Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu và phân tích định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức y tế thế giới?
2. Hãy cho biêt các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não?
3. Hãy nêu đặc điểm lâm sàng của đột quỵ não?
4. Nêu chẩn đoán phân biệt đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu?
5. Hãy nêu nguyên tắc điều trị đột qụy não?
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chuyên đề Thần kinh học: đại cương đột quỵ não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:
THẦN KINH HỌC:
ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QUỴ NÃO
Biên soạn: GS.TS.Nguyễn Văn Chương
2
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
Sau khi học xong chuyên đề “Thần kinh học: Đại cương đột quỵ
não”, người học nắm được những kiến thức như: Định nghĩa đột quỵ não
của tổ chức y tế thế giới; Đặc điểm lâm sàng của đột quỵ não; Nguyên
nhân và các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não; Chẩn đoán và chẩn đoán
phân biệt hai thể đột quỵ não; Nguyên tắc điều trị và thực hiện cấp cứu
ban đầu đột quỵ não.
3
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƢƠNG
1. Thuật ngữ
- Thiếu máu não cục bộ tạm thời: tình trạng mất đột ngột chức năng của
não bộ và được phục hồi hoàn toàn trong vòng 24 giờ, không do chấn thương.
- Tai biến mạch máu não: tình trạng mất đột ngột chức năng của não,
tồn tại quá 24 giờ hoặc chết trước 24 giờ, không do chấn thương.
- Đột qụy não (strocke): là dạng viết ngắn gọn của “strocke of
apoplexy”. “apoplexy” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “apoplexia”.
- “Tai biến mạch máu não” và “Đột qụy não” là 2 tên gọi tương đương
nhau.
2. Giải phẫu, sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não
2.1. Đặc điểm giải phẫu các động mạch não
Não được tưới máu bởi hai hệ thống động mạch: hệ động mạch cảnh
trong và hệ động mạch sống - nền.
- Hệ động mạch cảnh trong cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán
cầu đại não và chia thành 4 ngành tận: động mạch não trước, động mạch não
giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước. Mỗi động mạch
não chia làm hai loại ngành: ngành nông cung cấp máu cho vỏ não, ngành sâu
đi vào trong não.
- Hệ động mạch sống - nền phân bố máu cho thân não, tiểu não, mặt
dưới thùy thái dương và thùy chẩm.
4
2.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não
- Lưu lượng tuần hoàn não: trung bình ở người lớn là 49,8 ± 5,4ml/100g
não/ phút (chất xám: 79,7 - 10,7ml/100g não/phút, chất trắng: 20,5 ±
2,5ml/100g não/phút).
- Thể tích máu não (cerebral blood volumen: CBV) là 4 - 5ml/100g.
- Thời gian chuyển máu trung bình (meamn transit time): 3,2 - 3,5 giây.
- Ở trẻ em, lưu lượng tuần hoàn não khu vực lớn hơn ở người lớn. Từ
lứa tuổi 60 trở đi, lưu lượng tuần hoàn não giảm xuống nhanh chóng.
Hình 1: Sơ đồ cấp máu của hệ thống động mạch não.
5
II. CÁC THỂ ĐỘT QUỲ NÃO
1. Định nghĩa đột qụy não
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đột qụy mạch máu não được định nghĩa
như sau: Đột qụy là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát
đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương khu trú của não, tồn tại trên
24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù
hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân
chấn thương.
2. Phân chia các thể lâm sàng
- Nhồi máu não: 80 - 85% (trong đó huyết khối động mạch não khoảng
60 - 70%, tắc mạch máu 15 - 25%).
- Đột qụy chảy máu chiếm 15 - 20% (trong đó chảy máu não 10 - 15%,
chảy máu dưới nhện khoảng 5%).
3. Yếu tố dịch tễ đột qụy não
Nhìn chung tỷ lệ đột qụy não trên thế giới vẫn còn cao, trong những
năm gần đây bệnh có xu hướng gia tăng ở các nước châu Á.
- Theo thông báo chung của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ hiện mắc của
đột qụy là 500 - 800/100.000 dân.
- Ở Việt Nam tỷ lệ hiện mắc bệnh dao động từ 104/100000 dân một số
quận (ở Hà Nội) đến 105/100000 dân (Huế), 157/100000 dân (thị xã Hà
Đông), và 409/100.000 dân (TP. Hồ Chí Minh).
