4.4.1 Giới thiệu chung về phần mềm Moldflow:
Moldflow là hãng chuyên cung cấp các phần mềm và giải pháp trong lãnh
vực phân tích, mô phỏng, tối ưu hóa điều kiện công nghệ ứng dụng trong ngành
sản xuất ra sản phẩm nhựa bằng công nghệ ép phun.
Moldflow của hãng AutoDesk là sản phẩm hàng đầu sử dụng công nghệ mô
phỏng chuyên sâu để kiểm tra tính hợp lý của bản thiết kế chi tiết và khuôn, cung
cấp những thông số cần thiết hỗ trợ việc thiết kế khuôn mẫu để sản xuất ra các chi
tiết nhựa có chất lượng. Là một phần mềm CAE, Moldflow phân tích chuyên sâu
quá trình đúc phun và dùng để dự đoán và giải các bài toán sản xuất trước khi
chúng được đưa vào thực tế. Moldflow có khả năng mô phỏng các quá trình phun
nhựa, nén đặc, làm mát và những hiện tượng xảy ra cho vật đúc như co nhiệt, cong
vênh. Moldflow sử dụng một công nghệ dựa trên lưới phần tử hữu hạn cho phép ta
tiến hành mô phỏng trên nền 3D cho mọi chi tiết nhựa từ thành mỏng tới vật rất
dày hoặc vật có cả thành mỏng lẫn thành dày.
Moldflow có những điểm mạnh như:
- Dễ triển khai trong nhóm làm việc
- Thực hiện cả quá trình phân tích kết cấu lẫn phân tích dòng chảy nhựa
- Có giao diện CAD mạnh.
- Moldflow có thể sử dụng được tất cả các loại mô hình hình học CAD, bao
gồm mô hình midplane truyền thống, mô hình khung dây, mô hình mặt cong, mô
hình vậtthể đặc có thành mỏng và thành dày.
- Với mọi thiết kế hình học, người dùng dễ dàng thực hiện công việc mô
phỏng trong môi trường trực quan và tích hợp.
Một số chức năng của Moldflow:
- The shear modulus result: mô tả ứng mô đun trượt của sản phẩm sau khi
đúc
- The shear rate, bulk result: xác định độ lớn của tốc độ trượt ở mỗi mặt cắt.
- The shear stress at wall result: mô tả ứng suất cắt ở chỗ tiếp xúc nhựa lỏng
và nhựa đông đặc.
- The temperature at flow front result: mô tả nhiệt độ ở đầu dòng chảy trong
quá trình đúc.
- The bulk temperature result: mô tả nhiệt độ nhựa ở các vùng khác nhau
trong lòng khuôn theo thời gian
84 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ khuôn mẫu - Nguyễn Quận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cắt
trong khuôn. Lực cắt cao tập trung xung quanh miệng phun bị hạn chế bởi then,
then này được cắt sau khi mở khuôn.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 27
Hình 2.21. Miệng phung kiểu then.
Kích thước thiết kế: Bề rộng nhỏ nhất là 6mm, bề dày nhỏ nhất bằng 75%
chiều sâu lòng khuôn
- Miệng phun kiểu đường ngầm (Hình 2.22)
Loại này cũng rất thông dụng, có ưu điểm là nó tự cắt khi sản phẩm bị đẩy
ra khỏi khuôn. Đặc biệt với kiểu miệng này có thể đặt nó trên các đường hoa văn,
đường gân để ẩn đi các dấu vết của miệng phun.
Hình 2.22. Miệng phun kiểu đường ngầm.
- Miệng phun kiểu bang (Hình 2.23)
Có kích thước mỏng nhất so với các loại khác, loại này không thông dụng
lắm, sử dụng cho các chi tiết có cạnh thẳng, có thể dùng để khắc phục hiện tượng
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 28
tạo đuôi. Dấu vết của miệng phun rất lớn và chi phí cắt bỏ miệng phun được tính
vào sản phẩm. Phù hợp cho sản phẩm lớn và phẳng (đặc biệt là sản phẩm làm bằng
nhựa Acrylic) vì nó giúp giảm độ cong vênh cho sản phẩm nhờ sự phân bố đồng
đều
Hình 2.23. Miệng phun kiểu băng
Kích thước của miệng phun kiểu này mỏng, khoảng 0.2→0.6mm, đường
kính của kênh dẫn song song thường 0.6→1mm. Miệng phun kích thước nhỏ, dày
0.25→0.5mm. chiều dài của miệng phun ngắn, tốt nhất từ 0.5→1mm.
- Miệng phun kiểu quạt (hình 2.24)
Miệng phun kiểu quạt thực chất cũng là miệng phun cạnh có bề rộng bị biến
đổi. Miệng phun kiểu này tạo dòng chảy êm và cho phép điền đầy lòng khuôn một
cách nhanh chóng nên rất phù hợp với những sản phẩm lớn và dày. Tuy nhiên, phải
chi phí cao khi cắt miệng phun.
Hình 2.24. Miệng phun kiểu quạt
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 29
Bề dày của quạt tương đối mỏng có mối quan hệ với bề dày của sản phẩm.
Thông thường, bề dày tối đa của cổng hình quạt không vượt quá 80% bề dày của
sản phẩm. Nếu sản phẩm quá mỏng - 0.8mm - thì bề dày của cổng phun có thể
chọn là 0.7mm. Bề rộng của cổng quạt thường từ 6mm đến 25% chiều rộng của
tấm khuôn. Đối với những sản phẩm lớn bề rộng thường bằng chiều rộng của lòng
khuôn.
- Miệng phun kiểu nan hoa (Hình 2.25)
Để phần vật liệu ở chỗ rẽ nhánh không bị đông đặc sớm gây nghẽn dòng
nên thiết kế thêm đuôi nguội chậm. Đuôi nguội chậm sẽ giúp quá trình điền đầy
diễn ra nhanh và tốt hơn. Thường nằm ở những nhánh giao nhau của kênh dẫn
Hình 2.25. Miệng phun kiểu nan hoa
2.3 HỆ THỐNG TY ĐẨY SẢN PHẨM
2.3.1 Khái niệm hệ thống đẩy
Sau khi sản phẩm trong khuôn được làm nguội, khuôn được mở ra, lúc này
sản phẩm còn dính trên lòng khuôn do sự hút của chân không và sản phẩm có xu
hướng co lại sau khi được làm nguội nên cần hệ thống đẩy để đẩy sản phẩm ra
ngoài (Hình 2.26).
Sau khi sản phẩm được đẩy ra, người công nhân sẽ lấy sản phẩm, kiểm tra
sản phẩm và cắt đuôi keo (nếu có) sau mỗi chu kỳ ép phun.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 30
Hình 2.26. Hệ thống đẩy sản phẩm
2.3.2 Nguyên lý hoạt động
Sau khi kết thúc quá trình nhựa điền đầy lòng khuôn và quá trình làm mát
thì máy ép sẽ mở khuôn và trục đẩy của máy ép (ejector rod) sẽ đẩy hai tấm đẩy
(ejector plate) và thông qua các chi tiết đẩy (chốt đẩy, lưỡi đẩy, ống đẩy, tấm tháo,
) đẩy sản phẩm ra ngoài.
Trong quá trình đẩy thì tấm đẩy làm lò xo của khuôn nén lại. Khi trục đẩy
của máy ép trở về vị trí ban đầu, lực tác ộđ ng lên tấm đẩy không còn nữa, lúc này
lực nén lò xo sẽ giúp tấm đẩy trở về vị trí ban đầu, quá trình này có sự tham gia
dẫn hướng của chốt hồi.
2.3.3 Các hệ thống đẩy thường dùng
a. Hệ thống đẩy dùng chốt đẩy
Đây là hệ thống đẩy được dùng phổ biến nhất. Vật liệu thường dùng là T8A
hoặc T10A, được tôi cứng hơn 50HRC và nhám bề mặt yêu cầu Ra=0.8. Chốt đẩy
là chi tiết tiêu chuẩn với đường kính, chiều dài, hình dạng khác nhau (Hình 2.27).
Những lỗ tròn dễ gia công, nên hệ thống này khá đơn ảgi n dễ thực hiện. Tuy
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 31
nhiên để gia công những lỗ tròn dài và chính xác thì vẫn khó khăn, do đó nên cần
doa rộng các lỗ chốt đẩy một khoảng chiều dài nhất định.
