Bài giảng Giới thiệu về mô đun

Hình 2.57. Hâm nóng bình nạp ga trong nước ấm Kiểm tra lần cuối - Kiểm tra xem ga đó được nạp đủ chưa và hệ thống điều hòa hoạt động có tốt không. - Kiểm tra lượng ga bằng kính quan sát - Kiểm tra dò rỉ ga - Trạng thái làm mát của điều hòa

doc58 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giới thiệu về mô đun, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Đề mục Trang Lời tựa Mục lục Giới thiệu về môđun Các hình thức dạy/học Liệt kê các nguồn lực cần thiết cho môđun Bảo dưỡng cơ cấu gạt nước Bảo dưỡng hệ thống điều hòa Sửa chữa khung Thay kính chắn gió bệ, buồng điều khiển. GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học/mô đun đào tạo hệ Cao đẳng nghề sửa chữa máy thi công xây dựng. Đợc học sau các môn học chung và môn MH07, MH08, MH09, MH10, MH11, MH12, MH13, MĐ14, MĐ15, MĐ16, MH17, MH18, MĐ19, MĐ20, MĐ21, MĐ22, MĐ23, MĐ24, MĐ25, MĐ26, MĐ27, MĐ28. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề đào tạo bắt buộc. Mục tiêu mô đun: Xác định được những cụm máy cần phải chạy rà và chạy thử sau khi bảo dỡng và sửa chữa trên các máy thi công xây dựng. Trình bày và làm đợc các bớc tiến hành chạy thử không tải, có tải và kiểm tra các cụm máy khi tiến hành chạy rà và chạy thử trên các máy thi công xây dựng. Phân tích và xác định đợc các h hỏng và nguyên nhân h hỏng khi tiến hành chạy rà và chạy thử trên các máy thi công xây dựng. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN Hình thức 1: Học trên lớp và thảo luận về: - Chuẩn bị dụng cụ, vật t sau cho phù mỗi khi thao lắp các tổng thành khác nhau; - Chuẩn bị thiết bị, tài liệu, giấy tờ có liên quan trớc khi thử máy; - Quy trình kiểm tra bảo dỡng, điều chỉnh các cơ cấu và hệ thống trên máy xây dung; - Chuẩn bị các thứ cần thiết trớc khi bàn giao máy. Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu: - Đọc bản vẽ về sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và hệ thống trên máy xây dựng. - Tìm hiểu các h hỏng, nguyên nhân gây h hỏng và biện pháp khắc phục đối với các máy xây dựng. Hình thức 3: xem trình diễn mẫu về: - Các bớc chuẩn bị trớc khi thử máy. - Các cách kiểm tra và điều chỉnh - Các thứ cần chuẩn bị trớc khi bàn giao máy. Hình thức 4: Thực hành: - Thực hiện tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh. - Thử nghiệm sau sửa chữa. Hình thức 5: Thực tập tại các cơ sở sản xuất (nếu có điều kiện). BÀI 1. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU GẠT NƯỚC Lý thuyết: 14 giờ Mục tiêu của bài: - Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu gạt nước. - Bảo dưỡng, sửa chữa được cơ cấu gạt nước. Nội dung: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu gạt nước Hệ thống gạt nước rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy. Gần đây một số kiểu xe có thể thay đổi tốc độ gạt nước theo tốc độ xe và tự động gạt nước khi trời mưa. Các bộ phận 1. Cần gạt nước phí trước/Lưỡi gạt nước phí trước 2. Mô tơ và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước 3.Vòi phun của bộ rửa kính trước 4. Bình chứa nước rửa kính (có mô tơ rửa kính) 5. Công tắc gạt nước và rửa kính (có rơ le điều khiển gạt nước gián đoạn) 6. Cần gạt nước phí sau/lưỡi gạt nước phía sau 7. Mô tơ gạt nước phía sau 8. Rơ le điều khiển bộ gạt nước phía sau Cấu tạo các bộ phận 1. Cần gạt nước/thanh gạt nước (1) Khái quát chung Có một số bộ phận chính trong hệ thống gạt nước. Cấu trúc của gạt nước là một lưỡi cao su, gạt nước được lắp vào thanh kim loại gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt.Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nướ có thể gạt được nước nhờ dịch chuyển thanh gạt nước. Chuyển động tuần hoàn của gạt nước được tạo ra bởi mô tơ và cơ cấu dẫn động. Vì lưỡi cao su lắp vào thanh gạt nước bị mòn do sử dụng và do ánh sang mặt trời và nhiệt độ môi trường... nên phải thay thế phần lưỡicao su này theo định kỳ Hình 1.1. Cần gạt nước, thanh gạt nước (2) Gạt nước được che một nửa/gạt nước che hoàn toàn Gạt nước thông thường cóthể nhìn thấy từ phía trước của xe.Tuy nhiên để đảm bảo tính khí động học, bề mặt lắpghép phẳng và tấm nhìn rộng nên những gạt nước gần đây được che đi dưới nắp ca pô.Gạt nước có thể nhìn thấy một phần gọi là gạt nước che đi một nửa, gạt nước không thể nhìn thấy được gọi là gạt nước che hoàn toàn. 2. Công tắc gạt nước và rửa kính (1) Công tắc gạt nước Công tắc gạt nước được bố trí trên trục lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều khiển bất cứ lúc nào khi cần.Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc độ thấp) và HI (tốc độ cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó. Một số xe có vị trí MIST (gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST (sương mù), vị trí INT (gạt nước hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một khoảng thời gian nhất định) và một công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước. Trong nhiều trường hợp công tắc gạt nước và rửa kính được kết hợp với công tắc điều khiển đèn.Vì vậy đôi khi người ta gọi là công tắc tổ hợp. Ở những xe có trang bị gạt nước cho kính sau, thi công tắc gạt nước sau cũng nằm ở công tắc gạt nước và được bậtvề giữa các vị trí ON và OFF. Một số xe có vị trí INT cho gạt nước ở kính sau, ở những xe kiểu xe gần đây, ECU được đặt trong công tắc tổ hợp cho MPX (hệ thống thong tin đa chiều). (2) Rơ le điều khiển gạt nước gián đoạn Rơ le này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các xe kiểu gần đây các công tắc gạt nước có rơ le này được sử dụng rộng rãi. Một role nhỏ và mạch tranzisto gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành rơ le điều khiển gạt nước gián đoạn. Dòng điện tới môt tơ gạt nước được điềukhiển bằng rơ le này theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làmcho mô tơ gạt nước chạy gián đoạn. (3) Công tắc rửa kính Công tắc rửa kính được kết hợp với công tắc gạt nước, mô tơ rửa kính hoạt động và phun nước rửa kính khi bật công tắc này. 3. Mô tơ gạt nước (1) Khái quát chung Hình 1.2. Mô tơ gạt nước Mô tơ dạng lõi sắt từ là nam châm vĩnh cửu được sử dụng làm mô tơ gạt nước, môt tơ gạt nước gồm có mô tơ và bộ truyền bánh rang để làm giảm tốc độ ra của mô tơ. Mô tơlõi sắt từ gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: Chỏi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và một chổi dùng chung để tiếp mát. Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh rang để gạt nước dừng ở vị trí cốđịnh trong mọi thời điểm. (2) Chuyển tốc độ mô tơ Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi mô tơ quay để hạn chế tốc độ quay của mô tơ. - Hoạtđộng ở tốc độthấp: Khidòngđiệnđivàocuộndâyphầnứngtừchổithantốc độthấp,mộtsứcđiệnđộng ngược lớn được tạo ra.Kết quả là mô tơ quay với vận tốc thấp. - Hoạtđộng ở tốc độ cao Khidòngđiệnđivàocuộndâyphầnứngtừchổitiếpđiện tốcđộcao,mộtsứcđiệnđộng ngược nhỏ được tạo ra.Kết quả là mô tơ quay với vận tốc cao. (3) Công tắc dạng cam Hình 1.3. Mô tơ gạt nước Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do có chức năng này thanh gạt nước luôn được đảmbảo dừng ở dưới cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước. Công tắc dạng cam thực hiện chức năng này. Công tắc này có đĩa cam sẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc.Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc quy được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước quay. Tuy nhiên, ở thời điểm công tắc gạt nước tắt, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà không phải ở vị trí rãnh thì điện áp ắc quy vẫn được dặt vào mạch điện và dòng điện đivào mô tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho mô tơ tiếp tục quay. Sau đó bằngviệcquay đĩacam làm chotiếpđiểmP2 ở vị trí rãnh do đó dòng điện không đi vào mạch điện và mô tơ gạt nước bị dừng lại. Tuy nhiên, do quán tính của phần ứng, mô tơ không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục quay một ít. Kết quả là tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam. Thực hiện việc đóng mạch như sau: Phần ứng – cực (+) 1 của mô tơ – công tắc gạt nước – cực S của mô tơ gạt nước – tiếp diểm P1 – P3 – phần ứng. Vì phần ứng tạo ra sức điện động ngược trong mạch đóng này, nên quá trình hãm mô tơ bằng điện được tạo ra và mô tơ được dừng lại tại thời điểm cố định. Hình 1.4. Các bộ phận 4. Mô tơ rửa kính (1) Mô tơ rửa kính trước/sau Đổ nước rửa kính vào bình chứa trong khoang động cơ.Bình chứa nước rửa kính được làm từ bình nhựa mờ và nước rửa kính được phun nhờ mô tơ rửa kính đặt trong bình chứa. Hình 1.5. Mô tơ rửa kính Mô tơ bộ rửa kính có dạngcánhquạt như được sử dụng trongbơmnhiênliệu.Cóhai loạihệthốngrửa kính đối vớiôtôcórửa kínhsau:Một loại có bình chứachungcho cảbộphậnrửa kính trước và sau, còn loại kiacóhai bình chứa riêngchobộphậnrửa kính trước vàbộphận rửa kính sau. Ngoàira,còncómột loại điều chỉnh vòi phun cho cả kính trước và kính sau nhờ mô tơ rửa kính điều khiển các van và một loại khác có hai mô tơ riêng cho bộ phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau được đặt trong bình chứa. (2) Vận hành kết hợp với bộ phận rửa kính Loại này tự động điều khiển cơ cấu gạt nước khi phun nước rửa kính sau khi bật công tắc rửa kính một thời gian nhất định đó là sự “vận hành kết hợp với bộ phận rửa kính”. Đó là sự vận hành để gạt nước rửa kính được phun trên bề mặt kínhtrước. - Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp hoặc vị trí gạt sương, dòng điện đi vào chổi than tiếp điện tốc độ thấp của mô tơ gạt nước (gọi tắt là LO) như được chỉ ratrên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Hình 1.6. Nguyên lý hoạtđộng của gạtnước ở vị trí LOW/MIST - Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH Hình 1.7. Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi tiếp điện cao của mô tơ gạt nước HI như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ cao. - Nguyên lý hoạt động khi tắt công tắc gạt nước Nếu tắt công tắc gạt nước được về vị trí OFF trong khi mô tơ gạt nước đang hoạt động, thì dòng đienẽ đi vào chổi thantốc độ thấp của mô tơ gạt nước như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Khi gạt nước tới vị trí dừng, tiếp điểm của công tắc dạng cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và mô tơ dừng lại. Hình 1.8. Nguyên lý hoạt động khi tắt công tắc gạt nước - Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT (1) Hoạt động khi tranzisto bật ON Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT, thì tranzisto Tr1 được bật lên một lúc làm cho tiếp điểm rơ le được chuyển từ A sang B. Khi tiếp điểm rơ le tới vị trí B, dòng điện đi vào mô tơ (LO) và mô tơ bắt đầu quay ở tốc độ thấp. Hình 1.9. Hoạt động khi tranzisto bật ON (2) Hoạt động khi tranzisto TR ngắt OFF Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho tiếp điểm rơ le chuyển lại từ B về A. Tuy nhiên, khi mô tơ bắt đầu quay tiếp điểm của công tắc cam chuyển từ P3 sang P2, do đó dòng điện tiếp tục đi vào chổi than tốc độ thấp của mô tơ và mô tơ làm việc ở tốc độ thấp rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố định. Tranzisto Tr1 lại bậtngay làm cho gạt nước tiếp tục hoạt động gián đoạn trở lại.