Tài liệu môn Rừng ngập mặn

Khi học xong bài học này, học sinh sẽ phải trả lời được các câu hỏi sau: 1. Những lợi ích mà rừng ngập mặn cung cấp cho con người? 2. Những lợi ích mà rừng ngập mặn cung cấp cho động vật? 3. Sản lượng cá sẽ bị ảnh hưởng gì khi rừng ngập mặn bị thu hẹp diện tích? 4. Những nguyên nhân chính gây nguy hại đến rừng ngập mặn? 5. Những hoạt động của con người gây nguy hại đến rừng ngập mặn? 6. Làm cách nào em có thể giúp bảo vệ rừng ngập mặn?

pdf48 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn Rừng ngập mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rừng ngập mặn Sổ Tay Hướng Dẫn Cho Giáo Viên THCS & THPT Xuất bản Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng Tác giả Daniel G. Spelchan và Isabelle A. Nicoll Ảnh bìa Tranh minh họa lấy từ cuộc thi vẽ tranh do GIZ tổ chức năm 2010, tác giả Trần Anh Quân © giz, tháng 4/2011 Rừng ngập mặn Sổ Tay Hướng Dẫn Cho Giáo Viên THCS & THPT Daniel G. Spelchan và Isabelle A. Nicoll Tháng 4/2011 1 Rừng Ngập Mặn Sổ Tay Hướng Dẫn Cho Giáo Viên THCS & THPT Lời mở đầu Rừng ngập mặn là một dạng rừng quan trọng phát triển trên vùng đất ngập nước dọc theo các bờ biển ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những khu rừng ngập mặn là một phần thiết yếu của môi trường tự nhiên Việt Nam bởi vì chúng: Bảo vệ bờ biển khỏi ảnh hưởng của bão, xói lở và ngập lụt; Là một nơi quan trọng cung cấp thức ăn, chỗ ở và nơi sinh sản cho nhiều loài cá, tôm, giáp xác và các loại khác như chim và động vật có vú; Cung cấp nhiều nguyên vật liệu thô cho con người, như thức ăn, sợi, dược liệu, gỗ/củi và thuốc nhuộm.. Do tính chất quan trọng của rừng ngập mặn đối với cả môi trường và đời sống con người, học sinh rất cần phải tìm hiểu về: rừng ngập mặn là loại rừng gì, những đặc tính của các loại cây trong rừng ngập mặn và làm thế nào để bảo vệ chúng. Dự án hợp tác kỹ thuật Đức GIZ 'Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng‟, phối hợp với các đối tác là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, cùng phát hành cuốn sổ tay này cho giáo viên như là một công cụ để giúp giáo viên dạy cho học sinh về tầm quan trọng của rừng ngập mặn. Cuốn sổ tay bao gồm 2 bài học: Bài 1: Rừng ngập mặn là loại rừng gì? Bài 2: Tại sao rừng ngập mặn quan trọng? Mỗi bài học sẽ bao gồm kiến thức cơ bản và kiến thức bổ sung cho học sinh và giáo viên. Ngoài ra, bài học còn có những câu hỏi để học sinh trả lời và một danh sách những hoạt động đề nghị (ví dụ thực hiện 2 những nghiên cứu nhỏ tại địa phương, giải đáp các câu đố v.v) đã được thiết kế để tăng cường sự hiểu biết của học sinh về rừng ngập mặn. 3 Bài 1: Rừng ngập mặn là loại rừng gì? Tổng quan: Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản về rừng ngập mặn là loại rừng gì và những đặc tính chính của cây rừng ngập mặn. Mục tiêu: Học sinh sẽ: 1. Khám phá “rừng ngập mặn” là loại rừng gì. 2. Xem xét những đặc tính của các loài cây rừng ngập mặn khác nhau. 3. Khám phá lịch sử rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc Trăng. Kiến thức cần phải có trước khi vào bài 1 – Giáo viên „Bài đọc cơ sở” dưới đây sẽ cung cấp cho giáo viên một cái nhìn tổng thể về rừng ngập mặn, đặc tính của chúng, môi trường sống và sự tồn tại của rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc Trăng. Những phần „thông tin bổ sung‟ đã được đưa vào để giáo viên có thể tham khảo trong trường hợp giáo viên nhận được những thắc mắc từ học sinh, hoặc muốn cung cấp cho các em những thông tin mới. Kiến thức cần phải có trước khi vào bài 1 – Học sinh Không yêu cầu học sinh phải có kiến thức nào trước khi vào bài học này. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bài giảng, giáo viên nên kiểm tra xem mức độ hiểu biết của học sinh mình tới đâu về rừng ngập mặn. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng Hoạt động 1 (“Bọt khí-tư duy”) có trong phần phụ lục 1 của tài liệu này. Những hoạt động tiềm năng Phụ lục 1 bao gồm một danh sách các hoạt động được thiết kế để nâng cao sự hiểu biết của học sinh về rừng ngập mặn. Hoạt động 1 và 2 liên quan mật thiết đến bài 1, nhưng hoạt động 6, 7 và 10 cũng có thể có ích. 4 Bạn có biết? Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất trên thế giới. Câu hỏi dành cho học sinh Sau khi hoàn tất bài học, học sinh sẽ phải trả lời được những câu hỏi sau: 1. Rừng ngập mặn có thể mọc ở đâu? 2. Làm cách nào mà cây rừng ngập mặn có thể tồn tại trong nước bùn/lợ? 3. Những hạt giống của cây rừng ngập mặn phát tán để sinh sôi bằng cách nào? 4. Rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc Trăng mọc ở những khu vực nào? Bài 1: Bài đọc cơ sở 1. Rừng ngập mặn là loại rừng gì? Cây rừng ngập mặn là những loài cây thân gỗ, có hạt và những loài cây bụi mọc chiếm ưu thế dọc theo những bờ biển được che chở ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới có gần 70 loài cây rừng ngập mặn với chiều cao thay đổi từ 1,5 m đến 50 m(1). Rừng ngập mặn có thể được thấy ở hầu hết mọi quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới vào khoảng 11 – 18 triệu hecta(2). Rừng ngập mặn mọc đặc trưng ở những khu vực nước nông và lầy lội ở vùng cửa sông, các vịnh, bến cảng hoặc đường bờ biển không chịu tác động thường xuyên của sóng lớn. Tại những khu vực này, rừng ngập mặn nhận nguồn dinh dưỡng pha trộn của cả nước ngọt (từ sông ngòi) và nước mặn (từ biển). 