So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn hỗn hợp tự phối chế với thức ăn hỗn hợp của một số hãng trong chăn nuôi gà Broiler Kabir tại Thái Nguyên

TĂHH thí nghiệm tự phối trộn có tỉ lệ giữa methionine và lysine là 40,5%, chứa đỗ tương và đỗ nho nhe tỉ lệ 70/30, phối trộn với ngô và gạo lứt theo tỉ lệ là 30/70 hoặc 70/30, dùng cho chăn nuôi gà broiler đã đem lại năng suất chăn nuôi cao, sản phẩm thịt gà có chất lượng tốt không thua kém gì sử dụng TĂHH của một số hãng thức ăn chăn nuôi lớn ở nước ta, đồng thời còn giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng gà thịt từ 1,67- 5,3%. Như vậy TĂHH thí nghiệm tự phối chế không những đem lại năng suất chăn nuôi gà broiler cao, tạo ra sản phẩm thịt gà có chất lượng tốt không thua kém gì thức ăn của một số hãng thức ăn chăn nuôi, mà còn làm giảm chi phí tiền thức ăn cho sản xuất 1kg gà, như vậy sẽ làm giảm giá thành sản xuất gà thịt. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ để sản xuất thức ăn nhằm giảm chi phí trong chăn nuôi và cũng là một khía cạnh quan trọng của việc phát triển chăn nuôi bền vững.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn hỗn hợp tự phối chế với thức ăn hỗn hợp của một số hãng trong chăn nuôi gà Broiler Kabir tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52(4): 99 - 104 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 1 SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN HỖN HỢP TỰ PHỐI CHẾ VỚI THỨC ĂN HỖN HỢP CỦA MỘT SỐ HÃNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ BROILER KABIR TẠI THÁI NGUYÊN Trần Tố (Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên) Tóm tắt Thí nghiệm so sánh hiệu quả sử dụng TĂHH thí nghiệm tự phối chế với TĂHH của một số hãng trong chăn nuôi gà broiler Kabir tại Thái Nguyên cho thấy: Với 480 gà broiler Kabir 1 ngày tuổi được phân thành 6 lô (mỗi lô 40 con, lặp lại 2 lần). Mỗi lô được sử dụng một khẩu phần thức ăn hỗn hợp khác nhau. Cụ thể: lô 1 sử dụng khẩu phần thức ăn KPKB1, lô 2 sử dụng khẩu phần thức ăn KPKB2, lô 3 sử dụng khẩu phần thức ăn An Khánh, lô 4 sử dụng khẩu phần thức ăn AFC, lô 5 sử dụng khẩu phần thức ăn Guyvomarch và lô 6 sử dụng khẩu phần thức ăn Proconco. Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các lô không có sự khác nhau rõ rệt về sức sản xuất, khả năng cho thịt và chất lượng thịt. Tuy nhiên, lô gà sử dụng thức ăn hỗn hợp tự pha chế đã làm giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà từ 1,67% đến 5,3% so với các lô sử dụng các loại thức ăn của các hãng thức ăn chăn nuôi. I. Đặt vấn đề Đậu tương (Glycine max) là loại cây có thân, lá và hạt giàu dinh dưỡng nhất trong tập đoàn cây họ đậu làm thức ăn chăn nuôi (Ngô Quang Thắng, 1990). Bùi Văn Chính và cs (2001) cho biết: trong hạt đậu tương, protein thường chiếm 410-430 g/kg vật chất khô (VCK), lipit chiếm 160-180 g/kg VCK và năng lượng trao đổi (NLTĐ) là 3600- 3800 Kcal/kg VCK. Theo Vũ Duy Giảng (1983) thì hàm lượng lysine trong protein đậu tương là 5,8% tương tự như trong protein trứng gà. Đậu nho nhe (Phaseolus calcaratus Roxb) được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên có năng suất xanh đạt 25-30 tấn/ha, năng suất hạt 1200-1800 kg/ha có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi (Nguyễn Đăng Khôi, 1979). Tài liệu của Bùi Văn Chính và cs (2001) cho biết: hạt đậu nho nhe chứa 21,0% protein thô; 1,3% lipit; 55,2% gluxit; 4,3% xơ thô; 3,5% khoáng và năng lượng trao đổi (NLTĐ) là 2.829 Kcal/kg VCK. Theo Whyte (1955) thì hạt đậu nho nhe chứa 18,9% protein thô; 0,5% lipit; 53,3% gluxit và 4,9% xơ thô. