máy ép phun. • Chất dính.

pdf62 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 4796 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nguyên liệu sản xuất nhựa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 2.1 Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của polymer 2.2 Phân loại nhựa 2.3 Giới thiệu một số loại nhựa thông dụng 2.4 Mã nhận dạng nhựa 2.5 Những tính chất kỹ thuật của polymer 1 2.2 Phân loại nhựa • Trong sản xuất nhựa phân thành 4 loại: –Nhựa thông dụng –Nhựa kỹ thuật –Nhựa kỹ thuật chuyên dụng –Nhựa hỗn hợp 1 a. Nhựa thông dụng • Là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn. • Dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày. • Giá rẻ • VD: PE, PP, PS, ABS, PVC, PMMA 1 b. Nhựa kỹ thuật • Là loại nhựa có tính chất cơ lý (độ bền kéo, bền uốn, va đập,) trội hơn so với các loại nhựa thông dụng. • Ứng dụng để sản xuất các chi tiết yêu cầu tính năng cao. • Giá đắt. 1 Tên nhựa Tên viết tắt PolyAmide (Nylon) PA PolyCarbonate PC PolyAcetal POM Poly Phenylene Sulfide PPS Poly Buthylene Terephthalate PBT c. Nhựa kỹ thuật chuyên dụng • Chỉ dùng với số lượng ít, trong một số lĩnh vực riêng biệt. Giá rất cao. 1 Tên nhựa Tên viết tắt Poly Phenylene Sulfide PPS Poly Ester kết tinh dạng lỏng LCP Poly Imide PI Poly Tetra Fluoro Ethylene PTFE Poly Ether Imide PEI Poly Amide Imide PAI d. Nhựa hỗn hợp (Copolymer) • Phối hợp tính năng ưu việt của các loại nhựa và hạn chế những tính năng yếu kém của từng loại riêng lẻ. • VD: PC/PET, PC/ABS, PA/PP, 1 2.3 Giới thiệu một số loại nhựa thông dụng 1. PS 6. PMMA 2. SAN 7. POM 3. ABS 8. PPO 4. PA 9. PBT 5. PC 10. PET 1 PS (PolyStyrene) • Nhựa vô định hình  rất trong. • Không màu và dễ tạo màu. • Không phân cực, không hút ẩm. • Độ co rút khi định hình 0,3 – 0,5% • Tỉ trọng: 1,05 – 1,1 g/cm3 • Chỉ số chảy: 1 – 8gr/10 phút • Độ bền kéo đứt: 400 – 450kg/cm2. 1 PS (PolyStyrene) • Nhược điểm: giòn, dễ rạn nứt, chịu va đập kém, chịu hóa học kém, tan trong dung môi Benzen, aceton, MEK. • Nhiệt độ biến dạng nhiệt thấp, dễ chảy và ổn định nhiệt cao, dễ gia công ép phun (nhiệt độ gia công 180oC – 200oC) • Ứng dụng: • Làm các loại sản phẩm gia dụng rẻ tiền, có tính trong suốt: hộp, cốc, lọ, đồ gia dụng nói chung. 1 PSHI (Polystyren high impact – PS chịu va đập) • Để tăng tính chịu va đập của PS, người ta bổ sung 5 – 10% PBR vào thành phần của PS ta có PSHI. • PSHI có độ bền va đập tăng lên rất nhiều so với PS. • Tỉ trọng: 1,05 – 1,07 • Chỉ số chảy: 1,5 – 15gr/10 phút • Độ dãn dài: 12 – 35% • Độ bền kéo đứt 200 – 300 kg/cm2 • Tính trong kém hơn PS (bán trong) • PSHI dễ mạ hơn PS (do bề mặt kém bóng) • Ứng dụng: dùng cho các sản phẩm cần chịu độ va đập cao hơn. 1 EPS • EPS