Bài giảng Cung cấp điện - Chương 10: Bảo vệ rơ le và tự động hóa trong hệ thống cung cấp điện - Trường đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)
Tự động hóa trong hệ thống CC
- Tự động hóa nhẳm
+ Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
+ Chất lượng điện năng
+ Tối ưu hóa việc vận hành các thiết bị điện
- Các biện pháp
+ Tự động đóng lại (TĐL)
+ Tự động đó nguồn dự trữ (TĐD)
+ Tự động điều chỉnh điện áp
+ Tự động sa thải phụ tải theo tần số
47 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cung cấp điện - Chương 10: Bảo vệ rơ le và tự động hóa trong hệ thống cung cấp điện - Trường đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Le Viet Tien, Ph.D
EPSD, SEE, HUST
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Khái niệm chung
2. Các nguyên tắc bảo vệ trong hệ thống CCĐ
NỘI DUNG
3. Bảo vệ các thiết bị trong hệ thống CCĐ
4. Tự động hóa trong hệ thống CCĐ
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Khái niệm chung
• Đặc điểm của hệ thống điện
• Trải trên một diện tích rộng
• Nhiều thiết bị làm việc ở chế độ khác nhau.
• Nhằm phát hiện ra những hỏng hóc, sự cố, duy trì sự
làm việc an toàn và tin cậy của hệ thống cần một hệ
thống bảo vệ.
• Chế độ làm việc của hệ thống:
– Chế độ làm việc bình thường
– Chế độ làm việc không bình thường
– Chế độ sự cố ngắn mạch
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Khái niệm chung
• Chế độ làm việc bình thường: Các thông số chế độ và
thông số hành vi của các thiết bị nằm trong phạm vi cho phép và
các thiết bị có thể làm việc dài trong chế độ này.
Các thiết bị bảo vệ không được phép tác động.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Khái niệm chung
• Chế độ làm việc không bình thường: một số thông số chế
độ và thông của thiết bị hoặc của hệ thống nằm ngoài giới
hạn cho phép nhưng vẫn được phép tồn tại trong một
khoảng thời gian.
Các thiết bị bảo vệ có thể cảnh báo xong không được phép
tác động khi thời gian cho phép chưa hết ( ví dụ: quá trình
khởi động động cơ).
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Khái niệm chung
• Chế độ sự cố: là chế độ mà một số thông số chế độ hoặc
thông số hành vi đã vượt xa chế độ cho phép ảnh hưởng đến
các thiết bị lân cận.
Hệ thống không cho phép làm việc trong chế độ này vì vậy
cần loại trừ thiết bị hoặc phần bị sự cố của hệ thống ra khỏi
lưới càng nhanh càng tốt để hạn chế tối đa tác hại của nó.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Khái niệm chung
1.1. Conceptions
• Ngắn mạch và những sự cố bất thường xảy ra trong hệ
thống điện:
– Ngắn mạch
+ Gây ra tác động nhiệt
+ Gây ra tác động cơ
– Điều kiện hoạt động khác thường:
+ Quá tải
+ Quá điện áp
+ Dao động công suất
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.1. Nhiệm vụ của thiết kế bảo vệ
+ Nhanh chóng loại trừ phần tử bị sự cố để đảm bảo
cho hệ thống cung cấp điện làm việc an toàn.
+ Cảnh báo cho nhân viên vận hành về các trạng thái
làm việc không bình thường (quá tải, sụt áp, giảm điện
trở cách điện ) để kịp thời xử lý;
+ Kết hợp với các thiết bị tự động hóa để thược hiện
thay đổi các phương thức vận hành trong hệ thống
CCĐ.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị bảo vệ
• Các bảo vệ đều có giới hạn và không thể ngăn chặn được sự cố mà
chỉ có thể làm giảm sự ảnh hưởng của sự cố và thời gian tác động.
• Hệ thống bảo vệ thường chia đối tượng bảo vệ riêng rẽ (VD., động
cơ, cáp, đường dây, thanh cái, máy biến áp hoặc máy phát).
