Xác định phần bản vẽ cần in
Để xác định phần bản vẽ cần in ta vào trang Plot Settings. Trong trang này ta nhấp vào nút Window. Khi đó xuất hiện dóng nhắc:
+ Specify first corner: Xác định góc thứ nhất của phần bản vẽ cần in (xác định bằng cách kích chuột lên vị trí đó).
+ Specify first corner: Specify opposite corner: Xác định góc đối diện của phần bản vẽ cần in (xác định bằng cách kích chuột lên vị trí đó).
Khi đó hộp thoại Plot xuất hiện trở lại và ta thực hiện những công việc khác tiếp theo.
109 trang |
Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đồ họa kỹ thuật trên máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kích vào nút Text style trên thanh công cụ Text (hình 9.2).
- Command: ST ¿.
- Hình 9.1 - - Hình 9.2 –
Sau khi gọi lệnh Style, sẽ xuất hiện hộp thoại Text style (hình 9.3).
- Hình 9.3 -
* Tạo kiểu chữ trên hộp thoại Text style theo trình tự sau:
- Chọn nút New...sẽ xuất hiện hộp thoại New text style (hình 9.4). Trong ô soạn thảo Style Name ta nhập kiểu chữ mới (ví dụ TCVN15) và nhấn nút OK.
Hình 9.4
- Chọn Font chữ: ví dụ chọn font là Arial (hình 9.3).
- Chiều cao của chữ nhập vào ô Height: Các nút Upside down (dòng chữ đối xứng theo phương ngang), Backwards (dòng chữ đối xứng theo phương thẳng đứng), Width factor (hệ số chiều rộng chữ), Oblique angle (độ nghiêng của chữ).
- Ta xem kiểu chữ vừa tạo tại ô Preview: Có thể thay đổi tên và xoá kiểu chữ bằng các nút Rename và Delete.
- Sau khi tạo một kiểu chữ ta nhấn nút Apply để tạo kiểu chữ khác. Muốn kết thúc lệnh ta nhấn nút Close.
9.2. Viết chữ vào bản vẽ
9.2.1. Viết chữ dạng đơn dòng (lệnh Dtext)
Lệnh Dtext cho phép ta nhập chữ vào bản vẽ dưới dạng từng dòng một (đơn dòng).
Để gọi lệnh Dtext, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Draw, từ menu sổ xuống ta chọn Text/ Single line text (hình 9.5).
- Kích vào nút Single line text trên thanh công cụ Text (hình 9.6).
- Command: DT ¿
Hình 9.5 Hình 9.6Sau khi gọi lệnh Dtext, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Specify start point of text or [Justify/ Style]: Chọn điểm canh lề trái của bắt đầu dòng chữ;
+ Specify height : Nhập chiều cao dòng chữ;
+ Specify rotation angle of text : Nhập độ nghiêng của dòng chữ;
+ Enter text: Nhập dòng chữ cần viết lên bản vẽ kỹ thuật.
Sau khi nhập xong một dòng, nếu muốn nhập tiếp dòng khác thì nhấn nút Enter một lần và nhập tiếp. Còn nếu muốn kết thúc lệnh thì nhấn phím Enter hai lần.
9.2.2. Viết chữ dạng đa dòng (lệnh Mtext)
Lệnh Mtext cho phép ta nhập chữ vào bản vẽ với số dòng bất kỳ (văn bản). Để gọi lệnh Mtext, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Draw, từ menu sổ xuống ta chọn Text/ Multiline text (hình 9.7).
- Kích vào nút Multiline text trên thanh công cụ Text (hình 9.8).
- Command: T ¿ hoặc MT ¿
Hình 9.7 Hình 9.8
Sau khi gọi lệnh Mtext, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Specify first corner: Xác định điêm gốc thứ nhất của đoạn văn bản.
+ Specify oppsite corner or [Height/Justify/Line spacing/Rotation/Style/Width]: Xác định điểm gốc đối diện của đoạn văn bản hay chọn các lựa chọn cho văn bản. Sau đó xuất hiện hộp thoại Text Formatting (hình 9.9), trên hộp thoại này ta nhập văn bản như các phần mềm văn bản khác.
Hình 9.9
Sau khi nhập xong đoạn văn bản, để kết thúc lệnh ta nhấn nút OK, hay có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Enter và sau đó ấn ESC.
9.3. Hiệu chỉnh chữ (lệnh DDEDIT)
Lệnh Ddedit cho phép ta thay đổi nội dung dòng chữ và các định nghĩa thuộc tính (Attribute definitions).
Để gọi lệnh Ddedit, ta có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Kích vào nút Edit text trên thanh công cụ Text (hình 9.10).
- Nhấp đúp chuột (double click) chuột vào dòng chữ cần hiệu chỉnh.
- Command: ED ¿
Hình 9.10
Sau khi gọi lệnh Ddedit, sẽ xuất hiện hộp thoại Edit text với dòng chữ cần thay đổi nội dung trong hộp thoại đó (hình 9.11) (nếu đối tượng được tạo bởi Dtext).
Hình 9.11
Nếu đối tượng được tạo bởi Mtext, thì sau khi gọi lệnh Ddedit sẽ xuất hiện hộp thoại Text Formatting như hình 9.9. Sau khi thay đổi nội dung dòng chữ ta nhấn phím Enter để kết thúc lệnh (với đối tượng tạo bằng Dtext) và nhấn OK hay tổ hợp phím Ctrl + Enter (với đối tượng tạo bằng Mtext).
Bài 10: KÝ HIỆU VẬT LIỆU TRÊN MẶT CẮT
10.1. Định nghĩa mặt cắt
Mặt cắt (Hatch object) là một đối tượng của AutoCAD, do đó ta có thể thực hiện các lệnh hiệu chỉnh (như Erase, Move, Copy, Mirror...) với các đối tượng này. Để vẽ ký hiệu mặt cắt ta sử dụng lệnh Hatch hay lệnh Bhatch (hộp thoại Boundary), để hiệu chỉnh mặt cắt ta dùng lệnh Hatchedit.
10.2. Các bước vẽ một mặt cắt
Để vẽ một mặt cắt như trên hình 9.12, trình tự các bước như sau:
Hình 9.12
- Tạo hình bằng các lệnh: Line, Circle, Arc, Pline,....
- Từ Draw menu, chọn Hatch...., thực hiện lệnh Bhatch (hình 9.13) hoặc kích vào nút Hatch trên thanh công cụ Draw (hình 9.14).
Hình 9.13 Hình 9.14
- Trên hộp thoại Boundary Hatch and Fill: chọn trang Hatch (hình 9.15).
Hình 9.15
- Trên danh sách Type ta chọn Predefined.
- Trên danh sách Pattern, chọn tên mẫu từ danh sách, hoặc chọn nút [....] bên cạnh danh sách Pattern làm xuất hiện hộp thoại Hatch Pattern Pallete (hình 9.16).
Hình 9.16
- Chọn ANSI tab (hoặc Other Predefined).
- Chọn Pattern cần thiết: ví dụ chọn ANSI31 và nhấn OK hay Enter.
- Trên hộp thoại Boundary Hatch and Fill: định tỷ lệ tại ô soạn thảo Scale, góc quay Angle bằng danh sách kéo xuống hoặc nhập trực tiếp vào ô soạn thảo. Scale chọn là 1 nếu bản vẽ mặc định theo hệ Mét, nếu mẫu có tên bắt đầu là AR- thì ta nhập giá trị từ 0,04 đến 0,08.
- Trên hộp thoại Boundary Hatch and Fill: chọn Pick point.
- Chỉ định một điểm nằm trong vùng cắt.
- Nếu muốn xem trước mặt cắt thì chọn nút preview hoặc sau khi chọn một điểm ta nhấp phải chuột làm xuất hiện Shortcut menu và chọn Preview (hình 9.17). Quan sát thấy không thích hợp thì hiệu chỉnh Scale, Angle hoặc chọn lại Pattern.
Hình 9.17
Ta có thể huỷ bỏ vùng vừa chọn bằng cách chọn vào Undo last Select/ Pick/ trên Shortcut menu này.
- Để kết thúc, chọn OK trên hộp thoại Boundary Hatch and Fill hay ấn phím Enter.
