Bài giảng Dân số - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

- Huy động tối đa sức mạnh của các ban ngành, đoàn thể trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng ban ngành, đoàn thể vào các hoạt động truyền thông bằng giáo dục chuyển đổi hành vi dân số, SKSS/KHHGĐ. - Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông - giáo dục dân số, SKSS/KHHGĐ. Chú trọng hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu của chiến lược.

pdf82 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Dân số - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẹ và trẻ em thì nguyên nhân hàng đấu dẫn đến suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam là: - Thiếu kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc của cha mẹ và người nuôi trẻ. - Chế độ ăn của trẻ không đủ về số và không đảm bảo về chất lượng. - Chế độ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, phòng và chữa bệnh chưa tốt. Nếu người mẹ có trình độ học vấn, hiểu biết những kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ tốt sẽ hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ. Vì vậy việc giáo dục những kiến thức về y học, đặc biệt về dinh dưỡng cho bà mẹ là điều rất cần thiết. Có nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe trẻ như chương trình vitamin A, chương 58 trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI), chương trình phòng chống tiêu chảy cấp (CDD)... nhưng 7 nội dung ưu tiên trên là quan trọng nhất. Muốn làm tốt 7 ưu tiên trên cần có sự phối hợp liên ngành ở các cấp và những chế độ chính sách cụ thể của chính quyền cũng như các đoàn thể và mọi người trong cộng đồng tham gia. 3.2.2. Chế độ ăn sam. Ăn sam là ăn dần dần những thức ăn của người lớn kèm thêm với sữa mẹ. Thời kỳ ăn sâm là thời kỳ ăn chuyển tiếp để trẻ thích nghi dần dần với chế độ ăn của người lớn. Trong thời kỳ này, chế độ ăn của trẻ thay đổi từ sữa mẹ sang chế độ ăn của gia đình. Ăn sam là phù hợp với sinh lý, để giúp trẻ có năng lượng, protein và các thứ khác để trẻ phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó sữa mẹ cần phải được tiếp tục cho trẻ. Tuy vậy, ăn sam cũng đem lại một số nguy hiểm cho trẻ nếu việc cho ăn sam không được thực hiện đúng phương pháp. Phương pháp cho ăn sớm được tiến hành như sau: - Thời kỳ cho ăn sam: Thời kỳ bắt đầu ăn sâm tùy theo nơi, có nơi cho ăn rất sớm lúc 2-3 tháng, có nơi muộn. Tại một số dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, bà mẹ thường cho trẻ cho ăn sớm sớm vào tháng thứ 3. Cho ăn sớm với thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp và cũng như thức ăn không hợp vệ sinh là nguyên nhân gây ra tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Thời kỳ ăn sâm thích hợp nhất là từ tháng thứ 5 trở đi. Yêu cầu thức ăn sam của trẻ là: - Thức ăn sam cần phải phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ kiếm, rẻ tiền và thường dùng trong các gia đình. - Thức ăn sam gồm thức ăn hỗn hợp cơ bản với hai thành phần gạo, khoai và protein từ thực vật và động vật (đậu, thịt, cá). Thức ăn hỗn hợp phong phú với hai thành phần trên cùng với rau quả và mỡ, dầu, đường.. Thức ăn sam được biểu thị bằng ô vuông thức ăn sau: Sơ đồ 4:Ô vuông thức ăn cho trẻ - Bột cung cấp thêm muối khoáng, gluxít nguồn năng lượng quan trọng. Không nên dùng bột quá sớm trước 3 tháng vì khó tiêu dễ gây bệnh tiêu chảy. - Trái cây, rau cung cấp sinh tố và muối khoáng, có thể bắt đầu cho ăn lúc trẻ được 3 tháng, mỗi ngày 1 lần. - Đạm nên bắt đầu cho trẻ ăn thêm từ tháng thứ 4, nên tập uống nước, còn thịt cá... từ tháng thứ 6 thì mới cho vào bột. - Chất béo cung cấp nguồn năng lượng lớn nhất. 3.2.3. Cần loại bỏ tập quán có hại đến sức khỏe trẻ em 59 - Kiêng ăn 1 tháng trước đẻ vì sợ con to. - Vắt bỏ sữa non trước khi bắt đầu cho con bú. - Nằm bếp than nhiều ngày sau đẻ, kiêng gió, nắng... nằm buồng tối nhiều tuần sau đẻ dễ gây thiếu vitamin D cho mẹ lẫn con. - Kiêng ăn khi trẻ mắc bất cứ bệnh gì. - Ăn kiêng sau đẻ dễ làm mẹ mất sữa, giảm chất lượng sữa (kiêng mỡ, trái cây, đồ ăn biển, ăn khô...). - Cai sữa trước khi trẻ 12 tháng tuổi, thích dùng sữa bò thay cho sữa mẹ.... - Chích lễ (chích máu) để loại trừ máu “độc” gây nhiễm trùng hoặc chảy máu kéo dài. - Kiêng ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy. - Ủ nóng khi trẻ sốt cao, hai bàn chân lạnh... 3.2.4. Các chương trình bảo vệ chăm sóc sức khoẻ trẻ em - Tiêm chủng mở rộng (EPI). - Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp (CDD). - Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI). - Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI) - Giáo dục an toàn giao thông. - Vệ sinh nha học đường. - Trẻ em đường phố (street children). - Phục hồi nhi khoa, quan tâm những trẻ em ra đời bị khuyết tật bẩm sinh. - Phòng chống dịch bệnh phổ biến. - Phòng chống xâm hại trẻ em. - Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (được đề cập trong chiến lược quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010). 4. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên 4.1. Khái niệm. Tuổi vị thành niên (VTN) là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhưng là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người. Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) và Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại: vị thành niên 10- 19 tuổi, thanh niên 15 -24 tuổi, người trẻ 10 - 24 tuổi. Với định nghĩa này, vị thành niên chiếm 20% dân số thế giới. Tuổi VTN được phân định thành 3 giai đoạn (hoặc 3 nhóm): - VTN sớm: từ 10-14 tuổi. - VTN trung bình: từ 15 - 17 tuổi. 60 - VTN muộn: từ 18 - 19 tuổi. 4.2. Chăm sóc sức khỏe vị thành niên 4.2.1. Thông tin giáo dục truyền thông - Đáp ứng những nhu cầu thông tin và những dịch vụ VTN cần biết. - Xác định thái độ trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với VTN. - Chú trọng vào thiết kế chương trình có sự tham gia của vị thành niên và cộng đồng - Đảm bảo tính bí mật thông tin, giải quyết các vấn đề tâm lý, nhận thức cũng như những nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. - Tư vấn phải đảm bảo không phán xét, tập trung tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của một số tình trạng như: nghiện hút, tự tử, có thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục.... - Tư vấn và giáo dục phải đảm bảo giúp cho vị thành niên tự lựa chọn các biện pháp tránh thai khi đã được cung cấp đấy đủ thông tin: biện pháp tránh thai bằng thuốc tránh thai, bao