- Tỷ lệ tử vong do đột qụy não đứng hàng thứ ba sau ung thư và nhồi
máu cơ tim.
- Tỷ lệ tàn phế do đột qụy não đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh.
6
- Theo Graeme J Hankey (2002), đột qụy là bệnh thường gặp đứng hàng
thứ tư trong cơ cấu bệnh thần kinh (sau Migraine, đau đầu do căng thẳng và
hội chứng ống cổ tay).
III. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐỘT QUỲ NÃO
1. Định nghĩa yếu tố nguy cơ (risk factors)
Yếu tố nguy cơ của đột qụy là những đặc điểm của một cá thể hoặc một
nhóm cá thể, có liên quan tới khả năng mắc đột qụy não cao hơn một cá thể
hoặc một nhóm cá thể khác không có các đặc điểm đó (Graeme J Hankey,
2002).
- Trong thực tế các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não có nhiều, tuy nhiên
không đồng nhất cho mọi chủng tộc, mọi quốc gia.
- Có những yếu tố nguy cơ có vai trò nguyên nhân (causal risk factors)
và gặp với tỷ lệ cao như xơ vữa động mạch não, tăng huyết áp, đái tháo
đường; nhưng cũng có khi các yếu tố đó phối hợp với nhau, Sandercock
(1989) phát hiện trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của mình mỗi người có
trung bình 2,8 yếu tố nguy cơ. Nguyễn Văn Chương và CS nghiên cứu trên
150 bệnh nhân thấy cho 72,67% bệnh nhân được xác định là có yếu tố nguy
cơ trong tiền sử, trong đó 23,87% số bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên.
- Các yếu tố nguy cơ được chia thành 2 nhóm: một nhóm gồm các yếu
tố không thể tác động được và một nhóm gồm các yếu tố có thể tác động
được.
2. Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi đƣợc
Các yếu tố không thể tác động thay đổi được gồm: tuổi cao, giới tính
nam, khu vực địa lý, chủng tộc, yếu tố gia đình hoặc di truyền Các yếu tố
nguy cơ nhóm này có đặc điểm như sau:
- Lứa tuổi: tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất trong đột qụy.
7
- Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi. Tỷ lệ nam/nữ
tuỳ theo từng tác giả, từng quốc gia có thể khác nhau, nhưng nói chung dao
động từ 1,6/1 đến 2/1.
- Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột qụy não cao nhất, sau đó
đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng.
- Di truyền: đột qụy não nằm trong phổ lâm sàng của CADASIL
(cerebral autosomal dominant arteriopathy with subcortical infarct and
leucoencephalopathy bệnh động mạch não di truyền trội theo nhiễm sắc thể
thường), biểu hiện là nhồi máu dưới vỏ và bệnh chất trắng não.
3. Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi đƣợc
Các yếu tố có thể tác động thay đổi được gồm: tăng huyết áp, bệnh tim,
đái tháo đường, tăng cholesterol máu, thuốc lá, TIA, Migraine, thuốc tránh
thai, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động, béo phì...
- Xơ vữa động mạch não: cần phân biệt hai thuật ngữ:
+ Xơ cứng động mạch (arteriosclerosis) gồm những thay đổi làm dày và
cứng thành các động mạch lớn và vừa, những động mạch đàn hồi và thành có
lớp cơ.
+ Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là một dạng của xơ cứng động
mạch, đặc trưng bởi các ổ hoại tử ở lớp áo trong (intima) và các sản phẩm
đạm, mỡ đọng trong thành động mạch đã bị xơ cứng.
Trong hai thuật ngữ trên, xơ cứng động mạch là thuật ngữ nhái (generic
term), còn xơ vữa động mạch là thuật ngữ đúng về ý nghĩa và bản chất và
được sử dụng nhiều hơn.
- Tăng huyết áp: dù tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương
hoặc tăng huyết áp tâm thu đơn độc đều là nguy cơ của đột quỵ (Graeme,
2002).
8
- Bệnh tim mạch: ở bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp
van hai lá, đặc biệt là hẹp hở van hai lá thường tạo cục máu đông, khi nó di
trú khỏi tim vào động mạch chủ và lên động mạch não gây tắc động mạch não
(embolia từ tim đến mạch). Điều kiện thuận lợi để những cục fibrine này rời
khỏi tim đi lên não là khi có rối loạn nhịp tim như: rung nhĩ, loạn nhịp hoàn
toàn.
