Tiểu luận Chính sách phân loại rác tại nguồn tại tp Hồ Chí Minh

Hiện nay, Tp Hồ Chí Minh mỗi ngày ước tính khoảng hơn 7000 tấn rác thải ra(5/2011). Lượng rác thải đó được công ty môi trường đô thị TP và công ty xử lí chất thải rắn tiếp nhận và đem đi xử lý. Một trong số ít lượng rác thải được phân loại- làm nguyên liệu .

doc4 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách phân loại rác tại nguồn tại tp Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TẠI TP HỒ CHÍ MNH SV Thực hiện: Nguyễn Thị Duy Huyên Lớp : K15M2 MSSV : M096961 GVHD : Nguyễn Kim Thanh Hiện nay, Tp Hồ Chí Minh mỗi ngày ước tính khoảng hơn 7000 tấn rác thải ra(5/2011). Lượng rác thải đó được công ty môi trường đô thị TP và công ty xử lí chất thải rắn tiếp nhận và đem đi xử lý. Một trong số ít lượng rác thải được phân loại- làm nguyên liệu compost, sản phẩm tái chế. Đó là sự lãng phí nguồn tài nguyên và gây nhiều tác động nguy hiểm. Lượng rác thải đi chôn lấp có thể gây ô nhiễm khi bãi chôn lấp không đạt chuẩn hoặc có sự cố, phát sinh lượng khí thải nguyên nhân phát sinh hiệu ứng nhà kính- biến đổi khí hậu- tăng nhiệt độ trái đất; nước rỉ rác phải xử lý qua nhiều bước phức tạp. Lượng rác để xử lý bằng phương pháp đốt chỉ áp dụng cho rác nguy hại như rác y tế, hóa chất…phương pháp này khá tốn kém. Chính vì vậy cần thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch- chính sách Phân Loại Rác Tại Nguồn (PLRTN) để giảm áp lực rác khổng lồ đổ ra xử lí. Lúc mới ban ra chính sách, thì không ít những ý kiến đưa ra- tán thành cũng nhiều nhưng bất đồng cũng không ít. Theo như tìm hiểu, rất nhiều hộ gia đình tỏ ra quan tâm tới chương trình này, đây là việc làm rất có ý nghĩa.. Ban đầu thì nhiều hộ dân còn cho việc phân loại chất thải là rườm rà và bất cập. Nhưng khi được giải thích, hướng dẫn, và được hổ trợ ban đầu như phát từng hộ dân 2 thùng rác để phân loại và túi chứa rác sữ dụng trong 6 tháng thì họ rất vui và tán thành, giúp đỡ chương trình rất nhiều. Trong lúc thiết lập, triển khai thực thi một số quy định và nội dung thì lượng ý kiến bất đồng giảm hẳn- dần dần họ thấy được rõ lợi của việc PLRTN, một số còn có nhận xét: “một hành động nhỏ- ý nghĩa lớn”. Nhưng còn đâu đó một số người dân không ý thức, cố tình lơ đi quy định nên lượng bất đồng vẫn còn, không thể giảm hẵn trong lúc kiểm soát. Để thực hiện chính sách PLRTN một cách thành công ta phải hiểu rõ mạng lưới chi phối đến chính sách này để có biện pháp xử lí hiệu quả. Yếu tố nòng cốt ở đây chính là người dân. Các yếu tố chi phối đến người dân là: xã hội, kinh tế, cơ sở quản lí. Thứ nhất, về xã hội: các chi hội các cấp như hội phụ nữ, mặt trận, công đoàn hay tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính phủ cùng thảo luận đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Các hành động cùng đi trên con đường- phải nhất quán, kiên quyết. Thứ hai, về kinh tế: là một vấn đề khá cần thiết. Để thực hiện tốt chính sách nhất thiết cần nguồn đầu tư khá nhiều về khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị. Tổng kinh phí dự tính thực hiện dự án phân loại rác tại nguồn của TP.HCM là rất lớn, đến nay đã gần 800 tỷ nhằm để dùng mua túi đựng rác phân hủy sinh học, thùng rác, ôtô chở rác tái chế, in tờ bướm tuyên truyền... những khoản này không thể dựa vào người dân, hay doanh nghiệp, mà phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kinh phí. Các nơi đang chờ vốn và một số ít địa phương duy trì việc phân