Ở loại gạt nước có điều chỉnh thời gian gián đoạn, biến trở thay đổi giá trị nhờ xoay công tắc điều chỉnh và mạch điện tranzisto điều chỉnh khoảng thời gian cấp điện cho tranzisto và làm cho thời gian hoạt động gián đoạn được thay đổi. Hình 1.10. Hoạt động khi tranzisto tắt OFF Hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục Nếu công tắc cam trong mô tơ gạt nước bị hỏng và dây nối giữa công tắc gạt nước và công tắc dạng cam bị đứt, thì sẽ xảy ra các triệu chứng sau đây: - Khi công tắc dạng cam bị hỏng: Nếu tiếp điểm P3 bị hỏng trong khi mô tơ gạt nước đang hoạt động, thì tiếp điểm P1 sẽ không được nối với tiếp điểm P3 khi tắt công tắc gạt nước.Kết quả là mô tơ gạt nước sẽ không được phanh hãm bằng điện và mô tơ gạt nước không thể dừng ở vị trí xác định, mà nó sẽ tiếp tục quay. - Khi dây nối giữa cực 4 của công tắc gạt nước và mô tơ gạt nước bị đứt: Thông thường, khi tắt công tắc gạt nước OFF, thì thanh gạt sẽ hoạt động tới khi về vị trí dừng.Nhưng nếu dây nối giữa cực 4 của công tắc gạt nước và mô tơ gạt nước bị đứt, thì tấm gạt sẽ không về vị trí dừng mà nó dừng ngay lập tức ở vị trí tắt công tắc. Quy trình kiểm tra, tháo lắp, bảo dỡng. Thực hành tháo, lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu gạt nước. Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa Thời gian: 40 giờ Mục tiêu của bài: - Trình bày đợc công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí. - Tháo lắp bảo dỡng đợc hệ thống điều hòa trên máy thi công xây dựng. Nội dung: Bảo dưỡng hệ thống điều hòa 1. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA 1.1. Điều hòa không khí Điều hòa không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hòa không khí cũng giúp laoị bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe. 1 Hình 2.1. Điều hòa không khí Điều hòa không khí là một bộ phận để: - Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe. - Điều khiển dòng không khí trong xe. - Lọc và làm sạch không khí. 1.2. Hệ thống làm mát không khí Giàn lạnh làm việc như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát trong không khí trước khi đưa vào trong xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm việc và đẩy chất làm lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ chất làm lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt gió. Việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ nhưng việc làm mát không khí là hoàn toàn độc lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ. Hình 2.2. Hệ thống làm mát không khí 1.3. Máy hút ẩm Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống. Không khí được làm mát khi đi qua giàn lạnh, nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống, nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả nước. Cuối cùng nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi. 1.4. Điều khiển nhiệt độ Điều hòa không khí trong ô tô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hòa trộn không khí cũng như van nước.Cánh hòa trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển. Chu kỳlàmlạnh Kháiquát Hình 2.2. Hệ thống làm mát không khí 1. Lý thuyết làm mát cơ bản Chúng ta cảm thấy hơi lạnh thậm chí sau khi bơi trong một ngày nóng. Đó là vì khi bay hơi nước đã lấy nhiệt từ cơ thể chúng ta. Tương tự như vậy chúng ta cũng cảm thấy lạnh khi chúng ta bôi cồn vào tay: Cồn đã lấy nhiệt của chúng ta khi bay hơi, chúng ta có thể làm cho các vật lạnh đi bằng cách sử dụng các hiện tượng tự nhiên này ví dụ chất lỏng bay hơi có thể lấy nhiệt từ các chất. Một bình có vòi được đặt trong một hộp cách điện tốt.Chất lỏng trong bình sẽ bốc hơi ngay ở nhiệt độ không khí. Khi miệng vòi phun được mở chất lỏng trong bình sẽ bay hơi và nhiệt cần thiết cho sự bay hơi từ không khí nằm giữa bình và hộp sẽ được truyền vào hơi của chất lỏng và bay ra ngoài ở thời điểm này, nhiệt độ của không khí trong hộp sẽ thấp hơn so với nhiệt độ của nó trước khi mở vòi. Môichất (Ga điềuhoà) 1. Môi chất (chất làm lạnh) là gì? Môi chất là là chất trao đổi nhiệt khi nó tuần hoàn. Nó nhận nhiệt khi bay hơi và giải phóng nhiệt khi nó hóa lỏng. Hiện nay người ta sử dụng chất HCF-134a (R134a) làm môi chất. 2. Các tính chất cần thiết đối với một môi chất Môi chất dung cho điều hòa ô tô cần có những tính hất sau đây: Môi chất (tham khảo) a. CFC-12 Môi chất tên là CFC-12 (R-12) đã được sử dụng trong điều hòa ô tô tới tận năm 1995. Tuy nhiên người ta phát hiện ra rằng CFC-12 (R-12) có thể phá hủy tầng ô zôn khi nó bay vào tầng không khí. Việc phá hủy tầng ô zôn sẽ làm tăng lượng bức xạ từ mặt trời đến trái đất gây ra bệnh ung thư da và hủy hoại môi trường, đây là một vấn đề có tính toàn cầu. Vì vậy khi cần phải thay thế hoặc sửa chữa các chi tiết của điều hòa phải thu hồi lại môi chất. Tuy nhiên nếu môi chất được phục hồi một cách chính xác bằng máy phục hồi môi chất thì môi chất sẽ không giảm đi các tính chất của nó khi tái sử dụng.Hiện nay môi chất HFC-134a (R-134a) không có các chất phá hủy tầng ô zôn đang được sử dụng. Hệ thống điều hòa được thiết kế sử dụng môi chất HFC-12 (R12), do đó cần phải rất cẩn thận không được nhầm lẫn các laoị môi chất và dầu máy nén hoặc sử dụng lẫn lộn chúng. Hình 2.3. Ảnh hưởng của môi chất đến tầng ô zôn b. Retrofit Việc thay thế ống mềm cho hệ thống điều hòa không khí, gioăng chữ O và dầu máy nén của xe dùng môi chất CFC-12 (R12) bằng ống mềm cho hệ thống điều hòa không khí, gioăng chữ O và dầu máy nén của xe dùng HFC-134a (R134a), sẽ làm cho các laoị xe này có thể sử dụng môi chất HFC-134a (R134a), sẽ làm cho các loại xe này có thể sử dụng môi chất HFC-134a (R134a). Chu trình làm lạnh a. Dòng môi chất Hình 2.4. Dòng môi chất Máy nén a. Chức năng Sau khi được chuyển về trạng thái khi có nhiệt độ và áp suất thấp môi chất được nén bằng máy nén và chuyển thành trạng thái khi ở nhiệt độ và áp suất cao.Sau đó nó được chuyển tới giàn nóng. Hình 2.4. Máy nén b. Máy nén kiểu đĩa chéo - Cấu tạo: Một cặp piston được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máy nén 10 xi lanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xi lanh. Khi một phía piston ở hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút. - Nguyên lý hoạt động: Hình 2.5. Nguyên lý máy nén Piston chuyển động sang trái, sang phải đồng bộ với chiều quay của đĩa chéo, kết hợp với trục tạo thành một cơ cấu thống nhất và nén môi chất (ga điều hòa). Khi piston chuyển động vào trong, van hút mở do sự chênh lệch áp suất và hút môi chất vào trong xilanh. Ngược lại, khi piston chuyển