1.1 Các đặc tính của cây rừng ngập mặn Những điều kiện tự nhiên nơi cây rừng ngập mặn sinh sống như tại các khu lầy lội và có môi trường nước lợ được coi là đầy thử thách vì: 5 Bạn có biết? Đối với các loài cây ngập mặn, lượng sinh khối phía dưới đất thì cao hơn trên bề mặt, giúp cho cây không bị ngã đổ hay cuốn trôi. Mức ôxi trong đất bùn/lầy thường thấp; Khu vực thường xuyên bị ngập; Nước ngọt khan hiếm; Độ mặn có thể rất cao: từ 30.000 tới 40.000 ppm (ppm = một phần triệu) đối với nước biển bình thường, và lên đến 90.000 ppm ở những khu vực mà muối bị cô đặc do hiện tượng bốc hơi của nước(4) – trong khi độ mặn của nước chúng ta uống hằng ngày thường vào khoảng 100 ppm. Tuy nhiên, cây rừng ngập mặn đã đặc biệt phát triển những khả năng để cho phép chúng phát triển trong những điều kiện như vậy. 1.1.1 Rễ Hệ thống rễ của cây ngập mặn giúp cây đứng vững trong môi trường đất bùn mềm bằng cách mọc hướng xuống từ thân cây và/hay phát triển theo phương ngang dưới mặt đất. Hoạt động hô hấp của cây rừng ngập mặn được thực hiện thông qua những lỗ thông khí (những khoảng mở nhỏ trên thân hoặc rễ). Một vài loài cây ngập mặn đã phát triển những hệ thống rễ chuyên dụng để đảm bảo các lỗ thông khí nằm phía trên mực nước thủy triều hay bùn (vốn gây thiếu ôxi). Một vài loài cây ngập mặn phát triển rễ khí sinh, còn gọi là rễ có những lỗ thông khí ngoi thẳng lên từ lớp đất bùn/nước. Một vài rễ khí sinh trông giống như ống Lỗ thông khí Hình 1: Rễ khí sinh dạng ống hút. 6 hút/ống thở của thợ lặn (xem Hình 1) và thường vươn lên khỏi mặt nước/bùn khoảng 30 cm(1). Những rễ khí sinh khác, khi đã vươn cao khỏi mặt nước/bùn, có thể gập lại và quay ngược trở lại lòng đất (như hình đầu gối - xem Hình 2). Một số loài cây ngập mặn phát triển hệ thống rễ giúp trụ đỡ cho thân cây, nơi có các lỗ thông khí nằm trên mặt nước/bùn. (xem Hình 3). 1.1.2 Khả năng chịu mặn Cây rừng ngập mặn có thể thích nghi cao để phát triển trong những môi trường nhiễm mặn. Những loài cây ngập mặn khác nhau sử dụng một hoặc kết hợp những quá trình sau để thích nghi với những điều kiện nhiễm mặn: Ngăn chặn – một số loài cây ngập mặn có hệ thống rễ với đặc tính không thấm cao, đóng vai trò như những bộ lọc chỉ cho phép nước ngấm qua và muối bị giữ lại bên ngoài; Loại trừ – một số loài cây ngập mặn có thể loại thải muối từ thân chính thông qua những tuyến muối trên lá; Lỗ thông khí Hình 2: Rễ hình đầu gối. Hình 3: Rễ chân nơm. 7 Tích lũy – một số loài cây ngập mặn tích lũy những lượng muối dư thừa vào vỏ cây hoặc lá. 1.1.3 Nước ngọt bị giới hạn Vì nước ngọt có thể khan hiếm ở những khu vực cây rừng ngập mặn mọc, chúng đã phát triển những cách thức nhằm hạn chế lượng nước bốc hơi qua lá cây. Một số loại cây ngập mặn có thể hạn chế việc mở những lỗ thở (các lỗ nhỏ trên lá cho việc trao đổi không khí), trong khi những loài khác có thể thay đổi hướng nghiêng của lá để tránh ánh nắng gay gắt giữa trưa. 1.1.4 Hạt giống Cây rừng ngập mặn sinh ra những hạt giống được gọi là trụ mầm vốn được thích nghi để tăng cường khả năng tái sinh trong những điều kiện đặc biệt của rừng ngập mặn. Trụ mầm phát triển ngay trên cây ngập mặn. Ở một số loài, trụ mầm sẽ được giữ lại với trái cho đến khi trái chín và rơi khỏi cây (xem Hình 5). Ở những loài cây ngập mặn khác, những trụ mầm mọc xuyên qua trái khi vẫn còn ở trên cây và đạt được một kích cỡ đáng kể trước khi rơi xuống nước (xem Hình 4). Một số trụ mầm có khả năng nổi, vì thế khi chúng rơi xuống khỏi cây, chúng sẽ trôi theo nước ra xa trước khi tìm được một chỗ thích hợp để phát triển (xem Hình 5). Những trụ mầm khác không nổi Hình 4: Trụ mầm cây đước. 8 được nên khi rơi xuống sẽ cắm thân mình vào lớp bùn bên dưới (vốn là môi trường thích hợp cho để chúng sống và phát triển – xem Hình 4). Trụ mầm có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng cho mình thông qua quá trình quang hợp và có thể tồn tại đến hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí một năm cho đến khi có các điều kiện là thích hợp hay chúng tìm được môi trường phù hợp. 1.1.5 Sự phân ranh giới tự nhiên Mỗi loài cây ngập mặn có những đặc tính riêng và mọc tốt nhất ở những khu vực nhất định dọc theo bờ biển. Điều này có thể là nguyên nhân chính tại sao ở một số bờ biển ta có thể quan sát thấy sự phân định ranh giới tự nhiên (xem Hình 6), với một số loài nhất định sống ở gần biển (ở khu vực nước sâu và chảy mạnh hơn) và một số loài khác sống ở gần bờ hơn (ở khu vực nước nông và chảy êm dịu hơn). Hình 6: Phân ranh tự nhiên của một khu rừng ngập mặn. theo Phan Ngyên Hồng và Hoàng Thị San (1993) Hình 5: Trụ mầm cây bần. Bần Dà Đước Mấm Nước triều cao trung bình Nước triều thấp trung bình Vẹt Phía bờ Phía biển 9 Thông tin bổ sung: Trồng rừng ngập mặn Khi trồng rừng ngập mặn, điều quan trọng là phải nhìn vào điều kiện của khu vực, vì một số loài cây ngập mặn có thể không sống được do những điều kiện tự nhiên tại khu vực đó không phù hợp – vì thế trồng những loài này sẽ không có kết quả. Ví dụ: một số loài cây ngập mặn thích nước nông, một số khác thích nước sâu hơn. Một vài loài cây ngập mặn thích điều kiện êm dịu, trong khi một số khác có thể chịu được những điều kiện khắc nghiệt hơn. Một vài loài thích bùn mềm, trong khi một số lại ưa bùn chặt cứng. Một số loài lại ưa nước ngọt, trong khi những loài khác có thể chịu được nước rất mặn. Chính vì vậy khi chúng ta trồng rừng ngập mặn, điều quan trọng là hiểu được điều kiện của khu vực và trồng loại cây thích hợp cho khu vực đó. 10 2 Rừng ngập mặn ở Việt Nam Chỉ riêng ở Việt Nam đã có khoảng 37 loài cây ngập mặn khác nhau trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng và chủng loại cây ngập mặn đa dạng nhất. Năm 2005, rừng ngập mặn ở Việt Nam che phủ một diện tích vào khoảng 209.741 hecta(4), hầu hết ở Đồng bằng sông Cửu Long (tổng cộng 91.080 ha(5)). 