Bài giảng môn học an toàn mỏ hầm lò

Không khí mỏ là một hỗn hợp các chất khí và hơi nước chứa đầy trong các đường lò và hầu như bao giờ cũng chứa một lượng bụi nhất định. Không khí mỏ chính là khí trời, khi đi từ mặt đất vào trong các đường lò, nó sẽ bị thay đổi hàng loạt tính chất lý hoá. Nghĩa là thành phần hoá học và những đặc tính vật lý thay đổi. Không khí trên mặt đất là một hỗn hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Thành phần trung bình của các chất khí ngoài trời (ở mực nước biển) thay đổi:

pdf79 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 12524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học an toàn mỏ hầm lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
161,60C và đông đặc ở nhiệt độ - 182,50C. Mêtan cháy với ngọn lửa ít sáng và toả ra một nhiệt lượng là 13.300kcal/kg. Nhiệt độ bình thường làm cháy mêtan là 650-7500C, nhưng nó có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo điều kiện xung quanh. Mêtan xuất ra trong mỏ không phải là một chất khí sạch mà cùng với mỏ, ở phần lớn các trường hợp, còn kèm theo các loại hiđrô-cácbua khác (êtan C2H6,prôpan C3H8, butan C4H4 v.v...), cũng như một số khí khác (cácboníc, nitơ,sunfua hiđrô, oxyt lưu huỳnh và đôi khi cả hiđrô). Sự có mặt của các khí này làm tăng mức nguy hiểm về nổ. b. Tính chất hoá học. Khi hỗn hợp với không khí, mêtan sẽ tạo nên một hỗn hợp cháy và nổ. 59 Quá trình cháy của mêtan khi đủ ôxy được biểu diễn bởi phương trình sau: CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O.Hoặc: CH4 + 2(O2 +4N2 ) = CO2 +2H2O +8N2Từ hai phương trình trên ta nhận thấy mêtan cháy và nổ mạnh nhất khi kết hợp với 2 thể tích ôxy hoặc 10 thể tích khí. Khi không đủ ôxy, mêtan cháy và phương trình cháy: CH4 +O2 = CO + H2 + H2OMêtan có thể tham gia các phản ứng thế halôgen như sau: CH4 + Cl2 = CH3.Cl +HClCH3CL + Cl2 = CH2.CL2+ HClCH2.Cl2 + Cl2 = CH.Cl3 + HClCH.Cl3 + Cl2 = C.Cl3 + HCl 5.3.4. Các dạng xuất khí mêtan và biện pháp phòng chống a. Các dạng xuất khí mêtan + Sự xuất khí mêtan từ từ liên tục. Dạng suất khí này không sinh ra những thay đổi lớn về lưu lượng, theo thời gian, lưu lượng khí mêtan xuất ra gần như không đổi và cũng không lớn. Khí mêtan xuất ra trong trường hợp này qua các kẽ nứt nẻ nhỏ và không nhìn thấy, đồng thời là lượng chính khí mêtan xuất ra trong một mỏ. Sự tăng khả năng chứa mêtan và tính thẩm thấu đối với khí của vỉa than, cũng như sự tăng áp suất của khí, sẽ dẫn đến sự xuất khí mêtan qua các mặt tự do, sau khi mở vỉa, sự xuất khí xảy ra rất mạnh, sau đó cường độ xuất khí giảm đột ngột và dừng lại hoàn toàn sau khoảng thời gian 6..10 tháng. Trên hình VII-8 biểu diễn sự thay đổi cường độ xuất khí trên 1m2 than, theo thời gian, đối với một số vỉa khác nhau. Sự xuất khí qua bề mặt tự do của vỉa than phụ thuộc vào quá trình sản xuất: đánh rạch, cắt than, điều khiển áp lực.. Trong thời gian đánh rạch sẽ có một sự xuất khí mêtan quan trọng, do sự mở nhanh vỉa than trong một vùng gần như chưa xuất khí. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra hàm lượng mêtan trong không khí ở gần máy đánh rạch hoặc combai nhất là ở các mỏ có khí mêtan nguy hiểm. Khấu than ở lò chợ bằng búa chèn không dẫn đến sự xuất khí đáng kể. Sự xuất khí mêtan từ từ liên tục không nguy hiểm, cho nên với phương tiện thông gió bình thường sẽ làm cho hàm lượng của nó nhỏ hơn hàm lượng cho phép cho phép bởi luật an toàn. +. Sự xuất khí dưới dạng xì. Sự xuất khí mêtan dưới dạng này nguy hiểm hơn, vì một lượng tương đối lớn khí mêtan thoát ra trong một thời gian ngắn, mặt khác sự xuất khí này không phán đoán trước được. Lưu lượng khí xuất ra trong trường hợp này thay đổi từ một vài m3 trong một ngày đến hàng chục nghìn m3 trong một ngày, còn thời gian xuất khí có thể từ vài giờ đến nhiều năm. Dưới dạng xuất khí này, mêtan xuất ra qua các kẽ nứt lớn, nhìn thấy và từ những lỗ hổng trong than và đá, mà ở đó CH4 được lưu trữ dưới một áp suất 60 tương đối lớn. Cường độ xuất khí ở đây phụ thuộc vào áp suất của khí bị nén và những bức cản mà nó gặp phải trên đường đi vào đường lò. Ngăn chặn sự xuất khí này tiến hành nhờ những lỗ khoan dài để kiểm tra và thu mêtan, hoặc áp dụng việc khai thác phù hợp các vỉa than gần nhau, cũng như áp dụng phương pháp điều khiển áp lực phù hợp. Ngoài ra có thể thu khí ở nơi xì ra đưa lên mặt đất hoặc đưa ra luồng gió thải đi lên của mỏ nhờ các đường ống. Bên cạnh các biện pháp trên, cần đưa một lượng gió tương đối lớn vào mỏ để hoà loãng mêtan đến giới hạn cho phép. +. Sự phụt khí mêtan. Dưới dạng này, trong một khoảng thời gian hết sức ngắn, suất ra một lượng khí và than vụn lớn, đồng thời tạo ra một lỗ hổng trong vỉa than. b. Những nguyên nhân cháy và điều kiện nổ khí mê tan trong mỏ + Những nguyên nhân cháy nổ khí mê tan trong mỏ Qua thực tế của ngành mỏ hầm lò, người ta thấy những nguyên nhân đốt cháy mêtan bao gồm: - Ngọn lửa để hở có thể sinh ra do các đèn khí axêtilen, đèn dầu an toàn bị hỏng, các máy hàn, hút thuốc, cháy nội sinh và ngoại sinhv.v. - Các khí thải ra từ đầu tầu có động cơ đốt trong và nhất là những phần tử than cốc cháy đỏ bị thải ra sẽ có khả năng làm cháy mêtan. - Công tác nổ mìn, theo các tài liệu thống kê thì đây là nguyên nhân chính làm cháy và nổ mêtan từ xưa đến nay. - Ngọn lửa cơ học sinh ra do sự va đập hoặc cọ sát giữa hai vật thể rắn, cũng có khả năng làm cháy mêtan. Ví dụ sự cọ sát đất đá khi bị sụp lở sẽ sinh ra tia lửa làm cháy mêtan. Đặc biệt nguy hiểm là ngọn lửa sinh ra do các răng của các máy đánh rạch hoặc combai khi làm việc. Ví dụ ở Anh, trong những năm 1961 và 1963, 25% trong tổng số lần cháy khí mêtan gây ra là do ngọn lửa này. Mặt khác người ta còn thấy rằng tần số lần cháy mêtan phụ thuộc vào độ rắn của đất đá, nghĩa là khi độ rắn của đất đá tăng thì tần số làm cháy mêtan tăng. Thế nhưng, tần số làm cháy mêtan lại không phụ thuộc vào kích thước độ rỗng và mật độ của đất đá. - Tia lửa tĩnh điện rất hay gặp trong thực tế, nhưng năng lượng điện nhỏ. Trong những điều kiện thuận lợi, năng lượng của ngọn lửa này có thể tăng lên và có thể làm cháy hỗn hợp nổ. Trong các ống dẫn gió, do sự cọ sát giữa không khí chứa bụi và ống kim loại mà cả ống kim loại lẫn các hạt bụi có thể tích tĩnh điện. Qua đo đạc người ta thấy rằng các hạt bụi mang điện âm, còn ống kim loại mang điện dương. Cũng qua thực nghiệm người ta còn thấy lượng tĩnh điện tăng tỷ lệ với trọng lượng hạt bụi cỡ hạt, nhiệt độ tốc độ gió và giảm đi cùng với sự tăng độ ẩm. Sự nguy hiểm xảy ra khi CV2/2 > 0,00028Jun, năng lượng có thể đốt cháy hỗn hợp nổ có 8%mêtan. Những nơi có sự nguy hiểm về tĩnh điện ở trong mỏ bao gồm: những ống dẫn khí nén, ống dẫn vật liệu chèn lò bằng khí nén, nạp bua lỗ mìn bằng cát, máy phun vữa xi măng lên tường lò, ống gió kim loại, băng tải, băng chuyền. + Những điều kiện nổ khí mêtan trong mỏ. Nồng độ mêtan. 