•Bảo vệ chính tác động khi sự cố xảy ra và cô lập một phần của hệ
thống (do đó có thể trùng một số điểm bảo vệ khác)
•Bảo vệ dự phòng được sư dụng khi bảo vệ chính không tác động.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị bảo vệ
-Tác động nhanh: Thiết bị cần phải tác động đủ nhanh để sớm
thu hẹp phạm vi sự cố, rút ngắn thời gian xảy ra sự cố.
-Chọn lọc: phát hiện và loại trừ đúng phần tử bị sự cố ra khỏi
lưới và giảm thiểu ảnh hưởng tới các phần tử đang vận hành
bình thường khác.
-Độ nhạy: khả năng cảm nhận sự cố của thiết bị bảo vệ, (được
tính bằng tỉ số giữa trị số của đại lượng vật lý đặt vào rơle khi có
sự cố với ngưỡng tác động đã được cài đặt của nó). Hệ số độ
nhạy càng lớn thì rơle càng nhạy (knh=INmin/Ikđ).
- Độ tin cậy: là tính năng đảm bảo cho thiết bị làm việc đúng,
chắc chắn. Thiết bị bảo vệ phải tác động khi có sự cố xảy ra
trong phạm vi bảo vệ của nó và không được tác động khi không
có sự cố xảy ra trong phạm vi bảo vệ của nó.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.3. Các phần tử chính trong hệ thống bảo vệ rơ le
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.3. Các phần tử chính trong hệ thống bảo vệ rơ le
• Thiết bị biến đổi đầu vào bao gồm biến dòng điện, biến
điện áp, cung cấp các đầu vào tương tự cho các rơ le.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.3. Các phần tử chính trong hệ thống bảo vệ rơ le
• Rơ le là phần tử chính trong các bộ bảo vệ, thực hiện
phân tích và đưa ra các ứng xử để điều khiển các thiết bị
đóng cắt hoặc cảnh báo.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.3. Các phần tử chính trong hệ thống bảo vệ rơ le
• Cơ cấu chấp hành bao gồm các kênh truyền tính hiệu,
thiết bị nhận tín hiệu điều khiển từ rơ le và thao tác đóng
cắt mạch điện, hiển thị cảnh báo.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Generality
1.3. Các phần tử chính trong hệ thống bảo vệ rơ le
• Nguồn thao tác cung cấp năng lượng cho các thiết bị
điều khiển và bảo vệ. Nguồn thao tác cấp điện cho các
thiết bị rơ le bảo vệ, thiết bị cảnh báo tín hiệu và các cơ
cấu chấp hành đóng cắt mạch điện.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1. Giới thiệu chung
1.4. Một số cách phân loại bảo vệ
Tùy theo đặc điểm của phần tử trong hệ thống bảo vệ rơ le
có thể có rất nhiều cách phân loại các bộ bảo vệ rơ le
• Theo tham số tác động có rơ le dòng điện, rơ le điện
áp, rơ le công suất, rơ le tổng trở
• Theo công nghệ chế tạo có rơ le điện từ, rơ le tĩnh và
rơ le số.
• Theo chức năng trong sơ đồ bảo vệ có rơ le trung
gianm thời gian, tín hiệu .
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện
• Nguyên tắc chung
- Khi dòng điện chạy qua
bảo vệ tăng vượt quá dòng
điện khởi động Ikđ, bảo vệ
sẽ tác động thay đổi trạng
thái tiếp điểm
- Khi dòng điện chạy qua
bảo vệ thấp hơn dòng điện
trở về Itv, tiếp điểm của
bảo vệ sẽ trở lại trạng thái
ban đầu
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện
• Nguyên tắc chung
- Quan hệ giữa dòng điện khởi động Ikđ và dòng điện
trở về Itv được đặc trưng bởi hệ số trở về:
- Đối với rơ le điện cơ, Kv ≠ 1. Đối với rơ le tĩnh và rơ
le số, Kv = 1
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện
• Nguyên tắc chung (đảm bảo tính chọn lọc)
- Để đảm bảo được chọn lọc, Ikđ và Itv của bảo vệ
được chọn theo các điều kiện sau:
Ilvmax, dòng điện làm việc cho phép lớn nhất
của phần tử được bảo vệ.
