Tiểu luận - XUẤT KHẨU SẢN PHẨM PHỞ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY ACECOOK SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA

Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, với những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn. Acecook Việt Nam luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6582 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận - XUẤT KHẨU SẢN PHẨM PHỞ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY ACECOOK SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam được cả thế giới biết đến. “Phở là món ăn Việt Nam tinh tế, truyền thống, quảng đại và giàu Vitamin mà lại không gây béo”, ông Didier Corlou, bếp trưởng khách sạn Sofitel Metropole khẳng định như vậy tại cuộc hội thảo "Phở -Di sản của Việt Nam" do Cộng đồng châu Âu và Câu lạc bộ văn hóa ẩm thực UNESCO Việt Nam đã phối hợp tổ chức Phở Việt Nam đã trở thành món ăn nổi tiếng cả ở ngoài nước, được ưa thích và quen thuộc tại nhiều quốc gia, kể cả những nước vốn có bề dày truyền thống về văn hóa ẩm thực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.v.v. Phở Việt Nam đang có chỗ đứng trên thị trường ẩm thực Mỹ. Theo các chuyên gia ẩm thực, sau một thời gian dài món Tago của Mexico được xếp hàng thượng hạng, món phở quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã giành lại ngôi đầu bảng. Phở Việt Nam được xem là món ăn rất ngon, luôn thu hút khách sành ăn mặc dù giá cao chóng mặt: từ 5,5 đến 7 USD/tô. Tính ưu việt của món phở là khả năng thích nghi vì bất kể thời gian nào trong ngày đều có thể ung dung thưởng thức. Trước nay, việc chế biến phở luôn đòi hỏi sự đầu tư công phu vào khâu chuẩn bị nồi súp, công việc có khi mất cả nửa ngày. Tuy nhiên, giờ đây, vấn đề tưởng chừng tất yếu ấy đã được giải quyết bởi sự xuất hiện của dòng sản phẩm phở đóng gói. Trong đó, Phở ăn liền Oh!Ricey ra đời như một sự tôn vinh hương vị Việt, đưa sản phẩm phở trở nên gần gũi và tiện dụng hơn nữa với đời sống hiện đại. Đặc biệt, sản phẩm phở Oh!Ricey không chứa cholesterol và không dùng mỡ động vật, tốt cho tiêu hóa, nên thích hợp với mọi lứa tuổi: trẻ em, người già, thanh niên, người ăn kiêng... Thông tin thị trường Australia I. Quy mô & đặc điểm thị trường Australia Vị trí địa lý: Australia là thuộc Châu Đại Dương, là lục địa nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Dân số: 20.090.437 người (ước tính đến tháng 7/2005) Phân bố dân cư: Australia là một trong số những nước có mức đô thị hoá cao nhất thế giới, với 70% dân số tập trung phần lớn ở 10 thành phố lớn. Hầu hết cư dân Australia sống ở các thành phố dọc theo bờ biển của đất nước. Hai thành phố lớn nhất của Australia là Sydney và Melborne. * Các khu dân cư chính: Mặc dù là đất nước rộng lớn và có dân số ít nhưng hầu hết người dân Australia sống ở những tỉnh và thành phố lớn. Lượng mưa trong lục địa thấp đồng nghĩa với việc người dân tập trung sinh sống tại các vùng đất dọc theo bờ biển, đặc biệt ở phía Đông Nam. Thực tế có khoảng ¾ dân số Australia sống ở hai thành phố lớn là Sydney và Melborne và các tỉnh, thành phố lân cận. Sydney Với dân số hơn 4,3 triệu người, Sydney  là thành phố lớn nhất của Australia. Trong vòng15 năm qua ,  Sydney đã trở thành trung tâm kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đây là thành phố thủ phủ của bang New South Wales, một bang có dân số đông nhất Australia. Do vậy, lượng hàng hóa nhập khẩu qua các cảng biển của Sydney rất lớn. Sydney là thành phố năng động, có những đặc điểm tương đồng với cá thành phố khác như San Fransisco,vv… Sydney thu hút các cộng đồng dân di cư lớn đến từ Châu Á tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh và sinh sống bởi nơi đây có mùa hè ấm áp và mùa đông dễ chịu. Các nhà cung cấp nước ngoài luôn coi Sydney là một trong những điểm dừng chân trong các chuyến thăm tới Australia vì có rất nhiều nhà nhập khẩu đóng trụ sở ở đây. Melborne Melborne là thủ phủ của bang Victoria và là thành phố lớn thứ hai của Australia sau sydney với số dân khoảng 3,2 triệu người. Đây là thành phố sôi động, giao thoa với thế giới và đa dạng về chủng tộc nhưng vẫn gìn giữ được nét tĩnh lặng và nếp sống nhẹ nhàng. Melborne là trung tâm tài chính và ngân hàng với 8 trong số 10 công ty lớn nhất của Australia có trụ sở tại đây. Ở Melborne có rất nhiều nhà nhập khẩu lớn có các mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Nhìn chung, các nhà nhập khẩu ở đây cũng có những yêu cầu tương tự như các nhà nhập khẩu tại Sydney nhưng  có đôi nét khác biệt. Ví dụ, thị trường hàng dệt len ở Melborne rất có tiềm năng do ở đây khí hậu lạnh hơn; trong khi đó thị trường đồ trang trí nội thất có thị hiếu gần giống như của Châu Âu nhưng thị trường đồ trang trí ngoài trời lại không dành được sự quan tâm tương tự. F Có thể nói, hai thành phố quan trọng nhất đối với các nhà cung cấp nước ngoài là Sydney và Melbourne. Mặc dù có diện tích rộng như nước Mỹ nhưng Australia không có những phân đoạn thị trường theo địa lý phong phú như Mỹ. Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng chỉ cơn một chuyến thăm Sydney và Melbourne là đã có thể biết được các thị trường. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng Australia Khách hàng Australia nhìn chung đều rất hiểu biết về vấn đề "giá cả tương xứng với giá trị" và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua, có một xu hướng đáng chú ý là đánh gía hàng tiêu dùng theo tiêu chí "giá cả tương xứng với giá trị" hơn là chỉ dựa trên tiêu chí giá cả. Ở một số phân đoạn thị trường, thị phần giá rẻ đang suy giảm, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, ở đây không có nghĩa là người tiêu dùng Australia lúc nào cũng sẵn sàng trả giá cao. Trên thực tế, phần lớn người tiêu dùng luôn so sánh giá cả của rất nhiều người bán lẻ khác nhau trước khi quyết định mua hàng. Điều này được thể hiện qua việc nhà nhập khẩu Australia là những người luôn mong đợi được chào mức giá hàng nhập khẩu cạnh tranh với khối lượng yêu cầu tương đối ít, chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ khá cời mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, khi hàng hóa sản xuất trong nước được đánh giá là có giá cả tương xứng với giá trị" thì sẽ được người tiêu dùng chọn mua. Dù sao họ cũng đã quen với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng theo các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ. Một điểm nữa cần lưu ý là người tiêu dùng Australia rất quan tâm đến vấn đề chất lượng. Khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Australia kinh doanh theo chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng hoặc thậm chí chỉ đơn giản do người mua thay đổi ý định mua hàng. Tóm lại, người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Nhà nhập khẩu và bán lẻ cũng có quan điểm này và sẽ không chấp nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ. Quan điểm của nhà nhập khẩu Nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng mối quan tâm chủ yếu của nhà nhập khẩu Australia là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng và khối lượng giao hàng tối thiểu. