Mục lục
MỞ ĐẦU - 4 -
I. Lịch sử phát triển ngành lạnh: .- 4 -
II. Ý nghĩa kinh tế của kỹ thuật lạnh: .- 4 -
III. Kỹ thuật lạnh ở Vịêt Nam: .- 6 -
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VỀ KỸ THUẬT LẠNH .- 7 -
1.1. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo: - 7 -
1.1.1. Phương pháp bay hơi khuếch tán: - 7 -
1.1.2. Phương pháp hòa tan: .- 8 -
1.1.3. Phương pháp hóa lỏng (nóng chảy): .- 8 -
1.1.4. Phương pháp thăng hoa: .- 8 -
1.1.5. Phương pháp bay hơi chất lỏng: .- 8 -
1.1.6. Phương pháp khử từ đoạn nhiệt: - 9 -
1.1.7. Phương pháp giản nở khí có sinh ngoại công: .- 9 -
1.1.8. Phương pháp tiết lưu không sinh ngoại công: - 9 -
1.1.9. Làm lạnh bằng hiệu ứng xoáy: .- 10 -
1.1.10. Hiệu ứng nhiệt điện (hiệu ứng Pentier): .- 11 -
1.2. Tác nhận lạnh: (Môi chất lạnh, gaz lạnh) - 12 -
1.2.1. Định nghĩa: .- 12 -
1.2.2. Yêu cầu: - 12 -
1.2.3. Một số tác nhân điển hình: .- 13 -
1.3. Chất tải lạnh: - 16 -
1.3.1. Định nghĩa: .- 16 -
1.3.2. Yêu cầu: - 16 -
1.3.3. Chất tải lanh điển hình - 17 -
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ VỀ KỸ THUẬT LẠNH THỰC PHẨM .- 22 -
2.1. Tác dụng của nhiệt độ thấp đối với vi sinh vật (ảnh hưởng) .- 22 -
2.1.1. Nguyên nhân làm hỏng thực phẩm: 3 nguyên nhân chính .- 22 -
2.1.2. Các loại VSV phá hoại thực phẩm: - 22 -
2.1.3. Tác dụng của nhiệt độ thấp đối với VSV .- 22 -
2.2. Tác dụng chủa nhiệt độ thấp đối với cơ thể sống và thực phẩm .- 23 -
2.2.1. Đối với động vật .- 23 -
2.2.2. Tác dụng của nhiệt độ thấp đến tế bào cơ thể thực vật và rau quả: - 25 -
2.3. Lý thuyết về kỹ thuật làm lạnh thực phẩm: .- 26 -
2.3.1. Ý nghĩa về việc làm lạnh thực phẩm: .- 26 -
2.3.3. Điều kiện làm lạnh sản phẩm trong phòng bảo quản: - 30 -
2.3.4. Tốc độ làm lạnh và thời gian làm lạnh thực phẩm: - 30 -
2.4. Các chế độ làm lạnh thực phẩm: .- 31 -
2.4.1. Chế độ làm lạnh thích hợp: .- 31 -
2.4.2. Các phương pháp làm lạnh thực phẩm: - 32 -
CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT BẢO QUẢN LẠNH THỰC PHẨM - 38 -
3.1. Các quá trình sinh lý hóa xảy ra khi bảo quản lạnh thực phẩm: .- 38 -
3.1.1. Biến đổi vật lý: .- 38 -
3.1.2. Biến đổi sinh hóa: .- 38 -
3.2. Các chế độ bảo quản - 40 -
3.2.1. Bảo quản lạnh thịt (gia súc) - 40 -
3.2.3. Bảo quản trứng: - 40 -
3.2.4. Bảo quản cá và sản phẩm từ cá: .- 41 -
3.2.5. Bảo quản rau xanh - 41 -
3.2.6. Bảo quản sữa và các sản phẩm sữa: .- 42 -
CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VỀ KỸ THUẬT LÀM LẠNH ĐÔNG
THỰC PHẨM - 43 -
4.1. Sự khác nhau giữa làm lạnh và lạnh đông .- 43 -
4.2. Sự quá lạnh và tác dụng của nó trong quá trình làm lạnh đông - 43 -
4.3. Lượng nước đóng băng - 45 -
4.4. Nhiệt độ trung bình cuối cùng của sản phẩm khi làm lạnh đông - 46 -
4.5. Nhiệt độ trung bình của sản phẩm trong quá trình làm lạnh đông - 48 -
4.6. Tốc độ làm lạnh đông thực phẩm và sự phân bố tinh thể đá .- 48 -
4.7. Thời gian làm lạnh đông - 49 -
4.8. Các phương pháp làm lạnh đông thực phẩm .- 51 -
4.8.1. Phương pháp lạnh đông chậm. .- 51 -
4.8.2. Phương pháp lạnh đông nhanh (Lạnh đông đột ngột hay cấp đông). - 52 -
4.8.3. Phương pháp lạnh đông cực nhanh (lạnh đông siêu nhanh hay lạnh đông
tức thời). .- 53 -
4.9. Những biến đổi của thực phẩm làm lạnh đông - 54 -
4.9.1. Những biến đổi nhiệt - Lý học . .- 54 -
4.9.2. Những biến đổi sinh hóa .- 57 -
4.10. Các biện pháp hạn chế hao hụt khối lượng trong lạnh đông và trữ đông - 57 -
4.11.Kỹ thuật làm lạnh đông một số thực phẩm - 58 -
4.11.1 Lạnh đông thịt và sản phẩm thịt gia súc - 58 -
4.11.2. Lạnh đông thịt gia cầm. - 60 -
4.11.3. Lạnh đông thuỷ sản. .- 60 -
4.11.4. Làm lạnh đông rau quả. - 62 -
CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐÃ LẠNH ĐÔNG .- 63 -
5.1. Các biến đổi sinh lý hóa của thực phẩm trong quá trình bảo quản lạnh đông- 63
-
5.1.2. Những biến đổi sinh hóa của sản phẩm động vật trong khi bảo quản lạnh
đông. .- 64 -
5.1.3. Biến đổi cấu trúc bắp thịt và hệ thống keo tế bào động vật. - 64 -
5.1.4. Những biến đổi trong thực phẩm từ thực vật (rau, qủa) khi bảo quản lạnh
đông: .- 65 -
5.2. Kỹ thuật bảo quản một số thực phẩm đã làm lạnh đông. - 65 -
5.2.1. Bảo quản lạnh đông thịt và sản phẩm từ thịt gia súc .- 65 -
5.2.2. Bảo quản thịt gia cầm lạnh đông. .- 66 -
5.2.3. Bảo quản cá lạnh đông và sản phẩm từ cá: - 66 -
5.2.4. Bảo quản rau quả lạnh đông. - 66 -
CHƯƠNG 6: TAN GIÁ VÀ LÀM ẤM THỰC PHẨM - 68 -
6.1. Làm tan giá - 68 -
6.1.1. Yêu cầu chung. .- 68 -
6.1.2. Các phương pháp làm tan giá. - 70 -
6.2. Làm ấm - 71 -
6.3. Sự biến đổi của sản phẩm trong thời gian làm tan giá và làm ẩm .- 72 -
6.3.1. Biến đổi vật lý. .- 72 -
6.3.2. Biến đổi mô học - 72 -
6.3.3. Sự biến đổi vi sinh vật. .- 72 -
6.3.4. Biến đổi hóa học và sinh hóa - 72 -
6.4. Thời gian tan giá - 72 -
Tài liệu tham khảo - 74 -
75 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 12410 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thực phẩm phải tương ứng với vlđ = 1÷3cm/h, để đạt tiêu chuẩn lạnh
đông cực nhanh thì vlđ > 15cm/h.
4.7. Thời gian làm lạnh đông
* Ta tính thời gian làm lạnh đông (từ 2 phía) bản phẳng (tấm) dày δ = 2R.
Để đơn giản hoá trong tính toán ta qui ước :
- Tất cả các điểm của thực phẩm khi đưa vào làm lạnh đông thì đã được làm
lạnh đến điểm đóng băng cực dịch báo.
- Nước đóng băng ở điều kiện nhiệt độ không đổi và không có qúa lạnh khi làm
lạnh đông.
- Hệ số toả nhiệt α trong qúa trình lạnh đông là const
- Nhiệt dung của phần sản phẩm đã đông bằng 0 .
Trong thời gian t sản phẩm được làm lạnh đông 1 lớp x .
- 50 -
Nếu thu 1 lượng nhiệt dQ thì sẽ có 1 lớp dọc sản phẩm được làm lạnh đông
thêm .
Hình ***
dQ = q’ζ Fdx (1)
Với :
q’ - Nhiệt đóng băng của 1kg sản phẩm (Kcal/kg)
ρ - Khối lượng riêng của sản phẩm
F - Tiết diện của lớp làm lạnh đông
Dx - Chiều dày của lớp được làm lạnh đông thêm
dQ được truyền ra môi trường xung quanh qua các lớp sản phẩm.
dQ = KF Δt d t
=
ε+λ
1x
1 F (tđb - t0) dt (2)
Với :
λ - Hệ số dẫn nhiệt của sản phẩm (Kcal/mh0C)
α - Hế số cấp nhiệt của môi trường truyền lạnh (Kcal/mh0C)
(1) và (2) suy ra :
q' ζ Fdx =
ε+λ
1x
1 F (tđb - t0) dt
⇒ dt = ⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛
α+λ−
ζ 1x
tt
'q
0db
dx
⇒ t = ⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛
α+λ−
ζ 1
2
x
tt
x'q
0db
Thay q’ = qlđ , λ = λlđ
x = R
(Và vì làm lạnh đông 2 phía nên tlđ = 2
t )
⇒ t = ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
α+λ−
ζ 1
2
R
tt
Rq
ld0db
ld
* Đối với hình trụ : Tương tự ta có :
- 51 -
tT = ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
α+λΔ
ζ 1
2
RT
t2
Rq
ld
Tld Δ
* Đối với hình cầu :
Tc = ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
α+λΔ
ζ 1
2
RT
t2
Rq
ld
Cld
* Khi làm lạnh đông các sản phẩm có bao bì :
t = ⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
λ
δ∑+α+λ
δ
Δ
δζ
BB
BB
ld
ld 1PR
t
q
Với :
R, P - Hệ số phụ thuộc kích thước bề mặt của sản phẩm.