Hình 2.27. Hệ thống dùng chốt đẩy.
b. Hệ thống đẩy dùng lưỡi đẩy
Lưỡi đẩy thường dùng để đẩy những chi tiết có thành mỏng và hình dáng
phức tạp vì khi sử dụng các chốt đẩy tròn đối với chi tiết có thành mỏng dễ làm
cho chi tiết bị lún vào trong (Hình 2.28).
Hình 2.28. Hệ thống dùng lưỡi đẩy
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 32
Hệ thống đẩy sử dụng lưỡi đẩy sẽ có lực đẩy lớn hơn do cấu tạo lưỡi đẩy
lớn hơn và diện tích tiếp xúc của lưỡi đẩy lên sản phẩm lớn hơn chốt đẩy
c. Hệ thống đẩy dùng ống đẩy
Ống đẩy dùng để đẩy các chi tiết dạng tròn xoay. Hệ thống đẩy dùng ống
đẩy gồm có chốt được gắn cố định, có nhiệm vụ dẫn hướng ống đẩy di trượt tịnh
tiến khi tấm đẩy được tác động. Chốt cố định còn có nhiệm vụ làm lõi tạo hình cho
sản phẩm dạng tròn xoay (Hình 2.29).
Hình 2.29. Hệ thống ống đẩy.
d. Hệ thống đẩy sử dụng tấm tháo
Dùng để đẩy những chi tiết có dạng trụ tròn hay hình hộp chữ nhật có bề
dày thành mỏng. Hệ thống này thì sản phẩm luôn đạt được tính thẩm mỹ do không
có vết chốt đẩy (Hình 2.30). Nhược điểm của hệ thống này là sử dụng lực đẩy lớn
hơn so với các phương pháp khác, do tấm tháo có trọng lượng lớn hơn.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 33
Hình 2.30. Hệ thống dung tấm tháo.
e. Hệ thống đẩy dùng khí nén
Dùng cho các sản phẩm có lòng khuôn sâu như: xô, chậu, bởi vì khi sản
phẩm nguội thì độ chân không trong lòng khuôn và lõi khuôn rất lớn nên sản phẩm
khó có thể thoát khuôn. Do đó, cần một lực đẩy lớn và phân bố đều để đẩy sản
phẩm thoát khuôn. Lời khuyên là sử dụng khí nén kết hợp tấm tháo để lấy sản
phẩm.
Hình 2.31. Hệ thống dùng khí nén.
2.4 HỆ THỐNG LÀM NGUỘI KHUÔN
2.4.1 Mục đích
Thời gian làm nguội chiếm khoảng 60% thời gian của chu kỳ khuôn,vì thế
việc làm sao để có thể giảm thời gian làm nguội nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
sản phẩm là quan trọng, nhiệt độ chảy của nhựa đưa vào khuôn thường vào khoảng
150°C ÷ 300°C, khi nguyên liệu nhựa được đưa vào khuônở nhiệt độ cao này, một
lượng nhiệt lớn từ nguyên liệu nhựa được truyền vào khuôn và thông qua hệ thống
làm nguội giải nhiệt khuôn. Nếu hệ thống làm nguội vì một nguyên nhân nào đó
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 34
chưa đưa được nhiệt ra khuôn một cách hữu hiệu, làm nhiệt độ trong khuôn không
ngừng tăng lên, làm tăng chu kỳ sản xuất.
Do vậy, hệ thống này dùng để:
- Giữ cho khuôn có nhiệt độ ổn định để nguyên liệu nhựa có thể giải nhiệt
đều.
- Giải nhiệt nhanh, tránh trường hợp nhiệt giải không kịp, gây nên hiện tượng
biến dạng sản phẩm gây ra phế phẩm.
- Giảm thời gian chu kỳ, tăng năng xuất sản xuất
2.4.2 Cấu tạo
Hệ thống làm nguội có cấu tạo cơ bản được thể hiện ở Hình 2.32.
Hình 2.32. Thành phần hệ thống làm nguội
Thành phần hệ thống làm nguội gồm:
A: Bể chứa dung dịch làm nguội(Collection manifold)
B: Khuôn (Mold)
C: Ống cung cấp chất làm nguội (Supply manifold)
D: Bơm (Pump)
E: Kênh làm nguội (Regular Cooling Channels)
F: Ống dẫn (Hoses)
G: Vách làm nguội (Baffle)
H: Bộ điều khiển nhiệt độ (TemperatureController)
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 35
Hình 2.33. Hệ thống làm nguội trên khuôn
2.4.3 Các qui luật khi thiết kế kênh làm nguội
Đảm bảo làm nguội đồng đều toàn sản phẩm. Do đó, cần chú ý đến những
phần dày nhất của sản phẩm. Hình 2.34 thể hiện các dạng làm nguồi đều và không
đều.
Làm nguội đều Làm nguội không đều
Làm nguội đều Làm nguội không đều
a - Đường đẳng nhiệt b - Kênh dẫn nguội c - Đốm nóng
Hình 2.34. Các trường hợp làm nguội.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 36
Khi thiết kế hệ thống làm nguội, cần lưu ý:
- Kênh dẫn nguội nên để gần mặt lòng khuôn để có thể giải nhiệt tốt hơn.
- Đường kính của rãnh dẫn nguội nên không đổi trên toàn bộ chiều dài kênh
để tránh sự ngắt dòng sẽ làm trao đổi nhiệt không tốt.
- Thiết kế đường nước sao cho có 1 đầu vào và 1 đầu ra
- Nên chia kênh làm nguội thành nhiều vòng làm nguội. Không nên thiết kế
chiều dài kênh dẫn nguội quá dài dẫn đến mất áp và tăng nhiệt độ làm độ chênh
lệch nhiệt độ đầu vào và đầu ra tăng quá 3°C.
Không tốt Không tốt Tốt
Hình 2.35. Kênh dẫn nguội không nên quá dài
Dòng nước làm mát phải chảy liên tục và mang nhiệt độ từ nơi có nhiệt độ
cao sang nơi có nhiệt độ thấp.
Hệ thống làm mát phải đồng đều cả 2 phía khuôn âm (Cavity) và khuôn
dương (Core): vì thường thì ở phía Cavity dễ bố trí đường nước hơn do có nhiều
diện tích trống hơn, trong khi phía core có ít diện tích trống vì bị hệ thống ty đẩy
chiếm chỗ, nên việc thiết kế đường nước phía Core gặp nhiều khó khăn hơn,
thường phải nghĩ đến việc đặt những đường nước chéo nhau. Mục tiêu của việc
thiết kế là làm sao cho lượng nước chảy qua Core và Cavity phải bằng nhau.
Nhiệt độ ở đầu vào và đầu ra càng ít chênh lệch càng tốt (T = Tra – Tvào),
T đảm bảo trong khoảng từ 1 ÷ 5°C. Lượng nhiệt được giải tỏa ra khỏi khuôn tỷ lệ
với vận tốc dòng chảy, muốn lượng nhiệt giải toả ra nhiều và nhanh chóng, phải
làm sao tăng vận tốc dòng chảy thông qua hệ thống bơm thuỷ lực.
Việc bố trí đường nước theo kiểu nối tiếp hoặc song song hay vừa nối tiếp
vừa song song là không quan trọng, mà quan trọng là bố trí sao cho phù hợp với
quy luật dòng chảy.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 37
Cần tính toán tiết diện lỗ nước sao cho nguồn nước cung cấp đủ cho cả hệ
thống. Thông thường thì đường nước thường thiết kế với P.T 1/8 hoặc P.T 1/4.
Kênh làm nguội phải được khoan có độ nhám để tạo dòng chảy rối sẽ giúp
trao đội nhiệt tốt hơn dòng chảy tầng 3-5 lần.
Dòng chảy tầng Dòng chảy rối
Hình 2.36. So sánh dòng chảy rối và dòng chảy tầng
Đường kính kênh làm nguội phải lớn hơn 8mm (8 hoặc 10) để dễ gia công
và phải giữ nguyên như vậy để tránh tốc độ chảy của chất lỏng đang làm nguội
khác nhau do đường kính các kênh làm nguội khác nhau.Các kênh làm nguội phải
đặt càng gần bề mặt khuôn càng tốt nhưng cần chú ý đến độ bền cơ học của vật
liệu khuôn.
Cần ưu tiên thiết kế đường nước cho những vị trí trên sản phẩm có thành
dày đột ngột, khi thiết kế cần liên hệ với khách hàng, để nếu có thể thì giảm bớt độ
dày của thành cho cân đối. Những trường hợp gặp những chỗ trên Cavity dạng tấm
mỏng, nếu có khoan đường nước thì tính hiệu quả cũng không cao, phải chọn giải
pháp khác, đó là chọn hợp kim khác thay thế, có khả năng giải nhiệt nhanh hơn.
