Bài giảng dự toán trong xây dựng

Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao của công trình. Chiều cao này được tính từ cốt 0.00 theo thiết kế đến đỉnh công trình. Cốt 0.00 được hiểu là trong hệ cao độ qui ước (trong công trình dân dụng là cốt sàn tầng trệt). Chiều cao công trình được chia thành các nhóm để áp dụng các định mức: - Nhóm công trình có chiều cao ≤4m. - Nhóm công trình có chiều cao ≤16m. - Nhóm công trình có chiều cao ≤50m. - Nhóm công trình có chiều cao >50m. Một số công tác xây dựng trong định mức có quy định độ cao (như công tác xây tường, đổ BT cột, ) thì áp dụng các mã hiệu trong định mức ứng với chiều cao của công trình. Ví dụ nếu công trình cao 12m (tính từ cốt 0,00) có 3 tầng sẽ thuộc nhóm công trình có chiều cao ≤16m, khi đó công tác xây tường của tất cả các tầng đều áp dụng mã hiệu ứng với độ cao ≤16m

pdf48 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 12090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng dự toán trong xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ phần cọc ngập đất áp dụng định mức đất cấp I. Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 33 + Nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I < 40% chiều dài cọc ngập đất thiết kế thì toàn bộ phần cọc ngập đất áp dụng định mức đất cấp II. → nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I nằm trong khoảng (40 - 60)% chiều dài cọc ngập đất thì áp dụng định mức đất cấp I và đất cấp II tương ứng với tổng chiều dày của từng cấp đất (nghĩa là dùng 2 mã hiệu, một ứng với đất cấp I và một ứng với đất cấp II). Trường hợp đóng, ép cọc phải sử dụng biện pháp khoan dẫn thì đoạn cọc đóng, ép qua chiều sâu khoan dẫn tính bằng định mức đóng, ép cọc vào đất cấp I (Công tác khoan dẫn chưa tính trong định mức, ở đây vận dụng mã hiệu khoan cọc nhồi AC.3xxxx sẽ không phù hợp bằng vận dụng mã hiệu khoan giếng BD.1-2xxxx). Công tác đóng cọc ván thép (cừ larsen), cọc ống thép, cọc thép hình được định mức cho 100m cọc đóng nằm lại trong công trình (ví dụ kết cấu kè bảo vệ bờ – bến cập tàu kiểu tường cừ). Trường hợp cọc nhổ lên, sử dụng lại nhiều lần (ví dụ trong kết cấu khung vây, tường chắn tạm) thì hao phí vật liệu cọc được xác định như sau: ™ Hao phí tính theo thời gian và môi trường Hao phí vật liệu cọc cho 1 lần đóng nhổ ứng với thời gian cọc nằm trong công trình <1tháng bằng 1,17%. Thời gian cọc nằm lại trong công trình từ tháng thứ 2 trở đi thì cứ mỗi tháng hao phí vật liệu cọc được tính thêm như sau: a/ Nếu cọc đóng trên cạn hoặc đóng trong môi trường nước ngọt bằng 1,17%/tháng b/ Nếu cọc đóng trong môi trường nước lợ bằng 1,22%/tháng c/ Nếu cọc đóng trong môi trường nước mặn bằng 1,29%/tháng ™ Hao hụt do sứt mẻ, toè đầu cọc, mũ cọc a/ Đóng vào đất cấp I, II hao hụt bằng 3,5%/ 1 lần đóng nhổ b/ Đóng vào đất, đá, có ứng suất > 5 kg/cm2 bằng 4,5% cho một lần đóng nhổ Trường hợp cọc không nhổ được phải cắt thì phần cọc cắt để lại công trình được tính 100% theo khối lượng cọc nằm trong công trình. Xem phụ lục: Một số ví dụ đóng – nhổ cọc thép. Đóng cọc tràm: trong định mức chỉ cho loại ∅8-10cm, các loại ∅ khác cần vận dụng có điều chỉnh. Ép cọc BTCT (ép trước / ép sau): dùng nhóm mã hiệu AC.25000, AC.26000, AC.28000 (ép sau chưa có định mức cho các cọc tiết diện > 20x20cm) Nối cọc thép và BTCT dùng nhóm mã hiệu AC.29000 (đơn vị tính là 1 mối nối). Lưu ý đa số mối nối của cọc ống BTCT trên thị trường VN không dùng bu lông mà dùng liên kết hàn đối đầu có hàn thêm tấm ốp giống như nối cọc ống thép → dùng mã hiệu AC.294xx sẽ không phù hợp bằng mã hiệu AC.29221. Cọc khoan nhồi: ƒ Tạo cọc dùng nhóm mã hiệu AC.30000 (xem chi tiết thuyết minh và hướng dẫn áp dụng ở bộ định mức phần XD). ƒ Công tác SX ống vách cho cọc khoan nhồi dùng mã hiệu AI.12111. ƒ Công tác lắp đặt, tháo dỡ ống vách dùng mã hiệu AC.3451x. ƒ Công tác đập đầu cọc: dùng mã hiệu AA.223xx. Công tác đập đầu cọc BTCT thường (để lấy thép cọc nối vào kết cấu bên trên): nếu vận dụng công tác đập phá kết cấu BT có cốt thép, mã hiệu AA.22111 (phá bằng búa căn) hoặc AA.22211 (phá bằng máy khoan) thì cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì công tác đập phá này đòi hỏi không được gây hư hỏng phần cọc bên dưới. Cũng có thể vận dụng mã hiệu AA.223xx của cọc khoan nhồi cho cọc BTCT thường nhưng cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì mật độ thép và độ cứng của BT trong cọc BTCT thường lớn hơn ở cọc khoan nhồi, đồng thời bổ sung biện pháp bảo vệ phần cọc bên dưới (niềng kẹp đầu cọc hoặc cắt lớp BT bảo vệ quanh đầu cọc bằng máy cắt BT). Công tác thử tĩnh cọc: mã hiệu CQ.xxxxx trong tập Định mức xây dựng – Phần khảo sát. Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 34 Lưu ý trước khi thử tĩnh thường có thời gian nghỉ là 6 ngày (chờ đất nền quanh cọc hồi phục), nếu số cọc thử ít thì tình trạng máy thi công nằm chờ cũng phải được tính hao phí, xem chi tiết ở điều 8 – Thông tư 06/2010/TT-BXD. Xem thực hành xác định giá ca máy chờ đợi trên lớp. 13.5. Công tác ván khuôn Cách tính diện tích ván khuôn (lưu ý phần viền xung quanh của kết cấu và các mặt xiên) : - Diện tích ván khuôn bằng tổng diện tích các bề mặt của kết cấu cần ván khuôn (không phải là tổng diện tích của các tấm ván khuôn mà đơn vị thi công dùng ngoài hiện trường). - Lưu ý mặt đáy đà kiềng (trường hợp không có thiết kế lớp lót đáy), mặt đáy của cọc đúc sẵn (trường hợp không có thiết kế bãi đúc cọc), mặt hông cọc (trường hợp dùng 2 cọc đã đúc ở 2 bên làm ván khuôn thành),... khi tính dự toán cần xem như có làm phần ván khuôn này (trong thực tế có thể một số trường hợp là không có làm!) BT lót trước đây không cho phép tính ván khuôn, hiện nay không thấy qui định này nữa. Chọn loại vật liệu của ván khuôn: gỗ, thép, ván ép (còn ván khuôn nhựa chưa được định mức): tùy yêu cầu của thiết kế hoặc quan điểm của người lập dự toán, lưu ý đối với các cấu kiện (móng, cột, tường, dầm, sàn) nói chung đơn giá toàn bộ (VL+NC+MTC) của VK gỗ là đắt nhất, kế đến là thép, sau đó là ván ép công nghiệp. Lưu ý công tác ván khuôn gỗ cho sàn (AF.81151) thì không phân theo nhóm độ cao công trình, còn công tác ván khuôn thép, ván khuôn ván ép thì có phân theo nhóm độ cao của công trình (AF.82111 đến AF.86331). Trường hợp cấu kiện có lỗ < 1m2 : cho phép chọn cách tính có xét lỗ và không xét lỗ. Phân biệt 2 trường hợp : ván khuôn của kết cấu BT đổ tại chỗ (mã hiệu AF.8xxxx) và của kết cấu BT đúc sẵn (mã hiệu AG.3xxxx). Ván khuôn chỉ được dùng gỗ nhóm VII, VIII. Chiều dày gỗ ván khuôn định mức là 3cm. Ván khuôn cho BT đổ tại chỗ :  Phải sử dụng luân chuyển 5 lần nếu bằng gỗ (có bù hao hụt); 80 lần nếu bằng thép, tôn (không bù hao hụt).  