61 Khi xét phản ứng của mêtan với không khí: CH4 + 2 ( O2+4N2 ) = CO2 + 2H2O +8N2.Ta thấy cứ 1 thể tích mêtan hoá hợp với 10 thể tích không khí, ở điều kiện bình thường thì hỗn hợp trên là một hỗn hợp gây nổ rất mạnh: nghĩa là với tỷ lệ mêtan trong không khí bằng 1/11 9,1% theo thể tích thì gây nổ mạnh. Trong thực tế , mêtan không phải chỉ nổ ở nồng độ 9,1% mà nổ trong một giới hạn tương đối rộng. Giới hạn nổ dưới của mêtan là 5-6% và giới hạn nổ trên là 14-16% Ngoài những giới hạn nổ trên, hỗn hợp mêtan không khí có thể cháy do một nguồn lửa nào đó, song không gây nổ. Khi nồng độ mêtan nhỏ hơn 5% quá trình cháy liên tục nếu vẫn có đủ ôxy và nó chỉ tắt khi không có nguồn lửa. Trong không khí mỏ, khí nổ không phải chỉ có mêtan mà là một hỗn hợp gồm những khí nổ khác nhau, vì vậy nồng độ nổ dư của hỗn hợp nổ được tính theo công thức sau: X = 100 1 1 2 2 3 3 P N P N P N P N n n    .... [%] (VII-9) Ở đây: P1, P2, P3,..Pn - là nồng độ theo phần trăm thể tích của mỗi khíthành phần của hỗn hợp. N1,N2,..Nn - giới hạn nổ dưới của mỗi khí thành phần (bảng VII-4)Bảng VII-4. Giới hạn nổ dưới của một số khí nổ trong không khí, ở điều kiện bình thường, theo phần trăm thể tích. Khí nổ Giới hạn nổ, % Dưới Trên Mêtan 5,0 15,0 ôxyt cácbon 12,5 75,0 Êtan 3,2 12,5 Hiđrô 4,0 74,0 Nhiệt độ gây nổ. Nhiệt độ nổ là nhiệt độ làm nóng hỗn hợp mêtan - không khí đến khi nổ. Nhiệt độ bình thường đốt cháy và gây nổ khí mêtan là 650 -7500C. Nhiệt độ gây nổ khí mêtan phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Phụ thuộc vào nồng độ khí mêtan (bảng VII-5) Bảng VII-5. Nhiệt độ nổ khí mêtan phù thuộc vào nồng độ của nó. CH4,% 2 3,4 6,5 7,6 8,1 9,5 11 14 nhiệt độ nổ 0C 810 665 512 510 514 525 539 565 Như vậy, ở nồng độ khoảng 8%, nhiệt độ gây nổ khí mêtan là thấp nhất. - Phụ thuộc vào áp suất không khí: khi áp suất không khí càng lớn thì nhiệt độ gây nổ càng thấp. Các quá trình nén khí là quá trình tăng áp suất và tăng nhiệt độ, cho nên nén khí cũng có thể gây nổ. Điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc sử dụng các máy nén khí di động trong mỏ. Thời gian gây nổ. 62 Mêtan là một chất khí có tỷ nhiệt khá cao, do đó khi bắt lửa thì không nổ ngay mà có một quá trình tự làm tăng nhiệt độ đến nhiệt độ nổ. Thời gian gây nổ khí mêtan có một ý nghĩa rất lớn về mặt an toàn. Với nồng độ và nhiệt độ gây nổ khác nhau thì thời gian gây nổ cũng khác nhau (bảng VII-6) Bảng VII-6. Thời gian gây nổ khí mêtan phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ. 0C CH4, % 7750C 8750C 9750C 6 1,08s 0,35s 0,12s 7 1,15s 0,36s 0,13s 8 1,25s 0,37s 0,14s 9 1,30s 0,39s 0,14s 10 1,40s 0,41s 0,15s 12 1,64s 0,44s 0,16s Từ bảng trên ta thấy rằng nhiệt độ càng nhỏ và nồng độ càng lớn thì thời gian gây nổ càng lớn. Nồng độ ôxy trong không khí. Nếu trong không khí mỏ không có ôxy hoặc nồng độ ôxy quá thấp thì mêtan không thể nổ được. Cụ thể là nếu nồng độ ôxy nhỏ hơn 12% thì mêtan không thể gây nổ, như vậy, nồng độ ôxy điều kiện cần thiết để gây nổ mêtan. 5.3.5 Hiện tượng và hậu quả nổ khí mêtan a. Hiện tượng nổ mêtan. Nổ khí mêtan là một hiện tượng nổ lặp, nghĩa là nổ đi, nổ lại nhiều lần tại một vị trí. Hiện tượng này được giải thích như sau: khi nổ mêtan, các chất khí dẫn nở rất lớn, làm cho nhiệt độ và áp suất ở xung quanh tâm nổ tăng lên nhanh chóng, đồng thời tạo ra áp suất rất nhỏ ở tâm nổ. Vì vậy, sau khi nổ, do có sự chênh lệch áp suất giữa tâm nổ và xung quanh, các chất khí sẽ đổ dồn về tâm nổ. Mêtan là một chất khí linh động, nên dồn về tâm nổ trước tiên và tích tụ lại ở đó. Với điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, mêtan lại gây nổ lần thứ hai. Hiện tượng nổ như vậy cứ diễn ra cho đến khi hết mêtan, hoặc nồng độ ôxy ở vùng nổ giảm xuống không đủ gây nổ. Khi nổ mêtan sẽ sinh ra làn sóng nổ. Tốc độ lan truyền của sóng nổ, dọc theo đường lò, lúc đầu tăng theo sự tăng của nồng độ mêtan trên 5...6%, nhưng sau đó giảm đến bằng không, khi nồng độ mêtan là 14..16%. Tốc độ lan truyền này càng lớn nếu như trước khi nổ, mêtan ở trạng thái di động. Trong quá trình lan truyền của sóng nổ, dọc theo đường lò, nếu gặp phải phải các vật cản ở đường lò thì tốc độ lan truyền của sóng nổ càng tăng từ vài chục mét đến hàng trăm mét trong một giây. b. Hậu quả nổ khí mêtan. Khi nổ khí mêtan, ở trên nổ xảy ra hàng loạt quá trình biến đổi lý hoá. Nổ mêtan không có gì khác so với bất kỳ hiện tượng nổ khí nào, vì trong một thời gian hết sức ngắn, do sự cháy thể tích khí ban đầu biến thành một thể tích rất lớn các khí khác. Trong thời gian nổ, nhiệt độ không khí tăng lên rất cao, do phản ứng hoá học giữa mêtan và ôxy. 63 Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, khí mêtan nổ trong một môi trường kín, nhiệt độ có thể tới 26500C. Trong thực tế mỏ, nhiệt độ không vượt quá 18500C. Với nhiệt độ này, mọi vật thể đều có thể bị cháy thành than. Tuy nhiên, hậu quả gây ra do nhiệt độ cao chỉ biểu hiện ở bề mặt của vật thể và thời gian tồn tại của ngọn lửa quá ngắn. Đôi khi nhiệt độ trên còn gây ra cháy làm tăng thêm hậu quả của vụ nổ. Một hậu quả khác của nổ mêtan là hậu quả cơ học. Do tác dụng này mà các toa tầu có thể bị lật đổ, đường tàu bị bẻ gãy, các thiết bị máy móc bị phá huỷ, đường ống gió cục bộ, ống dẫn khí nén, máng cào cũng bị phá huỷ, ngoài ra còn phá huỷ khung chống lò hạc phá sập đường lò. Hậu quả lớn nhất của nổ khí mêtan cũng như nổ bụi than là hậu quả hoá học. Vì khí nổ mêtan sẽ tạo ra một lượng lớn khí CO và với lượng khí này thì bất kỳ một cơ thể sống nào cũng có thể bị chết vì ngộ độc nếu gặp phải luồng gió đi qua, nồng độ CO sinh ra trong điều kiện bình thường có thể có nồng độ 1% hoặc 2- 4%, còn khi thiếu O2, có thể đạt 10-40%. Mặt khác, khi nổ mêtan,do sự dãn nở của không khí mà bụi than đã lắng đọng ở nền lò hoặc trên các khung chống, bị tung lên hoà lẫn với không khí, có thể đạt đến nồng độ nổ. Và khi ngọn lửa cháy mêtan đốt cháy hỗn hợp bụi than này thì cường