- Sau khi sự cố được loại trừ, một số phụ tải độc lực
được cấp điện qua mạch có đặt bảo vệ sẽ khởi động
trở lại. Do đó:
Kmm: Hệ số có xét đến việc mở máy của các phụ tải động có dòng
điện chạy qua chỗ đặt bảo vệ khi sự cố bị loại trừ, có thể lấy trong
khoảng 2-5.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện
• Nguyên tắc chung (đảm
bảo tính chọn lọc)
- Dòng điện trở về Itv:
- Dòng khởi động Ikđ
phía sơ cấp của biến
dòng điện:
Kat: Hệ số an toàn (dự trữ) tính đến sai số của bảo vệ, từ 1,1 (đối với rơ le
tĩnh) đến 1,2 (đó với rơ le điện cơ)
Ksd, hệ số sơ đồ = IR/IBI
KBI, tỷ số biến dòng điện
của biến dòng điện
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện
• Nguyên tắc chung (đảm
bảo độ nhạy)
- Dòng điện khởi động
của bảo vệ phải thỏa
mãn Ikđ:
KNmin: Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất đi qua chỗ đặt bảo vệ
Knh: Hệ số nhạy của bảo vệ
Một số trường hợp, khó phân biệt bảo vệ quá tải và ngắn
mạch, nên để đảm bảo độ nhạy thì phải đặt Ikđ khá thấp, dẫn
đến yêu cầu chọn lọc không đảm bảo.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (có thời gian)
• Nguyên tắc chung
- Đối với lưới điện hởn có một nguồn cấp
- Tính chọn lọc của bảo vệ quá dòng được đảm bảo
theo nguyên tắc chọn thời gian tác động: bảo vệ càng gần
nguồn thì thời gian tác động càng lớn
- Thời gian tác động của bảo vệ: độc lập hoặc phụ thuộc dòng
chạy qua bảo vệ
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (có thời gian)
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (có thời gian)
• Nguyên tắc chung
- Đối với bảo vệ quá dòng có thời gian độc lập, thời
gian tác động không phụ thuộc vào trị số dòng điện
chạy qua bảo vệ.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (có thời gian)
• Nguyên tắc chung
- Đối với bảo vệ quá dòng có đặc tính phụ thuộc, thời
gian tác động sẽ phụ thuộc vào trị số dòng điện chạy
qua bảo vệ.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (cắt nhanh)
• Nguyên tắc chung
- Độ chọn lọc của bảo vệ quá dòng điện cũng có thể
được đảm bảo nếu đặt Ikđ sao cho bảo vệ chỉ tác
động khi ngắn mạch chỉ xảy ra trong vùng bảo vệ.
IN.ng.max, dòng ngắn mạch ngoài lớn nhất (dòng NM ba
pha)
Kat, Hệ số an toàn
Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh làm việc: tức thời hoặc với
một đỗ trễ rất nhỏ (cỡ 0,1 s)
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (cắt nhanh)
Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh có nhược điểm:
+ Không bảo vệ được toàn bộ đối tượng (khi ngắn mạch xảy ra ở cuối phần
tử bảo vệ không tác động).
+ LCN thay đổi nhiều khi chế độ làm việc và dạng NM thay đổi.
+ Không đảm bảo tính chọn lọc trong các lưới phức tạp, có nhiều nguồn cấp.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (chống chạm đất)
• Nguyên tắc chung
- Khi sự cố NM chạm đất, dòng ngắn mạch có thể thay
đổi trong một dải rộng từ vài chục A đến hàng chục
kA.
Dòng thứ tự không sinh ra
do ngắn mạch sẽ được lọc
bởi:
-Bộ 3 máy biến dòng BI một
pha.
- Một máy biến dòng thứ tự
không
(Thường hay dùng cho các
đường dây cáp)
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ quá dòng điện (chống chạm đất)
• Dòng điện đi trong rơ le
- Đối với sơ đồ (a):
- Đối với sơ đồ (b):
- Nếu bỏ qua sai số BI
Trong chế độ làm việc bình thường:
- Ngắn mạch không chạm đất thì I0 = 0
và rơ le không tác động.
