Mạng điện công nghiệp là mạng động lực ba pha cung cấp điện cho các phụ tải công nghiệp. Phụ tải điện công nghiệp bao gồm các máy móc trang thiết bị điện công nghiệp sử dụng năng lượng điện sản xuất theo các dây chuyền công nghệ để sản xuất ra các sản phầm mang tính chất hàng hóa công nghiệp theo các ngành và các lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Phụ tải điện công nghiệp chủ yếu là các động cơ điện cao, hạ áp ba pha, dòng điện xoay chiều, tần số công nghiệp (50 ÷ 60Hz); các lò điện trở, lò hồ quang, lò cảm ứng cao, trung tần, các thiết bị biến đổi và chỉnh lưu.v.v.Trong các xí nghiệp công nghiệp chủ yếu là dùng các động cơ điện hạ áp, động cơ điện cao áp 3, 6, lO kV dùng trong các dây chuyền công nghệ công suất lớn như các máy nghiền, máy cán, ép, máy nén khí, quạt gió và các trạm bơm công suất lớn.
Ngoài phụ tải động lực là các động cơ điện trong xí nghiệp công nghiệp còn có phụ tải chiếu sáng bao gồm các đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.v.v. phục vụ chiếu sáng cho nhà xưởng, bến, bãi, chiếu sáng đường đi và chiếu sáng sư cố, bảo vệ. Các thiết bị này dùng điện áp pha 220V. Mạng điện xí nghiệp bao gồm mạng điện cao áp cung cấp điện cho trạm biến áp xí nghiệp, trạm biến áp phân xưởng và các động cơ cao áp; mạng điện hạ áp phân xưởng cung cấp điện cho các động cơ điện hạ áp dùng trong truyền động cho các máy công cụ và mạng điện chiếu sáng.
Để tránh làm rối mặt bằng xí nghiệp cản trở giao thông và mất mĩ quan cho xí nghiệp, mạng điện xí nghiệp chủ yếu dùng cáp ngầm và các dây dẫn bọc cách điện luồn trong các ống thép hoặc ống nhựa cách điện đặt ngầm trong đất, trên tường và trên sàn nhà xưởng. . .
62 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 23/02/2024 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng hình họa – vẽ kỹ thuật (Trình độ: Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n O1 tại T1 và hạ đườn vuông góc từ O xuống
đường thẳng d được tiếp điểm T2. T1 và T2 là hai tiếp điểm. Vẽ cung T1T2 tâm O bán kính R
là cung tròn tâm nối tiếp.
Cung tròn tiếp xúc ngoài
b) Trường hợp tiếp xúc trong
Cách vẽ tương tự như tiếp xúc ngoài nhưng ở đây cung tròn phụ có bán kính bằng
hiệu hai bán kính R – R1.
Cung tròn tiếp xúc trong
3. Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác
24
Cho hai cung tròn tâm O1 và O2, bán kính R1 và R2. Hãy vẽ cung tròn bán kính R nối
tiếp với hai cung tròn O1 và O2.
Aùp dụng tính chất tiếp xúc giữa hai đường tròn để xác định tâm cung nối tiếp và các
tiếp điểm. Có ba trường hợp xảy ra :
a. Trường hợp tiếp xúc ngoài : Cung nối tiếp, tiếp xúc ngoài với hai cung tròn đã cho.
Cung tiếp xúc tiếp xúc ngoài với cả hai cung tròn
Cách vẽ :
_ Vẽ cung tròn phụ tâm O1 bán kính R + R1.
_ Vẽ cung tròn phụ tâm O2 bán kính R + R2.
_ Giao điểm hai cung tròn trên là O.
_ Nối OO1 cắt cung tròn tâm O1 bán kính R1 tại T1.
_ Nối OO2 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R2 tại T2.
_ Vẽ cung tròn tâm O bán kính R từ T1 đến T2.
b. Trường hợp tiếp xúc trong: Cung nối tiếp, tiếp xúc
trong với hai đường tròn đã cho.
Cung tiếp xúc, tiếp xúc trong với cả hai cung tròn
Cách vẽ :
_ Vẽ cung tròn phụ tâm O1 bán kính R - R1.
_ Vẽ cung tròn phụ tâm O2 bán kính R - R2.
_ Giao điểm hai cung tròn trên là O.
_ Nối OO1 cắt cung tròn tâm O1 bán kính R1 tại T1.
_ Nối OO2 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R2 tại T2.
_ Vẽ cung tròn tâm O bán kính R từ T1 đến T2.
c) Trường hợp vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong: cung nối tiếp, tiếp xúc ngoài với
một cung tròn đã cho và tiếp xúc trong với cung tròn kia.
25
Cung nối tiếp vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong
Cách vẽ :
_ Vẽ cung tròn phụ tâm O1 bán kính R + R1.
_ Vẽ cung tròn phụ tâm O2 bán kính R - R2.
_ Giao điểm hai cung tròn trên là O.
_ Nối OO1 cắt cung tròn tâm O1 bán kính R1 tại T1.
_ Nối OO2 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R2 tại T2.
_ Vẽ cung tròn tâm O bán kính R từ T1 đến T2.
IV. VẼ MỘT SỐ ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC
Trong kỹ thuật thường dùng các đường cong không tròn như các đường bậc hai,
đường sin, đường thân khai của đường tròn, đường xoắn ốc các đường cong đó là những
đường cong có quy luật, có thể được biểu diễn bằng phương pháp toán học. Các đường cong
này được vẽ bằng thước cong. Dưới đây trình bày cách vẽ đường elíp, đường sin và đường
thân khai của đường tròn.
1. Đường elip
Đường elíp là quỹ tích những điểm có tổng khoảng cách đến
hai điểm có định F1 và F2 bằng một số lớn hơn F1F2.
MF1 + MF2 = 2a.
Đường AB = 2a gọi là trục dài của elip, đường CD vuông góc
với AB gọi là trục ngắn của elip. Hai điểm F1 và F2 gọi là hai tiếu
điểm. Giao điểm của AB và CD gọi là tâm elip.
a. Cách vẽ elip theo hai trục AB và CD
_ Trước hết vẽ hai đường tròn tâm O, đường kính bằng AB và CD.
_ Từ giao điểm các đường kính của đường tròn lớn kẻ đường song song với trục ngắn CD và
từ giao điểm của đường kính đó với đường tròn nhỏ kẻ đường song song với trục dài AB.
Giao điểm của hai đường vừa kẻ xác định điểm nằm trên elip. Để cho tiện , ta có thể kẻ
các đường kính qua những điểm chia đều đường tròn.
_ Nối các giao điểm đã tìm bằng thước cong ta sẽ được elip.
Trong trương hợp không đòi hỏi vẽ chính xác đường elip có thể thay đường elip bằng đường
ôvan. Ôvan là đường cong khép kín tạo bởi bấn cung tròn nối tiếp có dạng gần giống đường
elip.
b. Cách vẽ đường ôvan theo hai trục AB và CD.
_ Vẽ cung tròn bán kính OA, tâm O, cung tròn này cắt trục ngắn CD tại E.
_ Vẽ cung tròn tâm C bán kính CE, cung này cắt đường thẳng AC tại F.
_ Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AF, đường trung trực này cắt trục dài tại O1 và trục
ngắn tại O3. Hai điểm O1 và O3 là tâm của hai cung tròn tạo thành ôvan.
26
Cách vẽ đường ôvan
_ Lấy các điểm đối xứng với O1 và O3 qua tâm O, ta có các điểm O2 và O4 là tâm hai cung
tròn còn lại của hình ôvan.