10.3. Hiệu chỉnh mặt cắt (lệnh HATCHEDIT)
Lệnh Hatchedit cho phép ta hiệu chỉnh mặt cắt liên kết (tạo bằng lệnh Hatch).
Để gọi lệnh Hatchedit, ta có thể thực hiện bằng cách sau:
- Command: HE ¿
Sau khi gọi lệnh Hatchedit, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
- Select associative hatch object: Chọn mặt cắt cần hiệu chỉnh. Khi đó xuất hiện hộp thoại Hatch Edit (hình 9.18), ta hiệu chỉnh mặt cắt theo các nút chọn của hộp thoại này.
Hình 9.18
Để kết thúc việc hiệu chỉnh mặt cắt ta nhấn nút OK trên hộp thoại Hatch Edit hay ấn phím Enter.
* Chú ý: AutoCAD không thể tạo các mẫu mặt cắt có chứa phân đoạn nhiều hơn 10.0000.
Bài 11: ĐƯỜNG NÉT
11.1. Các loại nét và chiều dày nét
Theo TCVN 08-1993 quy định các loại nét vẽ và bề rộng các nét vẽ dùng trong bản vẽ kỹ thuật. Sau đây là quy định về một số nét vẽ thường dùng (hình 11.1).
Nét vẽ
Hình dạng
Bề rộng nét
Nét đậm
b
Nét liền mảnh
b/3
Nét đứt
2b/3
Nét chấm đậm
2b/3
Nét chấm mảnh
b/3
Nét gạch 2 chấm
b/3
Nét lượn sóng
b/3
Nét díc dắc
b/3
Nét cắt
3b/2
Hình 11.1
- Nét đậm dùng vẽ đường bao thấy, đường bao khung bản vẽ, đường bao khung tên, đường bao mặt cắt rời, đường đỉnh ren.....bề rộng b = 0,25÷2,0mm. Thông thường chọn b = 0,5÷0,8mm.
- Nét liền mảnh dùng vẽ đường gióng kích thước, ký hiệu vật liệu, đường bao mặt cắt chập, đường chân ren....
- Nét đứt dùng để vẽ các phần bị khuất.
- Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, vẽ quỹ đạo các chuyển động, đường chia bánh răng....
- Nét gạch chấm đậm để vẽ các mặt cần xử lý như sơn, mạ, nhiệt luyện....
- Nét gạch hai chấm mảnh dùng vẽ các hình trải, vẽ đường bao các chi tiết lân cận các bộ phận chuyển động....
- Nét lượn sóng dùng vẽ các đường giới hạn giữa hình cắt và hình chiếu, vẽ đường cắt lìa....
- Nét dích dắc có công dụng: Dùng thay thế nét lượn sóng vẽ các đường gióng đường kích thước xuất phát ngoài bản vẽ (ví dụ như muốn thể hiện độ cao ngọn núi).
- Nét cắt dùng để vẽ các vị trí bắt đầu chuyển tiếp và kết thúc của các mặt cắt.
11.2. Gán các dạng đường nét vào bản
Để gán các dạng đường nét vào bản vẽ ta sử dụng lệnh Layer (cụ thể xem phần 13.2 bài 13).
Bài 12: GHI KÍCH THƯỚC TRÊN BẢN VẼ
12.1. Nguyên tắc chung về ghi kích thước
Vị trí kích thước
Khi ghi kích thước về một hướng của bản vẽ thì kích thước ngắn được ghi gần với đối tượng và tiếp theo đó là các kích thước dài hơn. Khi các đường gióng của các kích thước giao nhau thì không được có khe hở trên đường gióng. Các đường gióng có thể giao nhau nhưng không được phép cho đường gióng giao với đường kích thước (hình 12.1).
Hình 12.1
Nếu đường gióng giao với đối tượng hình học thì giữa chúng không được có khe hở. Tương tự nếu đường tâm giao với đối tượng hình học cũng không có khe hở (hình 12.2).
Hình 12.2
12.1.2. Nhóm kích thước
Không được sử dụng đối tượng của bản vẽ làm đường gióng (hình 12.3a). Các kích thước của cùng một nên nằm trên một đường thẳng (kích thước 20 và 30 trên hình 12.3b). Nếu không đủ chỗ thì ta có thể xắp xếp các chữ như hình 12.3c.
Hình 12.3
Ghi kích thước đường khuất
Không nên ghi kích thước trên các đối tượng là đường khuất (hình 12.4a). Tốt nhất là nên ghi kích thước trên các mặt cắt (hình 12.4b).
Hình 12.4
Tuỳ theo hình chiếu mà ta ghi kích thước. Không nên ghi kích thước trên các hình chiếu có chứa các mặt khuất.
12.2. Các thành phần của một kích thước
12.2.1. Đường gióng
Đường gióng (Extension) thông thường là đường thẳng vuông góc với đường kích thước (hình 12.5). Tuy nhiên cũng có thể hiệu chỉnh nó thành xiên góc với đường kích thước (hình12.6). Đường gióng được kéo quá đường kích thước một đoạn bằng hai đến ba lần chiều rộng của đường cơ bản. Hai đường gióng của cùng một kích thước phải song song nhau. Đường gióng kích thước góc như trên hình 12.7.
Hình 12.5 Hình 12.6 Hình 12.7
12.2.2. Đường kích thước
Đường kích thước (Dimesion line) được giới hạn bởi hai đầu mũi tên (gạch chéo hoặc một ký hiệu bất kỳ). Nếu là kích thước thẳng thì nó vuông góc với các đường gióng, nếu là kích thước góc thì nó là một cung tròn có tâm là đỉnh góc. Trong trường hợp ghi các kích thước phần tử đối xứng thì đường kích thước được kẻ quá trục đối xứng và không vẽ mũi tên thứ hai. Khi tâm tròn ở ngoài giới hạn cần vẽ thì đường kích thước của bán kính được vẽ gãy khúc hoặc ngắt đoạn và không cần phải xác định tâm (hình 12.8).
Hình 12.8
12.2.3. Mũi tên
Mũi tên (Arrowheads) ký hiệu hai đầu của đường kích thước: thông thường là mũi tên, dấu nghiêng, chấm...hay một khối (block) bất kỳ do ta tạo nên. Trong AutoCAD 2004 có sẵn 20 dạng mũi tên (hình 12.9). Hai mũi tên được vẽ phía trong giới hạn kích thước (hình 12.10), nếu không đủ chỗ chúng được vẽ phía ngoài. Cho phép thay thế hai mũi tên đối nhau bằng một dấu chấm đậm. Ta có thể sử dụng lệnh Block để tạo các dạng đầu mũi tên.
Hình12.9 Hình 12.10
12.2.4. Chữ số kích thước
Chữ số kích thước (Dimesion text) là độ lớn của đối tượng được ghi kích thước. Trong chữ số kích thước có thể ghi dung sai (tolerance), nhập tiền tố (prefix), hậu tố (suffix) của kích thước. Chiều cao chữ số trong các bản vẽ kỹ thuật là giá trị tiêu chuẩn. Thông thường chữ số kích thước nằm trong, nếu không đủ chỗ nó sẽ nằm ngoài khoảng hai đường gióng. Đơn vị kích thước theo hệ Mét là mm, trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. Nếu dùng đơn vị đo khác như centimét hoặc mét...thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần chú thích bản vẽ.
12.3. Tạo kiểu kích thước (lệnh DimStyle)
Để tạo kiểu kích thước ta sử dụng lệnh DimStyle. Có thể gọi lệnh Dimstle bằng một trong các cách sau:
- Vào Format, từ menu sổ xuống ta chọn Dimesion Style (hình 12.11);
- Command: D ¿
Hình 12.11
Sau khi gọi lệnh Dimstyle, sẽ xuất hiện hộp thoại Dimesion Style Manager (hình 12.12):
- Trên hộp thoại ta nhấn nút New..., sẽ xuất hiện hộp thoại Creat New Dimesin Style (hình 12.13), sau đó nhập tên kiểu kích thước vào ô soạn thảo, ví dụ kieu1.
Hình 12.12
Hình 12.13
- Nhấn nút Continue trên hộp thoại Create New Dimesion Style, khi đó xuất hiện hộp thoại New Dimesion Style: Kieu1 (ứng với kiểu1) (hình 12.14).