Cần lưu ý làm mát cả những tấm khuôn quan trọng, mặc dù nơi đó không
có sản phẩm (ví dụ như khuôn ba tấm thì nên thiết kế đường nước giải nhiệt cho
cả tấm lấy xương keo, vì trong khuôn ba tấm, tấm lấy xương keo thường mỏng
hơn tấm kẹp, nên chịu ảnh hưởng nhiệt nhiều hơn, giãn nở nhiều hơn so với tấm
kẹp nên dễ gây biến dạng chốt; do đó, khó mở khuôn
Nên chia hệ thống làm nguội ra nhiều vùng làm nguội để tránh các kênh
làm nguội quá dài dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ lớn.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 38
Đặc biệt chú ý đến việc làm nguội những phần dày của sản phẩm.
Tính dẫn nhiệt của vật liệu làm khuôn cũng rất quan trọng.
Lưu ý đến hiện tượng cong vênh do sự co rút khác nhau khi bề dày sản
phẩm khác nhau.
2.4.4 Các kiểu kênh làm nguội khuôn
a. Hệ thống làm lạnh có vách ngăn (Baffle system)
Đây là 1 hệ thống đơn giản cho việc làm lạnh những lõi nhỏ, mặc dù những
dãy vách ngăn này có thể sử dụng trong những lõi lớn hơn.
Khoan những lỗ vào tấm core và những dải đồng được chèn vào bên trong.
Nó phải được lắp đặt phù hợp với lỗ để dòng chảy không bị rò rỉ khi đi qua. Ở đáy
của những lỗ khoan được bịt kín bằng những nút bịt
Hình 2.37. Hệ thống làm lạnh vách ngăn
b. Hệ thống kiểu vòi phun (Fountain system)
Hệ thống kiểu vòi phun cho năng xuất cao hơn so với kiểu vách ngăn
(Baffe) và giúp phân bố giải nhiệt đều khắp trên khuôn
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 39
Hình 2.38. Hệ thống làm nguội một vòi phun
c. Thiết kế hệ thống dạng lỗ góc (Angle holed design)
Với kiểu thiết kế này, sẽ rất nguy hiểm nếu phoi trong quá trình khoan
những lỗ góc bị kẹt lại tại những bề mặt giao nhau dẫn đến hạn chế dòng chảy của
chất làm nguội chảy qua lõi.
Hình 2.39. Hệ thống dạng lỗ góc
d. Hệ thống làm lạnh dạng lỗ từng bước (Stepped hole design)
Hệ thống này thì dễ thiết kế hơn so với hệ thống Angled hole, nhưng nhược
điểm của hệ thống này là sau khi những lỗ được khoan phải bịt một đầu lại để điều
chỉnh dòng chảy; tuy nhiên đôi khi, có thể bị hỏng dẫn đến rò rỉ.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 40
Hình 2.40. Hệ thống dạng lỗ từng bước
2.4.5 Tính lưu lượng nước làm nguội
Cần thiết phải biết lưu lượng nước làm nguội vì nó trực tiếp liên quan đến
đường kính của kênh nguội sẽ được thiết kế. Lưu lượng nước làm nguội được tính
theo công thức sau:
25
p ... gD
Q (2.1)
8.. L
Trong đó,
Δp: Tổn thất áp dọc đường trong kênh nguội.
g: Hệ số gia tốc trọng trường, g = 9.81(m/s2).
L: tổng chiều dài của kênh nguội.
D: đường kính kênh nguội.
λ: hệ số tổn thất
Tổn thất áp dọc đường trong kênh nguội (∆p): Tổn thất áp dọc đường trong
kênh nguội được định nghĩa như sau: + ∆p = Pvào - Pra + Pvào , Pra: áp xuất vào
và áp xuất ra khỏi hệ thống làm nguội.
Đường kính kênh nguội D: Việc tính toán đường kính kênh nguội rất quan
trọng. Hệ thống giải nhiệt có làm việc hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào
đường kính kênh nguội.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 41
Theo thực nghiệm, có thể lựa chọn lưu lượng nước tối thiểu yêu cầu tương
ứng với đường kính kênh nguội như bảng 2.3 sau để luôn thoả mãn yêu cầu trạng
thái chảy rối của dòng.
Bảng 2.3. kích thước kênh và lưu lượng nước tối thiểu
Đường kính kênh nguội (mm) Lưu lượng nước tối thiểu (lít/phút)
8 2.84
10 3.14
14 5.11
16 5.68
20 6.82
25 9.46
2.4.6 Thời gian làm nguội
Thời gian làm nguội được hiểu là thời gian từ lúc khuôn bắt đầu chịu tác
động của áp suất giữ khuôn cho đến trước khi mở khuôn ra. Thời gian làm nguội
có thể được xem như là ộm t hàm số của: nhiệt độ khuôn, nhiệt độ chảy dẻo, tính
chất vật liệu đem phun ép, và chiều dày của sản phẩm.
Trường hợp đơn giản, tính thời gian làm nguội với độ dày thành sản phẩm
từ 1÷4 mm, nhiệt độ thành khuôn dưới 60ºC có thể sử dụng công thức:
Tc = Smax(1+2.Smax) (2.2)
Trong đó, Smax: thành dày nhất của sản phẩm
Trường hợp nhiệt độ thành khuôn cao hơn 60ºC thì thời gian làm nguội
cộng thêm khoảng 30%.
2.5 CƠ CẤU DẪN ĐỘNG CÓ CỤM DI TRƯỢT SLIDE
Cơ cấu dẫn động có cụm di trượt được dùng trong kết cấu khuôn cho sản
phẩm có undercut (Hình 2.41).
Undercut là đặc điểm hình dạng sản phẩm bị vướng, ngăn không cho lấy
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 42
sản phẩm theo hướng mở khuôn. Phân loại có undercut mặt ngoài và mặt trong
Undercut trong Undercut ngoài
Undercut thành bên Undercut dạng tròn xoay
Hình 2.41. Các dạng Undercut.
Nguyên lý tháo undercut được thể hiện ở hình 2.42.
Khuôn ở trạng thái đóng Khuôn ở trạng thái mở
Hình 2.42. Nguyên lý tháo undercut.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 43
Những bề mặt có undercut trên sản phẩm được tách thành những bề mặt lõi
riêng biệt và rút theo hướng khácới v hướng mở khuôn để giải phóng sản phẩm.
Hệ thống dùng để tháo undercut thường chiếm khoảng 15÷30% giá thành
bộ khuôn cũng như tăng giá thành sản phẩm ép nhựa. Đối với những undercut nhỏ
và vật liệu đủ dẻo thường dùng phương pháp đẩy cưỡng bức để lấy sản phẩm ra
khỏi khuôn mà không cần dùng các hệ thống lõi mặt bên.
2.5.1 Cụm di trượt cho Undercut mặt ngoài
Hệ thống di trượt (slides) thường được sử dụng để tháo undercut phía ngoài.
Chuyển động trượt được tác động bởi cơ cấu cơ khí.
Hình 2.43: Tháo undercut mặt ngoài sử dụng lõi trượt
Một hệ thống trượt cơ bản gồm các thành phần như hình sau:
Hình 2.44: Kết cấu lắp ghép chốt xiên
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 44
- Chốt xiên: chức năng dùng để tác động di chuyển khối trượt. Góc nghiêng
của chốt xiên hợp với phương đứng thường khoảng 5→28°. Độ lớn của góc
nghiêng và chiều dài chốt quyết định hành trình trượt của lõi mặt bên.
- Lõi trượt: là một phần của khuôn tạo hình chi tiết, thường trượt trên tấm
chống mòn và được giữ trong hệ thống ray dẫn hướng.
- Ray dẫn: giữ lõi trượt, đảm bảo cho lõi trượt chuyển động chính xác và nhẹ
nhàng không có bất kì sự xê dịch nào.
- Cơ cấu giữ: giữ lõi trượt tại thời điểm khuôn mở hoàn toàn.
- Khối nêm: khóa lõi trượt đứng yên trong quá trình phun ép. Nêm chịu toàn
bộ lực ép, chốt xiên không chạm vào lõi trượt trong suốt quá trình này.
Khoảng trượt và góc nghiêng của chốt xiên như sau:
S : độ sâu phần cắt ngang
S1: hành trình khoảng trượt
α: góc nghiêng của lõi trượt.
: góc nghiêng của chốt xiên.