Cây chống ván khuôn BT phải sử dụng luân chuyển 10 lần nếu bằng gỗ ; 250 lần nếu bằng thép hình. Ván khuôn cho BT đúc sẵn (kể cả văng chống, nẹp):  Phải sử dụng luân chuyển 20-30-40-50 lần (tùy trường hợp) nếu bằng gỗ (phần hao hụt đã tính trong định mức); 250 lần nếu bằng thép, tôn (không bù hao hụt). 13.6. Công tác cốt thép Cốt thép trong định mức được phân thành 3 nhóm : ∅≤10, ∅≤18, ∅>18, mỗi nhóm có mã hiệu riêng và định mức khác nhau. Tuy nhiên khi lập dự toán nên tính chi tiết cho từng loại đường kính để dễ thống kê khi tổng hợp vật tư và áp giá. Chú ý rằng hiện nay thép ∅10 đa số ở dạng thanh chứ không phải dạng cuộn (hao hụt 0,5%), nên xếp nó vào nhóm ∅≤18 (hao hụt 2,5%). Phân biệt 2 trường hợp : cốt thép của kết cấu BT đổ tại chỗ (mã hiệu AF.6xxxx – AF.7xxxx) và của kết cấu BT đúc sẵn (mã hiệu AG.13xxx) Trong định mức: ∅ ≤ 10: nối buộc, ∅ > 10 : nối buộc + hàn. Trường hợp thanh thép ∅ ≥ 10 theo thiết kế có chiều dài > 11,7m cần tính thêm thép nối (lưu ý số mối nối tính theo công thức n = [L/11,7] là gần đúng và thường thấp hơn thực tế). Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 35 Cần lưu ý: trong các bản vẽ thiết kế thường thiếu thể hiện thép nối (bắt buộc do mạch ngừng thi công) của cột, của giằng tường,… và thép râu cột (để câu vào tường xây), các cốt thép chống cho sàn có 2 lớp thép,..., cần đề nghị thiết kế bổ sung. Đối với cốt thép cọc khoan nhồi: bổ sung cóc nối thép theo CV 159/BXD-KTTC (29/8/2007). 13.7. Công tác bê tông Phân biệt 2 trường hợp : kết cấu BT đổ tại chỗ (mã hiệu AF.1xxx – AF.5.xxx) và kết cấu BT đúc sẵn (mã hiệu AG.11xxx – AG.12xxx). Kết cấu BT đổ tại chỗ :  Trộn bằng máy trộn tại công trình, đổ bằng thủ công: chung 1 mã hiệu AF.1xxxx.  Trộn bằng dây chuyền tại công trình (mã hiệu AF.51xxx), vận chuyển đến nơi đổ (mã hiệu AF.52xxx), đổ bằng cần trục (mã hiệu AF.2xxxx).  Trộn bằng dây chuyền tại công trình (mã hiệu AF.51xxx), vận chuyển đến nơi đổ (mã hiệu AF.52xxx), đổ bằng bơm (mã hiệu AF.3xxxx). Đối với BT thủy công (đổ bằng cần cẩu 16T, 25T, 40T và đổ bằng bơm) : AF.4xxxx. Trường hợp vữa BT SX tại nhà máy thì thường không tính công tác trộn và vận chuyển đến công trường vì giá vữa đã bao gồm trộn và chuyên chở (thậm chí có cả công bơm). Công tác đổ BT trong trường hợp đổ bằng cần trục hoặc đổ bằng máy bơm không được tính thêm công tác vận chuyển vữa BT lên cao. Công tác vận chuyển vữa BT cự ly dài:  bằng ô tô chuyển trộn (AF.521xx) : không khống chế cự ly tối đa (ngoài 4km thì tính thêm cho mỗi km tiếp theo với mã hiệu AF.5217x).  bằng ôtô tự đổ (AF.523xx) : cự ly tối đa 3km. Mác vữa ≥ 300: bắt buộc có phụ gia hóa dẻo (loại và liều lượng do thiết kế qui định). Kết cấu cần chống thấm: tầng hầm, hồ nước, sàn mái,… thường có dùng phụ gia chống thấm (tùy theo yêu cầu của thiết kế), trường hợp bắt buộc phải có mạch ngừng thì phải tính thêm phần xử lý chống thấm cho mạch ngừng. Trong định mức mới không có mã hiệu cho công tác BT gạch vỡ (nhưng vẫn còn định mức cấp phối), có thể vận dụng mã hiệu của BT lót có điều chỉnh cấp phối vữa BT. Lưu ý phần giao nhau của các cấu kiện cần tách riêng cho từng cấu kiện (vì định mức là khác nhau), không được tính trùng lắp. VD chỗ giao cột – dầm – sàn thì ưu tiên phần BT giao cho cấu kiện sàn, kế đến là dầm, sau cùng là cột (theo trình từ và biện pháp thi công). Theo qui định của định mức, thể tích BT cho phép tính không trừ phần cốt thép bên trong. Khối lượng các nguyên vật liệu thô chế tạo vữa BT (xi măng, cát, đá, nước) ngoài việc phụ thuộc mác vữa còn phụ thuộc vào mác XM và độ sụt của vữa. Trong các tập đơn giá thì vữa BT được tính ứng với một mác XM nhất định và một độ sụt qui định nào đó, chẳng hạn đơn giá TPHCM sử dụng vữa XM PC30, độ sụt 2 ÷ 4cm đối với đổ thủ công, độ sụt 6 ÷ 8cm khi đổ bằng cần cẩu và độ sụt 14 ÷ 17cm khi đổ bằng bơm bê tông. Thành phần công việc của công tác BT có bảo dưỡng BT nhưng trong định mức chưa thấy vật tư cho công tác bảo dưỡng (còn nhân công bảo dưỡng đã có tính chưa, chỉ có người lập bộ định mức mới … biết!). 13.8. Công tác xây gạch Nhóm mã hiệu AE.(2-9)0000 (công tác xây đá, xếp đá xem nhóm mã hiệu AE.10000). Lưu ý đơn vị tính hầu hết là m3 chứ không phải m2 như trước đây (trừ xây gạch thông gió tính bằng m2, xây gạch chịu lửa tính bằng tấn). Khi tính thể tích khối xây cần lưu ý giá trị Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 36 chiều dày khối xây : Chiều dày khối xây không tính chiều dày lớp vữa trát, không phải lấy theo chiều dày qui ước (như tường 100 là 10cm, tường 200 là 20cm). VD như tường 100 xây bằng gạch 8x8x19cm thì chiều dày khối xây là 8cm, nếu xây bằng gạch 9x9x19cm thì chiều dày khối xây là 9cm. Các loại gạch xây trong định mức chỉ xét những loại có kích thước theo tiêu chuẩn (8x8x19, 9x9x19, 10x10x20cm,…). Chọn mác vữa xây (25/50/75/100): theo thiết kế. Định mức vữa xây/trát/láng: vữa xi măng + cát, phụ thuộc độ lớn hạt cát: cát to (ML>2), cát trung (ML=1,5-2), cát mịn (ML=0,7-1,4) và mác xi măng (PC30/ PC40). Khi tính khối lượng xây cần phân nhóm theo chiều dày khối xây và trừ tất cả những bộ phận không phải tường xây trong mảng tường đang xét (như cửa, lam gió, ô trống, lanh tô,…). Xây những cấu kiện bên dưới cốt 0,00 cần áp dụng những mã hiệu riêng, không dùng các mã hiệu xây tường, ví dụ như xây hố ga, gối đỡ cống, bể nước,… (mã hiệu AE.26xxx, AE.34xxx,…). Trong