Hình 12.14
Trên hộp thoại New Dimesion Style: Kieu1 có 7 trang: Lines and Arrows; Text; Fit; Primary Units; Alternate Unit; Tolerances. Thao tác đối với các trang này như sau:
* Trang Lines and Arrows (hình 12.14): Cho phép ta gán các biến liên quan đến sự xuất hiện và kiểu dáng của đường kích thước , đường gióng, mũi tên, dấu tâm và đường tâm.
* Trang Text: Cho phép ta gán các biến liên quan đến con số kích thước (hình 12.15).
Hình 12.15
* Trang Fit: Cho phép ta gán lựa chọn chi phối AutoCAD định vị đường kích thước, đường gióng và chữ số kích thước. Ngoài ra còn định tỷ lệ cho toàn bộ các biến của kiểu kích thước (hình 12.16).
Hình 12.16
* Trang Primary Unit: Định các thông số liên quan đến hình dạng và độ lớn của chữ số kích thước. Gán dạng và độ chính xác của đơn vị dài và góc(hình 12.17).
Hình 12.17
* Trang Alternate Unit: Cho phép ta gán dạng và độ chính xác của hệ thống thay đổi đơn vị kích thước góc và kích thước chiều dài (hình 12.18).
Hình 12.18
* Trang Tolerances: Cho phép ta gán giá trị độ chính xác và dung sai kích thước. Khi kết thúc việc thay đổi giá trị các biến kích thước trong hộp thoại New Dimesion Style, chọn OK và đóng hộp thoại Dimesion Style Manager (hình 12.19).
Hình 12.19
12.4. Các lệnh ghi kích thước
12.4.1. Ghi kích thước đoạn thẳng nằm ngang và thẳng đứng (lệnh Dimlinear)
Để ghi kích thước nằm ngang và thẳng đứng (hình 12.20) ta sử dụng lệnh Dimlinear, có thể gọi lệnh Dimlinear bằng một trong các cách sau:
Hình 12.20
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Linear (hình 12.21).
- Kích vào nút Linear Dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.22).
- Command: DLI ¿
Hình 12.21 Hình 12.22
Sau khi gọi lệnh Dimlinear, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Specify first extension line origin or : Xác định điểm gốc đường gióng thứ nhất.
+ Specify second extension line origin: Xác định điểm gốc đường gióng thứ hai.
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: Chọn một điểm để định vị đường kích thước.
* Các lựa chọn:
- Rotated: Lựa chọn này dùng để ghi kích thước có đường kích thước nghiêng với đường chuẩn một góc nào đó (hình 12.23a).
Command: DLI ¿
+ Specify first extension line origin or : Xác định điểm gốc đường gióng thứ nhất.
+ Specify second extension line origin: Xác định điểm gốc đường gióng thứ hai.
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: R ¿
+ Specify angle of dimesion line : Nhập góc nghiêng của đường ghi kích thước so với trục X và nhấn Enter.
Hình 12.23a Hình 12.23b
- Text: Dùng lựa chọn này để nhập chữ số kích thước hoặc các ký tự trước (prefix) và sau (suffix) chữ số kích thước.
Command: DLI ¿
+ Specify first extension line origin or : Xác định điểm gốc đường gióng thứ nhất.
+ Specify second extension line origin: Xác định điểm gốc đường gióng thứ hai.
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: T ¿
+ Dimesion text : Nhập giá trị hoặc Enter chọn mặc định.
- Mtext: Khi nhập M vào dòng nhắc Specify dimesion line location or [Mtext/Text/ Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: Sẽ xuất hiện hộp thoại Text Formatting tương tự như khi sử dụng lệnh Mtext. Trên hộp thoại này ta nhập chữ số kích thước , tiền tố, hậu tố...
- Angle: Định góc nghiêng cho dòng chữ số kích thước so với phương trục X (hình 12.23b)
Command: Dli ¿
+ Specify first extension line origin or : Xác định điểm gốc đường gióng thứ nhất.
+ Specify second extension line origin: Xác định điểm gốc đường gióng thứ hai
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: A ¿
+ Specify angle of dimesion text: Nhập giá trị góc nghiêng chữ số kích thước.
- Horizontal: Khi ghi kích thước nằm ngang.
Command: Dli ¿
+ Specify first extension line origin or : Xác định điểm gốc đường gióng thứ nhất.
+ Specify second extension line origin: Xác định điểm gốc đường gióng thứ hai.
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: H ¿
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle]: Chọn vị trí đường kích thước hoặc sử dụng các lựa chọn.
- Vertical: Khi ghi kích thước thẳng đứng.
+ Specify first extension line origin or : Xác định điểm gốc đường gióng thứ nhất.
+ Specify second extension line origin: Xác định điểm gốc đường gióng thứ hai.
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: V ¿
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle]: Chọn vị trí đường kích thước hoặc sử dụng các lựa chọn.
12.4.2. Ghi kích thước đoạn thẳng nằm xiên (lệnh Dimaligned)
Để ghi kích thước đoạn thẳng nằm xiên (hình 12.24) ta sử dụng lệnh Dimaligned, để gọi lệnh Dimaligned ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Hình 12.24
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Aligned (hình 12.25).
- Kích vào nút Aligned Dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.26).
- Command: DAL ¿.
Hình 12.25
Hình 12.26
Sau khi gọi lệnh Dimaligne, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Specify first extension line origin or : Xác định điểm gốc đường gióng thứ nhất.
+ Specify second extension line origin: Xác định điểm gốc đường gióng thứ hai.
+ Specify dimesion line location or [Mtext/Text/Angle]: Chọn một điểm để định vị đường kích thước.
Các lựa chọn Mtext, Text, Angle tương tự như lệnh Dimlinear.
12.4.3. Ghi kích thước hướng tâm (lệnh Dimdiameter; Dimradius)
* Lệnh Dimdiameter: Lệnh Dimdiameter dùng để ghi kích thước đường kính (hình 12.27). Để gọi lệnh Dimdiameter, có thể dùng một trong các cách sau:
Hình 12.27
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Diameter (hình 12.28).
- Kích vào nút Diameter Dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.29).
- Command: DDI ¿
Hình 12.28 Hình 12.29
Sau khi gọi lệnh Dimdiameter, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Select Arc or Circle: Chọn đường tròn cần ghi kích thước tại một điểm bất kỳ.
+ Specify dimesion line location or [Mtex/ Text/ Angle]: Xác định vị trí của đường kích thước.
Các lựa chọn Mtex, Text, Angle tương tự như lệnh Dimliner.
* Lệnh Dimradius: Lệnh Dimradius dùng để ghi kích thước bán kính. Để gọi lệnh Dimradius có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Dimension, từ menu sổ xuống ta chọn Radius (hình 12.29).
- Kích vào nút Radius Dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.30).
- Command: DRA ¿
Hình 12.30 Hình 12.31
Sau khi gọi lệnh Dimradius, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Select Arc or Circle: Chọn cung tròn cần ghi kích thước tại một điểm bất kỳ.
+ Specify dimesion line location or [Mtex/ Text/ Angle]: Xác định vị trí của đường kích thước.
Các lựa chọn Mtex, Text, Angle tương tự như lệnh Dimlinear.
12.4.4. Ghi kích thước góc (lệnh Dimangular)
Để ghi kích thước góc (hình 12.32), ta sử dụng lệnh Dimangular. Có thể gọi lệnh Dimangular bằng một trong các cách sau:
Hình 12.32
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Angular (hình 12.33).
- Kích vào nút Angular dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.34).
- Command: DAN ¿
Hình 12.33 Hình 12.34
* Ghi kích thước góc giữa hai đoạn thẳng:
Command: DAN ¿
+ Select arc, circle. line, or : Chọn đoạn thẳng thứ nhất.
+ Select second line: Chọn đoạn thẳng thứ hai.
+ Specify dimesion arc line location or [Mtext/Text/Angle]: Xác định vị trí đường kích thước.
* Ghi kích thước góc qua ba điểm:
Command: DAN ¿
+ Select arc, circle. line, or : ¿
+ Angle Vertex: Chọn điểm đỉnh của góc.
+ First angle endpoint: Xác định điểm cuối cạnh thứ nhất.
+ Second angle endpoint: Xác định điểm cuối cạnh thứ hai.
+ Specify dimesion arc line location or [Mtext/Text/Angle]: Xác định vị trí đường kích thước.