2. Đường sin : Đường sin là đường cong có phương trình y = sin.
Đường sin biểu diễn đường cong của dòng điện xoay chiều, hình chiếu vuông góc của
đường xoắn ốc trụ
Cách vẽ đường sin
_ Trước hết vẽ hai đường vuông góc Ox và Oy làm hai trục tọa độ và vẽ đường tròn tâm O’
nằm trên trục Ox, có đường kính d bằng biên độ.
_ Trên Ox lấy đoạn OA = d và chia đều đường tròn cùng đoạn OA ra cùng một số phần
bằng nhau (vi dụ 12 phần) bằng các điểm 1, 2, 3
_ Qua các điểm chia trên đường tròn kẻ đường song song với trục Ox và qua các điểm
tương ứng trên OA kẻ các đường song song với Oy. Giao điểm các đường song song vừa kẻ
là điểm nằm trên hình sin.
_ Nối các điểm nằm trên đường sin bằng thước cong, sẽ được đường sin phải vẽ.
3. Đường thân khai của đường tròn : Đường thân khai của đường tròn biểu diễn profin
răng của bánh răng, dao cắt răng vv..
Đường thân khai của đường tròn là quỹ tích những điểm nằm trên một đường thẳng,
khi đường thẳng này lăn không trượt trên một đường tròn cố định.
Đường tròn cố định gọi là đường tròn cơ sở. Khi vẽ đường thân khai thường cho biết
bán kính đường tròn cơ sở R.
Cách vẽ đường thân khai :
_ Chia đều đường tròn cơ sở ra một số n phần bằng nhau.
_ Từ các điểm chia đó kẻ các đường tiếp tuyến với đường tròn và lấy trên tiếp tuyến tại
điểm lấy n đoạn thẳng bằng chu vi đường tròn cơ sở.
_ Chia đoạn thẳng thành n đoạn thẳng bằng nhau (bằng số phần chia trên đường tròn, với
các điểm chia 1’, 2’, 3’, n’).
27
n
R2
Đường thân khai của đường tròn
_ Lần lượt đặt trên tiếp tuyến 1, 2, 3, , n các đoạn thẳng bằng 1, 2, 3, , n lần đoa ïn , sẽ
được các điểm M1, M2, , Mn của đường thân khai phải vẽ.
28
CÂU HỎI.
1. Trình bày cách chia đường thẳng thành nhiều phần bằng nhau ?
2. Nêu cách chia đường tròn thành 3, 6 (4, 8 và 5, 10) và n phần bằng nhau?
3. Thế nào là hai đường nối tiếp ? cho biết các tính chất của đường tròn tiếp xúc với đường
thẳng và đường tròn tiếp xúc với đường tròn ?
4. Nêu cách vẽ nối một cung tròn với hai đường thẳng ?
5. Nêu cách vẽ các trường hợp nối tiếp cung tròn với hai cung tròn khác ?
6. Khi vẽ nối tiếp các đường với nhau cần phải xác định những yếu tố nào ?
BÀI TẬP
1. Áp dụng cách chia đều đường tròn để vẽ các hình theo các kích thước đã cho.
a.
b.
2. Aùp dụng cách vẽ nối tiếp để vẽ các hình theo các kích thước đã cho dưới đây.
3. Vẽ hình elip và hình ôvan có trục dài bằng 65mm và trục ngắn bằng 40mm.
4. Vẽ đường sin và đường thân khai, biết đường kính của vòng tròn cơ sở bằng 32 mm.
29
Chương 3: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHÉP CHIẾU
1. Các phép chiếu
Giả thuyết trong không gian, ta lấy mặt phẳng p và một điểm s ở ngoài mặt phẳng
đó. Từ một điểm a bất kỳ trong không gian ta dựng đường SA, đường này cắt mặt phẳng p
tại một điểm A’
Như vậy ta đã thực hiện một phép chiếu và gọi mặt phẳng p là mặt phẳng hình
chiếu, đường thẳng SA là tia chiếu và A’ là hình chiếu của điểm A trên mặt phẳng P.
Trong phép chiếu trên, nếu tất cả các tia chiếu đi qua một điểm S cố định gọi là
tâm chiếu thì phép chiếu gọi là phép chiếu xuyên tâm, điểm A’ gọi là hình chiếu xuyên tâm
điểm điểm a trên mặt phẳng hình chiếu P, tâm chiếu S.
Nếu tất cả các tia chiếu không đi qua một điểm cố định mà song song với mộ
đường thẳng cố định l gọi là phương chiếu thì phép chiếu đó gọi là phép chiếu song song.
Điểm A’là giao điểm của đường thẳng đi qua điểm A và song song với phương chiếu l với
mặt phẳng P gọi là hình chiếu song song của điểm A trên mặt phẳng hình chiếu P, phương
chiếu l.
Trong phép chiếu song song, nếu phương chiếu l không vuông góc với mặt phẳng
hình chiếu P, đó là phép chiếu xiên góc. Nếu phương chiếu l vuông góc với mặt phẳng chiếu
P, đó là phép chiếu vuông góc.
S
A
A’
P
30
Phép chiếu xuyên tâm được dùng trong vẽ mỹ thuật, trong các bản vẽ xây dựng,
kiến trúc..v.v.. phép chiếu xuyên tâm cho những hình ảnh của vật thể giống như những hình
ảnh khi nhìn vật thể bằng mắt thường.
Phép chiếu song song, nhất là phép chiếu vuông góc được dùng nhiều trong các bản
vẽ kỹ thuật nói chung và bản vẽ cơ khí nói riêng.
2. Phương pháp hình chiếu vuông góc
Ta thấy rằng một điểm A trong không gian thì có một hình
chiếu A’ duy nhất trên mặt phẳng hình chiếu. Nhưng ngược lại điểm A’
không chỉ là hình chiếu của một điểm A duy nhất mà A’ co øn là hình
chiếu của vô số điểm khác nhau thuộc tia chiếu AB.
Vật thể là tập hợp những điểm nào đó. Hình chiếu của vật thể
trên một mặt phẳng chiếu chưa đủ để xác định hình dạng và kích
thước của vật thể đó, nghĩa là căn cứ vào một hình chiếu chưa thể hình
dung hay xây dựng hình dạng của vật thể đó trong không gian.
Để diễn tả một cách chính xác về hình dạng và kích thước của vật thể, tr6en các
bản vẽ kỹ thuật, người ta dùng phép chiếu vuông góc để chiếu vật thể lên các mặt phẳng
hình chiếu, sau đó trải các mặt phẳng hình chiếu cho trùng một mặt phẳng (mặt phẳng
bản vẽ), sẽ được các hình chiếu vuông góc của một vật
thể. Đó là phương pháp hình chiếu vuông góc.
II. HÌNH CHIẾU CỦA ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, MẶT PHẲNG
Để nghiên cứu hình chiếu của vật thể, trước hết
phải nghiên cứu hình chiếu của các yếu tố hình học,
điểm, đoạn thẳng, mặt phẳng.
1. Hình chiếu của điểm trên ba mặt phẳng chiếu
Lấy ba mặt phẳng vuông góc từng đôi một làm ba
mặt phẳng chiếu : P1 là mặt phẳng hình chiếu đứng, P2
là mặt phẳng hình chiếu bằng và P3 gọi là mặt phẳng
hình chiếu cạnh. Giao tuyến của từng cặp mặt phẳng hình chiếu gọi là
trục chiếu. Có ba trục chiếu (Ox, Oy và Oz). Giao điểm O của ba trục
chiếu gọi là điểm góc.
