Bài giảng Giun móc (Ancylostoma duodenale ) Giun lươn

Nguồn bệnh: người, chó mèo là nguồn lây bệnh. Mầm bệnh: ấu trùng giun lươn, giai đoạn có thực quản hình sợi, từ nguồn bệnh và từ môi trường tự do. Nhiệt độ thích hợp cho giun lươn sống tự do : 26 - 28oC, nhiệt độ giới hạn : 10 - 40oC. ấu trùng giun lươn giai đoạn thực quản hình củ, sống được 59 ngày ở nhiệt độ 11 - 16oC, sống được 4 ngày ở nhiệt độ 37oC. Đường lây: Lây qua da. Những người tiếp xúc với phân, đất, hầm, hố, dễ bị nhiễm. . Phòng bệnh: giống như đối với giun móc.

pdf49 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 7996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giun móc (Ancylostoma duodenale ) Giun lươn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện quân y Bộ môn Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Giun móc (Ancylostoma duodenale ) Giun lươn (Strongyloides stercoralis ) Ts Nguyễn Ngọc San mục tiêu • Nắm chắc được đặc điểm sinh học và vai trò y học của giun móc/mỏ, giun lươn. • Nắm được các biện pháp phòng chống. giun móc/ giun mỏ ( Ancylostoma duodenale/ necator americanus ) Giới thiệu hình thể Giun trưởng thanh: Màu trắng sữa hoặc hồng, kích thước giun đực 7- 10  0,5 mm, giun cái 10 -15  0,6 mm. Hình thể trứng: Khó phân biệt trứng giun A. duodenale và N.americanus, Kích thước trứng N.americanus khoảng 70m, trứng giun A.duodenale khoảng 60m. 1. đặc điểm sinh học • Giun móc kí sinh ở tá tràng. • Giun móc ngoạm vào niêm mạc ruột để chiếm thức ăn và chống lại nhu động ruột. • Cả giun đực và giun cái trưởng thành đều sống kí sinh. 1.1. vị trí kí sinh • Giun móc ăn máu, ăn hồng cầu, huyết sắc tố, ăn sắt trong hồng cầu và cả sắt huyết thanh, axit folic, protein huyết thanh... • Những chất dinh dưỡng giun móc chiếm của vật chủ là những chất đã đồng hoá. • Giun móc ngoạm vào niêm mạc ruột hút máu và thải máu ra hậu môn giun sau 1- 4 phút. 1.2. Dinh dưỡng của giun móc A.duodenale và N.americanus không hoàn toàn giống nhau, có những điểm khác biệt: • Giun Necator thường chỉ lây qua đường da. • Giun Ancylostoma lây nhiễm cả qua đường tiêu hoá cả qua đường da, nhưng nhiễm qua đường tiêu hoá là chủ yếu. 1.3.vòng đời của giun móc/mỏ Vòng đời sinh học của giun móc/mỏ. Sau khi giao phối, giun cái đẻ trứng ở ruột non. Trứng theo phân ra ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... của ngoại cảnh, phát triển thành ấu trùng. ấu trùng giai đoạn I (KT: 0,2 - 0,3  0,017 m) sống trong đất, lớn nhanh, ăn các chất hữu cơ ở đất. 1.3.vòng đời của giun móc/mỏ ấu trùng giai đoạn II: phát triển chừng 5 ngày , thực quản chuyển thành hình trụ mất ụ phình, lột xác lần thứ 2 để chuyển thành ATGĐ III. ấu trùng giai đoạn III: có khả năng chui qua da vật chủ vào cơ thể, có thể sống tới 6 tuần ở đất, ATGĐ III không ăn uống gì, di chuyển bằng năng lượng dự trữ, ấu trùng ưa nơi đất cát, nhiệt độ thích hợp 28 - 32C. 1.3.vòng đời của giun móc/mỏ ấu trùng chui qua da xâm nhập vào cơ thể vật chủ, theo đường tĩnh mạch tới tim phải rồi tới phổi, chọc thủng mao mạch vào phế nang, theo khí quản lên họng, đến thực quản, xuống dạ dày, ruột phát triển thành giun trưởng thành, kí sinh ở tá tràng hoặc ruột non. Từ ATGĐ III phát triển thành giun trưởng thành phải trải qua 2 lần lột vỏ thành ATGĐ IV (cần 3 - 7 ngày), thành ATGĐ V (cần khoảng 13 ngày), ATGĐ V cần 3 - 4 tuần mới phát triển thành giun trưởng thành. 