δBB - Chiều dày lớp bao bì,
λ BB - Hệ số dẫn nhiệt bao bì.
4.8. Các phương pháp làm lạnh đông thực phẩm
Cách phân chia phương pháp làm lạnh đông nhanh hay chậm dựa trên cơ sở sự
tạo thành tinh thể đá trong sản phẩm, khả năng thoát ẩn nhiệt đóng băng của sản phẩm,
và liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ quá lạnh, khả năng tạo được t0ql cho sản phẩm.
4.8.1. Phương pháp lạnh đông chậm.
Trong lạnh đông chậm thì nhiệt độ không khí > - 250C, 0kk < 1m/s nên thời
gian lạnh đông thường kéo dài từ 15-20h tuỳ kích thước và chủng loại sản phẩm.
Số tinh thể đá hình thành trong gian bào rất ít nên có kích thước lớn. Ngoài ra
còn sự mất cân bằng về nhiệt độ ngay trong 1 tế bào khi làm lạnh đông. Gần ngoài vỏ
tế bào thì lạnh hơn bên trong lòng nguyên sinh chất nên nhiều khi nước đi ra chưa khỏi
tế bào đã gặp đủ độ lạnh và thành tinh thể ở ngay phía trong màng tế bào. Do xuất hiện
tinh thể đá bên trong lẫn bên ngoài với kích thước lớn nên ngoài tác dụng phá vỡ hệ
thống keo do mất nước, làm tiêu nguyên sinh chất tế bào, còn gây ra những tác dụng
cơ học giữa những tinh thể đá có cạnh sắc với nhau với áp suát lớn, phá rách màng tế
bào, phá huy cấu trúc mô tế bào của sản phẩm, cho nên khi tan giá thì dịch bào trong
sản phẩm bị chảy ra ngoài (do màng tế bào rách) làm sản phẩm giảm giá trị dinh
dưỡng, dễ nhiễm trùng và có khi giảm đến 50% giá trị thương phẩm so với sản phẩm
tươi sống.
Vì vậy ngày nay người ta không dùng phương pháp lạnh đông chậm để kéo dài
thời gian bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên phương pháp lạnh đông chậm vẫn được ứng
dụng trong bảo quản 1 số rau quả dự trữ cho chế biến nước rau quả sau này và ứng
dụng để làm trong các hỗn hợp thực phẩm ở dạng huyền phù. Qúa trình đóng băng
tinh thể khi làm lạnh đông chậm trong trường hợp này lại có lợi vì có tác dụng phá huỷ
- 52 -
cấu trúc tế bào, cấu trúc hệ thống keo, nên khi ép nước rau quả sẽ cho năng suất và
hiệu suất cao.
Ví dụ: Nho, táo qua lạnh đông chậm và bảo quản ở -14 ÷ 180C đem ép lấy nước
thì hiệu suất tăng đến 150% so với ép nho táo tươi.
Cũng do tác dụng phá huỷ cấu trúc của hệ thống tế bào như thế cho nên rau quả
đã lạnh đông chậm thì các khâu chế biến tiếp theo như làm trong, lắng, lọc, tách nước,
sấy, ngâm tẩm, làm mềm ... sẽ đạt hiệu quả cao vì tách được nhiều dung dịch, nhiều
nước, mô tế bào dễ thấm hút hơn và mềm nhuyễn hơn. Như vậy áp udngj phương pháp
làm lạnh đông chậm chỉ đạt hiệu quả tốt trongtrh vừa cần bảo quản nguyên liệu hoạt
bán thành phẩm với thời gian lâu để kéo dài được thời vụ chếbiến mà vừa cần tăng
chất lượng cho 1 số sản phẩm chế biến sau này.
4.8.2. Phương pháp lạnh đông nhanh (Lạnh đông đột ngột hay cấp
đông).
Khi làm lạnh đông nhanh qúa trình thoát nhiệt từ sản phẩm được tăng cường,
nhằm rút ngắn thời gian làm lạnh đông, hạn chế sự tạo thành những tinh thể đá to ở
gian bào và hạn chế sự chuyển dịch của nước trong tế bào và gian bào mà tạo nhiều
tinh thể đá bé ở ngay trong các tế bào, các tinh thể đá bé và nhiều sẽ ít gây tác dụng cơ
học đối với nguyên sinh chất và màng tế bào.
Môi trường làm lạnh đông nhanh thường là không khí hoặc các chất lỏng. Các
chất lỏng thường là dung dịch hỗn hợp của nhiều muối để t0đb của dung dịch càng
thấp càng tốt. Nhược điểm của môi trường lỏng là gây bẩn và hỏng rỉ thiết bị, đồng
thời nước muối thấm vào sản phẩm làm ảnh hưởng đến phẩm chất cũng như ngoại
hình của sản phẩm. Môi trường không khí tuy có hệ số truyền nhiệt bé và dễ làm cho
sản phẩm bị rỉ hóa cũng như dễ bị hao hụt khối lượng nhưng tiện lợi nên được sử dụng
phổ biến. Chế độ lạnh đông nhanh.
+ Nhiệt độ của môi trường truyền lạnh phải thấp hơn -350C
+ Vận tốc đối lưu của môi trường khí = 3÷5 m/s, của môi trường lỏng ?? = 1m/s
+ Kích thước sản phẩm phải nhỏ
+ Nhiệt độ quá lạnh của sản phẩm phải thấp t0ql ≤ -60C (tức là cần tăng nồng độ
phần tử của sản phẩm)
+ Qúa trình đóng băng sản phẩm phải xảy ra cùng lúc trong tế bào và ngoài
gian bào để hạn chế sự chuyển nước từ trong tế bào ra gian bào.
Tất cả các điều kiện trên nhằm bảo đảm cho qúa trình đá tốc độ lạnh đông
nhanh và kịp thời, nhất là khi xảy ra sự đóng băng đồng loạt 1 khối lượng nước lớn:
Nước tự do và nước liên kết yếu.
* Ưu điểm: của phương pháp làm lạnh đông nhanh so với lạnh đông chậm
(không kể những lúc bắt buột phải dùng lạnh đông chậm)
- 53 -
- Bảo đảm khá tốt những đặc tính của thực phẩm, thành phần vitamin, tính chất
mùi vị và độ dinh dưỡng của thực phẩm ban đầu.
- Tăng cường được tính chất mặt ngoài của sản phẩm, tăng điều kiện vệ sinh.
- Giảm thời gian lạnh đông xuống 3 ÷ 4 lần.
- Tăng cường xuất sản phẩm làm lạnh đông ?? 2÷ 3 lần trên cùng một diện tích.
- Hạn chế tổn hao khối lượng đi 1,5 ÷ 2 lần.
4.8.3. Phương pháp lạnh đông cực nhanh (lạnh đông siêu nhanh hay
lạnh đông tức thời).
Khi lạnh đông tức thời do thoát nhiệt đều và rất nhanh nên hạn chế rất mạnh sự
chuyển nước trong tế bào ra ngoài gian bào, hạn chế sự tạo thành tinh thể đá to ở gian
bào, vì vẫn ít nước chuyển qua màng tế bào để đóng băng kết tinh ở gian bào nên khi
làm tan giá chậm nó trở lại tế bào, làm tế bào sống lại được, không phá vỡ cấu trúc
nguyên sinh
Như vậy muốn làm lạnh đông tức thời phải đảm bảo các điều kiện là cần có
ngay và rất nhiều tâm kết tinh, để tạo tành nhiều tinh thể bé trong tế bào.
Thực hiện nghiêm túc yêu cầu này chỉ trong môi trường lỏng : CO2 lỏng, nitơ
lỏng, from lỏng và các khí hoá lỏng khác, đồng thời kích thước sản phẩm bé để có bề
mặt riêng lớn.
Sản phẩm cần phải có độ quá lạnh Δt?? lớn (tql thấp) bằng cách tăng nồng độ
phân tử (vì Δtql = 1,84n)
Ngày nay kỹ thuật lạnh tiên tiến cho phép làm lạnh đông cực nhanh với thời
gian chỉ trong khoảng 5 ÷ 10 phút tức là chỉ bằng khoảng 1/60 thời gian lạnh đông
nhanh. Do tốc độ lạnh đông nhanh như vậy cho nên tăng được năng suất bằng bốn năm
chục lần và giảm được hao hụt khối lượng sản phẩm đến 3 ÷ 4 lần. Sản phẩm lạnh
đông cực nhanh bảo đảm hầu như nguyên vẹn phẩm chất tươi sống của nguyên liệu
ban đầu. Vì thế hiện nay ở một số nước có kỹ thuật tiên tiến lượng sản phẩm lạnh đông
cực nhanh đã chiếm tỉ số khoảng 50% trong số sản phẩm lạnh đông nói chung.
Thường người ta dùng nitơ lỏng vì có nhiều ưu việt:
+ Nitơ lỏng bay hơi ở áp suất thường cho nhiệt độ rất thấp - 1960C
+ Nitơ lỏng gần như khí trơ nên hạn chế được qúa trình oxy hóa sản phẩm.
+ Lạnh đông cực nhanh như sản phẩm trong nitơ lỏng hạn chế được nhiều VSV
hơn so với các phương pháp khác.