cao su hoặc kiêng quan hệ tình dục... 4.2.2. Mục đích của việc giáo dục giới tính - Sự hài hoà giữa quyền lợi cá nhân và trách nhiệm xã hội. - Xây dựng mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm bình đẳng giữa nam và nữ. - Yêu đương lành mạnh. 4.2.3. Nội dung thông tin giáo dục truyền thông. Vị thành niên cần nhận được những hướng dẫn về sức khoẻ để có những hiểu biết tốt hơn về tâm sinh lý cũng như sự phát triển tâm lý tình dục của họ. Những hướng dẫn đó phải nhấn mạnh vào những chiến lược để nâng cao sức khoẻ và giảm thiểu nguy cơ. - Giáo dục về giới tính, sức khoẻ tình dục và sinh sản ở tuổi VTN. - Những nguy cơ do thai sản ở tuổi VTN. - Cung cấp các thông tin về tránh thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn - Cung cấp các thông tin và cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Phổ biến vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục. - Những nguy cơ dẫn đến vô sinh. - Giải thích các nguy cơ nghiện hút ma tuý. - Giải thích những đồn đại không đúng về tuổi VTN. 61 GIỚI VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC Mục tiêu: 1. Trình bày được sự bất bình đẳng về giới trong gánh nặng công việc, sự tiếp cận giáo dục, kiểm soát nguồn lực kinh tế, xã hội và quyền lực và tác động của giới lên sức khỏe cá nhân và gia đình. 2. Trình bày được những điểm cơ bản của vấn đề sức khỏe tình dục Nội dung: 1. Vấn đề giới và sức khỏe 1.1. Khái niệm giới và giới tính: Tất cả những điều xã hội mong đợi về cá nhân dựa trên giới tính sinh học gọi là giới (gender). Ảnh hưởng về sinh học và xã hội đóng góp một phần nhất định trong việc định ra giới. Trong mọi xã hội, đàn ông và đàn bà có những hình dạng cơ thể khác nhau và có chu kỳ sinh lý khác nhau. Nhưng chính những ý nghĩa văn hóa được gán cho những khác biệt sinh lý đó mới ảnh hưởng đến tín ngưỡng, hành vi của con người với hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội. Trong tất cả xã hội, sự phân chia xã hội thành phạm trù nam nữ có nghĩa con trai con gái được xã hội hóa theo những cách khác nhau. Chúng được giáo dục để có những kỳ vọng sống khác nhau để phát triển tình cảm và trí tuệ theo những cách khác nhau, chi phối trong đời sống hàng ngày bởi những tiêu chuẩn khác nhau về ăn mặc và hành vi. Bằng cách chú trọng những khía cạnh giới và phân tích của chúng ta về tình trạng của giới trong cộng đồng là một khía cạnh quan trọng giúp chúng ta hiểu tốt hơn về cộng đồng và cách tốt nhất để cải thiện, phát triển nó. 1.2. Vấn đề bất bình đẳng về giới trong gánh nặng công việc, tiếp cận giáo dục, kiểm soát nguồn lực kinh tế, xã hội và quyền lực 1.2.1. Gánh nặng công việc: Phân tích gánh nặng công việc có thể cung cấp thêm thông tin về vấn đề sức khỏe có thể bị tác động bởi công việc mà người phụ nữ có xu hướng “hướng nội” trong các hoạt động thường nhật như chức năng nội trợ, chăm sóc con cái, tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt cho gia đình. Theo nguồn số liệu của Uỷ ban quốc gia Việt Nam vì sự tiến bộ của nữ thanh niên năm 1996 cho thấy: Thời gian trung bình dành cho việc nội trợ của nam là 12 phút/ngày, trong khi đó đối với nữ là 180 phút/ngày. Tỉ lệ lực lượng lao động nữ trong xã hội cũng cao hơn so với nam giới từ 2 - 4%, lao động nông nghiệp vùng nông thôn thì tỉ lệ nam giới là 25% và nữ giới là 75%. Những vấn đề sức khỏe có thể bị tác động do bất bình đẳng giới trong gánh nặng công việc hoặc do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội thấp làm cho sức khỏe của người phụ nữ bị ảnh hưởng như các bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng...thường nữ giới bao giờ cũng cao hơn nam. 1.2.2. Sự tiếp cận giáo dục: Trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triền thì sự 62 tiếp cận giáo dục của nam có xu hướng cao hơn của nữ giới. Vì nữ giới ít được gia đình quan tâm và thường chỉ được học ở những cấp học thấp và họ được hướng vào các ngành học, lĩnh vực ít khó khăn... Điều này càng gây khó khăn cho nữ giới khi họ ra những quyết định quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và văn hóa, trong hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng nơi họ đang sinh sống. Do thiếu sự tiếp cận giáo dục có thể dẫn đến thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho con. Người phụ nữ cũng khó tiếp cận các nguồn thông tin giáo dục sức khỏe, hạn chế tham gia các hoạt động xã hội có thể mang lại các hậu quả nghiêm trọng như bạo lực tình dục, tỉ lệ mắc các bệnh đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhất là HIV/AIDS cao, tử vong mẹ, tử vong do nạo phá thai không an toàn... 1.2.3. Sự kiểm soát nguồn lực xã hội: Phụ nữ thường có thu nhập thấp hơn nam giới. Tại Việt Nam, mức thu nhập của nữ thường chỉ bằng 72% của nam do quan niệm xã hội cho rằng nữ nên làm những việc nhẹ, có kỹ năng thấp, lương thấp. Các cơ hội nghề nghiệp đối với họ ít hơn của nam, các cơ quan ít nhận nữ vào làm việc vì cho rằng nữ hay nghỉ việc do con ốm và sinh đẻ. Nam và nữ có sự bất bình đẳng trong tiếp cận kiểm soát các nguồn lực. Bất bình đẳng do vấn đề giới liên quan đến tiếp cận kiểm soát các nguồn lực tồn tại bên trong xã hội có đẳng cấp, phân biệt chủng tộc hoặc chi phối bởi tôn giáo... tuy nhiên nam và nữ ở các đẳng cấp xã hội khác nhau, các chủng tộc khác nhau hoặc các tôn giáo khác nhau lại có những khác biệt trong sự bất bình đẳng này. Ví dụ phụ nữ ở một đẳng cấp xã hội có thể có quyền lực cao hơn nam từ một đẳng cấp xã hội thấp hơn. Nữ thường gặp khó khăn trong khả năng xác định và ra quyết định sử dụng các nguồn lực. Lấy một ví dụ: Nữ có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhưng không thể kiểm soát được loại dịch vụ đó là gì và khi nào có, hoặc nữ có thể có thu nhập và tài sản riêng của mình nhưng họ không thể kiểm soát được thu nhập của mình và chi tiêu như thế nào. Có nhiều loại nguồn lực mà phụ nữ khó tiếp cận và kiểm soát như: - Nguồn lực kinh tế: việc làm, thực phẩm, tiền bạc, bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc trẻ em, nhà ở, dịch vụ y tế, khoa học và công nghệ... - Nguồn lực xã hội: các nguồn lực cộng đồng, các mạng lưới xã hội, tổ chức xã hội... - Nguồn lực chính trị: các vị trí lãnh đạo, tiếp cận với các người ra quyết định, các cơ hội truyền thông... - Nguồn lực thông tin giáo dục: đầu vào để đưa ra các quyết định thay đổi tình huống, giáo dục chính quy và không chính quy, cơ hội trao đổi thông tin và quan điểm... - Nguồn lực thời gian: sử dụng thời gian thích hợp và sẵn