Trong những năm gần đây, việc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa các khí cụ điện trong công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ngày càng phát triển nhanh chóng. Số lượng khí cụ điện được sử dụng trong các ngành tăng lên không ngừng. Mặt khác, các khí cụ điện ngày càng được cải tiến và càng hoàn thiện về phương diện kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng là an toàn, đảm bảo thao tác đúng và tin cậy, đồng thời tuổi thọ cao.
Với một vai trò quan trọng như vậy và xuất phát từ yêu cầu, kế hoạch đào tạo chương trình môn học “Khí cụ điện” của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Chúng tôi đã biên soạn giáo trình “Khí cụ điện” gồm 3 chương với nội dung cơ bản sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết khí cụ điện
- Chương 2: Khí cụ điện hạ áp
- Chương 3: Khí cụ điện cao áp
Giáo trình được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy, tài liệu học tập cho đối tượng là sinh viên đại học ngành kỹ thuật điện của trường và cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành liên quan và các kỹ sư, kỹ thuật viên quan tâm nghiên cứu khí cụ điện.
170 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khí cụ điện - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lộn
và bị kéo dài ra và dễ đứt, làm cho hồ quang nhanh chóng bị dập tắt.
3. Ưu nhược điểm và ứng dụng
Máy cắt nhiều dầu dùng để đóng cắt ở dạng điện áp cao, có Ul 35kV. Dùng
trong các trạm biến áp trung gian và các trạm biến áp khu vực.
Máy cắt của máy cắt nhiều dầu là kích thước, trọng lượng, cần phải làm sạch
133
dầu, bảo dưỡng, sửa chữa phúc tạp và dễ gây ra cháy nổ.
Hình 3.2. Máy cắt nhiều dầu 110kV, dòng điện định mức 2000A, công suất cắt
8000MVA do Liên Xô (cũ) chế tạo
1 : Vỏ thùng
2 : Cơ cấu hầm dầu
3 : Cách điện vỏ thùng
4 : Tiếp điểm động
5 : Thanh truyền động
6 : Buồng dập hồ quang
7 : Ống dẫn hướng
8 : Sứ xuyên
9 : Máy biến dòng điện
Hình 3.2 Máy cắt nhiều dầu Liên Xô chế tạo
3.1.3. Máy cắt ít dầu
Máy cắt ít dầu ra đời sau máy cắt nhiều dầu, với mục đích giảm kích thước và
trọng lượng, cách điện dầu được thay bằng cách điện rắn. Trong máy cắt ít dầu, dầu
chỉ dùng để dập hồ quang, không làm nhiệm vụ cách điện như ở máy cắt nhiều dầu.
Thân máy kiểu treo gắn trên sứ cách điện cả ba pha trên cùng một khung đỡ,
mỗi pha (cực) có một chỗ cắt với buồng dập tắt hồ quang riêng
1. Cấu tạo
Hình 3.3 Máy cắt ít dầu
1. Buồng dập hồ quang.
2. Tiếp điểm tĩnh.
3. Tiếp điểm động.
4. Thanh truyền động.
5. Dây dẫn mềm.
2. Nguyên lý hoạt động
Để đóng cắt điện nhờ thanh truyền động 4. Khi đưa thanh truyền 4 lên trên tiếp
điểm động 3 tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh 2 cấp điện cho tải. Khi đưa thanh truyền 4
xuống dưới tiếp điểm động 3 rời khỏi tiếp điểm tĩnh 2 cắt điện ra khỏi tải.
134
Dập hồ quang: khi cắt mạch điện, hồ quang đốt nóng dầu, sinh ra khí áp suất
lớn vì buồng dập hồ quang bị bít kín. Khi tiếp điểm động di chuyển lên sẽ mở khe
ngang và buồng hơi áp suất cao sẽ phụt ra, hồ quang bị kéo dài và tắt.
Hình 3.4 Dập tắt hồ quang
3. Ưu nhược điểm và ứng dụng
Máy cắt ít dấu có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ nó chỉ làm việc với điện áp từ
6-10kV, cũng có một số máy chế tạo làm việc với điện áp tới 20kV.
Khi mạch được đóng thì tiếp điểm số 1 có điện, rất nguy hiểm vì vậy vỏ máy
cắt ít dầu thường được sơn màu đỏ và thường kèm kí hiệu nguy hiểm.
Ưu điểm chính của máy cắt ít dầu là kích thước nhỏ gọn, khối lượng dầu không
đáng kể. Nhược điểm của máy cắt nà là công suất bé hơn loại nhiều dầu. Mặt khác vì
lượng dầu ít nên dầu mau bị bẩn, chất lượng giảm nhanh, phải thay dầu. Ở máy này
không có thiết bị hâm nóng dầu, vì vậy không thể lắp đặt ở nơi có nhiệt độ thấp.
Ngày nay số lượng máy cắt ít dầu ít dần, vì nó không cạnh tranh được những
máy cắt tiên tiến khác.
Hình 3.5. Kích cỡ và kết cấu của máy cắt kiểu BMK -35 (máy cắt ít dầu kiểu
cột, 35kV) với các thông số: Uđm= 35kV, Iđm=1000A, Icđm= 16,4kV, Pcđm = 1000MVA.
Hình 3.5 Máy cắt kiểu BMK-35
1 : Trục truyền động
2 : Tiếp điểm động
3 : Thanh truyền
4 : Con lăn
5 : Ống cách điện
6 : Sứ trên
7 : Sứ dưới
135
3.1.4. Máy cắt không khí nén
Không khí khô, sạch được nén với áp suất cao (từ 20 đến 40 at) dùng để thổi hồ
quang và để thao tác cắt máy vì vậy máy cắt này được gọi là máy cắt không khí hay
máy cắt không khí nén. Cách điện và buồng dập hồ quang ở đây là cách điện rắn hoặc
sứ. Buồng dập hồ quang có hai loại: Loại thổi ngang và loại thổi dọc.
Nguyên lý kết cấu của máy cắt không khí đa dạng, phụ thuộc vào điện áp, dòng
điện định mức, vào phương thức truyền không khí nén vào bình cắt và trạng thái của
tiếp điểm sau khi cắt.
1. Cấu tạo
Hình 3.6 Máy cắt không khí nén
1. Tiếp xúc tĩnh
2. Tiếp xúc động
3. Buồng dập hồ quang
4. Pít tông
5. Xi lanh
6. Cực bắt dây ra tải
7. Tiếp xúc lăn
8. Cực bắt dây tới nguồn
9. Lỗ van xả khí
10. Nắp quy lát
K1 van cắt, K2 van đóng
2. Nguyên lý làm việc
Ở loại máy cắt này điều khiển truyền động và dập tắt hồ quang điện dùng không
khí đã sấy khô lọc sạch nén ở áp suất cao tới 20 at. Do không cần thời gian tạo ra sản
phẩm khí như ở các loại máy cắt dầu nên quá trình dập hò quang rất nhanh. Thời gian
cắt khoảng 0,17, công suất cắt có thể đạt tới
15000MVA.
Nếu máy cắt ở vị trí đóng thì van K2 mở, van K1
đóng, tiếp xúc động 2 đóng chặt vào tiếp xúc tĩnh 1, đèn
tín hiệu báo màu đỏ, dòng điện từ nguồn qua cực bắt
dây 6 ra tải. Khi có tín hiệu cắt từ rơle hoặc khoá điều
khiển, van K1 sẽ mở khí nén áp suất cao vào ngăn trên
của xilanh đẩy pittông 4 chuyển động xuống phía dưới
kéo tiếp xúc động 2 rời khỏi tiếp xúc tĩnh 1.
Hình 3.7 Dập tắt hồ quang bằng luồng khí
136
Hồ quang phát sinh giữa hai đầu tiếp xúc động và tĩnh được khí nén áp suất cao
thổi trực tiếp dập tắt, sản phẩm khí cháy thoát ra ngoài qua lỗ 9. Khi đóng máy cắt, van
K2 mở khí nén áp suất cao vào ngăn xilanh đẩy pitông 4 chuyển động lên trên đa tiếp
xúc động đóng chặt vào tiếp xúc tĩnh.
Hồ quang bị buồng khí áp suất cao thổi, bị kéo dài và tắt như hình 3.7.
3. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Loại máy cắt này có thời gian cắt nhanh, công suất cắt lớn, có thể đạt đến dòng
cắt 100 kA, không sợ nổ như máy cắt dầu. Nhưng nhược điểm cơ bản cấu tạo cồng
kềnh vì phải có thêm hệ thống sấy, lọc và nén khí, nên mặt bằng lắp đặt đòi hỏi phải
đủ lớn. Vì vậy chỉ nên dùng cho những trạm có số lượng máy cắt lớn.