loại rác tại nguồn nhưng không mấy hiệu quả. Thứ ba, về cơ sở quản lí. Sau khi được người dân phân loại ban đầu, người thu gom ở các công ty công ích, công ty môi trường phân loại lần nữa. Lượng rác thải vô cơ không thể tái chế được chuyển đến bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh; còn một lượng rác hữu cơ, vô cơ có thể tái chế được chuyển đến nhà máy sản xuất compost, nhà máy chế biến sản phẩm tái chế. Mặt khác, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ra quy chế, bàn giao xuống các cơ sở cấp dưới như Sở Tài Nguyên & Môi Trường, cục quản lý Môi Trường, các phòng Tài Nguyên & Môi Trường. Cùng sự giúp đỡ của bộ phận công an, ban quản lý chất thải rắn, UBND Phường, Quận, các tổ dân phố, khu dân cư để việc thực hiện PLRTN được đồng bộ với nhau hơn. Các yếu tố trên đều có mối liên hệ chặt chẻ, mật thiết với nhau; phối hợp các yếu tố để đem lại kết quả tốt nhất cho chính sách. Tuy nhiên, như ta quan sát được thì chính sách PLRTN đã được triển khai tại một số quận trong TP nhưng chính việc thực hiện rời rạc- chưa có sự liên kết giữa các yếu tố liên quan nên các quận được triển khai thực hiện thì chẳng thấy tình hình tiến triển bao nhiêu. Một số bộ phận người dân đã ủng hộ phong trào này khá tốt, đã chủ động phân loại rác tại thùng phân loại tại nhà nhưng những người thu gom rác lại gom chung các loại rác đã được phân loại lại với nhau- gây bức xúc, nản lòng trong người dân. Vòng lẩn quẩn giữa vốn đầu tư và thực hiện không biết đến khi nào mới kết thúc. Đợi khi có kinh phí để thức hiện thì lại có lí do khác xuất hiện: nguồn nhân lực, điều kiện kỹ thuật, đợi cơ quan này, cơ quan khác phê duyệt. Rút kinh nghiệm từ những chính sách liên quan mật thiết đến đời sống người dân như việc đội mũ bảo hiểm: ban đầu cũng vô cùng vất vả, nhiều làn sóng phản đối- nhiều lí do biện hộ cho việc không đội mũ bảo hiểm. Nhưng nhờ sự kiên quyết, răn đe và nhất là hệ thống truyền thông và luật do đó đội mũ bảo hiểm đã trở thành thói quen- vật dụng không thể thiếu khi tham gia giao thông. Và đối với chính sách PLRTN cần vạch ra kế hoạch, phương pháp cụ thể để chính sách được đua vào thực tế nhanh hơn. Các vấn đề được quan tâm, đầu tư là: phương tiện- pháp lý- tuyên truyền- nhà máy xử lý. Về phương tiện, công cụ: ta phải nhắc đến thùng rác 2 ngăn để người dân có thể phân loại ra được- cứ mãi lắp thùng rác 1 ngăn thì có muốn phân loại rác cũng không thể. Một số nơi đã lắp đặt thùng rác 2 ngăn để phân loại nhưng diện tích thùng lại quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Một gia đình đông người phát thải ra lượng rác khá lớn, dù không mong muốn nhưng vì không đủ diện tích nên họ gia đình phải đặt rác ra phía ngoài- gây mất mỹ quan. Cũng một thực tế em muốn nói đến- các công ty thu gom rác thuộc hệ thống của tư nhân có xe thu gom và xe trung chuyển bị xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, khi đi thu gom nước rỉ rác thì rỉ dọc theo tuyến đường đi, làm ô nhiễm những nơi đi qua. Do đó, Nhà Nước cần hạn chế lượng xe rác đó đi thu gom. Có biện pháp hổ trợ hoặc đề nghị các công ty có trách nhiệm phải cải thiện lại hệ thống xe đi thu gom, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Còn xe rác của công ty công ích, công ty vệ sinh môi trường, hay của nhà nước thì đảm bảo chất lượng, đều làm bằng nhựa composite, bền, chắc, không có hiện tượng nước rỉ rác chảy ra. Và công cụ không thể thiếu đó là nguồn vốn, nếu được phân bổ nguồn vốn