Hình chiếu vuông góc của điểm A lên ba mặt phẳng chiếu, sẽ
có A1 trên P1; A2 trên P2 và A3 trên P3.
Để vẽ ba hình chiếu của điểm A trên cùng một mặt phẳng,
người ta giữ P1 (mặt phẳng bản vẽ) cố định, cho P2 và P3 quay một
góc 90
o
quanh hai trục Ox và Oy, để P2 và P3 trùng với P1.
Ba điểm A1, A2 và A3 là ba hình chiếu của điểm A trên ba mặt phẳng chiếu. Đó là
đồ thức của điểm a trên ba mặt phẳng chiếu. Đồ thức có tính chất như sau :
- Đường thẳng A1A2 vuông góc với trục Ox (A1A2 Ox).
- Đường thẳng A1A3 vuông góc với trục Oz (A1A3 Oz).
- Khoảng cách từ A2 đến trục Ox bằng khoảng cách từ A3 đến trục Oz và bằng
khoảng cách từ điểm a đến P1 (A2Ax = A3Az).
Chú thích : dựa vào ba tính chất trên, bao giờ cũng vẽ được hình chiếu thứ ba của một
điểm, khi biết hai hình chiếu của điểm đó.
31
2. Hình chiếu của một đoạn thẳng
Một đường thẳng được xác định bởi hai điểm, do đó muốn biểu diễn hình chiếu của
đường thẳng, chỉ cần biểu diễn hai điểm bất kỳ của đường thẳng đó.
Các vị trí của đường thẳng : vị trí của đường thẳng đối với mặt phẳng hình chiếu có
ba trường hợp.
- Đường thẳng nghiêng với mặt hình chiếu : hình chiếu của đoạn thẳng AB nghiêng
với mặt phẳng hình chiếu P’ là A’B’ sẽ ngắn hơn AB (A’B’< AB).
- Đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu : hình chiếu của đoạn thẳng AB
song song với mặt phẳng hình chiếu P’ là A’B’ bằng AB (A’B’= AB).
- Đường thẳng vuông góc
với mặt phẳng hình chiếu :
hình chiếu của đoạn thẳng
AB vuông góc với mặt
phẳng hình chiếu P’ là một
điểm(A’ B’).
3. Hình chiếu của mặt phẳng
Một mặt phẳng được xác
định bởi ba điểm không thẳng
hàng, do đó muốn biểu diễn một
mặt phẳng tì chỉ cần biểu diễn ba
điểm không thẳng hàng của mặt
phẳng đó hình biểu diễn của mặt phẳng được xác định bởi ba điểm A, B, C là các đỉnh của
một tam giác.
Các vị trí của mặt phẳng : vĩ trí mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu có ba
trường hợp sau:
32
- Mặt phẳng nghiêng với mặt phẳng chiếu : hình chiếu của một mặt phẳng ABCD
nghiêng với mặt phẳng hình chiếu P là A’B’C’D’ sẽ bé hơn ABCD (A’B’C’D’ < ABCD).
- Mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu : hình chiếu của một mặt phẳng ABCD
song song với mặt phẳng hình chiếu P là A’B’C’D’ sẽ bằng ABCD (A’B’C’D’ = ABCD).
- Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chiếu :hình chiếu của một mặt phẳng ABCD
vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P sẽ là một đoạn thẳng (A’ B’; C’ D’).
III. HÌNH CHIẾU CỦA CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Các khối hình học cơ bản thường gồm các khối đa diện như
hình lăng trụ, hình chóp cụt và khối tròn như hình trụ, hình nón, hình
nón cụt, hình cầu..v.v..
Sau đây chúng ta nghiên cứu cách vẽ các hình chiếu và cách
xác định những điểm nằm trên mặt của một số khối hình học cơ bản
đó.
1. Khối đa diện
a. Khối đa diện
Khối đa diện là khối hình học được giới hạn bởi các đa giác
phẳng. Các đ giác phẳng đo được gọi là các mặt của khối đa diện.
Các đỉnh và các cạnh của đa giác đó gọi là các đỉnh và các cạnh của khối diện.
Muốn vẽ hình chiếu của khối đa diện phải vẽ hình chiếu của các đỉnh và các cạnh
của khối đa diện.
b. Khối lăng trụ
+ Hình hộp chữ nhật
Muốn xác định điểm K nằm trên một mặt hình
hộp,
vẽ qua K đường thẳng nắm trên mặt hình hộp.
+ Hình lăng trụ đều:
Cách vẽ hình chiếu và xác định điểm nằm trên mặt lăng trụ đều tương tự như hình
hộp chữ nhật
33
c. Hình chóp và hình chóp cụt
+ Hình chiếu của hình chóp:
Muốn xác định điểm K nằm trên một mặt hình chóp, kẻ qua đỉnh s và điểm K
đường thặng SK nằm trên một mặt hình chóp.
+ Hình chóp cụt:
2. Khối tròn
Khối tròn là khối hình hoi giới hạn bởi các mặt tròn xoay, hay giới hạn bởi các mặt
tròn xoay và mặt phẳng.
Hình tròn xoay là hình tạo bởi đường bất kỳ, được quay một vòng quanh một đường
thẳng cố định. Đường bất kỳ đó gọi là đường sinh của mặt tròn xoay, đường thằng cố định
đo gọi là trục quay của mặt tròn xoay.
- Nếu đường sinh là đường thẳng song song với trục quay, sẽ tạo nên mặt trụ tròn xoay.
34
- Nếu đường sinh là đường thẳng cắt trục, sẽ tạo mặt nón tròn xoay.
- Nếu đường sinh là nửa đường tròn, quay quanh trục là đường kính của đường tròn sẽ tạo
thành mặt cầu.
a. Hình trụ
b. Hình nón
Hình nón được xem như khối tròn do một tam giác vuông vuông quay quanh một
cạnh góc vuông của nó tạo thành.
Muốn xác định một điểm nằm trên mặt nón, vẽ qua điểm đ1o một đường sinh hay một
đường tròn của mặt nón.
+ Hình chiếu của một hình nón cụt
c. Hình cầu:
Hình cầu là hình được giới hạn bởi các mặt cầu. Hình chiếu của hình cầu là đường
tròn có đường kính bằng đường kính của hình cầu.
35
Muốn xác định một điểm nằm trên mặt cầu, ta dựng qua điểm đo đường tròn nằm
trên mặt cầu, đồng thời mặt phẳng cứa đường tròn đó song song với mặt phẳng hình chiếu.
CÂU HỎI
1. Muốn vẽ hình chiếu của một khối đa diện, ta vẽ hình chiếu của những yếu tố hình
học nào?
2. Làm thế nào để xác định một điểm nằm trên mặt phẳng khối đa diện?
3. Mặt tròn xoay được tạo thành như thế nào? Hãy vẽ hình chiếu của hình trụ, hình
nón và hình cầu?
4. Làm thế nào để xác định một điểm nằm trên mặt tròn xoay
BÀI TẬP
Cho hai hình chiếu của khối hình học:
a. Hãy vẽ hình chiếu thứ ba.
b. Biết các điểm A, B, C nằm trên các mặt của khối hình hoi và một hình chiếu của
chúng. Hãy tìm 2 hình chiếu kia của các điểm.
1 2.
3 4.