S1 = S + 5mm
α= + ( 2º - 5º ); nhưng < 20º
Để tránh lõi trợt và khối khoá vớng vào nhau trong quá trình đóng vàở m
khuôn, ta phải thiết kế sao cho góc nghiêng của chốt xiên nhỏ hơn so với của khối
khoá.
Ngoài ra, lỗ chốt xiên đợc làm lớn hơn chốt 0,5mm để bù cho sai số gia công.
Có nhiều kiểu chốt đẩy xiên khác nhau từ những nhà sản xuất. Chốt đẩy xiên
đơn được dùng phổ biến. Góc của chốt đẩy xiên không nên vượt quá 28° vì sẽ làm
góc đẩy yếu, ngược lại nếu sử dụng góc nhỏ (1÷5°) sẽ hạn chế hành trình tháo
undercut
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 45
2.5.2 Cụm di trượt cho Undercut mặt trong
Chốt xiên (lifter) thường được dùng để tháo undercut phía trong. Khi tấm
đẩy tiến về phía trước, lõi tháo lỏng di chuyển theo hướng đẩy chi tiết để tháo phần
undercut
Hình 2.46: Tháo undercut mặt trong sử dụng chốt đẩy xiên
Một hệ tháo undercut trong cơ bản gồm các thành phần như hình sau:
Trong đó:
B : Chiều dài phần cắt
ngang.
α : Góc nghiêng của
cần
Khoảng dịch A = B +
(3 – 5) mm
Hình 2.47: Kết cấu cụm chốt xiên
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 46
2.6 MỘT SỐ KẾT CẤU KHUÔN ĐIỂN HÌNH
2.6.1 Khuôn hai tấm
Khuôn 2 tấm là khuôn ép phun dùng hệ thống kênh dẫn nguội, kênh dẫn
nằm ngang mặt phân khuôn, cổng vào nhựa bên hông sản phẩm và khi mở khuôn
thì chỉ có một khoảng mở để lấy sản phẩm và kênh dẫn nhựa.
Đối với khuôn 2 tấm thì có thể thiết kế cổng vào nhựa sao cho sản phẩm và
kênh dẫn nhựa tự động tách rời hoặc không tách rời khi sản phẩm và kênh dẫn
nhựa (xương keo) được lấy ra khỏi khuôn.
Phương pháp dùng khuôn hai tấm rất thông dụng trong hệ thống khuôn ép
phun.Khuôn gồm có hai phần: khuôn trước (khuôn âm) và khuôn sau (khuôn
dương). Kết cấu khuôn đơn giản, dễ chế tạo nhưng khuôn hai tấm thường chỉ sử
dụng để tạo ra những sản phẩm dễ bố trí cổng vào nhựa.
Hình 2.48: kết cấu khuôn hai tấm
2.6.2 Khuôn ba tấm
Khuôn 3 tấm là khuôn ép phun dùng hệ thống kênh dẫn nguội, kênh dẫn
được bố trí trên 2 mặt phẳng và khi mở khuôn thì có một khoảng mở để lấy sản
phẩm ra và khoảng mở kia để lấy kênh nhựa. Do đó, nếu lấy sản phẩm và kênh dẫn
ra khỏi khuôn dùng hệ thống đẩy thì phải bố trí 2 hệ thống nên kết cấu khuôn sẽ
phức tạp và lớn hơn khuôn 2 tấm.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 47
Đối với khuôn 3 tấm thì sản phẩm và kênh dẫn nhựa luôn tự động tách rời
khi sản phẩm và kênh dẫn nhựa được lấy ra khỏi khuôn.
Đối với sản phẩm loại lớn cần nhiều miệng phun hoặc khuôn nhiều lòng
khuôn cần nhiều miệng phun thì có thể dùng khuôn ba tấm.
Nhược điểm của hệ thống khuôn 3 tấm là khoảng cách giữa vòi phun của
máy và lòng khuôn dài nên có thể làm giảm áp lực phun khi nhựa vào lòng khuôn.
Có thể khắc phục điều này bằng cách dùng hệ thống kênh dẫn nhựa nóng.
Hình 2.49: Kết cấu khuôn ba tấm
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 48
2.6.3 Khuôn nhiều tầng
Khi yêu cầu số lượng sản phẩm lớn và để giử giá thành sản phẩm thấp, hệ
thống khuôn nhiều tầng được chế tạo để giử lực kẹp của máy thấp(nghĩa là dùng
cho loại máy có kích thước nhỏ) với loại hệ thống này ta có hệ thống đẩy ở mỗi
mặt của khuôn. Hầu hết khuôn nhiều tầng ứng dụng hệ thống hotrunner vì đãm
bảo nhựa đến các tầng và không bị nguội. Nếu dùng kênh dẫn nguội ta phải thiết
kế một hệ thống đẩy cuống phun và kênh dẫn phức tạp rất khó thực hiện.
Hình 2.50: Kết cấu khuôn 3 tầng
Trong khuôn nhiều tầng, vấn đề cách nhiệt giữa các tấm khuôn rất quan
trọng. Tấm dẫn nhựa nóng và tấm khuôn âm (hoặc dương) không được tiếp xúc
trực tiếp với nhau để đảm bảo là tấm dẫn keo nóng không bị nguội nhựa và tấm
sản phẩm thì không nóng lên, vì trong khuôn nhiều tầng sử dụng hệ thống Hot
Runner nên các tấm sản phẩm phải có nhiệt độ thấp để cho quá trình làm nguội
nhựa khi vào lòng khuôn được nhanh, từ đó tăng chu kỳ sản xuất và tăng năng
xuất.
Kết cấu cơ bản của khuôn nhiều màu yêu cầu các cụm chi tiết như khuôn
cơ bản. Đặc trưng rõ ràng nhất của khuôn nhiều màu là có nhiều cổng phun. Sản
phẩm tạo ra có nhiều màu sắc khác nhau.
Chương 2: Cấu tạo cơ bản của khuôn ép nhựa 49
Hình 2.51: Kết cấu cơ bản khuôn nhiều màu
Khác với khuôn 2 tấm hay khuôn 3 tấm, khuôn nhiều màu ngoài chuyển
động mở khuôn cơ bản, khuôn nhiều màu thường còn có chuyển động quay, hay
tịnh tiến theo phương vuông góc với phương mở khuôn.
Khuôn nhiều màu được ứng dụng sản xuất các sản phẩm nhiều màu. Hoặc
mang tính bản quyền. Hoặc thay thế các sản phẩm cần ghép với nhau từ nhiều loại
vật liệu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày chức năng nhiệm vụ các chi tiết cơ bản trong khuôn.
2. Trình bày phạm vi ứng dụng các loại cổng phun.
3. Trình bày chức năng, nguyên lý hoạt động của cụm di trượt
4. Kiểm nghiệm khoảng trượt cho cụm di trượt với khoảng chạy Chốt tạo hình
là t=18.8; hành trình và góc nghiêng chốt xiên là L=53 và α =180
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 50
Chương 3 :
CƠ SỞ THIẾT KẾ KHUÔN
3.1 NHỮNG NGUYÊN TÁC THIẾT KẾ KHUÔN
3.1.1 Góc thoát khuôn
Để dễ dàng tháo sản phẩm khỏi lòng khuôn, mặt trong cũng như mặt ngoài
sản phẩm phải có độ côn nhất định theo hướng mở khuôn. Yêu cầu này cũng cần
áp dụng đối với các chi tiết như gân gia cường, vấu lồi, rãnh,
(góc thoát khuôn) a
Hình 3.1: Góc thoát khuôn trên sản phẩm
Ở các khuôn có lõi ngắn hay lòng khuôn nông (nhỏ hơn 5 mm) góc côn ít
nhất khoảng 0.25° mỗi bên, khi chiều sâu lòng khuôn và lõi tăng từ 1 đến 2 inch
(25.4 ÷ 50.8 mm) góc côn nên tăng lên là 2°ỗ m i bên.
Góc côn cần thiết đối với nhựa Polyolefins và Acetals và có kích thước nhỏ
góc côn chỉ khoảng 0.5°, nhưng đối với sản phẩm có kích thước lớn, góc côn yêu
cầu có thể tới 3°.
Với vật liệu cứng hơn như Polystyrene, Acrylic, ngay cả đối với sản phẩm
có kích thước nhỏ, góc côn tối thiểu cũng phải là 1,5°. Cần chú ý rằng góc côn
càng nhỏ, yêu cầu lực đẩy càng lớn; do đó, có thể làm hỏng sản phẩm nếu sản phẩm
chưa đông cứng hoàn toàn.