định mức việc xây hố ga, gối đỡ cống, bể nước,… được qui định cho 1 cỡ gạch nhất định (ví dụ gạch thẻ 5x10x20), nếu thiết kế dùng cỡ gạch khác (ví dụ gạch thẻ 4x8x19) thì phải điều chỉnh định mức vật liệu (và cả nhân công, MTC nếu cần) theo các mã hiệu xây tường dùng cỡ gạch như thiết kế (4x8x19). Thành phần công việc của công tác xây chưa có bảo dưỡng khối xây => bổ sung vào công tác hoặc lập định mức mới. 13.9. Công tác trát Phân biệt 2 trường hợp trát tường: bên ngoài nhà (AK.211xx) và bên trong nhà (AK.212xx). Công tác trát sê nô, mái hắt, lam ngang có mã hiệu riêng: AK.251xx. Đối với sê nô, mái hắt cần tính công tác trát chỉ nước dọc theo đường biên mặt dưới (AK.253xx) Công tác trát không xét thông số chiều cao công trình cho nên phải tính thêm công tác dàn giáo ngoài nhà, trong nhà (xem chi tiết ở 13.23) và công tác vận chuyển vật liệu lên cao (xem chi tiết ở 13.24). Trát bằng vữa xi măng, bằng vữa BT hạt đá: • Chọn mác vữa trát (25/50/75/100) : theo thiết kế. • Chọn chiều dày trát (1/1,5/2cm) : theo thiết kế hoặc theo tiêu chuẩn về công tác trát. • Lưu ý tính đủ các gờ cửa đi, cửa sổ, các ô trống, phần tường tự do (mặt hông, đỉnh trên). • Nếu phải bả lớp bám dính bằng XM lên bề mặt kết cấu trước khi trát thì định mức được nhân với hệ số KVL=1,25 và KNC= 1,10. VD khi tính trát các bề mặt bê tông (tường, cột, dầm, trần,…) thì định mức cần nhân với KVL=1,25 và KNC= 1,10. Diện tích trát dầm: trừ tường ở mặt dưới và trừ sàn ở mặt bên (nếu có). Diện tích trát: trừ phần tường ốp gạch men nhưng không trừ phần ốp chân tường. Trát có đánh màu XM: dùng định mức vật tư 02.0240: thêm 0,3kg XM (PC30) cho 1m2 tường, đối với nhân công có thể tăng thêm 34% như đối với láng có đánh màu XM. Lưu ý : Trường hợp các cấu kiện BT (như cột, dầm,…) liền tường thì việc trát các cấu kiện này tính như công tác trát tường (dùng mã hiệu AK.21xxx-AK.231xx) có nhân KVL=1,25 và KNC=1,1 . Thành phần công việc của công tác trát chưa có bảo dưỡng mặt trát => bổ sung vào công tác hoặc lập định mức mới. Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 37 13.10. Công tác láng Láng bằng vữa xi măng + cát: mã hiệu AK.41xxx – AK.42xxx. Công tác láng sê nô, mái hắt, máng nước: mã hiệu AK.421xx. Công tác láng bể nước, giếng nước, giếng cáp: mã hiệu AK.422xx. Công tác láng mương cáp, mương rãnh: mã hiệu AK.423xx. Láng đá mài (granitô) nền sàn, cầu thang: mã hiệu AK.43xxx, chưa có định mức láng đá rửa (granitê): có thể vận dụng mã hiệu láng đá mài (hoặc mã hiệu trát đá rửa tường AK.271xx) có điều chỉnh. Công tác láng không xét thông số chiều cao công trình cho nên phải tính thêm công tác vận chuyển vật liệu lên cao (xem chi tiết ở 13.24). Chọn mác vữa láng (50/75/100) và chiều dày láng (1,5/2/3cm) : theo thiết kế. Trường hợp láng tạo dốc sàn vệ sinh, sàn mái: vận dụng mã hiệu láng với chiều dày láng bằng chiều dày trung bình có điều chỉnh nhân công và máy thi công (nội suy hoặc ngoại suy từ định mức láng dày 2cm và dày 3cm). VD láng dày 4cm thì tăng đôi định mức láng dày 2cm; láng dày 5cm thì dùng định mức láng dày 2cm và định mức láng dày 3cm. Chiều dày chỗ dày nhất + Chiều dày chỗ mỏng nhất Tính chiều dày trung bình = ------------------------------------------ 2 Láng có đánh màu xi măng: thêm 0,3kg XM (PC30) cho 1m2 nền. Thành phần công việc của công tác láng chưa có bảo dưỡng mặt láng => bổ sung vào công tác hoặc lập định mức mới. 13.11. Công tác lát Thành phần công việc: Chuẩn bị, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m, trộn vữa láng vữa, cắt gạch, đá, lát gạch, đá, miết mạch, lau chùi vệ sinh bề mặt, hoàn thiện công tác lát đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Trường hợp lát gạch granite nhân tạo: dùng mã hiệu AK.512xx với KVL = 1,3. Lát đá cẩm thạch, đá hoa cương bậc tam cấp, bậc cầu thang: dùng mã hiệu AK.56xxx với KNC = 1,35. Công tác lát dùng chủ yếu vữa xi măng (đối với một số loại vật liệu đặc biệt phải dùng keo như gạch vinyl,… thì gọi là dán). Chọn mác vữa xi măng để lát (50/75) và chiều dày lớp vữa lát: theo thiết kế (lưu ý so sánh với chiều dày ngầm định trong tập định mức để điều chỉnh nếu cần). 13.12. Công tác ốp Thành phần công việc: Chuẩn bị, trát lớp lót lớp vữa xi măng, cưa cắt gạch, tráng mạch, đánh bóng lau chùi theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Ốp đá granit, đá cẩm thạch, đá hoa cương vào cột, trụ: dùng mã hiệu AK.32xxx với KNC = 1,35. Không thấy mã hiệu cho ốp gạch / đá bậc tam cấp, cầu thang => tính toàn bộ diện tích bậc tam cấp, cầu thang theo công tác lát (mã hiệu AK.56xxx). Công tác ốp dùng chủ yếu vữa xi măng (đối với một số loại vật liệu đặc biệt phải dùng keo như gạch vinyl, gạch thạch anh, gạch gốm,…). Chọn mác vữa xi măng để ốp (50/75) và chiều dày lớp vữa ốp: theo thiết kế (lưu ý so sánh với chiều dày ngầm định trong tập định mức để điều chỉnh nếu cần). Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 38 Ốp tường đã tính lớp vữa trát tường phía sau, riêng ốp chân tường chưa tính lớp vữa trát tường phía sau. 13.13. Công tác bả mattit Chọn mã hiệu phù hợp mới đúng hao phí vật liệu. Lưu ý công tác bả bằng mattic (có mã hiệu nhóm là AK.82100) có định mức bột mattit rất thấp (0,4kg/m2), cần hiệu chỉnh lại cho phù hợp với các loại mattit phổ biến trên thị trường (từ 0,8-1,2 kg/m2). Phân thành 2 nhóm: trong nhà và ngoài trời (đổi cả chủng loại vật tư tương ứng để thống kê và áp giá). 