có, được chi trả mềm dẻo công việc theo giờ... 63 - Nguồn lực nội tại: lòng tự trọng, sự tự tin, năng lực bày tỏ sự quan tâm cá nhân... 1.2.4. Phân tích quyền lực: Xã hội nho giáo có ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam thời phong kiến đã bắt đầu hình thành trên một cơ sở không bình đẳng, bởi vì chỉ có con trai mới được kế tục dòng họ. Về mặt di truyền, con trai thừa kế một nửa di truyền của người mẹ, nhưng do vai trò của con trai có ý nghĩa lớn đối với quan niệm xã hội thời đó nên người mẹ có khả năng sinh con trai là người mẹ có giá trị. Những nỗi bất hạnh đã dành cho người phụ nữ vô sinh hoặc không có con trai. Quyền lực của nam giới chi phối đời sống từ trong gia đình cho đến bên ngoài xã hội thậm chí đến cả hệ thống chính trị. Ví dụ tục bó chân của người Trung Hoa cách đây gần 100 năm như một yêu cầu của xã hội để hạn chế sự “hướng ngoại” của phụ nữ và đề cao tiêu chuẩn ngôn hạnh của họ trong xã hội phong kiến. Cơ hội lớn hơn trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực xã hội, nam giới trở nên có quyền lực hơn bất kỳ nhóm xã hội nào. Quyền lực này có thể là sức mạnh cơ bắp, kiến thức và kỹ năng, phúc lợi và mức thu nhập hoặc là quyền lực quyết định trong sinh sản tình dục. Quyền lực kiểm soát các nguồn lực và quyết định của nam giới đã được và cấu trúc qua các luật lệ và chính sách của nhiều nước, đàn ông được trao quyền nhiều hơn về kiểm soát phúc lợi và có quyền lớn trong hôn nhân và con cái. Những tai biến do sinh đẻ, lạm dụng tình dục, bạo lực tình dục, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhất là HIV/AIDS.... sự bất bình đẳng trong phân bố quyền lực giữa nam và nữ đã góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề này. 1.3. Vấn đề giới và sức khỏe: 1.3.1. Vấn đề giới và sức khỏe phụ nữ. Sức khỏe phụ nữ ở một nước thường bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội của nước đó. Tại Việt Nam, điều này đang thay đổi nhanh chóng. Cũng như phụ nữ ở nước khác, phụ nữ có hai chức năng: sinh sản và sản xuất. Nhưng điều kiện làm việc của họ thường không được tốt. Đa số họ sống ở nông thôn, công việc rất nặng nhọc và ít có sự chú ý đến sức khỏe, họ thường phải dành thời gian để làm việc nhà (lấy nước, kiếm củi nấu ăn, quét dọn) và chăm sóc con cái trong những hoàn cảnh hết sức nghèo nàn và sức khỏe kém. Gánh nặng của họ trở nên nặng nề hơn trong lúc mang thai càng làm cho họ và con cái họ khổ hơn. Nhiều phụ nữ đặc biệt ở vùng nông thôn không có thời gian nghỉ ngơi thích đáng sau khi sinh con để có thể phục hồi sức khỏe. Gánh nặng gấp đôi của công việc và trách nhiệm gia đình đã làm cho họ không có cơ hội học hành hoặc tìm kiếm công việc tốt hơn và họ phải làm mãi với công việc đơn giản nhưng thu nhập thấp. 1.3.2. Giới và sức khỏe gia đình: Nơi chăm sóc sức khỏe đầu tiên là tại các gia đình. Trong các gia đình người mẹ (người bà...) thường là người đầu tiên quyết định hành động rồi thực hiện khi ai đó trong nhà bị bệnh. Người phụ nữ trong gia đình thường chăm sóc họ, tắm cho họ, nuôi họ ăn... Hầu hết các gia đình đều có những loại thuốc 64 thường dùng cho việc điều trị các bệnh thông thường như cảm sất, ho, tiêu chảy... Người phụ nữ thường biết cách sử dụng y học cổ truyền hay những phương pháp đơn giản để chăm sóc gia đình khi có người bị ốm như là cho ăn cháo hành khi cảm cúm... Người phụ nữ thường quyết định mức chăm sóc y tế cần thiết khi có thành viên trong gia đình bị ốm. Khi có vấn đề liên quan đến tiền nhiều hoặc là vào các cơ sở y tế, người đàn ông mới tham gia vào việc quyết định. Những lĩnh vực quan trọng khác của sức khỏe gia đình như dinh dưỡng và vệ sinh phần lớn do người phụ nữ trong gia đình đảm nhận, cho nên những nỗ lực nhằm cải thiện sức khỏe gia đình cần phải hợp tác với họ. 1.4. Chính sách về vấn đề giới của Việt Nam: Điều 63 của Hiến pháp Việt Nam và chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Châu Á có ghi: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, lao động nữ và nam làm như nhau thì tiền lương như nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản...Nhà nước và xã hột tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển về mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội “. Ngày 4/10/1997, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000. Điều này đã nhấn mạnh đến chính sách ưu việt của nhà nước trong việc không ngừng tạo điều kiện nâng cao vai trò của phụ nữ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên cơ sở bình đẳng giới. 1.5. Những giải pháp cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe phụ nữ trong nhận thức về giới. 1) Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, tạo công ăn việc làm và tăng cao vai trò của phụ nữ trong sinh hoạt của các tổ chức và đoàn thể xã hội. 2) Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong việc lập kế hoạch và phân tích cho các chương trình y tế để nhu cầu, nguyện vọng và triển vọng của phụ nữ được trình bày đầy đủ hơn. 3) Tăng quyền sinh sản cho phụ nữ: họ có thể quyết định quyền sinh sản mà không có sự phân biệt chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, điều kiện sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tuổi đời và xu hướng tính dục. 4) Hạn chế đến mức tối đa khuynh hướng bạo lực gia đình. 2. Sức khỏe tình dục 2.1. Khái niệm, định nghĩa tình dục và hành vi tình dục. 2.1.1: Định nghĩa tình dục - Tình dục là cấu thành của xã hội, mặc dù hình thành trên cơ sở sinh học nhưng trong quá trình con người trưởng thành, thông qua xã hội hóa tình dục bị quy định bởi các yếu tố văn hóa và xã hội. - Con người ở các nền văn hóa khác nhau có quan niệm thái độ và hành vi tình 65 dục khác nhau. Tình dục là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội và tình dục học. - Trong quan hệ với tình yêu, tình dục là một nhu cầu sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người, là sự tự nguyện, là sự hòa hợp tâm hồn và thể xác giữa hai người yêu nhau. Tình dục là tất cả những gì mà hai người có thể làm để gần gũi nhau và đem lại cho nhau khoái cảm. Tuy nhiên khái niệm tình dục hiện nay được hiểu một cách rộng hơn, không chỉ liên quan đến hành vi tình dục. ủy ban Giáo dục và Thông tin về tình dục ở Mỹ (Sex Education and Infomation of United Stage - SIECUS) đã đưa ra định nghĩa về tình dục như sau: Tình dục là tổng thể con người, bao gồm các khía cạnh đặc trưng của đàn ông hay đàn bà và biên động suốt đời. Tình dục phản ánh tính cách con người