1.3.vòng đời của giun móc/mỏ Như vậy giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh và giai đoạn kí sinh, ấu trùng qua 5 lần lột vỏ. Thời gian hoàn thành vòng đời cần 5 - 7 tuần, có giai đoạn ấu trùng chu du trong cơ thể như giun đũa. trong vòng đời sinh học của giun móc Ancylostoma lây nhiễm qua đường da, ấu trùng có giai đoạn ngủ (thời kì nằm yên) ở tổ chức của vật chủ. 1.3.vòng đời của giun móc/mỏ Vòng đời của giun móc lây qua đường tiêu hoá: Vòng đời của giun móc lây qua đường tiêu hoá có nhiều điểm khác biệt quan trọng so với vòng đời giun móc lây qua đường da, ấu trùng giun móc Ancylostoma có thể theo thực phẩm tươi sống, rau quả... nhiễm qua đường ăn uống. Khi nhiễm qua đường này, ấu trùng không có giai đoạn chu du trong cơ thể. ấu trùng xuống thẳng ruột non chui vào niêm mạc ruột, phát triển ở đó rồi chui ra lòng ruột, phát triển thành giun trưởng thành. 1.3.vòng đời của giun móc/mỏ 2. Vai trò y học 2.1.1. Giai đoạn ấu trùng qua da: ấu trùng gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu đó là biểu hiện viêm da. Còn gọi là ngứa do đất, ngứa rất nhiều, có ban đỏ, phù nề, về sau thành nốt mọng nước. Thường diễn biến 3 - 5 ngày rồi tự hết 2.1.bệnh của ấu trùng 2.1.2. Giai đoạn ấu trùng qua phổi: Khi ấu trùng giun móc qua phổi cũng gây biểu hiện bệnh lí giống ấu trùng giun đũa. ấu trùng giun móc ở phổi sẽ kích thích phổi gây ho, có thể đờm có lẫn máu, có thể sốt thất thường, khó thở như hen, chụp phổi có thể thấy thâm nhiễm nhẹ giống lao. Các triệu chứng chỉ tồn tại vài ngày rồi tự hết (hội chứng Loeffler). 2.1.bệnh của ấu trùng Giun móc trưởng thành dùng răng ngoạm vào thành ruột để hút máu. Gây nên những biểu hiện LS toàn thân, RLTH, RL về máu và tuần hoàn, RL thần kinh... + Mất sắc tố ở da + Rối loạn tiêu hoá + Rối loạn về máu và tuần hoàn: - Thiếu máu do giun móc - Tình trạng thiểu năng albumin máu 2.2.bệnh của giun trưởng thành + Các biểu hiện bệnh lí khác: - ở trẻ em: chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển về trí tuệ, tinh thần. - ở phụ nữ: có thể bị ảnh hưởng đến kinh nguyệt. - ở người lớn: có các biểu hiện rối loạn thần kinh như giảm trưong lực cơ, nhức đầu, kém trí nhớ, suy sụp tinh thần. Trường hợp nặng kéo dài, có thể giảm hoặc mất phản xạ, tê liệt, cũng có thể bị giảm thị lực. 2.2.bệnh của giun trưởng thành 3. Chẩn đoán + Giai đoạn ấu trùng di chuyển: có thể tìm thấy trứng giun móc trong đờm. + Giai đoạn giun trưởng thành: - Xét nghiệm phân tìm trứng giun móc. - Nuôi cấy ấu trùng giun móc trong ống nghiệm. - Đãi phân để chẩn đoán giun móc trên giun trưởng thành. - Phương pháp miễn dịch học được áp dụng trong điều tra dịch tễ học hàng loạt. 3. Chẩn đoán 4. điều trị + Nguyên tắc điều trị giun móc: kết hợp ĐT đặc hiệu với ĐT thiếu máu, thiếu sắt, thiếu axit folic và protein máu. Kết hợp ĐT với chế độ ăn, đủ sắt, vitamin... + Thuốc đặc trị giun móc: - Tetrachloroethylen (C2Cl4): (biệt dược didaken). - Alcopar (hydroxynaphtoat, bephenium). - Mebendazole (vermox, fugacar...) - Tinh dầu giun (olium chenopodium): - Albendazole: hiện nay được coi là một trong những thuốc có hiệu lực nhất điều trị giun móc. 4. điều trị 5. dịch tễ học Bệnh giun móc/ mỏ phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, châu á, Nam và Trung Mĩ, châu Phi Trên thế giới có khoảng 900 triệu người mắc bệnh giun móc/ mỏ và khoảng 60.000 