13.14. Công tác sơn Sơn tổng hợp là tên chung, khi lập dự toán cần được hiểu là các loại sơn cụ thể (sơn chống rỉ, sơn dầu,…). Sơn cửa: diện tích tính toán không phải là tổng diện tích phủ sơn mà là diện tích mặt đứng (1 mặt) của cửa (bằng rộng x cao). Sơn các kết cấu khác: diện tích tính toán là tổng diện tích bề mặt của các bộ phận của kết cấu cần phủ sơn (VD sơn hàng rào sắt, vì kèo sắt dùng nhóm mã hiệu AK.83420). Lưu ý đó là tổng diện tích bề mặt của các bộ phận của kết cấu chứ không phải là tổng diện tích các lớp sơn. Sơn kết cấu thép cần phải có lớp sơn chống rỉ (sơn dầu tối thiểu 2 nước). Lưu ý hao phí vật liệu của lớp sơn đầu và các lớp sơn sau không bằng nhau nên không thể tính sơn 4 nước bằng 2 lần sơn 2 nước (xem mục VI.3 trang 56 Định mức vật tư). Trường hợp vừa có sơn chống rỉ bên trong (ví dụ 2 nước), vừa có sơn dầu bên ngoài (ví dụ 3 nước) thì vận dụng mã hiệu sơn 2 nước AK.83421 cho trường hợp sơn 5 nước, có điều chỉnh tên sơn tổng hợp lần lượt thành sơn chống rỉ và sơn dầu, trong đó nước sơn đầu tiên là sơn chống rỉ được dùng 100% định mức sơn nước đầu, 4 nước sơn còn lại chỉ được dùng 60% so với định mức sơn nước đầu. Sơn kết cấu gỗ không dùng sơn lót chống rỉ. 13.15. Công tác làm trần Làm trần bằng tấm thạch cao có khung xương cần phân biệt loại khung xương chìm (AK.66xxx) và khung xương nổi (cũng lấy AK.66xxx nhưng bỏ băng keo lưới, giảm NC liên kết tấm trần vào khung). Loại khung xương chìm gồm loại trần phẳng và trần có giật cấp. 13.16. Công tác làm mái Đơn vị tính là 100m2 chứ không phải 1m2. Lợp mái ngói: loại mái ngói thông dụng hiện nay là loại ngói máy 22v/m2 (AK.11100). Lợp mái, che tường bằng tôn kim loại dạng sóng (tráng kẽm, mạ màu,…): trong định mức gọi là tôn múi (AK.122xx), lưu ý chiều dài tôn gồm 2 loại: loại ≤ 2m và loại có chiều dài bất kỳ. Trường hợp tôn uốn cong thì nếu uốn tại công trường: tăng chi phí nhân công, nếu uốn tại nơi SX: tăng chi phí vật liệu. 13.17. Công tác cửa Gia công cửa: cửa gỗ (không có mã hiệu), cửa sắt (dùng nhóm mã hiệu AI.11500, AI.11600, AI.11700, AI.52251). Những loại cửa không có mã hiệu cho công tác gia công thì Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 39 xây dựng mã hiệu mới hoặc đơn giản hơn xem như đó là các vật tư (đưa vào phần phân tích vật tư của công tác lắp dựng cửa). Lắp dựng cửa: • Trường hợp cửa gỗ có khung bao: gồm lắp khung bao (mã hiệu là AH.31111 cho khung bao cửa đơn và AH.31211 cho khung bao cửa kép) và lắp cánh cửa vào khung bao (mã hiệu là AH.32111). Lưu ý khung bao và cửa ở các mã hiệu này là bằng gỗ, nếu bằng kim loại thì vận dụng tương tự. • Trường hợp cửa gỗ không có khung bao (khung bao bằng gạch, tô trát tạo gờ, bản lề chôn tường) dùng mã hiệu AH.32211. • Lưu ý phải bổ sung cánh cửa và khung bao (nếu có) vào phần phân tích vật tư; kể cả ổ khóa, bản lề, cùi chỏ, cục chặn cửa, ... nếu như muốn xem chúng như những vật tư riêng (áp giá riêng cho từng món). • Đơn vị tính của khung bao là md, đơn vị tính của cửa là m2. • Lắp dựng cửa sắt, cửa khung sắt, khung nhôm: dùng nhóm mã hiệu AI.63100, AI.65451. Công tác làm mộc trang trí (vách ngăn, lambris, mặt sàn, tay vịn,… bằng gỗ): dùng nhóm mã hiệu AK.70000. 13.18. Công tác lan can Gia công (chế tạo) lan can sắt: dùng mã hiệu AI.11421 , đơn vị tính: tấn. Lắp dựng lan can sắt: dùng mã hiệu AI.63211 , đơn vị tính: m2. Sản xuất và lắp dựng lan can gỗ cho cầu thang có thể vận dụng mã hiệu AH.21211 (lan can gỗ của cầu giao thông), đơn vị tính: m3. Lưu ý tay vịn gỗ của lan can: gia công và lắp dựng dùng nhóm mã hiệu AK.722xx. 13.19. Công tác chống thấm Công tác quét flinkote chống thấm mái, sê nô, ô văng, sàn vệ sinh : dùng mã hiệu AK.92111. Số lớp qui định trong định mức là 3 lớp. Công tác quét bitum, dán giấy dầu : dùng nhóm mã hiệu AK.94000. 13.20. Công tác lắp đặt điện Công tác kéo rải dây điện phụ thuộc tiết diện dây dẫn (mã hiệu BA.16xxx), trường hợp tiết diện dây theo thiết kế không trùng với các tiết diện trong định mức thì nội suy. Khi lắp điều hoà 2 cục đã kể đến công khoan lỗ luồn ống qua tường. Khi lắp điều hoà 1 cục chưa kể đến công đục lỗ trên tường. Trường hợp ống luồn dây điện đặt chìm đã kể cả công đục rãnh, chèn trát hoàn chỉnh. Lắp đặt ngắt điện tự động (CB - Circuit Breaker) có thể vận dụng mã hiệu của Automat (BA.19200, BA.19300). Lắp tủ điện vào tường có thể vận dụng mã hiệu công tác lắp bảng gỗ vào tường BA.17xxx. Công tác gia công kim thu sét chỉ dùng cho loại kim cổ điển (loại thụ động). 13.21. Công tác lắp đặt nước Định mức dự toán cho công tác lắp đặt hệ thống các loại đường ống và phụ tùng ống dùng cho mạng ngoài công trình. Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 40 Đường kính ống và phụ tùng trong định mức này là đường kính trong. Một số cấp đường kính trong và đường kính ngoài tương ứng theo qui ước (mm): 15x21 - 20x27 – 25x34 – 32x42 – 40x49 – 50x60 – 60x76 – 76x90 – 100x114 – 125x140 - 150x168 – 200x220 – 250x280 Định mức tính cho độ cao ≤ 1,5m và độ sâu ≤ 1,2m so với mặt đất. Trường hợp lắp đặt cao hơn 1,5m hoặc sâu hơn 1,2m thì nhân thêm hệ số (bảng 1 và bảng 2 trong tập định mức) cho nhân công và máy thi công. Nếu lắp đặt các loại ống và phụ tùng ống trong công trình (trong nhà), thì được áp dụng định mức lắp đặt ống và phụ tùng ống của hệ thống ngoài công trình có cùng điều kiện và biện pháp thi công, ngoài ra định mức nhân công còn được điều chỉnh theo hệ số sau: + Độ cao từ tầng thứ 2 đến tầng thứ 5: - Đối với lắp đặt ống bê tông, ống gang miệng bát, ống nhựa, ống thép các loại... định mức nhân công được nhân với hệ số 1,1. - Riêng đối với lắp đặt ống gang nối bằng phương pháp mặt bích thì định mức nhân công nhân với hệ số 0,6. + Độ cao từ tầng thứ 6 trở lên: cứ mỗi tầng được điều chỉnh hệ số bằng 1,05 so với định mức nhân công của tầng liền kề. Khi lắp đặt đường ống có nhiều phụ tùng hay nhiều đoạn cong uốn khúc (10 phụ tùng/100m) thì định mức nhân công lắp đặt ống được nhân với hệ số bằng 1,25. Công tác đào đắp mương, lấp mương, … áp dụng theo định mức dự toán xây dựng (các mã hiệu AB.116xx, AB.1312x, AB.13412 nếu đào đắp bằng thủ công). Công tác tháo dỡ ống: định mức nhân công và máy thi công được nhân với hệ số bằng 0,6 định mức lắp đặt tương ứng. Nếu chiều dài của ống khác với chiều dài qui định trong tập định mức thì định mức vật liệu phụ, nhân công và máy thi công được nhân các hệ số (bảng 5 cho vật liệu phụ, bảng 6 cho NC và MTC). Lắp đặt ống nhựa cần lưu ý chủng loại ống và phương pháp nối: ƒ Ống nhựa miệng bát nối bằng phương pháp dán keo ƒ Ống nhựa PVC miệng bát nối bằng phương pháp nối gioăng ƒ Ống nhựa nối bằng phương pháp hàn (ống PPR) ƒ Ống nhựa nối bằng phương pháp măng sông ƒ Ống nhựa gân xoắn HDPE 1 lớp có đầu nối gai ƒ Ống nhựa gân xoắn HDPE 2 lớp nối màng keo ƒ Ống nhựa nhôm nối bằng phương pháp măng sông Lắp đặt phụ tùng đường ống: ƒ Nếu lắp vòi, bịt đầu ống thì hao phí VLP, NC và MTC được tính bằng hệ số 0,5 lần hao phí VLP nhân công, máy thi công của định mức lắp đặt cút có đường kính tương ứng. ƒ Nếu lắp tê thì hao phí VLP, NC và MTC được tính bằng hệ số 1,5 lần hao phí VLP, nhân công, máy thi công của định mức lắp đặt cút có đường kính tương ứng. ƒ Nếu lắp chữ thập thì hao phí VLP, NC và MTC được tính bằng hệ số 2 lần hao phí VLP, nhân công, máy thi công của định mức lắp đặt cút có đường kính tương ứng. ƒ Khi lắp đặt các loại phụ tùng có đường kính khác với kích thước quy định trong bảng định mức này thì lấy định mức VLP dùng để lắp đặt, NC và MTC của phụ tùng cần lắp có đường kính tương ứng để tính nội suy. Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 41 13.22. Hệ khung dàn, sàn đạo bằng thép Gồm 3 công tác có định mức riêng: sản xuất, lắp dựng, tháo dỡ. - Công tác sản xuất hệ khung dàn, sàn đạo bằng thép phục vụ thi công: mã hiệu AI.119xx có điều chỉnh như sau : hao phí vật liệu chính (thép hình, thép tấm, thép tròn) được phân bổ vào công trình tương ứng với thời gian sử dụng trong một tháng bằng 2%. Hao hụt vật liệu chính (thép hình, thép tấm, thép tròn) cho một lần lắp dựng và một lần tháo dỡ bằng 7%. VD để phục vụ thi công công trình cần SX hệ sàn đạo có khối lượng 15T, số lần lắp dựng và tháo dỡ là 4 lần (4 lần lắp và 4 lần tháo), tổng thời gian sử dụng sàn đạo là 3 tháng thì áp dụng mã hiệu AI.11912, trong đó khối lượng các vật liệu chính (thép hình, thép tấm, thép tròn) trong định mức được nhân với KVL = 2% x 3 tháng + 7% x 4 lần = 6% + 28% = 34% = 0,34. - Công tác lắp dựng hệ khung dàn, sàn đạo bằng thép phục vụ thi công : mã hiệu AI.633xx; khối lượng cho mỗi lần lắp dựng bằng với khối lượng của hệ đã sản xuất (theo ví dụ là 15T). - Công tác tháo dỡ hệ khung dàn, sàn đạo bằng thép phục vụ thi công : mã hiệu AI.633xx có điều chỉnh như sau : KVL = KNC = KMTC = 0,60 so với định mức lắp dựng; khối lượng cho mỗi lần tháo dỡ bằng với khối lượng của hệ đã sản xuất (theo ví dụ là 15T). Trường hợp thi công các công trình cầu, cảng,… dùng hệ sàn đạo dưới nước có sử dụng các cọc thép thì bổ sung thêm công tác đóng cọc thép, nhổ cọc thép; khối lượng cọc thép này không được tính vào khối lượng thép của các công tác SX, lắp dựng và tháo dỡ hệ sàn đạo. 13.23. Dàn giáo phục vụ thi công - Công tác dàn giáo phục vụ thi công bao gồm việc lắp dựng dàn giáo và tháo dỡ nó khi hoàn thành công việc. Xem nhóm mã hiệu AL.60000. - Công tác dàn giáo phục vụ thi công được định mức cho dàn giáo ở ngoài và ở trong công trình. - Chiều cao dàn giáo trong định mức là chiều cao tính từ cốt mặt nền, sàn hiện tại của công trình (chứ không phải tính từ cốt 0,00) đến cao độ lớn nhất bảo đảm đủ điều kiện thuận lợi cho việc thi công kết cấu. - Dàn giáo ngoài tính theo diện tích hình chiếu đứng của mặt ngoài kết cấu. Dàn giáo ngoài phụ thuộc chiều cao công trình (tính từ mặt nền sân đến điểm cao nhất của kết cấu). Lưu ý nếu chiều cao là 12m thì áp dụng mã hiệu AL.61110 (cao ≤ 16m); nếu chiều cao là 30m thì áp dụng mã hiệu AL.61120 (cao ≤ 50m); nếu chiều cao là 60m thì áp dụng mã hiệu AL.61130 (cao > 50m). - Dàn giáo trong tính theo diện tích hình chiếu bằng và chỉ được sử dụng khi thực hiện các công tác có chiều cao >3,6m. Chiều cao dàn giáo tính từ mặt nền sàn trong nhà đến chiều cao 3,6m làm lớp chuẩn gốc (mã hiệu AL.61210). Sau đó cứ mỗi khoảng tăng chiều cao 1,2m tính thêm một lớp (mã hiệu AL.61220), trường hợp khoảng tăng cuối cùng chưa đủ 0,6m thì không tính. - Diện tích dàn giáo hoàn thiện trụ, cột độc lập tính bằng chiều dài chu vi mặt cắt cột, trụ cộng với 3,6m nhân với chiều cao cột. VD cột có chiều cao H, tiết diện chữ nhật AxB thì diện tích dàn giáo hoàn thiện cột là [2(A+B) + 3,6]H. - Thời gian sử dụng dàn giáo trong định mức bình quân trong khoảng thời gian ≤ 1 tháng, cứ kéo dài thời gian sử dụng thêm 1 tháng thì tính thêm 1 lần hao phí vật liệu, không tăng thêm hao phí nhân công và máy thi công. - Định mức các hao phí cho công tác bảo vệ an toàn (như lưới võng an toàn ...) và che chắn bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công (nếu có) được tính riêng. Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 42 Lưu ý: mỗi cấu kiện hoặc bộ phận công trình chỉ thực hiện công tác dàn giáo 1 lần, VD đối với cấu kiện tường công tác dàn giáo chỉ tính 1 lần nhưng phục vụ cho tất cả các công việc liên quan đến cấu kiện đó (như trát, bả mastic, sơn nước,…). 13.24. Công tác bốc xếp và vận chuyển lên cao Hướng dẫn áp dụng: Định mức vận chuyển vật liệu lên cao áp dụng đối với các nhóm chiều cao công trình >4m và chỉ những loại công việc đã được định mức mà không quy định độ cao, như công tác trát, đổ BT dầm, sàn, cầu thang (nhưng công tác đổ BT tường, cột thì có quy định độ cao!), bả mastic, sơn nước,…. Bốc xếp, vận chuyển lên cao được tính (cho tất cả các loại vật liệu thuộc các công tác này) bằng cách cộng định mức bốc xếp bằng thủ công và vận chuyển lên cao bằng thang máy. Thành phần công việc: Chuẩn bị, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu từ dưới mặt đất lên các tầng sàn bằng vận thăng lồng lên mọi độ cao. Xem nhóm mã hiệu AL.70000, lưu ý đơn giá vận chuyển lên cao này không phụ thuộc vào độ cao cần vận chuyển (nghĩa là chi phí vận chuyển sẽ giống nhau đối với từng loại VL). Công tác này đưa vào phần cuối của bảng tiên lượng sau khi đã tổng hợp VL của các công việc cần vận chuyển lên cao. Như vậy trong quá trình tính khối lượng cần đánh dấu các công việc có yêu cầu vận chuyển VL lên cao để dễ dàng thống kê khối lượng VL sẽ vận chuyển lên cao. Cách xác định khối lượng VL sẽ vận chuyển lên cao: lập dự toán mới từ dự toán đang làm, trong đó: • Loại bỏ các công việc thi công ở phần ngầm và tầng trệt (các VL sẽ không vận chuyển lên cao). • Các