Bài giảng Điều khiển thủy khí và lập trình PLC

Câu hỏi ôn tập 1. Một hệ thống phân loại sản phẩm có cấu tạo như sau: Hình 3.32 - Hệ thống sẽ phân ra 3 loại chay theo 3 chiều cao khác nhau do 3 cảm biến vật cản xác định. + Loại 1 (Cao nhất, cả 3 cảm biến điều lên mức 1): Sẽ đi theo đường 1. + Loại 2 (Cao thứ 2, cảm biến 1 và 2 sẽ lên mức 1, cảm biến 3 ở mức 0): Sẽ đi theo đường 2. + Loại 3 (Thấp nhất, chỉ có cảm biến 1 lên mức 1, cảm biến 2 và 3 ở mức 0): Sẽ đi theo đường 3. - Việc chọn đường đi do vị trí của cửa gạt quyết định. Ngõ vào -> Start: I0.0, Stop: I0.1, CB 1: I0.2 , CB 2: I0.3, CB 3: I0.4. Ngõ ra -> Cửa mở sang 1: Q0.0, Cửa mở sang 3: Q0.1. Chú ý: Cảm biến quang khi bị chắn ngang thì sẽ lên mức 1. Khoá lẩn khi điều khiển cửa gạt. Cửa ở vị trí 2 khi Q0.0 và Q0.1 ở mức 0 . 2. Cho: Đèn 1: Q0.1 Đèn 2: Q0.2 Đèn 3: Q0.3 - Start: I0.0, Stop: I0.1 - Viết chương trình điều khiển 3 đèn theo trình tự: - Start -> Đèn 1 sáng 1s -> Đèn 2 sáng 1s -> Đèn 3 sáng 1s -> Đèn 1 và 3 sáng 2s -> Đèn 2 sáng 2s -> Lặp lại. - Stop -> Dừng chương trình. 3. Một bầy gia súc 300 con, được phân ra 3 chuồng khác nhau, mỗi chuồng 100 con. Gia xúc sẽ đi theo một đường chung sao đó sẽ phân ra mỗi chuồng 100 con. - Nhấn Start -> Mở cổng 1 cho gia súc vào (100 con) -> đóng cổng 1, mở cổng 2 (100 con) -> đóng cổng 2, mở cổng 3 (100 con) -> đóng cổng 3.

pdf97 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Điều khiển thủy khí và lập trình PLC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x  B  y  C  x  X  a  Y  b 1 1  X  c1 Y  c0  x Hình 2.29 Sơ đồ logic - Sơ đồ mạch khí nén được biểu diễn như sau: Trang 47 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 2.30 Sơ đồ mạch khí nén 2.4 Điều khiển theo tầng Nguyên tắc chia tầng là chia các bước thực hiện có cùng chức năng thành từng phần riêng. Phần tử cơ bản của điều khiển theo tầng là phần tử nhớ - van đảo chiều 4/2 hoặc 5/2. Điều khiển theo tầng là bước hoàn thiện của điều khiển tùy động theo hành trình. Mạch điều khiển cho 2 tầng: I e1, e2: Tín hiệu điều khiển vào II a1, a2: Tín hiệu điều khiển ra 4 2 e1 e2 I: Tầng thứ nhất 1 3 II: Tầng thức hai Hình 2.31 Mạch điều khiển 2 tầng Nguyên tắc hoạt động là khi tầng thứ I có khí nén, thì tầng thứ II sẽ không có khí nén. Không tồn tại 2 tầng cũng có khí nén một lúc. Trang 48 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Mạch điều khiển cho 3 tầng: I e1, e2, e3: Tín hiệu điều khiển vào II III a1, a2, a3: Tín hiệu điều khiển ra a1 a2 e1 I: Tầng thứ nhất 1 3 4 2 II: Tầng thức hai e1 e3 1 3 III: Tầng thứ ba Hình 2.32 Mạch điều khiển 3 tầng Nguyên tắc hoạt động là khi tầng thứ I có khí nén, thì tầng thứ II và tầng III sẽ không có khí nén. Có nghĩa là khi một tầng có khí nén thì 2 tầng còn lại không có khí nén. Mạch điều khiển cho 4 tầng: I II e1, e2, e3, e4: Tín hiệu điều khiển vào III IV a1 a2 a1, a2, a3, a4: Tín hiệu điều khiển ra e1 e2 I: Tầng thứ nhất a1 a2 e3 II: Tầng thức hai e1 e4 III: Tầng thứ ba IV: Tầng thức tư Hình 2.33 Mạch điều khiển 4 tầng Nguyên tắc hoạt động cũng tương tự. Nếu số tầng thực hiện là n, thì số van đảo chiều cần thiết là n-1. Ví dụ 2.4: Biểu đồ trạng thái được biểu diễn như hình 2.34. Trang 49 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Khởi động 1 2 3 4 5 6 A1 Xi lanh A A0 B1 Xi lanh B B0 Hình 2.34 Biểu đồ trạng thái của 2 xilanh Theo biểu đồ trạng thái, ta chia thành 2 tầng: Tầng II gồm A+ và B+. Tầng B- và A-. Chú ý: Điều kiện chia tầng là chữ cái không được xuất hiện nhiều lần trong tầng. Ví dụ B+ và B- không được phép trong cùng một tầng. Công tác hành trình A1 và B0: sẽ được biểu diễn nằm phía trên đường biểu diễn các tầng, bởi vì không có sự thay đổi của tầng. Công tác hành trình A1 và B0 sẽ điều khiển trực tiếp vị trí của van đảo chiều trong bước thực hiện. Công tác hành trình B1 và A0: sẽ được biểu diễn nằm phía dưới đường biểu diễn các tầng, bởi vì có sự thay đổi của tầng. Công tác hành trình B1 và A0 sẽ điều khiển trực tiếp vị trí thay đổi của tầng. Hình 2.35 Cách chia tầng Trang 50 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC A0 A1 B0 B1 4 2 4 2 +A -A +B -B 1 3 1 3 2 2 B0 A1 1 3 1 3 I II Khoi dong e1 e2 2 1 3 2 B1 1 3 2 1 3 A0 1 3 Hình 2.36 Sơ đồ mạch khí nén điều khiển theo tầng Ví dụ 2.5: Quy trình thực hiện như sau: chi tiết từ thùng chứa sẽ được xilanh A đẩy vào và kẹp lại ở vị trí gia công. Sau khi kẹp xong, xilanh B sẽ đi xuống để dập chi tiết. Sau khi xilanh B lùi về, thì xilanh A sẽ lùi về (chi tiết được tháo ra). Sau đó, pittông C sẽ đẩy chi tiết xuống thùng chứa. Sơ đồ nguyên lý làm việc được biểu diễn ở hình 2.37 Trang 51 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 2.37 Quy trình công nghệ máy dập Biểu đồ trạng thái của quy trình trên biểu diễn ở hình 2.38. Khởi động 1 2 3 4 5 6 7≡1 A1 Xi lanh A A0 B1 Xi lanh B B0 C1 Xi lanh C C0 Hình 2.38 Biều đồ trạng thái Cách chia tầng: - Công tác hành trình A1, B0 và A0: sẽ được biểu diễn nằm phía trên đường biểu diễn các tầng, bởi vì không có sự thay đổi của tầng. Công tác hành trình đó sẽ điều khiển vị trí của van đảo chiều trong bước thực hiện. - Công tác hành trình B1, C1, C0: sẽ được biểu diễn nằm phía dưới đường biểu diễn các tầng, bởi vì có sự thay đổi của tầng. Công tác hành trình đó điều khiển trực tiếp vị trí thay đổi của tầng. Trang 52 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 2.39 Cách chia tầng Sơ đồ mạch khí nén được biểu diễn ở hình 2.40. B0 B1 A0 A1 C0 C1 4 2 4 2 4 2 +B -B +A -A +C -C 1 3 1 3 1 3 2 2 A1 2 A0 1 3 B0 1 3 1 3 2 I II e2 1 3 2 1 3 Khoi dong B1 4 III 1 3 e1 e3 1 3 2 2 C0 C1 1 3 1 3 Hình 2.40 Sơ đồ mạch khí nén 2.5 Điều khiển theo nhịp Các phương pháp điều khiển trước có một đặc điểm là, khi thay đổi quy trình công nghệ hay yêu cầu để ra, đòi hỏi phải thiết kế lại mạch điều khiển. Như vậy mất Trang 53 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC nhiều công sức và thời gian. Phương pháp điều khiển theo nhịp khắc phục được những nhược điểm trên. a) Cấu tạo khối của nhịp điều khiển Cấu tạo khối của nhịp điều khiển gồm có 3 phần tử là phần tử AND, phần tử nhớ và phần tử OR. Hình 2.41 Cấu tạo của khối nhịp điều khiển Nguyên tắc thực hiện của điều khiển nhịp là: các bước thực hiện lệnh xảy ra tuần tự. Có nghĩa là khi các lệnh