2.1 Rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc Trăng Cây rừng ngập mặn mọc tự nhiên dọc theo bờ biển Sóc Trăng. Những tư liệu lịch sử cho thấy rằng rừng ngập mặn đã tồn tại ở Sóc Trăng hơn 100 năm, tập trung chủ yếu ở các cửa sông Hậu và sông Mỹ Thanh, và rải rác dọc theo bờ biển của huyện Vĩnh Châu. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng tự nhiên này đã bị phá hủy trong suốt 50 năm gần đây do hoạt động đốn cây làm củi và chuyển đổi sang đất nông nghiệp (nuôi tôm), và do bị phun thuốc diệt cỏ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trong 2 thập kỷ vừa qua, những kế hoạch trồng cây đã giúp khôi phục lại khu vực che phủ của rừng ngập mặn của Sóc Trăng và trước năm 2008, tổng diện tích rừng của tỉnh vào khoảng 4.200 hecta(6). Những mảng rừng lớn hiện giờ nằm chủ yếu ở các cửa sông Hậu và sông Mỹ Thanh, thuộc các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung, và một dải mỏng rừng ngập mặn cũng có thể được quan sát thấy ở nguyên tuyến bờ biển huyện Vĩnh Châu. Có 26 loài cây ngập mặn đã được ghi nhận dọc theo bờ biển tỉnh Sóc Trăng (tham khảo Phụ lục 2 để xem một danh sách các loài). Tuy nhiên, những loài phổ biến nhất ở Sóc Trăng gồm: bần chua, mấm biển, đước đôi, dà vôi, và vẹt trụ (tham khảo Phụ lục 3 để xem thông tin vế sinh học và hình vẽ của mỗi loài). Rừng bần mọc tự nhiên dọc theo vùng cửa sông Hậu và ven biển ở các xã An Thạnh Nam, An Thạnh 3, Lịch Hội Thượng và Trung Bình. Rừng mấm mọc tự nhiên dọc theo bờ biển của các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Châu và Lạc Hòa. Loài mấm mọc tự nhiên trên những lớp bùn mềm nằm phía xa nguồn nước ngọt chảy ra từ các cửa sông. 11 Rừng đước (đước đôi) đã và đang được trồng trên diện rộng trong suốt 20 năm trở lại đây dọc theo bờ biển Vĩnh Châu, đặc biệt ở những khu vực mà trước đây được che phủ bởi rừng mấm tự nhiên. Hình 7: Phân bố rừng ngập mặn ở Sóc Trăng. dựa theo ảnh vệ tinh năm 2006-2007 12 Bài 2: Tại sao rừng ngập mặn quan trọng? Tổng quan: Khi kết thúc bài học này, học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản về những lý do khiến rừng ngập mặn quan trọng, những mối đe dọa và cần phải làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn. Mục tiêu: Học sinh sẽ: 1. Tìm hiểu những lợi ích mà rừng ngập mặn mang lại cho con người và môi trường. 2. Xem xét những mối nguy hại cho rừng ngập mặn. 3. Tìm hiểu những cách bảo vệ rừng ngập mặn. Kiến thức cần phải có trước khi vào bài – Giáo viên “Bài đọc cơ sở” dưới đây sẽ cung cấp cho giáo viên một cái nhìn tổng thể về: tại sao rừng ngập mặn lại quan trọng, những vấn đề gì đang đe dọa nó, và cần thực hiện gì để bảo vệ rừng ngập mặn. Những phần “thông tin bổ sung” đã được đưa vào để giáo viên có thể tham khảo trong trường hợp giáo viên nhận được những thắc mắc từ học sinh, hoặc muốn cung cấp cho các em những thông tin mới. Kiến thức cần phải có trước khi vào bài – Học sinh Học sinh cần một sự hiểu biết cơ bản về rừng ngập mặn, các đặc tính của cây ngập mặn, môi trường sống và sự tồn tại của rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc Trăng. Những kiến thức này đã được trình bày trong Bài 1: Rừng ngập mặn là loại rừng gì? Hoạt động tiềm năng Phụ lục 1 bao gồm một danh sách các hoạt động có thể được thiết kế để tăng cường sự hiểu biết của học sinh về rừng ngập mặn. Các hoạt động 3-10 đều có thể hữu ích cho Bài 2. 13 Câu hỏi cho học sinh trả lời Khi học xong bài học này, học sinh sẽ phải trả lời được các câu hỏi sau: 1. Những lợi ích mà rừng ngập mặn cung cấp cho con người? 2. Những lợi ích mà rừng ngập mặn cung cấp cho động vật? 3. Sản lượng cá sẽ bị ảnh hưởng gì khi rừng ngập mặn bị thu hẹp diện tích? 4. Những nguyên nhân chính gây nguy hại đến rừng ngập mặn? 5. Những hoạt động của con người gây nguy hại đến rừng ngập mặn? 6. Làm cách nào em có thể giúp bảo vệ rừng ngập mặn? Bài 2: Bài đọc cơ sở 1. Tại sao rừng ngập mặn lại có vai trò quan trọng? Rừng ngập mặn quan trọng là vì chúng cung cấp rất nhiều lợi ích cho con người, động vật và những hệ sinh thái xung quanh. 1.1 Cung cấp sinh kế cho con người Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần. Con người ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên sử dụng như củi và than (từ những cành cây chết), dược liệu, sợi, thuốc nhuộm, mật ong và lá dừa để lợp mái. Rừng ngập mặn có giá trị về văn hóa đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch. 14 1.2 Cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai Rừng ngập mặn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóng triều. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh. Bạn có biết? Một đai rừng ngập mặn rộng 50 m có thể giảm sức mạnh của các cơn sóng cao 1 m xuống còn chưa đầy 0,3 m. Để giảm hoàn toàn sức mạnh của các con sóng cao 1 m (xuống còn 0 m), thì cần có một đai rừng ngập mặn trưởng thành dày 150 m. 1.3 Giảm xói lở và bảo vệ đất Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh. 15 Bạn có biết? Mỗi hecta rừng ngập mặn bị phá hủy tương đương với 1 tấn sản lượng cá mất đi một năm. Bạn có biết? Mỗi hecta rừng ngập mặn bị phá hủy tương đương với 1 tấn sản lượng cá mất đi một năm. Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây cho mình môi trường sống thích hợp. 1.4 Giảm ô nhiễm Rừng ngập mặn giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ô nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh (như hệ sinh thái san hô, cỏ biển và bờ biển). 1.5 Giảm tác động của biến đổi khí hậu Với việc biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra của những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, rừng ngập mặn sẽ trở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên tai này. Rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà kính (vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu) ra khỏi bầu khí quyển. 1.6 Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật Rừng ngập mặn cung cấp chỗ cư ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiều loại cá, động vật có vỏ, chim và động vật có vú. Một vài động vật có thể được tìm thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại cá, chim, cua, sò huyết, nghêu, hàu, tôm, ốc, chuột, dơi và khỉ. Rừng ngập mặn còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dưỡng quan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và thân cây ngập mặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sinh. Tương tự như vậy, các loại động vật phù 16 du sống dưới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá. Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt thương mại, vốn có rất nhiều loài đã đẻ trứng trong rễ cây rừng ngập mặn nhằm mục đích bảo vệ con của chúng. Quan trọng hơn, 75% các loài cá đánh bắt thương mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian nào đó trong vòng đời của mình tại các khu rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lưới thức ăn phức tạp (xem Hình 7). Điều này có nghĩa là sự phá hủy rừng ngập mặn có thể có tác động rất xấu và rộng đến đời sống thủy sinh và đại dương. Rừng ngập mặn (môi trường sống và ương giống) Tôm, cá, nghêu, sò, ốc Loài ăn thịt nhỏ Loài ăn thịt lớn Con người Mùn bã hữu cơ, lá cây mục Hình 7: Lưới thức ăn liên quan đến rừng ngập mặn. 17 Bạn có biết? Khoảng ¼ diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới đã bị phá hủy để làm ao nuôi tôm(1). Bạn có biết? Khoảng ¼ diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới đã bị phá hủy để làm ao nuôi Sự suy kiệt của rừng ngập mặn là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt đời sống thủy sinh vì rừng ngập mặn không còn để đóng vai trò như vườn ươm hay chỗ kiếm ăn cho những sinh vật thủy sinh nhỏ. Kết quả là, trữ lượng thủy sản không thể được tái tạo. Sản lượng cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi diện tích rừng giảm. Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa là không có nguồn cá để đánh bắt trong tương lai. 2. Những mối nguy hại cho rừng ngập mặn Trong quá khứ, tầm quan trọng của rừng ngập mặn cho môi trường và bảo vệ con người không được biết đến rõ ràng và kết quả là nhiều khu rừng ngập mặn trên khắp thế giới bị tàn phá. Khoảng phân nửa diện tích rừng ngập mặn của thế giới đã bị phá hủy trong suốt 50 năm qua(1,3). Ở Việt Nam, trong suốt giai đoạn từ năm 1969 đến 1990, khoảng 33% diện tích rừng ngập mặn của nước ta đã bị phá hủy, khiến cho diện tích che phủ rừng giảm từ 425.000 ha(1) còn 286.400 ha. Vào năm 2002 diện tích rừng ngập mặn chỉ còn 155.290 ha(7). Tiếc thay, rừng ngập mặn vẫn đang bị tàn phá thông qua một số các hoạt động của cả con người và các quá trình tự nhiên. 2.1 Sự phá hủy bởi con người Mối đe dọa lớn nhất đến những khu rừng ngập mặn là sự tàn phá của con người. Nhiều người phá hủy rừng ngập mặn bằng cách chặt cây để lấy củi và gỗ, hay lấy đất để nuôi tôm, trồng cây cho những mục đích xây dựng và phát triển khác. Một số người khác nhổ rễ và tàn phá cây rừng ngập mặn để đào sâm đất (con đồm độp) và bắt cua. Một vài cách thức bắt thủy sản cũng có hại đến rừng ngập mặn như kéo và đẩy lưới gần cây con sẽ làm tróc hay bật rễ của chúng. 18 2.2 Các hóa chất và chất ô nhiễm Rừng ngập mặn cũng có thể bị tổn thương hoặc phá hủy bởi những hóa chất và chất ô nhiễm như thuốc trừ sâu và phân bón. Những chất này đi theo nước chảy tràn từ đồng ruộng, hay nước thải từ các khu nuôi trồng thủy sản và các thành phố, theo các con sông và kênh rạch để tập trung ở rừng ngập mặn. 2.3 Những mối đe dọa tự nhiên Rừng ngập mặn còn có thể bị đe dọa bởi những cơn sóng lớn hay thảm họa tự nhiên như các cơn bão. Sâu và bệnh cũng gây ảnh hưởng xấu đến cây rừng ngập mặn. Con hàu gây tổn hại cho các cây con bằng cách bám mình vào thân và rễ cây. 2.4 Biến đổi khí hậu Trong tương lai khi mực nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ đe dọa đến rừng ngập mặn trên khắp thế giới. Khi nước biển dâng, một số khu vực sinh sống của một số cây rừng ngập mặn sẽ bị ngập nhiều hơn (hay bị quá mặn) cho loài cây rừng đó sinh sống. Nếu cây ngập mặn không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn, do bị cản bởi đê hay các vật cản khác, cây sẽ không có chỗ nào để sống và bị chết ngập. Biến đổi khí hậu cũng được dự đoán là sẽ tăng cường độ những sự kiện thời tiết cực đoan như bão tố và lũ lụt. Càng nhiều lần xuất hiện những sự kiện như vậy thì rừng càng bị tổn thương (do không kịp phục hồi). 