-Ngắn mạch chạm đất, I0 ≠ 0, rơ le tác
động
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ so lệch dòng điện
• Nguyên tắc chung
- Là loại bảo vệ cắt nhanh
- Biên độ dòng điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ được so
sánh với nhau.
- Nếu sai lệch vượt quá trị số cho trước bảo vệ sẽ tác động
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2. Các nguyên tắc bảo vệ
2.1. Bảo vệ so lệch dòng điện
• Dòng điện so lệch đi qua rơ le
- Chế độ làm việc bình thường hoặc ngoài vùng bảo vệ (N1):
Không tác động.
- Trong vùng bảo vệ (N2): Tác động nếu
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.1. Bảo vệ các đường dây phân phối điện
• Bảo vệ lưới điện trung áp:
- Lưới trung tính nối đất trực tiếp hoặc điện kháng nhỏ: Thiết
bị bảo vệ là cầu chì cao áp, máy cắt hợp bộ hoặc máy cắt được
điều khiển bởi rơ le quá dòng điện thời gian phụ thuộc, bảo vệ
quá dòng điện chống chạm đất, bảo vệ cắt nhanh.
- Lưới trung tính cách đất (dòng ngắn mạch một pha rất bé):
cần thiết bị cảnh báo (tín hiệu cảnh báo lấy từ BI thứ tự không)
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.1. Bảo vệ các đường dây phân phối điện
• Bảo vệ lưới điện hạ áp:
- Dòng điện tăng cao do: quá tải, ngắn mạch, khởi động các
thiết bị động lực.
- Các thiết bị bảo vệ: cầu chì, áp tô mát
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.1. Bảo vệ các đường dây phân phối điện
• Bảo vệ bằng cầu chì
- Chỉ tác động do dòng điện tăng
cao do ngắn mạch, không tác
động khi các động cơ khởi
động.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.1. Bảo vệ các đường dây phân phối điện
• Bảo vệ bằng áp tô mát:
- Đoạn ab dùng bảo vệ quá tải (rơ
le nhiệt).
- Đoạn cd dùng bảo vệ ngắn
mạch (rơ le điện từ).
- Dòng điện khởi động của rơ le
điện từ có thể là một dai rộng
(20-50) Iđm
- Áp tô mát vận hành tin cậy, đa
năng, giá cao hơn cầu chì.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.1. Bảo vệ các đường dây phân phối điện
• Bảo vệ bằng áp tô mát (phối
hợp bảo vệ cùng cầu chì hạ
áp):
- Tính chọn lọc có thể không
đảm bảo khi đặc tính cầu chì
cắt đặc tính bảo vệ của áp tô
mát (I≤I1 hoặc I2 ≤I ≤I3)
- Phải chọn áp tô mát có đặc
tính nằm trên đặc tính của cầu
chì.
- Khi động cơ khởi động, áp tô
mát không được tác động.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.2. Bảo vệ máy biến áp lực
• Một số loại sự cố chính trong MBA:
- Quá tải MBA
- Thùng dầu bị thủng hoặc rò dầu
- Ngắn mạch giữa các pha hoặc pha với vỏ ở bên trong hoặc
tại đầu cực MBA
- Chập giữa các vòng dây trên cùng một pha
- Tùy theo công suất MBA, vị trí và vai trò trong hệ thống
điện để lựa chọn phương thức bảo vệ thích hợp.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.2. Bảo vệ máy biến áp lực
• Bảo vệ chống ngắn mạch trong MBA:
- Quá tải MBA
- Thùng dầu bị thủng hoặc rò dầu
- Ngắn mạch giữa các pha hoặc pha với vỏ ở bên trong hoặc
tại đầu cực MBA
- Chập giữa các vòng dây trên cùng một pha
- Tùy theo công suất MBA, vị trí và vai trò trong hệ thống
điện để lựa chọn phương thức bảo vệ thích hợp.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.2. Bảo vệ máy biến áp lực
• Bảo vệ chống ngắn mạch trong MBA:
- Đối với trạm biến áp phân phối, công suất nhỏ: cầu chì
cao áp (cầu chì tự rơi hoặc thạch anh dạng ống có lắp kèm
cầu dao cách ly)
- Đối với máy biến áp trung gian (tùy vai trò), các bảo vệ
gồm:
- Bảo vệ so lệch có hãm (bảo vệ chính)
- Bảo vệ quá dòng có thời gian (dự phòng cho so lệch)
- Bảo vệ quá dòng tránh quá tải MBA
- Bảo vệ chống chạm đất sử dụng rơ le quá dòng (b)
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.2. Bảo vệ máy biến áp lực
• Bảo vệ chống chạm chập các
vòng dây, thủng thùng dầu:
Rơ le hơi (rơ le Buchholz)
- Những hư hỏng: quá tải, chạm
chập các vòng dây, thủng thùng
dầu thường làm cho thùng dầu
bốc hơi và chuyển động.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.2. Bảo vệ máy biến áp lực
• Bảo vệ chống chạm chập các vòng dây, thủng thùng
dầu: Rơ le hơi (rơ le Buchholz)
- Đối với MBA có công suất từ 500kVA đến 5MVA, sử dụng rơ
le khí cấp 1 tác động.
