Bài giảng Kỹ năng đương đầu (Confronting skill)
Phát triển cách hành động mới
Việc đương đầu thành công nhất khi TC nhận ra sự bất nhất hoặc mâu thuẫn và phát triển những lối suy nghĩ hay cách hành động mới để đối phó với và giải quyết những bất nhất, mâu thuẫn này.
20 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ năng đương đầu (Confronting skill), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG ĐƯƠNG ĐẦUCONFRONTING SKILL
ĐỊNH NGHĨA
Đương đầu là phản hồi cho TC biết những gì đang thực sự diễn ra.
Phản hồi cho TC biết những bất nhất mâu thuẫn.
Phản hồi cho TC biết những cảm nhận và quan sát của NTV về một mẩu hành vi (pattern), một sự tránh né, v.v.
ĐỊNH NGHĨA
Đương đầu không phải là lời thách đố một cách thẳng thừng và khó nghe.
Hãy nghĩ đến việc đương đầu như một kỹ năng nhẹ nhàng trong đó TVV lắng nghe TC cách tôn trọng và chú tâm, sau đó, giúp TC xem xét bản thân mình hay tình huống một cách đầy đủ.
CÁCH THỨC ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG BẤT NHẤT, MÂU THUẪN
Lắng nghe, quan sát và xác định mâu thuẫn, bất nhất trong những “thông điệp” của TC.
Phản hồi cho TC sự quan sát của NTV về những bất nhất, mâu thuẫn này.
Lắng nghe, quan sát và xác định mâu thuẫn
Sự khác biệt và mâu thuẫn từ bên trong thân chủ
Giữa hai hành vi không lời: thân chủ có thể nói rất trôi chảy về một đề tài nhưng nếu quan sát kỹ thì thấy rằng dù thân chủ cười nhưng bàn tay lại nắm chặt.
Giữa hai câu nói: Trong một câu nói, thân chủ có thể đưa ra 2 ý tưởng hoàn toàn trái ngược nhau (“Con trai tôi rất hoàn hảo, nhưng nó không tôn trọng tôi.”)
Lắng nghe, quan sát và xác định mâu thuẫn
Sự khác biệt và mâu thuẫn từ bên trong thân chủ
Giữa điều thân chủ nói và điều thân chủ làm: Một phụ huynh có thể nói rằng rất thương con nhưng lại hay đánh đập con.
Giữa lời nói và hành vi không lời: “Câu hỏi đó đâu có làm em khó chịu” (nói với gương mặt đỏ bừng và bàn tay nắm chặt ).
Lắng nghe, quan sát và xác định mâu thuẫn
Sự khác biệt và mâu thuẫn từ bên trong thân chủ
Nghẹn lời, nói lắp, do dự ngập ngừng: Khi đối mặt với những vấn đề khó hoặc phải nói ra một điều không thoải mái, thân chủ thường có những biểu hiện: khàn giọng, tằng hắng, cà lâm, do dự ngập ngừng.
Lắng nghe, quan sát và xác định mâu thuẫn
Sự khác biệt và mâu thuẫn giữa thân chủ và thế giới bên ngoài
Giữa thân chủ và người khác: để ý đến và tìm ra mâu thuẫn trong tương quan với người khác là một vài trò chủ đạo của TVV.
Lắng nghe, quan sát và xác định mâu thuẫn
Sự khác biệt và mâu thuẫn giữa thân chủ và thế giới bên ngoài
Giữa thân chủ và tình huống: thế giới lý tưởng của thân chủ khác với thế giới thực sự của thân chủ.
Thí dụ: “Em muốn vào trường y, nhưng em không đủ điểm”, “Tôi muốn tìm có công việc phù hợp với khả năng của mình, và gần nhà”.
Lắng nghe, quan sát và xác định mâu thuẫn
Sự khác biệt và mâu thuẫn giữa thân chủ và thế giới bên ngoài
Mâu thuẫn giữa các mục tiêu của thân chủ: thân chủ mong muốn 2 điều đối lập nhau.
Ví dụ: làm vui lòng cha mẹ và được bạn bè chấp nhận. Muốn bạn bè chấp nhận thì phải đi chơi thường xuyên và không chú tâm học nhiều. Muốn làm vui lòng ba mẹ thì phải lo chú tâm học cho giỏi.
Phản hồi cho TC những bất nhất
Dùng mẫu câu:
“ Một mặt . . ., nhưng mặt khác . . .”
“ Em nói . . . Nhưng/ trong khi em làm . . .”
“ Cô thấy có lần em . . . Và lần khác em . . .”
“ Lời nói của em cho thấy . . . Còn hành động của em cho thấy . . .”
Kèm theo câu hỏi kiểm tra lại quan sát của TVV có chính xác không.
CÁCH THỨC ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SỰ TRÁNH NÉ, MẨU HÀNH VI
“Tôi cảm thấy mỗi lần nhắc đến chủ đề này em đều không trả lời. Em muốn chạy trốn cho tới bao giờ.”
“Tôi quan sát và nhận thấy em luôn trách cứ bản thân mình. Điều này giúp ích được gì cho em?”
“Tôi cảm nhận dường như em đang tự dối lòng mình”
THANG ĐO SỰ THAY ĐỔI
1. Phủ nhận
2. Bắt đầu xem xét
3. Chấp nhận và nhận ra sự việc nhưng không thay đổi
4. Nghĩ đến giải pháp để thay đổi
5. Phát triển cách hành động mới
Phủ nhận
“Tôi không tức giận về chuyện ly hôn. Nó đã xảy ra. Tôi cảm thấy buồn và tổn thương nhưng không hề tức giận”
Bắt đầu xem xét
“Đúng, tôi cảm thấy tổn thương, và có lẽ tôi cũng nên tức giận, nhưng thật sự tôi không cảm thấy tức giận.”
Chấp nhận nhưng không thay đổi
“Tôi nghĩ là tôi có những cảm xúc lẫn lộn. Tôi cảm thấy tổn thương về cuộc hôn nhân này, và tôi bây giờ tôi cũng nhận ra rằng tôi tức giận thế nào về cuộc hôn nhân đổ vỡ của tôi.”
Nghĩ đến giải pháp để thay đổi
“Đúng là tôi đã tránh né cảm xúc giận dữ vì tôi nghĩ nó sẽ ngăn cản tôi, không cho tôi tiếp tục đi tới. Nhưng giờ đây tôi biết rằng tôi cần phải cảm nhận và chấp nhận cảm xúc tức giận là một phần của những gì tôi đang trải nghiệm về cuộc hôn nhân tan vỡ của tôi. Chính điều này sẽ giúp tôi đi tới.”
Phát triển lối suy nghĩ và hành động mới
“Chị đã giúp tôi nhận ra cảm xúc và suy nghĩ lẫn lộn là một phần của mọi mối quan hệ. Tôi đã mong đợi quá nhiều. Nếu như tôi biết biểu lộ sự tổn thương và tức giận của mình cách hữu hiệu hơn, có lẽ tôi không phải kết thúc bằng cuộc ly hôn. Đây là một bài học quý báu dù tôi phải trả giá rất đắc. Tôi đang tập ý thức về cảm xúc của mình và tập biểu lộ các cảm xúc tiêu cực của mình cách lành mạnh.”
Phát triển cách hành động mới
Việc đương đầu thành công nhất khi TC nhận ra sự bất nhất hoặc mâu thuẫn và phát triển những lối suy nghĩ hay cách hành động mới để đối phó với và giải quyết những bất nhất, mâu thuẫn này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ky_nang_duong_dau_confronting_skill.ppt