Khi đóng cắt vẫn gây tiếng ồn lớn, giá thành còn cao. Loại máy cắt này chỉ
thích hợp lắp đặt ở những trạm hoặc nhà máy điện có nhiều máy cắt không khí giống
nhau dùng chung một hệ thống lọc, sấy và nén khí, mới có hiệu quả kinh tế, do đó loại
máy cắt này có phạm vi sử dụng chưa rộng rãi.
Trên hình 3.8a trình bày kích cỡ và thông số của máy cắt không khí loại có
dao cách ly bên trong kiểu BBH có : Uđm = 330kV; Iđm = 2000A; Icđm = 26,2kA. Phần
máy cắt có 8 bình cắt nối tiếp nhau, phần dao cách ly có 3 bình có tụ và 4 bình không
có tụ (để cắt sau cùng). áp suất khí nén 20at.
1: Bình chứa không khí nén; 2: Sứ cách điện-ống dẫn; 3-Bình chứa cho dao cách
ly; 4-Bình cắt của máy cắt; 5-Điện trở hạn chế dòng điện; 6-Van xả khí; 7-Dao cách
ly; 8-Tụ điện; 9-Van xả
Hình 3.8 Máy cắt không khí
a) b)
137
Trên hình 3.8b trình bày kích cỡ và thông số của máy cắt không khí loại có bình
cắt (buồng dập hồ quang) nằm trong bình chứa khí nén. Một pha của máy cắt không
khí kiểu BBБ: Uđm = 110kV; Iđm = 2000A; Icđm = 32,2kA; Pđm = 6000MVA; áp suất khí
nén cỡ 20 at.
3.1.5. Máy cắt khí SF6
Để tăng hiệu ứng dập hồ quang trong môi trường không khí và giảm kích thước
cách điện, người ta sử dụng khí SF6. Loại khí này có những đặc điểm sau:
- Ở áp suất bình thường, độ bền điện của SF6 gấp 2,5 lần so với không khí, còn
khi áp suất 2at độ bền điện của khí này tương đương dầu biến áp.
- Hệ số dẫn nhiệt của SF6 cao, gấp 4 lần không khí, vì vậy có thể tăng mật độ
dòng điện trong mạch vòng dẫn điện, giảm khối lượng đồng.
- Khả năng dập hồ quang của buồng dập kiểu thổi dọc khí SF6 lớn gấp 5 lần so
với không khí, vì vậy giảm được thời gian cháy của hồ quang, tăng khả năng cắt, tăng
tuổi thọ tiếp điểm.
- SF6 là loại khí trơ, không phản ứng với ôxy, hydrô, ít bị phân tích thành các
khí thành phần.
Trong máy cắt SF6, hồ quang sẽ nhanh chóng bị dập tắt nếu có thổi hồ quang.
Trên cơ sở đó, hai biện pháp được áp dụng là: thổi từ và tự thổi kiểu khí nén (dùng
xilanh hoặc pittông), trong đó nguyên lý tự thổi dùng pittông-xilanh được sử dụng
rộng rãi hơn và hiệu quả hơn.
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Trạng thái đóng; Dòng điện đi từ tiếp điểm tĩnh 1, 4 sang tiếp điểm động 5, 6
đến đầu nối 10 (Hình 3.9).
Hình 3.9 Dòng điện chạy qua máy cắt khí SF6
1. Tiếp điểm tĩnh; 2. Vỏ; 3. Giá đỡ tiếp điểm; 4. Tiếp điểm tĩnh chịu hồ quang; 5.
Tiếp điểm động; 6. Tiếp điểm động chịu hồ quang; 7.Van xả; 8. Buồng chứa khí nén
SF6; 9. Van hút; 10. Đầu nối
138
Trạng thái quá độ cắt: khi tiếp điểm động 5 rời tiếp điểm tĩnh 1 dòng điện chuyển
qua tiếp điểm chịu hồ quang 4, 6 (hình 3.10).
Hình 3.10 Trạng thái quá độ cắt của máy cắt khí SF6
Trạng thái cắt sinh hồ quang: khi tiếp điểm chịu hồ quang 6 rời tiếp điểm 4 hồ
quang 11 sinh ra với năng lượng lớn phân tích khí SF6, van 7 và 9 đóng (hình 3.11)
Hình 3.11 Trạng thái cắt sinh hồ quang của máy cắt khí SF6
Dập hồ quang: khi giá đỡ 3 rời khỏi tiếp điểm 4, luồng hơi áp suất cao phun ra
và dập tắt hồ quang (hình 3.12).
Hình 3.12 Dập tắt hồ quang của máy cắt khí SF6
Trạng thái cắt hoàn toàn.(hình 3.13), van 7, 9 mở để khí SF6 tràn vào buồng 8
Hình 3.13 Trạng thái cắt hoàn toàn của máy cắt khí SF6
139
2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Nhược điểm chính của loại khí này là nhiệt độ hoá lỏng thấp. Vì vậy loại này
chỉ dùng ở áp suất không cao để tránh phải dùng thiết bị hâm nóng. Mặt khác khí này
chỉ có chất lượng tốt khi không có tạp chất.
Máy cắt SF6 được thiết kế, chế tạo cho mọi cấp điện áp cao từ 3KV đến 800KV
bởi tính năng ưu việt của nó: Khả năng cắt lớn, kích thước nhỏ gọn, độ an toàn và tin
cậy cao, tuổi thọ cao, chi phí bảo dưỡng thấp.
3.1.6. Máy cắt tự sinh khí
Ở máy cắt tự sinh khí, hồ quang được dập tắt bằng hổn hợp khí do vật liệu rắn
của buồng dập hồ quang sinh ra dưới tác động của nhiệt độ cao.
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hình 3.14 Cấu tạo máy cắt tự sinh khí
1. Tiếp điểm làm việc tĩnh
2. Đế
3. Trục quay
4. Tiếp điểm hồ quang động
5. Buồng dập hồ quang cố định
6. Lò xo
7. Tiếp điểm hồ quang tĩnh
8. Cách điện tự sinh khí
Toàn bộ máy cắt được lắp trên khung thép. Trục truyền động 3 nối với phần
động của máy cắt (tiếp điểm làm việc 1 và tiếp điểm hồ quang 4) bằng các thanh cách
điện. Khi cắt, các tiếp điểm làm việc 1-2 cắt trước, còn tiếp điểm hồ quang 4-7 cắt sau.
Hồ quang sinh ra làm tấm vật liệu tự sinh khí 8 bay hơi, tạo áp suất lớn trong buồng
dập 5 để dập hồ quang.
Loại máy cắt tự sinh khí có năng lực dập hồ quang không lớn, nên thường sử
dụng kèm cầu chì để làm máy cắt phụ tải với điện áp định mức đến vài trăm ampe.
Việc truyền động đóng-cắt được thực hiện bằng tay hoặc bằng điện tử.
2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Ưu điểm chính của máy cắt loại này là giá thành hạ, kết cấu đơn giản, không
cần cầu dao cách ly.
140
Nhược điểm chính là tuổi thọ thấp (đến 100 lần cắt tải định mức), dễ gây ra
cháy, nổ, vì vậy được dùng cho hệ thống công suất bé.
3.1.7. Máy cắt chân không
Ở máy cắt chân không, áp suất trong buồng dập rất thấp, dưới 10-4 Pa (hoặc
10-9 bar), do đó mật độ không khí rất thấp: hành trình tự do của điện tử đạt 50 mét, còn
hành trình tự do của điện tử đạt tới 300 mét, cho nên độ bền điện trong chân không khá
cao, hồ quang dễ bị dập tắt và khó có điện kiện cháy lặp lại sau khi dòng điện đi qua trị
số 0. Ở áp suất 10-4 Pa, độ bền điện đạt tới 100kV/mm. Vì vậy với điện áp cấp trung áp
(đến 35kV), độ mở của tiếp điểm của buồng cắt chân không khoảng 6 đến 25 mm.
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của buồng cắt chân không.
Bên trong buồng cách điện bằng vật liệu cách điện dạng composit được đặt hệ
thống tiếp điểm 3 dạng tiếp xúc mặt, với thanh dẫn tĩnh 4 và thanh dẫn động 5, chuyển
động tịnh tiến, theo cơ cấu dẫn hướng 8, lắp chặt với đáy dưới 2. Ống xếp kim loại 6
có đầu trên hàn với thanh dẫn động, đầu dưới hàn với tấm đáy 2, mục đích đảm bảo
chân không cho bình cắt dù cho tiếp điểm động chuyển động nhiều lần. Với công nghệ
hiện đại, buồng chân không có tuổi thọ đến 30.000 lần thao tác. Ống kim loại 7 đóng
vai trò màn chắn, ngăn không cho hơi kim loại bám vào bề mặt bên trong của ống cách
điện, làm suy giảm cách điện.