trong 1 nhịp thực hiện xong, thì sẽ thông báo cho nhịp tiếp theo, đồng thời sẽ xóa lệnh nhịp thực hiện trước đó. Tín hiệu vào Yn tác động (ví dụ tín hiệu điều khiển), tín hiệu điều khiển A1 có giá trị L. Đồng thời sẽ tác động vào nhịp trước đó Zn-1 để xóa lệnh thực hiện trước đó. Đồng thời sẽ chuẩn bị cho nhịp tiếp theo cùng với tín hiệu X1 (hình 2.42). Như vậy khối của nhịp điều khiển bao gồm các chức năng sau: + Chuẩn bị cho các nhịp tiếp theo. + Xóa các lệnh của nhịp trước đó. + Thực hiện lệnh của tín hiệu điều khiển. Trang 54 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 2.42 Mạch logic của chuỗi điều khiển theo nhịp Biểu diễn đơn gian chuỗi điều khiển theo nhịp được trình bày trong hình 2.43. Nhịp thứ nhất Zn sẽ xóa bằng nhịp cuối cùng Zn+1. Hình 2.43 Biểu diễn đơn giản chuỗi điều khiển theo nhịp Trong thực tế có 3 loại khối điều khiển theo nhịp: + Loại A: Khi cổng Yn có giá trị L, van đảo chiều (phần tử nhớ) đổi vị trí: -> Tín hiệu ở cổng A có giá trị L. -> Chuẩn bị nhịp tiếp theo bằng phần tử AND của tín hiệu X. -> Đèn tín hiệu sáng. -> Phần tử nhớ của nhịp trước đó trở về vị trí RESET. + Loại B: Loại này thường đặt ở vị trí cuối trong chuỗi điều khiển theo nhịp. Ngược với kiểu A, kiểu B phần tử OR nối với cổng Yn. Khi cổng L có khí nén, thì toàn bộ các khối của chuỗi điều khiển (trừ khối cuối cùng) sẽ trở vị trí đầu. Như vậy khối B có chức năng như là điều kiện để chuẩn bị khởi động của mạch điều khiển. Trang 55 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Khối kiểu B cũng có chức năng như khối kiểu A. Đó là khi cổng Yn có giá trị L, van đảo chiều đổi vị trí: -> Tín hiệu ở cổng A có giá trị L. -> Chuẩn bị cho nhịp tiếp theo bằng phần tử AND của tín hiệu ở cổng X. -> Đèn tín hiệu sáng. -> Phần tử nhớ của nhịp trước đó trở về vị trí RESET. + Loại C: Không có phần tử nhớ và phần tử OR. Trong nhịp điều khiển tiếp theo, khi tín hiệu ở cổng X của nhịp trước đó vẫn còn giá trị L, thì đèn tín hiệu vẫn còn sáng ở nhịp tiếp theo. A A Yn Yn+1 Yn Yn+1 P P P P Zn Zn+1 Zn Zn+1 L L X X Hình 2.44 Khối kiểu A (trái), khối kiểu B (giữa) và khổi kiểu C (phải) A1 A2 A3 A3 X1 X2 X3 X4 2 1 3 Hình 2.45 Chuỗi điều khiển theo nhịp gồm: 3 khối kiểu A và một khối kiểu B b) Ví dụ ứng dụng Trang 56 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Ví dụ 2.6: Cho quy trình hoạt động của 2 xilanh thể hiện như biểu đồ trạng thái hình 2.46. Nhịp thực hiện 1 2 3 4 Pittông A+ B+ B- A- Vị trí hành trình A1 B1 B0 A0 Hình 2.46 Biểu đồ trạng thái và quy trình thực hiện Từ biểu đồ trạng thái, ta lập được quy trình thực hiện cho các nhip hình 2.46. Từ quy trình trên, ta thiết kế mạch điều khiển như hình 2.47. B0 B1 A0 A1 4 2 4 2 2 1 3 1 3 1 3 x1 x2 x3 x4 2 2 2 2 2 A1 B1 B0 A0 2 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3 Hình 2.47 Mạch điểu khiển khí nén Trang 57 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Câu hỏi ôn tập 1. Thiết kế sơ đồ điều khiển khí nén cho các xi lanh (hình 2.48) sử dụng biểu đồ Karnaugh. Với a0, a1, b0, b1 là các công tác hành trình khí nén bố trí lần lượt tại vị trí đầu và cuối của xilanh. 1 2 3 4 5=1 a1 A a0 b1 B b0 +A -B +B -A Hình 2.48 Biểu đồ trạng thái của các xilanh 2. Thiết kế sơ đồ điện – khí nén cho các xi lanh ở hình 2.48. Với đầu vào là nút khởi động và các công tác hành trình điện, đầu ra là các cuộn dây của van khí nén (giả sử dùng van điện từ 2 cuộn hút). 3. Thiết kế sơ đồ điều khiển theo tầng và theo nhịp cho các xilanh dưới đây: Hình 2.49 Biểu đồ trạng thái của các xi lanh Trang 58 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Chương 3 LẬP TRÌNH PLC Mục tiêu Chương này giới thiệu chung về ứng hệ thống PLC trong điều khiển logic thủy lực và khí nén, cách xây dựng một chương trình cơ bản dựa trên các cấu trúc lệnh bằng ngôn ngữ Ladder của PLC Siemen. Chương này sẽ giúp các bạn sinh viên có thêm một công cụ quan trọng để thiết kế hệ thống điều khiển logic một các linh hoạt và hiệu quả hơn. 3.1 Bộ điều khiển PLC (Programmable Logic Control) 3.1.1 Giới thiệu về PLC Hình thành từ nhóm các kỹ sư hãng General Motors năm 1968 với ý tưởng ban đầu là thiết kế một bộ điều khiển thỏa mãn các yêu cầu sau: + Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. + Dễ dàng sửa chữa thay thế. + Ổn định trong môi trường công nghiệp. + Giá cả cạnh tranh. Thiết bị điều khiển logic khả trình- PLC là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc thể hiện thuật toán đó bằng mạch số. I0.0 I0.1 & Q0.0 I0.2 Mạch số tương đương Hình 3.1 Ngôn ngữ lập trình của PLC Trang 59 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Với chương trình điều khiển trong mình, PLC trở thành bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh (với các PLC khác hoặc với máy tính). Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu nhớ trong bộ nhớ PLC dưới dạng các khối chương trình (khối OB, FC hoặc FB) và thực hiện lặp theo chu kỳ của vòng quét. Để có thể thực hiện được một chương trình điều khiển, tất nhiên PLC phải có tính năng như một máy tính, nghĩa là phải có một bộ vi xử lý (CPU), một hệ điều hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiển, dữ liệu và các cổng vào/ra để giao tiếp với đối tượng điều khiển và trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ bài toán điều khiển số, PLC còn cần phải có thêm các khối chức năng đặc biệt khác như bộ đếm (Counter), bộ định thì (Timer) và những khối hàm chuyên dụng. Hình 3.2 Hệ thống điều khiển với PLC Trang 60 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC 3.1.2 Phân loại PLC được phân loại theo 2 cách: + Hãng sản xuất: Gồm các nhãn hiệu như Siemen, Omron, Misubishi, Alenbratlay Ví dụ: + PLC Siemen có các họ: S7-200, S7-300, S7-400, Logo. + PLC Misubishi có các họ: Fx, Fx 0 , Fx ON 3.1.3 Các bộ điều khiển và phạm vi ứng dụng Có các bộ điều khiển: Vi xử lý, PLC và Máy tính. - Máy tính Dùng trong những chương trình phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao. + Có giao diện thân thiện + Tốc độ xử lý cao + Có thể lưu trữ với dung lượng lớn - Vi xử lý + Dùng trong những chương trình có độ phức tạp không cao (vì chỉ xử lý 8 bit). + Giao diện không thân thiện với người sử dụng + Tốc độ tính toán không cao. + Không lưu trữ hoặc lưu trữ với dung lượng rất ít - PLC + Độ phức tạp và tốc độ xử lý không cao Trang 61 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC + Giao diện không thân thiện với người sử dụng + Không lưu trữ hoặc lưu trữ với dung lượng rất ít + Môi trường làm việc khắc nghiệt 3.1.4 Các lĩnh vự ứng dụng PLC PLC được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành: Công nghiệp, Máy nông nghiệp, Thiết bị y tế, Otô (xe hơi, cần cẩu) 3.1.5 Các ưu điểm khi sử dụng hệ thống điều khiển với PLC - Không cần đấu dây cho sơ đồ điều khiển logic như kiểu dùng rơ le. - Có độ mềm dẻo sử dụng rất cao, khi chỉ cần thay đổi chương trình (phần mềm) điều khiển. - Chiếm vị trí không gian nhỏ trong hệ thống. - Nhiều chức năng điều khiển. - Tốc độ cao. - Công suất tiêu thụ nhỏ. - Không cần quan tâm nhiều về vấn đề lắp đặt. - Có khả năng mở rộng số lượng đầu vào/ra khi nối thêm các khối vào/ra chức năng. - Tạo khả năng mở ra các lĩnh vực áp dụng mới. - Giá thành không cao. Chính nhờ những ưu thế đó, PLC hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các hệthống điều khiển tự động, cho phép nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng và sự đồng nhất sản phẩm, tăng hiệu suất , giảm năng lượng tiêu tốn, tăng Trang 62 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC mức an toàn, tiện nghi và thoải mái trong lao động. Đồng thời cho phép nâng cao tính thị trường của sản phẩm. 3.1.6 Giới thiệu các ngôn ngữ lập trình Các loại PLC nói chung thường có nhiều ngôn ngữ lập trình nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng khác nhau. PLC S7-300 có 5 ngôn ngữ lặp trình cơ bản. Đó là: + Ngôn ngữ “hình thang”, ký hiệu là LAD (Ladder logic). Hình 3.3 Ngôn ngữ lập trình LAD -> Đây là ngôn ngữ đồ hoạ thích hợp với những người quen thiết kế mạch logic. Ngôn ngữ “liệt kê lệnh”, ký hiệu là STL (Statement list). STL Explanation O I 1.1 //Pressing either start switch turns the motor on. O I 1.3 S Q 4.0 O I 1.2 //Pressing either stop switch or opening the normally closed contact at the end of the belt turns the motor off. O I 1.4 ON I 1.5 R Q 4.0 Hình 3.4 Ngôn ngữ laaph trình STL Trang 63 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC -> Đây là dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính. Một chương trình đượcghép gởi nhiều câu lệnh theo một thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm một hàng và đều có cấu trúc chung là “tên lệnh” + “toán hạng”. + Ngôn ngữ “hình khối”, ký hiệu là FBD (Function Block Diagram). Hình 3.5 Ngôn ngữ lập trình FBD -> Đây cũng là ngôn ngữ đồ hoạ thích hợp với những người quen thiết kế mạch điều khiển số. + Ngôn ngữ GRAPH. -> Đây là ngôn ngữ lập trình cấp cao dạng đồ hoạ. Cấu trúc chương trình rõ ràng, chương trình ngắn gọn. Thích hợp cho người trong ngành cơ khí vốn quen với giản đồ Grafcet của khí nén. Hình 3.6 Ngôn ngữ lập trình GRAPH + Ngôn ngữ High GRAPH. -> Là dạng ngôn ngữ lập trình phát triển từ ngôn ngữ lập trình GRAPH (hình 3.5) Trang 64 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 3.7 Ngôn ngữ lập trình High GRAPH 3.2 Các thiết bị logic chuẩn 3.2.1 Các tính năng của PLC S7-300, S7-200 a) S7-300 + Hệ thống điều khiển kiểu Module nhỏ gọn cho các ứng dụng trong phạm vi trung bình. + Có nhiều loại CPU + Có nhiều Module mở rộng + Có thể mở rộng đến 32 Module +Các Bus nối tích hợp phía sau các Module +Có thể nối mạng Multipoint Interface (MPI), Profibus hoặc Industrial Ethernet +Thiết bị lập trình trung tâm có thể truy cập đến các Module +Không hạn chế rãnh + Cài đặt cấu hình và thông số với công cụ trợ giúp “HW-Config. b) S7-200 Trang 65 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC + Hệ thống điều khiển kiểu Module nhỏ gọn cho các ứng dụng trong phạm vi hẹp + Có nhiều loại CPU + Có nhiều Module mở rộng + Có thể mở rộng đến 7 Module + Bus nối tích hợp trong Module ở mặt sau + Có thể nối mạng với cổng giao tiếp RS 485 hay Profibus + Máy tính trung tâm có thể truy cập đến các Module + Không qui định rãnh cắm + Phần mềm điều khiển riêng + Tích hợp CPU, I/O nguồn cung cấp vào một Module “Micro PLC với nhiều chức năng tích hợp. 3.2.2 Các mudule của PLC S7300, S7 200 Module CPU + Module CPU là module chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ định thì, bộ đếm, cổng truyền thông (RS 485) và có thể còn có một vài cổng vào/ra số. Các cổng vào/ra số có trên module CPU được gọi là cổng vào/ra onboard như CPU 314IFM. + Trong họ PLC S7-300 có nhiều loại module CPU khác nhau. Nói chung chúng đượcđặt tên theo bộ vi xử lý có trong nó như module CPU312, module CPU314, module CPU315. + Các module cùng sử dụng một loại bộ vi xử lý, nhưng khác nhau về cổng vào/ra onboard cũng như các khối hàm đặc biệt được tích hợp sẵn trong thư viện của hệ điều hành phục vụ việc sử dụng các cổng vào/ra onboard này sẽ phân Trang 66 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC biệt với nhau trong tên gọi bằng cách thêm cụm chữ cái IFM (Intergrated Function Module). Ví dụ module CPU313IFM, module CPU314IFM + Ngoài ra, còn có các loại module CPU với hai cổng truyền thông, trong đó cổng truyền thông thứ hai có chức năng chính là phục vụ việc nối mạng phân tán như mạng PROFIBUS (PROcess FIeld BUS). Tất nhiên kèm theo cổng truyền thông thứ hai này lànhững phần mềm tiện dụng thích hợp cũng đã được cài sẵn trong hệ điều hành. Các loại module CPU này được phân biệt với các loại module CPU khác bằng cách thêm cụm từ DP (Distributed Port). Ví dụ như module CPU315-2DP. Hình 3.8 Một hệ thống PLC với các mô đun chuyên dụng ghép ngoài Các loại module mở rộng: + PS (Power Supply): Module nguồn nuôi, có 3 loại 2A, 5A và 10A. + SM (Signal Module): Module mở rộng cổng tín hiệu vào/ra, gồm có: + DI (Digital Input): Module mở rộng các cổng vào số với số lượng cổng có thể là 8, 16 hoặc 32 tùy theo từng loại module. Gồm 24VDC và 120/230V AC. + DO (Digital Output): Module mở rộng các cổng ra số với số lượng cổng có thể là 8, 16 hoặc 32 tùy theo từng loại module. Gồm 24VDC và ngắt điện từ. Trang 67 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC + DI/DO (Digital Input/Digital Out): Module mở rộng các cổng vào/ra số với số lượng cổng có thể là 8 vào/8 ra hoặc 16 vào/16 ra tùy theo từng loại module. + AI (Anolog Input): Module mở rộng các cổng vào tương tự. Về bản