động ra ngoài, van hút đóng lại để nén môi chất, áp suất của môi chất làm van xả mở và đẩy môi chất ra.Và van hút và van xả cũng ngăn không cho môi chất chảy ngược lại. c. Máy nén loại xoắn ốc Hình 2.6. Máy nén loại xoắn ốc + Cấu tạo: Máy nén này gồm có một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc quay tròn. Hình 2.7. Nguyên lý máy nén loại xoắn ốc + Nguyên lý hoạt động Tiếp theo chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc quay, 3 khoảng trống giữa đường xoắn ốc quay và đường xoắn ốc cố định sẽ dịch chuyển để làm cho thể tích của chúng nhỏ dần. Đó là môi chất được hút vào qua cửa hút bị nén do chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc và mỗi lần vòng xoắn ốc quay thực hiện quay 3 vòn thì môi chất đượ xả ra từ cửa xả. Trong thực tế môi chất được xả ngay sau mỗi vòng. d. Máy nén khí dạng đĩa lắc + Cấu tạo Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thong qua đĩa có vấu được nối trực tiếp với trục.Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động của piston trong xilanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất. Hình 2.8. Máy nén loại đĩa lắc Tham khảo:Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp Dùng van điều khiển được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ. + Nguyên lý hoạt động: Van điều khiển thay đổi áp suất trong buồng đĩa chéo tùy theo mức độ lạnh. Nó làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo nhờ chốt dẫn hướng và trục có tác dụng như là khớp bản lề và hành trình piston để điều khiển máy nén hoạt động một cách phù hợp. Hình 2.9. Nguyên lý hoạt động Khi độ lạnh thấp (khi nhiệt độ bên trong thấp) khi độ lạnh thấp, áp suất trong buồng áp suất thấp giảm xuống?Van mở ra vì áp suất của ống xếp lớn hơn áp suất trong buồng áp suất thấp, áp suất của buồng áp suất cao tác dụng vào buuòng dĩa chéo. Kết quả là áp suất tác dụng sang bên phải thấp hơn áp suất tác dụng sang bên trái. Dovậy hành trình piston trở nên nhỏ hơn do được dịch sang phải. * Giàn nóng 1. Chức năng Giàn nóng (giàn ngưng) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao (phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ở trạng thái khí) Hình 2.10. Cấu tạo giàn nóng 2. Cấu tạo Giàn nóng gồm có các đường ống và cánh tản nhiệt, nó được lắp đặt ở mặt trước của két nước làm mát. 3. Nguyên lý hoạt động Môi chất dạng khí ở nhiệt độ và áp suất cao được đưa từ máy nén qua 3 đường ống của giàn nóng để được làm mát. * Bình chứa/ bộ hút ẩm và kính quan sát 1. Bình chứa/ bộ hút ẩm Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hóa lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm lạnh. Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn hoặc đóng bang ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt.  Hình 2.11. Bình chứa, bộ hút ẩm 2. Kính quan sát a. Chức năng Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàn trong chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất. b. Cấu tạo Có 2 loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở. c. Những chú ý khi kiểm tra Nhìn chung khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môi chất không đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi chất đủ. * Giàn nóng loại làm mát phụ 1. Mô tả Ở các xe ngày nay giàn nóng làm mát phụ được sử dụng cải thiện khả năng làm lạnh. 2. Nguyên lý hoạt động Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ điều biến hoạt động như là bình chứa/bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ điều biến. Ngoài ra môi chất tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển hoàn toàn thành dạng lỏng và do đó khả năng làm mát được cải thiện. Trong bộ điều biến, có bộ phận lọc và hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất. Hình 2.12. Nguyên lý hoạt động Để thay thế chất hút ẩm và bộ phận lọc trong bộ điều biến, phải xả môi chất và sau đó tháo nắp đậy. * Giàn nóng loại phụ Hình 2.13. Giàn nóng loại phụ Chú ý: Trong chu trình làm lạnh phụ, điểm mà ở đó các bọt khí biến mất trước giai đoạn ổn định khả năng làm mát cần phải bổ xung them 100g môi chất để đạt được lượng cần thiết. Nếu việc bổ xung lượng môi chất dừng lại ở điểm mà bọt khí biến mất, thì khả năng làm lạnh là không đủ nếu nạp quá nhiều môi chất sẽ làm giảm tính kinh tế nhiên liệu và khả năng làm lạnh do đó cần đảm bảo bổ xung đúng lượng môi chất. * Van giãn nở (dạng hộp) 1. Chức năng Hình 2.13. Van giãn nở (dạng hộp) 2. Cấu tạo Bộ phận cảm nhận nhiệt của van giãn nở được đặt ở bên ngoài của cửa ra của giàn lạnh, ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận điện, có chứa môi chất và áp suất của môi chất thay đổi tùy theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh. Áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh tác động vào đáy màng. Sự cân bằng giữa lực đẩy màng lên (áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh + lò xo) và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim do đó điều chỉnh được dòng môi chất. 3. Chức năng và nguyên lý hoạt động Chức năng và nguyên lý hoạt động của loại van này giống như loại van giãn nở dạng hộp. Hình 2.13. Nguyên lý làm việc * Giàn lạnh 1. Chức năng Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh giàn lạnh. 2. Cấu tạo Hình 2.14. Giàn lạnh Giàn lạnh gồm có một thùng chứa, các đường ống và cánh làm lạnh và hình thành các rãnh nhỏ để truyền nhiệt được tốt. 3. Nguyên lý hoạt động Một motơ quạt thổi không khí vào giàn lạnh, môi hất lấy nhiệt từ không khí để bay hơi và nóng lên rồi chuyển thành khí. Không khí qua giàn lạnh bị làm lạnh, hơi ẩm trong không khí đọng lại và dính vào các cánh của giàn lạnh. Hơi ẩm tạo thành các giọt nước nhỏ xuống và được chứa ở trong khay sẽ được xả ra khỏi xe thông qua ống xả. * EPR (bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh) 1. Chức năng Khi giàn lạnh bị phủ băng, thì không khí không thể qua các cánh của giàn lạnh, ở trạng thái này, thì khả năng trao đổi nhiệt giảm xuống làm cho khả năng làm lạnh bị giảm. Theo tính chất của môi chất thì nhiệt độ môi chất không thể thấp hơn 00C khi áp suất lớn hơn 0,18 MPa (2 kgf/cm2). Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh duy trì áp suất trong giàn lạnh lớn hơn 0,18MPa (2kgf/cm2) để ngăn không cho giàn lạnh bị phủ băng. 2. Cấu tạo Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh là một van điều tiết áp suất được lắp giữa giàn lạnh và máy nén và gồm có các màng xếp bằng kim loại và piston. Hình 2.15. Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh (EPR) 2. HƯ HỎNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA a. Kiểm tra xem đai dẫn động có bị lỏng không Nếu đai dẫn động quá lỏng nó sẽ trượt và gây ra mòn. b. Lượng khí thổi không đủ Kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí. c. Nghe thấy tiếng ồn gần máy nén khí Kiểm tra bu long bắt máy nén khí và các bu long bắt giá đỡ. Hình 2.16. Nghe và quan sát hư hỏng hệ thống điều hòa d. Nghe tiếng ồn bên trong máy nén Tiếng ồn có thể do các chi tiết bên trong bị hỏng. e. Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn Nếu các cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn, thì áp suất của giàn nóng sẽ giảm mạnh.Cần phải làm sạch tất cả các bụi bẩn ở giàn nóng. f. Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh Vết dầu ở chỗ nối hoặc điểm nối cho thấy môi chất đang rò rỉ từ vị trí đó.Nếu tìm thấy vết dầu như vậy thì phải xiết lại hoặc phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất. g. Nghe thấy tiếng ồn gần quạt gió Quay mô tơ quạt gió tới các vị trí LO, MED và HI.Nếu có tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của mô tơ không bình thường, thì phải thay thế mô tơ quạt gió. Các vật thể lạ kẹp trong quạt gió cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp mô tơ cũng có thể làm cho mô tơ quay không đúng do đó tất cả các nguyên nhân này cần phải kiểm tra đầy đủ trước khi thay thế mô tơ. h. Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát Nếu nhìn thấy lượng lớn bọt khí qua kính quan sát, thì có nghĩa là lượng môi chất không đủ đo đó phải bổ xung môi chất cho đủ mức cần thiết. Trong trường hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để đảm bảo rằng không có sự rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua lỗ quan sát ngay cả khi giàn nóng được làm mát bằng cách dội nước lên nó, thì có nghĩa là giàn nóng có quá nhiều môi chất do đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lượng cần thiết. Gợi ý: khi hệ thống sử dụng giàn nóng loại làm mát phụ, môi chất có thể không đủ ngay cả khi không nhìn thấy bọt khí. * Chẩn đoán hư hỏng trong chu trình làm lạnh 1.Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hòa làm việc cho phép bạn có thể giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định được giá trị phù hợp và để chuẩn đoán sự cố. Hình 2.17. Kiểm tra chu trình làm lạnh 2. Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất Khi thực hiện chẩn đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các điều kiện sau đây: a. Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất Hình 2.18. Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất - Hệ thống làm việc bình thường: Nếu hệ thống làm việc bình thường, thì giá trị áp suất đồng hồ được chỉ ra như sau: Phía áp suất thấp: từ 0,15÷0,25 MPa (từ 1,5÷2,5Kgf/cm2). Phía áp suất cao: từ 1,37÷1,57 MPa (từ 14÷16Kgf/cm2). - Lượng môi chất không đủ: Như được chỉ ra trên hình vẽ, nếu lượng môi chất không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao đều thấp hơn mức bình thường. Hình 2.19. Lượng môi chất không đủ - Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ: Nếu thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ, thì áp xuất đồng hồ ở cả 2 phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thường. Hình 2.20. Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ - Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh: Khi hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thường khi điều hòa làm việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân không tang dần, sau vài giây tới vài phút áp suất đồng hồ trở về giá trị bình thường. Chu kỳ này được lặp lại, hiện tượng này xảy ra khi hơi ẩm lọt vào gây ra sự lặp đi lặp lại chu kỳ đóng băng và tan băng gần van giãn nở. Hình 2.21. Hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh - Sụt áp trong máy nén: Khi xảy ra sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn giá trị bình thường, áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình thường. Hình 2.22. Sụt áp trong máy nén - Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh: Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh), thì áp suất đồng hồ phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không, áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao chỉ giá trị thấp hơn giá trị bình thường. Hình 2.23. Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh - Không khí ở trong hệ thống làm lạnh: Khi không khí lọt vào hệ thống làm lạnh, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thường. - Độ mở của van giãn nở quá lớn: Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn mức bình thường. Điều này làm giảm hiệu quả làm lạnh, áp suất ở phía áp suất thấp tang lên và hiệu quả làm lạnh giảm xuống (áp suất ở phía áp suất cao hầu như không đổi) - Băng bám dính ở đường ống áp suất thấp: Sự cố hoạt động ở van giãn nở (3) Biệnphápsửa chữa Kiểm tra và sửa chữa tìnhtrạnglắpđặt của ống cảmnhậnnhiệt. Thử tính năng 1. Mô tả Để thử nghiệm hiệu quả làm lạnh của điều hòa tiến hành đo sự chênh lệch nhiệt độ giữa cửa vào, cửa ra của không khí và đánh giá xem giá trị này có nằm trong khu vực tiêu chuẩn của đồ thị đặc tính chuẩn hay không. Hình 2.24. Sự kiểm tra/thử 2. Làm thế nào để đo được độ ẩm tương đối Đặt nhiệt độ của nhiệt kế bầu ướt ở cửa nạp lên đồ thị độ ẩm sẽ có được độ ẩm tương đối. Ví dụ khi nhiệt độ của nhiệt kế bầu khô 250C và nhiệt kế bầu ướt chỉ 19,50C, thì điểm mà ở đó các đường cắt nhau sẽ là độ ẩm tương đối.Trường hợp này độ ẩm là 60%. 