- Tiểu đường: về bản chất tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa
động mạch não, tim và ngoại vi. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột
qụy cao gấp 2,5 - 4 lần nhóm người có đường máu bình thường.
- Hút thuốc: làm nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần.
- Tiền sử đột quỵ và TIA: các bệnh nhân đã bị đột quỵ thì 3 - 22% sẽ bị
tái phát trong năm đầu tiên và 10 - 53% bị tái phát trong vòng 5 năm. 30%
bệnh nhân có tiền sử TIA sẽ bị đột quỵ trong 5 năm đầu.
IV. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHUNG CỦA ĐỘT QUỲ NÃO
1. Khởi phát
Bệnh khởi phát đột ngột, đây là đặc điểm lâm sàng rất quan trọng của
đột qụy não. Sau khi khởi phát, các triệu chứng có thể tăng nặng hoặc xuất
hiện thêm các triệu chứng mới (trong trường hợp đột qụy thiếu máu) hoặc các
triệu chứng nặng tối đa ngay từ đầu (trong trường hợp đột qụy chảy máu và
tắc mạch).
2. Các triệu chứng thần kinh khu trú
- Các triệu chứng vận động:
+ Liệt (hoặc biểu hiện vụng về) nửa mặt, nửa người hoặc một phần chi
thể.
+ Liệt đối xứng (hạ liệt hoặc liệt tứ chi).
+ Nuốt khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp).
9
+ Rối loạn thăng bằng.
- Rối loạn ngôn ngữ:
+ Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói.
+ Khó khăn khi đọc, viết.
+ Khó khăn trong tính toán.
+ Nói khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp).
- Các triệu chứng cảm giác, giác quan:
+ Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa
người).
+ Thị giác (mất thị lực một hoặc cả hai bên bên mắt, bán manh, nhìn đôi
kết hợp với triệu chứng khác).
- Các triệu chứng tiền đình: cảm giác chóng mặt quay (cần kết hợp với
triệu chứng khác).
- Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: khó khăn trong việc mặc quần
áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định hướng không gian, gặp khó khăn trong
việc mô phỏng lại hình như vẽ cái đồng hồ, bông hoa... hoặc hay quên.
3. Các triệu chứng thần kinh chung
Rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn thực vật...
4. Các triệu chứng kết hợp khác
- Bệnh xảy ra ở tuổi từ 50 trở lên.
- Bệnh nhân có biểu hiện xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,
có bệnh tim...
5. Một số thang điểm dùng lƣợng giá các triệu chứng
Trong lâm sàng thường sử dụng một số thang điểm đánh giá mức độ
của các triệu chứng để lượng giá và ứng dụng trong đánh giá kết quả điều trị
cũng như nghiên cứu đột qụy.
10
5.1. Đánh giá mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow
(Glasgow coma scale hay GCS).
5.2. Đánh giá mức độ liệt của chi theo 5 mức độ (Henry và cộng sự
1984).
5.3. Các thang điểm khác:
- Đánh giá tiên lượng theo Rankin hoặc theo thang điểm tiên lượng
Glassgow.
- Đánh giá khả năng tự phục vụ theo thang điểm Barthel, thang điểm
Orgogozo.
V. CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Các xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò trong chẩn đoán phân biệt chảy
máu não và nhồi máu não có nhiều, sau đây chỉ nêu một vài phương pháp
thường được ứng dụng trên lâm sàng.
1. Xét nghiệm dịch não tủy
Ở các bệnh nhân chảy máu não, dịch não tủy thường có máu, không
đông, đỏ đều cả 3 ống nghiệm. Các bệnh nhân nhồi máu não, dịch não tủy
thường không màu, trong suốt, albumin có thể tăng nhưng tế bào trong phạm
vi bình thường. Tuy nhiên, trong chảy máu não cũng có thể có 10 - 15%
trường hợp trong dịch não tủy không có hồng cầu do chảy máu não nhẹ, ở sâu
tổ chức não. Áp lực dịch não tuỷ thường tăng, nhất là ở trong chảy máu não
và chảy máu dưới màng nhện.
11
2. Chụp cắt lớp vi tính sọ não
Đây là phương pháp lựa chọn hàng đầu trong chẩn đoán đột qụy não.
- Đối với đột qụy chảy máu: có tăng tỷ trọng trong tổ chức não và/hoặc
trong khoang dịch não tuỷ (não thất, các bể não, khoang dưới nhện).