36
Chương 4 HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
1. Khái niệm
Các hình chiếu vuông góc thể hiện chính xác về hình dạng và kích thước của vật thể. Song
mỗi hình chiếu vuông góc thường chỉ thể hiện được hai chiều của vật thể, nên hình vẽ thiếu tính lập
thể, làm cho người đọc bản vẽ khó hình dung hình dạng của vật thể đó.
Để khắc phục nhược điểm trên, tiêu chuẩn “Tài liệu thiết kế” quy định dùng hình chiếu trục đo
để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc. Hình chiếu trục đo thể hiện đồng thời trên một hình biểu
diễn cả ba chiều vật thể. Thường trên bản vẽ những vật thể phức tạp, bên cạnh các hình chiếu
vuông góc, thường vẽ thêm hình chiếu trục đo của vật thể.
2. Nội dung và phương pháp của hình chiếu trục đo
Trong không gian lấy mặt phẳng P’ làm mặt phẳng hình chiếu và phương chiếu l không song
song với P’. Gắn vào vật thể được bie åu diễn hệ tọa độ vuông góc theo ba chiều dài, rộng , cao của
vật thể và đặt vật thể sao cho phương chiếu l không song song với một trong ba trục tọa độ đó.
Chiếu vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc đó lên mặt phẳng P’ theo phương l, sẽ được hình chiếu
song song của vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc. Hình chiếu đo gọi là hình chiếu trục đo của vật
thể.
Hình chiếu của ba trục tọc độ là O’X’, O’Y’, O’Z’ gọi là các trục đo. Tỉ số giữa độ dài hình
chiếu của một đoạn thẳng nằm trên hệ trục đo với độ dài đoạn thẳng đó gọi là hệ số biến dạng
theo trục đo.
: Hệ số biến dạng trên trục O’X’.
: Hệ số biến dạng trên trục O’Y’.
: Hệ số biến dạng trên trục O’Z’.
Hình chiếu trục đo
Hình chiếu trục đo được chia thành các dạng sau :
a. Căn cứ theo phương l chia ra
Hình chiếu trục đo vuông góc, nếu phương chiếu l vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P’.
Hình chiếu trục đo xiên góc, nếu phương chiếu l không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P’.
b. Căn cứ theo hệ số biến dạng chia ra
r
OC
'C'O
q
OB
'B'O
p
OA
'A'O
37
Hình chiếu trục đo đều, nếu ba hệ số biến dạng bằng nhau (p = q = r).
Hình chiếu trục đo cân, nếu hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau (p = q r, p q = r,
p = r q).
Hình chiếu trục đo lệch, nếu ba hệ số biến dạng từng đôi một không bằng nhau (p q r).
Trong các bản vẽ cơ khí, thường dùng hai loại hình chiếu trục đo : hình chiếu trục đo xiên cân (p
= r q ; l không vuông góc với P’) và hình chiếu trục đo vuông góc đều (p = q = r; l P’).
II. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU
1. Hệ trục đo
Loại hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ trục đo với các góc x’o’y’ = y’o’z’ = x’o’z’ = 120o
và các hệ số biến dạng o’x’, o’y’, o’z’ là p = q = r = 0,82.
Để thuận tiện cho việc vẽ, người ta thường dùng hệ số biến dạng quy ước p = q = r = 1. Với
hệ số biến dạng quy ước này, hình chiếu trục đo được xem như phóng to lên 1 : 0,82 = 1,22 lần so
với thực tế.
Hệ trục đo vuông góc đều
2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều của các hình phẳng nằm trong mặt trục đo
Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, các hình phẳng nằm trong các mặt phẳng song
song với mặt phẳng xác định bởi hai trục tọa độ sẽ có hình chiếu trục đo bị biến dạng như : hình
chữ nhật biến dạng thành hình bình hành, hình vuông biến dạng thành hình thoi, hình tròn biến
dạng thành hình elip
- Hình chữ nhật và hình vuông bị biến dạng, có các góc đối là 120o và 60o, độ dài các cạnh song
song với hệ trục đo không bị biến dạng.
X’
O’
Z’
Y’
A’
D’
C’
B’
G’
E’
F’
H’
B
A D
C
F
H
G
E
38
- Hình tròn biến dạng thành elip, nếu lấy hệ số biến dạng theo quy ước p = q = r = 1 thì trục lớn
elip bằng 1,22d và trục nhỏ bằng 0,7d ( d là đường kính của đường tròn).
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của đường tròn Cách vẽ hình ôvan thay cho elip
Trên bản vẽ kỹ thuật, cho phép thay elip này bằng hình ôvan. Cách vẽ hình ôvan theo hai trục
và bốn tân của các cung tròn O1, O2, O3, O4.
III. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN CÂN
1. Hệ trục đo
Hình chiếu trục đo xiên cân là loại hình chiếu trục đo xiên có mặt phẳng XOY song song với
mặt phẳng hình chiếu P’ và hai trong ba trục hệ số biến dạng bằng nhau (p = r q). góc giữa hai
trục đo x’o’y’ = y’o’z’ = 135o. x’o’x’ = 90o và các hệ số biến dạng p = r = 1, q = 0,5. Như vậy o’y’
làm với trục nằm ngang một góc 45
o
.
39
Hình chiếu trục đo xiên góc cân
2. Hình chiếu trục đo xiên cân của các hình phẳng nằm trong mặt trục đo
Hình chiếu trục đo của các hình phẳng nằm trên hay song song với mặt phẳng xoz không bị
biến dạng về hình dạng và kích thước.
Hình chiếu trục đo của các hình phẳng nằm trên hay song song với mặt phẳng yoz và xoy sẽ bị
biến dạng về hình dạng lẫn kích thước : hình chữ nhật, hình vuông bị biến dạng thành hình bình
hành, các đường tròn bị biến dạng thành elip.
Nếu lấy hệ số biến dạng theo quy ước, thì thục lớn của elip bằng 1,06d, trục nhỏ bằng o,35d
(d là đường kính của đường tròn). Trục lớn của elip la øm với trục o’x’ hay o’z’một góc 7o.
Khi vẽ, cho phép thay elip thành hình ôvan.
Đường tròn trên các mặt phẳng trục đo xiên góc cân
Hình chiếu trục đo xiên cân thường dùng để thể hiện những chi tiết có chiều dài lớn.
Hình chiếu trục đo của ổ đỡ
IV. Cách dựng hình chiếu trục đo
1. Chọn loại hình chiếu trục đo
Để biểu diễn một vật thể, có thể dùng một trong các loại trục đo đã quy định. Tuy nhiên tuỳ
theo đặc điểm hình dạng và cấu tạo của từng vật thể và tuỳ theo mục đích thực hiện mà chọn loại
hình chiếu trục đo cho thích hợp.
2. Dựng hình chiếu trục đo
40
Muốn dựng hình chiếu trục đo của vật thể, ta cần dựng hình chiếu trục đo của các điểm thuộc
vật thể. Cách dựng hình chiếu trục đo của các điểm như sau :
Trước hết vẽ vị trí các trục đo và xác định tọa độ vuông góc của các điểm, ví dụ A (XA, YA ,
ZA), sau đó căn cứ vào hệ số biến dạng của các loại trục đo đã chọn mà xác định tọa độ trục đo
của các điểm đo bằng cách nhân tọa độ vuông góc với hệ số biến dạng tương ứng:
X’A = p XA ; Y’A = q YA ; Z’A = r YA
Cách dựng hình chiếu trục đo của vật thể
Lần lượt đặt các tọa độ điểm đó lên các trục đo sẽ xác định được điểm A’ là hình chiếu trục đo
của điểm A.