Khi không thiết kế góc thoát khuôn hay thiết kế không đúng thì ma sát giữa
bề mặt sản phẩm và mặt khuôn sẽ rất lớn. Khi đó, sản phẩm sẽ bị kẹt lại trong
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 51
khuôn hoặc nếu đẩy ra ngoài đi chăng ữn a thì bề mặt sản phẩm cũng sẽ bị lỗi bởi
lực chốt đẩy quá lớn làm thụn bề mặt.
Hình 3.2: Góc nghiêng trên sản phẩm
3.1.2 Bề dày
Rút ngắn thời gian chu kì ép phun và chế tạo khuôn. Khi thiết kế hình dáng
hình học sản phẩm hợp lý (bề dày đồng nhất, các đoạn chuyển tiếp,...) tránh được
các lỗi trên sản phẩm và tăng thời gian điền đầy rút ngắn thời gian chu kì ép phun
và chế tạo khuôn.
- Giảm giá thành sản phẩm và khuôn.
- Tiết kiệm vật liệu mà vẫn mang lại hiệu quả sử dụng cho sản phẩm.
- Tránh được các khuyết tật như: cong vênh, lỗ khí, vết lõm, đường hàn,..
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 52
3.1.3 Dòng đồng hướng
Hướng của dòng chảy có ảnh hưởng đến sự co rút sản phẩm theo các hướng,
dẫn đến sự co rút sản phẩm theo các hướng khác nhau. Khi thiết kế sản phẩm nên
bố trí cho dòng nhựa chảy theo cùng một hướng và cùng trên một đường thẳng
3.1.4 Cân bằng dòng
Dòng chảy được gọi là cân bằng khi các điểm cuối cùng của khuôn được
điền đầy trong cùng một thời gian. Cân bằng dòng làm cho định hướng đồng đều,
co rút đồng đều, ít bị ứng xuất nội và cong vênh sản phẩm. Điều đó cũng làm giảm
chi phí do sử dụng ít nguyên liệu.
Vì vậy, khi thiết kế sản phẩm phải chú ý sao cho tất cả các dòng chảy (flowpath)
cân bằng, có nghĩa là điền đầy với cùng áp xuất và thời gian.
3.2 TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐỂ THIẾT KẾ KHUÔN
Thiết kế khuôn đúng phương pháp là phải có một trình tự, có tổ chức, có danh
mục kiểm tra từng bước một cách có hệ thống của các qui tắc thiết kế cơ bản hướng
dẫn cho người thiết kế trước khi bắt đầu thiết kế. Điều rất cần thiết trong thiết kế
khuôn là phải tham khảo ý kiến của người sử dụng, người làm khuôn, phòng kiểm
tra chất lượng và người đóng gói khuôn, Việc lựa chọn miệng phun, thoát khí,
phương pháp tháo khuôn điều rất quan trọng.
Sau khi đã có số liệu về máy, về loại sản phẩm, người thiết kế có thể bắt đầu
phân tích kiểu khuôn sẽ thiết kế. Ở giai đoạn này nên tham khảo ý kiến với phòng
sản xuất về máy nào, hoặc phương pháp gia công nào nên sử dụng trong bản thiết
kế này. Những gợi ý về thiết kế cơ khí cũng nảy sinh trong quá trình thảo luận.
Độ co của vật liệu sản phẩm phụ thuộc vào dạng vật liệu sử dụng, cũng cần
được thảo luận với khách hàng.
Nhà thiết kế khuôn cần có sự trao đổi với nhà thiết kế sản phẩm về chỗ đặt
đường phân khuôn, chỗ đặt miệng phun, chỗ đặt chốt đẩy. Khi thiết kế khuôn phải
đặc biệt chú ý đảm bảo cho sản phẩm không dính vào mặt không mong muốn của
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 53
khuôn. Sau khi trao đổi, nhà thiết kế bắt tay vào việc thiết kế khuôn với những
thông tin có trong bản vẽ sản phẩm.
Để thiết kế được một bộ khuôn hoàn chỉnh và tốt, thì ta phải nắm rõ các thông
tin liên quan đến máy và bộ khuôn sẽ được lắp lên là điều quan trọng nhất trong
thiết kế khuôn. Cụ thể, chúng ta phải tìm hiểu các hệ thống sau:
- Số liệu về máy phun nhựa như: áp lực phun, lực kẹp, lượng nhựa một lần
phun, kích thước các tấm, khoảng mở lớn nhất và nhỏ nhất. Các yếu tố này sẽ quyết
định và chi phối nên kích thước tổng quát, cấu tạo chi tiết của bộ khuôn.
- Loại khuôn: khuôn có kênh dẫn nguội, kênh dẫn nóng, khuôn có cắt sau,
khuôn nhiều tầng,... Vấn đề này phụ thuộc vào qui mô, mức độ tự động hóa của
phân xưởng ép. Ví dụ, yêu cầu khách hàng cần thiết kế khuôn cho sản phẩm tuy
nhỏ nhưng được dùng trên máy lớn, thì ta nên thiết kế khuôn nhiều tầng có kênh
dẫn nóng để tăng năng xuất sản xuất nhiều hơn.
- Lòng khuôn và lõi: liền khối hoặc lắp ghép, lắp ghép thứ cấp và thiết kế lắp
ghép. Cụ thể, tại những vị trí khuôn khó gia công, hay dễ hư hỏng thì cần dùng
kiểu lắp ghép nhằm dễ thay thế khi hư hỏng hay dễ gia công.
- Bố trí các lòng khuôn: số lòng khuôn, sự bố trí, vị trí phụ thuộc vào công
suất máy ép
- Thiết kế hệ thống phun: tùy tuộc vào kiểu của máy ép phun mà có thể phun
trực tiếp hoặc gián tiếp, có bạc phun hay không.
- Hệ thống tháo khuôn: chốt đẩy, tấm đẩy, vòng đẩy,
3.3 ƯỚC TÍNH ĐỘ CO RÚT SẢN PHẨM
Độ co rút nhựa (Độ co ngót nhựa ) hay tỷ lệ co rút nhựa (Shrinkage) là yếu
tố quan trọng hàng đầu trong thiết kế khuôn nhựa. Đó là hiện tượng thể tích vật lý
của nhựa thay đổi khi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Đối với khuôn
ép nhựa. Độ co rút của nhựa trong khuôn ép là quá trình thay đổi thể tích của sản
phẩm trước và sau quá trình làm mát.
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 54
Mức độ co rút trong khuôn ép nhựa được xác định bằng thông số vật lý của
nhựa kết hợp với kinh nghiệm của người thiết kế khuôn đối với từng loại nhựa
khác nhau. Hiểu một cách đơn giản là để làm ra một sản phẩm bằng công nghệ ép
phun thì người thiết kế chỉ cần làm cho lòng khuôn lớn hơn sản phẩm mong muốn
một tỷ lệ nào đó để khi sản phẩm được ép ra, co lại đúng với kích thước mà người
thiết kế mong muốn.
Độ co ngót nhựa nói chung thường dao động từ 2/1000 – 20/1000. Nếu ép
yếu tố co rút được thể hiện bằng ký hiệu α, nó có thể được định nghĩa bởi phương
trình sau:
α = (L0−L) / L0
Ở đây, L0: kích thước lòng khuôn (mm)
L: (mm) kích thước sản phẩm ở nhiệt độ lý tưởng (thường 20ºC).
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co rút nhựa trong thiết kế khuôn.
- Nhiệt độ lòng khuôn.
Nhiệt độ gia nhiệt khuôn và thời gian làm mát ảnh hưởng nhiều đến độ co
rút của nhựa. Thường thì nhiệt độ càng lớn thì độ co ngót vật liệu càng có xu
hướng tăng lên.
- Áp lực dòng chảy và thời gian bảo áp.
Áp suất để đẩy nhựa trong lòng khuôn được duy trì trong thời gian bao lâu
(Thời gian bảo áp) sẽ ảnh hưởng đến độ co ngót của nhựa. Áp lực càng cao và
thời gian giử áp suất đó càng dài thì độ co ngót của nhựa càng giảm.
- Độ dày thành sản phẩm.
Sản phẩm có thành càng dày thì độ co rút càng cao. Đo đó để sản phẩm
bằng nhựa ít bị biến dạng người ta thường cố gắng thiết kế sản phẩm có độ dày
- Cổng nhựa vào ( Kiểu Gate ).
Cổng nhựa càng lớn thì độ co rút càng nhỏ. Kiểu gate củng ảnh hưởng đến
độ co rút. Thông thường side gate có xu hướng co rút nhỏ hơn so với point gate
hay submarine gate.