* Ghi kích thước góc ở tâm của cung tròn:
Command: DAN ¿
+ Select arc, circle. line, or : Chọn cung tròn cần ghi góc ở tâm.
+ Specify dimension arc line location or [Mtext/Text/Angle]: Xác định vị trí đường kích thước.
Trong cả ba trường hợp ghi kích thước góc ở trên thì các lựa chọn Mtext, Text, Angle tương tự như lệnh Dimlinear.
12.4.5. Ghi tọa độ điểm (lệnh Dimordinate)
Để ghi toạ độ của một điểm ta sử dụng lệnh Dimordinate. Có thể gọi lệnh Dimordinate bằng một trong các cách sau:
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Ordinate (hình 12.35).
- Kích vào nút Ordinate Dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.36).
- Command: DOR ¿
Hình 12.35 Hình 12.36
Sau khi gọi lệnh Dimordinate, sẽ xuất hiện hộp thoại:
+ Specify feature location: Chọn điểm cần ghi kích thước (dùng các phương thức truy bắt điểm đã học ở bài trước).
+ Specify leader endpoint or [Xdatum/Ydatum/Mtext/Text/Angle]: Chọn điểm đặt vị trí của chữ số tọa độ điểm.
* Các lựa chọn:
- Xdatum:
Hình 12.37
Command: DOR ¿
Specify leader endpoint or [Xdatum/Ydatum/Mtext/Text/Angle]: X ¿.
Dùng lựa chọn này để ghi toạ độ X của điểm (hình 12.37b).
- Ydatum:
- Command: DOR ¿
Specify leader endpoint or [Xdatum/Ydatum/Mtext/Text/Angle]: Y ¿.
Dùng lựa chọn này để ghi toạ độ Y của điểm (hình 12.37a).
Các lựa chọn Mtext, Text, Angle tương tự như lệnh Dimliner.
12.4.6. Ghi kích thước chuỗi song song (lệnh Dimbaseline)
Chuỗi kích thước song song (hình 12.38) (kích thước thẳng, góc tọa độ) là chuỗi kích thước có cùng đường gióng thứ nhất với kích thước vừa ghi trước đó hoặc kích thước có sẵn trên bản vẽ (gọi là đường chuẩn kích thước). Các đường kích thước cách nhau một khoảng được định bởi biến DIMDLI (theo TCVN lớn hơn hoặc bằng 7) nhập giá trị vào ô Baseline Spacing trên trang Lines and Arrows của hộp thoại New Dimesion Style hoặc Override Current Style.
Hình 12.38
Để ghi chuỗi kích thước song song ta sử dụng lệnh Dimbaseline. Có thể gọi lệnh Dimbaseline bằng một trong các cách sau:
- Vào Dimesion, từ menu kéo xuống ta chọn Baseline (hình 12.39).
- Kích vào nút Baseline Dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.40).
- Command: DBA ¿
Hình 12.39 Hình 12.40
Sau khi gọi lệnh Dimbaseline, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Specify a second extension line origin or [Undo/Select] : Chọn gốc đường gióng thứ hai của kích thước đang ghi (vì gốc thứ nhất chính là gốc của đường chuẩn kích thước đã có trước đó). Dòng nhắc này tiếp tục lặp lại và ta xác định gốc đường gióng thứ hai cho các kích thước khác. Nếu muốn kết thúc ta nhấn ESC hay nhấn Enter hai lần.
* Lựa chọn Undo (U ¿) để huỷ bỏ kích thước vừa tạo trước đó mà vẫn tiếp tục có thể tạo các kích thước khác trong chuỗi kích thước song song đang tạo.
12.4.7. Ghi kích thước chuỗi nối tiếp (lệnh Dimcontinue)
Chuỗi kích thước nối tiếp là chuỗi kích thước có đường gióng thứ nhất của kích thước sẽ ghi là đường gióng thứ hai của kích thước vừa ghi trước đó hay một kích thước khác có sẵn trên bản vẽ (hình 12.41).
Hình 12.41
Để ghi chuỗi kích thước nối tiếp ta sử dụng lệnh Dimcontinue. Có thể gọi lệnh Continue bằng một trong các cách sau:
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Continue (hình 12.42).
- Kích vào nút Continue Dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.43).
- Command: DCO ¿
Hình 12.42 Hình 12.43
* Nối tiếp kích thước vừa ghi:
- Command: DCO ¿
Specify a second extension line origin or [Undo/Select]: Xác định gốc đường gióng thứ hai của kích thước đang ghi. Dòng nhắc này tiếp tục lặp lại và ta xác định gốc đường gióng thứ hai cho các kích thước khác. Nếu muốn kết thúc ta nhấn ESC hay nhấn Enter hai lần.
Lựa chọn Undo (U ¿) tương tự như lệnh Dimbaseline
* Nối tiếp với kích thước bất kỳ:
- Command: DCO ¿
Specify a second extension line origin or [Undo/Select]: S ¿ hoặc Enter. Khi đó xuất hiện dòng nhắc Select cotinue dimesion: Chọn đường gióng của kích thước đã ghi làm đường gióng thứ nhất của kích thước đang ghi. Các dòng nhắc tiếp theo xuất hiện như phần trên.
* Ghi chuỗi kích thước góc nối tiếp
Để ghi chuỗi kích thước góc nối tiếp, trước hết ta phải có kích đường kích thước góc sẵn có (Lệnh Dimangular - DAN). Sau đó ghi kích thước góc nối tiếp với kích thước sẵn có (lệnh Dimcontinue - DCO) tương tự như những trường hợp trên.
12.4.8. Ghi nhóm kích thước, lệnh Qdim
Ghi kích thước theo nhóm để có thể:
- Tạo các kích thước: Chuỗi kích thước song song, chuỗi kích thước nối tiếp, chuỗi kích thước sole, và ghi tọa độ.
- Tạo các kích thước đường tròn và cung tròn một cách nhanh chóng.
- Hiệu chỉnh sự xuất hiện của nhóm kích thước.
Để ghi kích thước theo nhóm ta sử dụng lệnh Qdim. Có thể gọi lệnh Qdim bằng một trong các cách sau:
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Quick dimesion (hình 12.44).
- Kích vào nút Quick dimesion trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.45).
- Command: Qdim
Sau khi gọi lệnh Qdim, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Select geometry to dimesion: Chọn các đối tượng muốn ghi kích thước
+ Specify dimesion line position or [Continuous/Staggered/Baseline/Ordinate/Radius/ Diameter/datumPoint/Edit] : Chọn một lựa chọn hoặc nhấn Enter.
* Các lựa chọn:
- Continuous: Tạo nên chuỗi kích thước nối tiếp.
- Staggered: Tạo nên chuỗi kích thước sole.
- Baseline: Tạo nên chuỗi kích thước song song.
- Ordinate: Tạo nên chuỗi tạo độ các điểm.
- Radius: Tạo nên chuỗi kích thước bán kính.
- Diameter: Tạo nên chuỗi kích thước đường kính.
- DatumPoint: Tạo điểm chuẩn mới cho chuỗi kích thước song song và tạo độ.
- Edit: hiệu chỉnh chuỗi kích thước. AutoCAD nhắc ta thêm hay bớt các điểm để tạo nên chuỗi kích thước.
12.4.9. Ghi dòng chú thích với đường dẫn (lệnh Leader)
Lệnh Leader ghi chú thích cho đường dẫn, đánh số vị trí trong bản vẽ lắp (hình 12.46). Leader là một đối tượng bao gồm đầu mũi tên gắn với các phân đoạn là đường thẳng hoặc Spline.
Hình 12.46
Ngoài ra có một đoạn thẳng nhỏ ngang nằm dưới dòng mô tả.
Để gọi lệnh Leader, có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Leader (hình 12.47).
- Kích vào nút Quick Leader trên thanh công cụ Leader (hình 12.48).
Hình 12.47 Hình 12.48
- Command: LE ¿
Sau khi gọi lệnh Leader, sẽ xuấ hiện dòng nhắc:
+ Specify leader start point : Xác định điểm đầu tiên của đường dẫn.
+ Specify next point: Xác định điểm kế tiếp của đường dẫn hoặc nhấn Enter.
+ Specify next point or [Annotation/Format/Undo]: Nhấn Enter hoặc nhập dòng chữ.
+ Enter an annotation option [Tolerance/Copy/Block/None/Mtext] : Nhấn phím Enter hoặc sử dụng các lựa chọn.