độ của vụ nổ sẽ tăng lên, đồng thời làm tăng nồng độ khí độc. Qua các tài liệu thống kê về tác hại của các vụ nổ khí mêtan và bụi mỏ, người ta thấy rằng: khoảng 8-10% số người bị chết, do tác dụng cơ học khoảng 255 bị chết do tác dụng nhiệt, còn khoảng 65% bị chết do tác dụng hoá học. Trong bảng VII-7 trình bày một số vụ nổ khí mêtan với tác hại lớn đối với con người. Bảng VII-7. Một số vụ nổ khí mêtan có tác hại lớn đối với con người, trong mỏ hầm lò. TT Năm Tên mỏ (bể than) Nước Số người chết 1 1907 Agrapee Nr.2 Bỉ 124 2 1908 Đônbát Liên xô 270 3 1908 Ham Vestfali Tây Đức 335 4 1922 Aureli vỉa5 Lupeni Ru-ma-ni 82 5 1940 Lupeni Ru-ma-ni 53 6 1942 Hônkêikô Trung quốc 1527 7 1965 Clyđêch Vale Anh 31 8 1965 Liêvanh Pháp 31 9 1965 Kakan Nam tư 129 10 1965 Uricani Ru-ma-ni 41 11 1965 Nitêtin Kôgiô Nhật bản 30 12 1965 Jubôri Nhật bản 60 13 1972 Uricani Ru-ma-ni trên 30 14 1974 Liêvanh Pháp 42 15 1976 Kentắcki Mỹ 24 5.3.6 Ngăn ngừa nổ khí mêtan 64 Như ở trên ta đã biết điều kiện gây nổ khí mêtan gồm có bốn điều kiện. Vì vậy, các biện pháp ngăn ngừa nổ khí mêtan đều nhằm phá vỡ một trong bốn điều kiện gây nổ của mêtan, điều kiện về nồng độ ôxy không thể phá vỡ được vì không thể hạ thấp nồng độ ôxy dưới qui định cuả luật an toàn. Ngoài ra điều kiện vào thời gian gây nổ mêtan cũng khó có thể điều khiển được. Như vậy, các biện pháp ngăn ngừa nổ khí mêtan sẽ tập trung vào việc phá vỡ hai điều kiện đầu và trong trường hợp này, thông gió là phương tiện chủ yếu. Các biện pháp ngăn ngừa nổ khí mêtan có thể chia thành 3 nhóm sau: - Các biện pháp loại trừ sự tập trung nguy hiểm khí mêtan. - Các biện pháp loại trừ sự đốt cháy mêtan. - Các biện pháp hạn chế hậu quả nổ mêtan. a. Các biện pháp loại trừ sự tập trung nguy hiểm khí mêtan. Hoà loãng nồng độ mêtan trong các đường lò cần phải tiến hành sao cho ở luồng gió chung đi ra của mỏ, nồng độ CH4 không vượt quá 0,75%, ở một khukhông vượt quá 1%, ở lò chợ không quá 0,5%, ở lò chuẩn bị trước khi nổ mìn không quá 1% và ở các lò chuẩn bị hoặc một số nơi khác không vượt quá 2%. Theo luật an toàn của một số nước, nồng độ khí mêtan như ở bảng VII-8. Để đảm bảo qui định của luật an toàn về nồng độ khí mêtan như ở trên, cần phải thực hiện những biện pháp sau: - Đảm bảo thông gió phù hợp. - Kiểm tra khí mêtan thường xuyên. Bảng VII-8. Hàm lượng mêtan cho phép ở một số nước. Nước Nồng độ tối đa ởluồng gió chung ,% Nồng độ mêtan trong mạng thông gió mỏ, % Mỹ 0,75 1-2 Tây Đức 1,00 Tối đa 1 và ngoại lệ là 1,80 Anh 1,25 Không vượt quá 0,25 ở luồng gió đi vào lò chợ, còn ở các luồng gió khác là 1,25 và ngoại lệ là 2,50 Hà lan 0,5 Không được quá 1,5 và ngoại lệ là 2,0 Liên xô 0,75 Không quá 0,5 ở luồng gió đi vào lò chợ, 1,0 ở luồng gió đi ra khỏi một khu và 2,0 ở lò chuẩn bị cũng như ở một số vị trí riêng lẻ khác. Pháp 1,0 Không quá 1,0 ở luồng gió tại vị trí làm việc, 1,5ở lò chuẩn bị và 2,5 ở các trường hợp ngoại lệ. Ba lan 0,75 ở luồng gió của một khu không vượt quá 1,0 Tiệp khắc 1,0 Không quá 0,5 ở luồng gió vào nơi làm việc 2,0 ở các ổ khí. Đối với trường hợp đặc biệt:-1,0 ở luồng gió vào nơi làm việc - 1,5 ở vị trí làm việc. - 2,0 ở luồng gió cục bộ thải ra Bỉ - Không quá 2,0 và ngoại lệ là 3,00 Ru-ma-ni 1,00 Lớn nhất là 1,00 ở luồng gió thải của khu hoặc ởcác lò thông gió của các lò chợ. 65 Thông gió phù hợp nghĩa là phải đảm bảo hoà loãng tất cả các khí, sao cho ở các vị trí làm việc nồng độ ôxy trong không khí không nhỏ hơn 20%, còn nồng độ khí mêtan ở các vị trí khác nhau phải nhỏ hơn qui định của luật an toàn. Muốn đảm bảo chế độ thông gió phù hợp, cần phải thực hiện những qui định sau: - Đối với mỏ có khí phải dùng thông gió hút. Thông gió đẩy chỉ cho phép đối với các tầng đầu ở mỏ có khí mêtan loại I và loại II. Thông gió đẩy- hút cho phép đối với bất kỳ loại mỏ nào, với quạt chính đẩy và các quạt phụ hút, sao cho ở các lò chợ phải tạo ra hạ áp suất. - Tất cả các mỏ phải sử dụng thông gió nhân tạo. Thông gió tự nhiên chỉ cho phép đối với những mỏ không nguy hiểm về khí, đồng thời phải có cơ quan có trách nhiệm duyệt. Các thiết bị quạt chính cần có một môtơ dự trữ, hoạt động nhờ một nguồn năng lượng khác. Ở những mỏ có khí, các trạm quạt chính phải trang bị hai quạt, trong đó một quạt dự trữ. - Cần tạo lỗ tương đương của mỏ càng lớn càng tốt ( 1,5m2 ) và hạ áp suất lớn nhất vào khoảng 150...300mmcột H2O.- Thông gió cục bộ ở những mỏ có khí phải là thông gió đẩy. - Các quạt gió chính của mỏ phải đặt trên mặt đất, còn khi đặt ở dưới mỏ đối với những mỏ không có khí cần được phân tích tỷ mỉ. - Gió sạch phải được đưa xuống mức thấp nhất của mỏ, thông gió chung của mỏ phải là thông gió với hướng đi lên, trong trường hợp ở các mỏ có khí và góc dốc của vỉa lớn hơn 50. Việc thông gió chung của mỏ với hướng đi xuống chỉ cho phép đối với những mỏ không có khí nổ hoặc mỏ loại I, đồng thời phải được cơ quan có trách nhiệm duyệt. - Gió thải ở các gương lò chuẩn bị hoặc ở các mức mới phải đưa vào luồng gió thải chung của mỏ hoặc của khu. - Cần ngăn ngừa sự quẩn gió trong trường hợp làm việc của các quạt phụ dưới mỏ và của các quạt cục bộ. Đối với trường hợp thông gió cục bộ, quạt phải đặt ở luồng gió sạch, cách luồng gió thải ra ít nhất là 10m, sao cho quạt có thể hút tối đa 70% lượng gió đến vùng đặt quạt nhờ hạ áp chung của mỏ. Khi sử dụng nhiều quạt đặt dọc đường ống để thông gió cục bộ, phải ngăn ngừa sự hút gió bẩn chuyển dịch trong đường lò vào ống dẫn, đồng thời phải ngăn ngừa sự rò gió sạch trong ống dẫn ra ngoài. Đặc biệt khi đặt nối tiếp hai quạt cục bộ để thông gió cho một khu vực, thì khoảng cách giữa hai quạt tối đa là 1/3 chiều dài toàn bộ đường ống. - Để điều chỉnh lượng gió giữa các luồng trong mỏ, cố gắng sử dụng càng ít cửa gió càng tốt. - Cần sử dụng các hạ áp kế và lưu lượng kế tự ghi đặt ở các trạm quạt chính để theo dõi tình hình làm việc của quạt. Kiểm tra khí mêtan. Để theo dõi nồng độ khí mêtan trong các đường lò, ở tất cả các mỏ có khí phải tổ chức kiểm tra thường xuyên. Nhiệm vụ kiểm tra này thuộc về các nhân viên đo khí của phòng thông gió an toàn, sao cho trong mỗi ca làm việc phải đo khí mêtan hai lần. 66 Ở những mỏ thuộc loại III và ngoại hạng về khí mêtan, nếu sử dụng máy đánh rạch và combai thì khi máy làm việc, cần phải kiểm tra khí mêtan thường xuyên. Đo khí mêtan có thể dùng đèn dầu an toàn hoặc các máy và thiết bị đo đã giới thiệu . Đối với mỏ ngoại hạng