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 55
- Các chất phụ gia.
Để thay đổi tính chất vật lý của nhựa như độ cứng chẳng hạn, người ta
thường trộn vào trong đó những chất phụ gia là sợi thủy tinh Độ co ngót nhựa
sẽ giảm nếu tỷ lệ thủy tinh trong vật liệu tăng lên.
- Hệ số co rút.
Hệ số co rút một số người còn gọi là hệ số của từng loại nhựa được xác bằng
đặc tính vật lý của nhựa đó. Thông số này thường được gắn liền với thông tin nhựa
mà nhà sản xuất đưa ra. Có một số loại nhựa có 2 hệ số nerai theo 2 đó là hệ số co
rút theo hướng vuông góc với dòng chảy và hệ số co rút theo hướng song song với
dòng chảy.
Bảng 3.1. Thông số kỹ thuật vật liệu nhựa
Nhiệt độ khuôn Áp lực phun
Loại nhựa Hệ số co rút (%)
(OC) (MPa)
ABS 0.4 – 0.9 50 – 80 54 – 171
PS 0.4 – 0.7 20 – 60 68 – 206
AS 0.2 – 0.7 50 – 80 68 – 250
PP 1.0 – 2.5 20 – 90 68 – 137
HDPE 2.0 – 6.0 10 – 60 68 – 137
PMMA 0.1 – 0.4 40 – 90 68 – 137
EVA 0.7 – 1.2 50 – 80 103 – 274
Độ co rút của nhựa trong thiết kế khuôn nhựa là yếu tố quan trọng nhất. Để
đạt được kích thước và hình dáng sản phẩm như mong muốn thì cần tính chính xác
tỷ lệ co rút của nhựa.
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 56
3.4 PHÂN BỐ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH LÒNG KHUÔN
Thông thường, có thể tính số lòng khuôn cần thiết trên khuôn theo các cách
sau:
- Tính theo số lượng lô sản phẩm
- Tính theo năng xuất phun của máy
- Tính theo năng xuất làm dẻo của máy
- Tính theo lực kẹp khuôn của máy
- Tính theo kích thước bàn kẹp của máy ép
3.4.1 Số lòng khuôn tính theo số lượng lô sản phẩm
L.. k t c
n (3.1)
tm
Trong đó:
n: Số lòng khuôn tối thiểu trên khuôn
L: số sản phẩm trong một lô sản phẩm
k: tỷ lệ phế phẩm (tùy từng công ty) (%)
tc: thời gian chu kỳ ép phun của một sản phẩm (s)
tm: thời gian yêu cầu phải hoàn thành 1 lô sản phẩm (ngày)
3.4.2 Số lòng khuôn tính theo năng xuất phun của máy
Năng xuất phun của máy cũng là nhân tố ảnh hưởng đến số lòng khuôn.
S
n 0.8 (3.2)
W
Trong đó:
n: số lòng khuôn tối đa trên khuôn
S: năng xuất phun của máy (g/1lần phun)
W: trọng lượng của sản phẩm (g)
Chương 3: Cơ bản về thiết kế khuôn 57
3.4.3 Số lòng khuôn tính theo năng xuất làm dẻo của máy
P
n (3.3)
X .W
Trong đó:
n: số lòng khuôn tối đa trên khuôn
P: năng xuất làm dẻo của máy (g/phút)
X: tần số phun (ước lượng) trong mỗi phút (1/phút)
W: trọng lượng của sản phẩm (g)
3.4.4 Số lòng khuôn tính theo lực kẹp khuôn của máy
SP.
n (3.4)
Fp
Trong đó:
n: số lòng khuôn tối đa trên khuôn
Fp: lực kẹp khuôn tối đa của máy (N)
S: diện tích bề mặt trung bình của sản phẩm theo hướng đóng khuôn (mm2)
P: áp xuất trong khuôn (Mpa)
3.4.5 Số lòng khuôn theo kích thước tấm gá đặt trên máy ép
Sau khi tính được số lòng khuôn thỏa các điều kiện trên, tiến hành thiết kế sơ
bộ (ước lượng) kích trước bao của tấm khuôn, xem bộ khuôn sau khi hoàn thành
có thể gá lên máy ép đó hay không? Nếu không thì sắp xếp lại cách bố trí lòng
khuôn hoặc giảm số lòng khuôn (tính lại xem có kịp thời gian giao hàng không)
hoặc tìm máy ép khác (tính lại số lòng khuôn với máy ép mới).
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các nguyên tắc trong thiết kế khuôn.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co rút sản phẩm?
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 58
Chương 4 :
CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CAE TRONG
THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH GIA CÔNG
VÀ PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY NHỰA
4.1 KHÁI NIỆM
CAD - Computer Aided Design: Thiết kế trợ giúp bằng máy tính. Mục tiêu
của lĩnh vực CAD là tự động hóa từng bước, tiến tới tự động hóa cao hơn trong
thiết kế sản phẩm.
CAM - Computer Aided Manufacturing: Chế tạo sản xuất có sự trợ giúp
của máy tính. Mục tiêu của CAM là: Mô phỏng quá trình chế tạo, lập trình chế tạo
sản phẩm trên các mấy công cụ tự động CNC (Computer Numerical Control –Điều
khiển số dùng máy tính). Quá trình CAM được thực hiện trên hệ thống máy công
cụ điều khiển số NC, CNC.
CAE - Computer Aided Engineering: Kĩ thuật mô hình hóa và tạo mẫu
nhanh trong thiết kế, chế thử sản phẩm. Công nghệ CAE bao gồm:
- Phân tích ứng suất trên những thành phần sử dụng FEA (Phân tích phần tử
hữu hạn)
- Động lực học tính toán chất lỏng, tính toán phân tích luồng nhiệt và lỏng
- Mô phỏng cơ khí
- Động lực học
Lĩnh vực CAD/CAM đa phần là phục vụ cho công tác thiết kế và chế tạo
khuôn mẫu. Muốn thiết kế một bộ khuôn tốt đòi hỏi hai vấn đề quan trọng: thứ
nhất là kết cấu khuôn phải đúng và làm ệvi c ổn định. Vấn đề này đa phần người
làm khuôn Việt Nam mình giải quyết tốt, vì chỉ cần liếc qua một kết cấu có sẵn
hoặc tham khảo trên bất kỳ sách hướng dẫn thiết kế khuôn mẫu nào là có thể làm
được.
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 59
4.2 ỨNG DỤNG CAD TRONG THIẾT KẾ KHUÔN
Phần thiết kế với sự trợ giúp của máy tính – CAD đã được học và nghiên cứu
nhiều trong các môn học trước. Trong phần nội dung bài giảng này sẽ chủ yếu tập
trung ứng dụng mảng CAD trong phần mềm Creo trong việc tách khuôn sản phẩm
nhựa.