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu sử dụng hai loại đậu trên chăn nuôi đàn gà broiler, kết quả đã lựa chọn được thức ăn hỗn hợp (TĂHH) thí nghiệm tự phối trộn tốt nhất cho gà broiler Kabir (Ký hiệu là KPKB1 và KPKB2). Để khẳng định kết quả này, chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài: So sánh hiệu quả sử dụng TĂHH thí nghiệm tự phối chế với TĂHH của một số hãng trong chăn nuôi gà broiler Kabir tại Thái Nguyên. Đề tài thực hiện nhằm xác định hiệu quả của việc sử dụng TĂHH tự phối chế chứa đậu tương và đậu nho nhe chế biến, được bổ sung methionine và lysine so sánh với sử dụng một số loại TĂHH sản xuất công nghiệp đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Kết quả đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu, khai thác, tận dụng nguồn thức ăn của địa phương, sử dụng chúng hợp lí làm thức ăn cho gia cầm, nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà broiler ở vùng trung du miền núi phía Bắc. II. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: Gà broiler Kabir 01 ngày tuổi của Xí nghiệp gà giống Châu Thành được nuôi đến 70 ngày tuổi - Vật liệu nghiên cứu: Thức ăn hỗn hợp tự phối chế từ các nguyên liệu sẵn có tại địa phương và thức ăn hỗn hợp của An Khánh, AFC, Guyomarch và Proconco. - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại một số hộ chăn nuôi thuộc tỉnh Thái Nguyên từ tháng 1 đến 7/2006 52(4): 99 - 104 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 2 III. Bố trí thí nghiệm Từ các thí nghiệm trên gà broiler Kabir đã thực hiện, chúng tôi đã lựa chọn ra 2 loại TĂHH thí nghiệm tự phối chế tốt nhất gọi là KPKB1 và KPKB2. Hai khẩu phần này có cùng một tỉ lệ met./lys.= 40,5% được phối chế từ các thành phần giàu protein thực vật là đậu tương và đậu nho nhe theo tỉ lệ 70/30, thành phần giàu năng lượng là ngô và gạo lứt theo thứ tự tỉ lệ 30/70 và 70/30 (bảng 1). Thí nghiệm so sánh hiệu quả sử dụng TĂHH tự phối chế với TĂHH cùng loại của một số hãng thức ăn chăn nuôi khác được bố trí trên đàn gà broiler Kabir, lặp lại 2 lần, bố trí 80 con/lô, gồm 6 lô (lô1, lô2, lô3, lô4, lô5 và lô6) sử dụng TĂHH lần lượt là: KPKB1, KPKB2, An Khánh, AFC, Guyomarch và Proconco. IV. Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi gồm có: Tỉ lệ sống, sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, tiêu tốn TĂ, tiêu tốn protein, tiêu tốn NLTĐ và chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng (KL) và khả năng cho thịt. V. Kết quả thí nghiệm 1. Sinh trưởng của đàn gà broiler Kabir Bảng 2 cho thấy: - Khối lượng cuối kỳ của gà trong 6 lô gần tương đương nhau và biến động trong khoảng 2.054,2-2.137,6 g/con. So sánh về khối lượng trung bình của 5 lô (từ lô1 đến lô 5) cho thấy sai khác thống kê không rõ rệt với mức xác suất P>0,05, duy chỉ có khối lượng của gà lô6 Proconco so với các lô còn lại là có sai khác thống kê rõ rệt với mức xác suất P<0,05 - Tăng khối lượng tích luỹ của gà broiler Kabir ở các lô thí nghiệm gần xấp xỉ như nhau. Nếu coi giá trị của lô1 (KPKB1) là 100%, thì sự chênh lệch giá trị của các lô so với lô1 là thấp (0,27 - 2,56%). Duy chỉ có lô Proconco là chênh lệch cao nhất (3,85%) so với lô1. Số liệu bảng 3 cho thấy: - Mức thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm không khác nhau nhiều giữa các lô, đạt từ 75 đến 77 g/con/ngày. Các số liệu về tiêu tốn năng lượng trao đổi, tiêu