- Đối với đột quỵ thiếu máu:
+ Trường hợp điển hình có ổ giảm tỷ trọng ở tổ chức não với đặc điểm
sau: thuần nhất, phù hợp vùng phân bố của động mạch não, có thể là hình
thang, hình tam giác, hình oval hoặc hình dấu phẩy.
+ Trường hợp chụp sớm có các dấu hiệu: mất dải đảo, xoá mờ nhân
đậu, dấu hiệu động mạch não tăng tỷ trọng, xoá các rãnh cuộn não, dấu hiệu
giảm tỷ trọng vượt quá 1/3 vùng phân bố của động mạch não giữa...
3. Phƣơng pháp chụp cộng hƣởng từ
Là phương pháp hiện đại, có thể cho thấy rõ hình ảnh tổn thương trong
não.
Với phương pháp chụp cộng hưởng từ tưới máu (diffusion - perfusion
MRI) còn có thể phát hiện được rất sớm các vùng tổ chức não bị giảm tưới
máu và có nguy cơ bị nhồi máu.
VI. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỲ NÃO
1. Chẩn đoán xác định
- Chẩn đoán lâm sàng: căn cứ vào định nghĩa đột qụy não của Tổ chức
Y tế Thế giới (bệnh xuất hiện đột ngột, có tổn thương khu trú của não, các
triệu chứng tồn tại trên 24 giờ và không do chấn thương).
- Chẩn đoán cận lâm sàng: dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ, chụp cắt
lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sọ não...
- Chẩn đoán nguyên nhân: căn cứ vào chụp động mạch não, các phương
pháp chẩn đoán đồng vị phóng xạ, siêu âm Doppler...
12
2. Chẩn đoán phân biệt lâm sàng đột quỳ chảy máu và nhồi máu
não
2.1. Đặc điểm lâm sàng chung
Cả hai thể đột qụy đều có đặc điểm đặc trưng theo định nghĩa của Tổ
chức Y tế Thế giới.
- Khởi đầu đột ngột.
- Có biểu hiện các triệu chứng rối loạn chức năng não bộ (thường là khu
trú).
- Các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24
giờ.
- Không có vai trò của yếu tố chấn thương.
2.2. Chẩn đoán phân biệt căn cứ vào đặc điểm lâm sàng đột quỵ chảy
máu (clinical strocke: CSS)
13
2.3. Chẩn đoán phân biệt chảy máu não và nhồi máu não bằng thang
điểm Siriraij (Siriraij score scale: SSS)
SSS là một thang điểm lâm sàng và có công thức như sau:
SSS = (2,5 ý thức) + (2 đau đầu) + (2 buồn nôn) + 0,1 huyết áp tâm trương) -
(3 dấu hiệu vữa xơ) - 12.
Cách tính điểm:
- Đau đầu: nếu có tính 1 điểm, nếu không có tính 0 điểm.
- Ý thức: bình thường tính 0 điểm, tiền hôn mê tính 1 điểm, hôn mê tính
2 điểm.
- Nôn, buồn nôn: không có tính điểm 0 điểm, có tính 1 điểm.
- Các biểu hiện vữa xơ (tiểu đường, khập khiễng cách hồi, thành động
mạch cứng...): có biểu hiện vữa xơ tính 1 điểm, không có tính 0 điểm.
Đánh giá kết quả:
SSS < -1: chẩn đoán là nhồi máu não.
SSS > +1: chẩn đoán là chảy máu não.
-1 < SSS < +1: chẩn đoán không chắc chắn.
VII. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Cấp cứu, điều trị đột qụy não phải nhanh và chuẩn; xác biểu hiện qua
hai khẩu hiệu của hội đột qụy thế giới:
- Thời gian là não (Time is Brain).
- Sự tinh nhuệ là não (Competence Is Brain).
1/ Duy trì chức năng sống và điều chỉnh các hằng số sinh lý
- Duy trì chức năng sống theo quy tắc A, B, C, D cụ thể:
+ A (airway): giữ thông đường thở bằng cách lau đờm dãi, tháo răng
giả
14
+ B (breathing): bảo đảm khả năng thở cho bệnh nhân cả về tần số và
biên độ, làm thông đường thở, nếu cần phải thực hiện hô hấp hỗ trợ, thở oxy.
+ C (circulation): bảo đảm tuần hoàn.
+ D (drugs): dùng thuốc hay Defibrilator - shock điện.
- Điều chỉnh các hằng số sinh lý:
+ Điều chỉnh nhịp tim khi cần thiết.