3. Các hoạt động đang được thực hiện để bảo vệ rừng ngập mặn? Rất nhiều chính phủ trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam đã đặt ra những luật để bảo vệ rừng ngập mặn, và đã bắt đầu thực hiện những chương trình trồng lại rừng để tăng diện tích bao phủ bởi rừng ngập mặn. So với mức độ bao phủ rừng vào khoảng 155.290 ha của năm 19 1990(1), năm 2005 Việt Nam đã trồng và đạt được diện tích rừng ngập mặn là 209.741 ha(4). 3.1 Chúng ta có thể làm gì để giúp bảo vệ rừng ngập mặn? Mỗi cá nhân có thể làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn? Việc làm quan trọng nhất đối với chúng ta để bảo vệ rừng ngập mặn là không chặt hay đốn hạ cây rừng! Những điều khác mà chúng ta có thể làm để bảo vệ rừng ngập mặn bao gồm: Cẩn thận khi bạn đi trong rừng ngập mặn – đảm bảo rằng bạn không vô tình làm gãy cây rừng hay giẫm đạp lên cây con khi đi vào trong rừng, hay lúc đi đánh bắt tài nguyên như cua, tôm và cá. Giữ sạch môi trường nước! – Đừng vứt rác thải vào sông, rạch hay biển, bởi vì nó sẽ trôi theo dòng nước để đến rừng ngập mặn. Các hóa chất và thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm cho các khu rừng ngập mặn. Tham gia vào các sự kiện trồng rừng ngập mặn – càng nhiều rừng ngập mặn được trồng, chúng ta càng có nhiều thủy sản trong tương lai và con người nhận được nhiều sự bảo vệ hơn từ rừng ngập mặn. Nói với mọi người – hãy nói về những lợi ích mà rừng ngập mặn đem lại và những cách mà con người có thể bảo vệ rừng – càng nhiều người biết và hiểu, chúng ta sẽ càng bảo vệ được tốt những khu rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn rất quan trọng vì chúng cung cấp tài nguyên (như cua, tôm, cá và nghêu) và sự bảo vệ (khỏi xói lở, sóng, gió và bão) cho người dân ở Sóc Trăng, vì thế người dân Sóc Trăng cần phải đặc biệt quan tâm và bảo vệ rừng ngập mặn! Rừng ngập mặn rất quan trọng vì chúng cung cấp tài nguyên (như cua, tôm, cá và nghêu) và sự bảo vệ (khỏi xói lở, sóng, gió và bão) cho người dân ở Sóc Trăng, vì thế người dân Sóc Trăng cần phải đặc biệt quan tâm và bảo vệ rừng ngập mặn! 20 3.2 Bảo vệ rừng ngập mặn ở Sóc Trăng Việc trồng rừng chỉ sẽ trở thành vô ích nếu các khu rừng trồng này không được bảo vệ hiệu quả. Những khu rừng mới trồng này phải được bảo vệ khỏi các tác động xấu của con người, như những phương pháp đánh bắt thủy sản gây chết cây rừng. Ở những khu vực cụ thể khác, rừng ngập mặn còn cần được bảo vệ khỏi những cơn sóng lớn. Ngoài ra, những khu rừng đã trưởng thành cũng cần phải được quản lý và bảo vệ hiệu quả thông qua hoạt động đồng quản lý. Đồng quản lý được dựa trên nguyên tắc thương lượng có sự tham gia của các bên liên quan và cùng nhau đưa ra những quyết định. Ở một mức độ nào đó, nó là sự chia sẻ về quyền hạn và phân chia công bằng các lợi ích giữa các thành phần có liên quan. Đối với vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam, đồng quản lý là một thỏa thuận hợp tác trong đó nhóm những người sử dụng tài nguyên đạt được quyền sử dụng bền vững nguồn tài nguyên trong một khu vực nhất định do nhà nước sở hữu (ví dụ rừng phòng hộ) cùng với những trách nhiệm quản lý bền vững và bảo vệ những tài nguyên này. Tất cả các bên liên quan chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn quản lý một khu vực xác định hay một danh sách các loại tài nguyên. Những người sử dụng tài nguyên và chính quyền địa phương cùng nhau thỏa thuận để lập ra một bản quy ước chính thức về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình. Quá trình thực hiện thí điểm đồng quản lý ở ấp Âu Thọ B (huyện Vĩnh Châu) đã và đang cho thấy rõ ràng rằng đồng quản lý có thể duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ của đai rừng ngập mặn và đồng thời cung cấp những phương kế sinh nhai cho các cộng đồng địa phương. Để tìm hiểu thêm, xin vui lòng tham khảo các tài liệu sau: Đồng quản lý/Quản trị chia sẻ nguồn Tài nguyên Thiên nhiên và các Khu Bảo tồn tại Việt Nam (đặc biệt trang 5-25 và trang 91-104) management%20workshop%20Soc%20Trang%202010%20VN.pdf 21 Rừng ngập mặn ở Sóc Trăng 1965 – 2007 soctrang.org.vn/Publications/VN/Docs/Mangroves%20of%20Soc%20Tr ang%201965-2007%20VN.pdf Động thái rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 – 1965 soctrang.org.vn/Publications/VN/Docs/Mangrove%20history%201889- 1965%20VN.pdf Hướng dẫn kỹ thuật về Khôi phục và Quản lý rừng ngập mặn soctrang.org.vn/Publications/VN/Docs/Mangrove%20Management%20 Tool%20Box%202010%20VN.pdf Hình trên: Cây mấm với các trái mấm 22 Hình trên: Cây bần với các rễ khí sinh Hình bên phải: Cây đước với rễ chân nôm 23 Tài liệu tham khảo 1. Villanueva R.B., Marquardt, E.C.N.J. and Trevena, M. 2009: Teaching About Mangroves: The Mangrove Forests Ecosystem and Practical Experience Information, Exercises, and Learning Material - An Education Kit. The Center for Education, Research and Volunteerism in the Philippines (CERV) and Meaningful Volunteer, Quezon City, Philippines. 2. Giri, C., Ochieng, E., Tieszen, L.L., Zhu, Z., Singh, A., Loveland, T., Msek, J. and Duke N. 2010: Status and Distribution of Mangrove Forests of the World Using Earth Observation Satellite Data. Global Ecology and Biogeography. Blackwell PublishingLtd. 