Khi vẽ hình chiếu trục đo của vật thể, cần căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và hình dạng của vật thể
mà chọn cách dựng trục đo sao cho đơn giản nhất. Sau đây là một số phương pháp thường dùng để
dựng trục đo.
- Đối với vật thể có dạng hình hộp : Vẽ hình hộp ngoại tiếp vật thể và chọn ba mặt phẳng của
hình hộp làm ba mặt phẳng tọa độ. Từ các mặt phẳng tọa độ xác định các phần tử còn lại của vật
thể.
- Đối với vật thể có mặt phẳng đối xứng : Nên chọn mặt đối xứng đó làm mặt phẳng tọa độ. Từ
mặt phẳng tọa độ xác định các phần tử đối xứng của vật thể.
41
Cách dựng hình chiếu trục đo của hình lăng trụ
- Vẽ theo mặt phẳng cơ sở : Dựng một mặt của vật thể lên mặt phẳng trục đo làm mặt cơ sở, từ
các đỉnh của mặt cơ sở vẽ các đường song song với trục đo thứ ba. Căn cứ theo hệ số biến dạng
đặt các đoạn thẳng lên các đường song song với trục đo thứ ba, nối các điểm đã xác định ta được
hình chiếu trục đo của vật thể.
Quy ước về biểu diễn hình chiếu trục đo : hình chiếu trục đo là hình chiếu biểu diễn nhằm thể
hiện tính lập thể của vật thể, nhằm hỗ trợ cho người đọc bản vẽ dễ hình dung hình dạng vật thể vì
vậy trên hình chiếu trục đo :
- Không biểu diễn trục đo.
- Không ghi kích thước trên hình chiếu trục đo.
- Không biểu diễn các đường khuất.
3. Vẽ phác hình chiếu trục đo
Vẽ phác hình chiếu trục đo, còn gọi là ký họa kỹ thuật, nó được dùng rộng rãi trong khi thiết
kế hay trao đổi ý kiến ở hiện trường. Vẽ phác hình chiếu trục đo được vẽ bằng tay, không dùng các
dụng cụ vẽ, nên việc vẽ đơn giản và nhanh chóng.
Vẽ phác hình chiếu trục đo
42
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là hình chiếu trục đo của vật thể và hệ số biến dạng theo các trục ? Cho biết các loại
trục đo thường được dùng trong vẽ kỹ thuật ?
2. Cho biết các phân loại hình chiếu trục đo ? Nêu các vị trí của trục đo và hệ số biến dạng của
các loại trục đo thường dùng ?
3. Trình bày cách vẽ hình ôvan thay cho elip trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu
trục đo xiên cân ?
4. Phương pháp cơ bản để vẽ hình chiếu trục đo như thế nào ? Nêu trình tự dựng hình chiếu trục đo
của một vật thể ?
43
Chương 5 BIỂU DIỄN VẬT THỂ
I. CÁC LOẠI HÌNH CHIẾU
Hình chiếu vật thể: là hình biểu diễn các phần tử thấy được của vật thể đối với người
quan sát, cho phép thể hiện các phần khuất bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.
Vật thể được xem như vật đặc và đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu.
Vật thể được đặt sai cho các bề mặt của nó song song với mặt phẳng hình chiếu để hình
chiếu của vật thể phản ánh được hình dạng thật của các bề mặt đó. Các hình chiếu phải
giữ đúng vị trí sau khi gập các mặt phẳng hình chiếu trùng với mặt phẳng bản vẽ.
Để cho đơn giản, tiêu chuẩn quy định không vẽ các trục hình chiếu, các đường
gióng, không ghi ki hiệu bằng chữ hay bằng chữ số các đỉnh, các cạnh của vật thể. Những
đường nhìn thấy của vật thể được vẽ bằng nét viền đậm. Những đường khuất được vẽ bằng
nét đứt. Hình chiếu của mặt phẳng đối xứng của vật thể và hình chiếu của trục hình học
của các khối tròn được vẽ bằng nét gạch chấm mảnh.
Hình chiếu cảu vật thể bao gồm hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu
riêng phần.
1. Hình chiếu cơ bản
TCVN 5-78 quy định lấy sáu mặt của một hình hộp làm sáu mặt phẳng hình chiếu cơ
bản. Hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản gọi là hình chiếu cơ bản.
Các hình chiếu cơ bản Vị trí các hình chiếu
Các hình chiếu cơ bản được sắp xếp như hình vẽ và có tên gọi như sau:
(1) Hình chiếu từ trước ( hình chiếu đứng , hình chiếu chính )
(2) Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng )
(3) Hình chiếu từ trái (hình chiếu cạnh)
(4) Hình chiếu từ phải
(5) Hình chiếu từ dưới
(6) Hình chiếu từ sau.
44
2. Hình chiếu phụ
Hình chiếu phụ
Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt
phẳng hình chiếu cơ bản.
Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có bộ phận nào đó, nếu biểu diễn
trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng về hình dạng và kích thước, như mặt
thể có mặt nghiêng.
Trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu bằng chữ tên hình chiếu. Nếu hình chiếu phụ được
đặt ở vị trí liên hệ trực tiếp với hình chiếu cơ bản có liên quan thì không cần ghi ký hiệu.
Để tiên việc bố trí các hình biểu diễn có thể quay hình chiếu phụ về vị trí thuận tiện,
khi đó ghi ký hiệu bằng chữ có thêm mũi tên cong.
3. Hình chiếu riêng phần
Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu
cơ bản. Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp không cần thiết phải vẽ toàn bộ
hình chiếu cơ bản của vật thể.
Hình chiếu riêng phần được giới hạn bằng nét lược sóng hoặc không vẽ phần giới
hạn, nếu phần biếu diễn vật thể có ranh giới rõ rệt.
Hình chiếu riêng phần được ghi chú như hình chiếu phụ. Các chữ ký hiệu lớn hơn khổ
chữ số kích thước trên cùng một bản vẽ, nét gạch chân chữ ký hiệu là nét liền đậm.
Hình chiếu riêng phần
45
II. CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU VẬT THỂ
Một vật thể đơn giản hay phức tạp đều được tạo thành từ những khối hình học hay
một phần của các khối hình học. Hình chiếu vật thể là tổng hợp hình chiếu của các khối
hình học tạo thành vật thể đó.
Để vẽ hình chiếu của một vật thể, thường dùng phương pháp phân tích hình dạng vật
thể. Trước hết căn cứ vào hình dạng và kết cấu vật thể, chia vật thể ra nhiều phần có hình
dạng các khối hình học cơ bản và xác định vị trí tương đối của chúng, sau đó vẽ hình chiếu
của từng khối hình học cơ bản đó.
Khi vẽ cần vận dụng tính chất hình chiếu của điểm, đường, mặt để vẽ cho đúng,
nhất là giao tuyến của mặt phẳng với các khối hình học và giao tuyến của hai khối hình
học.
* Một số quy ước khi vẽ hình chiếu :
- Vật thể được xem như được đặt giữ mắt người quan sát và mặt phẳng hình chiếu.
- Hình chiếu phải tương quan với nhau về vị trí và giữ đúng kích thước.