tốn protein thô cho 1kg tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng protein thô (hệ số P.E.R) của gà không khác nhau nhiều giữa các lô, duy chỉ có lô sử dụng thức ăn Proconco là có chiều hướng tốt hơn. Chứng tỏ các khẩu phần ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà ở các lô là gần như nhau. - Tuy nhiên chúng tôi thấy có sự khác nhau về chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà giữa các lô. Trong số 6 lô gà, chỉ tiêu này ở lô KPKB1 là thấp nhất (8.116,1Đ/kg), tiếp theo là lô Proconco và lô KPKB2, các lô còn lại có mức chi phí thức ăn tương đương nhau và cao hơn lô KPKB1 khoảng 4-5%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm chi phí thức ăn của các lô KPKB1 và KPKB2 là giá thành 1kg TĂHH thí nghiệm đã thấp hơn sovới giá thành TĂHH của các hãng thức ăn chăn nuôi. 3. Kết quả mổ khảo sát Số liệu bảng 4 cho thấy: + Các thành phần thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng ở các lô thí nghiệm đều tương đương nhau. Các thông số về tỉ lệ thịt đùi 17,59-19,72%, tỉ lệ thịt ngực 15,5-17,9% và tỉ lệ mỡ bụng 1,62- 2,25% có thấp hơn một chút so với số liệu nghiên cứu được công bố trong tài liệu tổng hợp của Đoàn Xuân Trúc (1999) (tỉ lệ thịt đùi 19-21%, tỉ lệ thịt ngực 18-20%, tỉ lệ mỡ bụng 1,8-2,2%) nhưng lại tương tự với kết quả chăn nuôi thử nghiệm ở Thái Nguyên tại Báo cáo kết quả khảo nghiệm nuôi gà sạch tại Thái Nguyên phục vụ chế biến xuất khẩu năm 1998 của Nguyễn Khánh Quắc (2000). + Tỉ lệ mỡ bụng của gà ở các lô1 (KPKB1), lô2 (KPKB2) và lô3 (An Khánh) thấp hơn ở các lô sử dụng TĂHH của các hãng AFC, Guyomarch và Proconco. + Tỉ lệ thịt ngực thấp hơn tỉ lệ thịt đùi, điều này ngược với gà AA có tỉ lệ thịt đùi nhỏ hơn tỉ lệ thịt ngực. + Hàm lượng protein trong thịt đùi và thịt ngực của gà trống, mái trong các lô gà thí nghiệm đều tương đương nhau. + Hàm lượng protein trong thịt ngực đạt 24,33-25,52% có phần cao hơn trong thịt đùi đạt 21,5-22,25%. Bảng 1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của TĂHH tự phối chế sử dụng cho gà broiler Kabir 52(4): 99 - 104 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 3 Hạng mục ĐV tính 1 - 21 ngày tuổi 22-49 ngày tuổi 50-70 ngày tuổi KPKB1 KPKB2 KPKB1 KPKB2 KPKB1 KPKB2 * Thành phần % 100 100 100 100 100 100 Đậu tương rang % 18,12 18,12 16,64 16,73 15,5 15,6 Đậu nho nhe rang % 7,85 7,85 7,15 7,19 6,61 6,63 Ngô % 39,6 17,0 43,62 18,77 46,71 20,03 Gạo lứt % 16,94 39,57 18,77 43,62 20,03 46,73 L. Lysine % 0,04 0,05 0,04 0,05 0,11 0,14 DL.Methionine % 0,16 0,16 0,13 0,13 0,14 0,14 Bổ sung khác % 17,29 17,25 13,65 13,51 10,9 10,73 * Giá trị dinh dưỡng/1kg TĂHH Năng lượng trao đổi (ME) Kcal 3.014 3.047 3.033 3.069 3.027 3.065 Protein thô (CP) % 21,0 21,0 19,0 19,0 17,0 17,0 ME/CP - 142,9 142,9 157,9 157,9 176,5 176,5 Lysine % 1,25 1,25 1,1 1,1 1,01 1,01 Methionine % 0,51 0,51 0,45 0,45 0,41 0,41 Canxi % 1,2 1,2 1,1 1,1 1,02 1,02 Photpho hấp thu % 0,43 0,43 0,4 0,4 0,37 0,37 Met./Lys. % 40,5 40,5 40,5 40,5 40,5 40,5 Bảng 2. Ảnh hưởng của TĂHH thí nghiệm và TĂHH của một số hãng thức ăn chăn nuôi đến sinh trưởng của đàn gà broiler Kabir Chỉ tiêu ĐVT Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Tỉ lệ sống % 96,25 96,25 96,25 96,25 96,25 96,25 Hệ số Cv % 11,22 11,15 11,30 11,37 11,35 11,11 KL 7 tuần tuổi g/con 1.289,9 ab 13,20 1.318,3 a 13,16 1.287,8 b 13,18 1.317,3 ac 13,39 1.288,6 bc 13,24 1.322,6 ab 12,70 KL 10 tuần tuổi g/con 2.059,7 b 26,35 2.111,1 b 26,82 2.054,2 b 26,45 