Hình 3.15 Mặt cắt của buồng đóng cắt chân không 12kV, 25kA
Khi cắt, tiếp điểm động tách khỏi tiếp điểm tĩnh, hồ quang xuất hiện trên bề mặt
tiếp xúc 3 là kim loại bị nóng chảy và bay hơi. Hồ quang sẽ bị dập tắt khi dòng điện đi
qua trị số không. Để tăng khả năng cắt và giảm hao mòn tiếp điểm do hồ quang sinh
141
ra, người ta sử dụng cấu tạo đặc biệt của tiếp điểm để tạo ra lực điện động của dòng
điện, thổi hồ quang ra phía ngoài mặt tiếp xúc.
Hình 2.16 Mặt cắt của máy cắt chân không VBL, VD4
1. Đầu trên; 2. Buồng đóng cắt chân không; 3. Đầu dưới; 4. Lò xo tiếp điểm; 5. Thanh
cách điện; 6. Lò xo nhảy; 7. Cơ cấu thao tác lò xo xoắn
2. Ưu nhược điểm và phạm vi điều chỉnh
Ưu điểm chính của máy cắt chân không là kích thước nhỏ, gọn, không gây ra
cháy, nổ, tuổi thọ cao khi cắt dòng định mức (đến 10.000 lần đóng cắt), gần như không
cần bảo dưỡng định kỳ, vì vậy loại máy cắt này được dùng khá rộng rãi ở lưới điện
trung áp, với dòng điện định mức đến 3000A, chủ yếu dùng lắp đặt trong nhà. Dòng
điện cắt đến 50kA, thời gian cháy của hồ quang cỡ 15 ms.
3.1.8. Nguyên lý thao tác của máy cắt
Như ta dã biết, máy cắt là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện ở mọi chế độ làm
việc: không tải, có tải và có sự cố. Ở chế độ sự cố, máy cắt tự động đóng cắt mạch
điện nên nó thuộc nhóm khí cụ bảo vệ mạng điện. Sư cố nặng nề nhất là ngắn mạch.
Các bộ phận chủ yếu của máy cắt là buồng cắt và cơ cấu truyền động, được kết
nối cơ khí với nhau. Tùy theo môi trường dập hồ quang, ta có các loại máy cắt điện từ,
máy cắt tự sinh khí, máy cắt dầu, máy cắt không khí nén, máy cắt khí SF6 và máy cắt
chân không.
142
Theo nguyên lý làm việc của cơ cấu truyền động, ta có các kiểu truyền động
bằng lò xo, bằng nam châm điện, bằng khí nén bằng thủy lực, trong đó kiểu truyền
động bằng lò xo là được sử dụng nhiều nhất. Trước khi đóng, năng lượng được tích
lũy trong bộ truyền động với một thế năng đủ lớn. Khi có tín hiệu “đóng” thế năng này
được giải phóng và biến thành động năng làm đóng tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh.
Trong quá trình đóng, một phần năng lượng “đóng” được nạp năng lượng cho cơ cấu
“cắt” để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình cắt.
Ở bộ truyền động kiếu lò xo, việc tính năng lượng cho lò xo “đóng” được thực
hiện bằng động cơ điện chấp hành qua hộp giảm tốc hoặc bằng tay qua cần thao tác.
Khi năng lượng được tích lũy đủ, động cơ điện dừng làm việc nhờ công tắc hành trình.
Muốn đóng máy cắt chỉ việc nhả chốt hẵm lò xo đóng, năng lượng qua nó sẽ được
truyền qua hệ thống thanh truyền để đóng tiếp điểm động vào tiếp điểm tĩnh. Việc nhả
chốt hãm lò xo đóng có thể thực hiện tại chỗ bằng nút ấn “ON” hoặc từ xa bằng “nam
châm điện đóng”.
Trong quá trình đóng, lò xo cắt được nạp năng lượng và được tích lại dưới dạng
thế năng nhờ chốt hãm lò xo cắt, sẵn sàng cho thao tác cắt. Sau khi đóng xong, lò xo
đóng xả hết năng lượng, động cơ điện lại được cấp điện để tích năng lượng cho lò xo
đóng cho lần đóng sau.
Thao tác “cắt” (OFF) của máy cắt được thực hiện nhờ giải phóng năng lượng
tích trong lò xo bằng cách nhả chốt hãm lò xo cắt. Chốt hãm này có thể nhả bằng tay
qua nút ấn (OFF) hoặc từ xa bằng nam châm điện cắt có cuộn dây điện áp được cấp
nguồn từ nguồn điều khiển. Ngoài ra, còn có cuộn cắt thứ hai, dạng cuộn dây dòng
điện, cấp nguồn từ máy biến dòng để cắt nhanh khi ngắn mạch.
Các tín hiệu cắt sự cố được lấy từ các rơle bảo vệ như rơle quá dòng, rơle chạm
đất, rơle so lệch, rơle hơi của máy biến áp Với các máy cắt bảo vệ đường dây truyền
tải, thường có chức năng đóng lặp lại để tăng độ tin cậy cung cấp điện đối với các sự
cố thoáng qua như sét đánh, phóng điện qua sứ do bề mặt bẩn
Chế độ đóng lặp lại của máy cắt hiện đại theo chu trình: cắt -0.3s –Đóng cắt -
180s- Đóng cắt.
Mạch điện nguyên lý thao tác máy cắt 3.19.
Khi ấn công tắc (ON) cuộn dây đóng Đ nối tiếp điểm thường kín của máy cắt
và tiếp điểm thường kín của rơle trung gian RA được cấp nguồn, nhả chốt của lò xo
đóng làm tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh, máy cắt ở trạng thái đóng.
Muốn cắt máy cắt, ấn nút (OFF) cuộn dây cắt C2 được nối tiếp với tiếp điểm
phụ thường hở của máy cắt có điện (vì lúc này máy cắt đang ở trạng thái đóng nên tiếp
điểm thường mở ở trạng thái thông mạch), chốt hãm lò xo cắt được giải phóng, máy
143
cắt được cắt. Nếu trong quá trình làm việc sảy ra sự cố, các rơle R1, R2 sẽ tác động,
cấp nguồn cho cuộn dây rơle trung gian RA, làm các tiếp điểm thường mở của rơle RA
tác động, cấp nguồn cho cuộn cắt C2, máy cắt được cắt điện. Trong trường hợp ngắn
mạch, dòng ngắn mạch đủ lớn nên thứ cấp của BI cấp đủ năng lượng cho cuộn cắt C1,
cắt nhanh máy cắt.
Nếu cắt sự cố, cuộn dây RA có điện làm tiếp điểm thường kín của RA nối tiếp
với cuộn Đ hở, nên không đóng được máy cắt. Sau khi giải trừ sự cố, phải ấn nút
“phục hồi” thường kín để cắt điện cuộn RA đưa mạch điều khiển về vị trí ban đầu cho
sẵn sàng đóng.
Hình 3.17 Nguyên lý thao tác của máy cắt
3.2. Dao cách ly (DS - Disconnecting Switch)
3.2.1. Khái niệm và công dụng
Dao cách ly là KCĐ dùng để đóng cắt mạch điện cao áp không có dòng điện
hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và tạo nên khoảng cách an toàn, có
thể nhìn thấy được giữa bộ phận đang mang dòng điện và bộ phận cách điện, mục đích
đảm bảo an toàn. Do đó ở những nơi cần sửa chữa luôn, người ta đặt thêm cầu dao
cách ly ngoài các thiết bị đóng ngắt.
Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cáp không tải,
dòng điện không tải của máy biến áp. Trong lưới điện dao cách ly thường được lắp đặt
trước thiết bị bảo vệ như cầu chì, máy cắt. Ở một số dao cách ly thường có dao nối đất
144
đi kèm. Các bộ phận truyền động của dao cách ly thường được thao tác bằng tay hoặc
bằng điện cơ (động cơ điện).
Do dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên không thể cắt được dòng
điện lớn. Khi đóng ngắt dao cách ly ta phải ngắt hết tải ra khỏi mạch trước khi đóng
ngắt dao cách ly (đóng ngắt ở trạng thái không tải).
Các tiếp điểm cần phải làm việc đảm bảo khi có dòng điện định mức lâu dài
chạy qua và có khả năng làm việc tốt ở nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Các tiếp điểm và các phần có dòng điện chạy qua phải đảm bảo ổn định động
và ổn định nhiệt.
Dao cách ly và bộ truyền động phải đảm bảo tin cậy, cần giữ vững ở vị trí đóng
khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua, khi ở vị trí cắt cần phải cố định chắc chắn.
3.2.2. Phân loại
- Theo kết cấu ta có dao cách ly một pha, dao cách ly 3 pha;
- Theo môi trường lắp đặt ta có loại lắp đặt trong nhà và loại lắp đặt ngoài trời;
- Theo kiểu truyền động của tiếp điểm, ta có dao cách ly kiểu chém, kiểu tru
quay, kiểu treo, kiểu khung truyền.