đầy đủ về các địa phương, phường, quận thì công việc sẽ được triển khai, đi vào nề nếp nhanh hơn. Về mặt pháp lý: cần chế tài để áp dụng cho việc thực hiện PLRTN. Phải có chút áp đặt, phạt- thưởng rõ ràng để thực hiện tốt hơn. Đưa ra hệ thống luật để cảnh cáo, phạt những người vi phạm vì tính tự giác dân ta chưa cao, cần thời gian mới hình thành tốt ý thức mới. Ví dụ: bộ phận quản lý của khu dân cư hay khu phố mà đã đưa chính sách PLRTN vào thực hiện thường xuyên đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện. Nếu phát hiện hộ gia đình hay cá nhân nào cố ý thực hiện sai quy định đã đề ra thì xử phạt bằng tiền hoặc tham gia hoạt động công ích cho khu phố đó. Nếu những ai thực hiện tốt chính sách thì trong những buổi họp của tổ dân phố nên tuyên dương, khen thưởng để làm gương cho những cá nhân khác. Về tuyên truyền: vấn đề không thể thiếu, cực kì quan trọng mang lại ý nghĩa, hiểu biết tốt hơn. Cần giáo dục từ lớp thế hệ tương lai, các em nhỏ đang ngồi trên ghế nhà trường- lồng ghép trong chương trình giảng dạy của nhà trường các vấn đề về môi trường nhưng được nêu ra một cách đơn giản- phức tạp quá trẻ sẽ không hiểu, khó tiếp thu. Ngay cả sinh viên, lực lượng khá đông ở TP này; đội ngũ có hiểu biết, kiến thức rộng cũng còn chưa biết rõ về PLRTN; khi được hỏi đến thì các sinh viên hiểu rất mơ hồ, có một số còn không biết chính sách đó là gì, và tất nhiên là chưa thực hiện việc phân loại rác nơi mình sinh sống. Chính vì thế cần đầu tư mạnh hơn về mảng truyền thông như: phát tờ rơi, đưa đội ngũ tình nguyện viên, sinh viên tình nguyện đến những khu tập trung đông dân cư, nơi buôn bán để tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản đến người dân. Như chợ nông sản đầu mối Bình Điền tại quận 8 đã được các tình nguyện viên, cấp chính quyền quan tâm, triển khai chính sách vào tháng 5/2011. Bước đầu nhận được nhiều tín hiệu khả quan, còn kết quả như thế nào thì còn đợi vào sự giúp đỡ nhiệt tình của các tiểu thương trong chợ. Cuối cùng là nhà máy xử lí: lượng rác khổng lồ thải ra từng ngày đem đi chôn lấp thì sẽ rất nhanh đầy bãi, mà lượng rác tái chế thì ít. Nhà Nước đã đầu tư nhà máy sản xuất compost từ chất thải hữu cỏ nhưng nguồn cung không nhiều, duy chỉ có công ty Vietstar đã đưa dây chuyền chế biến rác thành compost với công xuất 1200 tấn/ngày, còn dự án của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Tasco đang trong quá trình hoàn thiện. Một lượng rác vô cơ vô hại như giấy, túi nilon, chai nước nhựa, vỏ lon kim loại, đồ điện gia dụng… được phân tách, chuyển đến công ty sản xuất đồ tái chế như các sản phẩm nhựa gia dụng, hộp xốp chứa thức ăn… Không chỉ cho ra sản phẩm tái chế là xong, các công ty sản xuất đồ tái chế, sản xuất compost cần chú ý đến vấn đề môi trường xung quanh, tránh tình trạng chính công ty giải quyết vấn đề môi trường cho TP lại gây ô nhiễm môi trường từ lượng rác thu vào. Thúc đẩy việc phân loại rác để có nguồn nguyên liệu đầy đủ cho các nhà máy hoạt động đạt công suất, hạn chế lãng phí cơ sở hạ tầng. Các ban ngành, quần chúng nhân dân cùng nổ lực để đưa chính sách Phân Loại Rác Tại Nguồn vào thực tế, nhân rộng ra nhiều nơi và phát huy hiệu quả như ta mong đợi từ chính sách. Chung tay góp phần xây dựng lối sống văn minh đô thị, mang lại bộ mặt mới cho TP chúng ta. ˜™ Nguồn tư liệu:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tiểu luận chính sách phân loại rác tại nguồn tại tp hồ chí mnh.doc
Tài liệu liên quan