chất chúng là những bộ chuyển đổi tương tự số 12 bits (AD), tức là mỗi tín hiệu tương tự được chuyển đổi thành một tín hiệu số (nguyên) có độ dài 12 bits. Số các cổng vào tương tự có thể là 2, 4 hoặc 8 tùy theo loại module. Tín hiệu vào có thể là áp, dòng, điện trở. + AO (Anolog Output): Module mở rộng các cổng ra tương tự. Chúng lànhững bộ chuyển đổi số tương tự 12 bits (DA). Số các cổng ra tương tự có thể là 2, 4 hoặc 8 tùy theo loại module. Tín hiệu ra có thể là áp hoặc dòng. + AI/AO (Analog Input/Analog Output): Module mở rộng các cổng vào/ra tương tự. Số các cổng tương tự có thể là 4 vào/2 ra hoặc 4 vào/4 ra tùy theo từng loại module. + IM (Interface Module): Module ghép nối. Đây là loại module chuyên dụng có nhiệm vụ nối từng nhóm các module mở rộng lại với nhau thành một khối và được quản lý chung bởi một module CPU. Thông thường các module mở rộng được gá liền với nhau trên một thanh đỡ gọi là rack (hình 2.3). Trên mỗi thanh rack chỉ có thể gá tối đa 8 module mở rộng (không kể module CPU, nguồn nuôi). Một module CPU S7-300 có thể làm việc trực tiếp với nhiều nhất 4 racks và các racks này phải được nối với nhau bằng module IM. + FM (Function Module): Module có chức năng điều khiển riêng, ví dụ như module điều khiển động cơ servo, module điều khiển động cơ bước, module PID, module điều khiển vòng kín, Module đếm, định vị, điều khiển hồi tiếp + CP (Communication Module): Module phục vụ truyền thông trong mạng (MPI, PROFIBUS, Industrial Ethernet) giữa các PLC với nhau hoặc giữa PLC với máy tính. Trang 68 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC 3.2.3 Các vùng dữ liệu, vùng nhớ, các quy định về dữ liệu và địa chỉ trên PLC a) S7-300 Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ: Bảng 3.1 Kích Thứ Kiểu dữ Định thước Phạm vi và ký hiệu Ví dụ tự liệu dạng (bit) BOOL 1 1 Boolean TRUE/FALSE TRUE (bit) BYTE Thập lục B#16#0 đến B#16#10 hoặc 2 8 (Byte) phân B#16#FF Byte#16#10 2#0 đến 2#0001_0000_11 Nhị phân 2#1111_1111_1111 10_1101 _1111 Thập lục W#16#0 đến W#16#1ACF WORD phân W#16#FFFF 3 16 (Word) BCD C#0 đến C#999 C#123 Thập phân B#(0,0) đến B#(10,20) hoặc không B#(255,255) Byte(10,20) dấu DWOR 2#0 đến 2#1111_0111_00 D 2#1111_1111_1111 4 32 Nhị phân 00_1111_0111_0 (Double _1111_1111_1111_ 000 word) 1111_1111 Trang 69 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC DW#16#0000_0000 DW#16#00A2_F Thập lục đến AB hoặc phân DW#16#FFFF_FFF dword#16#00A2_ F FAB Thập B#(0,0,0,0) đến B#(1,14,45,56) phân B#(255,255,255,255 hoặc không ) Byte#(1,14,45,56) dấu Thập INT Từ -32768 đến 5 16 phân có 2 (Integer) 32767 dấu DINT Thập L#-2147483648 đến 6 (Double 32 phân có L#10 L#2147483647 integer) dấu S5TIME S5 time S5T#0H_0S_10MS R với đơn đến S5T#1M hoặc 7 32 (Simatic vị là S5T#2H_46M_30S_ S5TIME#1M Timer) 10ms 0MS IEC time T#24D_20H_31M_ TIME với đơn 23S_648MS đến T#1H_1M hoặc 8 (IEC 32 vị là 1ms T#24D_20H_31M_ TIME#1H_1M Time) (số 23S_647MS integer) Ngày hệ TIME D#1994-3-15 IEC với D#1990-1-1 đến 9 (IEC 16 hoặc đơn vị 1 D#2168-12-31 data) DATE#1994-3-15 ngày Trang 70 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Thời gian TIME_ trong một TOD#1:10:3.3 OF_DA TOD#0:0:0.0 đến 10 32 ngày với TIME_OF_DAY Y (Time TOD#23:59:59.999 đơn vị #1:10:3.3 of day) 1ms CHAR 11 (Charact 8 Ký tự A','B','d', e' er) Cấu trúc bộ nhớ của CPU bộ nhớ của S7-300 được chia thành 3 vùng chính: - Vùng chứa chương trình ứng dụng. Vùng nhớ chương trình được chia thành 3 miền OB (Organisation Block): Miền chứa chương trình tổ chức. + FC (Function): Miền chứa chương trình con được tổ chức thành hàm có biến hình thức để trao đổi dữ liệu với chương trình đã gọi nó. + FB (Function Block): Miền chứa chương trình con, được tổ chức thành hàm và có khả năng trao đổi dữ liệu với bất cứ một khối chương trình nào khác. Các dữ liệu này phải được xây dựng thành một khối dữ liệu riêng (gọi là DB-Data Block). - Vùng chứa tham số của hệ điều hành và chương trình ứng dụng, được phân chia thành 7 miền khác nhau gồm: + I (Process image Input): Miền bộ điệm các dữ liệu cổng vào số. Trước khi bắt đầu thực hiện chương trình, PLC sẽ đọc giá trị logic của tất cả các cổng đầu vào và cất giữ chúng trong vùng nhớ I. Thông thường chương trình ứng dụng không đọc trực tiếp trạng thái logic của cổng vào số mà chỉ lấy dữ liệu của cổng vào từ bộ đệm I. + Q (Process image output): Miền bộ điệm các dữ liệu cổng ra số. Kết thúc giai đọan thực hiện chương trình, PLC sẽ chuyển giá trị logic của bộ đệm Trang 71 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Q tới các cổng ra số. Thông thường chương trình ứng dụng không trực tiếp gán giá trị tới cổng ra mà chỉ chuyển vào bộ đệm Q. + M Miền các biến cờ. Chương trình ứng dụng sử dụng vùng nhớ này để lưu giữ các tham số cần thiết và có thể truy cập nó theo bit (M), Byte (MB), từ (MW), hay từ kép (MD). + T: Miền nhớ phục vụ bộ thời gian (Timer) bao gồm việc lưu trữ giá trị thời gian đặt trước (PV- preset value), giá trị đếm thời gian tức thời (CV-Current value) cũng như giá trị logic đầu ra của bộ timer. + C: Miền nhớ phục vụ đếm (counter) bao gồm việc lưu trữ giá trị đặt trước (PV-preset value), giá trị đếm tức thời (CV-Current value) cũng như giá trị logic đầu ra của bộ counter. + PI: Miền địa chỉ cổng vào của các module tương tự (I/O external input). Các giá trị tương tự tại cổng vào của module tương tự sẽ được module đọc và chuyển tự động theo những địa chỉ. Chương trình ứng dụng có thể truy cập miền nhớ PI theo từng byte (PIB), từng từ (PIW) hoặc theo từ kép (PID). + PQ: Miền địa chỉ cổng ra của các module tương tự (I/O external Output). Các giá trị theo những địa chỉ này sẽ được module đọc và chuyển tới các cổng ra tương tự. Chương trình ứng dụng có thể truy cập miền nhớ PQ theo từng byte (PQB), từng từ (PQW) hoặc theo từ kép (PQD). - Vùng chứa các khối dữ liệu, được chia làm 2 loại: + DB (Data block): Miền chứa các dữ liệu được tổ chức thành khối. Kích thước cũng như số lượng khối do người sử dụng quy định, phù hợp với từng bài toán điều khiển. Chương trình có thể truy cập miền này theo từng bit (DBX), byte (DBB), từ (DBW) hoặc từ kép (DBD). + L (Local data block): Miền dữ liệu địa phương, được các khối chương trình OB, FC, FB tổ chức và sử dụng cho các biến nháp tức