3.2.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Hình 3.18 Các bộ phận của cách ly
1- Sứ cách điện ; 2- lưỡi dao; 3- Ngàm cố định; 4- Dây dẫn; 5- Hệ thống truyền động
Dao cách ly gần giống như cầu dao hạ thế nhưng vì dao cách ly làm việc ở điện
áp cao nên các phụ kiện thường lớn hơn.
Dao cách ly làm nhiệm vụ đóng và cắt mạch điện khi không có dòng điện.
Công dụng của nó là cách ly các bộ phận mạch điện khỏi các phần có điện để tiến
hành sửa chữa. Dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang.
145
Thao tác dao cách ly bằng sào cách điện hoặc bằng bộ truyền động nối đến trục
truyền động. Đóng cắt dao cách ly có thể thực hiện bằng tay, bằng động cơ hoặc có
loại trang bị khác.
Để đóng cắt dao cách ly ta tác động vào hệ thống truyền động 5, làm cho lưỡi
dao 2 và ngàm cố định 3 tiếp xúc (đóng) hoặc rời ra khỏi nhau (ngắt).
Dao cách ly kiểu quay (hình 3.22) chủ yếu sử dụng trong các trạm biến áp
nhỏ hoặc các trạm biến áp lớn ngoài trời như trạm đường dây đến hoặc dao cách ly
phân đoạn. Cầu dao nối đất có thể được lắp ở bất kỳ phía nào.
Hình 3.19 Dao cách ly kiểu quay
Dao cách ly một trụ (hình 3.23) dùng trong các trạm cao áp và khi có nhiều
thanh góp. Loại dao cách ly này đòi hỏi diện tích mặt bằng nhỏ hơn so với các loại dao
cách li khác. Do vậy chúng được sử dụng rộng rãi giúp làm gọn hơn sơ đồ trạm. Vị trí
đóng ngắt được thể hiện rõ ràng theo khoảng cách cách điện thẳng đứng.
Hình 3.20 Dao cách ly một trụ
146
1 : Lưỡi dao tiếp xúc tĩnh
2 : Lưỡi dao tiếp xúc động
3 : dây dẫn mềm
4 : Cực bắt dây nối tải
5 : Sứ đỡ lưỡi dao
6 : Thanh truyền động
7 : Giá đỡ
8 : Cực bắt dây nối đất an toàn
9 : Trục quay
10 : Cực bắt dây nối nguồn
Hình 3.21 Cấu tạo của dao cách ly đặt trong nhà
Khi quay trục truyền 9, cả hai sứ trụ cùng quay ngược chiều nhau nhờ thanh
nối 6. Cụm đầu nối 4 quay tự do so với trục của sứ trụ. Loại kết cấu này khá đơn giản,
chắc chắn nên được chế tạo cho dao cách ly đến điện áp 750 kV. Tuy vậy, kiểu dao
cách ly quay ngang chiếm diện tích mặt bằng lớn.
Cách lựa chọn cầu dao cách ly:
Dao cách ly được lựa chọn theo các điều kiện định mức và được kiểm tra theo
điều kiện ổn định lực điện động và ổn định nhiệt:
- Điện áp định mức (kV): UđmDCL Uđm mang
- Dòng điện định mức (A): Iđm DCL Ilv max
- Dòng điện ổn định lực điện động i max: i max I xk
- Dòng điện ổn định nhiệt trong thời gian t ôđn:
odn
ghodn t
tIt
3.3. Dao ngắn mạch
3.3.1. Khái niệm và công dụng
Dao ngắn mạch là khí cụ điện cao áp được sử dụng để tạo ra điểm ngắn mạch
nhân tạo, trong trường hợp ngắn mạch ở máy biến áp, dòng điện không đủ lớn cho rơle
bảo vệ đầu đường dây tác động. Ngày nay trong các trạm biến áp cao áp người ta
không dùng máy cắt cao áp mà thay thế chúng bằng dao ngắn mạch để giảm bớt chi
phí nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy
147
3.3.2. Cấu tạo
1. Cực bắt dây nối nguồn
2. Sứ đỡ cách điện
3. Giá đỡ
4. Bộ truyền động
5. Dây nối đất
6. Trục quay
7. Lưỡi dao tiếp xúc động
8. Cực bắt dây nối tải
9. Lưỡi dao tiếp xúc tĩnh
Hình 3.22 Cấu tạo dao ngắn mạch
3.3.3. Nguyên lý làm việc
Phía sơ cấp máy biến áp 110/35kV như hình 3.23, tại vị trí của dao ngắn mạch
KZ lẽ ra là trang bị máy cắt. Nhưng nếu dùng máy cắt thì giá thành xây dựng tăng. Để
tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, người ta cho
phép dùng dao ngắn mạch phía cao áp máy biến áp cấp điện cho phụ tải loại 2 và 3.
Giả sử khi xảy ra ngắn mạch ở máy biến áp thì trị số dòng ngắn mạch sẽ chạy
qua là:
)( BAd ZZ
UI N (3.9)
Với đường dây dài Zd lớn nên hệ thống rơle bảo vệ đầu đường dây không khởi
động điều khiển máy cắt MC1 được, vì vậy phải lắp đặt dao ngắn mạch KZ phía sơ cấp
máy biến áp.
Khi có ngắn mạch xảy ra ở máy biến áp thì hệ thống rơle 2 sẽ khởi động điều
khiển đóng dao ngắn mạch KZ gây ra ngắn mạch nhân tạo xếp chồng làm tăng trị số
dòng điện ngắn mạch trên đường dây, vì vậy hệ thống rơle 1 sẽ khởi động được, điều
khiển cắt MC1 đầu đường dây, loại máy biến áp ngắn mạch ra khỏi hệ thống điện.
Với lưới điện cao áp có trung tính nối đất (thường từ 110kV) trở lên, dòng ngắn
mạch lớn tạo bởi ngắn mạch một pha, đủ để máy cắt đầu nguồn tác động. Với lưới
điện có trung tính cách ly hoặc có điện trở nối đất lớn, trị số của dòng ngắn mạch một
pha bé (thường bé hơn nhiều lần dòng định mức), không đủ để máy cắt tác động.
Trong trường hợp này người ta phải dung phương pháp ngắn mạch nhân tạo hai pha,
tức là dung hai dao ngắn mạch nối phần tiếp điểm động với nhau. Tuổi thọ của dao
ngắn mạch có thể đạt đến 2000 lần thao tác.
148
Hình 3.0.23 Sơ đồ nguyên lý
Hình 3.24 Nguyên lý cấu tạo của buồng
cắt SF6
1-Vỏ cách điện; 2-Tiếp điểm tĩnh; 3-
Tiếp điểm động; 4-Ống xi phông; 5-
Thanh nối với cơ cấu truyền động
Nhược điểm chính của dao ngắn mạch là chịu tác động của môi trường, vì vậy
cần phải bảo dưỡng tiếp điểm. Mặt khác vì cách điện là không khí nên khoảng cách
cách điện lớn dẫn đến thời gian tác động chậm (khoảng 0,5 đến 1 giây).
Với hệ thống năng lượng hiện đại, yêu cầu thời gian tác động ngắn, khoảng 0,08
đến 0,12 giây. Dao ngắn mạch loại chân không và khí SF6 đáp ứng được yêu cầu này,
trong đó loại SF6 ưu điểm hơn. Trong hình 3.24 trình bày nguyên lý cấu tạo của buồng
cắt SF6 của dao ngắn mạch. Ở cấp điện áp 110kV, khoảng cách giữa hai tiếp điểm vào
khoảng 85 đến 100 mm, áp suất SF6 cỡ 3 at, nên thời gian tác động có thể giảm 5 đến
6 lần.
3.4. Dao cắt phụ tải
3.4.1. Công dụng
Dao cắt phụ tải là khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện phụ tải. Dao cắt phụ
tải có cấu tạo gọn nhẹ, rẻ, vận hành đơn giản. Nó gồm hai bộ phận cấu thành: bộ phận
đóng cắt điều khiển bằng tay và cầu chì.
149
Nguyên tắc dập hồ quang ở dao cắt phụ tải là dùng khí, hơi sinh ra trong buồng
dập hồ quang để làm nguội và thổi tắt hồ quang. Dao cắt phụ tải chỉ đóng cắt được
dòng điện phụ tải, chứ không cắt được dòng điện ngắn mạch. Để cắt được dòng điện
ngắn mạch trong dao cắt phụ tải người ta dùng cầu chì.