2.099,6 b 27,21 2.072,3 ab 26,80 2.137,6 a 27,08 So sánh % 100 102,50 99,73 101,94 100,61 103,78 Tăng KL tích lũy g/con 2.022,5 2.073,9 2.017,0 2.062,4 2.035,1 2.100,4 So sánh % 100 102,54 99,73 102,00 100,62 103,85 Tăng KL tuyệt đối g/con/ ngày 28,89 29,63 28,81 29,46 29,07 30,01 So sánh % 100 102,56 99,72 101,97 100,62 103,88 (Theo hàng ngang, các số liệu có các chữ a, b, c ... khác nhau là biểu thị sự sai khác thống kê một cách rõ rệt với mức xác suất P<0,05) 52(4): 99 - 104 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 102 2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn Bảng 3. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng gà broiler Kabir Chỉ tiêu ĐVT Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Thu nhận TĂ g/con/ngày 76,6 77,0 76,4 76,1 75,3 75,0 Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL kg/kg 2,65 2,60 2,65 2,58 2,59 2,50 So sánh % 100 98,11 100 96,15 97,74 94,34 Tiêu tốn CP/kg tăng KL g/kg 485 477 485 474 475 459 So sánh % 100 98,35 100 97,73 97,94 94,64 Hệ số P.E.R g/g 2,06 2,10 2,06 2,11 2,11 2,18 Tiêu tốn ME/kg tăng KL Kcal/ kg 8.025 7.968 8.030 8.010 8.029 7.750 So sánh % 100 99,29 100,06 99,81 100,05 96,57 Giá TĂHH đ/kg 3.063 3.176 3.197 3.300 3.300 3.301 Tiền chi phí TĂ/kg tăng KL đ/kg 8.116 8.256 8.472 8.528 8.546 8.252 So sánh % 100 101,73 104,38 105,08 105,30 101,67 Bảng 4. Kết quả mổ khảo sát gà broiler Kabir 10 tuần tuổi Chỉ tiêu khảo sát Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Số gà mổ (con) 6 6 6 6 6 6 KL sống (g/con) 2.059 2.111 2.055 2.098 2.072 2.137 + Trống (g/con) 2.250 2.320 2.260 2.300 2.280 2.350 + Mái (g/con) 1.850 1.900 1.850 1.890 1.865 1.920 Tỉ lệ thịt xẻ (%) + Trống 76,18 76,25 76,20 76,28 76,31 76,36 + Mái 75,90 75,96 75,93 76,00 76,12 76,17 Tỉ lệ thịt ngực (%) + Trống 15,50 15,53 15,52 15,59 15,62 15,65 + Mái 16.98 17,04 17,00 17,12 17,15 17,19 Tỉ lệ thịt đùi (%) + Trống 19,55 19,60 19,58 19,62 19,68 19,72 + Mái 17,59 17,68 17,63 17,66 17,70 17,76 Tỉ lệ thịt ngực+đùi (%) + Trống 35,05 35,13 35,10 35,21 35,30 35,37 + Mái 34,57 37,72 34,63 34,78 34,85 34,95 Tỉ lệ mỡ bụng (%) + Trống 1,62 1,64 1,65 1,82 1,84 1,86 + Mái 1,85 1,93 1,95 2,20 2,22 2,25 52(4): 99 - 104 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 103 Protein thịt ngực (%) + Trống 25,42 25,45 25,44 25,48 25,50 25,52 + Mái 24,33 24,35 24,34 24,36 24,37 24,39 Protein thịt đùi (%) + Trống 21,50 21,53 21,52 21,55 21,57 21,59 + Mái 22,18 22,21 22,19 22,21 22,23 22,25 Chứng tỏ rằng TĂHH thí nghiệm và TĂHH của một số hãng thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng gần như tương tự đến khả năng cho thịt và chất lượng thịt của các lô gà. Duy chỉ có tỉ lệ mỡ bụng ở các lô sử dụng TĂHH thí nghiệm và An Khánh là thấp hơn so với các lô sử dụng TĂHH của hãng khác, có thể là do TĂHH tự phối trộn không chứa nhiều dầu thực vật bổ sung như TĂHH của một số hãng sản xuất thức ăn. Thí nghiệm so sánh hiệu quả chăn nuôi gà broiler Kabir bằng các TĂHH thí nghiệm tự phối chế và TĂHH của một số hãng thức ăn chăn nuôi cho thấy: - Tiền chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà ở các lô sử dụng TĂHH tự phối chế và hãng Proconco thấp hơn 3,3% - 5,3% so với các lô sử dụng TĂHH của hãng AFC, Guyomarch và Xí nghiệp An Khánh. - Mức độ tăng trọng của gà là tương đương giữa các lô sử dụng TĂHH thí nghiệm tự phối chế và một số hãng AFC, Guyomarch, Xí nghiệp An Khánh. Duy chỉ có gà broiler Kabir ở lô sử dụng khẩu phần thức ăn Proconco