+ Nếu huyết áp thấp cần trợ tim mạch.
+ Nếu huyết áp cao cần thận trọng khi dùng thuốc hạ huyết áp. Theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ nên dùng thuốc hạ áp khi huyết áp
tâm thu trên 200mmHg, huyết áp tâm trương từ 120mmHg trở lên. Không hạ
huyết áp xuống một cách đột ngột, dùng thuốc từ nhẹ như diazepam, lassix
sau mới đến các thuốc hạ áp khác. Đa số các tác giả ở trong nước khuyên nếu
huyết áp tăng trên 180/120mmHg mới cần dùng thuốc hạ áp, cần hạ huyết áp
xuống từ từ; với người cao huyết áp từ trước nên duy trì huyết áp vào khoảng
170/100mmHg; với người không có tiền sử cao huyết áp có thể hạ xuống mức
160/95 mmHg.
+ Giữ cân bằng nước - điện giải.
2/ Chống phù não
- Nằm đầu cao 30 - 450, tăng thông khí.
- Truyền dịch: theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, không nên
truyền glucose ưu trương trong huyết khối vì nó có thể làm cho huyết khối
tiến triển nặng lên. Có thể truyền manitol cả cho bệnh nhân chảy máu não và
nhồi máu não nhưng phải thận trọng, cần theo dõi áp lực thẩm thấu của huyết
thanh, có thể dùng liều 1g/kg cân nặng trong 30 phút đầu, sau đó 0,5g/kg/6
giờ.
15
- Dùng các thuốc khác: corticoide không rõ tác dụng chống phù não nên
ít được sử dụng. Dung dịch glycerin uống và tăng thông khí làm giảm phân áp
CO2 trong máu đến 25 - 35mmHg, có tác dụng làm giảm bớt phù nề não.
Magiesulphat ít được dùng hiện nay.
3/ Điều trị theo thể bệnh
- Đối với chảy máu:
+ Dùng thuốc cầm máu: hemocaprol, transamin... cần dùng sớm trong 2
- 3 ngày đầu của bệnh.
+ Dùng thuốc chống co thắt mạch: nimotop (theo đường truyền trong
những ngày đầu, chai thuốc 10mg/50ml, dùng bơm tiêm điện, 2 giờ đầu cho
chảy với tốc độ 5 giọt/giờ, các giờ sau đó mỗi giờ 10 giọt), có thể truyền 5 - 7
ngày sau đó chuyển sang dùng theo đường uống với liều 6 viên/ ngày (cứ 4
giờ uống 1 viên). Tổng đợt điều trị là 3 tuần. Lưu ý theo dõi huyết áp khi
dùng nimotop.
+ Bù điện giải nhất là Na+ theo điện giải đồ
- Đối với đột qụy thiếu máu:
+ Dùng các thuốc phục hồi, cải thiện dòng máu:
Dùng thuốc tiêu huyết khối (thrombolytic) như urokinase,
streptokinase và recombinant tissue plasminogen activator (r-TPA) bước đầu
đã được áp dụng trong lâm sàng để làm tiêu cục tắc và cục huyết khối. Tuy
nhiên cần lưu ý tới nhiều các chỉ định chặt chẽ (vì tỷ lệ biến chứng chảy máu
rất cao) và chỉ dùng cho những bệnh nhân còn ở trong thời gian cửa sổ điều
trị (treatment time window), tức trong vòng 3 giờ sau khởi phát. Thuốc có thể
dùng theo đường toàn thân hoặc dùng chọn lọc qua đường động mạch.
Dùng thuốc chống đông: đối với tắc động mạch não, đã thống nhất
trong những ngày đầu dùng heparine tiêm tĩnh mạch, liều trung bình 2500UI,
16
cứ 6 giờ dùng một lần, cần theo dõi thời gian Howell hoặc thời gian Quick để
điều chỉnh liều lượng, dùng 7 - 10 ngày. Thời gian sau chuyển dùng aspirine.
Việc dùng heparine trong huyết khối động mạch não có nhiều ý kiến còn chưa
thống nhất.
Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: không dùng cho bệnh nhân đột
qụy chảy máu trong giai đoạn đầu, đối với bệnh nhân đột qụy thiếu máu cũng
cần lưu ý tới mức độ tổn thương của tổ chức não. Nếu có chỉ định thì thường
dùng 100 - 200mg/ngày (về liều lượng có nhiều quan điểm khác nhau).