là nhựa PS có chất tạo xốp bên trong. • Thường dùng chất tạo xốp là Pentane, Dexane hoặc Heptane EPS có trọng lượng nhẹ hơn mấy chục lần PS thường. • Ứng dụng: dùng làm vật liệu bao bì xốp, cách nhiệt, bao bì các lọai sản phẩm thông dụng dễ vỡ, bao bì thực phẩm giữ lạnh, 1 SAN (AS) PolyAcrylonitride-Styrene • Màu vàng sáng, độ trong suốt tốt. • Độ chống co rút, độ cứng, tính chống thời tiết, tính hóa học đều tốt hơn PS. Nhược điểm: • Tính hút ẩm cao hơn PS  sấy trước khi gia công. • Tính ổn định nhiệt kém hơn, ở nhiệt độ cao dễ biến chất, đổi màu. • Tính lưu động không bằng PS, khi gia công áp lực ép cao hơn PS. 1 ABS (PolyAcrylonitride-Butadien-Styrene) 1 ABS (PolyAcrylonitride-Butadien-Styrene) • Butadien làm nhựa ABS dai hơn, chịu va đập tốt hơn PS nhiều lần. • Acrylonitrile phân cực mạnh làm các mạch phân tử liên kết chặt chẽ với nhau nên ABS có cơ tính cao. • Tính chất ABS phụ thuộc vào thành phần các chất đồng trùng hợp. ABS thường có tỉ lệ (25:25:50). Tỉ lệ này thay đổi, tính chất thay đổi theo. 1  Khi hàm lượng AN tăng: • Độ bền va đập, khả năng kháng dung môi, kháng nhiệt độ tăng. • Độ bền kéo, độ cứng, độ cách điện tần số cao giảm.  Khi hàm lượng Butadien tăng: • Độ bền va đập, kháng mài mòn và độ dãn dài tăng. • Độ bền kéo, độ cứng giảm.  Khi hàm lượng Styene tăng: • Tăng độ chảy khi gia nhiệt, cứng hơn, giòn. • Có màu trắng đục, hơi vàng  sản phẩm phải pha màu. • Độ hút ẩm tăng  sấy trước khi gia công. • Độ bóng bề mặt rất tốt. 1 Tính chất và Ứng dụng ABS • Nhiệt độ ép phun 200 – 230oC, cao quá dễ bị ngả màu vàng. Phải phối hợp tốt áp suất và nhiệt độ khi gia công ABS. Nhiệt độ khuôn khoảng 45 – 55oC. • Độ co rút 0,4 – 0,8% • Có tính xi mạ tốt. • Ép phun: Vỏ tivi, vỏ máy giặt, vỏ điện thoại, cánh quạt điện, vỏ máy ảnh, vỏ vali • Ép đùn: ra các loại nhựa tấm sử dụng cho nhiều PP gia công khác nhau, cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau (dùng nhiều cho PP tạo hình chân không). 1 PA (PolyAmide) - (Thường gọi là Nylon) 1 Tính chất PA • Tỷ trọng: 1.02 – 1.16 • Nhựa kết tinh cao, màu trắng sữa hơi vàng. • Độ bền kéo đứt: 350 – 900 kg/cm2. • Độ dãn dài: 10 – 40% • Nhiệt độ nóng chảy: 135 – 238oC • Không vị, không độc (dùng cho thực phẩm) nhưng giá cao. 1 Tính chất PA • Các tính chất cơ học đều tốt. • Độ bền hóa học tốt. • Tính chống ma sát và tính bôi trơn rất tốt. • Chống thấm khí rất tốt  làm bao bì hút chân không. • Tính hút ẩm cao. Sau khi hút ẩm, kích thước và lý tính biến đổi lớn  sấy trước khi gia công. • Mức hút ẩm của nylon 6 > 6.6 > 6.10 > 12 1 Ứng dụng PA • PA có nhiều tính năng tốt, được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và đời sống.  