Ở Việt Nam ta cũng đã tiến hành thí nghiệm lạnh đông cực nhanh chuối, dứa
trong nitơ lỏng, và ở thành phố HCM có máy lạnh đông cực nhanh bằng nitơ lỏng IQF
(n/m liên hợp)
* Biểu đồ nhiệt độ của sản phẩm trong qúa trình làm lạnh đông ở biểu đồ (a) có
đoạn ngày và cong lên chứng tỏ mức độ làm lạnh đông không đều và không kịp thời,
- 54 -
lúc này tốc độ thoát nhiệt khỏi sản phẩm không kịp với tốc độ sinh ra nhiệt do sự tạo
thành một loạt những tinh thể đầu tiên sau khi đạt t0ql, do vậy khi ấy sẽ có 1 số tinh thể
sữa mới tạo thành bị tan ra, làm giảm mất số lượng tinh thể, nước mới tan ấy lại bám
vào kết tinh lên mầm tinh thể khác tạo những tinh thể lớn hơn, gây tác hại về cơ học
cho màng tế bào.
Ở biểu đồ (b) đặc trưng cho qúa trình lạnh đông nhanh, ở biểu đồ này vẫn có
đoạn cong ít, chứng tỏ vẫn còn nhược điểm như ở biểu đồ (a) nhưng mức độ nhỏ hơn
nhiều.
Ở biểu đồ (c) hoàn toàn khong có đoạn gãy, chứng tỏ qúa trình lạnh đông xảy ra
rất nhanh và rất kịp thời, trường hợp này chỉ có ở lạnh đông cực nhanh.
Hình ***
4.9. Những biến đổi của thực phẩm làm lạnh đông
4.9.1. Những biến đổi nhiệt - Lý học .
1. Biến đổi lý học :
Trong qúa trình làm lạnh đông, nước tách ra độc lập ở dạng những tinh thể đá,
làm cho sản phẩm trở nên rắn, thể tích tăng một ít do đó khối lượng riêng giảm. Ẩm
bốc lên từ bề mặt sản phẩm vào không khí xung quanh. Nếu nhập sản phẩm còn ướt
lên bề mặt, khi làm lạnh đông dùng đóng băng lại, sau đó có qúa trình thăng hoa nước
đá. Hiệu số giữa nhiệt độ bề mặt bay hơi và không khí xung quanh càng lớn thì qúa
trình bốc ẩm càng mạnh gây tổn hao khối lượng càng lớn. Ngoài ra, do nước đóng
băng ở lớp bề mặt sản phẩm nên có sự biến màu do hiệu ứng quang học nhờ tinh thể
đá khúc xạ ánh sáng (biến màu giả tạo) và mất một phần mùi vị, lớp bề mặt trở nên
cứng dai.
2. Biến đổi nhiệt dung. C [Kcal/ kg0C]
Gọi Clđ - Nhiệt dung sản phẩm làm lạnh đông .
Ta có :
Clđ = c’ (1 + ϕ) + c’’ (ϕ - ϕω) + c’’’ ϕω
Trong đó :
c’ - Nhiệt dung của chất khô, có thể tính cụ thể tuỳ thành phần cấu tạo (gồm
gluxit, protit, lipit...) nhưng thường thường c’ = 0,25 + 0,35 kcal/kg0C
c’’ - Nhiệt dung của nước đá ; c’’ = 1Kcal/kg0C
c’ »’ - Nhiệt dung của nước đá ; c’’ = 0,52 Kcal/kg0C
ϕ - Hàm lượng nước trong sản phẩm
ω - Lượng nước đóng băng ở nhiệt độ đã biết của 1 kg sản phẩm
- 55 -
ϕω - Lượng nước đóng băng ở nhiệt độ nhất định.
ϕ - ϕω - Lượng nước chưa đóng băng
Như vậy khi làm lạnh đông xong nhiệt dung sản phẩm giảm vì nước phần lớn
chuyển thành đá và c’’ > c’’’ .
Nhiệt dung của sản phẩm ở trạng thái lạnh (trên điểm đóng băng) là :
c0 = c’(1 - ϕ) + c’’ϕ
Do đó :
tlđ = c0 - (c’’ - c’’’) ϕω
Hình ***
Công thức này chưa kể gì đến nhiệt toả ra do qúa trình tạo đá. Trong thực tế khi
làm lạnh đông nhiệt cần phải thoát ra từ sản phẩm bao gồm nhiệt để hạ nhiệt độ làm
lạnh sản phẩm là Clđ và nhiệt do tạo thành nước đá qω trong 1 kg sản phẩm mà qω lại
phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nhiệt tạo thành đá do G kg sản phẩm khi biến thiên nhiệt độ rất bé tạo nên dw
nước đá như sau:
dQω = G . ϕ . r . dw Kcal/0C
Tính dưới dạng nhiệt dung: nhiệt toả ra trên 1 đơn vị sản phẩm khi biến thiên
nhiệt độ 10C
qω = (ω2 - ω1) . ϕ . r Kcal/0C
Với ω2 - ω1 : Hiệu số lượng nước đóng băng trong sản phẩm khi biên thiên
nhiệt độ 10C
r - ẩn nhiệt chuyển pha của nước r = 80 Kcal/kg.
Như vậy nhiệt dung toàn phần của sản phẩm là :
Cω = clđ + qω
= clđ + (ω2 - ω1) . ϕ . r
Cω : cực đại lúc mới bắt đầu qúa trình làm lạnh đông vì khi đó độ giảm nhiệt độ
từ tđb còn bé, vì vùng ấy sự tạo thành nước đá mạnh nhất, và khi đó ω = 0 do đó
clđ = ω
Và vào lúc tất cả nước đã đóng băng (ở điểm ơtecti)
ta có ?? Δω = 0 ⇒ qω = 0 và clđ = 0ω
3. Biến đổi độ dẫn nhiệt: λ [Kcal/m h0C]
Độ dẫn nhiệt của sản phẩm đã làm lạnh đông λlđ được tính.
λlđ = λ’ (1 - ϕ) + λ’’ (ϕ - ϕω) + λ’’’ . ϕ . ω [Kcal/m h0C]
- 56 -
Với :
λ’ - Hệ só dẫn nhiệt của chất khô, thường λ’ = 0,22 Kcal/m h0C
λ’’ - Độ dẫn nhiệt của nước λ’’ = 0,48 Kcal/m h0C
λ’’’ - Độ dẫn nhiệt của nước đá λ’” = 1,95 Kcal/m h0C
Độ dẫn nhiệt của nước đá λ’’’ lớn hơn độ dẫn nhiệt của nước λ’’ cho nên trong
qúa trình đóng băng độ dẫn nhiệt của sản phẩm đã lạnh đông λlđ tăng dần khi càng
giảm nhiệt độ .
Hình ***
Ngoài ra ta có:
λlđ = λ0 +
[ ])t1(tlg
Br1
Ar
AB=+
+
Với :
r0 - Độ dẫn nhiệt của sản phẩm ở nhiệt độ kết tinh của dịch bào .
A, B - hằng số thực nghiệm.
4. Biến đổi hệ số dẫn nhiệt độ.
Ta có :
alđ = δ
λ
.cld
ld [m2/h ]
và
aω = δ
λ
ω
ω
.c
[m2/h ]
Trong qúa trình lạnh đông λlđ tăng dần, clđ lại giảm dần nên alđ tăng liên tục.
Công thức thực nghiệm :
alđ = a0 +
[ ])t1(tlg
Br1
Ar
db=+
+
Hình***
Với a0 là hệ số dẫn nhiệt độ của sản phẩm trước khi tạo tinh thể đá và
a0 = δ
λ
0
0
c
- 57 -
δ - Khối lượng riêng của sản phẩm đã lạnh đông, δ giảm chừng 5 - 6% do sự
giản nở thể tích của nước tạo thành đá. Sự thay đổi này không lớn lắm so với biến đổi
của λlđ và clđ , do đó khi tính alđ ta lấy nó theo nhiệt độ alđ = f (t0)
Tóm lại, ta thấy trong qúa trình làm lạnh đông thì λ tăng, a tăng, nhưng thực tế
sự truyền nhiệt ở giai đoạn sau vẫn khó khăn hơn. Đó là vì khi nước đóng băng có tăng
λ thật, nhưng lại mất khả năng truyền nhiệt bằng đường lối đối lưu, mà truyền nhiệt
bằng đối lưu rất quan trọng trong môi trường lỏng và khí. Trong sản phẩm đã lạnh
đông sự truyền nhiệt kém vì chỉ còn mỗi một khả năng truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt.
4.9.2. Những biến đổi sinh hóa.
Trong điều kiện nhiệt độ thấp của qúa trình làm lạnh đông, những biến đổi sinh
thái của thực phẩm được hạn chế rất nhiều so với qúa trình làm lạnh thường.
Do qúa trình đóng băng của nước các phản ứng sinh hoá nói chung bị kìm hãm
mạnh với mức độ khác nhau, tạo nên sự mất cân bằng các qúa trình trao đổi chất trong
tế bào sản phẩm thực phẩm, trong VSV. Nhiệt độ càng thấp và tốc độ làm lạnh đông
càng nhanh thì càng có nhiều tế bào còn nguyên và sống được. Chính sự mất cân bằng
giữa các qúa trình sinh hoá xảy ra mạnh nhất ở khoảng nhiệt độ tạo thành khối lượng
nước đá chủ yếu, là khoảng -2 ÷-200C và cũng chính nó có tác dụng làm biến tính
1 phần protit của thịt, cá, sự biến đổi protit rõ nhất là khi làm lạnh đông chậm trong
khoảng nhiệt độ từ t0đb ÷ - 40C (nói rõ ở cơ chế tách nước đóng băng)
Các hoạt động enzim của bản thân rau, quả, thịt cá cũng giảm nhưng không
đình chỉ hẳn được: như men lipaza không mất hoạt tính cả ở -350C và phản ứng phân
huỷ glucogen do men thuỷ phân vẫn xảy ra với tốc độ đáng kể (không thấy hiện tượng
phân huỷ men ngay ở -790C). Nhiều loại men khi làm lạnh đông không bị mất hoạt
tính, có khi còn tăng hoạt tính sau khi được tan giá và làm ấm.
