Quản lý trong thời đại bão táp

Các nhà quản lý đang đối mặt với thời đại bão táp. Vấn đề đầu tiên được đặt ra đối với họ là phải đảm bảo khả năng tồn tại của tổ chức mình, bằng cách tạo ra một cơ cấu lành mạnh, lâu dài, đứng vững trước những giông tố nhất thời, vượt qua được những biến động đột ngột, và có thể khẳng định mình trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.

doc169 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý trong thời đại bão táp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với thu nhập của một người Ấn Độ có trình độ tương đương làm việc ở nước ngoài. Từ lý do này, người ta thấy một sự di cư liên tục ra nước ngoài của những người Ấn Độ có trình độ và được giáo dục. Tất nhiên không phải chỉ tạo ra một số lượng xác định chỗ làm việc, mà điều quyết định là phải tạo ra được những công việc có hiệu quả. Điều này dường như đã được HongKong, Đài Loan, đặc biệt là HongKong nhận thức được sớm. Theo kết luận của các nhân vật đầy ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa thì “hiệu quả là thước đo duy nhất đúng”. Người công nhân có quyền tham gia tối đa vào lợi nhuận sản xuất và giới chủ có nghĩa vụ vận dụng các thiết bị và các phương pháp làm việc cho phép những người làm công của mình lao động có hiệu quả hơn. Ở đây, mức lương thấp trong khi hiệu quả cao cũng nguy hại và bất lợi đối với nền kinh tế và cộng đồng như lương cao trong khi hiệu quả thấp. Ngược lại, ở Ấn Độ lại cho thấy một trường hợp tiêu cực. Trong các năm của phong trào đòi xóa bỏ nguyên tắc: “càng to càng tốt” đã diễn ra sự vận dụng nguyên tắc “nhỏ bé là một tuyệt diệu”. Hành động này quả thực là không chín chắn và nguy hiểm. Dĩ nhiên điều đó là không đúng, bởi vì những nước nghèo không thể chịu đựng được người thất nghiệp và việc làm vô hiệu quả của đông dảo nhân dân. Thay vào đó, các nước này phải nỗ lực tạo ra việc làm, trong đó các nguồn lực riêng có của họ phải được sử dụng có hiệu quả một cách cao nhất – nếu không thì họ sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Trong vòng 20 năm tới, các khoản đầu tư với “hiệu suất vốn” lớn nhất sẽ rơi vào thế giới các nước thứ ba, trước hết là trong việc phân chia sản xuất, tức là trong các quá trình đòi hỏi nhiều lao động, mà sản phẩm của chúng sẽ được các hiệp hội xuyên quốc gia ở các nước công nghiệp tiêu thụ. ►XI - NHU CẦU VỀ CHỖ LÀM VIỆC TẠI CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP. Tình hình ở các quốc gia công nghiệp trước hết được đánh dấu bằng hai sự phát triển: một mặt, đó là sự thiếu hụt sức lao động trong các ngành dịch vụ và sản xuất truyền thống, và mặt khác, có một số cung quá cao có tính chất ngắn hạn về các lực lượng chuyên môn vừa trẻ vừa có trình độ cao, bởi vì trong những năm sắp tới, thế hệ cuối cùng của sự bùng nổ trẻ em sẽ hoàn thành quá trình đào tạo sẽ làm căng thẳng thị trường lao động. Do vậy, trong một vài năm sắp tới, trong tất cả các cty và các cơ quan công cộng sẽ phải chấp nhận một tỷ lệ bất hợp lý ngày càng tăng giữa ước muốn của những ngưởi trẻ tuổi được đào tạo đại học và thực tế mà họ gặp phải tại chỗ làm việc. Tại tất cả các nước phương Tây, do tỷ lệ sinh đẻ thấp kéo dài trong 20 đến 40 năm, nên số các nhà quản lý và các nhà chuyên môn thuộc tất cả các loại của thời kỳ sau chiến tranh, cũng như của thời kỳ bắt đầu sự bùng nổ trẻ em cho đến thời kỳ đầu những năm 70 được coi là khan hiếm. Ở Mĩ, người ta có thể thấy rõ điều đó qua