- MBA công suất trên 5MVA sử dụng 2 cấp tác động, cấp 1 báo
tín hiệu cảnh báo sự làm việc không bình thường (quá tải, cạn
dầu), cấp 2 tác động đi cắt các máy cắt.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.3. Bảo vệ động cơ
• Loại sự cố trong động cơ: ngắn mạch giữa các cuộn dây pha,
chập các vòng dây hoặc cuộn dây chạm vỏ (đất). Sự cố bê ngoài
(thường là ngắn mạch hoặc sụt giảm điện áp, các chế độ không đối
xứng)
- Bảo vệ quá tải (rơ le nhiệt hoặc bảo vệ quá dòng điện),
động cơ hạ áp dùng khởi động từ bảo vệ quá tải, cao áp (công
suất lớn) dùng rơ le quá dòng điện thời gian phụ thuốc. Lưu ý
thời gian cắt của bảo vệ phải lớn hơn thời gian mở máy
- Bảo vệ tránh ngắn mạch dùng cầu chì hoặc áp tô mát có rơ le
quá dòng cắt nhanh. Động cơ có công suất nhỏ hơn 200kW sử
dụng cầu chì.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3. Bảo vệ các thiết bị
3.3. Bảo vệ động cơ
- Bảo vệ tránh sụt áp, của mạng cung cấp điện cho động cơ
dùng rơ le điện áp thấp (cắt động cơ ra khỏi lưới do: yêu cầu
công nghệ hoặc cần cắt một số động cơ không quan trọng).
- Bảo vệ chống mất đồng bộ, dùng bảo vệ động cơ điện đồng
bộ. Các phương pháp phát hiện: động cơ tiêu thụ công suất
hoặc có xuất hiện dòng điện dao động trong mạch kích thích.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4. Tự động hóa trong hệ thống CCĐ
• Tự động hóa nhằm
• Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
• Chất lượng điện năng
• Tối ưu hóa việc vận hành các thiết bị điện
• Các biện pháp
• Tự động đóng lại (TĐL)
• Tự động đó nguồn dự trữ (TĐD)
• Tự động điều chỉnh điện áp
• Tự động sa thải phụ tải theo tần số
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4. Tự động hóa trong hệ thống CCĐ
4.1. Tự động đóng lại (TĐL)
• Loại sự cố trong mạng điện áp định mức 35kV , 60-80%
là sự cố thoảng qua (sét đánh, gió, cây rơi )
- Thời gian tồn tại sự cố ngắn
- TĐL có thể tác động 1 hoặc nhiều lần
- Thời gian đóng lại thường lấy bằng 0,2 giây.
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4. Tự động hóa trong hệ thống CCĐ
4.1. Tự động đóng lại dự trữ (TĐD)
- Thời gian đóng lại thường lấy bằng 0,5 đến 1,5 giây. Nếu
chậm hơn thì các phụ tải động sẽ khởi động khó khăn hơn
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cung_cap_dien_chuong_10_bao_ve_ro_le_va_tu_dong_ho.pdf