Ép đùn: • Màng mỏng bao bì cao cấp cho thực phẩm • Đùn kéo sợi dệt lưới đánh cá, sợi bàn chải răng, sợi cho các loại dụng cụ thể thao (Nylon 6, Nylon 6.6) • Sản xuất ống các loại (Nylon 11, Nylon 12) • Bọc dây cáp điện (Nylon 6, Nylon 10) 1 Ứng dụng PA  Ép phun: • Bánh xe răng hộp số, bánh xe nhựa, dụng cụ thể thao, chi tiết quạt điện, vỏ ôtô, phụ tùng cho xe hơi như nắp đậy xilanh, đế động cơ, ống chia nhiên liệu, vòi phun nhiên liệu, puli căng couroie, bầu lọc khí • Người ta thường cho vào PA 10 – 40% sợi thủy tinh để cường độ kéo đứt, sức căng đàn hồi, nhiệt độ biến hình tăng, hơn hẳn các loại nhựa khác như PC, ABS, POM, PP 1 PC (PolyCarbonate) • Phân cực mạnh • Vô định hình • Tính trong suốt rất cao • Không cháy và tự tắt 1 Tính chất PC • Độ bền kéo đứt: 680 kg/cm2 • Độ dãn dài: 110% • Độ va đập ở nhiệt độ thường rất cao, hơn PA, POM • Độ dãn dài cao, độ bền uốn, bền nén cao. • Không độc đối với cơ thể con người • Độ bền nhiệt rất tốt trên 100oC • Độ chịu lạnh cũng rất tốt (-100oC) 1 Tính chất PC • Cách điện tốt ở nhiệt độ cao • Tính chịu tải liên tục kém hơn PA nhiều (đây là tính chất kém nhất của PC)  không làm các chi tiết chịu độ rung động và chịu tải liên tục được. • Hấp thụ nước ≤ 0.15% • Chống ma sát kém • Chịu hóa chất kém. Tan trong các dung môi thơm và Hydrocacbon chứa Clo. 1 Ứng dụng PC • Làm các loại tấm thủy tinh an toàn • Ống dùng trong y tế, chai sữa trẻ em (chịu nhiệt, không độc). • Nón bảo hộ, kính che mặt bảo hộ, kính mắt, dụng cụ y tế, thiết bị chiếu sáng, nắp môtơ, hộp điện thoại, vỏ tivi, cán bảo hộ xe hơi. • Khi gia cường thêm 30% sợi thủy tinh vào PC thì độ bền kéo tăng lên 2 lần, nhiệt độ đàn hồi tăng 3 lần, nhiệt độ biến dạng tăng lên 10oC, độ giãn nở nhiệt còn 1/3 và độ co rút định hình giảm đi 6 lần. 1 1 Ứng dụng PC PMMA (PolyMethyl – Methacrylate) • Không màu, trong suốt • Nhựa vô định hình • Tỉ trọng 1,17 – 1,20 • Cách điện tốt. Rất bền thời tiết • Chịu hóa chất kém (hòa tan trong aceton, MEK) • Tính chất chịu nhiệt kém, biến dạng ở 70 – 110oC. • Kính contact lens, chóa đèn, thay kính trong xây dựng, mắt kính đồng hồ, vỏ tivi, video, sản phẩm văn phòng (cần độ trong suốt). • Trộn với polymer khác, tăng tính bền va đập (trộn với PVC mềm) 1 POM (PolyOxymethylene – Poly Acetal) • Nhựa kết tinh • Màu trắng sữa, bán trong suốt • Tỉ trọng: 1,41 – 1,425 • Độ bền kéo căng, độ bền uốn, module đàn hồi cao • Độ bền va đập không thay đổi ở nhiệt độ < 50oC. • Tính cháy: cháy chậm khi có ngọn lửa. • Tính cách điện: bình thường • Hút ẩm: 1,4% (cao hơn PC, PBT) • Chịu hóa chất khá tốt 1 Ứng dụng POM • Sản xuất các sản phẩm có tính năng kỹ thuật cao trong xe máy, ôtô bởi độ bền kéo, bền uốn, đàn hồi tốt. Loại Acetal Copolymer tính năng vượt trội nhiều lần so với Homo POM. 