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp nước ngoài có kinh nghiệm tại thị trường này cho rằng có 3 tiêu chuẩn vàng khi bán hàng vào thị trường Australia là "giá cả, giá cả và giá cả". Điều này không hẳn đã hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên mà nhà nhập khẩu cho nhà cung cấp mới thường liên quan tới giá FOB/FCA của sản phẩm. Nhà nhập khẩu Australia thường mong muốn trả giá thấp hơn so với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và Châu âu nhưng đòi hỏi hàng hóa nhất định phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Họ cũng thường đặt hàng với số lượng ít hơn các nhà nhập khẩu ở rất nhiều thị trường khác. Lý do mà nhà nhập khẩu Australia có quan điểm khắt khe này là: Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực nhập khẩu và bán lẻ, những lĩnh vực có lợi  nhuận ròng khá thấp; Sự mở cửa của chính sách nhập khẩu của Astralia; Số lượng lớn các nhà cung cấp từ các nước lân cận cố gắng bán hàng vào thị trường Australia; Thời điểm mua hàng của Astralia không trùng với thời điểm mua hàng của các nước ở Bắc Bán Cầu khiến rất nhiều nhà cung cấp nước ngoài sẵn sang đưa ra mức giá "hàng trái mùa" cho những lô hàng bán tại Australia. Nhà nhập khẩu Australia sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ cam kết không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác. Việc lén qua mặt các nhà nhập khẩu Australia sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi kinh doanh trên thị trương nhỏ bé này do họ sẽ sớm phát hiện được điềugì đang xảy ra. Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Australia không thích mặc cả. Họ sẵn sàng thương thảo một mức giá hợp lý nhưng không mặc cả để có mức giá giảm từ 20% trở lên. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Australia thường sẽ không xem xét đến dơn chào hàng. Vì vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu Australia, điều quan trọng nhất là đưa ra mức giá "hợp lý nhất". Mức giá này thường phải thấp hơn mức giá chào cho người mua tại Mỹ và Châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%. Điều lưu ý cuối cùng về nhà nhập khẩu Australia là quan điểm của họ với nhà cung cấp mới. Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia thường chậm thay đổi nhà cung cấp mới. Họ thường tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo việc kinh doanh được liên tục và rất ít khi thay đổi nhà cung cấp một cách đột ngột; một lí do nữa là vì lo ngại những khó khăn mà họ phải đối mặt khi tìm cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp mới Khi làm ăn kinh doanh với một khách hàng mới, nhà nhập khẩu Australia thường đặt hai hoặc ba đơn hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Khi đạt yêu cầu, những đơn hàng sau sẽ được đặt thông qua email hoặc fax và số lượng đặt hàng có thể tăng lên. Mặt khác, điều đầu tiên hẫp dẫn các nhà nhập khẩu Australia là mức giá canh tranh. Họ sẽ do dự khi làm ăn với nhà cung cấp không chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên. Chính sách nhập khẩu của Australia Hiện nay, môi trường kinh doanh thương mại ở Australia đã được cải thiện đáng kể. Chính phủ Australia đã rất năng đông trong việc giảm thiểu các quy định pháp lý và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh, bao gồm cắt giảm các mức thuế suất xuống mức chung là 5% vào ngày 01/7/1996, ngoại trừ các mặt hàng là ô tô, hàng dệt may và giày dép. 6.1 . Thuế hải quan Thuế nhập khẩu ở Australia được tính trên cơ sở giá FOB có nghĩa là giá của hàng hoá đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng (là cảng biển hoặc cảng hàng không). Cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới địa điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế. Để xác định giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la Australia, hải quan Australia sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng. Australia sử dụng Biểu thuế nhập khẩu chung đối vớicác mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển (Nhật, Mỹ, Anh…). Bên cạnh biểu thuế này, Australia cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước (ví dụ như đối với các nước đang phát triển và các quốc đảo – Forum Island Coutries – có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi) hay dưới hình thức hiệp định thương mại song phương như Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan. Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan và quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương được miễn thuế khi xuất khẩu hầu hết  các sản phẩm vào khu vực Australia với điều kiện hàng hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan. Kể từ Ngày 1/7/2003, tất cả các mặt hàng xuất xứ từ những nước kém phát triển (LDCs) và Đông Timor cũng được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Australia. Từ năm 1980, chính phủ Australia đã thực hiện một chương trình cải cách thuế trên diện rộng, dẫn tới việc cắt giảm đáng kể về bảo hộ công nghiệp c ủa Australia. Từ Ngày 1/7/1996, Biểu thuế nhập khẩu chung đã ở mức 5% giá trị FOB. Tiêu chuấn sản phẩm Các tiêu chuẩn sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trên thị trường Australia. Cơ quan Tiêu chuẩn Australia (Standards Australia) và nhiều chính quyền bang đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn bắt buộc và không bắt buộc cho nhiều loại hàng hoá. Đối với những tiêu chuẩn bắt buộc, sản phẩm không được phép bán nếu không có chứng nhận của cơ quan liên quan; đối với những tiêu chuẩn không bắt buộc, nên đáp ứng các tiêu chuẩn này trước khi tiếp thị sản phẩm. Tầm quan trọng của các tiêu chuẩn đối với các nhà cung cấp nước