3. Đọc các đồ thị đặc tính này như thế nào Nếu điểm giao nhau được tạo bởi các đường biểu diễn các giá trị nằm trong phạm vi của khu vực bóng mở thì khả năng làm lạnh có thể được coi là tốt. 1. Thực hành kiểm tra tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa a. Tháo các cộ phận - Thu hồi ga điều hòa - Tháo máy nén điều hòa b. Thu hồi ga điều hòa - Nối đồng hồ đo Điều kiện + Công tắc A/C “OFF” + Khóa điện “LOCK” (dừng động cơ) - Thu hồi ga điều hòa bằng máy thu hồi ga: Việc sử dụng máy khác nhau tùy theo kiểu máy, nên hãy tham khảo hướng dẫn tương ứng Đồng hồ đo Máy thu hồi ga Ống xanh lá cây Khóa điện Công tắc A/C c. Nối đồng hồ đo - Tính chất của đồng hồ đo + Có đồng hồ đo để đo áp suất cao và áp suất thấp. + Chuyển đường dẫn của ống nạp bằng cách mở và đóng van Gợi ý: Đồng hồ đo áp suất được thiết kế cho loại ga HFC-134a (R134a) không thể dùng cho điều hòa sử dụng ga CFC-12 (R12) Van áp suất thấp đúng/Van áp suất cao đóng Van áp suất thấp mở/Van áp suất cao đóng Van áp suất thấp đóng/Van áp suất cao mở Van áp suất thấp mở/Van áp suất cao mở Hình 2.25. Nối đồng hồ đo - Nối đồng hồ đo (1) Đóng hết van phía áp suất thấp và van phía áp suất cao của đồng hồ Chú ý: + Để nối hãy siết chặt ống bằng tay, và không sử dụng bất kỳ dụng cụ nào. + Nếu gioăng nối ống nạp bị hỏng hãy thay nó. + Do kích cỡ nối là khác khau ở phía áp suất thấp và áp suất cao, ống không thể nối với đầu của nó đặt ở phía áp suất ngược nhau. + Khi nối ống vào van nạp trên xe, hãy ấn cút nối nhanh vào van nạp và trượt nó đến khi nghe thấy tiếng tách. + Khi nối đồng hồ áp suất cẩn thận để không làm cong ống. Hình 2.26. Đóng van áp suất thấp và van áp suất cao Hình 2.27. Nối các bộ phận Van nạp (phía xe) Đồng hồ đo Cút nối nhanh Ống nạp (2) Nối một đầu của ống nạp vào đồng hồ đo và đầu kia vào van nạp trên xe + Ống xanh → Phía áp suất thấp + Ống đỏ → Phía áp suất cao Chú ý: + Để nối hãy xiết chặt ống nạp bằng tay, và không sử dụng bất kỳ dụng cụ nào. + Nếu gioăng nối ống nạp bị hỏng hãy thay mới. + Do kích cỡ nối là khác nhau ở phía áp suất thấp và áp suất cao, ống không thể nối với đầu của nó đặt ở phía áp suất ngược nhau. + Khi nối ống vào van nạp trên xe, hãy ấn cút nối nhanh vào van nạp và trượt nó cho đến khi nghe tiếng tách. + Khi nối đồng hồ áp suất, cẩn thận để không làm cong ống. d. Thay máy nén điều hòa * Tháo đai dẫn động (1) Nới lỏng bu lông (A) và (B) của máy phát mà được dùng để điều chỉnh độ căng của đai dẫn động. (2) Dùng tay ấn máy phát về phía động cơ và sau đó tháo đai dẫn động. Chú ý: Kéo đai dẫn động để tháo máy phát sẽ làm hỏng đai. Hình 2.28. Tháo đai dẫn động Đai dẫn động A Bu lông B Bu lông Loại không có puly căng đai (không có bu lông điều chỉnh) Đối với loại không có puly căng đai (không có bu lông điều chỉnh), lực căng của đai dẫn động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng 1 cần. Hình 2.29. Tháo đai dẫn động loại không có puly căng đai 1. Đai dẫn động 2. Bu lông bắt 3. Bu lông bắt Đối với động cơ 1NZ-FE + Tháo đai dẫn động (1) Nới lỏng bulông bắt và bulông của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai. (2) Đẩy máy phát về phía động cơ và sau đó tháo dây đai ra. Chú ý: Kéo dây đai để tháo máy phát sẽ làm hỏng dây đai + Tháo đường ống ra khỏi máy nén A/C Tách đường ống sẽ làm dầu A/C bị rò rỉ. Nên sau khi tách đường ống, hãy che đường ống bằng túi nhựa đểtránh dầu A/C rò rỉ hay hơi nước lọt vào trong máy nén A/C. Hình 2.28. Tháo đường ống ra khỏi máy nén A/C + Tháo máy nén A/C Hình 2.29. Tháo máy nén A/C (1) Nới lỏng tất cả các bulông bắt máy nén điều hòa,và sau đó tháo bulông trong khi đỡ máy nén điều hòa. (2) Che máy nén điều hòa bằng túi nhựa , để tránh dầu máy nén khỏi bị rò rỉ hay hơi nước không lọt vào máy nén điều hòa. Chú ý: Khi tháo máy nén điều hòa cẩn thận để không làm hỏng nó do va đập vào lọc dầu két nước. * Lắp Các bộ phận: Kiểm tra dầu máy nén điều hòa Lắp máy nén điều hòa Hút chân không Nạp ga điều hòa Kiểm tra lần cuối Hình 2.30. Các bộ phận Kiểm tra đầu dây máy nén điều hòa Trong quá trình hoạt động của máy nén A/C, dầu máy nén tuần hoàn trong hệ thống điều hòa. Sau khi máy nén dừng lại, một số dầu còn đọng lại trong hệ thống điều hòa. Vì lý do đó, khi đổ dầu hãy tính đến lượng dầu máy nén còn đọng lại trong hệ thống điều hòa khi tháo thay thế máy nén. Máy nén điều hòa mới được đổ sẵn dầu máy nén cần sử dụng trong hệ thống điều hòa. Do vậy, lượng dầu máy nén động lại cần được xả ra Hình 2.31. Kiểm tra máy nén điều hòa 1. Máy nén; 2. Đầu máy nén; 3.Giàn ngưng có bộ tách; 4. Kính quan sát; 5. Van giãn nở; 6. Giàn lạnh ; 7. Máy nén mới. Hình 2.32. Tháo cụm máy nén điều hòa Máynénđiềuhoàtháora; 2. Máynénđiềuhoàthaythế; 3. LượngdầuA; 4. Máynénđiềuhoàmới; 5. Lượngdầuxảra=Lượngdầucủamáynénmới-A 1. Khi tháo cụm máy nén điều hòa (1) Đo lượng dầu máy nén điều hòa (A) (2) Bổ sung dầu máy nén điều hòa: Lượng dầu cần đổ = A+20mm3 Gợi ý: Dầu còn lại trong máy nén điều hòa khi đo lượng dầu (A), nhưng máy nén điều hòa được làm sạch khi tháo rời, nên dầu máy nén sẽ không còn lại một chút nào. Để bù lại lượng dầu mất mát đó, hãy đổ khoảng 290mm3 hay hơn. 2. Khi thay cụm máy nén điều hòa (1) Đo lượng dầu máy nén điều hòa (A) (2) Kiểm tra lượng dầu máy nén điều hòa mới theo hướng dẫn sửa chữa. (3) Xả dầu Lượng dầu xả ra = Lượng dầu trong máy nén điều hòa - A Gợi ý: Cân bằng lượng dầu trong máy nén điều hòa bằng với lượng dầu (A) trong máy nén tháo ra. Lắp máy nén 1. Lắp máy nén A/C Trong khi đỡ máy nén A/C, đầu tiên hãy xiết chặt bằng tay bulông bắt và sau đó xiết đều tất cả bulông. Hình 2.32. Lắpmáy nén A/C 2. Lắp ống