* Các lựa chọn:
- Format: Khi chọn lựa chọn này (nhấn F ¿), sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Enter leader format option [Spline/Straight/Arrow/None] :
+ Spline/Straight: Đường dẫn có thể là đường cong hoặc đường thẳng.
+ Arrow/ None: Đầu đường dẫn xuất hiện mũi tên hoặc không có mũi tên.
- Annotation: Lựa chọn này cho phép nhập dòng chữ số kích thước hoặc dòng chữ vào.
- Tolerance: Lựa chọn này cho phép ghi dung sai hình dạng và vị trí bằng hộp thoại Geometric Tolerance (Tham khảo lệnh Tolerance).
- Copy: Khi chọn lựa chọn này, cho phép sao chép đối tượng là dòng chữ (nhập bằng Text, Dtext hoặc Mtext) vào đầu đường dẫn. Dòng chữ này sẽ liên kết với kích thước ghi. Khi nhập C sẽ xuất hiện:
Select an object to copy: Chọn dòng chữ cần sao chép.
- Block: Lựa chọn này cho phép chèn một Block vào đầu đường dẫn. Khi nhập B sẽ xuất hiện:
Enter block name or [?]:
- None: Không có chú thích tại đầu đường dẫn.
- Undo: Huỷ bỏ một đỉnh (point) vừa chọn trong lệnh Leader.
12.4.10. Ghi dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt (lệnh Tolerance)
Để ghi dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt ta sử dụng lệnh Tolerace. Có thể gọi lệnh Tolerace bằng một trong các cách sau:
- Vào Dimesion, từ menu sổ xuống ta chọn Tolerace... (hình 12.49).
- Kích vào nút Tolerace trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.50).
- Command: TOL ¿
Hình 12.49 Hình 12.50
Sau khi gọi lệnh Tolerace, sẽ xuất hiện hộp thoại Geometric Tolerace (hình 12.51)
Hình 12.51
Trên hộp thoại này ta chọn ô Sym, sẽ xuất hiện hộp thoại Symbol (hình 12.52)
Hình 12.52
* Ghi độ không phẳng (ví dụ hình 12.53)
- Trên hộp thoại Symbol ta chọn ký hiệu dung sai độ phẳng, sau khi chọn xong nhấn Ok
- Trở về hộp thoại Geometric Tolerance ta nhập giá trị dung sai của độ không phẳng (ghi bằng số, ví dụ 0.02) vào ô Tolerance 1.
Hình 12.53 Hình 12.54
- Nhấn OK vào hộp thoại này, khi đó xuất hiện dòng nhắc:
Enter tolerence location: Chọn một điểm định vị của ký hiệu dung sai. Khi đó ta được ký hiệu của dung sai như hình 15.53.
* Ghi dung sai độ song song và độ trụ (ví dụ hình 12.54):
- Để ghi dung sai độ song song ta tiến hành tương tự dung sai độ phẳng, nhưng tại khung Datum 1 ta nhập mặt chuẩn (ví dụ chữ A).
- Để ghi dung sai độ trụ, tiếp theo đó ta chọn ô thứ hai của khung Sym trên hộp thoại Geometric Tolerance, nhấp phím chọn xuất hiện lại hộp thoại Symbol, ta chọn ký hiệu dung sai độ trụ trên hộp thoại này và nhấn OK. Hộp thoại Geometric Tolerance xuất hiện trở lại và ta nhập giá trị dung sai của độ trụ (ví dụ 0.03) tại cột Tolerance 1. Kết thúc lệnh ta chọn Ok và chọn điểm chèn tại dòng nhắc:
12.4.11. Hiệu chỉnh các kích thước (lệnh Dimtedit; Dimedit)
* Hiệu chỉnh chữ số kích thước bằng lệnh Dimtedit:
Để gọi lệnh Dimtedit có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Kích vào nút Dimesion Text Edit trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.55).
- Command: Dimtedit ¿.
Hình 12.55
Sau khi gọi lệnh Dimtedit, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
+ Select Dimesion: Chọn kích thước cần hiệu chỉnh.
+ Specify new location for dimesion text or [Left/Right/Center/Home/Angle]: Dời chữ số kích thước đến vị trí cần thiết hay chọn các lựa chọn.
* Các lựa chọn:
- Left: Kích thước được dời sang trái.
- Right: Kích thước được dời sang phải.
- Home: Kích thước ở vị trí ban đầu khi ghi kích thước.
- Center: Đặt vị trí chữ số kích thước nằm giữa đường kích thước.
- Angle: Quay chữ số kích thước so với đường ghi kích thước một góc nào đó.
* Hiệu chỉnh chữ số kích thước bằng lệnh Dimedit:
Để gọi lệnh Dimedit, ta có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Kích vào nút Dimesion Edit trên thanh công cụ Dimesion (hình 12.56).
- Command: DED ¿.
Hình 12.56
Sau khi gọi lệnh Dimedit, sẽ xuất hiện hộp dòng nhắc:
Enter type of dimension editing [Home/ New/ Rotate/ Oblique] :
* Các lựa chọn:
- Home: Đưa chữ số kích thước về vị trí ban đầu khi ghi kích thước. Khi nhập H xuất hiện dòng nhắc:
Select object: Chọn kích thước cần hiệu chỉnh
- New: Thay đổi chữ số kích thước cho kích thước đã ghi. Khi nhập N tại dòng nhắc cuối cùng sẽ xuất hiện hộp thoại Multiline Edit Mtext và ta nhập chữ số kích thước mới vào. Dòng nhắc sau sẽ xuất hiện:
Select object: Chọn kích thước cần thay đổi chữ số kích thước.
- Rotate: Tương tự lựa chọn Angle của lệnh Dimtedit.
- Oblique: Tạo các đường gióng xiên góc. Sử dụng lựa chọn Oblique để ghi hình chiếu trục đo trong bản vẽ 2D. Khi nhập O xuất hiện dòng nhắc:
+ Select object: Chọn kích thước cần hiệu chỉnh.
+ Select object: Chọn tiếp kích thước cần hiệu chỉnh hoặc Enter để kết thúc việc lựa chọn.
+ Enter obliquing angle (press Enter for none): Nhập giá trị góc nghiêng so với đường chuẩn.
Bài 13: LỚP VÀ ĐẶC TÍNH LỚP
13.1. Khái niệm về lớp
Trong các bản vẽ AutoCAD các đối tượng có cùng chức năng thường được nhóm thành lớp (layer). Ví dụ: Lớp các đường nét chính, lớp các đường tâm, lớp ký hiệu mặt cắt, lớp lưu các kích thước, lớp lưu văn bản....Mỗi lớp ta có thể gán các tính chất như: màu (color), dạng đường (linetype), chiều rộng nét vẽ (lineweight). Ta có thể hiệu chỉnh các trạng thái của lớp: mở (ON), tắt (OFF), khoá (LOCK), mở khoá (UNLOCK), đóng băng (FREEZE) và tan băng (THAW) các lớp để cho các đối tượng nằm trên các lớp đó xuất hiện hay không xuất hiện trên màn hình hay trên giấy vẽ.
Các tính chất có thể gán cho lớp hay cho từng đối tượng. Tuy nhiên để dễ điều khiển các tính chất đối tượng trong bản vẽ và khi in ta nên gán các tính chất cho lớp. Khi đó các tính chất này có dạng BYLAYER. Khi thực hiện lệnh vẽ một đối tượng nào đó, ví dụ vẽ đường tâm, thì ta gán lớp có tính chất của đường tâm là hiện hành (current) và thực hiện lệnh LINE để vẽ, đoạn thẳng vừa vẽ sẽ có tính chất của đường tâm.
Số lớp trong một bản vẽ không giới hạn, tên lớp thông thường phản ánh nội dung của các đối tượng nằm trên lớp đó.
Trong AutoCAD có thể gán kiểu in (Plot Style) cho lớp. Plot style điều khiển việc in các bản vẽ của bạn. Sử dụng lớp khi tạo bản vẽ là một trong những ưu điểm của các phần mềm thiết kế so với vẽ bằng compa và bút chì.