thời và trao đổi dữ liệu của biến hình thức với những khối chương trình đã gọi nó. Nội dung của một số dữ liệu Trang 72 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC trong miền nhớ này sẽ bị xoá khi kết thúc chương trình tương ứng OB, FC, FB. Miền này có thể truy nhập từ chương trình theo bit (L), byte (LB), từ (LW) hoặc từ kép (LD). - Những khối OB đặt biệt + OB10: Time of day Interrupt + OB20: Time delay Interrupt + Hardware Interrupt + OB 81: Powersuply fault + OB 100: Start Up information Địa chỉ ô nhớ trong Step7-300 gồm hai phần: phần chữ và phần số. - Phần chữ chỉ vị trí và kích thước của ô nhớ. Chúng có thể là: + M: Chỉ ô nhớ trong miền các biến cờ có kích thước 1 bit + MB: Chỉ ô nhớ trong miền các biến cờ có kích thước 1 byte (8bit) + MW: Chỉ ô nhớ trong miền các biến cờ có kích thước 2 byte (16bit) + MD: Chỉ ô nhớ trong miền các biến cờ có kích thước 4 byte (32 bit) + I: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng vào số có kích thước 1 bit + IB: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng vào số có kích thước 1 byte + IW: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng vào số có kích thước 1 từ + ID: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng vào số có kích thước 1 từ kép + Q: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng ra số có kích thước 1 bit + QB: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng ra số có kích thước 1 byte + QW: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng ra số có kích thước 1 từ Trang 73 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC + QD: Chỉ ô nhớ trong miền bộ đệm cổng ra số có kích thước 1 từ kép + PIB: Chỉ ô nhớ có kích thước 1 byte thuộc vùng peripheral input. Thường là địa chỉ cổng vào của các module tương tự. + PIW: Chỉ ô nhớ có kích thước 2 byte thuộc vùng peripheral input. Thường là địa chỉ cổng vào của các module tương tự. + PID: Chỉ ô nhớ có kích thước 2 từ thuộc vùng peripheral input. Thường là địa chỉ cổng vào của các module tương tự. + PQB: Chỉ ô nhớ có kích thước 1 byte thuộc vùng peripheral output. Thường là địa chỉ cổng ra của các module tương tự. + PQW: Chỉ ô nhớ có kích thước 2 byte thuộc vùng peripheral output . Thường là địa chỉ cổng ra của các module tương tự. + PQD: Chỉ ô nhớ có kích thước 2 từ thuộc vùng peripheral output. Thường là địa chỉ cổng ra của các module tương tự. - Phần số: Chỉ địa chỉ của byte hoặc bit trong miền nhớ đã xác định. Nếu ô nhớ đã được xác định thông qua phần chữ là có kích thước 1 bit thì phần số sẽ gồm địa chỉ của byte và số thứ tự của bit trong byte đó được tách với nhau bằng dấu chấm. Ví dụ 3.1: + I 1.3 Chỉ bit thứ 4 trong byte 1 của miền nhớ bộ đệm cổng vào số. + M 101.5 Chỉ bit thứ 6 trong byte 101 của miền các biến cờ M. + Q 4.5 Chỉ bit thứ 6 trong byte 4 của miền nhớ bộ đệm cổng ra số. - Trong trường hợp ô nhớ đã được xác định là byte, từ hoặc từ kép thì phần số sẽ là địa chỉ byte đầu tiên trong mảng byte của ô nhớ đó. Trang 74 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Ví dụ 3.2: + MB15 Chỉ ô nhớ có kích thước 1 byte (byte 15) trong miền các biến cờ M + MW 18 Chỉ ô nhớ có kích thước 1 từ gồm 2 byte 18 và 19 trong miền các biến cờ M. + MD105 Chỉ ô nhớ có kích thước 1 từ kép gồm 4 byte 105, 106, 107 và 108 trong miền các biến cờ M. b) S7-200 Cấu trúc bộ nhớ của PLC S7 – 200 - Bộ nhớ của S7 – 200 có tính năng động cao, có thể đọc và ghi được trong toàn vùng, ngoại trừ phần các bit nhớ đặc biệt được ký hiệu SM (Special Memory) chỉ có thể truy cập để đọc. Bộ nhớ có một tụ nhớ để giữ thế nuôi, duy trì dữ liệu trong một khoảng thời gian khi mất điện. - Bộ nhớ của S7 – 200 được chia thành 4 vùng: - Vùng nhớ chương trình: Là vùng lưu giữ các lệnh chương trình. Vùng này thuộc kiểu không bị mất dữ liệu (non – volatile), đọc / ghi được. - Vùng nhớ tham số: Là vùng lưu giữ các thông số như : từ khóa, địa chỉ trạm. Cũng như vùng chương trình vùng tham số thuộc kiểu đọc ghi / được. - Vùng nhớ dữ liệu: Được sử dụng để trữ các dữ liệu của chương trình. Đối với CPU 214, 1KByte đầu tiên của vùng nhớ này thuộc kiểu đọc / ghi được. Vùng dữ liệu là một miền nhớ động. Nó có thể được truy cập theo từng bit, từng byte, từng từ đơn (word), hoặc theo từng từ kép (Double word) và được dùng để lưu trữ dữ liệu cho các thuật toán, các hàm truyền thông, lập bảng, các hàm dịch chuyển, xoay vòng thanh ghi, con trỏ địa chỉ Vùng dữ liệu được chia thành những vùng nhớ nhỏ với các công dụng khác nhau. Chúng được ký hiệu bằng chữ cái đầu tiếng Anh, đặc trưng cho công dụng riêng của chúng: Trang 75 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC + V Variable memory + I Input image resister + O Ouput image resister + M Internal memory bits + SM Special memory bits - Tất cả các miền này đều có thể truy cập theo từng bit, từng byte, từng từ đơn, hoặc từng từ kép. 3.3 Thiết kế chương trình cho PLC 3.3.1 Các lệnh vào ra Bảng 3.2 Toán hạng Mô tả Toán hạng áp dụng ---| |--- Tiếp điểm thường hở I, Q, M, L, D, T, C ---| / |--- Tiếp điểm thường đóng I, Q, M, L, D, T, C ---( ) Ngõ ra cuộn dây I, Q, M, L, D Sao chép nội dung của bit đầu tiên trong ngăn xếp vào bit được chỉ định trong lệnh. Nội dung của ngăn xếp không thay đổi. 3.3.2 Các lệnh ghi xóa trực tiếp giá trị cho các tiếp điểm SET ( S ) và RESET ( R ) Hình 3.9 Các lệnh mô tả S, R và giản đồ tín hiệu thu được Trang 76 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC 3.3.3 Các lệnh logic đại số Boole Các lệnh làm việc với tiếp điểm theo đại số Boolean cho phép tạo sơ đồ điều khiển logic không có nhớ. Trong LAD lệnh này được biễu diễn thông qua cấu trúc mạch mắc nối tiếp hoặc song song các tiếp điểm thường đóng hay thường mở. Trong STL có thể sử dụng các lệnh A (And) và O (Or) cho các hàm hở hoặc các lệnh AN (And Not) và ON (Or Not) cho các hàm kín. Giá trị của ngăn xếp thay đổi phụ thuộc vào từng lệnh. Các hàm logic Boole làm việc trực tiếp với tiếp điểm bao gồm: O (Or) , A (And), AN (And Not), ON (Or Not). Thực hiện lệnh A, O, AN, ON theo LAD (hình 3.10) Hình 3.10 Lệnh A, O, AN, ON theo LAD Ví dụ 3.3: Một hệ thống băng tải được trang bị hai cảm biến quang phát hiện vật cản (PEB1 và PEB2). Hai cảm biến này được sử dụng để dò tìm hướng chuyển động của băng tải. Mỗi cảm