Nói chung những biến đổi sinh hóa trong thực phẩm khi làm lạnh đông còn tiếp
tục xảy ra suốt qúa trình bảo quản lạnh đông về sau, nhất là các qúa trình phân huỷ
protit, lipit, gluxit ... và các qúa trình tạo thành sản phẩm phân huỷ của chất bay hơi
càng về sau mới rõ nét. Mặt khác tốc độ và cường độ các qúa trình ấy phụ thuộc rất
nhiều vào trạng thái của sản phẩm trước khi làm lạnh đông.
4.10. Các biện pháp hạn chế hao hụt khối lượng trong lạnh đông và trữ
đông
Trong lạnh đông và trữ đông thực phẩm vẫn xảy ra nhiều biến đổi không lợi
cho sản phẩm. Biến đổi quan trọng nhất là sự hao hụt khối lượng do bay hơi, sẽ kéo
theo sự giảm phẩm chất rất nhiều như: Khô héo, đen bề mặt ... Vì vậy cần áp dụng các
biện pháp hạn chế hao hụt khối lượng như sau:
- Làm lạnh đông sản phẩm theo kiểu gián tiếp, tức là sản phẩm được bao gói
sẵn trong giấy bóng, túi nhựa ... để tránh tiếp xúc với không khí nên hạn chế được hao
- 58 -
hụt khối lượng. Biện pháp này còn hạn chế được ôxy hóa sản phẩm, hạn chế mức ô
nhiễm VSV và đáp ứng được yêu cầu văn minh thương nghiệp.
- Một số sản phẩm sau khi lạnh đông xong được tráng bằng để tạo một lớp vỏ
mỏng bằng nước đá, ngăn cách sự tiếp xúc sản phẩm với không khí.
- Làm lạnh đông 1 pha. Trước kia một số sản phẩm nhất là thịt trước khi làm
lạnh đông phải qua khâu làm lạnh. Như vậy tuy chất lượng có hơn vì qua qúa trình ??
hóa học, nhưng chi phí cho chế biến tăng và hao tốn khối lượng lớn. Ngày nay người
ta áp dụng phương pháp lạnh đông thịt 1 pha (bỏ qua khâu làm lạnh) vừa hạ chi phí
chế biến, xuất nhập kho vừa tăng năng suất làm lạnh lại vừa giảm hao hụt khối lượng
từ 3% xuống 2%.
- Làm lạnh đông cực nhanh, vừa đạt năng suất cao, vừa giảm hao hụt khối
lượng do tlđ ngắn.
- Sản phẩm lạnh đông xong đưa vào kho trữ đông cần phải xếp thật chặt để hạn
chế hao hụt khối lượng.
- Trữ đông ở nhiệt độ thấp cũng hạn chế được hao hụt khối lượng. Nếu trữ đông
qua 4 tháng ở -80C thì ΔG = 2,47%
-120C thì ΔG = 1,22%
-180C thì ΔG = 1,1%
4.11.Kỹ thuật làm lạnh đông một số thực phẩm
4.11.1 Lạnh đông thịt và sản phẩm thịt gia súc.
Thịt được làm đông lạnh ở trong các buồng lạnh đông hoặc các hầm (tunen)
lạnh đông. Thịt bò, trâu ở dạng 1/4, thịt heo ở dạng 1/2 và heo sữa, cừu ở dạng nguyên
con, ngoài ra thịt còn được làm lạnh đông ở dạng khối, philê và miếng vụn.
Thịt ở dạng 1/4, 1/2 hay nguyên con được treo bằng các móc đặc biệt có bánh
xe chuyển động trên các đường ray. Nhờ vậy mà việc bốc xếp và vận chuyển thịt được
nhẹ nhàng và có thể tự động hoá
Nhiệt độ không khí trong phòng -350C ÷ -400C
Tốc độ đối lưu không khí 3 ÷ 5 m/s
Nhiệt độ trong đùi dày hay ở tâm của khối thịt đạt -8 ÷-120C thì qúa trình lạnh
đông kết thúc.
Tổn hao khối lượng thịt trong qúa trình lạnh đông cho phép từ 0,6 ÷ 2,6% phụ
thuộc chất lượng loại thịt, điều kiện kỹ thuật và phương pháp lạnh đông.
Có 2 phương pháp lạnh đông thịt
+ Làm lạnh đông 2 pha: Thịt nóng được làm lượng để hạ nhiệt độ của nó đến
+40C sau đó mới đưa vào thiết bị lạnh đông.
- 59 -
+ Làm lạnh đông một pha: Thịt sau khi ra lò mổ còn nóng, đưa vào thiết bị lạnh
đông ngay, ở đó thịt được làm lạnh đông đến nhiệt độ nhỏ hơn -80C
Lạnh đông 1 pha có nhiều ưu điểm hơn so với lạnh đông 2 pha.
- Tổng thời gian của qúa trình giảm
- Tổn hao khối lượng giảm nhiều (30 ÷ 45%)
- Chi phí lạnh và diện tích phòng lạnh cũng giảm.
Ta xét ảnh hưởng của các phương pháp làm lạnh đông đến thời gian lạnh đông
và tổn hao khối lượng đối với thịt bò , 1/2 con.
Nhiệt độ của
thịt
Phương pháp
lạnh đông Ban
đầu
Cuối
Nhiệt
độ (0C)
Tốc độ
chuyển
động(m/s)
Thời
gian
lạnh
đông
(h)
Tổn hao
tự
nhiên
khối
lượng
%
- Lạnh đông 2 pha
+ Chậm 4 -8 -18 0,1 ÷ 0,2 40 2,58
+ Tăng cường 4 -8 -23 0,5 ÷ 0,8 26 2,35
- Nhanh 4 -8 -35 3 ÷ 4 16 2,20
- Lạnh đông 2 pha
+ Chậm 37 -8 -23 0,1 ÷ 0,2 36 1,82
+ Tăng cường 37 -8 -30 0,5 ÷ 0,2 24 1,60
- Nhanh 37 -8 -35 3 ÷ 4 20 1,20
Đối với thịt lợn 1/2 con thời gian lạnh đông bằng 80%.
Đối với thịt cừu nguyên con thời gian lạnh đông bằng 60%.
Các nhà công nghệ đòi hỏi thực hiện qúa trình làm lạnh đông phải nhanh và kết
thúc trước khi bắt đầu giai đoạn tê công của thịt, sau khi giết mổ nhằm bảo vệ thịt khỏi
bị phân huỷ glycogen và Ati. Do đó cần phải làm lạnh đông nhanh thịt tươi với tốc độ
phát triển lớp đóng băng khoảng 5-6cm/h, điều này chỉ có thể thực hiện trong môi
trường lỏng tức là làm lạnh đông bằng phương pháp tiếp xúc.
Rewtow đề nghị làm lạnh đông thịt trong N2 lỏng, tuy nhiên cho tới nay
phương pháp này chưa áp dụng rộng rãi vì những khó khăn về mặt kỹ thuật cũng như
giá thành sản xuất N2 lỏng.
Ngoài ra ở nhiệt độ sôi của N2 lỏng trong không khí thường là -1970C thì thịt
được làm lạnh đông đến -40 ÷ 500C, lớp bề mặt thịt bị làm quá lạnh và gây nên những
vét nứt ở bề mặt.
- 60 -
Ở Bungari người ta thực hiện quy trình làm lạnh đông theo chương trình từng
giai đoạn. Ban đầu thịt tươi được làm lạnh nhanh và làm lạnh đông trong 1 phòng lạnh
có bề mặt bức xạ nhiệt lớn và đối lưu tự nhiên không khí. Sau đó mở quạt cho đạt vkk
tới 8m/s, rồi qúa trình làm lạnh đông lại tiếp tục thực hiện ở điều kiện đối lưu tự nhiên.
Phương pháp này giảm tổn thất khối lượng thịt lợn 20% và thịt bò 50% nhưng tlđ có
kéo dài.
Đối với thịt ở dạng khối, philê (380 x 380 x 150mm) hoặc phủ tạng (tim, gan,
thận ....) mỡ, các sản phẩm từ thịt như patê, dămbông, xúc xích, chả ... được lạnh đông
bằng cách xếp vào các khay nhôm hoặc thép không rỉ, các khay này được đặt trên các
ngăn đẩy rồi đưa vào phòng hay hầm lạnh đông, hoặc đặt trực tiếp trên các ngăn của tủ
lạnh đông. Để đạt tiêu chuẩn lạnh đông nhanh cần phải lạnh đông với thời gian không
quá 8h. Hiện nay đã áp dụng thiết bị lạnh đông kiểu băng chuyền liên tục, t0kk =-400C
nên tlđ các sản phẩm trên < 60 phút.
4.11.2. Lạnh đông thịt gia cầm.
Chế độ công nghệ và các trang thiết bị để làm lạnh đông thịt gia cầm cũng
giống như ở làm lạnh đông thịt gia súc.
Các con thịt được bao bọc trong các túi và xếp vào các thùng bằng cactông hay
gỗ. Các thùng được xếp sole trong thiết bị lạnh đông để không khí lưu thông đều giữa
chúng. Khả năng xếp được 150 - 200 kg thịt/ m2.
Chế độ lạnh đông:
t0kk =- 300C ; vkk =-4 ÷ 6 m/s ; tổn thất 0,3 ÷ 0,5%
tlđ (gà , vịt ) = 8 ÷ 10 h
tlđ (ngỗng, gà tây ) = 12 ÷ 16 h
Thịt gia cầm làm lạnh đông không qua giai đoạn làm lạnh là tốt nhất. Ngày nay
1 số nước đã áp dụng phương pháp làm lạnh đông thịt gia cầm trong môi trường lỏng,
lúc này còn thịt được bao bọc bằng các màng chất dẻo, được hút hết không khí.