- Không vẽ các trục mặt phẳng hình chiếu, các đường gióng, không ghi ký hiệu bằng chữ
hay số ô các đỉnh các cạnh của vật thể
- Những đường thấy được vẽ bằng nét liền đậm
III. CÁCH GHI KÍCH THƯỚC VẬT THỂ
Kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn. Căn cứ vào
các kích thước để chế tạo, kiểm tra sản phẩm. Vì vậy các kích thước của vật thể được ghi
đầy đủ, chính xác và trình bày rõ ràng theo đúng TCVN 5705-1993
1. Các loại kích thước
Muốn ghi đầy đủ và chính xác về mặt hình học các kích thước của vật thể, ta dùng
phương pháp phân tích hình dạng của vật thể. Trước hết ghi các kích thước xác định độ lớn
của từng phần, từng khối hình học tạo thành vật thể, sau đó ghi các kích thước xác định vị
trí tương đối giữa các phần, các khối hình học đó. Để xác định không gian mà vật thể
chiếm, cần ghi các kích thước ba chiều lớn nhất là dài, rộng cao, của vật thể.
Kích thước định hình: Là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học tạo
thành vật thể. Kích thước định vị: là kích thước xác định vị trí tương đối của các khối hình
học với nhau. Để xác định các kích thước định vị của khối hình học theo ba chiều, cần chọn
mỗi chiều một đường hay một mặt của vật thể làm đường chuẩn hay mặt chuẩn. Thường
46
chọn mặt đáy, mặt phẳng đối xứng hay trục hình học của khối hình học làm mặt chuẩn
hay đường chuẩn.
Các loại kích thước của vật thể
Kích thước định vị của các khối tròn xoay lấy các trục quay làm các đường chuẩn.
c. Kích thước khuôn khổ: là kích thước xác định ba chiều chung của vật thể.
2. Kích thước của các khối hình học
Kích thước các khối đa diện
Kích thước các khối tròn xoay
3. Một số điểm cần chú ý khi ghi kích thước
47
Việc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật đã được quy định tro9ng TCVN5705 –
1993. Sau đây là một số điểm cần chú ý khi ghi kích thước vật thể:
a. Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, không được ghi thiếu hoặc ghi
thừa.
b. Kích thước định hình của khối hình học ghi trên hình chiếu nào thể hiện rõ đặc trưng
hình dạng của khối đó.
c. Các kích thước thể hiện một phần tử của vật thể cần ghi gần nhau.
d. Các kích thước cấu tạo bên ngoài nên ghi trên hình chiếu và kích thước của cấu
tạo bên trong nên ghi trên hình cắt.
IV. ĐỌC BẢN VẼ VÀ VẼ HÌNH CHIẾU THỨ BA
1. Đọc bản vẽ
Đọc bản vẽ là quá trình tư duy không gian, từ không gian hai chiều chuyển hóa
thành không gian ba chiều. Khi đọc bản vẽ cần chú ý một số điều sau đây :
_ Khi đọc, người đọc bản vẽ cần phải xác định đúng hướng nhìn cho từng hình biểu
diễn theo vị trí sáu hình chiếu cơ bản.
_ Phải nắm bắt đặc điểm của các khối hình học cơ bản. Rồi căn cứ vào đặc điểm
hình chiếu mà chia vật thể ra làm các bộ phận hình chiếu của các khối hình học. Phân tích
hình dạng từng bộ phận đi đến hình dung toàn bộ vật thể.
_ Phải phân tích được ý nghĩa từng đường nét, mỗi đường nét thể hiện phần nào
của vật thể.
_ Đối với những vật thể không thể phân tích thành các bộ phận, ta có thể dùng
cách phân tích đường, mặt ( vị trí tương đối giữa các đường, các mặt cấu tạo nên vật thể).
Trên hình chiếu, mỗi đường khép kín thể hiện một mặt, hai đường khép kín kề nhau hay
bao nhau thể hiện hai mặt vật thể. Hai mặt đó có thể song song hoặc cắt nhau, phải căn
cứ vào hình chiếu khác để xác định vị trí tương đối giữa hai mặt đó.
2. Vẽ hình chiếu thứ ba
Vẽ hình chiếu thứ ba là một quá trình rèn luyện tư duy đọc bản vẽ. Khi vẽ hình
chiếu thứ ba của vật thể có thể dùng cách phân tích hình dạng vật thể của vật thể và cách
phân tích đường, mặt và các tính chất liên hệ hình chiếu của các yếu tố hình học để vẽ.
Các tính chất liên hệ hình chiếu :
+ Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể có liên hệ gióng đứng, do đó có
chung kích thước ngang.
+ Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của vật thể có có liên hệ gióng ngang, do đó
có chung kích thước cao.
+ Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể có chung kích thước sâu (kích
thước rộng).
Khi vẽ, vẽ hình dạng bên ngoài trước hình dạng bên trong sau, bộ phận chủ yếu
trước bộ phận thứ yếu sau.
Để tiện có thể gióng các đường nét từ hình này sang hình kia, ta có thể vẽ các trục hình chiếu
hoặc kẻ đường xiên 45
o
làm đường phụ trợ, dùng compa hoặc thước để đưa kích thước từ
hình này sang hình chiếu thứ ba.
48
CÂU HỎI
1. Thế nào là cách phân tích hình dạng vật thể ? Dùng cách phân tích hình dạng vật thể
để làm gì ?
2. Thế nào là kích thước định hình, kích thước định vị và kích thước định khối ?
3. Nêu trình tự cách đọc bản vẽ ?
4. Mục đích của cách vẽ hình chiếu thứ ba để làm gì ? nêu phương pháp vẽ hình chiếu thứ
ba của vật thể ?
BÀI TẬP
1. Đối chiếu với hình chiếu trục đo của vật thể bổ sung các nét còn thiếu trên hình chiếu
vuông góc.
a)
b)
49
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể từ hình chiếu trục đo cho trong các hình dưới đây.
a)
b)
50
Chương 6 KÝ HIỆU - SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN
A. MỤC TIÊU
Qua bài học này, học sinh sẽ hiểu được khái niệm, các loại ký hiệu, sơ đồ điện thông
dụng trong công nghiệp và dân dụng.
Thực hiện được các bước phân các sơ đồ điện dân dụng, công nghiệp. Trình bày được
một số sơ đồ điện cơ bản trong dân dụng và công nghiệp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. KÝ HIỆU THÔNG DỤNG TRONG SƠ ĐỒ ĐIỆN
1. Khái niệm
Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của con người là đã phát triển được hệ thống những
ký hiệu giúp cho việc thông tin và ghi nhận tri thức thế giới một cách dễ dàng hơn. Trong sơ đồ
điện người ta ứng dụng các ký hiệu qui ước là những hình vẽ được tiêu chuẩn hóa để biểu diễn
dây dẫn, thiết bị điện, đồ dùng điện, cách đi dây, (ghi chú số lượng, chủng loại, cỡ dây ...).
2. Phân loại ký hiệu
Có nhiều loại sơ đồ điện: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ khai triển, sơ đồ vị trí lắp đặt đấu dây, sơ
đồ đơn tuyến, đa tuyến, sơ đồ phân phối . . .
a. Sơ đồ nguyên lý: Là loại sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ về điện mà không thể hiện vị trí
sắp xếp, bố trí, cách lắp ráp .. các phần tử của mạch điện.
Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và các
thiết bị điện.
Ví dụ:
b. Sơ đồ vị trí – lắp đặt: Trình bày vị trí lắp đặt bố trí thiết bị điện, cách lắp ráp giữa các
phần tử của mạch điện. Từ một sơ đồ nguyên lý, chúng ta có thể xây dựng được một số sơ đồ vị
trí, lắp đặt; trong đó phải chọn một sơ đồ tối ưu. Sơ đồ vị trí thường dùng cho bước thiết kế sơ
bộ.