ngoài rất đa dạng, phụ thuộc từng lĩnh vực sản phẩm. Trong những lĩnh vực như vật liệu xây dựng, thiết bị chống cháy, đồ chơi, xe đạp, các loại mũ bảo hộ, các mặt hàng điện tử… các tiêu chuẩn thường bắt buộc và các cơ quan liên quan phải chứng nhận những sản phẩm mới trước khi chúng được bán trên thị trường. Quy tắc chung là nếu một sản phẩm lỗi có thể gây chấn thương hoặc tử vong cho con người, tiêu chuẩn sẽ là bắt buộc. Trong hơn 20 năm qua, ngày càng có nhiều quy định pháp lý bảo vệ người tiêu dùng được ban hành bởi chính quyền bang và liên bang. Hầu hết các nhà nhập khẩu đều biết đến các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm họ kinh doanh nhưng các nhà cung cấp cũng cần biết về sự tồn tại những quy định này. Hàng năm các cơ quan chức năng của Australia vẫn thường nhắc nhở đối với nhiều sản phẩm"không an toàn". Trong lĩnh vực thực phẩm cũng có những quy định nghiêm ngặt về y tế bên cạnh các quy định kiểm dịch. Mỗi bang ở Australia đều có những quy định pháp lý riêng về độ nguyên chất của sản phẩm được bán cho người tiêu dùng, quy định thành phần và loại bao bì được sử dụng cho một số danh mục hàng thực phẩm nhất định. Giữa các bang ngày càng có sự thống nhất về các quy định, tuy nhiên các nhà cung cấp nước ngoài có thể thấy rằng họ phải được các cơ quan chức năng của bang chứng nhận trước khi sản phẩm của họ được bán trên thị trường. II. Đặc điểm thị trường Australia trong lĩnh vực thực phẩm đóng gói Australia là nước sản xuất chủ yếu thực phẩm các loại và có thể tự cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước ở mức độ cao; tuy nhiên, Australia cũng là nước nhập khẩu chủ yếu các loại thực phẩm đã qua chế biến, các nhà sản xuất đưa ra một khối lượng lớn các yêu cầu của thị trường đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến. Những thay đổi trong cấu trúc gia đình, cùng với dân số già đi, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cách sản phẩm được đóng gói. Những khẩu phần đơn hoặc nhỏ hơn của mặt hàng thức ăn nhanh đang ngày càng được ưa chuộng. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Australia đạt trên 5,1 tỷ A$. Các nước cung cấp chủ yếu cho thị trường Australia mặt hàng thực phẩm chế biến là Ireland, Anh, New Zealand, Hoa Kỳ, Brazil, Pháp, Italia và hàng loạt các quốc gia Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia và Singapore. Trong hơn 20 năm qua, khẩu vị người Australia đối với thực phẩm đã có những thay đổi quan trọng. Thực tế hơn 20% người Australia được sinh ra ở nước ngoài. Bởi vậy khẩu vị của họ đối với thực phẩm cũng thay đổi hẳn so với hình thức dùng bữa ăn kiểu Anh truyền thống trong những năm 70. Điều này đã mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài với các loại gia vị đặc biệt là thực phẩm Châu Á. Thị trường Australia đối với thực phẩm chế biến rất phức tạp và đòi hỏi chất lượng rất cao. Các nhà cung cấp nước ngoài không những nên cung cấp hàng hóa có bao gói hấp dẫn mà còn phải tuân thủ các quy định của chính phủ Australia về bao gói và nhãn mác. Australia còn áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về y tế và kiểm dịch. Các nhà cung cấp nước ngoài phải tính đến những yêu tố này khi dự  định xuất khẩu sang thị trường Australia. Các nhà cung cấp mới ở nước ngoài sẽ rất khó thâm nhập thị trường Australia bằng mặt hàng thực phẩm đóng gói bán lẻ. Ở Australia, đại đa số các mặt hàng được bán với số lượng lớn được sản xuất ở trong nước. Chi phí thâm nhập, các siêu thị lớn cũng là những rào cản cạnh tranh đối với các nhà cung cấp nước ngoài. PHÂN TÍCH DỰ ÁN THEO MÔ HÌNH SWOT Strength Yếu tố chủ quan: Công ty có kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm trên thị trường thế giới(sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào) và đặc biệt công ty cũng đã xuất khẩu mì ăn liền sang Úc. Các nhà máy sản xuất của Acecook Việt Nam đều được trang bị hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS). Các sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn được thẩm định kỹ về chất lượng ngon, vệ sinh, dinh dưỡng cao…, nghiên cứu tìm hiểu phục vụ những nhu cầu của người tiêu dùng, thỏa mãn mọi nhu cầu khắt khe về ẩm thực. Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn. Acecook Việt Nam luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay. Sản phẩm phở ăn liền có truyền thống lâu đời và có tính đại diện cho văn hóa ẩm thực Việt Nam, được người Việt và cả người nước ngoài rất yêu chuộng. Phở là đặc sản của người Việt từ thành phần nguyên liệu, gia vị, cách chế biến…Do đó, sản phẩm sẽ không gặp phải sự cạnh tranh trực tiếp từ các sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm khắc phục được hạn chế thường có ở những dòng sản phẩm ăn liền hiện có, đồng thời đáp ứng xu hướng ẩm thực ngày nay, đó là vấn đề về sức khỏe. Với thành phần ít chất béo, sản phẩm cung cấp đến người dùng một tỉ lệ dinh dưỡng tối ưu. Yếu tố khách quan: Quy mô khách hàng mục tiêu lớn: người việt ở Úc nhiều (số liệu: năm 2008, cộng đồng người Việt Nam tại Ôxtrâylia hiện có gần 300.000 người, đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Canada)) Quy mô khách hàng tiềm năng lớn: người Úc có xu hướng cởi mở với hàng nhập khẩu, đặc biệt mặt hàng thức ăn nhanh đang ngày càng được ưa chuộng. Cho đến nay, người tiêu dùng Australia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Bên cạnh đó, khẩu vị của người Úc đã có nhiều thay đổi hướng đến các loại gia vị đặc trưng của ẩm thực châu Á nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng. Australia có khí hậu lạnh nên người dân nơi đây thường chuộng các món ăn nóng, tỏa nhiệt. Thị trường mục tiêu + Sydney và Melbourne là hai thành phố lớn và có tiềm năng nhất ở Australia và thu hút đến 114 ngàn người Việt (hay 77% tổng số Người Việt tại Úc). + Cảng Sydney và cảng Melbourne là hai cảng hàng hóa chính của Australia; trong đó, cảng Melbourne là cảng container lớn nhất khu vực Nam Bán Cầu, tạo thuận lợi rất lớn cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường thủy. Hệ thống siêu thị và bán lẻ Úc lớn. Ngoài ra, còn có các khu chợ của người Việt thu hút rất nhiều kiều bào bởi sự đa dạng của hàng Việt, đặc biệt là các món ăn Việt được chế biến tại chỗ. Đây là một kênh phân phối thuận lợi khi đưa sản phẩm tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu. Sự phát triển tích cực của mối quan hệ hai nước Việt Nam và Australia. Hai quốc gia đã kí kết các hiệp định, thỏa thuận, ghi nhớ, đồng thời không ngừng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư; từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trao đổi giao thương giữa hai nước. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ. Weakness Tuy đã quen thuộc với phở Việt nhưng phở dưới hình thức đóng gói ăn liền chưa thực sự phổ biến đối với người tiêu dùng Úc, dẫn đến sự nghi ngại về chất lượng và mùi vị phở từ phía người tiêu dùng. Úc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, tuy nhiên, dòng sản phẩm ăn liền xuất qua Úc còn rất ít, kiến thức thị trường và kinh nghiệm đi trước là không nhiều. Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và XTTM. Mẫu mã chủng loại chưa thực sự đa dạng. Các kênh phân phối của công ty còn hạn chế, khả năng tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu và phân phối thấp. Opportunity Số lượng người Việt ở Úc ngày càng tăng, đặc biệt là sinh viên Việt. Những thay đổi trong cấu trúc gia đình, cùng với thành phần dân cư đang tạo nên sự gia tăng nhanh chóng trong xu hướng sử dụng instant food trên thị trường Úc. Với việc Úc tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Threat Phải cạnh tranh với đối thủ chính là phở ăn liền của Vifon. Là đơn vị tiên phong trong ngành thực phẩm ăn liền Việt Nam,Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam với thương hiệu Vifon đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các đối thủ cạnh tranh sản phẩm tương tự có khả năng thay thế(mì ăn liền) nhiều, sức mạnh cạnh tranh lớn, chiếm đa số thị phần. Trong đó, Trung quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Nhật… là những đối thủ cạnh tranh chính. Sự khắt khe trong chính sách nhập khẩu Úc bao gồm những quy định pháp lí chi tiết về tiêu chuẩn sản phẩm, bao gói, nhãn mác và những quy định rất nghiêm ngặt về y tế và kiểm dịch. Các sản phẩm nhái, giả không đảm bảo chất lượng của Trung Quốc đã xuất hiện với giá rẻ hơn nhiều gây ra tác động tiêu cực đến uy tín thương hiệu và việc tiêu thụ sản phẩm. CHIẾN LƯỢC SƠ BỘ I. Chiến lược sản phẩm Phở là một món ăn truyền thống rất đặc sắc và phổ biến của người Việt. Món phở có mặt từ Nam tới Bắc với nhiều hương vị khác nhau tùy từng vùng miền. Phở phổ biến và hấp dẫn người ăn vì nước súp có hương vị rất ngon và bổ dưỡng do được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau kết hợp với cấu trúc bánh phở vừa mềm vừa dai ăn rất hấp dẫn. Phở Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới và còn được tôn vinh là “di sản Việt Nam”. Tuy nhiên, việc chế biến món phở khá cầu kỳ, đòi hỏi người nội trợ phải bỏ khá nhiều thời gian. Muốn có món ngon phải đầu tư công phu vào khâu chuẩn bị nồi súp, công việc có khi mất cả nửa ngày. Oh!Ricey – dòng sản phẩm phở ăn liền chuyên xuất khẩu - ra đời như một sự tôn vinh hương vị Việt, đưa sản phẩm phở trở nên gần gũi và tiện dụng hơn nữa với đời sống hiện đại. Đặc biệt, sản phẩm phở Oh!Ricey không chứa cholesterol và không dùng mỡ động vật, tốt cho tiêu hóa, nên thích hợp với mọi lứa tuổi: trẻ em, người già, thanh niên, người ăn kiêng... Với những tô phở giản dị nhưng chứa trong đó rất nhiều ý nghĩa. Và ý nghĩa to lớn nhất là đem lại cho bạn sự an toàn cho sức khỏe, nguồn dinh dưỡng cần thiết và niềm hạnh phúc rất giản dị trong đời thường: được thưởng thức những hương vị quen thuộc bất cứ khi nào bạn muốn!  Phở Oh!Ricey tuy bước vào thị trường Úc chậm hơn các sản phẩm của Vifon nhưng sản phẩm phở ăn liền của Acecook có những lợi thế cạnh tranh hơn. Nắm bắt được xu hướng ăn uống ít chất béo của thực khách hiện nay công ty đã nghiên cứu để giảm bớt lượng dầu mỡ trong gói phở. Hơn nữa, các gói phở hiện nay của Vifon khá nhỏ vì thế Acecook đã tăng trọng lượng bánh phở nhiều hơn trong một gói, làm cho người tiêu dùng có thể thưởng thức vị ngon của tô phở và ăn no. Một đặc điểm nữa là bao bì được thiết kế rất bắt mắt, hấp dẫn và nhiều hình thức tiện lợi cho người sử dụng như phở gói, phở tô, phở ly… So với các sản phẩm mì ăn liền hiện nay đang có mặt trên thị trường Úc, phở ăn liền Oh!Ricey sẽ có ưu thế và điểm cạnh tranh lớn. Thứ nhất là, phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Vì thế những người Việt Nam ở xứ người đều mong muốn được thưởng thức hương vị quê hương. Mà khách hàng mục tiêu của công ty là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đặc điểm này là một thuận lợi cho công ty. Thứ hai, phở là một món ăn có nhiều dinh dưỡng, bổ, rẻ, có lợi cho sức khỏe. Phở là món ăn Việt Nam tinh tế, truyền thống, quảng đại và giàu Vitamin mà lại không gây béo. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các công ty trong nước đang có ý định xuất khẩu phở ăn liền qua thị trường Úc. Các quy định pháp lý và văn hóa Australia ảnh hưởng tới việc ghi nhãn và đóng gói sản phẩm Quy định về bao gói và nhãn mác * Các tiêu chuẩn chung đối với sản phẩm đóng gói nhập khẩu Các quy định về bao gói và nhãn mác của Chính phủ Liên bang Australia được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ. Tóm tắt những quy định này như sau: ** Tất cả các nhãn mác phải: Được viết bằng tiếng Anh Từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè dễ nhìn được in ở cỡ chữ tiêu chuản, tối thiểu 1,5mm, màu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm ** Nhãn mác phải ghi rõ: Nước xuất xứ Mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá liệt kê số lượng, khối lượng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm. Trong bao bì không được chứa ít hơn số lượng được ghi trên nhãn mác và các đơn vị đo lường phải theo hệ mét. Ghi rõ đơn vị đóng gói nhãn mác phải ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói và / hoặc nhà nhập khẩu. Ghi chú: Không được phép cố ý đưa ra những mô tả thương mại không trung thực về hàng hoá. Việc mô tả không trung thực các nội dùng như trọng lượng, xuất xứ, nhà sản xuất, chất liệu, thành phần, bản quyền… bị coi là hành vi mô tả thương mại không trung thực và có thể bị khởi tố. * Các yêu cầu chung đối với nhãn mác áp dụng cho tất cả các mặt hàng thực phẩm đóng gói nhập khẩu, quy định tại Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Australia New Zealand (Food Standards Australia New Zealkand) quản lý (trước kia là Cục thực phẩm Australia New Zealand Australia New Zealand Food Authority). Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản mô tả đặc điểm của thực phẩm. Chiều cao tối thiẻu của tên thực phẩm trên nhãn in là 3mm. Nhận dạng lô hàng: Thực phẩm đóng gói phải được cung cấp thông tin nhận dạng, tức là số lượng thực phẩm được chế biến dưới các điều kiện chung. Sử dụng cụm từ"use by"(sử dụng trước ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy định này. Để nhận dạng lô hàng, có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã số của nhà sản xuất. Australia không đặt ra quy định về kích cỡ hoặc sự tương phản màu sắc. Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thực phẩm đóng gói được nhập khẩu vào Australia có thời hạn sử dụng ít hơn 2 năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm. Đây là thời hạn nếu thực phẩm được dự trữ phù hợp sẽ giữ nguyên tính chất và chất lượng. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm. Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thực phẩm, cần ghi rõ những điều kiện này trên nhãn mác. Điều công ty cần chú ý là phải thiết kế lại bao bì sản phẩm cho phù hợp với các quy định trong luật pháp của Úc và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. II. Chiến lược phân phối 1. Cơ sở hạ tầng của Australia Mạng lưới đường giao thông nội địa (bao gồm đường ô tô và đường xe lửa) đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia Úc. Việc vận chuyển bằng ô tô chiếm tới gần 80% tổng lượng vận chuyển có quãng đường nhỏ hơn 100 km và là phương thức vận chuyển thích hợp với những hàng hoá dễ hỏng. Vận chuyển bằng đường ô tô cũng được sử dụng để phân phối những hàng hoá có quãng đường vận chuyển từ trung bình đến dài. Đường xe lửa phù hợp với việc vận chuyển container, sắt thep và các loại hàng hoá siêu trường siêu trọng, với quãng đường vận chuyển dài. Đường sắt: 47.738 km Đường thuỷ: 2.000 km (2002) Đường bộ: 810.641 km Đường ống: gas/khí đặc 546 km; gas 31.323 km; xăng dầu 240 km; dầu 4.808 km; dầu/gas/nước 110 km (2006) Đường hàng không: 455 sân bay (2006) Hải cảng: Adelaide, Brisbane, Cairns, Darwin, Devonport (Tasmania), Fremantle, Geelong, Hobart (Tasmania), Launceston (Tasmania), Mackay, Melbourne, Sydney, Townsville F Australia là một quốc gia phát triển có cơ sở hạ tầng hiện đại, đặc biệt sự hoàn thiện của hệ thống giao thông vận tải là yếu tố tối quan trọng tạo thuận lợi cho DN trong việc kiểm soát thời gian và chi phí chuyển hàng hóa đến tay khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng. 2. Những rào cản hạn chế sự phân phối sản phẩm Mối quan tâm chủ yếu của nhà nhập khẩu Australia là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng và khối lượng giao hàng tối thiểu. Họ thường mong muốn trả giá thấp hơn so với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và Châu Âu nhưng đòi hỏi hàng hóa nhất định phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Họ cũng thường đặt hàng với số lượng ít hơn các nhà nhập khẩu ở rất nhiều thị trường khác. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà nhập khẩu Australia sẽ đòi hỏi nhà cung cấp nước ngoài dành cho họ điều kiện độc quyền tại Australia đối với toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu hoặc ít nhất là với một số mẫu hàng riêng biệt. Điều này phản ánh qui mô thị trường nhỏ và chi phí cho hệ thống phân phối trong nước cao. Chi phí điều hành doanh nghiệp ở Australia, đặc biệt là chi phí lao động, tương đối cao dẫn đến sự tăng giá trong hệ thống phân phối nhập khẩu.Thực tế cho thấy giá bán lẻ cuối cùng ở Australia thường cao hơn ở Hoa kỳ nhưng giá người mua Australia chấp nhận từ người cung cấp thường thấp hơn giá người mua Hoa Kỳ chấp nhận. Do qui mô nhỏ và đặc tính cạnh tranh của thị trường Australia, các đại lý hưởng hoa hồng, các cửa hàng thương mại tổng hợp và các cửa hàng theo mô hình "Cash & Cany" lớn không có hoạt động nhập khẩu / bán buôn mạnh trên thị trường. Vì thế, trên thực tế, các nhà cung cấp nước ngoài đối với mặt hàng tiêu dùng muốn xuất sang Australia thường chỉ có hai lựa chọn - bán cho nhà nhập khẩu / người bán buôn hoặc bán cho những người bán lẻ lớn. Doanh thu xuất khẩu hàng tiêu dùng sang thị trường Australia thường phụ thuộc vào việc nhận được các đơn hàng trực tiếp từ các chuỗi bán lẻ lớn, hoặc thông qua một nhà nhập khẩu. Những người bán lẻ thường sẽ ưu tiên mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước trừ khi có thể nhập khẩu trực tiếp mặt hàng tương tự với chi phí để nhập về kho thấp hơn tối thiểu 15% so với hàng sản xuất trong nước. Nói cách khác, người bán lẻ ở Australia chỉ tính đến việc nhập khẩu khi hàng hóa nhập khẩu, sau khi trừ cước phí chuyên chở, thuế nhập khẩu và các chi phí vận chuyển 1 thông quan phải rẻ hơn 15% so với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước. Ngày càng nhiều nhà nhập khẩu hàng tiêu dùng người Australia sử dụng dịch vụ của đại lý mua hàng ở nước ngoài để tìm nhà cung cấp phù hợp, hỗ trợ đàm phán mua hàng, kiểm tra chất lượng, thu xếp chuyên chở hàng hóa và thanh toán, Những người bán lẻ lớn có một chính sách đã được thiết lập từ lâu là họ sẽ không nhập khẩu trừ khi tất cả mọi việc đã được thu xếp qua một đại lý nước ngoài được chỉ định của họ. Cơ quan Tiêu chuẩn Australia (Standards Australia) và nhiều chính quyền bang đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn bắt buộc và không bắt buộc cho nhiều loại hàng hoá. Đối với những tiêu chuẩn bắt buộc, sản phẩm không được phép bán nếu không có chứng nhận của cơ quan liên quan. Chi phí thâm nhập các siêu thị lớn là không nhỏ đã trở thành rào cản cạnh tranh đối với các nhà cung cấp nước ngoài. 