công việc thi công ở độ cao >4m (từ tầng 2 trở lên): chỉ giữ lại các công việc không quy định độ cao, loại bỏ các công việc có quy định độ cao (vì định mức các công việc này đã bao gồm việc vận chuyển VL lên cao). => Khối lượng VL cần vận chuyển lên cao lấy từ Bảng tổng hợp vật tư. 14. LƯU Ý KHI LẬP DỰ TOÁN BẰNG THỦ CÔNG Trường hợp cần nội suy tuyến tính các định mức chi phí (chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật; chi phí thiết kế XDCT; chi phí quản lý dự án; lệ phí thẩm định,…) thì áp dụng theo công thức: Nb - Na Nt = Nb - ------------ (Ct - Cb) Ca - Cb Trong đó: - Nt : Định mức chi phí cần tính; - Ct : Chi phí XD / chi phí thiết bị (hoặc tổng mức đầu tư) cần tính định mức chi phí ; - Ca : Giá trị cận trên của chi phí xây dựng / chi phí thiết bị (hoặc tổng mức đầu tư); - Cb : Giá trị cận dưới của chi phí xây dựng / chi phí thiết bị (hoặc tổng mức đầu tư); - Na : Định mức chi phí tương ứng với Ca; - Nb : Định mức chi phí tương ứng với Cb. Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 43 Lưu ý: công thức trên xuất phát thì điều kiện thẳng hàng của 3 điểm: A(xA, yA), B(xB, yB), C(xC, yC): CB CB BA BA yy xx yy xx − −=− − Khi biết 5 trong số 6 giá trị trên thì sẽ tính được giá trị thứ 6. 15. TRÌNH TỰ CHUNG KHI LẬP DỰ TOÁN BẰNG PHẦN MỀM Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế của công trình (gồm bản vẽ, thuyết minh kỹ thuật) - Nghiên cứu thuyết minh kỹ thuật để xác định biện pháp thi công (nếu được chỉ định cụ thể), các thông số kỹ thuật của vật tư, thiết bị dùng cho công trình. - Nghiên cứu bản vẽ để hiểu được chi tiết cấu tạo của công trình, làm cơ sở cho việc tính toán khối lượng và liệt kê các công việc theo qui định của nhà nước (theo tập định mức hoặc tập đơn giá). Bước 2: Nhập các thông tin ban đầu của công trình: - Tên công trình - Tên hạng mục - Địa điểm - Chủ đầu tư - Đơn vị thiết kế (lập dự toán) Bước 3: Chọn phương pháp lập dự toán: - PP1: dùng bộ đơn giá dự toán của các địa phương công bố: chọn bộ đơn giá tại địa phương xây dựng công trình, xác định các hệ số KNC, KMTC. - PP2: áp giá trực tiếp: để chương trình tự tính giá VL, NC, MTC theo giá thực tế trên cơ sở định mức kỹ thuật của Nhà nước. Bước 4: Nhập các tùy chọn để mặc định cho phần mềm: - Tính cho XM PC30 hay PC40. - Phân tích vật liệu cấp phối ra chi tiết (XM, cát, đá,…) hay tính theo thể tích vữa. - Loại và cấp công trình. - Điều kiện thiết kế: 3 bước, 2 bước hay 1 bước. - Vật liệu khác, máy thi công khác tính theo vật liệu chính, máy thi công chính hay tính thành tiền. - Độ dài dự kiến thực hiện dự án (tính theo tháng) và phân bổ vốn đầu tư theo thời gian. - V.v... Bước 5: Liệt kê các công việc Bước 6: Chọn mã hiệu cho các công việc đã liệt kê (những công việc không tìm thấy mã hiệu thì vận dụng mã hiệu tương tự (có hoặc không có điều chỉnh VL/NC/MTC) hoặc lập định mức mới). - Nếu dùng PP1: Chọn mã hiệu trên cơ sở bộ đơn giá dự toán. - Nếu dùng PP2: Chọn mã hiệu trên cơ sở bộ định mức dự toán. Bước 7: Tính toán khối lượng cho từng công việc đã liệt kê Bước 8: Nhập mã hiệu và khối lượng của từng công việc vào bảng tính chi phí trực tiếp, điều chỉnh tên công việc (ứng với mã hiệu đã nhập) cho phù hợp với công trình, nhập các diễn giải chi tiết. Sau khi nhập xong các dữ liệu vào bảng tính chi phí trực tiếp thì ta đã có được: Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 44 - Bảng phân tích vật tư (nhân công, máy thi công); - Bảng tổng hợp vật tư. Trường hợp một công việc cần điều chỉnh đơn giá vật tư, nhân công, máy thi công bằng các hệ số thì cần lưu ý: - Không nên điều chỉnh trực tiếp trong bảng tính chi phí trực tiếp (việc điều chỉnh trực tiếp đơn giá vật tư sẽ không có ý nghĩa gì và việc điều chỉnh trực tiếp đơn giá NC, MTC không làm thay đổi đồng bộ định mức nhân công, máy thi công) mà điều chỉnh khối lượng định mức vật tư, NC, MTC trong bảng phân tích định mức của công việc đó. Bước 9: Nhập đơn giá thực tế của các vật tư (từ Thông báo giá của Nhà nước hoặc các báo giá trên thị trường). Từ đó ta có được bảng giá trị vật tư thực tế của công trình. Bước 10: Chương trình sẽ xác định các loại chi phí trong chi phí xây dựng: - Thuế VAT - Chi phí chung - Lợi nhuận định mức - Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công Bước 11: Nhập các khoản mục của chi phí thiết bị (mua sắm, lắp đặt, chuyển giao) vào bảng tổng hợp chi phí thiết bị. Chương trình sẽ tính được chi phí thiết bị của công trình. Bước 12: Phối hợp với chương trình để xác định các khoản mục chi phí còn lại trong dự toán: - Chi phí quản lý dự án - Các chi phí tư vấn đầu tư - Các chi phí khác - Chi phí dự phòng Cuối cùng chương trình tính tổng các chi phí trên => giá trị dự toán của công trình. Lưu ý: Trường hợp thiết kế 1 bước thì giá trị dự toán công trình phải được xác định theo phương pháp đúng dần (tính lặp) – xem ví dụ minh họa trên lớp. 16. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM LẬP DỰ TOÁN 1. Phần mềm Dự toán Deluxe DTD của tác giả Lương Văn Cảnh, chi tiết xem ở website www.dutoan.vn 2. Phần mềm của Cty Hài Hòa 3. Phần mềm của Viện Kinh tế (ACITT), chi tiết xem ở website www.acitt.com 4. Phần mềm Hitosoft của tác giả Lê Ngọc Hiền, Sở XD Kiên Giang, chi tiết xem ở website www.dutoanxd.com 5. Phần mềm dtPro của tác giả Nguyễn Chiến Thắng, GĐ Cty TNHH Tư vấn Xây dựng Dự toán, chi tiết xem ở website www.dutoan.com 6. Phần mềm GXD của Cty Giá xây dựng, chi tiết xem ở website 7. Một số phần mềm giới thiệu trong đĩa CD (BidSoft, Escon, G8, v.v…) Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 45 17. MỘT SỐ TIÊU CHÍ KHI CHỌN MUA PHẦN MỀM DỰ TOÁN 1. Giá thành có phù hợp với mục đích sử dụng của bạn không? 2. Độ tin cậy của dữ liệu có cao không? (các dữ liệu đầu vào: định mức, đơn giá, các hệ số,… và các dữ liệu đầu ra: các chi phí trực tiếp, tổng hợp vật tư, phân tích vật tư, tổng hợp kinh phí,… có bị lỗi hoặc sai sót nhiều không). 3. Có thể dùng để lập quyết toán hoặc thẩm tra dự toán được không? 