13.2. Tạo một lớp mới và gán các tính chất cho lớp
13.2.1. Tạo lớp mới (lệnh Layer)
Khi tạo bản vẽ mới thì trên bản vẽ này chỉ có một lớp là lớp 0. Các tính chất được gán cho lớp 0 là: màu White (trắng), dạng đường Continuous (liên tục), chiều rộng nét vẽ là 0,25mm (bản vẽ theo hệ mét) và kiểu in là Normal. Lớp 0 không thể nào xoá hoặc đổi tên. Để tạo lớp mới ta sử dụng lệnh Layer, có thể gọi lệnh Layer bằng một trong các cách sau:
Hình 13.1
Hình 13.2
- Vào Format, từ menu sổ xuống ta chọn layer...(hình 13.1).
- Kích vào nút Layer propeties manage trên thanh công cụ Layer (hình 13.2).
- Command: LA ¿
Sau khi gọi lệnh Layer, sẽ xuất hiện hộp thoại Layer properties Manager (hình 13.3):
Hình 13.3
Để tạo Layer mới ta thực hiện theo trình tự sau:
- Nhấn nút New trên hộp thoại Layer properties manager sẽ xuất hiện ô soạn thảo tại cột Name (dưới lớp 0). Nhập tên lớp vào ô soạn thảo. Tên lớp không được dài quá 255 ký tự. Ký tự có thể là số, chữ số hoặc ký tự như _ - $...không được có khoảng trống giữa các ký tự. Số lớp trong bản vẽ không giới hạn (tuy nhiên không vượt quá 32767). Nên đặt tên lớp dễ nhớ và theo các tính chất liên quan đến đối tượng của lớp đó. Ví dụ: Kich thuoc, Net dam, Duong truc,.v.v
- Nếu muốn tạo nhiều lớp mới cùng một lúc, ta nhập tên các lớp vào ô soạn thảo và cách nhau bởi dấu phẩy (,).
- Kết thúc việc tạo lớp ta nhấn nút OK.
13.2.2. Gán và thay đổi màu cho lớp
Để gán và thay đổi màu cho lớp ta thực hiện theo trình tự sau:
- Chọn lớp cần gán hoặc thay đổi màu bằng cách chọn tên lớp đó. Thông thường mỗi lần ta chỉ nên chọn một lớp để gán màu.
Hình 13.4
- Nhấp vào ô màu của lớp trên cùng của hàng (cột Color), khi đó xuất hiện hộp thoại Select Color (hình 13.4) và theo hộp thoại này ta có thể gán màu cho lớp đang được chọn vào ô màu. Trên hộp thoại này ta chọn màu mong muốn cho từng lớp.
- Sau khi chọn màu xong, ta nhấn nút OK để trở về hộp thoại Layer Properties Manager. bảng màu AutoCAD có 256 màu được đánh số từ 1 đến 255 theo ACI (AutoCAD Color Index), khi ta chọn ô màu nào thì tên (số) màu đó xuất hiện tại ô soạn thảo Color. Các màu tiêu chuẩn từ 1 - 7 ngoài mã số còn có thể nhập tên (1- Red; 2- Yellow; 3 - Green; 4 - Cyan; 5 - Blue; 6 - Magenta; 7 - White). Số lượng các màu xuất hiện tuỳ thuộc vào monitor hoặc card điều khiển màn hình.
Ngoài ra, để gán màu cho lớp hiện hành có thể sử dụng lệnh Color.
13.2.3. Gán dạng đường cho nét lớp
Để gán dạng đường cho lớp, ta thực hiện theo trình tự sau:
- Chọn lớp cần thay đổi hoặc gán dạng đường, ví dụ: DUONGTAM.
- Nhấp vào tên dạng đường của lớp (cột Linetype), khi đó xuất hiện hộp thoại Select Linetype (hình 13.5). Chọn dạng đường mong muốn.
- Nhấn OK
Cần chú ý rằng đầu tiên trên bản vẽ chỉ có một dạng đường duy nhất là Continuous, để nhập dạng đường khác vào trong bản vẽ ta nhấn vào nút Load... của hộp thoại Select Linetype. Khi đó xuất hiện hộp thoại Load or Reload Linetype, ta chọn các dạng đường trên hộp thoại này (ví dụ DASHDOTX2) và nhấn nút OK. Khi đó dạng đường ta vừa chọn sẽ được tải vào hộp thoại Select Linetype. Trên hộp thoại này ta nhấn vào dạng đường vừa chọn và nhấn OK.
Hình 13.5
13.2.4. Gán chiều dày nét vẽ cho lớp
Ta gán chiều dày nét vẽ khi in bản vẽ ra giấy cho từng lớp theo trình tự sau:
- Chọn tên lớp: ví dụ DUONG TRUC.
- Nhấp vào cột Lineweight của lớp đó sẽ xuất hiện hộp thoại Lineweight (hình 13.6).
- Kéo Scroll bar đến lineweight cần thiết và chọn.
- Nhấn nút OK để trở về hộp thoại Layer Properties manager, sau đó nhấn OK.
Hình 13.6
Khi vẽ nếu không mở nút LWT trên dòng trạng thái thì chiều rộng nét vẽ vẫn là 0.
13.2.5. Gán kiểu in cho lớp
Để gán kiểu in cho lớp, ta thực hiện theo trình tự sau:
- Từ Format ta chọn Layer.
- Trên hộp thoại Layer Properties Manager ta chọn tên lớp, sau đó chọn vào Plot style của lớp đó.
- Trên hộp thoại Current Plot Style chọn nút Plot Style từ danh sách.
- Chọn OK để thoát ra khỏi các hộp thoại.
13.3. Đưa một lớp đã tạo thành lớp hiện hành
Để đưa một lớp đã tạo thành lớp hiện hành, ta thực hiện như sau:
Chọn lớp và nhấn nút Current. Lúc này bên phải dòng Current Layer của hộp thoại Layer Properties Manager sẽ xuất hiện tên lớp hiện hành mà ta vừa chọn (hình 13.7). Lưu ý: Nếu một lớp là hiện hành thì các đối tượng mới tạo bằng các lệnh vẽ (Line, Arc, Circle, Text, Hatch,...) sẽ có tính chất của lớp đó.
Hình 13.7
13.4. Điều kiện và các tính chất của lớp
13.4.1. Tắt và mở lớp
Để tắt và mở lớp, ta nhấn vào biểu tượng ON/OFF (hình 13.8). Khi một lớp được tắt thì các đối tượng nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình. Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể được chọn lại nếu tại dòng nhắc “ Select object” của lệnh hiệu chỉnh (Erase, Move, Copy,...) ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng.
Hình 13.8
Ví dụ: ta tắt lớp Net khuat (bằng cách nháy vào biểu tượng cái bóng điện), thì các đối tượng nằm trên lớp Net khuat sẽ không hiện trên màn hình. Muốn các đối tượng này hiện ra trên màn hình thì ta lại nháy vào biểu tượng đó.
13.4.2. Đóng và làm tan băng
Để đóng băng (FREEZE) và làm tan băng (THAW) lớp trên tất cả các khung nhìn ta nhấp vào biểu tượng trạng thái FREEZE/THAW (hình 13.9). Các đối tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này (không thể chọn lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All). Trong quá trình tái hiện bản vẽ bằng lệnh Regen, Zoom,....các đối tượng của lớp đóng băng không tính đến và giúp cho quá trình tái hiện được nhanh hơn. Lớp hiện hành không thể đóng băng.
Ví dụ cần đóng băng lớp Kich thuoc (Kich thuoc không phải là lớp hiện hành). Ta nhấn vào biểu tượng Freeze/Thaw thuộc cột Freeze in all VP trong hộp thoại Layer Properties Manager (hình 13.9), sau đó nhấn OK.
Hình 13.9
13.4.3. Khóa và mở khóa cho lớp
Để khóa và mở khóa cho lớp ta nhấp vào biểu tượng trạng thái LOCK/UNLOCK. Đối tượng của lớp bị khoá sẽ không hiệu chỉnh được (không thể chọn tại dòng nhắc “Select object”). Tuy nhiên ta vẫn thấy trên màn hình và có thể in chúng ra được. Ta không thể chuyển đổi các đối tượng (dùng lệnh properties, Ddchprop,....) sang lớp bị khoá. Lớp bị khoá có thể là lớp hiện hành.
Ví dụ: Để khoá lớp Net dam, ta nhấn vào biểu tượng Lock (cái khoá) (hình 13.10).