Chi tiết thiết kế được tạo sẵn trước như hình:
Hình 4.1. Chi tiết khay
Trình tự tiến hành tách khuôn được tiến hành như sau:
Mở creo và chọn môi trường làm việc:
Vào menu File / New / Manufacturing và chọn lựa chọn Mold cavity
Nhập chi tiết cần gia công:
Vào menu MOLD / Mold Model / Assemble / Ref Part / Chi tiết gia công / Open /
OK
Tạo cơ cấu trượt mặt bên theo kiểu Gather
Click icon Mold Volume sau đó vào menu Edit > Gather volume
VOL GATHER > Define > GATHER STEPS > Done (chấp nhận 2 tùy chọn
mặc định Select và Close)
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 60
GATHER SEL > Surf & Bnd > Done
Chọn bề mặt như hình và chú ý dưới thanh trạng thái của Pro/E đưa ra thông báo
Specify bounding surfaces to limit the surfaces
Click chọn thành bên của chi tiết
Hình 4.2: Chọn mặt trượt bên
FEATURE REFS > Done Refs > SUR BND > Done Return
CLOSE LOOP > Define > CLOSURE > Cap Plane & All Loop > Done
Xuất hiện dòng thông báo
Select or create a plane to cap the gathered volume
Chọn mặt ngoài cùng bên phải của phôi
CLOSURE > Done > CLOSE LOOP > Done/Return > VOL GATHER
>Done
Kết quả được 1 volume như hình sau
Hình 4.3: Tạo thể tích cho UnderCut
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 61
Click để kết thúc quá trình tạo Slide
Tạo đường silhouette và mặt phân khuôn Skirt
Tương tự như những bài trước. Chú ý dùng tùy chọn Slide để loại bỏ đường
curve không cần thiết khi tạo đường Silhoutte Curve
Tách khuôn
Click nút trên thanh công cụ Mold/Cast Manufacturing
SPLIT VOLUME > Two volumes > All Wrkpcs > Done
Chọn mặt phân khuôn Skirt. Click OK trong menu Select và click OK trong hộp
thoại Split
Xuất hiện hộp thoại Properties, bạn có thể click OK để chấp nhận tên mặc định
hoặc click nút Shade để coi hình dạng của volume được tách ra và đặt tên
(CORE hay CAVITY) cho dễ nhớ
Thực hiện tương tự cho volume thứ hai
Hình 4.4: Khuôn được tách
Tách phần con trượt ra khỏi tấm khuôn dưới
Click nút trên thanh công cụ Mold/Cast Manufacturing
SPLIT VOLUME > One volume > Mold Component > Done
Trong hộp thoại Search Tool, chọn đúng thể tích khuôn cần tách sau đó đóng
hộp thoại Search Tool
Chọn mặt phân khuôn là phần con trượt tạo lúc ban đầu
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 62
Trong menu ISLAND LIST, chọn đánh dấu chọn Island 2 và click Done Sel
Click OK để đóng của số Split
Đặt tên cho thể tích khuôn mới là SLIDE
Xuất ra các tấm khuôn và mở khuôn
Từ menu MOLD > Mold Comp > Extract
Xuất hiện hộp thoại Create Mold Component, click nút để chọn tất cả các
tấm khuôn và click OK
Click Done/Return trong menu MOLD COMP để hoàn tất việc tách khuôn Kết
quả được như hình
Hình 4.5: Phần con trượt được tách
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 63
4.3 ỨNG DỤNG CAM TRONG LẬP TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT
Bước 1: Tạo file mới gia công
Khởi động creo chọn New/ Manufacturing/ NC Assembly/ đặt tên cho thư mục
làm việc Name
Pick chuột chọn OK thoát khỏ hộp thoại New ngay lập tức xuất hiện cửa sổ New
File Option chọn dơn vị là mmns_mfg_nc
Hình 4.6: Thiết lập ban đầu
Chọn Ok để thoát khỏi hộp thoại New File Option. Giao diện chính của
Modul/MFG xuất hiện
Bước 2: Tiến hành nhập chi tiết gia công :
Trên Menu Manager chọn Mfg Model/Assemble/Ref Model/ chọn thư mục lấy
file cần gia công pick Ok. Chi tiết xuất hiện như hình dưới:
Hình 4.7: Chèn chi tiết gia công
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 64
Sau đó chọn chi tiết gia công khuon_tren_bai9 như hình sau
Hình 4.8: Hộp thoại chèn chi tiết
Chi tiết gia công khuon_tren_bai9 được hiển thị như hình
Hình 4.9: Chi tiết gia công được chèn vào
Chọn Default để định nghĩa vị trí chuẩn cho mẫu chọn để kết thúc lệnh bạn chọn
Ok/Done/Return, như vậy ta đã thực hiện xong phần nhập chi tiết gia công
Bước 3: Tạo phôi cho quá trình gia công
Việc tạo phôi đựơc thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: (nhanh nhất) pick chuột vào biểu tượng tạo phôi tự động bên phải màn
hình.
Cách 2: Vào Mfg Model/Create/Workpiece/đặt tên phôi.
Tiếp tục ta chọn Solid/Protruction/Extrude/Done để tiến hành vẽ phôi.
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 65
Chọn để thoát khỏi môi trường tạo phôi
Chi tiết sau khi lồng phôi
Hình 4.10: Tạo phôi cho chi tiết gia công
Bước 4: Thiết lập gốc toạ độ cho quá trình gia công: tạo hệ tọa độ tại mặt trên
tâm chi tiết như hình sau
Hình 4.11: Thiết lập gốc tọa độ gia công
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 66
Bước 5: Chọn máy gia công
Từ Menu/MANUFACTURE chọn Mfg Setup cửa sổ Operation Setup xuất hiện
Pick chuột chọn biểu tượng hộp thoại khai báo máy Machine Tool Setup
xuất hiện ở đây ta chọn máy là Mill (Máy phay) số trục là 3Axis/ Apply/ Ok như
hình bên
Hình 4.12: Thiết lập máy gia công
Bước 6: Khai báo dao cắt. Thực hiện: Machine Tool Setup > Tool Manager.
Hình 4.13: Thiết lập thông số dao
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 67
Bước 7: Chuẩn bị chu trình (gồm chọn chuẩn máy và mặt phẳng an toàn).
Thực hiện: Operation > Ok.
Hình 4.14: Thiết lập mặt phẳng an toàn
Bước 8: Tạo các chu trình gia công như gia công Mill Face, Mill Volume,...
Bước 9: Mô phỏng chuyển động chạy dao.
Thực hiện: trên cây lệnh click chuột phải vào chu trình Roughing, chọn Play
Path.
Hình 4.15: Mô phỏng phay mặt phẳng
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 68
Hình 4.16: Mô phỏng phay thể tích
Bước 10: Xuất chương trình NC. Thực hiện: Chọn chu trình >
Pay Path > File > Save as MCD > output > chọn Post Processer.
Vào thư mục làm việc mở file *.tap, đó chính là chương trình NC
mà phần mềm tự động tạo ra.
4.4 ỨNG DỤNG CAE TRONG PHÂN TÍCH TỐI ƯU DÒNG CHẢY
Để tạo được sản phẩm nhựa tốt là phải nắm rõ thuyết lưu biến nhựa, các
vấn đề áp suất, nhiệt độ, độ nhớt, vận tốc dòng chảy của nhựa trong khuôn,
Những vấn đề này nghe có vẻ mơ hồ nhưng cực kỳ quan trọng trong công tác thiết
kế. Vì đa phần những lỗi phát sinh trên sản phẩm như điền không đầy (Short shot),
đường hàn (Welding line), Ba via (Flash), cháy nhựa (Burn), cong vênh
(Warpage), nứt gãy (Crack), trầy sướt (Splay), đều là do vấn đề thứ hai này mà
ra. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề này thường là: “Làm sao chọn vị trí và kích thước
cổng bơm nhựa tối ưu? Hệ thống làm mát nhưậ v y đạt chưa? Cổng thoát khí nên
đặt ở chổ nào? Sản phẩm này ép ra bị co rút bao nhiêu, co nhiều nhất ở đâu, kích
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 69
thước sai lệch cho những vị trí lắp ghép là bao nhiêu? Tại sao sản phẩm ép ra để
trong kho khoảng một tháng lại bị rạn nứt? Khắc phục như thế nào? .... Và câu hỏi
thường làm cho người làm khuôn lúng túng, kể cả những người đã có ấm y chục
năm trong nghề.
Thực tế trên thế giới người ta vẫn đang cố gắng trả lời các câu hỏi mà chúng
ta cũng đang quan tâm, nhưng có ẽl đáp án tối ưu nhất chỉ có thể là kỹ thuật mô
phỏng CAE. Giải pháp CAE giúp người ta mô phỏng các công đoạn từ thiết kế đến
sản xuất ngay trên máy tính trước khi đưa vào sản xuất thực tế, dự đoán trước các
vấn đề có thể phát sinh, tối ưu hóa bảng vẽ thiết kế, gia công, lắp ráp, do đó hạn
chế đến mức tối thiểu rủi ro phát sinh.
CAE trong lĩnh vực khuôn mẫu cho phép ta tính toán kết cấu và sức bền
của khuôn, mô phỏng dòng chảy của nhựa trong khuôn từ đó dự đoán trước các
vấn đề phát sinh, đề suất giải pháp xử lí tối ưu. Do đó hạn chế được số lần thử
khuôn, chất lượng sản phẩm ép ra được đảm bảo.
Độ chính xác của những phân tích CAE phụ thuộc vào độ chính xác của
phần mềm tính toán, khả năng thao tác phần mềm và kinh nghiệm chuyên môn của
những kỹ sư CAE, mà phần mềm CAE là những phần mềm đắt và ít phổ biến bằng
các phần mềm CAD/CAM khác. Số lượng người sử dụng không nhiều do đòi hỏi
kinh nghiệm chuyên môn.
Xu hướng mô phỏng CAE đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, và tại
Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Khai thác và ứng dụng các
phần mềm CAE vào sản xuất là một nhu cầu cấp thiết đặt ra cho các nhà sản xuất
nước ta hiện nay
4.4.1 Giới thiệu chung về phần mềm Moldflow:
Moldflow là hãng chuyên cung cấp các phần mềm và giải pháp trong lãnh
vực phân tích, mô phỏng, tối ưu hóa điều kiện công nghệ ứng dụng trong ngành
sản xuất ra sản phẩm nhựa bằng công nghệ ép phun.