3. Wikpedia 2010: Mangroves. Accessed 28/12/2010. 4. Forest Inventory and Planning Institute 2005: Data of mangrove forest area in the coast of Viet Nam. Unpublished. 5. Southern Sub-Institute of Forest Inventory and Planning 2010: Data of forest area in the Mekong Delta. Unpublished. 6. Pham Trong Thinh 2011: Management of Natural Resources in the Coastal Zone of Soc Trang Province - Mangroves of Soc Trang 1965 – 2007. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH project Management of Natural Resources in the Coastal Zone of Soc Trang Province. 7. Do Dinh Sam, Phan Nguyen Hong, Vu Tan Phuong and Ngo Dinh Que, 2005: National Action Plan for Protection and Development of Vietnam‟s Mangrove Forests until 2015. Forest Science Institute of Vietnam, Hanoi. 8. Phan Ngyen Hong and Hoang Thi San, 1993: Mangroves in Vietnam. IUCN, Bangkok Thailand. 24 Phụ lục 25 Phụ lục 1: Những hoạt động tiềm năng Phần này bao gồm một danh sách những hoạt động được đề xuất mà giáo viên có thể đưa vào những bài học về rừng ngập mặn. Những hoạt động này được thiết kế để nâng cao sự hiểu biết của học sinh về rừng ngập mặn, môi trường sống, lợi ích mà rừng ngập mặn đem lại và những mối nguy hại đe dọa rừng ngập mặn. Giáo viên cần chọn ra những hoạt động nào giáo viên thấy thích hợp nhất cho việc nâng cao sự hiểu biết cho học sinh của mình về rừng ngập mặn. Danh sách này không phải là tất cả. Giáo viên cũng cần tự đưa vào những hoạt động của mình nếu thấy cần thiết. Những hoạt động này đi liền với 2 bài học về rừng ngập mặn. Một vài hoạt động chỉ dành cho những bài học nhất định trong khi có một số hoạt động có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình học. Hoạt động 1: Rừng ngập mặn ‘Bọt khí – tư duy’ Hoạt động này nên được thực hiện ngay khi bắt đầu Bài 1 bởi vì nó sẽ giúp cho giáo viên hiểu được học sinh của mình đã có những nhận thức nào về rừng ngập mặn. Lúc bắt đầu Bài 1, yêu cầu học sinh viết ra những gì các em biết về rừng ngập mặn. Học sinh có thể trả lời theo cá nhân hay theo từng nhóm. Viết cụm từ “rừng ngập mặn” vào trung tâm của một hình tròn (bọt khí) trên 1 tờ giấy trắng khổ lớn hoặc bảng. Hỏi những gì mà học sinh đã viết ra, tóm tắt những câu trả lời của học sinh dưới dạng những ý chính (từ hoặc cụm từ) rồi viết vào những hình tròn khác chung quanh hình tròn trung tâm. Hình vẽ trang sau mô tả mới đầu nó sẽ trông như thế nào. Công cụ „bọt khí tư duy‟ có thể được sử dụng trong suốt bài học này, hay những bài học kế tiếp và đặc biệt hữu dụng cho học sinh để hình tượng hóa những gì các em học được. 26 Hoạt động 2: Những nghiên cứu ở địa phương Trong hoạt động này, học sinh được yêu cầu về trò chuyện với mọi người về rừng ngập mặn trong huyện của mình. Học sinh có thể nói chuyện với những người lớn tuổi về những sự thay đổi mà họ thấy được về rừng ngập mặn hoặc hỏi những người đánh bắt và thu lượm tài nguyên tại địa phương họ nghĩ như thế nào về rừng ngập mặn. Học sinh có thể trình bày những điều các em tìm được cho cả lớp hoặc nộp báo cáo cho giáo viên. Hoạt động 3: Điền vào chỗ trống Sau đây là một đoạn trích trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ - bà Hillary Clinton về dự án tái trồng rừng ở Papua New Guinea. Một vài từ/cụm từ đã được xóa khỏi bài phát biểu. Học sinh hãy sử dụng từ được cho ở danh sách bên dưới để điền vào chỗ trống. 27 “Chúng ta có mặt ở đây hôm nay để kỷ niệm đồng thời bảo vệ tương lai của __________ ở Papua New Guinea. Những khu rừng này chỉ là một phần của hệ thống đa dạng sinh học tuyệt vời đã khiến Papua New Guinea thành một địa điểm không giống với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Trong số các bạn, những người sống ở đây biết rõ điều này. Nhưng đối với ai có mặt ở đây lần đầu tiên, điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra rằng Papua New Guinea có một diện tích nhiệt đới lớn nhất ở khu vưc Thái Bình Dương – đây là nơi có sự đa dạng sinh học biển lớn nhất trên hành tinh này, với hàng ngàn ki-lô-mét san hô và hàng trăm loài động vật, bao gồm rất nhiều loài chỉ mới được phát hiện gần đây.Vì thế người dân ở đất nước này có quyền tự hào về vẽ đẹp và sự trù phú của quê hương mình. Và tôi biết được việc ____________ nó quan trọng đến thế nào và nước Mỹ muốn là người bạn đồng hành của các bạn để thực hiện điều đó. Hiện nay, rừng ngập mặn mang lại rất nhiều lợi ích. Rừng giúp ngăn chặn __________ thủy triều, rừng còn giúp bảo vệ bờ biển khỏi ___________. Bản thân __________của cây rừng là một hệ sinh thái vốn là nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật biển, và rừng còn tạo ra _____________ cũng như lấy đi các-bon khỏi bầu khí quyển. Có người đã ví rừng như những lá phổi của trái đất. Chính vì vậy, mỗi khi chúng ta lấy một trong những cây giống xinh xắn nàyvà trồng nó, chúng ta đang cải thiện __________và bảo vệ không chỉ động vật, và thật ra còn bảo vệ cả cuộc sống của ______________. Bởi vì rừng có nhiều vai trò quan trọng, việc mất rừng ngập mặn hay những khu rừng nhiệt đới gây ra những hậu quả rộng lớn và ___________không chỉ đối với Papua New Guinea, mà còn đối với toàn thế giới. Việc__________rừng ven biển và rừng trong đất liền chiếm 15% đến 20% tổng lượng các-bon thải ra vốn góp phần vào việc nóng lên toàn cầu. Con số thống kê này thật không nhỏ, nhưng điều quan trọng là nó chỉ ra một giải pháp: rằng nếu chúng ta có thể bảo vệ được những khu rừng của mình, nếu chúng ta có thể ngăn chặn được __________ phi pháp, chúng ta có thể thực hiện được những cải thiện đáng kể trong việc bảo vệ được quốc đảo này và những khu vực thấp khác trên thế giới khỏi tác động của ______________.” 