Hình 13.10
13.5. Xóa lớp
Ta dễ dàng xoá lớp đã tạo bằng cách chọn lớp (là lớp cần xóa) trong hộp thoại Layer Properties Manager và nhấp nút Delete.
Tuy nhiên trong một số trường hợp lớp chọn không được xoá và xuất hiện hộp thoại (hình 13.11). Các lớp không xoá được bao gồm: lớp 0, Defpoints, lớp hiện hành, các lớp bản vẽ tham khảo ngoài, lớp chứa các đối tượng bản vẽ hiện hành.
Hình 13.11Bài 14: BLOCK VÀ THUỘC TÍNH CỦA BLOCK
14.1. Tạo Block (lệnh Block)
Block bao gồm một hay nhiều đối tượng được vẽ bằng các lệnh (Line, Arc, Pline, Hatch...), sau đó ta “nhóm” chúng lại thành khối (Block) để có thể gọi ra khi dùng đến. Để tạo một Block ta sử dụng lệnh Block, có thể gọi lệnh Block bằng một trong các cách sau:
- Vào Draw, từ Menu sổ xuống ta chọn Block/ Make...(hình 14.1).
- Kích vào nút Make Block trên thanh công cụ Draw (hình 14.2).
- Command: B ¿
Hình 14.1
Hình 14.2
Sau khi gọi lệnh Block, sẽ xuất hiện hộp thoại Block Denifition (hình 14.3). Ta làm theo trình tự sau:
- Trên hộp thoại này ta nhập tên của Block vào ô soạn thảo Name (ví dụ: “Van giam ap”).
- Nhấp vào nút Select object. Khi đó xuất hiện dòng nhắc Select object, ta chọn các đối tượng muốn tạo thành một Block.
- Nhấn OK: Khi đó hộp thoại Block Definition xuất hiện trở lại. Lúc này ta nhấp vào nút Pick point. Khi đó xuất hiện dòng nhắc Block Specify Insertion base point: Xác định một điểm trên màn hình (nên chọn điểm mà vị trí của nó nằm trong vị trí các đối tượng tạo nên Block sau này).
- Hộp thoại Block Definition xuất hiện trở lại, ta nhấp OK.
Hình 14.3
14.2. Ghi Block thành File (lệnh Wblock)
Để tiện cho việc sử dụng các Block đã tạo, ta tiến hành ghi tên Block đó và xếp vào một Disk nào đó trong Computer. Để ghi Block thành File ta sử dụng lệnh Wblock, có thể gọi lệnh Wblock bằng cách sau:
Command: W ¿
Sau khi gọi lệnh Wblock, sẽ xuất hiện hộp thoại Write Block (hình 14.4) như sau:
Hình 14.4
Trong hộp thoại này ta thực hiện như sau:
- Nhấp nút Block và tạo Block đã tạo bằng lệnh Block.
- Nhấp nút File name and path: Nhập tên của Block và đường dẫn của Block trong máy tính (Ví dụ: D:\...........).
- Nhấp nút OK để kết thúc.
14.3. Hiệu chỉnh và chèn Block vào bản vẽ (lệnh Insert)
Để chèn một Block đã đặt tên bằng lệnh Wblock ta sử dụng lệnh Insert. Có thể gọi lệnh Insert bằng một trong các cách sau:
- Vào Insert, từ menu sổ xuống ta chọn block (hình 14.5).
- Kích vào nút Insert block trên thanh công cụ Insert (hình 14.6).
- Command: I ¿
Sau khi gọi lệnh Insert, sẽ xuất hiện hộp thoại Insert (hình 14.7):
Hình 14.7
Trong hộp thoại Insert tại ô soạn thảo Name ta nhập tên Block, hay vào Browse... để tìm Block theo đường dẫn đã tạo bằng lệnh Wblock trước đó.
- Nếu muốn Block chèn ra tạo thành một khối thì ta bỏ dấu kiểm tại ô Explode, ngược lại khi muốn các đối tượng của Block sau khi chèn ra là những đối tượng đơn thì ta đánh dấu kiểm vào nút này.
- Nếu muốn Block sau khi chèn có một góc xoay nào đó so với khi tạo trước đó thì ta bỏ dấu kiểm ở nút Rotation/Specify On Screen và nhập giá trị góc xoay cần thiết vào (trên hình vẽ là nhập góc 00).
- Nếu muốn thay đổi Block theo một tỷ lệ nào đó theo các trục thì ta bỏ dấu kiểm ở nút Scale/ Specify On screen và nhập tỷ lệ theo các trục X, Y, Z.
Sau khi chọn các thông số về góc xoay (Rotate), tỷ lệ (Scale), và phá vỡ khối (Explode) ta nhấp nút OK. Khi đó xuất hiện dòng nhắc:
Specify insertion point for block: Định vị trí của Block trên màn hình AutoCAD.
- Nhấn Enter để kết thúc lệnh.
14.4. Thuộc tính của BLOCK
14.4.1. Định nghĩa thuộc tính của block
Để định nghĩa thuộc tính ta dùng lệnh ATTDEF hoặc –ATTDEF. Lệnh Attdef sử dụng để tạo các thuộc tính là thành phần của Block. Thuộc tính là các dòng chữ chứa thông tin liên quan đến Block. Định nghĩa thuộc tính Block là mẫu (template) để tạo nên thuộc tính. Nó định các tính chất của thuộc tính và các dòng nhắc hiển thị khi chèn Block với thuộc tính.
Đầu tiên ta nên vẽ các đối tượng của Block, sau đó sử dụng lệnh Attdef để định nghĩa thuộc tính trên Block.
Khi thực hiện lệnh Attdef, sẽ xuất hiện hộp thoại Attribute Definition (hình 14.8).
Hình 14.8
Trên hộp thoại Attribute Definition cho phép ta tạo thuộc tính là dòng chữ (Text attribute) và gán các tính chất cho dòng chữ này: điểm canh lề (Justification), kiểu chữ (Text style), chiều cao chữ (height), góc quay (Rotation angle)... Ngoài ra còn định các tham số được gọi là phương thức thuộc tính (Attribute modes) như: Invisible, Constant, Verify, Preset và các điểm chèn cho thuộc tính.
Khi đóng hộp thoại Attribute Definition thì attribute tag, mà bạn đã định và được hiểu là thuộc tính sẽ được hiển thị trên bản vẽ.
Nếu sau đó bạn sử dụng lệnh Block để tạo Block thì attribute tag sẽ nằm trong định nghĩa của block. AutoCAD xoá attribute tag trên bản vẽ nếu như khi tạo Block bằng hộp thoại Block Definition bạn chọn Retain object. Khi bạn chèn Block bằng lệnh Insert thì AutoCAD hiển thị giá trị thuộc tính tại ngay vị trí trên Block, với cùng kiểu chữ và sự xắp xếp như block....
14.4.2. Tạo block có thuộc tính
Bạn có thể gán các thuộc tính cho Block khi định nghĩa hoặc định nghĩa lại thuộc tính. Khi chọn đối tượng để tạo block ta chọn thêm định nghĩa thuộc tính mong muốn. Trình tự chọn thuộc tính sẽ xác định trình tự hiển thị các dòng nhắc mà bạn chèn Block với thuộc tính bằng lệnh Insert.
14.4.3. Ghi Block có thuộc tính thành File
14.4.4. Hiệu chỉnh và chèn Block có thuộc tính vào bản vẽ
Bạn có thể hiệu chỉnh thuộc tính của Block đã chèn vào bản vẽ bằng lệnh Attedit trên hộp thoại Edit Attributes. Tuy nhiên lệnh Attedit chỉ hiệu chỉnh block với thuộc tính một cách riêng lẻ.
Trình tự hiệu chỉnh Block đã chèn vào bản vẽ như sau:
- Từ Modify menu chọn Object/ Attribute/ Single.
- Chọn Block cần hiệu chỉnh.
- Trên hộp thoại Edit Attributes hiệu chỉnh các thông tin cần thiết của thuộc tính.
- Chọn OK.
Lệnh –Attedit hiệu chỉnh cả hai giá trị thuộc tính và tính chất thuộc tính một cách riêng lẻ hoặc toàn bộ một cách độc lập với Block.