1 • Chịu được nhiệt độ từ 120 – 150oC, tính cách điện cao, độ bền cơ học cao, chịu hóa chất, chịu dầu (oil)  trong cơ khí dùng làm bánh răng. PPO (Poly Phenylen Oxyde) • Tính chất cơ học tốt, cứng • Độ bền nhiệt cao • Hấp thụ nước thấp, chịu tốt trong môi trường nước nóng • Chịu hóa chất kém • Khó gia công • Giá cao • PPO làm thân máy Fax, máy in của máy vi tính, bảng mạch điện. 1 PBT (Poly Butylen terephtalate) • Nhựa kết tinh • Độ bền kéo 560 kg/cm2. Nếu pha thêm 30% sợi thủy tinh thì tăng lên 1400 kg/cm2. • Độ chống va đập: 6kg/cm2 (ASTM – 120D), khi gia cường bằng sợi thủy tinh PBT còn tăng cường độ cứng, độ biến dạng nhiệt. 1 PBT (Poly Butylen terephtalate) • Hấp thụ nước thấp, ổn định kích thước (mức hút ẩm ~ 0,08%) • Chịu hóa chất • Chịu mài mòn • Cách điện tốt. • Ở môi trường nước nóng 60oC, độ bền kéo không thay đổi bao nhiêu sau 5 – 15 ngày. • Khi ngâm trong nước nóng 100oC, độ bền kéo có thay đổi sau 5 ngày. 1 • Ứng dụng: • Sản xuất các sản phẩm cách điện như công tắc điện, vỏ động cơ điện, nắp bugi, chốp đèn, chắn bùn xe, tay nắm cửa xe ôtô, nắp các loại thùng chứa nhiên liệu, chi tiết nhỏ trong xe hơi, điện tử, chiếu sáng, máy sấy hâm thực phẩm. 1 PET (Poly Ethylene terephtalate) • Tỉ trọng: 1,33 – 1,4, trong như thủy tinh. • Nhiệt độ gia công: 240 – 260oC • Nhiệt độ hóa thủy tinh 78 – 80oC (ASTM – D789) • Độ kéo đứt: 1000 – 1500kg/cm2 • Độ giãn dài: 50 – 60% 1 PET (Poly Ethylene terephtalate) • Độ bền hóa chất tốt • Không mùi vị, không độc với con người • Tính hút ẩm rất thấp, ổn định kích thước. • Khả năng giữ khí cao  làm chai nước ngọt có ga. • Khả năng chịu nhiệt kém (ở 70oC chai PET đã bị biến dạng) • Chu kì ép sản phẩm rất ngắn 1 PET (Poly Ethylene terephtalate) • Ứng dụng: • Tạo thành màng để bao gói thực phẩm • Tạo thành các lọai sợi (kể cả sợi cho dệt vải) • Bao bì rỗng (định hướng 2 chiều) để đựng nước khoáng, nước tinh khiết, nước uống trái cây, nước uống cho thể thao, nước uống có gas, thực phẩm lỏng (nước mắn, tương ớt) • Trong xe hơi, điện, điện tử, sản xuất các chi tiết có độ trong suốt cao, cường độ va đập tốt. 1 • Để mở rộng phạm vi gia công và ứng dụng, cũng như cải thiện tính năng của PET, người ta tạo ra loại Copolyester PEN – PET để sản xuất sản phẩm chai lọ, tấm trong suốt làm kính ôtô, máy bay, tàu lửa, có loại độ bền nhiệt đạt tới 115oC (Nhựa NOPLAKE 931) và các sản phẩm trên máy ép phun, đặc biệt dùng cho chi tiết điện, microware, cookware. PEN (PolyEthylene Naphtalate) PET (Poly Ethylene terephtalate) Nhựa PolyEthylen (PE) • HDPE (High density PE) • LDPE (Low density PE) • LLDPE (Linear Low Density PE) • VLDPE (Verry Low Density PE) 1 Cấu tạo 1 Tính chất 1 Tính chất 1 Ứng dụng HDPE LDPE Sản xuất