3. Hệ thống kênh phân phối của Australia Các kênh nhập khẩu của Australia tương tự với kênh nhập khẩu ở các nước phát triển khác. Đối với hầu hết hàng hóa từ các nước đang phát triển, khách hàng Australia sẽ là những nhà chuyên nhập khẩu hoặc các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn mua hàng thông qua các đại lý của họ ở nước ngoài. Về mặt thuật ngữ,các nhà nhập khẩu Australia có thể được phân loại theo các hình thức sau: •    Nhà nhập khẩu/người bán buôn: là những người chuyên nhập khẩu một chủng loại hàng hóa riêng hoặc hoạt động như những nhà nhập khẩu 1 bán buôn tổng hợp, sau đó bán lại hàng hóa của họ cho nhưng người bán lẻ hoặc người sử dụng cuối cùng •    Đại lý hưởng hoa hồng: là nhà cung cấp hàng hóa cho những nhà nhập khẩu hoặc người sử dụng cuối cùng khác, nhưng bản thân họ không nhập khẩu trực tiếp Những đại lý này chỉ đơn thuần nhận hoa hồng từ nhà cung cấp nước ngoài và các hoạt động của họ thường giới hạn với các mặt hàng gia dụng và hàng dệt; • Nhà sản xuất/người sử dụng cuối cùng: một số nhà sản xuất hoặc người sử dụng cuối cùng sẽ nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu đầu vào trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài, nhưng thông thường họ mua hàng từ các nhà chuyên nhập khẩu. •    Những người bán lẻ: những người bán lẻ qui mô lớn nhập khẩu lên tới 20% lượng hàng họ cần thông qua các đại lý mua hàng của họ ở nước ngoài. Số lượng hàng hóa còn lại được mua hoặc từ nhà sản xuất trong nước hoặc từ những nhà chuyên nhập khẩu. Rất ít người bán lẻ qui mô nhỏ nhập khẩu trực tiếp. Do qui mô nhỏ và đặc tính cạnh tranh của thị trường Australia, các đại lý hưởng hoa hồng, các cửa hàng thương mại tổng hợp và các cửa hàng theo mô hình "Cash & Cany" lớn không có hoạt động nhập khẩu / bán buôn mạnh trên thị trường. Vì thế, các nhà cung cấp nước ngoài đối với mặt hàng tiêu dùng muốn xuất sang Australia thường có hai lựa chọn - bán cho nhà nhập khẩu / người bán buôn hoặc bán cho những người bán lẻ lớn. 3.1 Nhà nhập khẩu / người bán buôn Không giống như nhiều thị trường khác, có rất ít nhà chuyên nhập khẩu hoặc đại lý hưởng hoa hồng hoạt động ở Australia. Trường hợp ngoại lệ thuộc lĩnh vực vải sợi và dệt may, lĩnh vực có nhiều đại lý hưởng hoa hồng hoạt động. Nhà nhập khẩu thông thường sẽ chuyên hoạt động trong một phân đoạn thị trường cụ thể (đồ chơi, hàng dệt may gia dụng, sản phàm phục vụ du lịch, sản phẩm nhựa . . . ) và thường không tính đến việc làm ăn kinh doanh Ở những lĩnh vực mới mà họ không có nhiều hiểu biết. Trên thị trường cạnh tranh Australia, các nhà nhập khẩu tin rằng họ cần phải gắn bó với mặt hàng họ biết rõ nếu họ muốn thành công. Nhiều nhà nhập khẩu cũng chuyên tập trung vào những phân đoạn thị trường cụ thể, ví dụ sản sản phẩm phục vụ du lịch đắt tiền, mặt hàng đồ chơi giáo dục hoặc khăn trải bàn và sẽ không tính đến việc chuyển sang nhập những mặt hàng ngoài thị trường ngách của họ. Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia sẽ đòi hỏi nhà cung cấp nước ngoài dành cho họ điều kiện độc quyền tại Australia dối với toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu hoặc ít nhất là với một số mẫu hàng riêng biệt. Hệ thống bán buôn FAL cung cấp cho tất cả các nhà điều hành siêu thị độc lập ở bang Westem Australia và liên kết với các tập đoàn đặc quyền kinh tiêu dưới các tên Dewsons, Supavaiu, Eziway. FAL cung cấp dịch vụ thực phẩm cho các khách sạn, nhà hàng, quán café, các viện, trường học và các cửa hàng bán đồ ăn nhanh thuộc bang Westem Australia. Công ty này cũng điều hành ba cửa hàng bán buôn tạp phẩm theo mô hình "Cash & Carry" và một công ty dịch vụ thực phẩm Foodlink. 3.2 Đại lý hưởng hoa hồng (đại lý mua hàng từ nước ngoài) Ngày càng nhiều nhà nhập khẩu hàng tiêu dùng người Australia sử dụng dịch vụ của đại lý mua hàng ở nước ngoài để tìm nhà cung cấp phù hợp, hỗ trợ đàm phán mua hàng, kiểm tra chất lượng, thu xếp chuyên chở hàng hóa và thanh toán. Hình thức này đặc biệt được áp dụng trong trường hợp các nhà nhập khẩu mua hàng từ một nước mới và họ không chắc chắn về trách nhiệm của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Những người bán lẻ lớn có một chính sách đã được thiết lập từ lâu là họ sẽ không nhập khẩu trừ khi tất cả mọi việc đã được thu xếp qua một đại lý nước ngoài được chỉ định của họ. Những người bán lẻ lớn ở Australia có đại lý mua hàng ở tất cả các nước cung cấp chính và ở một số nước họ có nhiều hơn một đại lý. Hầu hết các đại lý mua hàng ở nước ngoài của nhà nhập khẩu và người bán lẻ Australia hoạt động theo hình thức hưởng hoa hồng khoảng từ 3 đến 5% giá trị FOB của đơn hàng. 3.3 Những người bán lẻ lớn Những người bán lẻ lớn là một yếu tố quan trọng của thị trường Australia với sự chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng. 3.3.1 Chuỗi bán lẻ độc lập lớn nhất ở Australia là Coles Myer Limited Theo các tiêu chuẩn quốc tế, với 1900 cửa hàng ở Australia và New Zealand có doanh thu bán hàng hơn 32,37 tỷ A$, Coles Myer dã trở thành một tổ chức bán lẻ khổng lồ. Tập đoàn Coles Myer bao gồm: • Coles (các siêu thị và cửa hàm tổng hợp) •    Myer (các cửa hàng bách hóa) •    K Mẫu (các cửa hàng bách hóa bán hàng giảm giá) •    Target (các cửa hàng bách hóa bán hàng giảm giá) •    Các siêu thị Bi Lo •    Liquorland, Theos Liquor and Vintage Cellars (các cửa hàng rượu, các hầm rượu nho và rượu khác) •    Officeworks (các cửa hàng lớn cung cấp đồ dùng văn phòng) •    Shopfast •    Coles Express Service Stations (các cửa hàng phục vụ nhanh Coles) •    Hanis Technology (khu công nghệ Harris) Tuy nhiên, theo quan điểm của một nhà cung cấp nước ngoài, cần lưu ý rằng hầu hết các chi nhánh của chuỗi bán lẻ này cạnh tranh với nhau trên thị trường. Chuỗi bán lẻ lớn thứ hai ở Australia là Woolworths Ltd Tập đoàn Woolworths bao gồm các đơn vị kinh doanh sau: •  Woolworths, Safeway, Food for Less (các siêu thị) •    Bia W (các cửa hàng bách hóa bán hàng giảm giá) •    Tandy (300 cửa hàng bán lẻ đồ điện tử) •    Dick Smith Electronics (196 cửa hàng bán lẻ đồ điện tử) •    Woolworths Liquor, BWS, Dan Murphy's and First Estate (các cửa hàng rượu) •    Caltex Woolworths Plus (các cửa hàng xăng dầu) •    Các nhà bán buôn độc lập người Australia Tập đoàn này có 1 .433 cửa hàng Ở Australia và New Zealand và có tổng doanh thu hàng năm vào khoảng 26,32/tỷ A$. Giống như Coles Myer, Woolworths và Big W có đội ngũ mua hàng độc lập và các nhà cung cấp nước ngoài. Do vậy, nhà cung cấp nước ngoài nên tiếp cận họ với tư cách họ là những tổ chức riêng biệt. Tập đoàn Coles Myer và Woolworths đều điều hành các chuỗi siêu thị lớn. Những siêu thị này chiếm phần lớn lượng hàng bán lẻ. 3.3.3 Công ty Foodland Associated Limited Một trong những tập đoàn lớn nhất ở Australia kinh doanh chuỗi siêu thị và bán buôn tạp phẩm là công ty Foodland Associateđ Limited có trụ sở tại Perth, với doanh thu hàng năm trên 6,3855 tỷ AS. FAL điều hành hoạt động ở Westem Australia, Queensland, New South Wales và New Zealand. 