Để chèn Block có thuộc tính vào bản vẽ, ta sử dụng lệnh Insert hoặc –Insert. Ví dụ cần chèn thuộc tính KHUNG TEN với các thuộc tính ta thực hiện lệnh Insert như sau:
- Từ Insert menu chọn Block... hoặc thực hiện lệnh Insert .
Command: I ¿
Sau khi gọi lệnh Insert sẽ xuất hiện hộp thoại Insert (hình 14.9) như sau:
Hình 14.9
Trên hộp thoại Insert nhập Insertion point, Scale và Rotation hoặc chọn Specify on screen và chọn OK để nhập các giá trị này tại những dòng nhắc phụ.
- Nếu biến ATTDIA = 1 Thì xuất hiện hộp thoại Enter Attributes, trên hộp thoại này ta nhập các giá trị thuộc tính được gắn với Block mà các ô soạn thảo sẽ xuất hiện tương ứng.
- Nếu biến ATTDIA = 0 thì xuất hiện các dòng nhắc, khi đó ta nhập các thuộc tính của Block theo thứ tự các dòng nhắc đó.
Bài 15: CHÈN BẢN VẼ TỪ AUTOCAD SANG WORD
VÀ NGƯỢC LẠI
15.1. Chèn bản vẽ từ AutoCAD sang Word
Để chèn bản vẽ từ AutoCAD sang Word, trước hết ta phải cài phần mềm Bclipbrd. Sau khi cài phần mềm này và chạy nó ta thấy xuất hiện hộp thoại Better WMF Options – Fenerbahce (hình 15.1).
Hình 15.1
Trên hộp thoại này ta nhấp vào Options, xuất hiện hai trang User Preferences và trang Advancer options.
+ Trên trang User Preferences, ta chọn đơn vị cho các nét vẽ khi chuyển từ AutoCAD sang Word (theo hệ Mét hay hệ Anh) và đánh các dấu kiểm như hình vẽ.
+ Trên trang Advanced Options ta nhấp vào nút Edit để định bề rộng cho các nét vẽ theo mầu của nó và đánh các dấu kiểm như hình vẽ.
Sau đó đóng hộp thoại lại và tiến hành chèn bản vẽ từ AutoCAD sang Word. Trình tự chèn như sau:
- Dùng các phương pháp lựa chọn đối tượng đã trình bày trong các bài trước để chọn các đối tượng trên AutoCAD (nên lưu ý khi chọn phương pháp sử dụng khung Crossing, nếu khung Crossing kéo từ trái qua phải thì chỉ những đối tượng nằm trong khung mới được chọn. Còn khi khung Crossing kéo từ phải qua trái thì những đối tượng nằm trong khung và những đối tượng giao với khung cũng được chọn).
- Sau khi chọn đối tượng xong ta ra lệnh Copy hay Cut (Ctrl + C hay Ctrl + X).
- Mở bản Word và xác định vị trí muốn chèn bản vẽ.
- Ra lệnh chèn bản vẽ vào trang Word bằng lệnh Paste (Ctrl + V).
- Hiệu chỉnh bản vẽ đã chèn trên Word.
15.2. Chèn Text từ Word sang AutoCAD
Để chèn Text từ Word sang AutoCAD ta không cần phần mềm hỗ trợ Bclipbrd, trình tự chèn như sau:
- Bôi đen những Text cần chèn trên Word.
- Ra lệnh Copy hay Cut (Ctrl + C hay Ctrl + X).
- Mở bản vẽ AutoCAD ta muốn chèn Text vào đó.
- Vào Edit, từ menu sổ xuống ta chọn Paste Special... (hình 15.2).
Hình 15.2
Khi đó xuất hiện hộp thoại Paste Special (hình 15.3). Trong hộp thoại này ta đánh dấu vào ô Paste và nhấn chọn AutoCAD Entities như trên hình vẽ.
Hình 15.3
- Nhấp vào nút OK.
- Xuất hiện dòng nhắc Pastespec Specyfy insertion point: Xác định vị trí của Text muốn chèn trên AutoCAD.
Lưu ý: Khi chèn Text từ Word sang AutoCAD thì Text cũng có những tính năng như Text ta tạo trên AutoCAD.
Bài 16: XUẤT BẢN VẼ RA GIẤY
16.1. Chọn máy in, số bản in
Trước hết ta phải gọi lệnh in bản vẽ (lệnh Plot) bằng các cách sau:
- Command: Plot ¿;
- Ấn tổ hợp phím: CTRL + P.
Khi đó xuất hiện hộp thoại Plot như sau (hình 16.1):
Hình 16.1
Hộp thoại này có hai trang là: trang Plot Divice và trang Plot Settings. Để chọn máy in và số bản in ta vào trang Plot Divice. Trong trang này ta thực hiện như sau:
- Để chọn máy in ta nhấp vào ô Plotter Configuration/Name và chọn máy in (trên hình 16.1 ta đã chọn máy in có tên là HP LaserJet P2014).
- Để chọn số bản in ta nhấp vào ô Numbers of copies, kích vào nút lên hay xuống để tăng hay giảm số bản in (trên hình 16.1 ta đã chọn số bản in là 1).
16.2. Chọn khổ giấy
Để chọn khổ giấy, ta vào trang Plot Setings. Tại đây trong ô Paper size ta chọn khổ giấy in phù hợp (trên hình 16.2 ta đã chọn khổ giấy là A4).
Hình 16.2
16.3. Chọn hướng in
Để chọn hướng in ta vào trang Plot Settings. Trong mục Drawing orientation ta chọn hướng khổ giấy in.
- Nút Portrait: Hướng giấy in theo chiều đứng.
- Nút Landscape: Hướng giấy in theo chiều ngang. Trên hình 16.2 ta chọn hướng giấy in theo chiều ngang.
16.4. Chọn tỷ lệ in
Để chọn tỷ lệ in ta vào trang Plot Settings. Trong ô Scaled to Fit tại mục Plot Scale ta chọn tỷ lệ in thích hợp (Trong AutoCAD có các tỷ lệ sau 1:1; 1:2; 1:4; 1:8: 1:10; 1:16: 1:20;....). Trên hình 16.2 ta đã chọn tỷ lệ 1:1.
16.5. Chọn chiều dày cho các đường nét
Nếu trong quá trình vẽ ta chưa đặt chiều dày cho các đường nét hay quá trình đặt đường nét trong hộp thoại Layer Properties Manager (lệnh Layer) chưa phù hợp thì khi in ta tiến hành đặt lại đường nét như sau:
- Vào trang Plot Divice trong hộp thoại Plot.
- Trong ô Name ở mục Plot Style table (Pen assignments) ta chọn “acad.ctb”.
- Chọn nút Edit trong trang này, khi đó xuất hiện hộp thoại Plot style table editor - acad. ctb (hình 16.3).
- Gán dày cho các nét vẽ ứng với các mầu khác nhau. Sau khi chọn xong nhấp vào nút Save & Close để trở về hộp thoại Plot.
Hình 16.3
16.6. Xác định phần bản vẽ cần in
Để xác định phần bản vẽ cần in ta vào trang Plot Settings. Trong trang này ta nhấp vào nút Window. Khi đó xuất hiện dóng nhắc:
+ Specify first corner: Xác định góc thứ nhất của phần bản vẽ cần in (xác định bằng cách kích chuột lên vị trí đó).
+ Specify first corner: Specify opposite corner: Xác định góc đối diện của phần bản vẽ cần in (xác định bằng cách kích chuột lên vị trí đó).
Khi đó hộp thoại Plot xuất hiện trở lại và ta thực hiện những công việc khác tiếp theo.
16.7. Xem bản vẽ trước khi in
Sau khi xác định phần bản vẽ cần in bằng khung Window, ta nhấp vào nút Full Preview...để quan sát bản vẽ trước khi in. Thông qua quá trình này ta có thể nhận thấy những điều chưa hợp lý của bản in để có thể sửa lại.
16.8. Tiến hành in
Khi xem trước bản vẽ bằng cách nhấp vào nút Full Preview, nếu thấy hợp lý thì ta kích phải chuột và chọn Plot để tiến hành in. Nếu không ta chọn Exit để quay lại hộp thoại Plot, sau đó hiệu chỉnh cho phù hợp.
..............................................THE END..................................................
MỤC LỤC
- - - *** - - -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_hoa_kt_tren_may_tinh_7451.doc