4.11.3. Lạnh đông thuỷ sản.
Vùng biển nước ta nằm trong vùng có nhiều chỗ gặp nhau của các dòng nước
và có khí hậu nhiệt đới nên có nhiều hải sản quý. Trữ lượng hải sải của ta rất lớn, theo
số liệu của liên hiệp quốc và FAO nghiên cứu cho thấy trữ lượng hải sản của ta đạt tới
khoảng 10 triệu tấn bao gồm cá tầng trên, cá tầng dày và gần đáy, các loại tôm, mực...
Vì vậy chúng ta phấn đấu xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản lạnh đông với tỉ lệ lớn như
NQ IV đã đề ra “ Ngành hải sản phải sớm trở thành 1 ngành sản xuất những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực, chẳng những đảm bảo nhập khẩu đủ các phương tiện hiện đại hóa
ngành mình, mà còn phải tăng tích luỹ ngoại tệ của Nhà nước để phát triển ngành kinh
tế quốc dân”.
1. Chế biến lạnh đông các loại cá:
- 61 -
Cá lạnh đông phải có chất lượng cao, hiện nay trên thế giới lưu thông những
mặt hàng cá lạnh đông phổ biến sau đây:
- Round fish: cá nguyên con tự nhiên như mới đánh lên (không qua xử lý)
- Drawn fish: Cá nguyên con nhưng đã rút sạch các cơ quan nội tạng bên trong.
-Dressed fish : Cá đã bỏ đầu và mổ bụng, loại bỏ các cơ quan nội tạng , cắt xén
vây, đuôi...
- Fillets fish : Cá đã mổ xẻ loại bỏ xương sống để lấy phần thịt lườn ở hai bên
mông.
- Stearo: Cá cắt khúc, còn để nguyên xương và da (thịnh hành úc, tận Gia Ba,
Hồng Kông, Châu Á)
Tuỳ theo loại cá và mặt hàng mà cá được làm lạnh đông trong các phòng lạnh
đông nhanh bằng không khí, hơăc trong tủ lạnh đông, hoặc được lạnh đông theo kiểu
nhúng và tưới.
Sau khi lạnh đông xong cá phải được bọc kín bằng một lớp áo băng (tráng
băng) để hạn chế qúa trình bốc hơi và sự oxi hóa, bằng cách nhúng vào bể nước có
nhiệt độ bằng 0 ÷20C có pha cho nồng độ 2 ÷ 5ppm.
Thời gian thực hiện qui trình:
- Chọn phân loại không quá 1h.
- Xử lý nguyên liệu không quá 2h.
- Bao gói đóng thùng không quá 1h
- Chờ làm lạnh đông không quá 8h (để ở phòng lạnh thường)
- Làm lạnh đông nhanh không quá 5h.
- Bọc áo băng khôngquá 45 giây (nhúng trong 3 ÷ 7 giây)
2. Lạnh đông tôm:
Tôm là loại hải sản có giá trị kinh tế cao ở thị trường trong nước và trên thế
giới. Khâu quyết định sản phẩm có chất lượng cao là giữ độ tươi của tôm nguyên liệu
trước khi đưa vào dây chuyền chế biến.
Sau khi qua các khâu xử lý tôm được làm lạnh đông nhanh ở t0 = 400C trong
thời gian 4 ÷6 giờ, cần phải cho máy lạnh chạy trước đến khi nhiệt độ trong tủ lạnh
đông hoặc trong hầm lạnh đông đạt -400C mới ban đầu cho tôm vào.
Thời gian thực hiện qui trình ở thực tế nước ta như sau:
- Từ rửa đến vặt đầu ≤ 90 phút.
- Phân loại xếp khuôn ≤ 30 phút.
- Chờ chạy đông ≤ 4h
- Lạnh đông ≤ 6h
- Tách khuôn, hàn kín túi ≤ 40 phút
- 62 -
- Chờ đợi đưa vào kho bảo quản ≤ 40 phút
4.11.4. Làm lạnh đông rau quả.
Rau quả lạnh đông ngày nay đã trở thành một mặt hàng có thị trường rộng lớn
trên thế giới. Chỉ có sản phẩm rau quả lạnh đông mới giữ được nhiều nhất các giá trị
quí so với khi chế biến bằng các phương pháp khác (sấy, muối, đóng hộp ...). Người ta
đã chứng minh bằng lạnh đông siêu nhanh rau quả thì rau quả tiếp tục sống và phát
triển sau khi tan giá và làm ấm thích hợp.
Rau quả phải qua giai đoạn chế biến sơ bộ (chọn, rửa...) để loại bỏ những phần
kém dinh dưỡng, qua giai đoạn xử lý nhiệt (chần, hấp ) để giữ màu, diệt men ôxi hóa,
diệt VSV, tách không khí. Sau đó được làm lạnh đông trong thiết bị lạnh đông nhanh
với t0kk ≤ -350C ÷ -400C
Rau quả có thể làm lạnh đông ở dưới dạng rời, quả hay được cắt thái.
Ngày nay người ta chú ý phát triển nhiều loại sản phẩm dạng hỗn hợp lạnh
đông gồm :
- Các loại rau (để nấu xúp)
- Các loại rau với quả
- Các loại rau với thịt
- Các loại rau với thuỷ sản (tôm, cá, mực ...)
Sử dụng các mặt hàng này rất thuận lợi cho công tác phục vụ ăn uống công
cộng cũng như ăn uống gia đình. Mặt khác hỗn hợp rau quả lạnh đông thường được
phối chế theo công thức tối ưu về giá trị dinh dưỡng, về giá trị tiêu hóa.
- 63 -
CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT BẢO QUẢN THỰC PHẨM
ĐÃ LẠNH ĐÔNG
Kỹ thuật bảo quản lạnh đông thực phẩm phải đi kèm và phù hợp với kỹ thuật
làm lạnh đông thực phẩm. Để làm lạnh đông tốt, có bảo quản lạnh đông tốt thì sản
phẩm mới đạt yêu cầu của kỹ thuật làm lạnh đông nói chung là rất thấp, kìm hãm rất
mạnh những qúa trình biến đổi bất lợi trong thực phẩm, nhưng thực ra những qúa trình
ấy vẫn còn tác dụng đáng kể do thời gian bảo quản lâu và do những sự biến thiên điều
kiện chế độ bảo quản (dao động t0, ϕ)
5.1. Các biến đổi sinh lý hóa của thực phẩm trong quá trình bảo quản
lạnh đông
5.1. Những biến đổi có lý của thực phẩm trong qúa trình bảo quản lạnh đông -
Ý nghĩa của qúa trình trao đỏi nhiệt và trao đổi ẩm khi bảo quản.
Điều kiện bảo quản sản phẩm đã làm lạnh đông tốt nhất là làm sao bảo đảm sự
cân bằng trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm giữa sản phẩm và môi trường bên ngoài. Những
điều này không thực hiện được vì 2 nguyên nhân sau:
- Do ban đầu nhiệt độ của sản phẩm làm lạnh đông không đều theo bề dày sản
phẩm, và nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiệt độ không khí trong phòng bảo quản, do đó
xuất hiện sự truyền nhiệt từ môi trường vào sản phẩm.
- Bề mặt của thiết bị làm lạnh luôn luôn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không
khí xung quanh, do đó làm ngưng tụ một phần ẩm tại đây (ẩm này bốc lên từ bề mặt
sản phẩm và do bốc hơi nên nhiệt độ bề mặt sản phẩm ngày càng giảm dần) do đó sự
truyền nhiệt vẫn xảy ra cả khi đạt được sự cân bằng nhiệt độ ở trong toàn khối sản
phẩm.
Nguồn nhiệt không đổi từ ngoài vào sản phẩm gây sự bốc ẩm liên tục, tương tự
như sự thăng hoa nước đá. Vì ẩm ở sản phẩm đều ở dạng tinh thể đá nên thực tế không
có sự khuếch tán ẩm trong sản phẩm, nên ở phần ngoài (bề mặt) sản phẩm dần dần tạo
nên 1 lớp xốp ngày càng sâu vào trong. Lớp xốp vẫn giữ nguyên cấu trúc tế bào, mô
cơ, không thấy hiện tượng co rút mô cơ rõ rệt, lúc này không khí lại chui vào đầy các
mao quản trong khối xốp, và tăng cường sự tương tác giữa O2 của không khí và tế bào
sản phẩm, gây nên những biến đổi không thuận nghịch về mùi vị, màu, dạng bên ngoài
và các tính chất khác của sản phẩm (sản phẩm trở nên rắn, khô, không có mùi vị ngon
kho nấu, màu trở nên đậm hơn, xấu hơn ...). Bay hơi ẩm và làm khô bề mặt, gây nên
tổn hao khối lượng và giảm phẩm chất sản phẩm (nhất là thịt) một cách trầm trọng.
Theo nhiều nghiên cứu biết mức độ sấy khô lớp bề mặt sản phẩm phụ thuộc vào
nguồn nhiệt từ ngoài vào phòng. (Mỗi Kcalo nhiệt từ ngoài vào làm bay hơi 0,2 ÷ 0,2g
ẩm) cho nên sự tổn thất sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào mùa bảo quản, vị trí nhà
lạnh. Tốt nhất phòng bảo quản sản phẩm lạnh đông phải không gần tường ngoài, dùng
các phòng khác để chắn, dùng hành lang ngoài bao bọc ...
- 64 -
Ngoài ra người ta còn dùng bao bì bằng polyetylen, poly amit ... thật kín để bao
gói sản phẩm. Ở các xí nghiệp thịt của Mỹ còn dùng 1 loại sáp tổng hợp (wax) sáp này
nóng chảy ở -30C và dễ tách khỏi thịt khi làm tan giá.
5.1.2. Những biến đổi sinh hóa của sản phẩm động vật trong khi bảo
quản lạnh đông.
Những biến đổi hoá học, sinh hóa vẫn tiếp tục xảy ra trong thực phẩm trong qúa
trình bảo quản lạnh đông (nhất là ở thịt, cá ngay cả ở t0 = -650C), do đó tác dụng của
môi trường xung quanh như các qúa trình oxy hóa mỡ, gây hỏng sản phẩm có mùi vị
ngoại lai, khó chịu, khét ... và do ngay chính hệ men trong bản thân sản phẩm gây ra
qúa trình tự phân huỷ các chất cấu tạo nên tế bào và bắp cơ.