28 Điền vào các chỗ trống bên trên sử dụng những từ và cụm từ trong danh sách sau: môi trường phá rừng gìn giữ hệ thống rễ các cơn bão con người nguy hiểm đốn gỗ biến đổi khí hậu khí ôxi rừng ngập mặn xói lở Hoạt động 4: Đúng hay sai Để học sinh trả lời những câu sau đây là đúng hay sai: 1. Rừng ngập mặn mọc ở các bờ biển được che chở ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. 2. Rừng ngập mặn chỉ sống ở môi trường nước ngọt. 3. Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển khỏi xói lở và bão tố. 4. Rễ cây rừng ngập mặn làm năng lượng sóng yếu đi. 5. Rừng ngập mặn chỉ là nơi cung cấp thức ăn cho tôm. 6. Rừng ngập mặn cung cấp tài nguyên cho con người như củi chụm, thức ăn, thuốc nhuộm và dược liệu. 7. Phân bón và những hóa chất độc hại từ ao tôm có lợi cho rừng 29 ngập mặn. 8. Nước biển dâng (do biến đổi khí hậu) có thể đe dọa rừng ngập mặn bởi vì chúng có thể mất chỗ ở. 9. Một vài cách thức đánh bắt thủy sản có thể gây hại đến cho rừng ngập mặn. 10. Tôi có thể giúp bảo vệ rừng ngập mặn bằng cách giữ cho môi trường nước sạch và không ô nhiễm! Trả lời: 1. Đúng 5. Sai 9. Đúng 2. Sai 6. Đúng 10. Đúng 3. Đúng 7. Sai 4. Đúng 8. Đúng Hoạt động 5: Cây ngập mặn cổ thụ Vẽ một cây ngập mặn thật lớn lên bảng, vẽ hình lá cây to sao cho đủ chỗ để học sinh viết nội dung vào bên trong. Đọc đoạn văn phía sau cho học sinh nghe và sau đó yêu cầu các em mỗi người viết một lý do vì sao rừng ngập mặn lại quan trọng vào từng chiếc lá trên bảng. Cây rừng ngập mặn là những loài cây quan trọng cho môi trường, cho nhiều loài cá và động vật khác và cho cả cuộc sống của chúng ta. Khi một cơn bão đến, rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển khỏi gió, xói lở và lũ lụt. Cá con cần rừng ngập mặn khi chúng phát triển – chúng có thể ẩn nấp giữa các cây rừng cho đến khi đủ lớn. Nhiều loài cá, chim và động vật giáp xác tìm kiếm thức ăn trong rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn quan trọng với con người vì nó là một nguồn cung cấp dồi dào các sản phẩm thủy sản cũng như củi khô. Những sản phẩm như sợi, thuốc nhuộm và dược liệu cũng có thể được tìm thấy trong rừng ngập mặn. 30 Hoạt động 6: Áp phích về tầm quan trọng của rừng ngập mặn Để học sinh tự thiết kế một tấm áp phích về rừng ngập mặn. Tấm áp phích có thể sử dụng từ hoặc hình ảnh để nâng cao ý thức về rừng ngập mặn và những lợi ích mà rừng mang lại cho con người và môi trường. Sau đó áp phích có thể được treo ở trường. Hoạt động 7: Tác phẩm nghệ thuật về rừng ngập mặn Để học sinh sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật với chủ đề rừng ngập mặn. Hoạt động 8: Ô chữ Sử dụng những gợi ý được đánh số dưới đây, để học sinh điền vào những ô trống trong trò chơi ô chữ với những từ có liên quan đến rừng ngập mặn. Sau khi được đưa một bản sao (co-py), học sinh có thể làm riêng hoặc làm chung trong nhóm nhỏ. Quay ngược lại để xem đáp án. 31 32 1 2 . C ơ n b ã o d ữ d ộ i 1 5 . C â y r ừ n g n g ậ p m ặ n c u n g c ấ p _ _ _ _ _ _ _ _ k h ỏ i g ió v à s ó n g 1 7 . R ừ n g n g ậ p m ặ n g iú p n g ă n c h ặ n _ _ _ _ _ _ _ _ _ đ ấ t. 1 0 . K h u v ự c r ộ n g l ớ n c ủ a v ỏ t rá i đ ấ t đ ư ợ c b a o p h ủ b ở i n ư ớ c m ặ n 1 3 . C â y r ừ n g n g ậ p m ặ n đ ã t h íc h n g h i v ớ i n ồ n g đ ộ _ _ _ _ _ _ c a o c ó t ro n g n ư ớ c b iể n 1 4 . K h i k h í h ậ u ở m ộ t k h u v ự c b ắ t đ ầ u t h a y đ ổ i 1 6 . B ộ p h ậ n m à u x a n h l á c â y c ủ a c â y r ừ n g 1 8 . H iệ n t ư ợ n g t h ờ i ti ế t b a o g ồ m m ư a l ớ n , s ấ m s é t v à g ió m ạ n h N g a n g 1 . P h ầ n c ủ a c â y n g ậ p m ặ n ở d ư ớ i m ặ t đ ấ t (v à c ó l ú c q u a y n g ư ợ c l ê n m ặ t đ ấ t) 3 . N ư ớ c ở b iể n t h ì là _ _ _ _ _ _ 5 . C â y n g ậ p m ặ n c ầ n m ộ t s ự p h a t rộ n c ủ a n ư ớ c m ặ n v à _ _ _ _ _ _ _ 6 . K h i h ó a c h ấ t v à r á c t h ả i tí c h t ụ t ạ i m ộ t k h u v ự c v à l à m th a y đ ổ i đ iề u k iệ n t ự n h iê n c ủ a n ó t h e o h ư ớ n g x ấ u đ i 9 . L u ồ n g k h ô n g k h í d i c h u y ể n 1 1 . C â y r ừ n g n g ậ p m ặ n t h ư ờ n g s ố n g t ạ i c ử a _ _ _ _ _ D ọ c 2 . R ừ n g n g ậ p m ặ n c u n g c ấ p _ _ _ _ _ _ _ _ _ c h o c á c đ ộ n g v ậ t th ủ y s in h 4 . H ìn h t h ứ c h ạ t g iố n g đ ư ợ c t ạ o r a t ừ c â y r ừ n g n g ậ p m ặ n 7 . M ộ t đ ạ i d iệ n c ủ a đ ộ n g v ậ t d ư ớ i n ư ớ c c ó m ộ t p h ầ n v ò n g đ ờ i s in h s ố n g t ro n g r ừ n g n g ậ p m ặ n 8 . N h á n h c â y r ừ n g n g ậ p m ặ n k h i c h ế t đ i c ó t h ể d ù n g là m _ _ _ _ _ _ 33 Hoạt động 9: Tìm từ Học sinh được giao tìm một danh sách những từ liên quan đến rừng ngập mặn bên dưới trong trò chơi Tìm từ. Những từ được ẩn có thể nằm theo hàng dọc hoặc ngang, hoặc chéo. Sau khi được đưa một bản sao (co-py), học sinh có thể làm riêng hoặc làm chung trong nhóm nhỏ. r n g ậ p l ụ t s ổ ừ n x ơ s ô n g b o g ạ h ậ k o m r m ự â ễ l à r c m l s x d ừ ô h b c ỏ i n h s ơ c ó e n i v i ả p c b ổ đ k g i n g t s ế e o ó m ẩ b ã o l ớ n r ậ n n t v v n u b n ở e g ư m đ s p ỏ ệ n t ơ r v o ậ o đ ổ l g d b á v l x â n p n