3.3.4 Metcash Trading Limited Là một một công ty marketing và phân phối hàng đầu của nước ngoài tại Australia, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng tiện lợi khác. Công ty này có ba bộ phận kinh doanh bao gồm bộ phận phân phối IGA, bộ phận “Cash & Carry" Campbells và bộ phận tiếp thị rượu Australia. Công ty này có thu nhập chính từ bán buôn thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, cung cấp cho khoảng 4.500 cửa hàng tạp phẩm bán lẻ độc lập Ở vùng ven biển phía đông Australia và khu vực phía nam Australia. Metcash có doanh thu hàng năm khoảng 7,2 tỷ A$. 4. Đề xuất lựa chọn kênh phân phối 4.1 Phương thức vận chuyển Sản phẩm sẽ được xuất bằng container theo đường biển tới cảng Sydney và Melbourne. Lí do: Việc nâng cấp bến cảng, bến tàu từ năm 1992 ở Australia đã cải thiện quy trình cẩu container và thời gian bốc dỡ hàng ở tất cả các cảng biển của Australia. Sydney, Melbourne là nơi có hải cảng lớn nhất của Úc với sự chuyên nghiệp mang tầm quốc tế ở từng công đoạn, quy trình. Thời gian chuyển hàng bằng tàu từ Châu Á tới Australia thông thường là 4 tuần – phù hợp cho loại hàng hóa thực phẩm đóng gói. Vận tải đường biển khắc phục được hạn chế của những phương thức khác, đó là: tính không kinh tế của vận tải đường hàng không và tính rủi ro cao về thời gian của vận tải đường sắt. Kênh phân phối Sử dụng kênh phân phối trung gian là Công ty L'esand International PTY Ltd để phân phối sản phẩm đến những tiểu thương người Việt ở Úc đang kinh doanh mua bán tại khu chợ người Việt ở Sydney và Melbourne. Lợi thế DN có được khi lựa chọn khách hàng cuối cùng là những tiểu thương Việt kinh doanh ở chợ: Với mô hình chợ Việt Nam và hàng hóa chủ yếu là những sản phẩm Việt, đặc biệt là thực phẩm mang đậm hương vị Việt, khu chợ đã thu hút đông đúc rất nhiều kiều bào và cả người bản xứ. Cơ hội tiếp cận nhanh chóng đối tượng khách hàng mục tiêu. Mua thực phẩm ở chợ đã trở thành một thói quen của người Việt và sự đông đúc của khu chợ đã phản ánh thực tế đó. Điều này sẽ đảm bảo tính ổn định sức mua đối với sản phẩm. Chính những tiểu thương người Việt sẽ là kênh marketing hiệu quả nhất cho sản phẩm đến với khách hàng, đặc biệt là khách hàng người bản xứ. Lợi thế khi lựa chọn trung gian phân phối là Công ty L'esand International PTY Ltd: Công ty L’Esand là doanh nghiệp kinh doanh hàng thực phẩm Á châu thành công và có uy tín tại Melbourne với doanh thu trung bình 2 triệu USD/năm (tuy mới đi vào hoạt động được 2 năm). Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thực phẩm cùng những hiểu biết về môi trường kinh doanh nước sở tại của công ty sẽ hỗ trợ rất lớn cho quá trình mở rộng và thâm nhập sâu thị trường F giảm rủi ro pháp lý. Giúp DN tiết kiệm thời gian và nhiều loại chi phí trung gian trong quy trình phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Khi công ty khai trương hệ thống siêu thị sẽ tạo cơ hội lớn cho DN mở rộng quy mô khách hàng và phát triển hoạt động kinh doanh ở Australia trong dài hạn. III. Chiến lược xúc tiến 1. Mục tiêu Chìa khoá của sự thành công lâu dài trên bất kì thị trường nào chính là khả năng thích ứng với các yêu cầu và điều kiện của thị trường đó. Một sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt có thể bán chạy ở thị trường này lại hoàn toàn thất bại ở thị trường khác. Tương tự như vậy, đã có nhiều minh chứng cho thấy một hoạt động xúc tiến thương mại có thể thành công ở châu Âu nhưng lại có thể không thành công ở một thị trường như Australia. Thị trường Australia đòi hỏi cách tiếp cận xúc tiến thương mại hơi khác so với cách thức có thể đem lại kết quả ở những thị trường khác. Một chiến lược xúc tiến hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí, thời gian cho việc đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng. Không gì quan trọng hơn trong quá trình lập kế hoạch xúc tiến bằng việc xác định các mục tiêu XTTM. Các mục tiêu này phải được xác định rõ ràng và mang tính khả thi cao. Các mục tiêu XTTM không chỉ đơn thuần là những gì mà doanh nghiệp muốn đạt được từ hoạt động xúc tiến mà còn là dự tính về những gì xảy ra trên thị trường nếu các công cụ xúc tiến phát huy được hết tiềm năng. Việc xác định các mục tiêu này không những trợ giúp cho việc xây dựng chiến lược xúc tiến mà còn định ra phương hướng sử dụng các nguồn lực và tạo cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực hiện. Trong dự án này, mục tiêu bao trùm quan trọng nhất trong các mục tiêu XTTM của công ty là truyền tải thông tin, thuyết phục khách hàng, và thông báo cho khách hàng biết về sự hiện diện của sản phẩm ở các khu chợ người Việt, để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết chúng. Ngoài chức năng tuyên truyền và thuyết phục, hoạt động XTTM của công ty còn: Thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng để doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ phù hợp với nhu cầu thị trường. Khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của ngành hàng mục tiêu tại các thị trường nhập khẩu mục tiêu (khối lượng, chất lượng, mức độ tăng trưởng, sản xuất trong nước so với nhập khẩu, các kênh phân phối và xúc tiến sản phẩm…). Cung cấp thông tin về những thay đổi về nhu cầu sản phẩm, đặc tính cạnh tranh. Khảo sát đánh giá khả năng cung cấp sản phẩm ở trong nước kể cả yêu cầu về thay đổi và mở rộng khả năng cung cấp. Ngoài ra chiến lược này còn cần phải tác động được tới khách hàng mục tiêu đó là cộng đồng người Việt Nam ở Australia và trong tương lai là người dân Australia để họ mua sản phẩm. Hành vi mua hàng là kết quả của cả một quá trình quyết định mua của khách hàng. Vì vậy, mục tiêu chung này thường được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn nhằm chuyển khách hàng sang các mức độ sẵn sàng mua hàng với năm cấp độ từ thấp đến cao như sau: - Không biết (Unawareness) -         Biết (awareness) -         Hiểu (Comprehension) -         Thích (Preference) -         Hành động (Action) 2. Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến thông điệp và các hoạt động thông tin xúc tiến sản phẩm Các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế bị phụ thuộc vào vô số những vấn đề, những xung đột thường xuyên xảy ra do sự khác biệt về chính trị, hệ thống pháp luật và văn hóa của mỗi nước. Do đó, tuy những nguyên tắc cơ bản của XTTM vẫn được áp dụng, nhưng được duy trì ở mức độ khác nhau và bằng hình thức khác nhau, có cải tiến để phù hợp với từng thị trường, từng đoạn thị trường riêng biệt và việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Những đặc điểm riêng của thị trường Australia về văn hóa, sở thích tiêu dùng đã được nêu ở trên. Vì vậy, để có một chiến lược xúc tiến hiệu quả đòi hỏi phải có những điều chỉnh cho phù hợp với thị trường, muốn làm được điều đó chúng ta phải biết những khía cạnh quan trọng ảnh hưởng tới việc làm thế nào để các nhà cung cấp nước ngoài có thể xúc tiến bán sản phẩm của họ sang Australia bao gồm: Số lượng triển lãm thương mại quốc tế quy mô lớn ở thị trường Australia không nhiều. Tuy nhiên, số lượng các triển lãm thương mại chuyên ngành ở Australia đang tăng lên và hầu hết diễn ra ở Sydney hoặc Melbourne. Các mối bán lẻ đóng vai trò không quan trọng trong việc xúc tiến bán hàng. Thiếu các triển lãm thương mại phù hợp với hoạt động xúc tiến cho các mặt hàng về thực phẩm khô đóng gói. Không cho phép vật phẩm quảng cáo sản xuất ở các nước khác trưng bày ở nước mình. Ví dụ: họ yêu cầu những quảng cáo trên truyền hình phải do các hãng sản xuất phim địa phương quay. 3. Đề xuất thực hiện chiến lược: 3.1 Phái đoàn xúc tiến bán hàng Nhiều quốc gia đã thành công trong việc cử các phái đoàn xúc tiến bán hàng sang Australia để tiếp cận thị trường. Việc lên kế hoạch cẩn thận cho các phái đoàn là rất quan trọng. Một phái đoàn bán hàng có kế hoạch được lập chu đáo có thể thu được hiệu quả cao vì nó tạo cơ hội cho phép người bán và người mua gặp gỡ trực tiếp để thảo luận về các cơ hội giao thương. Mặt khác, một phái đoàn chuẩn bị không tốt sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc và tạo ảnh hưởng không đẹp đến hình ảnh quốc gia đối với các nhà nhập khẩu Australia. Vì đây là hoạt động xuất khẩu dòng sản phẩm mới sang thị trường cũ nên thông tin về nhà nhập khẩu là sẵn có. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng mục tiêu là cộng đồng người Việt tập trung ở hai bang Sydney và Melbourne do đó, phái đoàn xúc tiến bán hàng chủ yếu thực hiện quá trình đàm phán với nhà nhập khẩu có khả năng phân phối đến địa điểm trên tốt nhất và với chi phí thấp nhất. 3.2 Tham gia hội chợ, triển lãm thương mại chuyên ngành Đây cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc xúc tiến bán sản phẩm của một nhà cung cấp nước ngoài sang thị trường Australia. Như đã đề cập ở phần trước, số lượng các triển lãm thương mại chuyên ngành ở Australia đang tăng lên và hầu hết diễn ra ở Sydney hoặc Melbourne. Việc tham gia triển lãm thương mại chuyên ngành ở Australia nói chung cũng tốn kém ngang như ở các nước phát triển khác. Tuy nhiên những lợi ích do các cuộc triển lãm này mang lại là quảng cáo và xúc tiến bán hàng trên phạm vi rộng, sự tham gia sôi nổi của người mua và khả năng tiếp cận được một lượng khác hàng tiềm năng. F Tóm lại, để thực hiện hiệu quả chiến lược xúc tiến nhất thiết phải lập một kế hoạch cẩn thận, rõ ràng để không mắc phải những sai lầm trên. Tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại chuyên ngành, cử phái đoàn xúc tiến bán hàng sang tiếp cận thị trường, sử dụng công cụ truyền thông để giới thiệu và quảng bá về công ty và sản phẩm. IV. Chiến lược giá 1. Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới việc định giá sản phẩm Sản phẩm phở ăn liền là một loại sản phẩm thực phẩm, giá tương đối thấp và phù hợp với tất cả tầng lớp khách hàng vì thế các yếu tố như mức thu nhập của người dân, tỷ lệ lạm phát không có ảnh hưởng nhiều tới giá của sản phẩm.Có 2 yếu tố chính mà có khả năng ảnh hưởng đến giá là giá của các sản phẩm cạnh tranh và các loại thuế. Đây là loại sản phẩm phải cạnh tranh khá gây gắt trên thị trường vì dòng sản phẩm instant food đã gần như bão hòa ở thị trường này. Vì thế, giá của sản phẩm không được định quá quá cao so với đối thủ, nếu giá của sản phẩm thấp hơn đa số các sản phẩm tương đương trên thị trường thì càng có lợi thế xâm nhập thị trường nhanh. Vì đây là sản phẩm cấp thấp nên giá khá là thấp so với các sản phẩm thay thế trên thị trường, vì thế mức thuế mà sản phẩm phải mang có ảnh hưởng khá lớn đến giá của sản phẩm. Ngoài ra chi phí phân phối cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định giá. Ước tính giá thành sản phẩm: $37.5/1 thùng (30 gói) 3. Các yếu tố về mức cầu sản phẩm, hành động của các đối thủ cạnh tranh và các quy định pháp lý có khả năng tác động đến việc định giá sản phẩm. Mức cầu về sản phẩm khi sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường là rất thấp Các đối thủ cạnh tranh khi thấy khả năng bị đe dọa thì sẽ có xu hướng giảm giá Các quy định của chính quyền địa phương về bao bì, giấy phép, tiêu chuẩn sản phẩm sẽ làm chi phí cho sản phẩm tăng. 4. Đề xuất chiến lược Đây là giai đoạn mới tung sản phẩm ra thị trường. Vì chưa biết nhiều về sản phẩm, hơn nữa không dễ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với các sản phẩm mà họ đã trung thành. Do vậy, khối lượng bán ít, doanh số thấp, thị phần nhỏ. Vì vậy công ty nên định giá sản phẩm thấp để cho thị trường làm quen với sản phẩm, tìm được sự ưa thích của khách hàng. V. Tổ chức thực hiện Bước 1: Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường để có được số liệu thống kê chi tiết về thị trường. Quá trình này chia thành 2 giai đoạn * Giai đoạn 1 Mục đích: khảo sát sơ bộ nhu cầu tiêu dùng Mục tiêu: thống kê sơ bộ về nhu cầu và khả năng tiếp nhận sản phẩm của người tiêu dùng Đối tượng: người tiêu dùng cuối cùng Phương pháp: sử dụng hình thức bảng câu hỏi gửi qua mail hay các web cộng đồng như facebook, flixster, … Thời gian thực hiện: 2 tuần * Giai đoạn 2 Mục đích: khảo sát thực tế thị trường Mục tiêu: thống kê chi tiết, đưa ra những phân tích đánh giá thị trường làm cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm và tiếp cận thuyết phục nhà nhập khẩu Đối tượng: tiểu thương ở những khu chợ người Việt và người tiêu dùng cuối cùng Phương pháp: tiếp xúc trao đổi trực tiếp Thời gian thực hiện: 1 tuần Bước 2: Tiếp xúc nhà nhập khẩu, đàm phán thỏa thuận kí kết hợp đồng phân phối Bước 3: Thực hiện chiến lược xúc tiến bán hàng ** Chi phí dự kiến Giai đoạn nghiên cứu – tiền sản xuất: $70.000 Số lượng xuất khẩu ban đầu: 10.000 thùng Chi phí sản phẩm: $120.000 Chi phí phân phối: $50.000 Tổng nguồn vốn ban đầu: $240.000 (tương đương 4.32 tỉ VND – tỉ giá 1USD = 18.000VND)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận - XUẤT KHẨU SẢN PHẨM PHỞ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY ACECOOK SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA.doc
Tài liệu liên quan