người chết hàng năm. - Nguồn bệnh: từ những người mắc bệnh giun móc/ mỏ. - Mầm bệnh: ấu trùng giai đoạn III. - Đường lây: chủ yếu qua đường da, thứ yếu qua đường tiêu hoá. - Người cảm thụ: tất cả mọi lứa tuổi đều mắc giun móc. 5. Dịch tễ học 6. phòng chống + Phát hiện, ĐT bệnh nhân để hạn chế nguồn bệnh. + Xử lí tốt nguồn phân, bằng hố xí hợp quy cách vệ sinh. + Cần giáo dục ý thức vệ sinh, kiến thức phòng chống bệnh giun móc. + Làm sạch ngoại cảnh: diệt trứng, ấu trùng giun móc. + Phòng tránh nhiễm ấu trùng giun móc ở nơi có tỉ lệ nhiễm cao bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất, phân. 6. Phòng chống giun lươn ( Strongyloides stercoralis) Giới thiệu hình thể ( Strongyloides stercoralis) Giun lươn thế hệ tự do ở ngoại cảnh và thế hệ kí sinh ở người có hình thể khác nhau. Giun sống kí sinh: Không thấy giun lươn đực sống KS ở ruột, chỉ thấy ở đường hô hấp trên. Giun lươn cái sống KS có KT: 2,2  0,03 - 0,075 mm. Giun lươn tự do: Thấy cả giun đực và cái. Giun đực có KT 0,7 x 0,036mm, đuôi cong như cái móc, có hai gai sinh dục cong, có rãnh dài 30m. Giun cái có KT 1  0,05 mm, đuôi mảnh, dài. Giới thiệu hình thể ấu trùng giun lươn: ATGĐ I: thực quản có ụ phình hình củ, KT 200 - 300  16m, miệng mở, xoang miệng ngắn, khoảng 4m (AT giun móc xoang miệng dài khoảng 15m). ATGĐ II: thực quản hình sợi dài khoảng 500 m. Giống AT giun móc, nhưng đuôi cắt ngang, hay chẻ đôi (đuôi giun móc nhọn). Trứng giun lươn: giống trứng giun móc, có phôi ngay khi mới sinh. Thường chỉ thấy ống dẫn trứng của giun cái hoặc có thể thấy trong dịch tá tràng. Trứng 70  45m, màu vàng nhạt, vỏ mỏng. Ve Đám trứng Ve Thanh trùng ấu trùng 1. đặc điểm sinh học ( Strongyloides stercoralis) Giun cái trưởng thành sống KS trong thành ruột (đoạn tá tràng. Giun cái đẻ trứng, khoảng 50 - 70 trứng/ngày). Trứng nở ngay ra ấu trùng trong thành ruột, ấu trùng chui ra lòng ruột, theo phân ra ngoại cảnh. ở ngoại cảnh, ấu trùng lột xác, phát triển từ ấu trùng có thực quản hình củ (không có khả năng lây nhiễm) thành ấu trùng có thực quản hình sợi (có khả năng lây nhiễm). 1.1.vòng đời sinh học Từ ngoại cảnh ấu trùng có thực quản hình sợi chui qua da vật chủ, theo đường tĩnh mạch về tim qua phổi, phát triển ở phổi, phân giới đực, cái, thụ tinh ở phổi rồi lên khí quản, hầu, giun đực bị tống ra ngoài khi bệnh nhân ho, hoặc cũng có thể bị nuốt xuống thực quản rồi xuống ruột, nhưng bị chết không sống KS. Giun cái rơi vào thực quản, xuống ruột, kí sinh trong thành ruột, sinh sản tiếp tục chu kì sinh học. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập vào cơ thể đến khi phát triển thành giun trưởng thành, sinh sản, khoảng 20 - 30 ngày, cần hai lần lột vỏ. Giun cái kí sinh có thể sống 10 - 13 năm. 1.1.vòng đời sinh học Vòng đời sinh học của giun lươn S. stercoralis. ấu trùng giun lươn từ vòng đời kí sinh theo phân ra ngoại cảnh lột vỏ một lần, phát triển thành giun đực, giun cái trưởng thành, sống tự do (ăn vi khuẩn và các chất hữu cơ trong đất). Giun đực và giun cái sống tự do, giao phối rồi đẻ trứng, sau vài giờ trứng nở ra ấu trùng. Nếu gặp điều kiện thụân lợi, ấu trùng cần nhiệt độ từ 28 - 34oC, pH trung tính, đủ độ ẩm, có nguồn thức ăn phong phú, ấu trùng phát triển qua ba lần lột vỏ, sau vài ngày thành giun trưỏng thành, lại sinh sản tiếp tục vòng đời tự do. Nếu gặp điều kiện không thuận lợi, ấu trùng phát