+ Dùng thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn não và tăng cường dinh
dưỡng não: chủ yếu trong nhồi máu não, còn trong chảy máu não dùng trong
giai đoạn sau khi bệnh đã ổn định. Các thuốc trên được chia thành 2 nhóm:
nhóm thứ nhất bổ sung cơ chế (cerebrolysine, citicholine), nhóm thứ 2 là
các thuốc tác dụng qua cơ chế tuần hoàn (pervincamin, cavinton, stugerol,
noootropyl, lucidril). Việc sử dụng tuỳ theo kinh nghiệm của từng bác sỹ,
nói chung có thể dùng kết hợp các thuốc ở những nhóm khác nhau để làm
tăng tác dụng điều trị.
4/ Điều trị triệu chứng, biến chứng
Dùng kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc chống co giật, hạ sốt, an tĩnh,
chống đau đầu khi có chỉ định.
5/ Chế độ dinh dƣỡng, chăm sóc hộ lý, phục hồi chức năng
Đây là việc làm quan trọng, là cơ sở và điều kiện cho việc chữa khỏi
bệnh.
- Phải bảo đảm cho bệnh nhân ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng
(2500 - 3000kcal/ngày).
- Dùng các thuốc sinh tố và các thuốc giàu năng lượng.
17
- Chống loét: trở mình 2 giờ/lần, xoa bóp toàn thân để tăng lưu thông
máu.
- Chống bội nhiễm: vỗ rung cho bệnh nhân để đề phòng viêm phổi ứ
đọng, các bệnh nhân có sonde tiểu cần chăm sóc sạch sẽ, đề phòng viêm
đường tiết niệu.
- Điều trị phục hồi chức năng: cần điều trị càng sớm càng tốt. Các biện
pháp có thể vận dụng là tập vận động, lý liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm
huyệt thụ động hoặc chủ động tuỳ từng bệnh nhân để giảm bớt những di
chứng và biến chứng.
6/ Các phƣơng pháp điều trị khác
- Điều trị phẫu thuật trong tai biến mạch máu não thường nhằm các mục
đích sau: lấy ổ máu tụ, kẹp dị dạng và phình mạch não, phẫu thuật lấy bỏ cục
tắc và bóc mảng xơ vữa, phẫu thuật nối thông tuần hoàn phía trên vị trí động
mạch bị tắc nghẽn, stenting.
- Hiện nay, người ta đang nghiên cứu cấy tế bào mầm (stem cells) vào
những vùng tổ chức não bị tổn thương nhằm khôi phục tổ chức, chức năng bị
thương tổn do tuần hoàn.
7/ Điều trị dự phũng cấp II sớm.
VIII. DỰ PHÒNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Dự phòng tai biến mạch máu não
Chiến lược điều trị dự phòng tai biến mạch máu não bao gồm: phòng
bệnh cấp I và phòng bệnh cấp II.
1. Phòng bệnh cấp I
- Tổ chức đại trà, dành cho tất cả những người chưa bị đột qụy não.
- Nội dung: gồm phòng và chống các yếu tố nguy cơ, chủ yếu là giáo
dục và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng.
18
2. Phòng bệnh cấp II
- Tổ chức cho những người cụ thể đã bị đột qụy não.
- Nội dung: gồm điều trị dự phòng tái phát tai biến mạch máu não nhất
là huyết khối động mạch não. Cụ thể:tiếp tục dùng thuốc chống đông, dùng
thuốc ức chế sự kết dính tiểu cầu như aspirine liều thấp, dihyridamol,
sulfipyrajone, ticlid. Điều trị phẫu thuật lấy cục nghẽn, bóc mảng xơ vữa
trong lòng động mạch, nhất là ở những trường hợp hẹp tắc động mạch trước
não, điều trị dị dạng mạch não... Tránh các hoàn cảnh thuận lợi gây đột qụy
não (căng thẳng tâm lý và thể xác, hoạt động nhiều trong những ngày thay đổi
thời tiết...).
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu và phân tích định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức y tế thế giới?
2. Hãy cho biêt các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não?
3. Hãy nêu đặc điểm lâm sàng của đột quỵ não?
4. Nêu chẩn đoán phân biệt đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu?
5. Hãy nêu nguyên tắc điều trị đột qụy não?
=====HẾT=====
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- than_kinh_hoc_dai_cuong_dot_quy_nao_6371.pdf