loại màng (film) (túi xốp, túi đựng hóa chất, thực phẩm, quần áo, màng mỏng các loại) MI thường dùng 0,05 – 0,35 Sản xuất các loại màng (film) trong, màng che phủ, màng co, màng che nhà vườn. MI thường dùng 0,3 – 6 Sản xuất sợi dệt, sợi đơn (Yarn và monofilament) làm bao dệt, bao che phủ. MI thường dùng 0,8 – 1 Sản xuất sợi đơn với các loại dây thừng (kết hợp với HDPE) Dùng để phủ và cán tráng lên các loại màng mỏng khác, lên giấy Craft. MI thường dùng 4 -25 1 Ứng dụng HDPE LDPE Sản phẩm thổi các loại (các loại thùng chứa, chai, lọ) MI thường dùng 0,05 – 0,3 Sản phẩm thổi các loại: chai lọ, màng co MI thường dùng 0,8 – 1 Ống dẫn nước, dẫn chất lỏng hóa học, ống xốp cách nhiệt. MI thường dùng 0,01 – 5,5 Các sản phẩm gia dụng trên máy ép phun. MI thường dùng 0 - 50 Sản phẩm gia dụng, thùng chứa các loại, giá kệ hàng, phụ tùng cho công nghiệp trên máy ép phun. MI thường dùng 2 - 18 Các sản phẩm dạng tấm (sheet) cho những nhu cầu đặc biệt. MI thường dùng: 0,1 – 0,2 1 Nhựa PolyEthylen (PE) • HDPE (High density PE) • LDPE (Low density PE) • LLDPE (Linear Low Density PE) • VLDPE (Verry Low Density PE) 1 Tính chất 1 Ứng dụng LLDPE VLDPE Tổng hợp bằng áp suất cao. Có độ bền gãy, kéo căng cao. Dùng cho bao bì công nghiệp, nông nghiệp, màng co, nắp các loại thùng đựng thực phẩm. Tổng hợp bằng áp suất cao. Độ mềm dẻo cao tuyệt đối, bền dai, tính chất bền gãy, kéo căng. Có khả năng hỗn hợp với nguyên liệu dẻo mềm khác như PVC, EVA để thay đổi tính năng của nó. 1 Ứng dụng LLDPE VLDPE Sản xuất màng mỏng (film) có chỉ số chảy từ 0,9 – 2,5 với các loại độ dày khác nhau. Dùng sản xuất các đồ dùng gia đình, các vật dụng có kích thước lớn, chiều dày rất mỏng. MI = 22 – 50. Sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ. Tham gia quá trình biến đổi tính chất của các loại chất dẻo, màng công nghiệp, màng nhiều lớp. 1 PP (Polypropylene) • Tỷ trọng thấp 0,9 – 0,92 • Trọng lượng phân tử nằm trong khoảng 80.000 – 200.000 • Là loại nhựa có độ kết tinh 70%, không màu, bán trong. Nhưng trong quá trình gia công có tạo ra nhiều pha vô định hình làm cho sản phẩm rất trong (như màng BOPP) • Tính cơ học cao, có thể thay một số nguyên liệu như ABS, HIPS, PS, PVC trong một số công dụng. 1 PP (Polypropylene) • Được sản xuất ra ở dạng hạt và bột. • Độ bóng cao • Tính chất hóa học tốt. • Kháng nhiệt tốt hơn PE, ở nhiệt độ cao tính chất cơ học tốt hơn PE. • Tính cách điện tốt. • Giống như PE nhưng cứng hơn. Độ cứng Shore theo phương pháp thử ASTM – D2240 từ 90 – 95. • Nhiệt độ giòn gãy thấp hơn PE: (-5oC) – (-15oC) 1 PP (Polypropylene) • Chịu thời tiết kém, dễ bị phá hủy bởi tia UV. • Độ kéo đứt 250 – 400 kg/cm2 • Độ dãn dài 300 – 800% (cao hơn PE) • Tính chất gia công