không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một sự biểu hiện tổng thể của nhân cách, tình dục liên quan đến các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó có tác động trở lại xã hội. Tình dục và các quan hệ giới gán liền với nhau và đóng vai trò trung tâm trong sức khỏe sinh sản. 2.1.2. Định nghĩa hành vi tình dục: - Hành vi tình dục là một bộ phận trong tập hợp hành vi của con người, là cách thức mà người này tương tác với người khác. Quan hệ tình dục có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với sự giao hợp, chẳng qua chỉ là sự thể hiện nhân cách của mỗi con người. - Hành vi tình dục là những việc làm, hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý và tình cảm của mỗi con người (như âu yếm, vuốt ve, hôn nhau và cùng nhau làm tình). Có người cần tình yêu, không cần tình dục. Trên nền của tình yêu, tình dục là một sắc thái văn hóa, thể hiện khát vọng sống của con người. Thái độ và quan niệm của mỗi người với tình yêu như thế nào thì việc làm của họ trong quan hệ tình dục sẽ tương ứng như thế. - Hành vi tình dục và thái độ tình dục chịu sự ảnh hưởng của các quan niệm văn hóa, xã hội, phong tục, tôn giáo của từng nước, từng cộng đồng. Ví dụ về vấn đề quan hệ tình dục có Quốc gia cho là điều bình thường nhưng nhiều Quốc gia đây là điều cấm kỵ. 2.1.3. Các thành phần của tình dục: Mang tính chất chủ quan, tùy theo quan niệm của cá nhân như sự định kiến về tình dục, quan hệ con người, cảm giác sợ hãi, hòa hợp cơ thể, khoái cảm, tình dục đồng giới và khác giới, sở thích tình dục, quan hệ nam nữ, khoái cảm về tinh thần và thể xác... hoặc tình dục mang cấu trúc giới tính như bản chất giới tính, yếu tố sinh học, đời sống sinh sản, bản năng... Tình dục cũng là một hiện tượng xã hội như lạm dụng tình dục, cảm giác sợ hãi, bên ngoài cơ thể, bản thể, sự diễm cảm, thủ dâm, giao hợp, lập gia đình, lựa chọn bạn tình. Ý nghĩa tình dục là khác nhau ở mỗi con người và ngay cả trong một con người. Nó đa nghĩa và có hơn một khía cạnh tốt xấu về tình dục, ý nghĩa của tình dục là ý 66 nghĩa của cá nhân, niềm tin và giá trị của xã hội, nhũng cảm nhận không tốt, bạo lực, khoái cảm, mối quan hệ, sự sinh đẻ. 2.1.4. Phân loại tình dục: theo WHO có 3 loại tình dục: - Tình dục khác giới (heterosexuality): là tình dục giữa nam và nữ nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý theo bản năng của con người và để duy trì nòi giống. Đây là loại tình dục phổ biến hiện nay. - Tình dục đồng giới (homosexuality): Là tình dục giữa hai người cùng giới nam hoặc nữ nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý và tình cảm của mỗi người. WHO cho rằng tình dục đồng giới không phải là bệnh lý, nó là ý thích của một bộ phận con người trong xã hội và cũng cần được tôn trọng. Quan hệ tình dục đồng giới nếu không được bảo vệ sẽ dễ bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS. - Tình dục một mình (thủ dâm - Masturbation): là kích thích, vuốt ve vào bộ phận sinh dục nhằm giải toả ức chế. 2.2. Tình dục an toàn và sức khỏe tình dục 2.2.1. Khái niệm - Tình dục an toàn có quan hệ đến việc phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). Tình dục an toàn là đồng nghĩa với việc áp dụng những hình thức hoạt động tình dục mà không đặt một trong hai người bạn tình trước nguy cơ bị nhiễm các bệnh LTQĐTD kể cả HIV/AIDS hoặc có thai ngoài ý muốn. - Sức khỏe tình dục đề cập đến sự thỏa mãn đời sống tình dục, không bị bạo lực, sợ hãi và đau đớn trong quan hệ tình dục, bao gồm sự quan tâm tình dục lẫn nhau (Hardon). Năm 1975, WHO cũng đưa ra khái niệm về sức khỏe tình dục là “Sự hòa hợp giữa các khía cạnh xã hội, tri thức, tinh thần và thể xác của tình dục trong phương thức làm phong phú và nâng cao nhân cách, quan hệ giao tiếp và tình yêu”. Liên hợp Quốc năm 1994 cũng đưa ra khái niệm về sức khỏe tình dục là sự nâng cao đời sống và các quan hệ cá nhân, không chỉ sinh sản và các bệnh LTQĐTD. Mueller đã nêu các yếu tố của sức khỏe tình dục như sau: - Phòng chống các bệnh LTQĐTD. - Phòng chống các thực hành có hại và bạo lực tình dục. - Làm chủ tình dục. - Hưởng thú vui tình dục. - Tiếp cận thông tin về tình dục. 2.2.2. Các vấn đề sức khỏe tình dục: tập trung vào 3 vấn đề chính: - Tình dục an toàn và không an toàn. - Tình dục mong muốn và ngoài ý muốn. - Tình dục hợp tác và ép buộc. 67 Cần phải đưa ra định nghĩa về tình dục không an toàn là quan hệ tình dục không được bảo vệ như không dùng bao cao su để phòng tránh các bệnh LTQĐTD, không sử dụng các biện pháp tránh thai trong trường hợp đối với những người không muốn có thai, nó là vấn đề bao gồm tình dục ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn. Hiện nay tình trạng nạo phá thai rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á với tỉ lệ 1 phụ nữ phá thai/5 người có thai với nhóm tuổi từ 15 - 44. Ở Philippines con số này là 35/1000 và Ở Việt Nam là 80/1000. Sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả cho đến khi sẵn sàng có con là cách giảm tình trạng nạo phá thai. Tăng cường sử dụng bao cao su và quan hệ chung thủy sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD khác. Người ta cũng đề cập đến việc làm có ý nghĩa hơn, nếu nói về hành vi tình dục có trách nhiệm, bởi vì không nói về cách phòng chống các nguy cơ mà về cách xây dựng một mối quan hệ tin cậy, về cách xây dựng niềm tin và việc quan tâm chăm sóc lẫn nhau, và cuối cùng là cách lập kế hoạch cho một gia đình. Đối với các bệnh LTQĐTD do vi khuẩn gây nên đều có thể chữa khỏi, có 3 nguyên tắc có thể áp dụng chung các loại bệnh này: - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. - Chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu sẽ ngăn ngừa được tai biến. - Dù có điều gì hay không thì bạn tình cũng cần phải đi khám và thường thì cần phải điều trị nữa. 68 TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Mục tiêu: 1. Trình bày được nội dung công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông 2. Trình bày được các mục tiêu, chỉ báo chủ yếu và các giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số 2001 - 2010. Nội dung: 1. Thông tin - Giáo dục Truyền thông 1.1. Khái niệm thông tin, giáo dục truyền thông. 