4. Có thể lập dự toán được cho nhiều lĩnh vực chuyên môn (XD dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây lắp điện, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, các loại công tác khảo sát, thí nghiệm, kiểm định, quản lý dịch vụ đô thị, lắp đặt thiết bị công nghệ, các công trình ở hải đảo,…) hay không? (tính “đa năng” của chương trình). 5. Có thể giúp xây dựng mã hiệu mới và đơn giá mới cho các công tác chưa có trong các bộ định mức đã công bố hay không?Tiêu chí này thường được các “chuyên gia dự toán” quan tâm. 6. Có tính năng lập hoặc chuyển sang dự toán đấu thầu không? (tiêu chí này rất hữu ích cho các đơn vị thi công). 7. Dùng được cho bao nhiêu địa phương? (các địa phương khác nhau ở bộ đơn giá dự toán và yêu cầu trình bày: có tính bù giá hay không tính bù giá vật liệu). 8. Có cho phép sử dụng phương pháp “áp giá trực tiếp” để lập dự toán mà không cần dùng đến bất cứ bộ đơn giá dự toán của địa phương nào hay không? 9. Có nhiều lựa chọn (option) khi lập dự toán không? (như lựa chọn mác XM: PC30 hay PC40; lựa chọn hình thức phân tích vật liệu cấp phối: ra vữa hay ra xi măng, cát, đá; lựa chọn độ sụt của vữa BT: 2-4cm hay 6-8cm hay 14-17cm;...). 10. Có tính được chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá không? 11. Có hỗ trợ cho việc xác định khối lượng các vật tư để tính bốc xếp và vận chuyển lên cao hay không? 12. Có cho phép xuất dữ liệu sang phần mềm MS-Excel hay không? Điều này là hết sức cần thiết khi đơn vị thẩm tra, kiểm toán không sử dụng cùng một phần mềm tính dự toán với đơn vị thiết kế. 13. Có cho phép chỉnh sửa kho dữ liệu đầu vào và đầu ra hay không? (khi dữ liệu đầu vào bị sai, bị nhầm hay khi dữ liệu đầu ra bị sai hoặc khi nhà nước thay đổi một vài qui định, một vài thông số về các loại chi phí của dự toán,...). 14. Chế độ hậu mãi (bảo hành, bảo trì, nâng cấp) có rõ ràng và tốt hay không? 15. Có dùng được cho hệ điều hành mà bạn đang sử dụng không? Chương trình chạy có ổn định không? Đòi hỏi cấu hình phần cứng có cao quá không? 16. Chương trình cài đặt có đơn giản không? Sử dụng có dễ dàng không? (Người sử dụng phải có trình độ hoặc chuyên môn cao mới dùng được? Giao diện có thân thiện không? Chỉnh sửa (xóa / chèn / cắt / dán) có dễ dàng và tương tự với các phần mềm phổ biến khác không? Có cho phép thực hiện lùi lại các bước trước (undo) không? Có cho phép tra cứu các qui định cũng như các ghi chú trong bộ định mức hay không?…) 17. Kích thước file dữ liệu là lớn hay nhỏ? Việc thực hiện tính toán, chuyển đổi dữ liệu là nhanh hay chậm? Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 46 18. TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ HOẶC KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CÁC ĐỊNH MỨC Đà CÔNG BỐ 18.1. Nguyên tắc xác định Theo nguyên tắc những công việc không có trong các định mức đã công bố (hoặc có nhưng các yêu cầu kỹ thuật khác với các định mức đã lập) phải được đơn vị có trách nhiệm (Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Thi công,…) lập định mức dự toán và đơn giá dự toán cho các công việc này kèm theo các giải trình cần thiết, sau đó trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt để áp dụng riêng cho công trình hoặc cho cả các công trình khác. Chi tiết về vấn đề lập và vận dụng định mức xây dựng xem ở Phụ lục 5 của Thông tư 04/2010 - Phương pháp lập định mức XDCT: ƒ Để lập định mức xây dựng mới cho công trình: xem phần 1 (trang 58). ƒ Để điều chỉnh các thành phần hao phí khi vận dụng các định mức xây dựng đã công bố: xem phần 2 (trang 63). Chi tiết về vấn đề lập đơn giá dự toán (theo TT 04/2010 gọi là Giá XDCT) xem ở Phụ lục 6 của Thông tư 04/2010 - Phương pháp lập giá XDCT: ƒ Để lập đơn giá XDCT: xem phần 1 (trang 65). ƒ Để lập giá XD tổng hợp: xem phần 2 (trang 72). Trong thực tế, có khá nhiều công việc thuộc loại này, nhất là những công việc thuộc các chuyên ngành hẹp. Tuy nhiên một số công việc có giá thành không lớn, nếu áp dụng đúng nguyên tắc thì thời gian chờ đợi các thủ tục (trình, duyệt, điều chỉnh,…) sẽ rất lâu, không thực tế. Trong trường hợp này đơn vị lập dự toán thường làm như sau: Đối với các công việc không tìm thấy công việc tương tự trong các bộ định mức: tạm tính (đa số lấy mã hiệu công việc là TT1, TT2,… , ký hiệu TT thể hiện cho chữ “tạm tính”), rồi gán các đơn giá VL, NC, MTC của công việc theo ước lượng của mình. Cần lưu ý rằng việc tạm tính theo kiểu này là không đúng nguyên tắc, chỉ dùng cho những công việc có giá thành nhỏ, còn có được các đơn vị thẩm tra, thẩm định “cho qua” hay không phụ thuộc vào quan điểm của từng đơn vị. Đối với các công việc tìm thấy công việc tương tự trong các bộ định mức: dựa vào định mức đã qui định để điều chỉnh VL hoặc NC hoặc MTC cho phù hợp (đa số vẫn giữ mã hiệu công việc nhưng thêm ký hiệu VD ở cuối mã hiệu, ký hiệu VD thể hiện cho chữ “vận dụng” và thêm dòng ghi chú ở đầu hoặc cuối bảng tính các chi phí trực tiếp cho ký hiệu này), từ đó tính lại các đơn giá VL, NC hoặc MTC của công việc theo cùng phương pháp đã dùng để lập dự toán cho các công tác khác (chẳng hạn PP sử dụng bộ đơn giá của địa phương hay PP « áp giá trực tiếp ») để dự toán được đồng bộ. Đối với các công việc tuy có mã hiệu nhưng các yêu cầu kỹ thuật khác với định mức trong các bộ định mức đã công bố thì dựa vào định mức đã công bố để điều chỉnh các thông số VL, NC, MTC cho phù hợp (đa số vẫn giữ mã hiệu công việc nhưng thêm ký hiệu ở cuối mã hiệu, chẳng hạn ký hiệu ĐC,*, #,… và thêm dòng ghi chú ở đầu hoặc cuối bảng tính các chi phí trực tiếp cho ký hiệu này), từ đó tính lại các đơn giá VL, NC hoặc MTC của công việc theo cùng phương pháp đã dùng để lập dự toán cho các công tác khác (chẳng hạn PP sử dụng bộ đơn giá của địa phương hay PP « áp giá trực tiếp ») để dự toán được đồng bộ. 18.2. Trình tự xây dựng mã hiệu mới cho công tác bằng phần mềm Hitosoft 2010 18.2.a: Sử dụng cách xây dựng từ mã hiệu tạm tính: Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 47 Bước 1: Nhập ký tự ‘TT’ vào cột Mã hiệu của Bảng khối lượng, ấn Enter. Ở