ép phun tốt • Không mùi, không vị, không độc. • Tính bám dính kém • Chỉ số chảy: 2 – 60g/10 phút. • Dễ cháy • Trong phương pháp sản xuất có loại Homo và Copolymer (Block Copolymer có độ kết tinh nhỏ), copolymer có nhiều tính năng vật lý vượt trội. 1 PP (Polypropylene) • Loại thông thường (General Homo) để sản xuất các loại vật dụng thông thường. • Loại trùng hợp khối (block) sản xuất các vật dụng chất lượng cao, chi tiết công nghiệp, các loại van, vỏ hộp acqui, điện gia dụng. • Loại tính năng cơ lý cao (high impact) dùng sản xuất các vật dụng chất lượng cao, chi tiết công nghiệp, các loại van, vỏ hộp acqui, điện gia dụng. Hãng Samsung có sản xuất loại HIPP (high isotracticity PP) 1 PP (Polypropylene) • Loại đặc biệt: chuyên dùng trong chi tiết sản phẩm công nghiệp, chi tiết nhựa trong xe máy, ôtô, điện gia dụng, điện tử, hộp thực phẩm, ghế, sản phẩm có kích thước lớn, bộ phận ngoài máy giặt, • Loại trong: nhiều pha vô định hình (không tinh khiết) dùng cho bao bì y tết, bao bì thực phẩm khô, xylanh tiêm, kệ Video, CD, VCD, sản phẩm loại đặc biệt trong thực phẩm, không mùi, có độ bóng bề mặt cao. 1 PP (Polypropylene) • Sản phẩm trên máy ép phun: chỉ số chảy từ 2 – 60 • Loại thông thường (HomoPolymer PP) chỉ số chảy từ 8 – 25 dùng sản xuất sản phẩm gia dụng. • Block Copolymer PP: chỉ số chảy từ 2 – 35 dùng để sản xuất các sản phẩm có tính năng kỹ thuật cao, sản phẩm công nghiệp (phụ tùng công nghiệp), sản phẩm điện tử, điện gia dụng (ngăn đá, ngăn làm đông trong tủ lạnh, phin lọc bụi trong máy điều hòa) đồ dùng gia đình có tính năng kỹ thuật cao. 1 PP (Polypropylene) • Loại cường độ cơ lý cao (high inpact): Chỉ số chảy từ 4 – 60. Chỉ số chảy cao chủ yếu dùng cho sản phẩm thành mỏng dùng cho phụ tùng công nghiệp, dùng trong điều kiện nhiệt độ thấp, van công nghiệp, hoặc dùng trong điều kiện nhiệt độ cao. • Loại đặc biệt: chỉ số chảy từ 8 – 55, thường dùng cho sản phẩm kỹ thuật điện thông thường, phụ tùng công nghiệp, nội thất cao cấp. • Loại trong (Transparency): Chỉ số chảy từ 12 – 50, dùng để làm hộp đựng thực phẩm, y tế, video, CD, VCD, 1 PP (Polypropylene) • Blow (thổi): tấm và chai trong, chai cho y tế. • Yarn Homo (Sợi đơn): Bao dệt các loại, bao Container, lưới đánh cá, dây xe, dây giềng, lưới bóng chuyền, lưới tennis, thảm trải, các loại sản phẩm giống len (kết hợp với sợi cotton). • Sheet (tấm): Các loại chai nước uống, nhiều lớp, tấm dùng làm đồ dùng văn phòng, cặp, • Bead form (xốp): loại xốp có lỗ tròn làm phụ tùng trong xe ôtô, làm bao bì đóng gói trong các loại hộp. • Film (các loại màng): màng nhiều lớp, trong cao, đặc biệt BOPP, BOPP tráng kim loại. • Các loại Compound: Phụ tùng, nội thất xe ôtô. 1 PVC (PolyVinylChloride) • Dạng