1.1.1. Thông tin dân số. Là tất cả những tin tức có liên quan đến quy mô, cơ cấu dân số và sự biến động của chúng. Đồng thời, các thông tin còn là quá trình đưa tin tức đó đến với người nhận (các nhà chính sách, các nhà quản lý, công chúng...). Với định nghĩa như trên, những số liệu về sinh, chết, người đến, đi, về số phụ nữ, vô số phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh đẻ và thái độ của họ về KHHGĐ... là những thông tin dân số. Cán bộ y tế cơ sở vừa là người thu thập, vừa là người sử lý các thông tin dân số. 1.1.2 Giáo dục dân số. Là một chương trình nhằm cung cấp cho người học những tri thức về mối quan hệ giữa dân số và môi trường, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng trên cơ sở hình thành hành vi đúng đắn đôi với các vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, quy mô gia đình hợp lý, hiểu biết và tự giác chấp hành các chủ trương chính sách quốc gia về dân số. Cần lưu ý các điểm sau: Vấn đề dân số, quan hệ Dân số - Môi trường - Chất lượng cuộc sống trong Giáo dục dân số được xét ở mức cá nhân, gia đình cho đến tầm cỡ quốc gia, quốc tế Giáo dục dân số là vấn đề của mọi quốc gia, không chỉ riêng những nước nghèo mà cả những nước giàu. Giáo dục dân số không chỉ cho những người ở độ tuổi sinh đẻ trong nhà trường mà là vấn đề của tất cả mọi người. Giáo dục dân số là một lĩnh vực từ thức tổng hợp, liên ngành. 1.1.3 Truyền thông dân số. Là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và hành động. Với định nghĩa này, truyền thông không diễn ra trong chốc lát mà kéo dài về mặt thời gian. Quá trình đó diễn ra giữa hai bên: bên truyền và bên nhận. Cả hai chia sẻ cho nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng; quá trình đó phải được tạo được sự thay đổi ở người nhận chẳng những kiến thức mà còn là hành động Các đặc trưng trên là những mặt, những khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau bởi vì: 69 Có thông tin đầy đủ kịp thời và có hệ thống thì mới có kiến thức Có kiến thức đúng đắn đầy đủ thì mới xác định được thái độ đúng Có thái độ đúng thì mới có tình cảm đúng, vì thái độ là biểu hiện của lý, còn tình cảm là biểu hiện của tình. Có thông tin kiến thức, thái độ, tình cảm đúng đắn thì mới có sự vận dụng một cách tự giác, từ đó mới tạo ra kỹ năng Định nghĩa này cũng đặt ra một yêu cầu phải tạo được sự thay đổi trong nhận thức và hành động. Qua định nghĩa nêu trên ta thấy rằng truyền thông khác với thông tin. Nếu như thông tin chỉ cần diễn ra một lần nữa bên truyền và bên nhận còn với truyền thông thì đó là một yêu cầu bắt buộc. Thông tin chỉ hạn chế trong thông tin và kiến thức, còn truyền thông thì mở rộng thì mở rộng cả thái độ và tình cảm, kỹ năng. Thông tin chỉ đòi hỏi người ta phải tăng kiến thức, còn truyền thông thì đòi hỏi về nhận thức và hành động. 1.2. Mô hình truyền thông. Tìm hiểu về truyền thông DS/KHHGĐ thông qua việc nghiên cứu mô hình, truyền thông và các thành phần của nó. Mô hình này là một công cụ để chúng ta tìm hiểu rõ hơn và tự do vận dụng đúng đắn hơn những gì mà lý luận đã nêu trên. Mô hình truyền thông này có thể được trình bày dưới dạng hình vẽ sau đây: Mô hình 1. Mô hình truyền thông Trên mô hình này: S: Là nguồn truyền M: thông điệp truyền thông R: Là nơi nhận F: Phản hồi C: Là kênh truyền thông E: Hiệu quả Mô hình truyền thông phản ánh một cách khái quát quá trình truyền thông. Từ nguồn truyền (người truyền thông) phát đi nội dung truyền thông (thông điệp) tới người nhận. Người nhận những hiểu biết và hành động đó mới được hình thành, tức là đạt được một hiệu quả nào đó. Từ người nhận với hiệu quả đạt được sẽ có thông tin phản hồi trở về đường truyền. Như vậy có thể thấy rằng muốn quá trình truyền thông đạt được hiệu quả cao, thì 70 người truyền thông (hoặc nguồn truyền) phải xem xét đối tượng truyền thông là ai (nơi nhận), họ cần được truyền thông về vấn đề gì về nhận thức và hành động (nội dung). Yêu cầu của truyền thông là làm cho đối trượng đích có nhận thức và hành động mới (hiệu quả) thông qua những kênh và phương tiện truyền thông tốt nhất (kênh truyền thông và bằng cách nắm được những phản ứng của đối tượng trước những nội dung truyền tới họ (kênh phản hồi). Như vậy có thể gọi phương tiện truyền thông bằng những câu vắn tắt sau: Ai Nói gì Cho ai Nhằm mục đích gì Bằng con đường nào Làm thế nào để biết Nguồn truyền Thông điệp Người nhận Hiệu quả Kênh Phản hồi S M R E C F Các yếu tố tạo nên quá trình truyền thông nói trên đều là phần tử của mô hình. Các phần tử của mô hình truyền thông đều quan trọng và gắn bó mật thiết với nhau. Thiếu bất kì phần tử nào thì quá trình truyền thông sẽ không diễn ra, hoặc nếu diễn ra thì không hiệu quả. Song các phần tử ấy, thì đối tượng là quan trọng nhất. Đối tượng truyền thông DS/KHHGĐ lại càng phức tạp bởi lẽ hành vi sinh sản chỉ là một hành vi sinh sản không chỉ là một hành vi sinh học mà còn là một hành vi chịu tác động của yếu tố tình cảm, tâm lý, văn hoá, kinh tế và xã hội. Mỗi đối tượng, mặc dù cũng có những nét chung, song nhưng lại có những điểm riêng biệt. Do đó, tìm hiểu và phân tích đối tượng, từ đó hiểu rõ đối tượng, biết họ cần gì, đến với họ bằng cách nào, ai có thể đến với họ là rất quan trọng và cần thiết trong công việc truyền thông. 1.3. Kênh truyền thông 1.3.1. Truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp. Truyền thông đại chúng bao gồm báo chí, phát thanh truyền hình, pa nô, áp phích... Ở xã, đài truyền thanh xã cũng là một phương tiện thông tin đại chúng quan trọng, cần được sử dụng trong việc phổ biến kiến thức, tuyên truyền các chủ trương của chính phủ, các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS/KHHGĐ, vận động mọi người trong xã hội trong việc thực hiện mục tiêu dân số, tự giác và tự nguyện thực hiện KHHGĐ. Đặc điểm của truyền thông đại chúng là bằng một nguồn truyền thông, chúng ta có thể đưa một nội dung thông điệp thống nhất đến đông đảo đối tượng. Song với truyền thông đại chúng, chúng ta không thể biết các đối tượng tiếp nhận các thông điệp đó như thế nào ngay cả trong lúc truyền thông. Truyền thông trực tiếp là hình thức truyền thông có sự hiện diện của cả người truyền và người nhận. Kênh truyền thông trực tiếp ở xã rất phong phú. Các cuộc họp thôn, xóm, xã bàn về sản xuất, các cuộc họp của các đoàn thể quần chúng như hội nông dân, hội phụ nữ, thanh niên, việc đi đến từng hộ, vào từng nhà, gặp gỡ từng 71 người để vận động chấp nhận KHHGĐ, giới thiệu các biện pháp tránh thai, hướng dẫn sử dụng... chính là các kênh truyền thông trực tiếp. Với kênh truyền thông trực tiếp, nguồn truyền thông chỉ có thể chuyển tải đến một nhóm đối tượng hạn chế, song song quá trình truyền thông có thể điều chỉnh nội dung thông điệp và cách thức truyền đạt phù hợp với yêu cầu và trình độ của đối tượng. Hai