ở là có tốc độ sinh trưởng cao hơn một chút. - Các chỉ tiêu khác như tỉ lệ nuôi sống, độ đồng đều, thu nhận thức ăn, tiêu tốn thức ăn, tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein thô cho 1kg khối lượng gà tăng trọng đều tương đương giữa các lô. VI. Kết luận TĂHH thí nghiệm tự phối trộn có tỉ lệ giữa methionine và lysine là 40,5%, chứa đỗ tương và đỗ nho nhe tỉ lệ 70/30, phối trộn với ngô và gạo lứt theo tỉ lệ là 30/70 hoặc 70/30, dùng cho chăn nuôi gà broiler đã đem lại năng suất chăn nuôi cao, sản phẩm thịt gà có chất lượng tốt không thua kém gì sử dụng TĂHH của một số hãng thức ăn chăn nuôi lớn ở nước ta, đồng thời còn giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng gà thịt từ 1,67- 5,3%. Như vậy TĂHH thí nghiệm tự phối chế không những đem lại năng suất chăn nuôi gà broiler cao, tạo ra sản phẩm thịt gà có chất lượng tốt không thua kém gì thức ăn của một số hãng thức ăn chăn nuôi, mà còn làm giảm chi phí tiền thức ăn cho sản xuất 1kg gà, như vậy sẽ làm giảm giá thành sản xuất gà thịt. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ để sản xuất thức ăn nhằm giảm chi phí trong chăn nuôi và cũng là một khía cạnh quan trọng của việc phát triển chăn nuôi bền vững. Tài liệu tham khảo [1]. Bùi Văn Chính, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Đào Văn Huyên, Nguyễn Nghi và cs (2001), Thành phần thức ăn hỗn hợp và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc- gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Vũ Duy Giảng (1983), Thức ăn bổ sung cho gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Nguyễn Đăng Khôi (1979), Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4]. Nguyễn Khánh Quắc, Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Tuyên, Ngô Nhật Thắng, Nguyễn Duy Hoan, Hoàng Toàn Thắng, Đào Văn Khanh, Nguyễn Thị Thuý Mỵ (2000), “Kết quả nuôi khảo nghiệm “gà chất lượng cao” tại Thái Nguyên”, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên, Nxb Nông nghiệp, tr. 236-239. [5]. Ngô Quang Thắng, Lê Khả Tường và Trần Văn Lài (1990), “Kết quả thử nghiệm một số giống đậu tương quốc tế vụ xuân 1988 và 1989”, Thông tin chuyên đề cây họ đậu 1/1990, tr. 18-20, Trung tâm thông tin- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. [6]. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đặng Ngọc Dư (1999), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà thịt lông màu Kabir nuôi tại Việt Nam”, 52(4): 99 - 104 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 104 Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998-1999, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr.51-67. 52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 105 Summary Comparision the eficience of using experience compound feeds with using compound feeds of some feed companies on the performance and production quality in Kabir broiler chickens. Tran To - TUAF 480 one day Kabir broiler chickens were divided into 6 groups (group 1, 2, 3,4,5 and 6), repeated twice to 70 day age, used different compound feeds following as KPKB1, KPKB2, An Khánh, AFC, Guyomarch and Proconco. The results indicated that there were no differences on performance and production quality in all Kabir broiler groups, but the cost of one kilo of chicken using experience compound feeds was lower (1,67- 5,3%) than that using compound feeds of some feed companies.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1062_9543_20_6811_2053161.pdf
Tài liệu liên quan