3.4.2. Điều kiện lựa chọn và kiểm tra
TT Đại lượng lựa chọn và kiểm tra Công thức để chọn và kiểm tra
1 Điện áp định mức, Uđm DCPT ; KV Uđm DCPT Uđm mạng
2 Dòng điện định mức, Iđm DCPT;A Iđm DCPT Ilv max
3 Dòng điện ổn định lực điện động, imax
(hay iđm.đ); KA
imax ixk
hay Imax Ix kích
4 Dòng điện ổn định nhiệt ứng với thời
gian ổn định nhiệt tôđn, ;A Iôđn Iôđn I n®«gtt
t
5 Dòng điện định mức của cầu chì; (A) Iđm CC Ilvmax
6 Công xuất cắt định mức, MVA Sđm cắt S''
với S'' là giá trị công suất khi ngắn mạch = 3 Uđm.mạngI'' ; với I'' là giá trị hiệu dụng
ban đầu của thành phần chu kỳ dòng điện ngắn mạch.
3.5. Thiết bị chống sét
3.5.1. Khái niệm và công dụng
Thiết bị chống sét là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện, tránh được
hỏng hóc cách điện do quá điện áp cao từ khí quyển (thường là do sét) tác động vào.
Muốn dẫn được xung điện cao do sét gây nên xuống đất, một đầu của thiết bị chống
sét được nối với đường dây, đầu kia nối đất. Vì vậy ở điện áp định mức, không có
dòng điện đi qua thiết bị chống sét. Khi có điện áp cao, thiết bị chống sét phải nhanh
chóng dẫn điện áp này xuống đất, để điện áp cao không chạy vào thiết bị, sau đó phải
ngăn được dòng điện do điện áp định mức chạy xuống đất. Các yêu cầu chính đối với
thiết bị chống sét gồm:
- Đặc tính bảo vệ của thiết bị chống sét phải nằm dưới đặc tính bảo vệ của cách
điện được dùng trong thiết bị bảo vệ;
- Thiết bị chống sét không được tác động nhầm khi có quá điện áp nội bộ;
150
- Điện áp dư sau khi chống sét tác động phải thấp, không gây nguy hiểm cho
cách điện của thiết bị bảo vệ;
- Có tuổi thọ (số lần thao tác) cao.
Dựa vào nguyên lý làm việc, ta có chống sét ống, chống sét van
và chống sét ôxyt kim loại.
Khi lựa chọn chống sét, cần chú ý các thông số sau:
- Điện áp định mức của chống sét phải bằng điện áp của lưới;
- Chống sét một chiều và chống sét xoay chiều;
- Dòng điện ngắn mạch của lưới tại điểm đặt chống sét phải nhỏ hơn dòng ngắn
mạch mà chống sét có thể chịu nổi.
3.5.2. Chống sét ống
1. Khái niệm và công dụng
Là một khí cụ điện cao áp được sử dụng để bảo vệ chống quá áp do sét đánh
vào đường dây tải điện trung thế cấp điện áp từ 3-35kV.
Ngoài ra chống sét ống còn được chế tạo đến cấp điện áp 100kV để sử dụng
chống sét tăng cường cho trạm biến áp hoặc nhà máy điện có cấp điện áp tương ứng, ở
những vùng thường có mật độ sét lớn, nhằm mục đích giảm biên độ sóng sét lan
truyền trên đường dây vào trạm biến áp hoặc nhà máy điện, để hạn chế tình trạng làm
việc quá tải cho chống sét van.
Sơ đồ nối chống sét ống trên đường dây cách nhà máy điện và trạm biến áp từ
(100-300)m như hình 3.25.
Hình 3.25 Sơ đồ nối chống sét ống
151
2. Đặc điểm cấu tạo
Cấu tạo của một chống sét ống được cho như hình 3.26. Vỏ ống 3 hình trụ,
bằng vật liệu cách điện loại tự sinh khí (fibrôbakelit, vinylplast), bên trong có đặt điện
cực kim loại 4, một đầu được nối với mũ kim loại 9. Điện cực thứ hai là xuyến 6, gắn
với ống lim loại 7, bulông 5 để bắt chặt ống chống sét vào xà nối đất. Cuối ống 7 có
tấm chắn 8, tạo nên buồng dãn khí. Khoảng cách phóng điện chính l1 nối tiếp với
khoảng cách phụ l2. Khoảng cách phụ l2 ngăn chặn dòng điện rò trên bề mặt của thu lôi
và để thay đổi điện áp phóng điện.
3. Nguyên lý làm việc
Khi xảy ra quá điện áp, quá trình phóng điện nối tiếp qua hai khe hở l1 và l2. Kế
tiếp dòng điện xung (do quá điện áp khí quyển) là dòng điện xoay chiều (do điện áp
xoay chiều của lưới) chạy xuống đất.
Hình 3.26 Cấu tạo của chống sét ống
Dưới tác dụng của hồ quang tại l1, vỏ ống bằng vật liệu tự sinh khí sẽ bay hơi,
tạo nên hỗn hợp khí áp suất cao, thổi hồ quang vào tấm chắn 8. Hồ quang sẽ bị dập tắt
khi dòng điện khi dòng điện xoay chiều đi qua số 0. Lúc này hỗn hợp khí nóng bị ion
hóa thải ra ngoài tương đối lớn. Vì vậy khi lắp đặt chống sét ống, phải lưu ý hướng khí
thoát để khởi gây ra ngắn mạch ở các chỗ xung quanh.
Tuy chống sét ống có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ nhưng khả năng cắt bị hạn
chế (đến 20 kA), vì vậy nó chỉ được dùng để bảo vệ đường dây công suất thấp và
không có dây chống sét.
3.5.3. Chống sét van
1. Công dụng
Chống sét van là một loại thiết bị điện cao áp được sử dụng để
bảo vệ chống sét xâm nhập từ đường dây vào trạm biến áp hoặc nhà
máy điện, chống quá điện áp cho trạm biến áp và nhà máy điện.
Ký hiệu chống sét van như hình vẽ
152
2. Đặc điểm cấu tạo
Loại chống sét van có khe hở dập hồ quang như hình 3.27.
Điện trở vilít được chế tạo từ bột kim cương hoặc graphit đúc thành hình trụ có
bề dày từ 20-30 mm, đường kính từ 75-100 mm chịu được dòng điện cường độ từ 30-
40 kA chạy qua mà không bị hỏng.
Điện trở vilít là loại điện trở phi tuyến có đường đặc tính như hình vẽ.
1. Đầu cực bắt dây ra
2. nắp và đệm trên
3. Lò xo
4. Khe hở dập hồ quang
5. Điện trở vilit
6. Vỏ sứ
7. Nắp và đệm dới
8. Bulông bắt dây nối đất
9. Vít bắt xà
Hình 3.27 Chống sét van
3. Nguyên lý làm việc
Khi có sét đánh trên trên đường dây
hoặc cảm ứng vào đường dây tải điện, thì
dòng điện sét sẽ lan truyền trên đường dây
dưới dạng sóng chạy. Sóng sét là loại sóng
xung cao tần, độ dốc lớn tốc độ biến thiên
nhanh, khi xâm nhập vào thanh góp của
nhà máy điện hoặc trạm biến áp thì điện áp
đặt vào máy biến áp và chống sét van sẽ là
điện áp sét có trị số rất lớn (nếu không có
chống sét van bảo vệ thì máy biến áp sẽ bị hư hỏng). Khi điện áp đặt vào điện trở vilít
là điện áp sét thì điện trở vilít tự động giảm về không. Cho nên dòng điện sét được tháo
qua van chống sét xuống hệ thống nối đất. Khi đó xem như chống sét van trở thành một
dây dẫn nối đất, đấu song song với máy biến áp, vì vậy triệt tiêu được điện áp dư trên
máy biến áp bảo vệ an toàn cho máy biến áp. Sau khi dòng điện sét được tháo xuống
đất, điện áp đặt vào van chống sét giảm dần về gần điện áp lưới, do đó điện trở vilít lại
tự động tăng dần trị số, làm cho dòng điện phóng qua các khe hở dập hồ quang giảm
xuống rất nhỏ, vì vậy hồ quang nhanh chóng bị dập tắt hoàn toàn trong các khe hẹp.
153
Khi điện áp đặt vào chống sét van giảm dần về bằng điện áp lưới thì điện trở
vilít tăng lên trị số vô cùng lớn, ngăn không cho dòng điện tải tháo xuống đất. Vì vậy
chống sét van có tính lựa chọn tháo dòng điện sét xuống đất, ngăn không cho dòng điện
tải xuống đất, nên còn được gọi là van thu sét. Khi lắp đặt chống sét van không được để
hơi nước lọt vào trong làm thay đổi đặc tính của điện trở vilít sẽ mất tác dụng chống
sét.
3.5.4. Chống sét van bằng ôxýt kim loại
Với sự phát triển của công nghệ, chống sét van có khe hở phóng điện và các
tấm điện trở phi tuyến SiC và phát triển thêm phần thổi từ được thay thế dần bằng loại
mới, không có khe hở phóng điện. Bộ phận chủ yếu của chống sét van kiểu mới là
chồng điện trở phi tuyến ôxýt kim loại, có đặc tính vôn-ampe cho ở hình 3.28, có khả
năng hấp thụ năng lượng cao. Van chống sét ôxýt kim loại không “phóng điện” nên
không dùng khái niệm “điện áp phóng điện”.