hoặc nguy hiểm về phụt khí, không được dùng đèn dầu an toàn để đo mêtan. Kết quả đo phải ghi lên bảng treo ở mỗi vị trí đo, đồng thời nhân viên đo khí phải làm báo cáo lên quản đốc cũng như ghi vào sổ đo khí của mỏ. Ngoài việc đo mêtan thường xuyên do các nhân viên đo khí, các nhân viên kỹ thuật cũng phải kiểm tra mêtan khi đi vào bất kỳ một lò chợ nào. Việc tổ chức kiểm tra mêtan tốt ở những vị trí làm việc, giúp cho cán bộ và công nhân kịp thời sử dụng những biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ nổ khí. b. Các biện pháp loại trừ nguồn đốt cháy mêtan. Để tăng mức an toàn về chống nổ khí mêtan càn phải loại trừ các nguồn đốt cháy. Các biện pháp chính quan trọng nhằm loại trừ nguồn đốt cháy mêtan bao gồm: - Cấm các ngọn lửa để hở, trong mỏ chỉ sử dụng các đèn chiếu sáng cá nhân là đèn ác qui hoặc đèn dầu an toàn. Việc sử dụng các máy hàn trong mỏ chỉ được phép ở các luồng gió sạch, trừ trường hợp mỏ ngoại hạng thì không được hàn trong mỏ. - Phải loại trừ sự đốt cháy mêtan do các tia lửa điện, cụ thể là phải thực hiện tất cả các qui định về dùng năng lượng điện trong các mỏ có khí. - Đối với các đầu tầu với động cơ đốt trong, khi làm việc ở những mỏ có khí nổ phải trang bị các thiết bị làm lạnh khí bằng nước. Trong những mỏ loại I và II, ở các đường lò chính có gió sạch đi qua, có thể sử dụng tàu điện cần vẹt. - Phải loại trừ đốt cháy mêtan do nổ mìn. Như ta đã biết, nổ mìn là nguyên nhân gây nổ khí mêtan ở phần lớn các trường hợp. Ví dụ mỏ than Đôrtmunđ đã thống kê các nguyên nhân nổ mêtan như ở bảng VII-9. Việc nổ mìn chỉ tiến hành ở những vị trí làm việc được thông gió liên tục và chỉ sử dụng thuốc nổ an toàn cũng như phương tiện an toàn. Trước khi nạp thuốc nổ và nổ mìn, hàm lượng mêtan ở vị trí nổ cũng như ở vùng xung quanh cách nơi nổ 20m, phải nhỏ hơn 1%. Khi hàm lượng mêtan ở nơi làm việc bằng hoặc lớn hơn 2% thì mọi công tác phải dừng lại. Công việc chỉ tiếp tục khi hàm lượng mêtan giảm xuống dưới 1%. Bảng VII-9. Những nguyên nhân nổ khí mêtan ở mỏ Đôrtmunđ. 1940-1953 1954- 1959Nguyên nhân Số lần % Số lần % Nổ mìn 23 40,2 4 15,4 Cháy nổ 10 17,5 3 11,6 67 Năng lượng điện 4 7,2 5 19,2 Nguyên nhân khác 20 35,1 14 53,8 Tổng số 57 100,0 26 100,0 - Phải ngăn ngừa sự đốt cháy mêtan do ngọn lửa cơ học. c. Các biện pháp hạn chế hậu quả nổ mêtan. Các biện pháp quan trọng nhất trong trường hợp này bao gồm: - Chia mỏ thành nhiều khu độc lập với việc thông gió riêng lẻ. - Chia luồng gió chính thành nhiều luồng song song, không khí bẩn được đưa đến giếng gió ra ngắn nhất. - Hạn chế hoặc cấm việc thông gió nối tiếp các vị trí lao động. - Đảm bảo tốt sự cách biệt giữa luồng gió sạch và luồng gió bẩn, nhằm ngăn chặn sự quẩn gió giữa các luồng khi xảy ra nổ mêtan. - Đảm bảo tiết diện của đường lò để việc đi lại không bị cản trở. - Tổ chức và trang bị hiện đại cho đội cấp cứu mỏ. Tất cả công nhân cần được trang bị bình tự cứu cá nhân. - Xây dựng một hầm trú ẩn ở những nơi đông người làm việc và có tính nguy hiểm về nổ khí. - Khi quạt gió chính cũng như quạt gió phụ ngừng làm việc trong một khu, mọi hoạt động ở đây phải ngừng lại, công nhân phải đi ra luồng gió sạch và mạch điện phải ngắt. - Trang bị những hiểu biết kỹ thuật tối thiểu cho công nhân về tính chất của khí mêtan và của bụi than về những biện pháp ngăn ngừa nổ khí, nổ bụi than và những phương pháp cấp cứu ở mỏ. 5.4 Phòng chống sập lò 5.4.1 Khi đào và chống lò chuẩn bị Công tác chống giữ lò được thực hiện ngay sau khi đã tạo đủ khoảng trống trước gương theo thiết kế. Cấm để lưu không trước gương (không trống) quá 1,5lần tiến độ chống theo quy định. Trước khi chống giữ phải loại bỏ hết đá om, đá treo (nếu có) đưa gương vào trạng thái an toàn. Tiến hành dựng khung chống. Hoàn thành khung chống đảm bảo kỹ thuật cơ bản theo quy định thiết kế. Chèn kích chắc chắn, đầy chặt phần rỗng, thừa của tiết diện sau khung chống. Khi làm việc ở độ cao ≥ 02m phải đứng trên sàn công tác đảm bảo chắc chắn, an toàn. Trường hợp chống lò vào vùng than, đá có độ liên kết yếu, dễ tụt lở phải khống chế tốt hông và nóc lò. Trước khi chống phải cược chặt mặt gương và nhanh chóng dựng cột chống. Đối với lò đá: Chỉ sử dụng đá chọn, rắn cứng để chèn om – le. Cấm sử dụng đá Acghilt để chèn. Việc chèn được thực hiện theo thứ tự: Hai bên hông nóc lò. Trường hợp đặc biệt: nếu nóc lò tụt đổ cao cho phép xếp dá chèn om-le với chiều dầy lớp chèn ≤0,7m. Phần còn lại phía trên cho phép dùng gỗ xếp cũi lợn kích sát nóc. Trường hợp nóc yếu có thể lên xà trước khi dựng cột chống với sự hỗ trợ của “Xà tiến trước”, chèn kích nóc chắc chắn, mới dựng cột kỹ thuật của vì chống. 68 Khi đánh khuôn vuông ở lò dọc vỉa than thực hiện theo trình tự sau: - Hạ dầm nền nếu hộ chiếu quy định. - Lên thìu hông thứ nhất, lựa sao cho thìu tiếp xúc nhiều nhất với các cột của vì chống. Dùng dây thừng buộc hai đầu lại, đánh văng chân ở hai đầu thìu hông. - Lên thìu hông thứ hai theo trình tự trên. - lê thìu nóc thứ nhất, lựa sao cho thìu tiếp xúc nhều nhất với xà của vì chống, dùng dây thừng buộc chặt hai đầu lại. - Lên thìu nóc thứ hai theo trình tự trên. - Đánh văng nóc ở hai đầu thìu nóc. - Đánh văng vai ở hai đầu thìu khuôn tạo thành hai vòng khuôn hoàn chỉnh ở hai đầu khuôn. - Đánh văng tiếp các vòng khuôn còn lại và thêm các chỗ chưa tiếp xúc với vì chống. 5.4.2 Khi sản xuất ở lò chợ a. Đối với lò chợ chống bằng gỗ : Trước khi vào làm thìu ở đoạn nào thì phải củng cố đoạn lò chuẩn bị khấu than đó. Củng cố luồng gương và luồng bảo vệ đảm bảo chắc chắn, an toàn trong quá trình làm việc. Khi chống cuốc một thìu lò chợ phải tuyệt đối tuân theo quy trình làm việc sau : - Cuốc từ chân khay lên hoặc từ chân khay xuống (lò chợ có góc dốc < 400). - Khi cuốc được từ 30 đến 40 cm phải cài chèn nóc cho chắc chắn. Nừu chèn không sát nóc phaỉ dùng gỗ kích lại cho sát nóc. Phải chèn chân khay lại. - Sau khi khấu được một khoang phải đánh cột đạp ra thìu ngoài, xong một thìu hay đoản phải đủ hai cột đạp. - Lên thìu phải theo thứ tự từ dưới lên (chân khay ngược thì từ trên xuống). - Trước khi hạ trụ thì phải đánh đủ bốn văng chắc chắn. - Trước khi đánh cột chính thức số 2 thì phải thêm cột tạm ở khoang thứ 3 của thìu. - Trước khi tháo cột đạp thì phải đánh đủ hai cột trụ. Trong quá trình chống cuốc thìu cần chú ý : 1- Nghiêm cấm tạo thành hàm ếch hoặc vạc gương gây tụt đổ bất ngờ các khối than làm đổ lò và gây tai nạn cho người. 