Ví dụ:
c. Sơ đồ đơn tuyến: Trình bày chi tiết mạch điện bằng 1 nét vẽ, trên đó thiết kế được
số lượng, cỡ dây . . . cũng như cách thức đi dây.
Ví dụ:
1 – Nguồ n điện.
2 – Thiết bị điề u
khiển.
3 – Đường liên
lạc.
4 – Tải tiêu thụ.
51
d/ Sơ đồ đấu nối dây: Trình bày chi tiết mạch điện dùng trong thi công, biểu diễn cách
đấu nối dây giữa các thiết bị điện.
Ví dụ:
e/ Sơ đồ phân phối: Trình bày phương thức phân phối điện năng từ nguồn đến
các nút tiêu thụ. Đây là dạng sơ đồ nguyên lý nhưng thể hiện trên sơ đồ đơn
tuyến.
Ví dụ:
52
3. Các ký hiệu điện thông dụng
STT TÊN GOI KÝ HIỆU
01
Dòng điện một chiều, điện áp một
chiều
------------
02
Dòng điện xoay chiều, điện áp xoay
chiều
03 Dây dẫn điện
04 Mạch điện có 4 dây dẫn
05
Dây dẫn điện cắt nhau nhưng không
nối liền về điện
06
Dây dẫn điện cắt nhau và nối liền
về điện
07 Tiếp đất, nối mass
08 Phần tử đốt nóng của rờ le nhiệt
09 Bộ chỉnh lưu
10 Tụ điện
11 Tụ hóa
12 Pin hoặc ắc qui
13 Cầu chì
14 Biến trở
15
Cuộn dây công tắc tơ, khởi động từ,
rờ le . .
16
Cuộn dây rờ le thời gian
a. Mở chậm
b. Đóng chậm
c. Đóng mở chậm
17 Nam châm điện
18 Chuông điện
53
19 Ly hợp điện từ
20 Bàn nam châm điện
20 Đèn thắp sáng
21 Đèn tín hiệu
22 Động cơ điện một chiều
23
Động cơ điện xoay chiều ba pha rô
to lồng sóc
24 Cầu dao: 1 pha , 3 pha
25
Áp tô mát, cầu dao tự động: 1 pha, 3
pha
26
Công tắt:
a. Công tắc thường
b. Công tắc 3 cực ( chuyển
mạch)
27
Nút nhấn
a. Thường mở
b. Thường đóng
c. Kép ( 2 tầng tiếp điểm)
28
Tiếp điểm công tắc tơ, rờ le,
a. Thường mở
b. Thường đóng
29
Tiếp điểm thường mở:
a. Đóng chậm
b. Mở chậm
c. Đóng, mở chậm
30
Tiếp điểm thường đóng:
a. Đóng chậm
b. Mở chậm
c. Đóng, mở chậm
31
Tiếp điểm có nút nhấn phục hồi
a. Thường mở
54
b. Thường đóng
32 Máy biến dòng
33 Máy biến áp
34 Công tơ điện, đồng hồ đo điện năng
35
Công tắc điện kiểu thường
a. Một cực, b. Hai cực, c. Ba cực
36
Công tắc điện kiểu kín:
a. Một cực, b. Hai cực, c. Ba cực
37
Ổ cắm điện hai cực
a. Kiểu thường, b. Kiểu kín
38
Ổ cắm điện hai cực có cực thứ 3 nối
đất: a. Kiểu thường, b. Kiểu kín
39
Ổ cắm điện ba cực có cực thứ 4 nối
đất: a. Kiểu thường, b. Kiểu kín
40
Công tắc điện hai chiều
a. Kiểu thường, b. Kiểu kín
41
Thiết bị đo điện
a. Điện trở – Ôm kế
b. Điện áp - Vôn kế
c. Dòng điện – Am pe kế
d. Công suất – Watt kế
II. CÁC LOẠI SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN
Hệ thống điện bao gồm các khâu: Sản xuất – Truyền tải – Phân phối và Cung cấp đến
các hộ tiêu thụ và sử dụng điện. Chúng được thực hiện bởi các nhà máy điện ( Thủy điện, nhiệt
điện, điện nguyên tử .v.v. ), mạng lưới điện, các trạm điện và các hộ sử dụng.
Điện năng sau khi sản xuất ra từ nhà máy sẽ được truyền tải đến nơi tiêu thụ bằng dòng
điện cao thế 110kV, 220kV, .v.v. Khi đến nơi tiêu thụ, được hạ dần xuống 66kV và truyền tải
vào thành phố với điện áp 15kV. Nhờ các trạm biến áp khu vực sẽ biến đổi điện từ 15kV ÷
220/380V 3 pha để cung cấp trực tiếp cho các hộ tiêu thụ. Tại đây hệ thống cung cấp là mạng 3
pha 4 dây, gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính.
Trong đó: Up: Là điện áp giữa dây pha và dây trung tính.
Ud: Là điện áp giữa 2 pha bất kỳ.
Với: Ud = √3 Up
- Cung cấp điện cho sinh hoạt là mạng 2 dây, gồm 1 dây pha với 1 dây trung tính.
Còn cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, sản xuất là mạng 3 pha 4 dây.
55
Ta có sơ đồ hệ thống điện 3 pha như hình vẽ:
1. Sơ đồ mạng điện dân dụng
a. Mạch đèn đấu nối tiếp:
b. Mạch đèn mắc song song:
c. Mạch đèn sáng luân phiên:
d. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ:
e. Mạch đèn cầu thang (điều khiển 2 nơi):
- Cách 1:
56
- Cách 2:
f. Mạch đèn sáng theo tuần tự:
g. Mạch chuông điện:
h. Mạch quạt trần:
i. Mạch điện năng kế ( 1 pha):
j. Mạch điện tổng hợp:
Một ví dụ tham khảo:
57
* Ghi chú:
- Trần cao (cách nền) 4 mét.
- Đường dây đi nổi, men theo tường bảo vệ bằng nẹp vuông (ống dẹt)
- Đèn Đ1 đặt sát trần, cách tường 0,5 mét.
- Đèn Đ2 đến Đ7 đặt sát tường, cách trần 0,5 mét.
- Đèn Đ8 đặt sát tường, cách trần 1,5 mét.
- Bảng điện đặt cách nền 1,5 mét.
- Bảng điện 1: Công tơ 1pha + CB 30A, CC + công tắc + ổ cắm.
- Bảng điện 2: CC + công tắc + dimmer quạt + ổ cắm.
- Bảng điện 3: CC + ổ cắm
- Bảng điện 4: CC + 2 công tắc + dimmer + ổ cắm.
- Bảng điện 5, 6, 7, 8: CC + công tắc + ổ cắm.