Ở thịt sự phân huỷ glycogen càng giảm khi bảo quản nhiệt độ càng thấp, qúa
trình tạo axit lactic cũng bị giảm mạnh nên càng ít ảnh hưởng đến sự chuyển dịch pH
của môi trường thịt.
Khi bảo quản thị lượng NH3 tăng lên 1,5 ÷ 2 lần do Protit phân huỷ, hàm lượng
hợp chất axit hòa tan của phốtpho hữu cơ có cũng như vô cơ tăng lên là do phôtphatit
và các hóa chất có chứa phôtpho bị phân huỷ. Hàm lượng vitamin giảm, đối với
vitamin tan trong mỡ thì kém bền hơn. Như toko ferd trong nhiều trường hợp hầu như
phá vỡ hoàn toàn làm giảm khả năng chống oxy hoá của mỡ, nhưng vitamin A thì hầu
như giữ nguyên sau thời gian dài.
5.1.3. Biến đổi cấu trúc bắp thịt và hệ thống keo tế bào động vật.
Do những biến đổi cơ lý, sinh hóa, hóa học mà hệ thống keo protit (và do đó cả
cấu trúc bắp thịt) cũng chịu nhiều biến đổi, làm giảm hàm ẩm của bắp thịt, tăng tổn
thất dịch bào khi làm tan giá. Thường nó phụ thuộc vào:
- Mức độ của qúa trình tự phân huỷ trước khi làm lạnh đông
- pH của bắp thịt
- Nhiệt độ và thời gian bảo quản.
Trong qúa trình bảo quản lạnh đông sự tái lập tinh thể là 1 hiện tượng rất tai
hại. Một số tinh thể bé bị tan ra và tinh thể to ngày càng được dưỡng và phát triển to
hơn. Hiện tượng này rõ nhất khi có dao đọng nhiệt độ bảo quản. Do vậy trong bảo
quản lạnh đông chỉ cho phép trong 1 ngày chênh lệch nhiệt độ ± 1,50C một lần thôi.
Trong thời gian bảo quản lạnh đông thịt các mô liên kết cũng chịu những biến
đổi cơ bản, tăng hàm ẩm và khả năng nhừ khi nấu. Do biến đổi cấu trúc mà độ chắc
của mô bắp và mô liên kết cũng giảm.
- 65 -
5.1.4. Những biến đổi trong thực phẩm từ thực vật (rau, qủa) khi bảo
quản lạnh đông:
Khi bảo quản lạnh đông trong rau qủa xảy sự sự biến đổi về axit, độ ngọt (hệ số
vị), thành phần chất khô, hệ VSV và men.
Khi bảo quản ở nhiệt độ càng cao thì hàm lượng chất khô và độ axit của dịch
bào càng tăng, hàm lượng đường giảm rất mạnh, dưới tác dụng của men invectaza
đường saccaroza chuyển hóa khá nhiều, sự chuyển hoá đường saccaroza là qúa trình
thuỷ phân không lợi, nó là giai đoạn đầu của sự tổn thất đường do các qúa trình oxy
hóa khử trong rau quả đã lạnh đông. Do hàm lượng đường giảm, độ axit tăng lên nên
hệ số vị (tỉ số giữa hàm lượng đường và hàm lượng axit) giảm mạnh, khác với qúa
trình xảy xảy khi bảo quản lạnh thì hệ số vị ngọt tăng.
- Các qúa trình oxy hóa (do men oxy hóa tác dụng) làm tổn hao hàm lượng
đường đơn giản (đường khử) và tích tụ của sản phẩm phân huỷ (như axetaldehyt, rượu
etylic, axit ...) và phân huỷ các hợp chất tạo mùi và vị, tạo màu sản phẩm.
Khi bảo quản, nếu nhiệt độ càng cao, thời gian dài thì tổn thất Vitamin C càng
nhiều. Ví dụ bảo quản loại quả nạc bé 9 tháng ở -180C thì Vitamin C còn được 80,2%,
ở -120C còn 22,6% , ở -90C còn 10,2% hàm lượng Vitamin C ban đầu. Đối với quả
ngâm đường hay xirô thì ít tổn thất Vitamin C hơn. Đối với loại quả cần bảo vệ nguồn
cung cấp Vitamin C thì phải bảo quản ở t0 ≤ -180C.
Bảo quản lạnh đông rau quả lâu dài thì làm thay đổi thành phần hệ VSV của
chúng. Bảo quản các loại củ 6 ÷7 tháng ở -90C thì chỉ còn 3 loại trong số 8 loại nấm
men, 5 trong số 7 loại mốc, 5 trong số 8 loại vi khuẩn ... Ở nhiệt độ cao hơn điểm
ơtecti của dịch bào 1 chút thì VSV bị chết rất nhiều. Tuy vậy trong qúa trình bảo quản
vẫn tích tụ 1 lượng đáng kể rượu etylic do qúa trình lên men của nấm men.
5.2. Kỹ thuật bảo quản một số thực phẩm đã làm lạnh đông.
5.2.1. Bảo quản lạnh đông thịt và sản phẩm từ thịt gia súc .
1. Thịt và phủ tạng.
Thịt chất thành từng đống, từng dây trên các sàn hay bệ gỗ, tải trọng xếp 0,3 ÷
0,45 tấn/m3. Đốivới thịt khối (blốc) có thể xếp 0,65 tấn/ m3.
Chế độ bảo quản cho tất cả các loại sản phẩm đều như nhau và có t0kk = -18 ÷
-230C, ϕkk = 95 ÷ 98% và không có không khí chuyển động cưỡng bức. Trong những
điều kiện công nghệ thuận lợi và t0 = -200C thì thời gian bảo quản thịt bảo đảm chất
lượng là 17 tháng Å 12 tháng để bảo quản lâu dài thì t0bq < -300C
Đối với phủ tạng được làm lạnh đông thành từng khối và bảo quản ở chế độ
nhiệt độ như thịt, nhưng thời gian bảo quản ngắn hơn. Các loại tuyến nội tiết được bảo
quản trong các bao bì cẩn thận ở nhiệt độ < -180C trong thời gian 3 ÷ 6 tháng.
2. Các sản phẩm từ thịt.
- 66 -
- Thịt muối: Đựng trong các thùng gỗ, phải bảo quản trong các phòng riêng
biệt.
Chế độ bảo quản : t0 = 0 ÷ -50C ; ϕ = 80 ÷ 82%
Tbảo quản = 6 tháng
- Thịt xông khói, lạp xưởng ... bảo quản ở -7 ÷ -90C ; ϕ = 85 ÷ 90% cùng
khoảng 6 tháng
- Mỡ : Bảo quản ở t0 = ≤ -80C ; ϕ = 90% ; tbảo quản < 6 tháng.
5.2.2. Bảo quản thịt gia cầm lạnh đông.
Sau khi lạnh đông, thịt được xếp vào phòng bảo quản rất chặt theo từng khối
(từng lô) trên sạp gỗ. Chế độ bảo quản cũng tương tự như ở thịt gia súc.
Đối với ngỗng và vịt vì thịt có nhiều mỡ nên bảo quản tương đối khó và thời
gian không dài, thường chế độ bảo quản phải thấp hơn và thường < -200C
5.2.3. Bảo quản cá lạnh đông và sản phẩm từ cá:
Chế độ bảo quản cá lạnh đông và sản phẩm của nó cũng giống như các sản
phẩm lạnh đông khác.
Định mức trung bình cho 1m3 phòng bảo quản cá cho phép 0,3 ÷ 0,5 tấn/m3, đối
với cá phi lê thì 0,5 tấn/m thời gian bảo quản cho phép phụ thuộc vào loại cá và
phương pháp lạnh đông nhưng có thể từ 2 ÷ 9 tháng đối với cá bọc đá thì thời gian bảo
quản tăng lên từ 1 ÷ 3 tháng. Đối với cá có nhiều mỡ thì nhiệt độ bảo quản lạnh đông
thích hợp là -300C hoặc thấp hơn.
- Đồ hộp cá bảo quản ở t0 = 0 ÷ -20C ; ϕ = 75 ÷ 80% được 6 tháng.
- Cá muối có mùi đặc biệt nên phải bảo quản ở phòng riêng biệt ở t0 = 0 ÷ -
200C; ϕ = 85 ÷ 90% có thể được từ 4 tháng (muối nhạt) đến 8 tháng (mặn).
- Trứng cá tươi bảo quản ở -2 ÷ 30C ; ϕ = 85 ÷ 90% . tbảo quản dưới 4 tháng, còn
trứng cá muối cũng ở chế độ đó thì bảo quản được 8 tháng. Trứng cá được đựng trong
các lọ, hay hộp, xếp vào các thùng to để trong phòng bảo quản có bệ gỗ ở dưới
5.2.4. Bảo quản rau quả lạnh đông.
Sau khi kết thúc qúa trình lạnh đông, chúng được đóng vào các thùng có thể
tích lớn chứa 15-20kg, trong phòng bảo quản các sản phẩm rau quả lạnh đông được
xếp thùng nọ lên thùng kia thành từng khối trên các sạp gỗ.
Chế độ nhiệt độ thích hợp để bảo quản rau lạnh đông là từ -18 ÷ -250C đối với
các sản phẩm rau có trộn thêm đường thì nhiệt độ bảo quản phải thấp hơn và thường là
-23 ÷ -250C. Thời gian bảo quản tương ứng với chất lượng tốt của thực phẩm là 6 ÷ 8
tháng. Nhiệt độ bảo quản lạnh đông càng giảm bao nhiêu thì sự thay đổi chất lượng
của rau quả càng ít bấy nhiêu, do đó thời gian bảo quản càng được lâu hơn.