của máy nén A/C Gợi ý: Bôi trơn doăng chữ O mới bằng dầu máy nén A/C và lắp chúng lên đường ống. vào bầu lọc dầu, két nước... Chú ý: Khi lắp máy nén A/C cẩn thận để không làm hỏng nó do va đập. Hình 2.33. Lắp ống của máy nén A/C 3. Lắp đai dẫn động (1) Với bulông bắt máy nén A và B nới lỏng, lắp dây đai lên tất cả các puly. (2) Dùng 1 thanh cứng (cán búa hay dụng cụ tháo lắp đai ốc lốp...) di chuyển máy phát để điều chỉnh độ căng đai và sau đó xiết bu lông B. (3) Kiểm tra độ căng của đai dẫn động và xiết bulông (A). Hình 2.34. Lắp đai dẫn động 1. Búa; 2. Đai dẫn động; A, B. Bu lông Thay thế dây dẫn động Lắp đai dẫn động (1) Lắp dây đai lên tất cả các puly khi bulông bắt máy phát được nới lỏng. (2) Dùng một thanh cứng (cán búa hay choòng tháo đai ốc lốp...) đẩy máy phát để điều chỉnh độ căng, và sau đó xiết chặt bulông. Hình 2.35. Lắp đai dẫn động 1. Đai dẫn động; 2, 3. Bu lông bắt Chú ý: - Hãy đặt đầu của thanh cứng vào vị trí mà nó không bị biến dạng (nơi có đủ độ cứng) như nắp quy lát hoặc thân máy. - Cũng như đừng quên đặt thanh cứng lên máy phát ở nơi mà sẽ không bị biến dạng, đó là những nơi gần với giá đỡ điều chỉnh hơn là phần giữa của máy phát. (3) Kiểm tra độ căng đai dẫn động và xiết bulông. Hút chân không: Hút không khí ra khỏi hệ thống điều hòa để loại bỏ hơi nước ra khỏi ống của điều hòa không khí (để cho hơi nước bay hơi) và kiểm tra độ kín khí của hệ thống. * Hút chân không - Nối đồng hồ đo Gợi ý: Nối ống màu xanh lá cây vào phần giữa của đồng hồ và nối bơm chân không vào đầu bên kia của ống. Hình 2.36. Lắp đai dẫn động 1. Đồng hồ đo; 2. Bơm chân không * Tính chất của đồng hồ đo: + Đồng hồ đo có mặt đo áp suất thấp và bên đo áp suất cao, và có thể chuyển đổi các đoạn của chất làm lạnh bằng cách chuyển các van. + Có đồng hồ để đo áp suất cao và áp suất thấp. + Chuyển đường dẫn của ống nạp bằng cách mở và đóng van. Gợi ý: Đồng hồ đo áp suất được thiết kế cho loại ga HFC-134a (R134a) không thể dùng cho điều hòa sử dụng ga CFC 12 (R12). Hình 2.37. Lắp đai dẫn động 1. Van áp suất thấp đóng/Van áp suất cao đóng 2. Van áp suất thấp mở/Van áp suất cao đóng 3. Van áp suất thấp đóng/Van áp suất cao mở 4. Van áp suất thấp mở/Van áp suất cao mở * Nối đồng hồ đo: (1) Đóng hết van phía áp suất thấp và van phía áp suất cao của đồng hồ Hình 2.38. Đóng van phía áp suất thấp và van phía áp suất cao (2) Nối một dầu của ống nạp vào đồng hồ đo và đầu kia vào van nạp trên xe. - Ống xanh→phía áp suất thấp - Ống đỏ →phía áp suất cao. Hình 2.39. Đóng van phía áp suất thấp và van phía áp suất cao 1. Van nạp phía xe; 2. Đồng hồ đo; 3. Cút nối nhanh; 4. Ống nạp Chú ý: - Để nối, hãy xiết chặt ống nạp bằng tay, và không sử dụng bất kỳ dụng cụ nào. - Nếu gioăng nối ống nạp bị hỏng, hãy thay nó. - Do kích cỡ nối là khác nhau ở phía áp suất thấp và áp suất cao, ống không thể nối với đầu của nó đặt ở phía áp suất ngược nhau. - Khi nối ống vào van nạp trên xe, hãy ấn cút nối nhanh vào van nạp và trượt nó cho đến khi nghe thấy tiếng tách. - Khi nối đồng hồ áp suất, cẩn thận để không làm cong ống. (3) Mở các van ở phía áp suất cao và phía áp suất thấp của đồng hồ đo và bật bơm chân không để hút chân không. Hình 2.40. Bơm bị tắt khi cả hai van mở Xả không khí Bơm chân không Hình 2.40. Bơm bị tắt khi cả hai van mở Xả không khí Bơm chân không (4) Tiến hành hút chân không cho đến khi phía apsuất thấp của đồng hồ chỉ 750mmHg hay cao hơn. (5) Duy trì áp suất 750mmHg hay cao hơn và hút trong 10 phút. Chú ý: Nếu bơm bị tắt khi cả hai van mở (phía áp suất thấp và cao), không khí sẽ lọt vào hệ thống điều hòa. (6) Đóng các van phía áp suất cao và thấp của đồng hồ và bật bơm chân không. Hình 2.40. Đóng các van phía áp suất thấp và cao và bật bơm chân không Chú ý: Nếu bơm bị tắt khi cả hai van mở (phía áp suất thấp và cao), không khí sẽ lọt vào hệ thống điều hòa. * Kiểm tra độ kín khí: Sau k hi bơm đó dừng, hãy để hệ thống trong khoảng 5 phút với cả 2 van phía áp suất thấp và cao đúng. Sau đó chắc chắn rằng chỉ số của đồng hồ đo không thay đổi. Gợi ý: Khi áp suất của đồng hồ tăng lên, không khí lọt vào trong hệ thống điều hòa nên hãy kiểm tra gioăng chữ O và tình trạng nối của hệ thống điều hòa. Chú ý: Trong trường hợp hút chân không chưa đủ, hơi nước sót lại trong đường ống điều hòa không khí sẽ bị đóng băng và ngăn không cho ga điều hòa tuần hoàn tốt hay làm rỉ bên trong hệ thống điều hòa. * Nạp ga điều hòa: Do ga điều hòa là khí được nén dưới áp suất cao, nạp ga cần chú ý đặc biệt. Hình 2.41. Nạp ga điều hòa - Lắp bình nạp ga + Khi tháo và lắp bình nạp ga hay ống ở gần mặt. Hãy đeo kính bảo hộ, nếu ga điều hòa lọt vào mắt, nó có thể gây nên mù. + Không chĩa phần đáy của bình nạp ga vào người khác. Nó có được cấu tạo để xả ga từ dưới đáy trong trường hợp khẩn cấp. + Không nung nóng trực tiếp bình nạp ga, cũng như không nhúng vào trong nước sôi, do nó có thể bị thủng. Hình 2.42. Lắp bình nạp ga a, Nối van cho bình nạp ga (1) Kiểm tra đệm ở phần nối của bình nạp ga, quay van ngược chiều kim đồng hồ để nâng kim lên và cũng quay đĩa ngược chiều kim đồng hồ để nâng đĩa lên. Hình 2.43. Nối van bình nạp ga Chú ý: Lắp bình nạp ga trước khi kim được nhấc lên có thể làm cho kim bi kẹt trong bình nạp, điều đó có thể gây nên rò rỉ ga điều hòa. (2) Vặn van vào bình nạp ga cho đến khi đệm được gắn chặt và sau đó xiết đĩa để giữ van. Chú ý: Không bao giờ quay van theo chiều kim đồng hồ do nó làm cho kim bị kẹt trong bình nạp ga, và ga điều hòa có thể xả ra. b. Lắp bình nạp ga vào đồng hồ đo Hình 2.44. Lắp bình nạp ga vào đồng hồ đo (1) Đóng hoàn toàn van phía áp suất thấp và van phía áp suất cao của đồng hồ đo. (2) Lắp bình nạp ga lên ống nạp màu xanh lá cây của đồng hồ đo. (3) Quay van theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nó dừng lại vào tạo một lỗ trên bình nạp. (4) Quay van theo chiều ngược kim đồng hồ và trả kim về. (5) Ấn van xả khí của đồng hồ đo và xả không khí cho đến khi ga điều hòa thoát ra khỏi van. Chú ý: Nếu ấn van xả khí bằng tay, ga điều hòa xả ra có thể bám vào tay... nó có thể dẫn đến đóng tuyết, để tránh hiện tượng này, hãy ấn van bằng tô vít... Trong trường hợp hệ thống làm mát phụ Trong khung có hệ thống làm mát phụ, thời điểm mà tại đó bọt khí của ga điều hòa biến mất là tại điểm bắt đầu của trạng thái ổn định tính năng làm mát, tuy nhiên, trong chu kỳ làm lạnh phụ, đó là điểm trước trạng thái đó. Nên để nạp lượng ga tối ưu, cần phải nạp them khoảng 100g từ thời điểm đó. (lượng ga tối ưu trong hướng dẫn sửa chữa bổ xung thêm 100g). Nạp quá nhiều làm giảm tính kinh tế, nhiên liệu hay tính năng làm lạnh không tốt.