g i a ổ b r u ô n h i ễ m g p k ặ h k m ó i ư t r e ặ s ạ h n o m u n ư ớ c m ặ n ố g í x n h ố l k c n h t a n k h í ô x i r v n x m ồ n g ặ ậ ễ đ n g ỏ k g h i x i m h u a n t d s a ọ p ổ n b đ ạ i d ư ơ n g ễ t t đ r ậ 34 Rừng ngập mặn Ô nhiễm Nước mặn Nước ngọt Sự bảo vệ Môi trường sống Sông Biến đổi khí hậu Loài có vỏ Ngập lụt Khí ôxi Chổ ẩn náu Lá Bão lớn Đại dương Muối Xói lở Chồi Hoạt động 10: Đi tham quan thực tế vào rừng ngập mặn Bằng cách liên hệ với Chi Cục Kiểm Lâm Sóc Trăng, giáo viên có thể tổ chức được một chuyến đi thực tế vào rừng ngập mặn. Một cán bộ kiểm lâm có thể đi cùng với đoàn để giúp đỡ và cung cấp những thông tin hữu ích về rừng ngập mặn. Giáo viên có thể để học sinh xác định các loài cây ngập mặn khác nhau cũng như các loài động vật và thủy sản mà học sinh thấy. Thời gian tốt nhất để đi tham quan rừng ngập mặn là trong lúc triều thấp, vì thế hãy kiểm tra giờ giấc trước khi tổ chức chuyến đi. 35 Phụ lục 2 Bảng 1. Những loài cây ngập mặn ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng Số TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Họ bần Sonneratiaceae 1. Bần đắng (bần trắng) Sonneratia alba J. Smith 2. Bần chua Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Họ mấm Avicenniaceae 3. Mấm trắng (mấm lưỡi đồng) Avicennia alba Blume 4. Mấm đen Avicennia officinalis L. 5. Mấm biển Avicennia marina (Forsk.) Vierh. Họ Đước Rhizophoraceae 6. Đước (Đước đôi) Rhizophora apiculata BL. 7. Đưng Rhizophora mucronata Lume 8. Vẹt dù Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam. 9. Vẹt tách Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight & Arn 10. Vẹt trụ (Vẹt hôi) Bruguiera cylindrical (L.) Bl. 11. Vẹt khang Bruguiera sexangula (Lour.) Poiret 12. Dà quánh Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou 13. Dà vôi Ceriops tagal (Perrottet) C.B. Robinson 14. Trang Kandelia candel (L.) Druce Họ Bàng Combretaceae 15. Cóc vàng Lumnitzera racemosa Wild Họ Ba mảnh vỏ Europhorbiaceae 16. Giá Excoecaria agallocha L. Họ Xoan Meliaceae 17. Xu ổi Xylocarpus granatum Koenig Họ Cau dừa Palmae 18. Dừa nước Nypa fruticans van Wurmb 19. Chà Là nước Phoenix paludosa Roxb 36 Họ Ô rô Acanthaceae 20. Ô rô biển Acanthus ilifolius L. 21. Ô rô trắng Acanthus ebrateatus Vahl. Họ Trôm Sterculiaceae 22. Cui biển Heritiera littoralis Aiton ex Dryander Họ Ráng Pterridaceae 23. Ráng đại Acrostichum aureum L. 24. Ráng đại Acrostichum speciosium Wild. Họ Bông Malvaceae 25. Tra *Threspecia populnea (L.) Soland. Ex Cor. 26. Bụp *Hibiscus tiliaceus L. *LƯU Ý: Hầu hết các tác giả không đồng tình với việc coi hai loài cuối trong danh sách (25 & 26) là cây ngập mặn thật sự. 37 Phụ lục 3: Những loài cây ngập mặn khác nhau ở Sóc Trăng Những loài cây ngập mặn chính có thể tìm thấy ở Sóc Trăng bao gồm: bần chua, mấm trắng, đước đôi, dà vôi và vẹt trụ. Bần chua (tên khoa học: Sonneratia caseolaris): Là loại cây thường xanh; Có chiều cao từ 5 đến 20 m; Lá dài 5 – 13 cm, rộng 2 – 5 cm, hình chữ nhật thon ở hai đầu hoặc hình elip (trứng); Vỏ cây có màu xám và dễ bị bong ra; Rễ khí sinh cao từ 50 – 90 cm; Trái xanh với hạt giống không phát triển xuyên qua trái khi vẫn còn ở trên cây; Mọc ở vùng cửa sông nước lợ với thời gian ngập nước trong vòng 6 – 12 tiếng mỗi ngày; độ sâu ngập ít hơn 1 m. (a) cây và nơi sinh sống (b) cành nhỏ với lá và trái (c) hoa 38 Mấm biển (tên khoa học: Avicennia marina): Là cây bụi hoặc gỗ nhỏ thường xanh; Cao từ 1–10 m; Lá dài 3.5 – 12 cm, rộng 1.5–5 cm, hình trái xoan (ôvan/elip /trứng); Vỏ cây nhẵn có màu từ hơi trắng đến xám; Rễ khí sinh cao từ 10–15 cm; Trái xanh với hạt giống không phát triển xuyên qua trái khi vẫn còn ở trên cây; Phát triển ở vùng đất bãi bồi xa khu vực cửa sông, nơi có độ sâu ngập không quá 1 m và thời gian ngập từ 6 – 18 tiếng mỗi ngày. (a) cây và nơi sinh sống (b) cành nhỏ và trái (c) hoa (d) trái 39 Đước đôi (tên khoa học: Rhizophora apiculata): Là loài cây thường xanh; Cao từ 30 – 40 m; Lá dài 7 – 19 cm, rộng 3.5 – 8 cm dạng trứng ngược; Vỏ cây kẻ ca-rô, màu xám đậm; Rễ chân nơm; Trái hình trái lê, thon dài, màu nâu với những trụ mầm phát triển xuyên qua trái Mọc ở những khu vực được che chở và bị ngập khoảng 6 tiếng mỗi ngày. (a) cành nhỏ với nụ và hoa (b) trụ mầm (c) hoa (d) cây và nơi sinh sống 40 Dà vôi (tên khoa học: Ceriops tagal): Là cây thường xanh; Cao từ 6 – 15 m; Lá dài 5 – 10 cm, rộng 2 – 3.5 cm có dạng trứng ngược; Vỏ cây nhẵn, màu xám; Phát triển bộ rễ khí sinh hình đầu gối; Trụ mầm thon dài; Mọc ở những khu vực được che chở có thời gian ngập khoảng 4 tiếng mỗi ngày. (a) cành nhỏ với hoa (b) hoa (c) trụ mầm 41 Vẹt trụ (tên khoa học: Bruguiera cylindrical): Là cây thường xanh; Cao đến 23 m; Lá dài 7 – 17 cm rộng 2 – 8 cm, hình elip, thon lại ở đỉnh; Vỏ nhẵn, màu xám; Phát triển hệ rễ khí sinh hình đầu gối; Trụ mầm thon dài và thường cong lại; Mọc ở vùng đất sét cứng thường nằm phía sau cây Mấm, và mọc ở vùng đất mới được hình thành vốn có thể không phù hợp cho các loài cây ngập mặn khác. (a) cành nhỏ với hoa và trụ mầm chưa phát triển (b) trụ mầm (c) hoa Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng 134 Trần Hưng Đạo Tp Sóc Trăng, Việt Nam ĐT: +84 79 3622164 F: +84 79 3622125 I: www.giz.de www.czm-soctrang.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfteachers_manual_mangroves_vn_2851.pdf
Tài liệu liên quan