biến quang này có chức năng giống như một công tác thường Trang 77 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC hở. Viết một chương trình để nhận biết hướng chuyển động của băng tải thông qua các cảm biến vật cản. Hình 3.11 Quy trình hoạt động của hệ thống băng tải Cách bố trí cảm biến và đèn báo hiệu kết nối với PLC được thể hiện qua bảng 3.3. Bảng 3.3 Các thành phần Địa chỉ Ký hiệu Cảm biến đối tượng 1 PEB1 I0.0 Cảm biến đối tượng 2 PEB2 I0.1 Đèn hiển thị chuyển động RIGHT Q4.0 qua bên phải Đèn hiển thị chuyển động LEFT Q4.1 qua bên trái Bit nhớ trung gian 1 PMB1 M0.0 Bit nhớ trung gian 2 PMB2 M0.1 Chương trình được viết như sau: Network 1: Trang 78 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Network 2: Network 3: Hình 3.12 Chương trình LAD cho PLC 3.3.4 Timer Timer là bộ tạo thời gian trễ giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra nên trong điều khiển thường được gọi là khâu trễ. Các công việc điều khiển cần nhiều chức năng Timer khácnhau. Một Word (16bit) trong vùng dữ liệu được gán cho một trong các Timer. Một Timer có các ngõ vào và ngõ ra tương ứng như sau: Ngõ vào Start (bắt đầu): Timer được bắt đầu với sự thay đổi tín hiệu từ mức “0” lên mức “1” ở ngõ vào Start của nó. Thời gian (thí dụ L S5T#1S) và hoạt động của Timer (thí dụ SP T1) phải được lập trình ngay sau hoạt động quét điều kiện bắt đầu (thí dụ A I0.0). Ngõ vào Reset (xóa): tín hiệu mức “1” ở ngõ vào Reset làm dừng Timer. Lúc này thời gian hiện hành được đặt về 0 và ngõ ra Q của timer được xoá về “0”. Các ngõ ra số: giá trị thời gian thực sự có thể đọc được từ hai ngõ ra số BI (số nhị phân) và BCD (số thập phân). Ví dụ xuất ra hiển thị dạng số ở ngõ ra. Trang 79 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Ngõ ra nhị phân: trạng thái tín hiệu ở ngõ ra nhị phân Q của Timer phụ thuộc vào chức năng Timer được lập trình. Thí dụ khi bắt đầu, ngõ ra Q ở mức “1” khi có tín hiệu Start và Timer đang chạy. 3.3.4.1 Tổng quan về các lệnh Timer Các lệnh về timer bao gồm:  S_PULSE Pulse S5 Timer  S_PEXT Extended Pulse S5 Timer  S_ODT On-Delay S5 Timer  S_ODTS Retentive On-Delay S5 Timer  S_OFFDT Off-Delay S5 Timer  ---( SP ) Pulse Timer Coil  ---( SE ) Extended Pulse Timer Coil  ---( SD ) On-Delay Timer Coil  ---( SS ) Retentive On-Delay Timer Coil  ---( SA ) Off-Delay Timer Coil Trang 80 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 3.13 Giản đồ thời gian 3.3.4.2 Timer xung S_PULSE Ký hiệu: Các thuộc tính của khối timer trên được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.4 Tham số Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả T no. TIMER T Chỉ số nhận biết timer S BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Start TV S5TIME I, Q, M, L, D Giá trị Preset timer R BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Reset BI WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng interger BCD WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng BCD Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của timer Giản đồ thời gian của timer Trang 81 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 3.13 Đặc tính timer xung Ví dụ 3.4: Hình 3.14 3.3.4.3 Timer xung mở rộng S_PEXT Ký hiệu: Các thuộc tính của khối timer trên được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.3 Tham số Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả T no. TIMER T Chỉ số nhận biết timer S BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Start TV S5TIME I, Q, M, L, D Giá trị Preset timer Trang 82 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC R BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Reset BI WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng interger BCD WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng BCD Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của timer Giản đồ thời gian của timer này được thể hiện ở hình Hình 3.15 Giản đồ thời gian của timer xung mở rộng Ví dụ 3.5: Hình 3.16 3.3.4.4 Timer On-Delay S_ODT - Ký hiệu: - Các thuộc tính của khối timer trên được thể hiện ở bảng dưới đây: Trang 83 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Bảng 3.4 Tham số Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả T no. TIMER T Chỉ số nhận biết timer S BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Start TV S5TIME I, Q, M, L, D Giá trị Preset timer R BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Reset BI WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng interger BCD WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng BCD Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của timer Hình 3.17 Giản đồ thời gian của timer On-Delay Ví dụ 3.6: Trang 84 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 3.18 3.3.4.5 Timer On-Delay nhớ S_ODTS - Ký hiệu: - Các thuộc tính của khối timer trên được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.5 Tham số Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả T no. TIMER T Chỉ số nhận biết timer S BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Start TV S5TIME I, Q, M, L, D Giá trị Preset timer R BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Reset BI WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng interger BCD WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng BCD Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của timer Trang 85 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Hình 3.19 Giản đồ thời giản của Retentive On-Delay timer Ví dụ 3.7: Hình 3.20 3.3.4.6 Timer Off-Delay S_OFFDT - Ký hiệu: - Các thuộc tính của khối timer trên được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.6 Tham số Kiểu dữ Vùng nhớ Mô tả liệu T no. TIMER T Chỉ số nhận biết timer S BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Start Trang 86 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC TV S5TIME I, Q, M, L, D Giá trị Preset timer R BOOL I, Q, M, L, D Đầu vào Reset BI WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng interger BCD WORD I, Q, M, L, D Giá trị còn lại timer, ở dạng BCD Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của timer Hình 3.21 Giản đồ thời gian của timer S_OFFDT Ví dụ 3.8: Hình 3.22 3.3.4.7 Cuộn dây Timer xung ---( SP ) - Ký hiệu: ---( SP ) - Cuộn dây time