dạng truyền thông trên đều có mặt mạnh và mặt yếu của mình, cần được sử dụng để tạo được hiệu quả mong muốn. Truyền thông đại chúng có thế mạnh là tạo được dư luận và môi trường xã hội thuận lợi cho việc chuyển đổi thái độ và hành vi. Song để thực hiện và duy trì sự chuyển đổi đó cần sử dụng kênh truyền thông trực tiếp. Truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn, vào dịp nông nhàn, để tăng số người chấp nhận KHHGĐ, thành viên của các đoàn thể phải phân công nhau đến các gia đình có các cặp vợ chổng vận động họ thực hiện KHHGĐ, phân tích điều hay lẽ phải, lợi ích của công tác dân số đối với bản thân họ. Đài truyền thanh xã nêu nên lên tình hình nhân khẩu trong xã, quan hệ đó với tình hình sản xuất đất thổ cư, yêu cầu xây dựng trường học trạm y tế, giới thiệu chính sách của nhà nước đối với những người thực hiện KHHGĐ, giới thiệu những người làm tốt trong công việc này... 1.3.2. Truyền thông dân gian Mỗi địa phương đều có những truyền thống văn hoá riêng được biểu hiện qua các lễ hội văn hoá, loại hình văn hoá, văn nghệ dân gian như chèo, cải lương, bài chòi, hát phường, múa rối... Những loại hình văn hoá nghệ thuật này rất dễ sự thu hút của quấn chúng được quần chúng ưa thích. Những người làm công tác dân số cũng có thể sử dụng hình thức này để đưa các nội dung tuyên truyền đến đông đảo các đối tượng. Hiện nay có nhiều địa phương cũng đã làm như vậy. Đưa nội dung mới đặt lời cho các làn điệu dân ca đang được nhiều nơi áp dụng. Các lễ hội truyền thống đang được phục hồi. Đó là những dịp đông đảo bà con tập trung lại và cũng là cơ hội cho ta truyền thông về DS - KHHGĐ 1.3.3. Quảng cáo và một số loại hình truyền thông khác: Trong điều kiện kinh tế thị trường về việc sử dung quảng cáo trên bao bì, các tờ rơi... đang phát triển. Những kênh này cũng cần được sử dụng để truyền tải những nội dung truyền thông về DS - KHHGĐ. 1.4. Các giai đoạn chuyển đổi hành vi ở đối tượng. Mục tiêu cuối cùng của công tác truyền thông là làm thay đổi nhận thức và hành vi của đối tượng. Thay đổi nhận thức đã khó, song thay đổi hành vi còn khó hơn. Các thay đổi diễn ra với các giai đoạn chính sau đây: 1.4.1 Sự cởi mở. Muốn thực hiện được công tác truyền thông, người làm truyền thông phải tiếp xúc với đối tượng, làm cho đối tượng thấy được chúng ta đến với họ vì lợi ích của chính họ. Sự giao tiếp khéo léo, chân thật sẽ làm cho đối tượng cảm thấy thoải mái, sẵn sàng chia sẻ với chúng ta những suy nghĩ của họ, đồng thời cũng lắng nghe 72 những gì chúng ta muốn tâm tình với họ. Đây là bước đầu tiên, rất quan trọng để người truyền thông và đối tượng hiểu biết lẫn nhau, tạo nên môi trường tâm lý thuận lợi cho việc chia sẻ những kiến thức, thái độ và kinh nghiệm. 1.4.2 Nhận thức và hiểu biết: Khi đã tạo được sự cởi mở với đối tượng, sự tin cậy lẫn nhau thì việc cung cấp các thông tin và kiến thức một cách có hệ thống và đầy đủ, đáp ứng những nhu cầu của đối tượng sẽ làm cho đối tượng phải suy nghĩ về những gì mà họ được nghe thấy. Thông tin càng cụ thể, càng gắn bó với hoàn cảnh, nhu cầu và băn khoăn của đối tượng bao nhiêu thì càng làm cho đối tượng dễ tiếp thu bấy nhiêu. Nếu ngoài chúng ta ra còn những người cùng cảnh ngộ với đối tượng tham gia truyền thông thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội. Trên cơ sở những thông tin và kiến thức ấy, nhận thức của đối tượng sẽ thay đổi, hiểu biết của họ sẽ tăng lên, những hoài nghi và mặc cảm sẽ được chia sẻ, được giải thích và khắc phục. Đó là cơ sở cho việc chuyển đổi hành vi một cách tự giác. 1.4.3. Chấp nhận và chấp thuận: Đây là bước cực kỳ quan trọng trong chuyển đổi từ nhận thức sang hành vi. Với những nội dung (thông điệp) nhận được, qua phân tích hoàn cảnh của bản thân, so sánh với bộ phận những người cùng cảnh ngộ trong cộng đồng và bên ngoài cộng đồng, đối tượng sẽ tiếp nhận những nội dung chúng ta chuyển tới, chấp nhận những chuẩn mực xã hội mới và chấp thuận những thông điệp chúng ta chuyển tới họ. 1.4.4. Làm thử và điều chỉnh: Sự chấp nhận về mặt ý thức phải được kiểm định qua thực tế, có nghĩa là đối tượng phải thực hiện những gì mà chúng ta khuyến nghị. Việc hành động theo những chuẩn mực mới không đơn giản. Chuẩn mực chung là cho cộng đồng, cho mọi người. Trong việc thực hiện các hành vi diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể của từng người. Do đó, một khi đã chấp nhận các đối tượng phải trải qua các giai đoạn làm thử để xem những gì phù hợp với bản thân họ, thì tiếp tục, những gì chưa phù hợp thì điều chỉnh, nhằm làm cho những cái gì chung biến thành cái riêng của bản thân. 1.4.5. Sử dụng thường xuyên kỹ năng: Sau khi làm thử và điều chỉnh, những người truyền thông phải theo dõi giám sát, cho đối tượng thực hiện hành vi một cách thường xuyên và liên tục những gì liên quan đến những chuẩn mực mới, hành vi mới. Việc thường xuyên vận dụng sẽ thành một kỹ năng mới, và kỹ năng mới sẽ là cơ sở để củng cố những chuẩn mực mới, những giá trị được tạo dựng được trong quá trình truyền thông. Chỉ một khi những chuẩn mực mới và những giá trị mới trở thành những yếu tố tự nhiên chi phối mọi hành vi của con người, thì mục tiêu của truyền thông mới thay đổi để đạt mục tiêu mới. Những mục tiêu mới nối tiếp nhau sẽ là những nấc thang cao hơn trong hệ chuẩn mực của con người. 1.5. Những mặt còn yếu kém của công tác thông tin giáo dục truyền thông (TGT) hiện nay. Là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi chính sách và chiến lược DS - KHHGĐ của Đảng và Nhà nước, công tác TGT cần phải có những đổi mới và từ đó nâng cao hiệu quả hơn nữa. Điều đặc biệt quan trọng cần nhanh chóng 73 khắc phục những mặt còn yếu kém hiện nay. 1.5.1. Tình hình chung. Trong phạm vi toàn quốc, những mặt yếu kém hiện này được chỉ rõ trong chiến lược TGT về DS - KHHGĐ của Chính phủ, đó là: - Công tác TGT chưa gắn liền với dịch vụ KHHGĐ, do đó tỉ lệ những người thực hiện các biện pháp tránh thai tăng chậm, nhất là tỉ lệ những người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại còn quá thấp - Thông tin DS - KHHGĐ chưa đầy đủ, phổ biến chậm và không kịp thời, thiếu những thông tin trong nước phù hợp cho việc tuyên truyền vận động các nhóm đối tượng ở địa phương. - Giáo dục dân số chưa được thực hiện ở các bậc học, cấp học, các loại hình giáo dục, chưa phổ cập trên toàn quốc. - Thông tin đại chúng còn chưa chú ý đến nội dung DS - KHHGĐ, vừa ít về số lượng, vừa nghèo về nội dung và ít hấp dẫn về cách thể hiện. - Đội ngũ những người làm