2- Việc cuốc phá gương phải tuân theo nguyên tắc cuốc dần từ tren nóc lò xuống nền. Nghiêm cấm làm từ dưới lên. 3- Khi gương than rắn, khó cuốc thì được phép tạo rạch nhỏ có kích thước như sau : + Khi phân khoảng để tạo rạch theo chiều từ vách xuống trụ cách nhau không quá 50cm. + Chiều sâu và chiều rộng của rạch vào gương than không quá 30cm. + Chiều dài của rạch không qua 50cm. Khi tạo xong một rạch phải cuốc gương thẳng đứng để phá khối than đã tạo rạch đó rồi mới tạo rạch khác. Khi chống dặm lò chợ phải thực hiện như sau : 69 Chèn bị gãy thì phải tháo từng chèn một và thay ngay, không thay một lúc hai chèn. Khi có cột biến dạng cần thay thì phải đánh một cột chính thức bảo đảm chắc chắn vào cạnh cột biến dạng rồi mới tháo cột cũ ra. Gánh phải đủ hai cột, chỗ gánh không tiếp xúc thìu thì phải nêm chặt. Luồn ruột thì mỗi ruột phải có hai gánh. Đánh áp má thì phải có đủ cột, văng (dùng thìu đánh áp má thì phải có đủ 04 cột, 04 văng, dùng đoản đánháp má thì có 03 cột, 03 văng. Lò chợ tối đa được cắt hai chân khay. Trường hợp khấu còn trụ bảo vệ lò cái chân thì tối đa không quá ba chân khay (hai chân khay khấu than, một chân khay khấu tiến trước với khoảng cách từ lò chân đến chân khay là 8m làm lối người đi lại). Mỗi chân khay cách nhau ≥20m theo hướng dốc. Phá hoả thường kỳ : - Người làm công tác phá hoả phải là thợ có kinh nghiệm, có sức khoẻ và mang đầy đủ dụng cụ làm việc như : choòng dài, búa cán dài, búa chém, dây xích sắt… - Đầu tiên là việc chuyển cũi lợn từ trong ra ngoài, tù dưới lên trên. Người làm phía trong phải có người phía ngoài quan sát, theo dõi diễn biến của nóc lò. Các cũi lợn phải xếp gọn gàng không gây ảnh hưởng của người làm công tác phá hoả. - Xếp đầy đủ cũi lợn ở luồng ngoai theo quy định ở điều 85. - Quá trình phá hoả, mọi công việc theo sự chỉ đạo của quản đốc hoặc phó quản đốc trực ca hoặc lò trưởng. - Trước khi chặt luồng phá hoả luồng trong thì các luồng ngoài phải đwcj củng cố thật vững chắc, các chi tiết của thìu chống đầy đủ chắc chắn. Cĩ lợn hoặc pin xếp xong phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Mỗi thìu cho đánh hai cột đạp, đầu cột đạp đội vào hàng thìu thứ hai( tính từ gương ra) chân cột sâu vào gương 20cm. Gương lở phải được cược chặt, nếu lở sâu hơn 50cm thì phải cài chèn lên gá đánh cột đạp chắc chắn. - Nhóm phá hoả phải có hai người ( một người chặt cột, một người quan sát) và phải đứng ở vị trí chắc chắn, an toàn chặt cột để phá sập nóc. Phá hoả ban đầu lò chợ : - Phá hoả ban đầu là việc đánh sập lần đầu tiên đá vách của vỉa than. - ở những lò chợ điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần thi sau khi lò chợ tiến được một số luồng nhất định theo tính toán được quy định trong hộ chiếu và biện pháp phá hoả thì tiến hành tổ chức phá hoả ban đầu. - Lò chợ trước khi phá hoả ban đầu phải củng cố chắc chắn, lò chợ có hai lối thông lên lò cái đầu và hai lối thông xuống lò cái chân, đảm bảo cao ráo, chắc chắn, lò chợ không còn chân khay( thẳng luồng). - Khi phá hoả : 02 hàng cũi lợn sát luồng gương, 03 hàng cũi lợn đầu,03 hàng cũi lợn chân lò chợ( theo hướng dốc) để lại không phá. Trường hợp lò chợ khấu càn trụ bảo vệ đầu và chân lò chợ thì có thể tháo dỡ hoàn toàn cũi lợn tới sát lò cái chân và lò cái đầu. - Trước khi chặt cột phá hoả ở luồng trong thì các luồng ngoài phải được củng cố thật vững chắc, các chi tiết của thìu chống đầy đủ chắc chắn. Cũi lợn xếp 70 xong phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Mỗi thìu cho đánh hai cột đạp, đầu cột đạp đội vào hàng thìu thứ hai ( tính từ gương ra) chân cột sâu vào chân gương 20cm. Gương lở phải được cược chặt, nếu lở sâu hơn 50cm thì phải cài chèn lên gá đánh cột đạp chắc chắn. - Người làm công tác phá hoả phải là thợ có sức khoẻ và có kinh nghiệm. Khi làm việc phải có đầy đủ dụng cụ như : Choòng dài, búa cán dài, búa chém, dây xích. - Nhóm phá hoả phải có 02 người ( một người chặt cột, một người quan sát) và phải đứng ở vị trí chắc chắn, an toàn chặt cột để phá sập nóc. - Một người tiến hành chặt cột( từng thìu một) từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Những người khác phải tuyệt đối im lặng nghe ngóng, quan sát nếu có hiện tượng nóc sập đổ phải báo cho mọi người rút ra vị trí an toàn. Cột ở phía trong chặt ắ đường kính cột. Cột ở hai luồng ngoài sát luồng bảo vệ thì chặt 2/3 đường kính cột. - Dùng cây gỗ dài chắcc chắn( 3m đến 4m đường kính 10cm đến 12cm) đứng ở vị trí an toàn đập mạnh cho những cây cột đã chặt gẫy hẳn hoặc dùng xich và kích để kéo nhổ cho cột gãy. - Sau khi cột đã gãy hết mà nóc không sập đổ thì phải tiến hành khoan nổ mìn cho nóc sập đổ ( có biện pháp cụ thể). - Trong quá trình phá hoả mọi công việc phải dùng lại hoàn toàn, trừ công việc củng cố chống dặm dò. Những người không có trách nhiệm làm cong tác phá hoả tuyệt đối không được đến lò chợ phá hoả. - Trong quá trình phá hoả ban đầu mọi công việc phải theo sự chỉ đạo của ban chỉ huy phá hoả ban dầu do Giám đốc công ty quyết định. Phai cược chặt đất đá phá hoả không để tràn ra luồng bảo vệ. b. Đối với lò chợ chống bằng thuỷ lực đơn : Kiểm tra củng cố lò chợ : Phải thường xuyên kiểm tra áp lực trong các cột chống bằng đồng hồ chuyên dùng. áp lực tối thiểu của cột chống phải đảm bảo 8PMa, nếu nhỏ hơn 8PMa phải bơm bổ xung cho đủ. Trong khi bơm, phải thực hiện từ từ và theo dõi tình trạng cá vì chống bên cạnh để tránh xảy ra hiện tượng lệch,đổ cột. Những cột bên cạnh cột bơm bổ xung có hiện tượng giảm áp lực cũng phải được bơm bổ xung. Khi thấy cột bị hỏng hóc, dung dịch nhũ hoá bị dò rỉ, Xi lanh biến dạng phải cho thay thế cột mới đảm bảo kỹ thuật. Ngoài ra cần kiểm tra chốt, nêm liên kết xà, nếu thấy bị nới lỏng phải đóng chặt. Trước và sau mỗi ca sản xuất phải kiểm tra tình trạng lò chợ, khi phát hiện vì chống có nguy cơ mất an toàn phải tổ chức củng cố kịp thời. Chỉ cho phép công nhân vào sản xuất khi lò chợ đã đảm bảo tuyệt đối an toàn. Quy trình khấu chống : - Trước khi tiến hành khấu chống khấu chống phải kiểm tra hệ thống thuỷ lực bao gồm : bơm thuỷ lực, đường ống, súng bơm dung dịch, các mối nối ống và các van đóng mở dung dịch. - Trước khi bắn mìn các cột thuỷ lực xung quanh khu vực nổ mìn phải được chắn cẩn thận, các đường ống thuỷ lực phải được hạ xuống tránh va đập khi nổ mìn. 71 - Sau khi nổ mìn, thông gió, đo thử khí đảm bảo an toàn và và được lệnh của người