xung: ---(SP) Pulse Time Coil - Kiểu dữ liệu: S5TIME; Vùng nhớ: I, Q, M, L, D Trang 87 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Ví dụ 3.9: Hình 3.23 3.3.4.8 Cuộn timer xung mở rộng: --(SE) - Ký hiệu: --(SE). - Kiểu dữ liệu: S5TIME; Vùng nhớ: I, Q, M, L, D. Ví dụ 3.10: Hình 3.24 3.3.4.9 Cuộn dây timer On-Delay ---( SD ) - Ký hiệu: ---( SD ) Trang 88 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC - Kiểu dữ liệu: S5TIME; Vùng nhớ: I, Q, M, L, D. Ví dụ 3.11: Hình 3.25 3.3.4.10 Cuộn dây timer On-Delay nhớ ---( SS ) - Ký hiệu: ---( SS ) - Kiểu dữ liệu: S5TIME; Vùng nhớ: I, Q, M, L, D. Ví dụ 3.12: Hình 3.26 3.3.4.11 Cuộn dây timer Off-Delay ---( SF ) Trang 89 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Ký hiệu: ---( SF ) Kiểu dữ liệu: S5TIME; Vùng nhớ: I, Q, M, L, D. Ví dụ 3.13: Hình 3.27 3.3.5 Counter Trong công nghiệp, bộ đếm rất cần cho các quá trình đếm khác nhau như: đếm số chai, đếm xe hơi, đếm số chi tiết, Một word 16bit (counter word) được lưu trữ trong vùng bộ nhớ dữ liệu hệ thống của PLC dùng cho mỗi counter. Số đếm được chứa trong vùng nhớ dữ liệu hệ thống dưới dạng nhị phân và có giá trị trong khoảng 0 đến 999. Các phát biểu dùng để lập trình cho bộ đếm có các chức năng như sau: + Đếm lên (CU = Counting Up): Tăng counter lên 1. Chức năng này chỉ được thực hiện nếu có một tín hiệu dương ( từ “0” chuyển xang “1” ) xảy ra ở ngõ vào CU. Một khi số đếm đạt đến giới hạn trên là 999 thì nó không được tăng nữa. + Đếm xuống (CD = Counting Down): Giảm counter đi 1. Chức năng này chỉ được thực hiện nếu có sự thay đổi tín hiệu dương ( từ “0” xang “1” ) ở ngõ vào CD. Trang 90 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC + Một khi số đếm đạt đến giới hạn dưới 0 thì thì nó không còn giảm được nữa. Đặt counter ( S = Setting the counter): Counter được đặt với giá trị được lập trình ở ngõ vào PV khi có cạnh lên ( có sự thay đổi từ mưc “0” lên mức “1” ) ở ngõ vào S này. Chỉ có sự thay đổi mới từ “0” xang “1” ở ngõ vào S này mới đặt giá trị cho counter một lần nữa. + Đặt số đếm cho Counter ( PV = Presetting Value ): Số đếm PV là một word 16 bit ở dạng BCD. Các toán hạng sau có thể được sử dụng ở PV là: Word IW, QW, MW,Hằng số: C#0,,999. + Xóa Counter ( R = Resetting the counter ): Counter được đặt về 0 (bị reset) nếu ở ngõ vào R có sự thay đổi tín hiệu từ mức “0” lên mức “1” . Nếu tín hiệu ở ngõ vào R là “0” thì không có gì ảnh hưởng đến bộ đếm. + Quét số của số đếm: (CV, CV_BCD ): số đếm hiện hành có thể được nạp vào thanh ghi tích lũy ACCU như một số nhị phân (CV = Counter Value) hay số thập phân ( CV_BCD ). Từ đó có thể chuyển các số đếm đến các vùng toán hạng khác. + Quét nhị phân trạng thái tín hiệu của Counter (Q): ngõ ra Q của counter có thể được quét để lấy tín hiệu của nó. Nếu Q = “0” thì counter ở zero, nếu Q = “1” thì số đếm ở counter lớn hơn zero. Biểu đồ chức năng: Hình 3.28 Trang 91 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC a) Up counter Hình 3.29 I0.2: đặt giá trị bắt đầu và cho phép Counter đếm. I0.0: Counter đếm lên I0.3: Reset Counter Q4.0 = 1 khi giá trị của Counter khác 0. MW10: chứa giá trị bắt đầu đếm cho Timer. b) Down counter Hình 3.30 I0.2: đặt giá trị bắt đầu và cho phép Counter đếm. I0.0: Counter đếm xuống I0.3: Reset Counter Trang 92 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Q4.0 = 1 khi giá trị của Counter khác 0. MW10: chứa giá trị bắt đầu đếm cho Timer. c) Up-Down Counter Hình 3.31 I0.2: đặt giá trị bắt đầu và cho phép Counter đếm. I0.0: Counter đếm lên I0.1: Counter đếm xuống I0.3: Reset Counter Q4.0 = 1 khi giá trị của Counter khác 0. MW10: chứa giá trị bắt đầu đếm cho Timer. Câu hỏi ôn tập 1. Một hệ thống phân loại sản phẩm có cấu tạo như sau: Trang 93 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC Cảm biến Cửa 1 Cửa 2 Cửa 3 Cảm biến 1 Cảm biến 2 Cảm biến 3 Hình 3.32 - Hệ thống sẽ phân ra 3 loại chay theo 3 chiều cao khác nhau do 3 cảm biến vật cản xác định. + Loại 1 (Cao nhất, cả 3 cảm biến điều lên mức 1): Sẽ đi theo đường 1. + Loại 2 (Cao thứ 2, cảm biến 1 và 2 sẽ lên mức 1, cảm biến 3 ở mức 0): Sẽ đi theo đường 2. + Loại 3 (Thấp nhất, chỉ có cảm biến 1 lên mức 1, cảm biến 2 và 3 ở mức 0): Sẽ đi theo đường 3. - Việc chọn đường đi do vị trí của cửa gạt quyết định. Ngõ vào -> Start: I0.0, Stop: I0.1, CB 1: I0.2 , CB 2: I0.3, CB 3: I0.4. Ngõ ra -> Cửa mở sang 1: Q0.0, Cửa mở sang 3: Q0.1. Chú ý: Cảm biến quang khi bị chắn ngang thì sẽ lên mức 1. Khoá lẩn khi điều khiển cửa gạt. Cửa ở vị trí 2 khi Q0.0 và Q0.1 ở mức 0 . 2. Cho: Đèn 1: Q0.1 Đèn 2: Q0.2 Đèn 3: Q0.3 - Start: I0.0, Stop: I0.1 - Viết chương trình điều khiển 3 đèn theo trình tự: Trang 94 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC - Start -> Đèn 1 sáng 1s -> Đèn 2 sáng 1s -> Đèn 3 sáng 1s -> Đèn 1 và 3 sáng 2s -> Đèn 2 sáng 2s -> Lặp lại. - Stop -> Dừng chương trình. 3. Một bầy gia súc 300 con, được phân ra 3 chuồng khác nhau, mỗi chuồng 100 con. Gia xúc sẽ đi theo một đường chung sao đó sẽ phân ra mỗi chuồng 100 con. - Nhấn Start -> Mở cổng 1 cho gia súc vào (100 con) -> đóng cổng 1, mở cổng 2 (100 con) -> đóng cổng 2, mở cổng 3 (100 con) -> đóng cổng 3. 1 Cửa 1a Cử Cửa 2 Cử a 3 Hình 3.33 -Viết chương trình điều khiển (dùng PLC S7-300). 4. Viết chương trình điều khiển 8 bóng đèn sáng lần lượt từng bóng. Mỗi bóng chỉ sáng trong thời gian 2 giây rồi tắt. 5. Viết chương trình điều khiển 8 bóng đèn sáng đếm nhị phân từ 0b00000000 đến 0b11111111. Trang 95 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Phương (2008), Hệ thống điều khiển bằng khí nén, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Ngọc Phương (2008), Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Như Hiển, Nguyễn Mạnh Tùng (2007), Điều khiển logic và PLC, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. [4] Trần Xuân Tùy (2007), Điều khiển thủy khí và điều khiển PLC, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. [5] Phạm Đắp, Trần Xuân Tùy (1998), Điều khiển tự động trong các lĩnh vực cơ khí, Nhà xuất bản Giáo dục. [6] Siemen, Ladder Logic (LAD) for S7-300 and S7-400 Programming, Reference Manual. Trang 96 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 3 Chương 1 ĐIỀU KHIỂN LOGIC........................................................................................... 