công tác TGT chuyên nghiệp và tuyên truyền viên, cổ động viên còn ít về số lượng và yếu về chất lượng. - TGT là một công tác liên quan đến khía cạnh tâm lý, xã hội, văn hoá... song việc nghiên cứu khoa học chưa được chú ý thích đáng. - Thiếu một cơ chế quản lý, điều hoà, phối hợp có hiệu quả để huy động các lực lượng của xã hội tham gia. 1.5.2. Tuyến xã, phường. Đối với các cấp xã, phường cần lưu ý các điểm còn yếu kém như sau: - Đội ngũ cán bộ và tuyên truyền viên, cổ động viên chưa được tập huấn đầy đủ về nội dung và phương pháp TGT. - Chưa tìm hiểu kỹ các nhóm đối tượng để từ đó xây dựng phương pháp tuyên truyền vận động thích hợp - Chưa biết khai thác tỏng lực các kênh truyền thông, các đoàn thể tham gia chưa đều, lực lượng chủ công vẫn là các chi hội phụ nữ. - Còn thiếu các tài liệu tuyên truyền vận động, đặc biệt là các tài liệu có nội dung và hình thức phù hợp với từng địa phương. - Trong tuyên truyền vận động, mới chú ý khai thác mặt lý trí, chưa khai thác được mặt tình cảm và tình người của vấn đề. - Việc tuyên truyền vận động các đối tượng nam cần được tăng cường hơn nữa. 2. Chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ 2.1. Mục tiêu, chỉ báo. 2.1.1. Mục tiêu 1. Với nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 2.1.1.1. Mục tiêu. Góp phần tăng sử dụng BPTT an toàn hiệu quả và tự nguyện thực 74 hành chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp mà trọng tâm nhằm giảm nạo phá thai, tai biến do mang thai và cách bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản 2.1.1.2. Các chỉ báo chủ yếu (1) Tăng bình quân mỗi năm là 5 % số người hiểu biết cụ thể về ít nhất 3 BPTT hiện đại, tác hại của nạo phá thai, làm mẹ an an toàn, các bệnh viên nhiễm đường sinh sản và lây nhiễm qua đường tình dục, HIVI AIDS, cách sinh sản trẻ em theo khoa học. (2) Tăng tỉ lệ sử dụng BPTT hiện đại lên 63% năm 2005. (3) Giảm bình quân mỗi năm là 5% số người nạo phá thai, bỏ cuộc (không áp dụng BPTT) do thiếu hiểu biết. (4) Tăng tỉ lệ khám thai đủ 3 lần lên 65% năm 2005 (5) Tăng tỉ lệ tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi trong thời gian mang thai lên 80% năm 2005 (6) Tăng bình quân mỗi năm là 7% số bà mẹ sinh con được người đào tạo đỡ đẻ (7) Tăng bình quân mỗi năm là 5% số người được khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường sinh sản. 2.1.2. Mục tiêu 2. Với nhóm đối tượng nam giới 2.1.2.1. Mục tiêu. Góp phần tăng sử dụng BPTT an toàn, hiệu quả và tự nguyện, giảm quan hệ tình dục không an toàn; ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. 2.1.2.2. Các chỉ báo chủ yếu: (1) Tăng bình quân mỗi năm là 5% số người hiểu biết cụ thể ít nhất 3 BPTT, tình dục an toàn, tác hại của nạo phá thai, các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản và lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, cách chăm sóc sức khoẻ trẻ em theo khoa học. (2) Tăng tỉ lệ sử dụng bao cao su trong tổng số sử dụng các BPTT lên 15 % năm 2005. 2.1.3. Mục tiêu 3. Với nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên: 2.1.3.1. Mục tiêu. Góp phần tăng hành vi đúng đắn và trách nhiệm về DS/SKSS/KHHGD để phòng ngừa quan hệ tình dục sớm, không an toàn, có thai ngoài ý muốn. 2.1.3.2. Các chỉ báo chủ yếu: (1) Tăng bình quân mỗi năm là 5 % số người hiểu biết cơ bản về kỹ năng sống liên quan tới dân số - phát triển bền vững, DS/SKSS/KHHGĐ và giới tính. (2) Giảm mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên xuống và 3% năm (3) Giảm tỉ lệ kết hôn dưới 20 tuổi ở nam giới và dưới 18 tuổi ở nữ giới xuống 1% năm 2005 (năm 1999 nam giới kết hôn dưới 20 tuổi là 1,58% và nữ giới kết hôn dưới 18 tuổi là l,88%). 2.1.4. Với người cung ứng dịch vụ SKSS/KHHGĐ: 75 2.1.4.1. Mục tiêu. Góp phần nâng cao năng lực và trách nhiệm để hỗ trợ hữu hiệu khách hàng sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thích hợp. 2.1.4.2. Các chỉ báo chủ yếu: (1) Tăng bình quân mỗi năm là 5 % số người hiểu biết đầy đủ về kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn về SKSS/KHHGĐ. (2) Tăng bình quân mỗi năm là 5% số người thực hành tốt các bước truyền thông, tư vấn về SKSS/KHHGĐ cho khách hàng. (3) Tăng bình quân mỗi năm là 5% số khách hàng được tư vấn thích hợp và có chất lượng về SKSS/KHHGĐ tại các điểm tư vấn. 2.1.5. Với các nhà lãnh đạo và người có uy tín trong cộng đồng: 2.1.5.1. Mục tiêu 5. Góp phần tạo môi trường chính sách - xã hội và điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của. chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010. 2.1.5.2. Các chỉ báo chủ yếu: (1) Tăng hiểu biết cơ bản về dân số - phát triển bền vững, SKSS/KHHGĐ lên 90% năm 2005. (2) Tất cả các cấp uỷ Đảng, Chính quyền đưa nội dung dân số - phát triển bền vững, SKSS/KHHGĐ vào chương trình nghị sự, định kỳ, thực hiện kiểm tra giám sát và đánh giá chương trình DS/SKSS/KHHGĐ ở cấp mình. 2.2. Tổ chức thực hiện. 2.2.1. Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục thường xuyên có hiệu quả ở các tuyên về dân số - phát triển, SKSS/KHHGĐ 1) Tuyến xã: Lồng ghép các hoạt động truyền thông, tư vấn về dân số - phát triển SKSS/KHHGĐ vào các hoạt động thường xuyên và có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Coi trọng truyền thông trực tiếp để nâng cao sự hiểu biết cụ thể cho đối tượng, thúc đẩy sử dụng các dịch vụ về SKSS/KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay. 2) Tuyến huyện: Lồng ghép các hoạt động truyền thông, tư vấn về dân số SKSS/KHHGĐ vào các hoạt động thường xuyên và có hiệu quả của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn huyện. 2.2.2. Xây dựng mạng lưới tư vấn và giáo dục từ xa DS/SKSS/KHHGĐ ở các tuyến nhằm nâng cao hiệu quả của kênh truyền thông trực tiếp. 2.2.2.1. Mô hình tư vấn tĩnh 1) Tuyến huyện: Mỗi tỉnh, thành phố xây dựng thí điểm ở một số huyện, mỗi huyện một mô hình tư vấn gắn với cung ứng dịch vụ SKSS/KHHGĐ. 2) Tuyến xã: Tập trung xây dựng thí điểm 3 loại mô hình ở tuyến xã: - Mô hình tư vấn về SKSS/KHHGĐ. - Mô hình truyền thông dân số lồng ghép với cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ. 