cột Mã hiệu thứ hai (bên phải) máy tự điền ‘TT’, bạn có thể đặt lại tên mã hiệu theo ý mình, ví dụ ‘MHM.01’. Bước 2: Điều chỉnh tên công việc (thay cho phần text có sẵn trong cột Tên công việc), nhập đơn vị tính cho công việc vào cột Đơn vị, nhập khối lượng công việc vào cột Khối lượng tổng số. Chuyển sang Bảng phân tích. Bước 3: Bấm chọn vào ô tên công việc ứng với dòng mã hiệu tạm tính (ở ví dụ này là MHM.01). Bấm biểu tượng chèn thêm dòng (hình dấu +) trên thanh Toolbar => xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập VL (gồm VLXD và VL cấp phối), NC (nhóm 1, 2, 3) và MTC. Đầu tiên chương trình mặc định chọn VLXD (tùy yêu cầu, bạn có thể chọn các ô mà mình muốn nhập). Nếu ở ô muốn nhập đã có sẵn tên trong danh sách thì cuộn bảng danh sách để tìm và chọn (xong bấm phím Bổ sung loại có trong danh sách). Nếu thứ cần nhập không có trong danh sách thì bấm phím Bổ sung loại ngoài danh sách => điều chỉnh lại phần text có sẵn trong cột Tên loại VL, NC, MTC ở Bảng phân tích. Nhập đơn vị tính, giá trị định mức chính, phụ trong các ô tương ứng. Sau đó bấm chọn lại vào ô tương ứng với cột Tên loại VL, NC, MTC để biểu tượng chèn thêm dòng (hình dấu +) trên thanh Toolbar nổi đậm lên. Tiếp tục nhập các thứ khác bằng cách trở lại từ đầu bước 3. Trong quá trình nhập VL, NC, MTC chương trình sẽ tự tính toán các đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp của VL, NC, MTC và của cả công việc (=VL + NC + MTC). Lưu ý nếu đã chọn “Sử dụng đơn giá XDCB do các địa phương công bố” thì phải cập nhật các đơn giá VL, NC, MTC bằng cách vào vào menu Dữ liệu, chọn Tính lại đơn giá của công tác xây lắp hiện hữu. Trường hợp chọn “Sử dụng đơn giá do chương trình tính toán theo dữ liệu đã nhập” thì chương trình tự tự động cập nhật các đơn giá VL, NC, MTC vào Bảng khối lượng. Bước 4: Chuyển sang Bảng tổng hợp vật tư để nhập đơn giá thực tế của tất cả các vật tư (trong đó có cả những vật tư tương ứng với mã hiệu tạm tính). Khi đơn giá vật tư thay đổi thì các dữ liệu tính được trong Bảng phân tích và Bảng khối lượng sẽ thay đổi tương ứng (lưu ý nếu đã chọn “Sử dụng đơn giá XDCB do các địa phương công bố” thì các kết quả đơn giá VL, NC, MTC của công tác chưa được cập nhật ngay mà phải vào menu Dữ liệu, chọn Tính lại đơn giá của công tác xây lắp hiện hữu. 18.2.b: Sử dụng lệnh “Bổ sung, sửa đổi định mức đơn giá” trong menu Tập tin: Bước 1: Mở menu Tập tin, chọn lệnh “Bổ sung, sửa đổi định mức đơn giá”. Bước 2: Ở cửa sổ lớn chọn bộ định mức mà mình muốn bổ sung hoặc sửa đổi. Bước 3: Ở cửa sổ nhỏ bên dưới sẽ hiện lên Bảng chi tiết định mức dự toán XDCT, trong đó đã mặc định lấy mã hiệu bắt đầu của bộ định mức vừa chọn. Bước 4: Ở cửa sổ lớn cuộn dòng để tìm mã hiệu mà mình muốn bổ sung hoặc sửa đổi => ở cửa sổ nhỏ bên dưới sẽ hiện lên mã hiệu vừa chọn. Bước5: Trong Bảng chi tiết định mức ta có thể thay đổi các thông số trong các ô màu xanh theo ý muốn, kể cả ký hiệu của mã hiệu (các ô khác sẽ tự động thay đổi theo). Nếu muốn thay đổi loại VL, NC, MTC bằng loại khác (nhưng phải có trong bộ định mức) thì dùng biểu tượng mũi tên chỉ xuống. Nếu muốn bổ sung hoặc xóa bớt VL, NC, MTC thì dùng biểu tượng dấu + hoặc dấu – (màu đỏ). Lưu ý: chương trình cho phép bổ sung VL mới, MTC mới vào dữ liệu gốc (dùng các biểu tượng ở góc trên bên phải của màn hình lớn) Biên soan: ThS. Lâm Văn Phong - Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường ĐH Bách Khoa TpHCM Email: lamvanphong@yahoo.com Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ dự toán công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010 của BXD Trang 48 Bước 6: Cập nhật những điều chỉnh thành định mức mới => Chọn biểu tượng mũi tên chỉ lên sang phải => mã hiệu mới sẽ được lưu trong sheet 15 với tên “Đ.mức bổ sung”. Nếu muốn cập nhật những điều chỉnh vào dữ liệu gốc => Chọn biểu tượng mũi tên chỉ lên sang trái. Nhận xét: Cách thứ hai (sử dụng lệnh “Bổ sung, sửa đổi định mức đơn giá” trong menu Tập tin) cho phép lưu được mã hiệu vừa xây dựng vào chương trình để dùng cho những lần sau hoặc cho hồ sơ dự toán mới. 18.3. Nguyên tắc thiết lập công tác vận dụng mã hiệu hiện có bằng phần mềm Hitosoft 2010 Bước 1: Ở Bảng khối lượng: chọn mã hiệu công tác mà mình muốn vận dụng, ấn Enter. Ở cột Mã hiệu thứ hai (bên phải) máy tự lặp lại tên mã hiệu, sau đó bạn điền thêm VD (hoặc ký tự nào đó mà bạn muốn) vào sau tên mã hiệu ban đầu. Bước 2: Chuyển sang Bảng phân tích để chèn thêm hoặc bỏ bớt các loại VL, NC, MTC hoặc điều chỉnh giá trị định mức của chúng. Làm tương tự như ở bước 3 và 4 của mục 19.2.a. 19. LẬP DỰ TOÁN CHI TIẾT CHO CÁC CÔNG TÁC TƯ VẤN Trường hợp các công tác tư vấn không có qui định định mức chi phí tỉ lệ hoặc không muốn dùng các định mức này thì có thể lập chi tiết theo mẫu sau (xem chi tiết các nội dung ở phần phụ lục Quyết định số 957/QĐ-BXD) trình cơ quan chức năng thẩm tra, phê duyệt: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TƯ VẤN STT Nội dung chi phí Ký hiệu Giá trị (đồng) 1 2 3 4 5 6 Chi phí chuyên gia (chưa bao gồm chi phí BHTNNN) Chi phí quản lý (đã bao gồm chi phí BHTNNN) Chi phí khác Thu nhập chịu thuế tính trước Thuế giá trị gia tăng Chi phí dự phòng (45%-55%) Ccg 6% x (Ccg+Cql+Ck) 10% x (Ccg+Cql+Ck+TN) 10% x (Ccg+Cql+Ck+TN+VAT) Ccg Cql Ck TN VAT Cdp Tổng cộng (1+2+3+4+5+6): Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp Ghi chú: - Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp xác định trên cơ sở thoả thuận giữa bên mua và bên bán bảo hiểm. - Mức thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) xác định theo quy định hiện hành. - CP dự phòng để dự trù kinh phí cho những công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn. Phần tính chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác có thể tham khảo trong Phụ lục của CV 1751/BXD-VP. Mọi thắc mắc hoặc góp ý xin liên hệ: GV: Lâm Văn Phong Blog: Email: lamvanphong@yahoo.com ĐT: 0903 734 332

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBài giảng dự toán trong xây dựng.pdf