Moldflow của hãng AutoDesk là sản phẩm hàng đầu sử dụng công nghệ mô
phỏng chuyên sâu để kiểm tra tính hợp lý của bản thiết kế chi tiết và khuôn, cung
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 70
cấp những thông số cần thiết hỗ trợ việc thiết kế khuôn mẫu để sản xuất ra các chi
tiết nhựa có chất lượng. Là một phần mềm CAE, Moldflow phân tích chuyên sâu
quá trình đúc phun và dùng để dự đoán và giải các bài toán sản xuất trước khi
chúng được đưa vào thực tế. Moldflow có khả năng mô phỏng các quá trình phun
nhựa, nén đặc, làm mát và những hiện tượng xảy ra cho vật đúc như co nhiệt, cong
vênh. Moldflow sử dụng một công nghệ dựa trên lưới phần tử hữu hạn cho phép ta
tiến hành mô phỏng trên nền 3D cho mọi chi tiết nhựa từ thành mỏng tới vật rất
dày hoặc vật có cả thành mỏng lẫn thành dày.
Moldflow có những điểm mạnh như:
- Dễ triển khai trong nhóm làm việc
- Thực hiện cả quá trình phân tích kết cấu lẫn phân tích dòng chảy nhựa
- Có giao diện CAD mạnh.
- Moldflow có thể sử dụng được tất cả các loại mô hình hình học CAD, bao
gồm mô hình midplane truyền thống, mô hình khung dây, mô hình mặt cong, mô
hình vậtthể đặc có thành mỏng và thành dày.
- Với mọi thiết kế hình học, người dùng dễ dàng thực hiện công việc mô
phỏng trong môi trường trực quan và tích hợp.
Một số chức năng của Moldflow:
- The shear modulus result: mô tả ứng mô đun trượt của sản phẩm sau khi
đúc
- The shear rate, bulk result: xác định độ lớn của tốc độ trượt ở mỗi mặt cắt.
- The shear stress at wall result: mô tả ứng suất cắt ở chỗ tiếp xúc nhựa lỏng
và nhựa đông đặc.
- The temperature at flow front result: mô tả nhiệt độ ở đầu dòng chảy trong
quá trình đúc.
- The bulk temperature result: mô tả nhiệt độ nhựa ở các vùng khác nhau
trong lòng khuôn theo thời gian.
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 71
- The pressure at injection location result: là một biểu đồ mô tả áp suất ở đầu
phun trong các thời điểm khá nhau khi điền đầy và nén chặt.
- The time to freeze result: chỉ ra tổng thời gian cần thiết từ lúc khuôn được
điền đầy tới lúc nhiệt độ của nhựa bằng nhiệt độ đẩy.
- The frozen layer fraction result: mô tả chiều dày của các lớp nhựa được làm
nguội mô tả dưới hệ số nhân (0÷1) so với chiều dày của chi tiết.
- The % shot weight result: là một biểu đồ mô tả tổng khối lượng nhựa được
phun vào lòng khuôn.
- The air traps result: mô tả những vị trí mà cản khí có thể xảy ra..
- The bulk temperature at end of fill result: biểu diễn nhiệt độ lòng khuôn ở
thời điểm cuối của quá trình điền đầy.
- The clamp force centroid result: biểu diễn trọng tâm của lực kẹp lớn nhất
lên chitiết.
- The clamp force result: là một đồ thị mô tả lực kẹp theo thời gian trong hai
giai đoạn điền đầy và nén chặt.
- The flow rate, beams result: biểu diễn khối lượng và tốc độ nhựa được
chuyển vào kênh dẫn để tới lòng khuôn.
- The frozen layer fraction at end of fill result: mô tả chiều dày của lớp nhựa
đôngvào cuối giai đoạn điền đầy.
- The Poisson's ratio (fiber) result: thể hiện hệ số Poisson của sản phẩm nhựa.
- The pressure at end of fill result: mô tả sự phân bố áp suất trong lòng khuôn
tạithời điểm cuối quá trình điền đầy.
- The recommended ram speed result: mô tả tốc độ trục vít theo đề nghị.
- The weld lines result: biểu diễn nơi mà đường hàn có thể xuất hiện.
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 72
4.4.2 Trình tự phân tích, tối ưu thiết kế bằng Moldflow Plastics Insight
Hình 4.17: Sơ đồ trình tự phân tích trong Moldflow
Trong phần ví dụ cụ thể này, ta sẽ phân tích cho chi tiết sản phẩm khay cá
được thiết kế sẵn.
Thiết lập các điều kiện ban đầu
- File/Import: để nhập sản phẩm cần mô phỏng. Ok và đặt tên cho Project ta
được chi tiết trong môi trương Moldflow như sau
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 73
Hình 4.18: Chi tiết khay cá được chèn vào Moldflow
- Vào Menu Analysis để chọn quá trình cần phân tích.
Ở đây ta chọn quá trình ép phun nhựa nhiệt dẻo như hình dưới
Hình 4.19: Thiết lập quá trình phân tích nhiệt dẻo
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 74
Trong Analysis vào Set Analysis Sequence để chọn các quá trình cần mô
phỏng như quá trình điền đầy, vị trí cổng phun, phân bố nhiệt, áp suất,...
Hình 4.20: Chọn quá trình phân tích vị trí cổng phun
Vào Select Material để chọn vật liệu nhựa với đầy đủ các thông số kỹ thuật.
Đề tài này vật liệu PEHD được chọn để nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm
Hình 4.21: Thông số nhựa khuyến nghị của nhà sản xuất
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 75
- Vào Set Process Setting hình bên để thiết lập các thông số ép phun: áp suất
phun, nhiệt độ khuôn, nhiệt độ nhựa, số cổng phun,...như hình dưới
Hình 4.22: Hộp thoại thiết lập thông số ép phun
- Tạo lưới cho sản phẩm như hình bên bằng cách vào Create Mesh/Generate
Mesh
Khi đó xuất hiện hộp thoại thông số của lưới như hình dưới
Hình 4.23: Hộp thoại thiết lập lưới phần tử
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 76
- Sau khi tạo lưới xong, chúng ta tiến hành kiểm tra thuộc tính của lưới, sửa
lỗi của lưới nhằm đạt được kết cấu lưới tốt nhất bằng cách vào hộp thoại Mesh
statistics
Hình 4.24: Chỉnh sửa lưới tự động
4.4.3 Mô phỏng các quá trình
a. Mô phỏng vị trí cổng phun
Vào menu AnalysisSet Analysis SequenceGate Location.
Trong bảng công cụ bên trái, double click vào dòng chữ Analyze Now !
Quá trình mô phỏng trên Moldflow cho ta được kết quả Gating suitablity như hình
sau
Hình 4.25: Phân tích vị trí cổng phun
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 77
Theo biểu đồ vị trí thích cổng phun, thì tại vị trí màu đỏ tại vị trí tâm sản
phẩm là vị trí thích hợp nhất cho cổng phun. Đây cũng là vị trí cổng phun được
chọn cho kết cấu khuôn này.
Tương tự ta chọn các quá trình khác, và tiến hành phân tích ta sẽ có được các
kết quả mô phỏng.
b. Một số kết quả mô phỏng
- Độ cong vênh
Hình 4.26: Độ cong vênh sản phẩm
- Rổ khí
Hình 4.27: Rổ khí trên sản phẩm
Chương 4: Công nghệ CAD/CAM/CAE 78
- Đường hàn sản phẩm
Hình 4.28: Vị trí đường hàn sản phẩm
- Tỷ lệ cu rút sản phẩm
Hình 4.29: Tỷ lệ co rút sản phẩm
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS Vũ Hoài Ân, Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa, Viện máy và dụng
cụ công nghiệp, 1994.
[2]. PGS.PTS Hoàng Trọng Bá, Sử dụng vật liệu phi kim loại trong
ngành Cơ khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1995
[3]. TS Phạm Minh Sơn, ThS. Trần Minh Thế Uyên, Giáo trình thiết kế
và chế tạo khuôn ép nhựa, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
[4]. Jerry M Fischer (2003), Handbook of Molded Part Shrinkage and
Warpage, William Andrew, Inc.
[5]. M. Joseph Gordon (2006), Total Quality Process Control for Injection
Molding, John Wiley & Sons, Inc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cong_nghe_khuon_mau_nguyen_quan.pdf