Khi điện áp tăng cao quá điểm tới hạn (điểm nhọn B), điện trở của chồng ôxýt
kim loại giảm đột ngột, dẫn dòng điện xung xuống đất. Với điện áp xoay chiều có giá
trị thấp hơn điện áp xung, điện trở của chồng ôxýt kim loại phục hồi trị số rất lớn nên
dòng xoay chiều gần như không đáng kể.
Hình 3.28 Đặc tính vôn-ampe
a-Vùng tuyến tính; b-Vùng phi tuyến; c-Vùng tuyến tính trên
B- Điểm nhọn; A- Điểm làm việc
154
3.6. Kháng điện
3.6.1. Khái niệm và công dụng
1. Công dụng
Kháng điện là một cuộn dây điện cảm không có lõi thép có điện kháng rất lớn
so với điện trở, dùng để hạn chế dòng điện ngắn mạch hoặc hạn chế dòng điện khởi
động của động cơ trong các mạch công suất lớn.
Ở kháng điện, điện trở của cuộn dây rất bé so với điện cảm của nó (R<<XL) nên
coi đó làm phần tử thuần kháng.
Ngoài ra kháng điện đường dây còn có tác dụng nâng cao điện áp dư trên thanh
góp khi ngắn mạch trên đường dây.
Để đảm bảo kháng điện không đổi (không phụ thuộc vào dòng điện đi qua nó),
kháng điện thường được chế tạo không có lõi thép, vì thế lượng kim loại màu ở đây
lớn hơn nhiều so với cuộn kháng có lõi thép.
2. Yêu cầu chung đối với kháng điện
- Ở chế độ định mức, sụt áp trên kháng điện không đáng kể và nhiệt độ phát
nóng của cuộn dây không vượt quá trị số cho phép của cấp cách điện;
- Ở chế độ ngắn mạch, kháng điện phải có đủ độ bền nhiệt, độ bền điện động và
phải hạn chế được dòng ngắn mạch đến mức cần thiết.
3. Phân loại kháng điện
- Theo vị trí đặt: Kháng điện phân đoạn và kháng điện đường dây
- Theo kết cấu, ta có kháng điện đơn và kháng điện kép
- Theo môi trường cách điện, ta có cuộn kháng bê tông (với môi trường cách
điện là không khí, còn bê tông để cố định kết cấu của cuộn kháng) và cuộn kháng dầu
(môi trường cách điện là dầu biến áp).
4. Các tham số
- Điện áp định mức: Uđm
- Dòng điện định mức: Iđm
- Điện kháng: XK%
- Dòng điện ổn định động: Iôđđm
- Dòng điện ổn định nhiệt: Iôđnh
Hình 3.29 Sơ đồ của kháng điện máy phát
F-máy phát; MC-máy cắt; KĐ-kháng điện, N-điểm ngắn mạch
F
MC
N
KĐ
155
5. Điều kiện chọn
- UđmK Uđm mạng ;
- IđmK Icb ;
- Chọn XK% ;
Sơ đồ điện của kháng điện máy phát được trình bày trên hình 3.29.
Sau khi chọn điện kháng theo điện áp, dòng điện định mức, cần xác định giá trị
điện kháng của nó. Điện kháng này chọn phối hợp với máy cắt điện đã đặt trong mạch
của nó, nghĩa là xuất phát từ điều kiện ngắn mạch sau điện kháng; dòng điện siêu quá
độ không vượt quá dòng điện cắt định mức của máy cắt điện.
Khi ngắn mạch tại điểm N, điện kháng tổng từ nguồn đến điểm ngắn mạch là:
cMCĐ
cbkht I
IXXX (4.0)
Trong đó: + Xht: là điện kháng hệ thống;
+ Icb: dòng điện cơ bản;
+ IcMCĐ: dòng điện cắt của máy cắt điện;
+ Xk: điện kháng của kháng điện cần tìm
Xk = (X-Xht)
dmKcb
ng¹dmmdmK U.I
U.I (4.1)
Trong đó: + IđmK: dòng điện định mức của điện kháng;
+ UđmK: điện áp định mức của điện kháng;
+ Uđm.mạng: điện áp trung bình định mức tại nới đặt điện kháng.
Từ đây ta tra bảng chọn điện kháng tiêu chuẩn có giá trị lớn hơn hoặc bằng điện kháng
tính toán.
Hình 3.30 Sơ đồ điện của cuộn kháng
~
F1
~
F3
K2 MC2 K1 MC1
~
F2
KII KI KIII
B1 B2
MC3 MC4
MC5 MC6 MC7
KI và KIII kháng điện đơn; KII-kháng điện kép
MC-máy cắt; F-máy phát; B-máy biến điện áp
156
- Cuối cùng, kháng điện được xem là đảm bảo ổn định nếu thỏa mãn điều kiện:
+ Ổn định động:
iôđđ ixk
Trong đó: iôđđ: là dòng điện ổn định động của kháng điện, là dòng lớn nhất có thể đi
qua kháng điện mà không gây ra bất kỳ một sự biến dạng nào của cuộn dây.
ixk : là dòng điện xung kích
+ Ổn định nhiệt:
Iôđn. gtdn« t.It
Mức ổn định nhiệt của điện kháng rất cao, việc kiểm tra ổn định nhiệt của kháng
điện chỉ cần áp dụng cho loại kháng điện có điện kháng nhỏ và thời gian tồn tại ngắn
mạch lớn.
Sơ đồ điện của cuộn kháng như hình 3.30.
3.6.2. Kháng điện bê tông
Kháng điện bê tông với môi trường cách điện là không khí, còn bê tông để cố
định kết cấu của cuộn kháng.
Kháng điện bê tông thường được chế tạo cho cấp điện áp đến 36kV.
Cấu tạo của kháng điện bê tông 3 pha như 3.31.
3.6.3. Kháng điện dầu
Kháng điện dầu với môi trường cách điện là dầu biến áp. Kháng điện dầu thường
được chế tạo cho cấp điện áp cao hơn kháng điện bê tông.
Cấu tạo của kháng điện dầu như hình 3.32.
Hình 3.31 Kháng điện bê tông
Hình 3.32 Kháng điện dầu
1: Vỏ thùng
2: Cuộn dây
3: Màn chắn
4: Cách điện
1. Dây quấn
2. Bê tông cách điện
3. Sứ đỡ
4. Sứ cách điện
157
CÂU HỎI CHUƠNG 3
1. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn máy cắt?
2. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt ít dầu?
3. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt nhiều
dầu?
4. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt khí
SF6?
5. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt khí
SF6?
6. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt không
khí nén?
7. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn dao cách ly?
8. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn dao cắt phụ tải?
9. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động dao cách ly?
10. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn kháng điện?
11. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn chống sét?
12. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động chống sét van?
158
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Chới, Bùi Tín Hữu, Nguyễn Tiến Tôn; Khí cụ điện; Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật - 2002
2. Nguyễn Xuân Phú, Tô Đằng; Khí cụ điện-Kết cấu sử dụng và sửa chữa; Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật - 2001
3. Lê Văn Doanh (người dịch); Cẩm nang thiết bị đóng cắt; Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật-1998.
4. Trần Đình Long; Bảo vệ các hệ thống điện; Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật-
2000.
5. Lê Văn Doanh, Phạm Văn Chới; Bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị điện; Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật-1999.