* Tính toán vật tư:
- Ống bảo vệ: ( nẹp vuông 2 phân 5)
+ Trần: 8m + 18m + 1m + 1,5m =
+ Quạt trần: 1,5m + 1,5m =
+ Đèn : 0,5 x 7 đèn =
+ Bảng điện: 2,5m x 8 =
Tổng cộng: + 15% =
- Đường dây chính: ( dùng dây đơn cứng có d =20/10, với I danh định = 36A)
+ Trần:
+ Tường:
Tổng cộng: + 15% =
- Đường dây ổ cắm: ( dùng dây đơn cứng có d =16/10, với I danh định = 28A)
+ Trần:
+ Tường:
Tổng cộng: + 15% =
- Đường dây đèn, quạt: ( dùng dây đơn cứng có d=12/10, với I danh định = 20A)
+ Đèn Đ1:
+ Đèn Đ2, Đ3, Đ4, Đ5:
+ Đèn Đ6:
+ Đèn Đ7:
+ Đèn Đ8:
+ Quạt Q1:
+ Quạt Q2:
Tổng cộng: + 15% =
* Bảng dự trù vật tư:
STT Tên vật tư – qui cách Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Nẹp vuông – 2P5 mét
2 Dây điện đơn cứng – 20/10 mét
3 Dây điện đơn cứng – 16/10 mét
4 Dây điện đơn cứng – 12/10 mét
5 Đèn hình cầu – 75W – 220V Bộ
6 Đèn huỳnh quang 40W – 220V Bộ
7 Đèn huỳnh quang 20W – 220V Bộ
58
8 Công tắc 6A – 250V Cái
9 Cầu chì nhựa 10A – 250V Bộ
10 Ổ cắm điện 6 lỗ 10A – 250V Cái
11 Quạt trần Mỹ Phong 120W – 220V Bộ
12 Đinh thép 2P3 Hộp
13 Băng keo cách điện Cuộn
14 Bảng điện nhựa Cái
15 Tắc kê nhựa Bịt
16 Vít bắt bảng điện 3P Con
17 Vít bắt đèn 2P Con
2. Sơ đồ mạng điện công nghiệp
Mạng điện công nghiệp là mạng động lực ba pha cung cấp điện cho các phụ tải
công nghiệp. Phụ tải điện công nghiệp bao gồm các máy móc trang thiết bị điện công
nghiệp sử dụng năng lượng điện sản xuất theo các dây chuyền công nghệ để sản xuất ra
các sản phầm mang tính chất hàng hóa công nghiệp theo các ngành và các lĩnh vực công
nghiệp khác nhau.
Phụ tải điện công nghiệp chủ yếu là các động cơ điện cao, hạ áp ba pha, dòng điện
xoay chiều, tần số công nghiệp (50 ÷ 60Hz); các lò điện trở, lò hồ quang, lò cảm ứng cao,
trung tần, các thiết bị biến đổi và chỉnh lưu.v.v.Trong các xí nghiệp công nghiệp chủ yếu
là dùng các động cơ điện hạ áp, động cơ điện cao áp 3, 6, lO kV dùng trong các dây
chuyền công nghệ công suất lớn như các máy nghiền, máy cán, ép, máy nén khí, quạt gió
và các trạm bơm công suất lớn.
Ngoài phụ tải động lực là các động cơ điện trong xí nghiệp công nghiệp còn có phụ
tải chiếu sáng bao gồm các đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.v.v. phục vụ chiếu sáng cho nhà
xưởng, bến, bãi, chiếu sáng đường đi và chiếu sáng sư cố, bảo vệ. Các thiết bị này dùng
điện áp pha 220V. Mạng điện xí nghiệp bao gồm mạng điện cao áp cung cấp điện cho
trạm biến áp xí nghiệp, trạm biến áp phân xưởng và các động cơ cao áp; mạng điện hạ áp
phân xưởng cung cấp điện cho các động cơ điện hạ áp dùng trong truyền động cho các
máy công cụ và mạng điện chiếu sáng.
Để tránh làm rối mặt bằng xí nghiệp cản trở giao thông và mất mĩ quan cho xí
nghiệp, mạng điện xí nghiệp chủ yếu dùng cáp ngầm và các dây dẫn bọc cách điện luồn
trong các ống thép hoặc ống nhựa cách điện đặt ngầm trong đất, trên tường và trên sàn
nhà xưởng. . .
- BƯỚC 1: Sau khi đọc và hiểu được nguyên tắc làm việc của mạch điện điều
khiển, chúng ta phân loại các khí cụ thành hai thành phần (như đã trình bày ở trên). Sau
đó, bố trí hai thành phần khí cụ trên hai bảng khác nhau.
Sau đó chúng ta có thể phát thảo vị trí bố trí cho các khí cụ trên hai bảng khác
nhau như trong hình sau.
59
- BƯỚC 2: Trên sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển, ta xác định các nút (giao điểm
của các nhánh dây nối) có chứa trong mạch. Kế tiếp, đánh số thứ tự cho các nút này. Qui
tắc đánh số thứ tự cho các nút tóm tắt như sau:
- Các nút khác nhau không mang cùng một số thứ tự, được đánh số tăng dần từ trên
xuống.
- Các nút nằm trên đường dây bên trái các cuộn dây côngtắctơ của mạch điều
khiển được ký hiệu bằng các chữõ số lẻ. Ví dụ: 1, 3, 5, 7, v.v .
- Các nút nằm trên đường dây bên phải các cuộn dây côngtắctơ của mạch điều
khiển được ký hiệu bằng các chữ số chẵn. Ví dụ: 2, 4, 6, 8,v.v .
BƯỚC 3: Chúng ta có thể bắt đầu từ bảng chứa các thành phần thứ nhất, đồng thời
dựa theo sơ đồ nguyên lý, chúng ta xác định số dây nối liên lạc giữa các phần tử với nhau
trong bảng cũng như số sợi dây nối đi ngược về bảng bố trí các thành phần thứ nhì của khí
cụ.
TRÌNH TỰ KHẢO SÁT SƠ ĐỒ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP:
Bước 1: Quan sát sơ bộ mạch điện, nhận diện ra mạch động lực và mạch điều
khiển. Trong mạch động lực khảo sát đối tượng được điều khiển là loại thiết bị, động cơ
gì?
- Trong mạch động lực dùng bao nhiêu côngtắctơ điều khiển, công dụng của mạch
động lực thực hiện nhiệm vụ hay chức năng gì?
- Trong mạch điều khiển sử dụng bao nhiêu khí cụ, phân loại, công dụng mỗi khí
cụ?
Với sơ đồ điện được cho ta có thể phân tích như sau:
60
- Trong mạch động lực
- Trong mạch điều khiển
a/ Sơ đồ nguyên lý:
b/ Sơ đồ bố trí thiết bị:
c/ Sơ đồ đi dây:
61
BẢNG CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ KÝ HIỆU CỦA CÁC NƯỚC
Ký hiệu
Ý nghĩa
Việt Nam Mỹ Nhật Tây Âu
Cuộn dây công tắc tơ, khởi động từ, rờ le
Tiếp điểm bình thường hở
Tiếp điểm bình thường đóng
Tiếp điểm thời gian thường mở, đóng
chậm
Tiếp điểm thời gian thường đóng, mở
chậm
Phần tử rờ le nhiệt bảo vệ quá tải
Phần tử rờ le nhiệt bảo vệ ngắn mạch
Nút nhấn bình thường đóng
Nút nhấn bình thường mở
Cầu chì
Đèn tín hiệu, đèn báo
Chuông điện
Tiếp điểm Áp tô mát
CÂU HỎI
Hãy trình bày những sơ đồ điện thường dùng trong các hệ thống điện dân dụng, công
nghiệp? Ý nghĩa vận dụng các sơ đồ điện trên?
BÀI TẬP
1. Vẽ và phân tích sơ đồ hệ thống điện từ sơ đồ mặt bằng cho trước.
2. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện dùng trong một hệ thống truyền động điện theo yêu
cầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hinh_hoa_ve_ky_thuat_trinh_do_cao_dang.pdf