4 1.1 Khái niệm cơ bản........................................................................................................ 4 1.2 Các phần tử logic........................................................................................................ 6 1.2.1 Phần tử logic NOT (đảo) ....................................................................................... 6 1.2.2 Phần tử logic AND (và)......................................................................................... 7 1.2.3 Phần tử logic NAND (và-đảo) ................................................................................ 7 1.2.4 Phần tử logic AND-NAND .................................................................................... 8 1.2.5 Phần tử logic AND-NAND với 4 tín hiệu vào .......................................................... 8 1.2.6 Phần tử logic OR (hoặc) ........................................................................................ 9 1.2.7 Phần tử logic NOR (hoặc-đảo) ............................................................................... 9 1.2.8 Phần tử logic OR/NOR.......................................................................................... 9 1.2.9 Phần tử logic XOR (EXC-OR) ............................................................................. 10 1.3 Lý thuyết đại số BOOLE ........................................................................................... 10 1.3.1 Các quy tắc cơ bản của đại số Boole ..................................................................... 10 1.3.2 Biểu đồ Karnaugh............................................................................................... 17 1.3.3 Phần tử nhớ........................................................................................................ 22 1.4 Biểu diễn phần tử logic của khí nén............................................................................. 24 1.4.1 Phần tử NOT...................................................................................................... 24 1.4.2 Phần tử OR và NOR............................................................................................ 24 1.4.3 Phần tử AND và NAND ...................................................................................... 24 1.4.4 Phần tử EXC-OR................................................................................................ 25 1.4.5 Phần tử RS-FF.................................................................................................... 25 1.4.6 Phần tử thời gian ................................................................................................ 26 Câu hỏi ôn tập............................................................................................................ 27 Chương 2 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN .................................................................. 28 Trang 97 Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC 2.1 Thiết kế mạch khí nén cho quy trình 2 xi lanh .............................................................. 28 2.2 Thiết kế mạch khí nén cho quy trình với 3 xilanh.......................................................... 37 2.3 Thiết kế mạch khí nén với 2 phần tử nhớ trung gian ...................................................... 43 2.4 Điều khiển theo tầng ................................................................................................. 48 2.5 Điều khiển theo nhịp ................................................................................................. 53 Câu hỏi ôn tập ............................................................................................................... 58 Chương 3 LẬP TRÌNH PLC ............................................................................................... 59 3.1 Bộ điều khiển PLC (Programmable Logic Control) ....................................................... 59 3.1.1 Giới thiệu về PLC............................................................................................... 59 3.1.2 Phân loại ........................................................................................................... 61 3.1.3 Các bộ điều khiển và phạm vi ứng dụng ................................................................ 61 3.1.4 Các lĩnh vự ứng dụng PLC................................................................................... 62 3.1.5 Các ưu điểm khi sử dụng hệ thống điều khiển với PLC............................................ 62 3.1.6 Giới thiệu các ngôn ngữ lập trình.......................................................................... 63 3.2 Các thiết bị logic chuẩn ............................................................................................. 65 3.2.1 Các tính năng của PLC S7-300, S7-200................................................................. 65 3.2.2 Các mudule của PLC S7300, S7 200 ..................................................................... 66 3.2.3 Các vùng dữ liệu, vùng nhớ, các quy định về dữ liệu và địa chỉ trên PLC .................. 69 3.3 Thiết kế chương trình cho PLC................................................................................... 76 3.3.1 Các lệnh vào ra................................................................................................... 76 3.3.2 Các lệnh ghi xóa trực tiếp giá trị cho các tiếp điểm ................................................. 76 3.3.3 Các lệnh logic đại số Boole.................................................................................. 77 3.3.4 Timer ................................................................................................................ 79 3.3.5 Counter ............................................................................................................. 90 Câu hỏi ôn tập............................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 96 MỤC LỤC........................................................................................................................ 97 Trang 98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_dieu_khien_thuy_khi_va_lap_trinh_plc.pdf