- 67 -
Rau quả bảo quản lạnh đông ở -180C hầu như không thay đổi các chất đường,
bột, các chất đạm, chất béo và các chất khoáng. Đối với 1 số rau quả lạnh đông không
chần thì qua thời gian bảo quản lượng đường kép (saccanoza) do tác dụng của men
invertaza sẽ bị thuỷ phân.
Một trong những thành phần của rau quả lạnh đông kém bền nhất là axit
ascobic (Vi C) Vi C rất dễ bị phân huy. Rau quả chần có tác dụng rất quan trọng trong
việc bảo vệ hàm lượng Vi C
- 68 -
CHƯƠNG 6: TAN GIÁ VÀ LÀM ẤM THỰC PHẨM
* Sơ đồ kỹ thuật làm lạnh và làm lạnh đông thực phẩm:
Làm tan giá và làm ấm thực phẩm đã bảo quản lạnh và lạnh đông là khâu cuối
cùng trước khi đưa đi sản xuất, chế biến hoặc đem sử dụng, tiêu thụ trên thị trường .
Khâu tan giá và làm ấm cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng
các sản phẩm. Các qui trình công nghệ ở những giai đoạn trước làm tốt, nhưng giai
đoạn tan giá và làm ấm không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì sản phẩm cũng trở thành
hư hỏng.
Làm tan giá và làm ấm là hai qúa trình ngược với qúa trình làm lạnh đông và
làm lạnh.
Yêu cầu kỹ thuật của làm tan giá và làm ấm cũng rất chặt chẽ như các giai đoạn
làm lạnh đông và làm lạnh.
6.1. Làm tan giá
6.1.1. Yêu cầu chung.
Trong kỹ thuật lạnh đông thực phẩm, công đoạn tan giá là khâu xử lý cuối cùng
của sản phẩm trước khi đưa tới khâu làm ấm. Nếu khâu tan giá không thực hiện tốt thì
sản phẩm sẽ bị tổn thất khối lượng nhiều do dịch chất mất đi trong qúa trình tan giá,
làm hư hỏng lớp bề mặt của sản phẩm và nhiễm nhiều VSV. Khác với qui tình kỹ
thuật làm lạnh thực phẩm, kỹ thuật lạnh đông thực phẩm tạo ra những biến đổi sâu sắc
trong cấu trúc của hệ thống tế bào sản phẩm, của màng tế bào và kể cả thành phần hóa
học của dịch bào. Vì vậy nói chung là sản phẩm lạnh đông cần tan giá thế nào để đủ
điều kiện và thời gian cho qúa trình phục hồi toàn bộ những tính chất ban đầu (trước
khi làm lạnh đông ) của sản phẩm.
Làm tan giá là qúa trình ngược với qúa trình lmà lạnh đông, có tác dụng biến
nước ở trạng thái băng trong sản phẩm sang trạng thái lỏng và khôi phục tính chất tự
nhiên ban đầu của sản phẩm.
Bắt đầu của qúa trình là nâng nhiệt độ sản phẩm từ nhiệt độ lạnh đông đến điểm
nóng chảy của dịch bào (t = -1 ÷ -20C) đó là qúa trình tan băng. Yêu cầu chủ yếu đặt ra
Nguyên liệu
Làm lạnh Bảo quản lạnh
Làm lạnh đông Trữ đông Tan giá
Làm ấm Chế biến, tiêu thụ
- 69 -
là làm sao cho tổn thất dịch chất ít nhất, tổn thất dịch chất càng ít thì khả năng phục
hồi tính chất ban đầu của sản phẩm càng bảo toàn.
Mức độ tổn thất dịch chất trong qúa trình tan giá phụ thuộc chủ yếu vào phương
pháp làm lạnh đông, vào thời gian bảo quản và phương pháp làm tan giá, ngoài ra còn
phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm, phụ thuộc vào độ pH.
Cơ chế của những qúa trình sinh lý, sinh hóa và hóa học trong qúa trình tan giá
cũng phức tạp như khi làm lạnh đông.
Trong qúa trình tan giá đồng thời có qúa trình hấp thụ lại nước, (do băng tan ra
ở các gian bào) của tế bào và sợi cơ, mà mức độ hấp thụ lại nước này sẽ quyết định
mức độ tổn hao dịch chất. Nếu qúa trình làm lạnh đông chậm, thời gian bảo quản lâu,
nhiệt độ bảo quản không ổn định thì dễ xảy ra hiện tượng tái lập tinh thể, nên các tinh
thể băng chủ yếu tập trung ở gian bào với kích thước tinh thể băng ngày càng lớn, gây
tác động cơ học giữa các tinh thể băng trong và ngoài tế bào, làm rách tế bào, khó bảo
toàn tính chất ban đầu của sản phẩm.
Vì vậy, trong qúa trình làm tan giá cần phải đủ thời gian, tức là làm tan giá
chậm để nước do băng tan ra được hấp thụ trở lại trong tế bào và sợi cơ, tái tạo lại các
dạng liên kết ban đầu của chúng. Nếu qúa trình làm lạnh đông đã làm chết hoặc phá vỡ
nhiều tế bào, làm biến tính Protein ở mức độ lớn, làm giảm khả năng hấp thụ lại nước
của tế bào, thì khi đó nước tan ra từ băng sẽ chảy ra ngoài, mang theo dịch chất.
* Tóm lại yêu cầu của kỹ thuật tan giá bao gồm:
- Tổn thất dịch chất ít nhất (tan giá chậm, tăng thời gian làm tan giá)
- Tổn thất khối lượng sản phẩm ít nhất(tăng độ ẩm tương đối ϕ của không khí)
- Đảm bảo yêu cầu vệ sinh cao nhất ϕ% thấp)
- Thời gian ngắn nhất (tan giá nhanh, tăng nhiệt độ chất tải nhiệt)
Trong thực tế không thể cùng một lúc một phương pháp lại thoả mãn cả 4 yêu
cầu trên, mà tuỳ theo yêu cầu cụ thể của sản phẩm, phương pháp và mục đích sử dụng
sau này ... mà có thể bỏ qua yêu cầu này hoặc yêu cầu khác.
Như đã nói ở trên, khi làm tan giá thì đạt được yêu cầu là tổn thất dịch chất ít
nhất, nhưng lại phải tăng thời gian của qúa trình , do đó sẽ tăng giá thành sản phẩm. Sự
hao hụt khối lượng sẽ ít nếu sản phẩm tan giá ở ϕkk cao. Song khi đó bề mặt của sản
phẩm bị bẩn, VSV phát triển, sản phẩm có thể bị phủ lớp nhờn, điều này có tránh được
nếu bề mặt của sản phẩm ở trạng thái khô, song lúc đó sự hao hụt về khối lượng lại
tăng lên. Có thể rút ngắn thời gian tan giá bằng cách tăng nhiệt độ của chất tải nhiệt,
nhưng lúc đó lại tăng thất dịch chất.
Như vậy các yêu cầu nêu ở trên để lựa chọn chế độ và phương pháp làm tan giá
mâu thuẩn nhau và trong 1 số trường hợp còn loại trừ lẫn nhau. Vì thế khó trả lời câu
hỏi phương pháp và những điều kiện nào để làm tan giá sản phẩm tốt nhất. Thường lựa
chọn phương pháp làm tan giá phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.
- 70 -
6.1.2. Các phương pháp làm tan giá.
1. Tan giá chậm trong không khí.
a/ Tan giá chậm trong không khí với nhiệt độ bề mặt sản phẩm thấp hơn nhiệt
độ điểm sương của không khí. Với phương pháp này khi tan giá sẽ tăng nhiệt độ không
khí từ 00C lên tới 6 ÷ 80C trong thời gian 3 ÷ 5 ngày, độ ẩm ϕkk = 90 ÷ 92%. Phương
pháp này có 1 số ưu điểm là sản phẩm không bị giảm khối lượng do bay hơi, tổn thất
dịch chất khi tan giá và chế biến sơ bộ sau này không lớn lắm. Tuy nhiên có nhược
điểm là do ϕkk cao nên cho bề mặt thịt biến đổi, có hiện tượng hút ẩm ngưng tụ làm
tăng khối lượng 1,5 ÷ 2%. Sau khi tan giá, thịt này cần phải sấy lại bằng không khí ở
00C và ϕkk = 65 ÷ 70% cho ráo bề mặt.
b. Tan giá chậm trong không khí với nhiệt độ bề mặt cao hơn nhiệt độ điểm
sương của không khí.
Nhiệt độ của không khí tăng lên từ 00C đến 60C trong 3 ÷ 5 ngày đối với gia
súc; 24 ÷ 30h đối với gia cầm, độ ẩm ϕkk = 65 ÷ 70%. Với phương pháp này tổn thất
khối lượng khoảng 3,2 ÷ 4% nhưng tổn thất dịch chất không đáng kể. Phương pháp
này đơn giản và thực tế được áp dụng nhiều.
2. Tan giá nhanh trong không khí.
Dùng không khí tuần hoàn có t0 = 15÷ 200C, độ ẩm ϕkk = 55 ÷ 60% . Phương
pháp này rút ngắn thời gian 2,5 ÷ 3 lần tức là khoảng 15 ÷ 20h. Tổn thất khối lượng
khoảng 3%, còn tổn thất dịch chất trong qúa trình tan giá thì nhỏ, nhưng trong qúa
trình chế biến sau này thì khá lớn, khoảng 2% .
3. Tan giá trong hỗn hợp không khí - hơi nước bằng phương pháp trực tiếp.
Phương pháp này thường dùng để làm tan giá thịt trong các Xí nghiệp sản xuất
patê, lạp xưởng ...
Có thể tiến hành tan giá trong hỗn hợp không khí hơi nước có t0 = 4 ÷ 50C trong
16h hoặc ở t0 = 20 ÷ 250C trong 11- 12h.