chỉ huy thì người công nhân mới được vào củng cố lò và kiểm tra hệ thống đường ống cao áp. Chỉ khi nào hệ thống dung dịch hoạt động tốt, tuyệt đối an toàn mới được tiến hành làm việc. - Trình tự trong mỗi đoạn sẽ được tiến hành từ dưới lên. - Trước khi lên xà, cài chèn phải kiểm tra củng cố lò chợ, cậy om triệt để. Tiêu sơ bộ than sát nóc đảm bảo không gian thao tác lên xà và cài chèn. - Cuốc sửa nóc gương đủ điều kiện len xà. Chọc lỗ tai xà sâu vào gương từ 10cm đến 15cm. - Lên xà, chỉnh xà đúng vị trí,đóng chốt xà, nêm cứng xà lại. Đầu nhỏ của chốt hướng lên trên,của nêm hướng xướng dưới. Nêm xà phải đóng chắc chắn tạo liên kết cứng của khớp nối xà. Đánh văng liên kết các vì chống để tránh xô lệch. Văng phải được đánh căng đúng vị trí, gỗ làm văng phải có đường kính từ 10cm đến 15cm. - Lên xà, chỉnh xà đúng vị trí, đóng chốt xà, nêm cứng xà lại. Đầu nhỏ của chốt hướng lên trên, của nêm hướng xuống dưới. Nêm xà phải đóng chắc chắn tao liên kết cứng của khớp nối xà. Đánh văng liên kết các vì chống. Để tránh xô lệch. Văng phải được đánh căng, đúng vị trí, gỗ làm văng phải có đường kính ≥10cm. - Cài chèn đủ mật độ và khoảng cách theo hộ chiếu quy định. Chèn phải tiếp sát nóc, nếu không sát nóc phải dùng cục gỗ kích nóc chắc chắn. - Khi lên xà, cài chèn xong phải đảmbảo các yêu cầu : đầu xà phải sâu vào gương từ 10cm đến 15cm. Xà phải vuông góc với gương và bám đều theo đọ dốc của vỉa. Nóc phai được kích chắc chắn. - Trước khi dựng cột phải tiêu sạch than, hạ nền lò chợ đủ chiều cao khai thác. Đào lỗ chân cột xuống nền 15 đến 20cm và phải đặt đế chống lún. Khi dựng cột bố trí 2 người để kết hợp làm việc. Một người giữ và đưa đế phụ và cột và lỗ chân cột đã đào, dựng cột thẳng đứng, người kia dùng súng bơm dung dịch vào cột qua van 3 tác dụng đến khi cột chịu lực ban đầu. - Khi dựng cột chống phai đảm bảo các yêu cầu sau : + Cột phải vuông góc với xà và vách vỉa, phai đủ áp lực (tối thiểu đạt 8MPa). + Lắp đầu cột phải ăn khớp với răng xà và cách đầu xà 35cm. Cột và xà phải được liên kết chắc chắn bằng dây thép 20mm. + Các cột chống phải thẳng hàng và đúng khoảngcách theo hướng dốc là 0,8m/khoang. 5.4.3 Trong công tác nổ mìn Để tiến hành nổ mìn trong mỏ hầm lò chỉ được phép dùng các vật liệu nổ công nghiệp và các phương tiện nổ mìn an toàn về khí nổ trong hầm lò đã được các cơ quan nhà nước có thâmư quyền cho phép. 5.5 Kế hoạch thủ tiêu sự cố mỏ hầm lò 5.5.1 Kế hoạch thur tiêu sự cố a. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của kế hoạch thủ tiêu sự cố. + Mục đích Cứu người nhanh nhất khi gặp sự cố. 72 Thủ tiêu sự cố và ngăn chặn sự phát triển của nó. Phục hồi nhanh nhất và đưa mỏ trở lại hoạt động bình thường sớm nhất. + Yêu cầu và ý nghĩa của kế hoạch thủ tiêu sự cố. - Yêu cầu của kế hoạch thủ tiêu sự cố. Hàng quý mỗi hầm lò phải lập kế hoạch thủ tiêu sự cố có sự thỏa thuận của trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp và phải được giáp đốc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có thẩm quyền phê duyệt trước 15 ngày trước khi đưa vào sử dụng. Kế hoạch thủ tiêu sự cố phải lập phù hợp với tình trạng của mỏ trong thời điểm tương ứng. Các phương tiện kỹ thuật và và vật tư đã được dự kiến trong kế hoạch phải ở tình trạng tốt và đủ về số lượng các đơn vị trong cùng một hệ thống thông gió mỏ (các đơn vị khai thác, xây dựng mỏ, cải tạo mỏ...) phải lập chung một kế hoạch thủ tiêu sự cố thống nhất. Giám đốc mỏ và đội trưởng cấp cứu của mỏ chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch thủ tiêu sự cố, kế hoạch đó phải phù hợp với tình trạng hiện thực của mỏ. - Ý nghĩa của kế hoạch thủ tiêu sự cố. Kế hoạch thủ tiêu sụ cố nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một mỏ. Ngoài ý nghĩa là một kế hoạch pháp lệnh, nó còn mang tính kinh tế và ý nghĩa về chính trị và tư tưởng sâu sắc. Xây dựng kế hoạch thủ tiêu sự cố phù hợp đúng với thực trạng của mỏ, khi có tình huống sự cố xảy ra những người chỉ huy và thực hiện nhiệm vụ cứu chữa sự cố sẽ không bị động hoặc hoang mang khi triển khai công việc cũng như trong quá trình cứu chữa. Tất cả các tình huống xảy ra điếu đã được dự tính trước và sẽ nhanh chóng loại trừ sự cố hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản. Ngoài các tình huống hành động về cứu chữa mỏ thì một trong những tình huống mà trong kế hoạch thủ tiêu sự cố bao giờ cũng được chú trọng tới và được đặt lên hàng đầu, đó là tình huống cứu chữa người bị nạn. Đây là tình huống mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc nó đảm bảo cho mọi người yên tâm trong bất kỳ hiện trường sản xuất nào, nó đảm bảo cho mọi người tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo và chỉ đạo củ thể, chi tiết của tập thể lãnh đạo chuyên nghiệp. Đây chính là 1 phần trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mỏ. Nội dung của bản kế hoạch thủ tiêu sự cố. Nội dung của bản kế hoạch thủ tiêu sự cố phải bao gồm các hồ sơ tài liệu và các phần công việc củ thể sau : Phần hành động được lập theo quy định mẫu thống nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam. Danh sách các cá nhân và cơ quan cần phải được thông báo ngay khi có sự cố xảy ra. Các hoạt động của công nhân mỏ khi xảy ra sự cố. Ở phần hành động của kế hoạch thủ tiêu sự cố phải có các tài liệu sau. Sơ đồ thông gó của mỏ được lập theo những yêu cầu của hướng dẫn lập kế hoạch thông gió của tập đoàn. Trên sơ đồ thông khi thêm thời gian tích khí của các gương lò cụt đến giới hạn nồng độ cho phép, các điểm liên lạc. 73 Sơ đồ khu vực khai thác có ghi các phương tiện chữa cháy, các phương tiện thông tin sự cố, các phương tiện cấp cứu người. Sơ đồ cấp nước cho mỏ từ hệ thống cấp nước chung, các bể chứa và các nguồn nước khác. Bảng thu nhỏ hầm lò có đánh dấu hướng chuyển động của gió. Nơi đặt điện thoại. số điện thoại của điều độ và của phó giám đốc an toàn hoặc phó giám đốc kỹ thuật. Độ dài và góc nghiêng của các đường lò chính. Biên bản kiểm tra mức độ chuẩn bị của mỏ về cơ sở vật chất, trang bị vật tư kỹ thuật để thủ tiêu sự cố. Kế hoạch thủ tiêu sự cố được lập cho tất cả các trường họp sau : Cháy: cho tất cả các công trinh trong hầm lò và các công trình trên mạt đất. Nổ : Cho tất cả các công trình trong hầm lò của lò có khi nổ (buồng lật gòong, buông chứa than, kho than ở gương lò chợ, lò độc đạo khi tiến hành nổ mìn, các lò vận chuyển than tự cháy...) các nhà trạm bơm chân