bột màu trắng: Được trùng hợp từ các đơn phân tử Vinylchloride (VC) dưới tác dụng nhiệt độ, áp suất (trung bình) và chất xúc tác (Dạng hạt là PVC Compound gồm bột PVC và một số phụ gia khác). • Có hai dạng PVC là huyền phù và nhũ tương: • Trùng hợp theo phương pháp huyền phù ta có PVC huyền phù (PVC.S) (S: Suspension) có kích thước hạt lớn từ 20 – 150 micron. • Trùng hợp theo phương pháp nhũ tương ta thu được PVC nhũ tương độ mịn cao (PVC.E) (Emusion). 1 PVC (PolyVinylChloride) • Là loại nhựa có tỷ trọng 1,4, cao hơn nhiều so với một số loại nhựa khác, do đó PVC nặng hơn. • Là nhựa vô định hình  có độ trong cao. • Là loại nhựa chịu thời tiết tốt, chống lão hóa cao • Cách điện tốt (dùng bọc dây cáp điện) • PVC không độc, chỉ độc bởi phụ gia, hàm lượng monomer còn lại, và khi gia công hóa ra khí. • Độ bền cơ lý nói chung cao. Tùy theo công thức khác nhau mà có tính chất cơ lý khác nhau. Mềm dẻo khi dùng với các chất hóa dẻo. 1 PVC (PolyVinylChloride) • Độ bền nhiệt thấp, mềm hóa ở 65 – 85oC. • Khi nhiệt độ gia công hơn 190oC dễ rạn nứt và tỏa ra khí độc HCl (gây phù nê phổi) và dễ ăn mòn môi trường xung quanh. • Tiếp tục tăng nhiệt độ sản phẩm sẽ biến sang màu vàng, nâu, màu sẫm và cháy đen. • Nhiệt độ gia công thích hợp là 150oC – 180oC. • PVC dễ tạo màu sắc. Dễ in ấn • PVC là nguyên liệu không dễ cháy bởi vì có mặt Clo trong phân tử. 1 PVC (PolyVinylChloride) • Khi cháy ít sinh nhiệt vì PVC có hàm lượng Carbon thấp. Do ít sinh nhiệt, hạn chế sự lan tỏa của ngọn lửa. Do đó, căn cứ vào một số xét nghiệm, PVC cứng là loại đứng đầu bảng các loại nhựa xét về phương diện chống cháy. • Khi PVC có hóa dẻo thì dễ cháy hơn bởi bản chất chất hóa dẻo dễ cháy. • Trong trường hợp này ta có thể cho thêm vào hỗn hợp PVC chất chống cháy. • Qua việc xét nghiệm người ta còn xác định nhiệt độ bốc cháy của PVC còn cao hơn gỗ. 1 PVC (PolyVinylChloride) • Nhiệt độ bốc cháy của gỗ (do lửa) là 210oC – 270oC. Nhiệt độ bốc cháy của gỗ là 400oC. • Trong khi đó: • Nhiệt độ bốc cháy của PVC cứng (do lửa) là 400oC. • Nhiệt độ bốc cháy của PVC có hóa dẻo (do lửa) là 330 – 350oC. • Nhiệt độ tự bốc cháy của PVC cứng là 450oC. • Nhiệt độ tự bốc cháy của PVC có hóa dẻo là 400oC. 1 PVC (PolyVinylChloride) • PVC chịu lực va đập kém. • Để tăng cường tính va đập cho PVC thường dùng chủ yếu các chất sau: MBS (Methacrylate Butadiene Styrene), ABS, CPE (Polyethylene Clo hóa) và EVA (Ethylene Vinyl Acetate) với tỉ lệ 5 – 15%. 1 PVC (PolyVinylChloride) Ứng dụng: • Dây điện, vải giả da, màng mỏng • Tấm cứng, ống cứng, mềm, dép nhựa các loại. • Đĩa hát, phụ tùng ống và sản phẩm trên máy ép phun. • Chất dính. 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_loai_nhua_4088.pdf