4. Tan giá trong nước.
Theo phương pháp này có thể dùng nước ở nhiệt độ 100C với thời gian tan giá
20h hoặc nước ở nhiệt độ 200C trong 10 ÷ 11h (đối với lợn, bò) và 3 ÷ 4 (đối với gà,
vịt), không nên dùng nước nóng hơn vì sẽ làm tăng sự tổn thất dịch chất. Làm tan giá
theo phương pháp này bề mặt thịt bị nhợt nhạt, làm tăng khối lượng 2 ÷ 3% do hút
nước.
Nước làm tan giá cần phải vô trùng để vừa kết hợp làm tan giá, vừa rửa sản
phẩm luôn. Có thể sử dụng dung dịch nước muối NaCl 4% ở nhiệt độ 40 ÷ 600C để tan
giá thịt và cá, không dùng ở nồng độ cao hơn 5% vì lúc đó hiện tượng thẩm thấu làm
cho tế bào bị trương nhiều.
Nói chung phương pháp này rất tốn nước và dễ bị nhiễm VSV.
- 71 -
5. Tan giá trong nước đá.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với cá đã làm lạnh đông, được tiến hành
trong các thùng gỗ hay bể ximăng. Nước đá và cá xếp xen kẻ thành từng lớp mỏng cho
đầy thùng, tỉ lệ nước đá khoảng 30 - 60% so với khối lượng cá. Nước đá nóng chảy ở
00C nên qúa trình tan giá xảy ra ở nhiệt độ không đổi, mà nhiệt độ đóng băng của cá
khoảng -0,5 ÷ -1,50C tại nhiệt độ đó có khoảng 40% nước trong tế bào đóng băng.
Ban đầu qúa trình tan giá tiến hành ở Δt = 15 ÷ 180C đến giai đoạn cuối là giai
đoạn cần nhiều nhiệt lượng nhất để làm tan giá tất cả nước đá trong sản phẩm thì Δt =
1,0 ÷ 1,50C, như vậy đại lượng này rất bé, do đó thời gian tan giá rất dài khoảng 100h.
Phương pháp này có ưu điểm không tổn thất khối lượng và ít tổn thất dịch chất.
6. Tan giá băng dòng điện cao tân.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm.
- Tan giá nhanh hoặc cực nhanh, có thể tính bằng phút.
- Sản phẩm được làm nóng đều hơn
- Thích hợp cho các sản phẩm có hình dáng cố định, chính xác, kể cả sản phẩm
có bao gói.
Tuy nhiên phương pháp này về mặt kỹ thuật và thiết bị phức tạp, có nhiều khó
khăn trở ngại nên chưa được dùng nhiều trong thực tiễn.
Tóm lại, khi chọn phương pháp mà tan giá, người ta căn cứ vào từng loại sản
phẩm khác nhau. Mặt khác còn phải căn cứ vào sản phẩm đó trước đây đã làm lạnh
đông nhanh hay chậm. Nếu sản phẩm làm lạnh đông nhanh thì nên làm tan giá nhanh
để rút ngắn thời gian mà sản phẩm vẫn đảm bảo được sự phục hồi tính chất ban đầu.
Nhưng nếu sản phẩm đã làm lạnh đông chậm thì mất thiết phải làm tan giá chậm.
Nhưng trong thực tế nhiều khi không xác định được sản phẩm đó qua lạnh đông nhanh
hay chậm, nên thường người ta chỉ áp dụng phương pháp làm tan giá chậm.
6.2. Làm ấm.
Làm ấm sản phẩm đã làm lạnh là qúa trình nâng nhiệt độ của sản phẩm sau khi
đã bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0 ÷ 40C hay sản phẩm đã làm tan giá lên đến nhiệt độ bình
thường để đem đi chế biến tiêu thụ.
Cũng như qúa trình tan giá, các sản phẩm đem làm ấm nếu không phải dùng
cho chế biến công nghiệp thì trong qúa trình làm ấm nhất thiết phải tránh làm ấm bề
ặmt sản phẩm, tránh tạo điều kiện cho VSV phát triển.
Làm ấm sản phẩm có thể tiến hành trong không khí hay trong nước ấm, nhưng
bình thường người ta hay làm ấm sản phẩm trong môi trường không khí.
Nhiệt độ bề mặt sản phẩm tăng dần thì các thông số trạng thái của không khí để
làm ấm cũng thay đổi theo.
- 72 -
Sự biến đổi nhiệt độ bề mặt sản phẩm cũng gần đúng theo sự biến đội nhiệt độ
của lớp không khí tại lớp bề mặt sản phẩm.
Nói chung thời gian làm ấm tuỳ loại sản phẩm, khoảng t = 1 ÷ 2 ngày
6.3. Sự biến đổi của sản phẩm trong thời gian làm tan giá và làm ẩm
6.3.1. Biến đổi vật lý.
Thịt làm tan giá có màu đỏ sáng.
Độ đàn hồi của mô cơ thịt cá giảm xuống, do kết quả của sự phá huỷ cấu trúc
mô học. Bề mặt của chúng bị ẩm ướt. Trong khi đó dịch chất trong thịt cá bị chảy ra
ngoài với một lượng nhất định. Phụ thuộc vào qúa trình xảy ra, sự hấp thụ nước trên bề
mặt sản phẩm chiếm ưu thế hay sự tổn thất dịch chất chiếm ưu thế mà khối lượng của
sản phẩm tăng lên hay giảm đi trong qúa trình làm tan giá.
6.3.2. Biến đổi mô học.
Trong tất cả các trường hợp, sau khi làm lạnh đông và bảo quản sản phẩm ở
trạng thái lạnh đông đều tồn tại qúa trình biến đổi cấu trúc mô học của mô cơ. Cho nên
trong qúa trình làm tan giá và làm ấm thì các sợi có ít nhiều bị đứt, đồng thời có sự
biến đổi khoảng cách bên trong giữa các tế bào.
6.3.3. Sự biến đổi vi sinh vật.
Cường độ và mức độ biến đổi của VSV xảy ra phụ thuộc vào phương pháp tiến
hành tan giá. Qúa trình làm tan giá chậm sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của vi sinh vật.
Theo tài liệu nghiên cứu của viện nghiên cứu công nghiệp thịt sữa Liên Xô thì
số lượng VSV phụ thuộc vào phương pháp làm tan giá như sau: Khi làm tan giá trong
không khí thì số lượng VSV tăng lên 1220%, khi làm tan giá bằng hơi nước thì tăng
44 ÷ 88% , khi làm tan giá trong nước thì tăng 6 ÷ 28%.
6.3.4. Biến đổi hóa học và sinh hóa.
Sự biến đổi hóa học và sinh hóa xảy ra với tốc độ nhanh hơn so với khi làm
lạnh, vì có sự phân huỷ cấu trúc và làm tăng sự tiếp xúc giữa các cấu tử riêng lẻ. Chiều
hướng biến đổi này giống như ở thịt cá làm lạnh.
6.4. Thời gian tan giá
* Theo Khristodulo có thể tính thời gian tan giá cho thịt từ -80C Æ -0,50C như
sau:
t = 3 1
0 G
G
tn
m
+ [h]
t0- Nhiệt độ không khí để làm tan giá
- 73 -
G1- Khối lượng 1/2 con lợn hay 1/4 con bò [kg]
G- Hằng số khối lượng vật chuẩn.
G = 30 kg (đ/v lợn ) ; G = 60 kg (đ/v bò)
m,n - hằng số thực nghiệm.
Lợn 1/2 con m = 325 ; n = 1,5
Bò 1/4 con - Trước : m = 455 ; n = 1,8
- Sau : m = 575 ; n = 1,8
* Công thức thực nghiệm tính thời gian làm tan giá đối với sản phẩm đã chế
biến .
t = 11 n1t
m ++
m1, n1 - phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm đã pha chế, đã đóng gọi.
Nếu thịt đóng gói 7 kg thì : m1 = 180 ; n1 = 4
Nếu thịt đóng gói 1 kg thì : m1 = 136 ; n1 = 6,8
* Theo Xen nhitorich đề nghị công thức tính lý thuyết theo giả định rằng qúa
trình tan giá có 2 giai đoạn:
- Làm nóng sản phẩm thì nhiệt độ ban đầu đến điểm đóng băng là qúa trình
nung nóng bình thường của 1 vật rắn, tính như qúa trình truyền nhiệt.
- Giai đoạn 2 là giai đoạn thu nhiệt do nước đá tan chảy.
t2 = ⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ −+Δα
λδ )tt(
q.M
Co21Bi
t4
.q
KEMC2 (h)
Với :
q - ẩm nhiệt tan giá 1 kg sản phẩm ở đun nóng nóng chảy Kcal/kg.
λ - Khối lượng riêng của sản phẩm kg/m3.
δ - Bề dày sản phẩm.
α - Hệ số cấp nhiệt đến bề mặt sản phẩm Kcal / m2h
Δt = t0 - tkk : Hiệu số giữa nhiệt độ môi trường làm tan giá và điểm nóng chảy
của sản phẩm.
Bi =
02
.
λ
αδ : Chuẩn số Bi
λ0 - Độ dẫn nhiệt của sản phẩm tan giá Kcal/ mh0C
Co - Nhiệt dung sản phẩm tan giá Kcal/ kg0C
M - Nghiệm số bé nhất của phương trình M .tgM = Bi
- 74 -
(tmc - tkt) - hiệu số nhiệt độ cuối cùng ở bề mặt sản phẩm khi tan giá và nhiệt độ
nóng chảy của nó.
Nhiều thực nghiệm xác minh sự đúng đắn của các công thức tính toán lý thuyết
trên, và xác định một số chỉ tiêu về thời gian tan giá tốt nhất cho thịt như sau:
Lợn cả con 2 ÷ 3 ngày
Cừu cả con 2 ngày
Bò 1/4 con phía trước 3 ÷ 4 ngày , 1/4 con phía sau 4 ÷ 5 ngày với không khí
tuần hoàn ở 00C ; ϕkk = 70 ÷ 75%.
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Truyen-Ky thuat lanh.pdf
- Thong tin tac gia.pdf