159
PHỤ LỤC
1. Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ
. Kí hiệu Tên thiết bị Kí hiệu Tên thiết bị
Cầu chì
Tiếp điểm chính của
Côngtăctơ
Aptômat một pha,
hai pha, ba pha
Cuộn hút
Côngtăctơ, Rơle
Nút bấm thường mở
Cuộn hút rơle
thời gian ( Trễ thời
điểm có điện)
Nút bấm thường
đóng
Cuộn hút Rơle
thời gian ( Trễ thời
điểm mất điện)
Tiếp điểm thường
đóng
Tiếp điểm thường
mở đóng chậm
Tiếp điểm thường
mở
Tiếp điểm thường
đóng mở chậm
Công tắc hành trình
Ổ cắm ba pha
Cuộn kháng
Máy biến áp tự ngấu
Động cơ xoay chiều
KĐB ba pha rôto
dây quấn
Động cơ xoay chiều
3 pha hai cấp tốc độ
Động cơ xoay chiều
KĐB ba pha rôto
lồng sóc
Đèn tín hiệu
Tiếp điểm thường đóng tác động bởi
hiệu ứng nhiệt
Động cơ một chiều
160
Nút bấm kép( liên
động )
Cuộn hút Rơle thời
gian ( trễ thời điểm
mất điện và có điện)
Máy cắt điện
Cầu dao nối đất
Cầu dao cách ly
Cầu chì
Máy cắt hợp bộ
Chống sét van
Biến dòng điện
Biến điện áp 2 cuộn
dây
Biến điện áp 3 cuộn
dây
Dạng kí hiệu khác
Tiếp điểm thường
mở
Tiếp điểm thường
đóng
Nút bấm thường mở
Nút bấm thường
đóng
Tiếp điểm thường
mở tác động bởi
hiệu ứng nhiệt( trực
tiếp
Tiếp điểm thường
mở đóng chậm
Công tắc ba pha Tiếp điểm thường mở đóng mở chậm
Công tắc xoay
thường mở
Tiếp điểm thường
đóng mở đóng chậm
161
Công tắc xoay
thường đóng
Tiếp điểm thường
đóng tác động bởi
hiệu ứng nhiệt( trực
tiếp)
Tiếp điểm thường
đóng mở chậm
Tiếp điểm thường
mở tác động bởi
hiệu ứng nhiệt( trực
tiếp
2. Thông số kỹ thuật của một loại cầu dao
Đặc tính kỹ thuật Phần yêu cầu đối với KCĐ Đơn vị đo Giá trị ở dòng xoay chiều
Điện áp định mức Tiếp điểm chính V 1000
Dòng điện định mức Tiếp điểm chính A 200/350/600/1000
Tần số dòng điện Tiếp điểm chính Hz 50, 60
Tuổi thọ cơ khí Tổng hợp Thao tác 1000
Vị trí đặt Tổng hợp Thẳng đứng
Trọng lượng Kg 15 đến 18
3. Thông số kỹ thuật công tắc xoay Trung Quốc
Kiểu Dòng điện định mức Điện áp định mức
HZ1-25/E16TH 25A
15A
250V
500V
HZ1-100/3 TH 100A
60A
250V
500V
4. Thông số kỹ thuật của loại nút bấm tự giữ
Đặc tính kỹ thuật Phần yêu cầu đối với KCĐ
Đơn
vị đo
Giá trị
Dòng xoay chiều Dòng một chiều
Điện áp định mức Tiếp điểm chính V 380 220
Dòng điện định
mức
Tiếp điểm chính A 2 0,25
Tần số dòng điện Tiếp điểm chính Hz 50
Tuổi thọ cơ khí Tổng hợp Thao
tác
100.000 100.000
Vị trí đặt Tổng hợp Bất kỳ Bất kỳ
Dây dẫn nối Cực chính Tối thiểu 1mm2 Tối đa 2,5mm2
Trọng lượng Cực chính Kg 0,15 0,15
162
5. Thông số kỹ thuật của bộ khống chế xoay chiều 500V loại 465
Đặc tính kỹ thuật Phần yêu cầu đối với KCĐ Đơn vị đo Giá trị ở dòng xoay chiều
Điện áp định mức Tổng hợp V 500
Dòng điện định mức Tổng hợp A 10
Tần số dòng điện Hz 50, 60
Tuổi thọ cơ khí Tổng hợp Thao tác 100.000
Khả
năng
cắt
Dòng điện đóng
Dòng điện cắt
Hệ số công suất
Điện áp làm việc
Tấn số đóng điện
Thời gian đóng
Tiếp điểm chính A
A
Cosφ
V
Vòng/giờ
12,5
12,5
0,8
550
30
Vị trí đặt Cực chính Thẳng đứng
Dây dẫn nối Tối thiểu 1,5 mm2, tối đa 2,5
mm2
Số lượng vị trí 6 bên trái+0+6 bên phải
Loại 465
6. Thông số kỹ thuật của cầu chì MPR-315
Đặc tính kỹ thuật Phần yêu cầu đối với KCĐ Đơn vị đo Giá trị ở dòng xoay chiều
Điện áp định mức Tiếp điểm chính V 500
Dòng điện định mức Tiếp điểm chính A 100; 125; 160; 200; 250;
315;
Tần số lưới điện Tiếp điểm chính Hz 50
Khả
năng
đóng cắt
điện
Dòng điện đóng
Dòng điện cắt
Hệ số công suất
Điện áp thử
A
A
Cosφ
V
25.000
0,3
550
Vị trí đặt
kg
Thẳng đứng
Trọng lượng 0,5
Mã số 2340
7. Thông số kỹ thuật của Aptômat OPTIML 25
Đặc tính kỹ thuật Giá trị ở dòng xoay chiều
Điện áp cách điện định mức GK2: CF 750V theo IEC-158
Dòng điện định mức nhiệt Cỡ từ 0,4; 0,63; 1; 1,6; 2,5; 4; 6; 8; 10; 13; 18; 25A
163
Tần số sử dụng định mức 50, 60 Hz
Tuổi thọ cơ khí 20.000 lần thao tác đóng cắt
Tần số thao tác tối đa 40 lần thao tác/giờ
Khả năng cắt: loại đơn và loại
kết hợp với rơle nhiệt
Tùy loại có từ 6kA hiệu dụng đến 100kA hiệu dụng
8. Aptômat hạ áp loại AE.SS của hãng Mitsubishi-Nhật
Loại Loại S
Loại AE630-SS AE1000-SS AE1250-SS AE1600-SS AE2000-SS AE2500-SS
Cỡ , A 630 1000 1250 1600 2000 2500
Điện áp cách điện
định mức, vAC
1000 1000 1000 1000 1000 1000
Điện áp tác động
định mức, vAC
690 690 690 690 690 690
Số luợng cực(P) 3 4 3 4 3 4 3 4 3 4 3 4
Dòng
điện
định
mức(I-
N), A
Dùng
tổng
hợp(có
thể điều
chỉnh
được
khung
dòng
điện)
315-378-
441-504-
567-630-
250-300-
350-400-
450-500-
157-189-
220-252-
284-315
500-600-700-
800-900-1000
625-750-875-
1000-1125-
1250
800-960-1120-
1280-1440-
1600-800-960-
1120-1280-
1440
1000-1200-
1400-1600-
1800-2400-800-
960-1120-1280-
1440-1600-625-
750-875-1000-
1125-1250
1250-1500-
1750-2000-
2250-2500
Dùng
bảo vệ
máy
điện
315<IN≤630
200<IN≤315
500≤IN≤1000
625≤IN≤1250
800≤IN≤1600
1000<IN≤2000
625≤IN≤1000
1250≤IN≤2500
Dòng điện định
mức của cực trung
hòa
630 1000 1250 1600 2000 2500
Loại Loại S
Loại AE3200 AE4000 AE5000 AE1000 AE1250
Cỡ , A 3200 4000 5000 1000 1250
Điện áp cách điện định
mức, vAC
1000 660 660 660 660
Điện áp tác động định 690 660 660 660 660
164
mức, vAC
Số luợng cực(P) 3 4 3 4 3 3 4 3 4 3
Dòng
điện định
mức(IN),
A
Dùng tổng
hợp(có thể
điều chỉnh
được khung
dòng điện)
1600-1920-
2240-2560-
2880-3200-
1600-1920-
2240-2560-
2880
2400-3200-
4000-1200-
1600-2000
3000-4000-
5000
600-800-
1000-300-
400-500-
120-160-200
750-1000-
1250
Dùng bảo
vệ máy
điện
160≤IN≤3200 2400≤IN≤4000 3000≤IN≤5000 250≤IN≤1000 320≤IN≤1250
Dòng điện định mức
của cực trung hòa
630 3200 2500 2500 1250
9. Bảng thông số kỹ thuật khởi động từ ПME
Khởi động từ
Chỉ số thứ nhất
Cỡ khởi động từ
Công suất lớn nhất của động cơ ứng với 380V, 50Hz (kW)
Chỉ số thứ hai
Cấu tạo của khởi động từ
Chỉ số thứ ba
Yêu cầu làm việc
ПME
0 0 1,1 1 Hở 1 Không
đảo chiều
Không kèm
rơle nhiệt
1 I 4,0 2 Bảo vệ 2 kèm rơle
nhiệt
2 II
10,0 3 Bảo vệ
chống bụi
nước
3
Đảo chiều
Không kèm
rơle nhiệt
4 kèm rơle
nhiệt
10. Thông số kỹ thuật của khởi động từ
Kiểu Cỡ Dòng điện định mức qua tiếp điểm chính, A Công suất động cơ ở điện áp 380v, kw
Kích thước, mm (*) Trọng lượng (*) kg Kiểu hở Có hộp che A B C A300 III 40 40 17 A400 IV 60 60 28 440/440 225/385 157/157 8,3/16,2 A500 V 100 100 55 532/532 242/432 178/195 14,4/24,4 A600 VI 150 150 75 632/632 272/477 203/210 20,2/32,2