triển thành ấu trùng có thực quản hình sợi ở môi trừơng tự do lại chui qua da, niêm mạc vật chủ chuyển sang vòng đời kí sinh. 1.2.vòng đời ở ngoại cảnh Rất hay gặp trong các trường hợp sau: + Khi bệnh nhân bị táo bón: ấu trùng có thực quản hình củ tồn tại lâu ở cuối đại tràng, phát triển thành ấu trùng có thực quản hình sợi. ấu trùng này chui qua ruột vào tuần hoàn, di cư như khi chui qua da vật chủ, phát triển thành giun trưởng thành. + Một số ấu trùng có thực quản hình trụ theo phân tới hậu môn chui ngay qua da, niêm mạc vùng hậu môn, đáy chậu vào vòng tuần hoàn, tiếp tục chu du trong cơ thể và phát triển thành giun trưởng thành. 1.3. Hiện tượng tự nhiễm của giun lươn + ở những bệnh nhân có sức đề kháng quá kém, ấu trùng có thực quản hình củ phát triển thành ấu trùng có thực quản hình sợi ngay khi đang còn ở trong thành ruột. Sau đó ấu trùng xâm nhập vào chỗ sâu hơn, vào tĩnh mạch mạc treo ruột vào tuần hoàn, tiếp tục chu du trong cơ thể vật chủ rồi lại trở về ruột, chui vào thành ruột phát triển thành giun trưởng thành kí sinh ở đó. 1.3. Hiện tượng tự nhiễm của giun lươn Trên thực tế có nhiều trường hợp, bệnh giun lươn kéo dài tới 30 - 40 năm, mặc dù BN không tiếp xúc với ổ bệnh, không bị tái nhiễm, tuổi thọ của giun trưỏng thành không kéo dài đến mức như vậy. Hiện tượng tự nhiễm của giun lươn đã là lí do để giải thích. Song gần đây, đã đưa ra giả thuyết: giun lươn có thể tồn tại mãi trong cơ thể vật chủ do sản sinh ra được những thế hệ ấu trùng mới từ những giun cái sinh sản đơn giới nằm dính vào niêm mạc ở phần trên ruột non. 1.4. Tại sao bệnh giun lươn kéo dài nhiều năm? 2. Vai trò học ( Strongyloides stercoralis) ở da:Khi ấu trùng giun lươn xâm nhập qua da, lần đầu tiên gây ngứa, da sẩn đỏ, bạch cầu ái toan trong máu tăng, nhưng rất chóng khỏi ở phổi: cũng giống như AT giun đũa, giun móc, AT giun lươn có thể gây hiện tương xung huyết ở phổi, chảy máu do AT di chuyển làm vỡ mao mạch phổi Toàn thân: giun lươn có thể gây mất ngủ hoặc các rối loạn thần kinh khác do độc tố của giun tiết ra. ở ruột: có những cơn đau như viêm hành tá tràng. 2. vai trò y học 3. Chẩn đoán Xét nghiệm kí sinh trùng học: tìm ấu trùng giun lươn trong phân đôi khi gặp khó khăn, vì ấu trùng giun lươn được thải ra ngoài không liên tục, nên xét nghiệm ngay khi đi ngoài để phân biệt với ấu trùng giun móc. 3. Chẩn đoán 4. điều trị + Dithiazamin iodua + Thiabendazole + Mebendazol + Albendazole, Điều trị đặc hiệu phải kết hợp với những biện pháp chống táo bón. Cấm dùng các thuốc corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch trong bệnh giun lươn, vì sẽ làm tăng số lượng giun lươn, làm giun lươn có thể thay đổi vị trí có thể lên phổi, não, dẫn đến tử vong. 4. điều trị 5. dịch tễ học và phòng chống Nguồn bệnh: người, chó mèo là nguồn lây bệnh. Mầm bệnh: ấu trùng giun lươn, giai đoạn có thực quản hình sợi, từ nguồn bệnh và từ môi trường tự do. Nhiệt độ thích hợp cho giun lươn sống tự do : 26 - 28oC, nhiệt độ giới hạn : 10 - 40oC. ấu trùng giun lươn giai đoạn thực quản hình củ, sống được 59 ngày ở nhiệt độ 11 - 16oC, sống được 4 ngày ở nhiệt độ 37oC. Đường lây: Lây qua da. Những người tiếp xúc với phân, đất, hầm, hố, dễ bị nhiễm. . Phòng bệnh: giống như đối với giun móc. 5. Dịch tễ học và phòng chống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkst_giunmoc_5795_9045.pdf
Tài liệu liên quan