Để tránh hiện tượng này hãy nạp lượng ga tối ưu. Hình 2.45. Lắp bình nạp ga vào đồng hồ đo 1. Chu kỳ làm lạnh phụ; 2. Lượng ga tối ưu; 3.Phía áp suất cao; 4. Lượng ga nạp trong trường hợp COROLLA NZE 12÷ 530g (18,70 oz); 5. Điểm mà bọt khí biến mất; 6. Phạm vi đủ (± 30g (1,06 oz)); 7. Nạp quá nhiều. Nạp phía áp suất cao (1) Khi động cơ không hoạt động, mở van phía áp suất cao và nạp ga điều hòa cho đến khi đồng hồ phía áp suất thấp chỉ khoảng 1kg/cm2. Hình 2.46. Nạp phía áp suất cao 1. Bình nạp ga (2) Sau đó đóng van Chú ý: - Không bao giờ cho máy nén điều hòa hoạt động. Cho máy nén hoạt động khi ga điều hòa không nạp ở phía áp suất thấp có thể dẫn đến máy nén bị kẹt. - Không bao giờ mở van áp suất thấp, ga điều hòa thường được nén ở trạng thái khí bên trong máy nén. Tuy nhiên nếu van phía áp suất thấp được mở ra trong khi đang nạp ở phía áp suất cao, ga điều hòa trở lại trạng thái lỏng và máy nén có thể bị hư hỏng khi bắt đầu hoạt động. Kiểm tra rò rỉ ga (1) Kiểm tra rò rỉ bằng máy dò ga. (2) Những vị trí quan trọng được kiểm tra bằng máy dò ga như sau: Hình 2.47. Các vị trí kiểm tra 1. Điện trở quạt điều hòa 2. Máy nén điều hòa 3. Giàn ngưng 4. Giàn lạnh 5. Bình chứa 6. Ống thoát nước 7. Những vị trí nối ống EPR (Với bộ điều áp giàn lạnh) Gợi ý: Kiểm tra rò rỉ ga điều hòa cho toàn bộ hệ thống điều hòa. Tiến hành kiểm tra rò rỉ ga bằng máy rò ga. a. Tính chất - Kiểm tra rò rỉ ga điều hòa bằng đèn nháy và âm thanh. - Khi đến khu vực có rò rỉ sẽ làm cho chu kỳ nháy và âm thanh phát ra nhanh hơn. Hình 2.48. Kiểm tra bằng đèn nháy và âm thanh - Nâng cao độ nhạy sẽ cho phép kiểm tra những rò rỉ thậm chí rất ít. Hình 2.49. Nâng cao đọ nhạy kiểm tra b. Quy trình kiểm tra Đưa máy rò ga đến phần nối của ống, ống thoát nước bộ A/C, cửa quạt gió A/C... Hình 2.50. Nâng cao độ nhạy kiểm tra Đóng Bình nạp ga Công tắc A/C Điều tốc độ quạt gió Bộ chọn nhiệt độ Gợi ý: - Thực hiện kiểm tra khi động cơ ngừng. - Do ga điều hòa nặng hơn không khí một chút, hãy đặt máy dò ở phần dưới của ống và di chuyển chậm dọc theo chu vi. - Tiến hành công việc kiểm tra này khi rung nhẹ ống. c. Nạp ở phía áp suất thấp (1) Sau khi kiểm tra van phía áp suất cao đó được đúng loại, khởi động động cơ và bật điều hòa không khí. Trạng thái nạp - Động cơ chạy ở 1500 v/p. - Công tắc tốc đọ quạt gió ở “HI”. - Công tắc A/C ON - Bộ chọn nhiệt độ ở “MAX COOL” - Cửa mở hoàn toàn Gợi ý: Lượng ga nạp 530 ±30g (18,69±1,06 oz). Trong trường hợp COROLLA NZE 12. Do lượng ga nạp khác nhau tùy theo kiểu xe, hãy tham khảo hướng dẫn sửa chữa tương ứng. Hình 2.51. Nạp ở phía áp suất thấp (2) Mở van phía áp suất thấp của đồng hồ đo và nạp một lượng ga tiêu chuẩn. Trạng thái nạp - Động cơ chạy ở 1500 v/p - Công tắc tốc độ quạt gió ở “HI” - Công tắc A/C ON - Bộ chọn nhiệt độ ở “MAX COOL” - Cửa mở hoàn toàn Hình 2.52. Mở van áp suất của đồng hồ và nạp 1 lượng ga tiêu chuẩn Mở Bình nạp ga Công tắc A/C Điều khiển tốc độ quạt gió Bộ chọn nhiệt độ Gợi ý: Lượng ga nạp 530±30g (18,69±1,06 oz). Trong trường hợp COROLLA NZE 12. Do lượng ga nạp khác nhau tùy theo kiểu xe, hãy tham khảo hướng dẫn sửa chữa tương ứng. Hình 2.53. Mở van áp suất của đồng hồ và nạp 1 lượng ga tiêu chuẩn Chú ý: - Quay ngược bình nạp ga lên khi đang nạp ga ở phía áp suất thấp có thể làm cho ga điều hòa đi vào trong máy nén ở trạng thái lỏng. Chất lỏng bị nén có thể làm hỏng máy nén. - Không nạp quá nhiều do nó có thể gây ra làm mát không tốt hay quá nóng. - Khi thay bình nạp ga, đừng quên đóng van phía áp suất cao và van phía áp suất thấp. Sauk hi thay thế, mở van xả khí và xả không khí ra khỏi ống giữa (xanh lá cây) và ra khỏi đồng hồ đo. Chú ý: Không bao giờ mở van phía áp suất cao khi sửa chữa đang chạy. Nó cóthể làm cho khí cao áp chạy ngược trở lại bình nạp ga, gây nên nứt vỡ. (3) Kiểm tra lượng ga nạp theo chỉ số áp suất của đồng hồ. Chỉ số áp suất tiêu chuẩn: - Phía áp suất thấp: 0,15÷0,25 MPa (1,5÷2,5 kgf/cm2, 21÷36 psi) - Phía áp suất cao: 1,37÷1,57 MPa (14÷16 kgf/cm2, 199÷228 psi) Hình 2.54. Kiểm tra lượng ga nạp theo chỉ số ấp suất của đồng hồ Gợi ý: Chỉ số áp suất của đồng hồ đo có thể thay đổi một chút tùy theo nhiệt độ không khí bên ngoài. (4) Đóng van phía áp suất thấp và dừng động cơ. Hình 2.55. Kiểm tra lượng ga nạp theo chỉ số ấp suất của đồng hồ Đóng (5) Tháo ống nạp ra khỏi van nạp trên xe và van của bình nạp ga. Hình 2.56. Kiểm tra lượng ga nạp theo chỉ số ấp suất của đồng hồ Bình nạp ga Gợi ý: - Chỉ số áp suất của đồng hồ đo có thể thay đổi một chút tùy theo nhiệt độ không khí bên ngoài. - Do việc nạp ga sẽ khókhăn khi nhiệt độ bên ngoài cao, hãy làm một giàn ngưng bằng nước hay không khí. - Hâm nóng bình nạp ga trong nước ấm (dưới 400C) khi nhiệt độ bên ngoài thấp để sao cho có thể nạp ga được dễ dàng hơn. Hình 2.57. Hâm nóng bình nạp ga trong nước ấm Kiểm tra lần cuối - Kiểm tra xem ga đó được nạp đủ chưa và hệ thống điều hòa hoạt động có tốt không. - Kiểm tra lượng ga bằng kính quan sát - Kiểm tra dò rỉ ga - Trạng thái làm mát của điều hòa Hình 2.58. Hâm nóng bình nạp ga trong nước ấm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsua_chua_khung_be_xe_o_to_5344.doc