165
11. Côngtăcto loại SK..; SD-K..
Dòng điện tác
động cơ định
mức AC3
Dung lương động cơ 3 pha
định mức AC2, AC3 Tên kiểu Tiếp điểm phụ
220-
240V
(A)
380-
440V
(A)
220-
240V
(kW)
380-
440V
(kW)
500V
(kW)
660V
(kW)
Dòng tác AC Dòng tác DC Thường
mở
Thường
đóng
11 9 2,5 4 4 4 S-K10
S_K10CX
- 1 -
S-K1001
S_K1001CX
- - 1
13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 S-K11
S_K11CX
SD-K11
SD_K11CX
1 -
S-K1101
S_K1101CX
SD-K1101
SD_K1101CX
- 1
13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 S-K12
S_K12CX
SD-K12
SD_K12CX
1 1
S-K1220
S_K1220CX
SD-K1220
SD_K1220CX
2 -
18 16 4,5 7,5 7,5 7,5 S-K18(CX) - - -
22 17 5,5 7,5 7,5 7,5 S-K19
S-K1920
-
1
2
1
-
22 22 5,5 11 11 7,5 S-K21 SD-K21 2 2
180 180 55 90 110 110 S-K180 - 2 2
300 300 90 160 160 200 S-K300 SD-K300 2 2
800 800 220 440 500 500 S-K800 SD-K800 2 2
12. Khởi động từ động cơ loại MSO-K.., không đảo chiều quay
Dòng điện tác
động cơ định
mức AC3
Dung lương động cơ 3 pha định
mức AC2, AC3
Tên kiểu Tiếp điểm
phụ
220-
240V
(A)
380-
440V
(A)
220-
240V
(kW)
380-
440V
(kW)
500V
(kW)
660V
(kW)
Loại bảo vệ sự cố
pha
Loại 3
sợi nung
Loại 2 sợi
nung
Thư
ờng
mở
Thườ
ng
đóng
11 9 2,5 4 4 4 MSO-K10-KP
MSO-K10-
KPCX1
MSO-
K10-TP
MSO-
K10-
TPCX1
MO-K10 1 -
13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 MSO-K11-KP
MSO-K11-
KPCX1
MSO-
K11-TP
MSO-
MSO-K11 1 -
166
K11-
TPCX1
13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 MSO-K12-KP
MSO-K12-
KPCX1
MSO-
K12-TP
MSO-
K12-
TPCX1
MSO-K12 1 1
18 16 4,5 7,5 7,5 7,5 MSO-K18-KP
MSO-K18-
KPCX1
MSO-
K18-TP
MSO-
K18-
TPCX1
MSO-K18 - -
22 17 5,5 7,5 7,5 7,5 MSO-K20KP - MSO-K20 1
1
180 180 55 90 110 110 MSO-K180KP - MSO-K180 2 2
300 300 90 160 160 200 MSO-K300KP - MSO-K300 2 2
13. Khởi động từ động cơ loại MSO-K.., có đảo chiều quay
Dòng điện tác
động cơ định
mức AC3
Dung lương động cơ 3 pha định
mức AC2, AC3
Tên kiểu Tiếp điểm phụ
220-
240V
(A)
380-
440V
(A)
220-
240V
(kW)
380-
440V
(kW)
500V
(kW)
660V
(kW)
Loại bảo vệ sự cố
pha
Loại 3 sợi
nung
Loại 2
sợi
nung
Thường
mở
Thường
đóng
11 9 2,5 4 4 - MSO-KR11KP
MSO-KR11KPCX1
MSO-KR11TP
MSO-
KR11TPCX1
MSO-
KR11
4 -
18 16 4,5 7,5 7,5 7,5 MSO-2xK18KP2
MSO-
2xK18KPCX1,2
MSO-2xK1844KP
MSO-
2xK1844KPCX1
MSO-K18TP2
MSO-
2xK18TPCX1,2
MSO-
2xK1844TP
MSO-
2xK1844TPCX1
MSO-
2xK182
4 2
22 17 5,5 7,5 7,5 7,5 MSO-2xK19KP MSO-
2xK19TP
MSO-
2xK19
2
-
180 180 55 90 110 110 MSO-2xK180KP - MSO-
2xK180
6 4
300 300 90 160 160 200 MSO-2xK300KP - MSO-
2xK300
6 4
167
14. Bảng thông số kỹ thuật của máy cắt GL107
Mô tả Điện áp 24- 36kV
Điện áp
25,8- 38kV
Điện áp thử tần số công nghiệp 1 phút pha- pha;
pha- đất
70kV 80kV
Điện áp phóng điện xung 1,2/50s khô, pha- pha;
pha- đất
170kV 200kV
Tần số định mức 50/60Hz 60Hz
Dòng điện định mức 800/1250/1600A 1200A
Dòng ngắn mạch định mức 25kA 25kA
Dòng ngắn mạch xung kích 62,5/67,5kA 67,5kA
Dòng ổn định nhiệt 3s 25kA 25kA
Dòng xung kích cho phép 62,5/67,5kA 67,5kA
Dòng điện dung đường dây cho phép 10A 5A
Dòng điện dung cáp cho phép 50A 100A
Thời gian cắt
Thời gian thao tác
Thời gian đóng
50ms
35ms
75ms
50ms
35ms
75ms
Khoảng cách pha- đất 742mm 742mm
Trọng lượng 360kg 360kg
15. Bảng thông số một số loại dao cách ly trung thế
Điện áp định mức Ur(kV) 12 17.5 24 36
Điện áp thử tần số công nghiệp
- Pha- Pha Ud(kV) 28 38 50 70
- Pha- đất Ud(kV) 32 45 60 80
Điện áp phóng điện xung
- Pha- Pha Up(kV) 75 95 125 170
- Pha- đất Up(kV) 85 110 145 195
Dòng điện định mức Ir(A) 4000
Dòng ngắn mạch định mức Ik(kA) 50kA/3s
Giới hạn chịu dòng ngắn mạch Ip(kA) 125
168
16. Các trị số tiêu chuẩn cho dao cách ly, cầu dao, máy cắt và cầu dao nối đất theo IEC 694
và DIN VDE 0670, phần 100
Điện áp định mức [kV]
Điện áp chịu tần số nguồn định mức 50/60 Hz/phút [kV]
Điện áp chịu xung sét định mức 1,2/50 μs (trị số đỉnh) [kV]
1 2 3 4 5 Bảng 1 Bảng 2 Bảng 1 Bảng 2 3,6 10 12 20 40 23 46 7,2 12 23 40 60 46 70 12 28 32 60 75 70 85 17,5 38 45 75 95 85 110 24 50 60 95 125 110 145 36 70 80 145 170 166 195 52 95 110 - 250 - 290 72,5 140 160 - 325 - 375 17. Bảng các trị số định mức phối hợp của máy cắt (theo IEC và DIN VDE)
Điện áp định mức [kV]
Dòng điện ngắn mạch định mức [kA]
Dòng điện định mức [A] 1 2 3 4 5 6 7 8 123 12,5 20 25 40
800 1250 1250 1250
1600 1600 1600
2000 2000 2000
145 12,5 20 25 31,5 40 50
800 1250 1250 1250 1250
1600 1600 1600 1600
2000 2000 2000 2000 2000
3150 3150 3150
170 12,5 20 31,5 40 50
800 1250 1250
1600 1600 1600 1600
2000 2000 2000 2000
3150 3150 3150
245 20 31,5 40 50
1250 1250
1600 1600 1600
2000 2000 2000 2000
3150 3150
300 16 20 31,5 50
1250 1250
1600 1600 1600
2000 2000 2000 2000
3150 3150
169
362 20 31,5 50
1600
2000 2000 2000
3150
420 20 31,5 40 50
1600 1600 1600
2000 2000 2000 2000
3150 3150
4000 525 40 2000 3150 765 40 2000 3150
18. Bảng các trị số định mức phối hợp của máy cắt theo ANSI C37.06-1979
Điện áp định mức [kV]
Điện áp định mức max [kV]
Dòng điện cắt ngắn mạch định mức [kA]
Dòng điện định mức [A] 1 2 3 4 5 6 7 34 38 22 1200 69 72,5 37 2000 115 121 20 40 63
1200 1600 2000 3000 3000 138 145 20 40 63 80
1200 1600 2000 2000
3000 3000 3000 161 169 16 31,5 40 50
1200 1600 2000 2000
3000 3000 3000 230 245 362 40 2000 2000 3000 3000 3000 345 362 40 2000 3000 500 550 40 2000 3000 700 765 40 2000 3000
19. Công suất định mức và tải định mức của máy biến dòng
Công suất định mức, VA 5 10 15 30 60
Tải định mức ở 5 A tính
bằng Ω
0,2 0,4 0,6 1,2 2,4
Tải định mức ở 1 A tính
bằng Ω
5 10 15 30 60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_khi_cu_dien_truong_dai_hoc_su_pham_ky_thuat_nam_di.pdf