không và khí nén, các kho vật liệu nổ. Phụt khí bất ngờ : Cho tất cả các gương lò chợ, các lò gương chuẩn bị có nguy cơ phụt khí bất ngờ. Bục nước : Cho tất cả các lò và các vùng cho nguy cơ bục nước. Sập lò than và lò đá : Lập cho tất cả các lò của mỏ. Tóm lại, bản kế hoạch thủ tiêu sự cố phải được lập một cách chi tiết, cụ thể, toàn diện . Để khi có sự cố xảy ra thì tất cả các tình huống điều được giã định và dự tính trước khi đó sẽ không bị động trong quá trình xử lý. 5.5.2 Tổ chức giải quyết sự cố Để tổ chức giải quyết các sự cố nhanh chóng cần phải có sự phân công trách nhiệm và trình tự các công việc của tùng người khi tham gia các công tác thủ tiêu sự cố. Tránh sự chồng chéo, trùng lặp khi cùng giải quyết một công việc. Những công việc được giao cho 1 người được thể hiện trong bảng phân công chức năng nhiệm vụ khi tổ chức cứu chữa sự cố. Giám đốc mỏ. Là người lãnh đạo cao nhất về công tác thủ tiêu sự cố. nhiệm vụ của giám đốc mỏ bao gồm 11 nội dung chính sau khi có sự cố xảy ra : 1. Ngay lập tức cho thực hiện các biện pháp đã được dự kiến trong phần hành động của kế hoạch thủ tiêu sự cố và kiểm tra việc thực hiện. 2. Có mặt thường trực tại địa điểm chỉ huy thủ tiêu sự cố. 3. Kiểm tra việc gọi trung tâm cấp cứu mỏ và đội cứu hỏa. 4. Xác định rõ số công nhân gặp sự cố và vị trí của họ ở trong lò. 5. Lãnh đạo đơn vị và các cá nhân tham gia cứu người trong lò và thủ tiêu sự cố. 6. Trong trường hợp nếu mỏ có sự cố liên hệ với mỏ bên cạnh bằng các đường lò. Ngay lập tức phải báo cáo cho giám ddooocs bên cạnh biết sự cố đó. 7. Cùng đội trưởng đội cấp cứu mỏ làm rõ thêm kế hoạch cứu người và thủ tiêu sự cố. 8. Giao cho một người của đội cấp cứu mỏ ghi sổ theo dõi công tác thủ tiêu sự cố (theo mẫu quy định thống nhất ). 74 9. Nhận thông tin về công tác cấp cứu mỏ và kiểm tra hoạt động của các cá nhân viên hành chính, kỷ thuật theo kế hoạch hành động. 10.Chỉ thị đội cấp cứu mỏ vào vị trí. 11. Lập hồ sơ công việc của các kỹ thuật viên và công nhân mỏ nếu sự cố kéo dài. Trong suốt thời gian tiến hành thủ tiêu sự cố tại sở chỉ huy, chỉ bao gồm những người liên quan trực tiếp đến những người liên quan trực tiếp đến công tác thủ tiêu sự cố để làm nhiệm vụ. Phòng điều độ của mỏ Từ lúc nhận được thông tin về sự cố cho tới giám đốc mỏ đến, điều độ mỏ thực hiện các nhiệm vụ của người lãnh đạo chịu trách nhiệm về công tác thủ tiêu sự cố. Vị trí chỉ huy trong trường hợp này đặt tại nơi làm việc của điều độ. Sau khi giám đố đến điều độ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp về tình hình thủ tiêu sự cố và chịu sự lãnh đạo của giám đốc mỏ. Đội trưởng đội cấp cứu của trung tâm cấp cứu mỏ. - Trực tiếp chỉ huy công việc của đội cấp cứu mỏ và các đội phụ trợ cấp cứu mỏ phù hợp với kế hoạch thủ tiêu sự cố. Thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố giao. - Thông báo một cách có hệ thống cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố biết về các hoạt động của phân đội trung tâm cấp cứu mỏ. - Sau khi đến mỏ các đơn vị của trung tâm cấp cứu mỏ chịu sụ chỉ huy của người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố mỏ. Phó giám đốc kỹ thuật (hoặc phó giám đốc an toàn). - Sau khi nhận được thông tin về sự cố ngay lập tức phải có mặt tại mỏ và thông báo sự có mặt của mình cho người lãnh đạo biết. - Là người thay thế giám đốc mỏ lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố khi được ủy quyền. - Chỉ đạo ngăn chặn những người không có giấy phép xuống mỏ, tổ chức cấp giấy phép đặc biệt và theo dõi việc cho người xuống mỏ theo giấy phép đó. - Tổ chức các đơn vị cấp cứu mỏ xuống mỏ kịp thời và được ưu tiên hàng đầu. - Tổ chức đưa những người không có phận sự ra khỏi nhà thương mỏ. - Đặt các trạm gác tại tất cả lối ra cửa mỏ, nhưng nơi có thể xuống mỏ hoặc ra khỏi mỏ. - Tổ chức thống kê tất cả những người ra khỏi mỏ đặc biệt những người ra khỏi khu vực sự cố. Quản đốc, Phó quản đốc khu vực bị sự cố. Ngay lập tức trực tiếp hoặc qua các nhân viên của mình (trong trường hợp không thể rời khỏi khu vực) thông báo cho người lãnh đạo biết về vị trí của mình. Lãnh đạo các hoạt động của đội cấp cứu mỏ và người thủ tiêu sự cố và thực hiện tại chỗ các biện pháp đưa người ra và thủ tiêu sự cố. - Nếu đang ở trên mặt đất thì ngay lập tức tới chỗ người lãnh đạo và hoạt động theo chỉ đạo của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố. 75 Ngoài ra để hoạt động đồng bộ và có sự hỗ trợ lẫn nhau trong kế hoạch hành động tổ chức cấp cứu mỏ còn có sự phân công củ thể của các thành viên sau : 1. Phó giám đốc sản xuất. 2. Phó giám đốc kinh tế. 3. Quản đốc phân xưởng thông gió. 4. Trưởng phòng an toàn. 5. Cơ điện trưởng (hoặc trưởng phòng cơ điện). 6. Nhân viên y tế. 7. phụ trách nhà đèn. 8. Bác sỹ trưởng trạm y tế. 9. Nhân viên trực trạm điện thoại mỏ. 10.Quản đốc phân xưởng cơ điện. Tất cả các vị trí trên điều được phân công nhiệm vụ một cách củ thể và đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố. MỤC LỤC Phần 1: MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ MỎ..............................................................2 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG..............................................2 1.1 Quan hệ giữa phát triển và môi trường ........................................................2 1.2 Quan hệ giữa phát triển và môi trường ........................................................3 Ch­¬ng 2:MÔI TRƯỜNG MỎ HẦM LÒ...........................................................7 2.1 Không khí mỏ hầm lò...................................................................................7 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm không khí mỏ ..................................................7 76 2.1.2 Thành phần chủ yếu của không khí mỏ ................................................7 2.1.3. Các chất khí độc và nổ trong mỏ........................................................10 2.2 Bụi mỏ và cách phòng chống....................................................................13 2.2.1 Bụi mỏ ...............................................................................................13 2.2.2 Những nguồn tạo bụi trong mỏ ...........................................................15 2.2.3. các phương pháp chống bụi ...............................................................15 Phần 2: AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG .....................................................18 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG.........................................................................................19 3.1 Khái niệm – nội dung – vai trò, ý nghĩa của công tác an toàn và bảo hộ lao động ............................................................................................................19 3.1.1 Khái niệm: ...........................................................................................19 3.1.2 Nội dung của công tác bảo hộ lao động..............................................19 3.2 Các tính chất và trách nhiệm trong công tác bảo hộ lao động ..................20 3.2.1 các tính chất trong công tác bảo hộ lao động......................................20 3.2.2. Trách nhiệm trong công tác bảo hộ lao động.....................................20 3.3. Tổ chức công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam.........................................23 Chương4: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG MỎ HẦM LÒ......................24 1.4. Quy định an toàn khi đào lò chuẩn bị .......................................................24 1.4.1 Quy định về kích thước tiết diện ngang của đường lò. .......................25 1.4.2 Quy định an toàn khi đào lò bằng. ......................................................25 1.4.3 Quy định an toàn khi đào lò nghiêng ..................................................26 1.4.4 Quy định an toàn khi chống giữ lò chuẩn bị .......................................26 1.4.5 Quy định an toàn khi củng cố và sủa chữa đường lò..........................27 4.2 Quy định an toàn khi sản xuất ở lò chuẩn bị..............................................28 4.2.1 Quy định an toàn khi phá than ở lò chợ ..............................................28 4.2.2 Quy định an toàn khi chống giữ lò chợ..............................................28 4.2.3. Quy định an toàn khi đi lại và vận chuyển vật liệu chống giữ trong lò chợ............................................................................................................34 4.3 Quy định an toàn trong công tác nổ mìn...................................................34 4.3.1 Quy định an toàn khi bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ. ................34 4.3.2 Quy định an toàn trong công tác nổ mìn.............................................35 4.3.3.Nổ mìn ở mỏ có nguy hiểm về khí nổ bụi nổ. ....................................36 4.3.4. Các nguyên nhân gây ra tai nạn trong công tác nổ mìn. ....................36 4.3.5. Quy định an toàn khi xử lý mìn câm..................................................37 4.4 Quy định an toàn trong công tác vận tải ....................................................38 4.4.1 Quy định an toàn khi vận chuyển người ở giếng đứng.......................38 4.4.2 Quy định an toàn khi vận chuyển người ở lò nghiêng........................39 4.4.3 Quy định an toàn khi vận chuyển ngưòi ở lò bằng. ............................39 4.5 Quy định an toàn khi sử dụng các thiết bị điện mỏ hầm lò .......................40 4.5.1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người....................................40 4.5.2. Các biện pháp đè phòng điện giật. .....................................................40 4.5.3. Quy tắc an toàn khi sử dụng cáp điện. ...............................................42 4.5.4. Chiếu sáng mỏ hầm lò........................................................................45 77 Chương 5: MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ TRONG MỎ HẦM LÒ............................................................45 5.1 Phòng chống bục nước...............................................................................45 5.1.1 Nguồn nước chảy vào mỏ hầm lò .......................................................45 5.1.2. Nguy cơ bục nước ..............................................................................47 5.1.3 Nguyên nhân bục nước .......................................................................49 5.1.4 Các biện pháp phòng chống bục nước ................................................49 5.2 Ngăn ngừa và phòng chống cháy mỏ.........................................................50 5.2.1 nguyên nhân cháy mỏ..........................................................................50 5.2.2 Quá trình cháy mỏ...............................................................................51 5.2.3. Ngăn ngừa và phòng chống cháy mỏ.................................................52 5.3 Phòng ngừa cháy nổ khí mêtan ..................................................................54 5.3.1. nguồn gốc và các dạng tồn tại của khí mêtan. ...................................55 5.3.3. Những tính chất của khí mêtan ..........................................................58 5.3.4. Các dạng xuất khí mêtan và biện pháp phòng chống ........................59 5.3.5 Hiện tượng và hậu quả nổ khí mêtan ..................................................62 5.3.6 Ngăn ngừa nổ khí mêtan .....................................................................63 5.4 Phòng chống sập lò ....................................................................................67 5.4.1 Khi đào và chống lò chuẩn bị..............................................................67 5.4.2 Khi sản xuất ở lò chợ ..........................................................................68 5.4.3 Trong công tác nổ mìn ........................................................................71 5.5 Kế hoạch thủ tiêu sự cố mỏ hầm lò............................................................71 5.5.1 Kế hoạch thur tiêu sự cố......................................................................71 5.5.2 Tổ chức giải quyết sự cố .....................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Kỹ thuật an toàn khai thác hầm lò -Trường Đại học mỏ địa chất - Giáo trình Kỹ thuật an toàn khai thác mỏ lộ thiên -Trường Đại học mỏ địa chất - Giáo trình Bảo vệ môi trường an toàn lao động trong xây dựng công trình ngầm -Trường Đại học mỏ địa chất - Bài giảng Kỹ thuật an toàn khai thác hầm lò - Trường Đại học CN – QN 78 - Bài giảng Kỹ thuật an toàn khai thác hầm lò - Trường Cao Đẳng CN &XD - QN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfan_toan_mo_5509.pdf
Tài liệu liên quan