76 Tập trung xây dựng các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa và các vùng có mức sinh cao, tình trạng SKSS kém. - Mô hình truyền thông dân số - phát triển với nâng cao phúc lợi gia đình và cộng đồng, mô hình này sẽ ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn. 2.2.2.2. Mô hình tư vấn động. Xây dựng mô hình tư vấn động để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng hoặc nhu cầu của các nhóm đối tượng. Lực lượng triển khai thực hiện tư vấn lưu động về SKSS/KHHGĐ là người cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ thuộc các đội y tế lưu động, mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số ở cơ sở. 2.2.3. Tăng cường chiến dịch truyền thông tồng ghép với cung ứng SKSS/KHHGĐ tại những vùng khó khăn, có mức sinh cao. - Tăng cường chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung ứng dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại những vùng khó khăn, có mức sinh cao. Chiến dịch được chia làm 2 giai đoạn và được thực hiện ở 2 cấp độ: Trung ương và địa phương. Chiến dịch tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tăng hiểu biết cụ thể về các BPTT hiện đại, làm mẹ an toàn cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên, vị thành niên nhằm tăng tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và nhu cầu sử dụng dịch vụ SKSS nhằm giảm nhanh mức sinh, cải thiện tình trạng SKSS ở những địa bàn triển khai chiến dịch. ưu tiên triển khai ở các vùng, địa bàn có mức sinh cao, tình trạng SKSS kém, điều kiện tiếp cận với dịch vụ SKSS/KHHGĐ còn hạn chế. - Mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục DS/SKSS/KHHGĐ giới và giới tính trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên. Tập trung đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy về DS/SKSS/KHHGĐ giới và giới tính cho vị thành niên, thanh niên trong các trường phổ thông, các trường đại học và dạy nghề với nội dung và hình thức thích hợp theo hướng cung cấp kiến thức, tạo nhận thức và hành vi đúng đắn, hình thành kỹ năng sống phù hợp về dân số - phát triển bền vững. Giáo dục Dân số - Phát triển, SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính phải vừa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, vừa phù hợp với định hướng phát huy và giữ gìn bản sắc Việt Nam. Sản xuất các loại sản phẩm truyền thông - giáo dục về DS/SKSS/KHHGĐ phù hợp để cung cấp cho các đối tượng. Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ là cơ quan điều phối các hoạt động liên quan đến biên soạn, thử nghiệm, sản xuất và phân phối các loại sản phẩm truyền thông sử dụng các nguồn vốn do Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ quản lý. Dối với các sản phẩm và tài liệu truyền thông phục vụ cho người cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ phối hợp với Bộ Y tế xây dựng kế hoạch biên soạn sản xuất và phân phối. 3.1.3. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động Truyền thông - Giáo dục về DS/SKSS/KHHGĐ đạt hiệu quả cao hơn. - Nhu cầu kinh phí cho các hoạt động chủ yếu trong truyền thông - giáo dục chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ được ước tính là 0,12USD bình quân đầu người. 77 - Trang bị các phương tiện phù hợp để hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông, tư vấn về DS/SKSS/KHHGĐ ở các tuyến đạt hiệu quả cao hơn. Tập trung trang bị cho các xã nghèo, các trung tâm tư vấn ở tuyến tỉnh và huyện, và trang bị lại cho các cơ sở bị hư hỏng và thất thoát do thiên tai. - Xây dựng chính sách, chế độ khuyến khích vật chất, tinh thần phù hợp cho người cung cấp dịch vụ tư vấn về SKSS/KHHGĐ tại các điểm, các trung tâm tư vấn về dân số, SKSS/KHHGĐ. - Huy động tối đa sức mạnh của các ban ngành, đoàn thể trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng ban ngành, đoàn thể vào các hoạt động truyền thông bằng giáo dục chuyển đổi hành vi dân số, SKSS/KHHGĐ. - Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông - giáo dục dân số, SKSS/KHHGĐ. Chú trọng hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu của chiến lược. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhaskar D. Misra (1991), Nhập môn nghiên cứu dân số, Dự án VIE/88/PO5, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Bộ môn Dân số - Đại học Kinh tế Quốc dân (1997), Giáo trình dân số học, Hà Nội. 3. Bộ môn Tổ chức chỉ huy Quân y (2002), Tập các bài giảng về Y tế cộng đồng. 4. Bộ môn Y học cộng đồng, Đại học Y Thái Nguyên (2007), Giáo trình Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản y học. 5. Bộ Y tế (2000), Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 (Theo QĐ số 136/2000/QĐ - TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ). 6. Trần Thị Trung Chiến và CS (2003), Xây dựng Y tế Việt Nam công bằng và phát triển, NXB Y học, Hà Nội. 7. Chính phủ (1998), QĐ 05/1998/QĐ-TTg ngày 14/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình mục tiêu Quốc gia. 1. 19. Nguyễn Đình Cử, Đào Văn Tùng, Phạm Đại Đồng, Lê Cự Linh (1999), Giáo trình dân số học, Trường cán bộ quản lý y tế, NXB Y học. 8. Nguyễn Đình Cử (2000), "Đặc điểm cơ bản của dân số nước ta hiện nay và những khuyến nghị về chính sách", Kỷ yếu Hội thảo chính sách dân số phát triển và sức khỏe sinh sản trước thiên niên kỷ mới, ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa X, Hà Nội, 7/2000. tr. 101 - 107. 9. Đào Văn Dũng, Nguyễn Văn Tiên (1998), "Dân số và sức khỏe sinh sản", Thông tin Dân số và phát triển, Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội khóa X. 10. Đại học Y Thái Bình - Học viện Quân y (1997), Y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, Hà Nội. 11. Ewles& Simnett (1998), Nâng cao sức khỏe, Hướng dẫn thực hành, NXB Y học, Hà Nội. 12. Học viện Quân y (2000), Đánh giá 20 năm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam. 13. Học viện Quân y (2004), Dân sô và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội. 14. Học viện Quân y (2003), Y xã hội học và Tổ chức Y tế, Khoa Y học Quân sự Hà 79 Nội. 15. Đàm Khải Hoàn (2006). Bài giảng Dân số- Kế hoạch hoá gia đình. Tài liệu cho đào tạo sau đại học. Trường đại học y khoa Thái Nguyên 16. E.Tarimo và E.G.Webster (1998), Chăm sóc sức khỏe ban đầu, những ý niệm và thử thách trong một thế giới chuyển biến, tài liệu dịch. Thành phố Hồ Chí Minh. 17. G.Tapinos (1996), Những khái niệm cơ sở của nhân khẩu học, Dự án VIE/93/P04, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Tiên (2001), Già hóa dân số ở Việt Nam, mô hình chăm sóc sức khỏe người già ở một số xã đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội, 2001. 19. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2002), Báo cáo kết quả điều tra biến động dân số và KHHGĐ (1/4/2001) NXB Thống kê, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_bai_giang_dan_so_cham_soc_suc_khoe_sinh_san_pgs_ts_dam_khai_hoan_3363.pdf
Tài liệu liên quan