số lượng rất lớn các giáo viên và giáo sư được tuyển dụng trong những năm 20. Nhưng ngay sau đó con số đã giảm xuống nhanh chóng do đại khủng hoảng và tỷ lệ sinh giảm liên tục. Vào giữa những năm 50, lực lượng giảng dạy ở các trường học đã bị già cỗi, đến nỗi, vào thời kỳ khải giảng của các niên khóa bùng nổ trẻ em đầu tiên thì mỗi giáo viên được nghỉ hưu lại cần phải tuyển dụng thêm tới 3 nhân lực. Ở nước Đức, sự phát triển cũng diễn ra tương tự. Ngoài ra, do có sự mất mát lớn số dàn ông trẻ trong Chiến tranh thế giới thứ II, nên vào những năm 50 và 60 ở Đức đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động có trình độ. Ở Nhật cũng vậy, đến những năm 70 đã thể hiện một cách rõ ràng sự thiếu hụt thanh niên do chiến tranh bắt đầu từ năm 1943. Do vậy, thị trường lao động từ giữa năm 1960 đến năm 1970 được đánh dấu bằng một cuộc cạnh tranh rất mạnh để thu hút lao động trẻ, đặc biệt là những người đã tốt nghiệp trung học và đại học. Một nhà ngân hàng ở New York đã nói với tôi rằng, các lực lượng lãnh đạo trẻ ở các cấp quản lý cao hơn làm nên sự nghiệp của mình là nhờ 50% khả năng lao động nặng nhọc của họ, và 50% nhờ sự phát triển của dân số học. Kết quả hiện nay là, các vị trí lãnh đạo trong nền kinh tế, trong một trường đại học hoặc trong một bệnh viện chủ yếu do những người trẻ tuổi đảm nhận. Đặc trưng cho điều này lác các ngân hàng của Mĩ, hoặc của Đức, hoặc của Pháp, nếu trước đây người ta chỉ có thể trở thành “trợ lý phó chủ tịch” cty sau 20 đến 30 năm hoạt đọng nghề nghiệp, tức là với lứa tuổi khoảng 55 tuổi, thì ngay nay “trợ lý phó chủ tịch” rất tẻ, chỉ 28 tuổi. Cấp trên của anh ta, tức vị phó chủ tịch, chỉ khoảng 32 tuổi, “phó chủ tịch thứ nhất” 35 tuổi và “phó chủ thịch thường trực” - ở Đức vị này đồng thời là thành viên hội đồng quản trị - là 42 tuồi. Như vậy, các con đường để làm nên sự nghiệp hầu như đều đã kín chỗ. Nhưng chỉ một vài năm nữa (ở Đức thậm chí có thể còn một thập kỷ) sẽ có nhiều người trẻ tuổi có trình độ cao từ giã các trường đại học và lần đầu tiên tìm kiếm chỗ làm việc. Tât nhiên những người trẻ tuổi nảy sẽ là những người em của các vị trợ lý phó chủ tịch trẻ tuổi của một ngân hàng lớn. Họ cũng là những người trí thức, được đào tạo, được đánh giá tốt như những người đi trước để làm nên sự nghiệp lớn. Mặc dù vậy, họ vẫn thấy con đường tiến lên phía trước của mình bị ngáng trở. Trong 5 hoặc 10 năm tới, có thể dự báo một cách chắc chắn rằng, sẽ có những sự bất ổn lớn trong số những người có khả năng nhất và có ý chí nhất trong giới trẻ. Để cho những nỗi thất vọng của giới trẻ có trình độ, có ý chí nhưng không có khả năng thăng tiến không bị tích tụ lại trong 10 năm tới, những người quản lý cần phải quan tâm đặc biệt tới các nhiệm vụ của nọ và tìm cách khích lệ họ, tạo cho họ một sự thích thú và thỏa mãn cao nhất trong công việc. Muốn vậy, các nhà quản lý cũng như các nhà chính trị ở các nước công nghiệp phải tìm cách để trong khi đáp ứng được nhu cầu về việc làm ngày càng tăng, vẫn chú trọng tới việc tạo ra việc làm có hiệu quả cho công nhân tri thức và những người có trình độ giáo dục cao. Và điều này hoàn toàn đúng khi xét trên phương diện số lượng chỗ làm việc có thể có (số cung về người lao động tri thức là thỏa mãn) cũng như xét trên góc độ chất lượng của chúng để có thể tạo điều kiện cho người làm việc có được hiệu năng cao nhất. Các nước công nghiệp ở vào thế bất lợi rõ rệt so với các nước thuộc thế giới thứ ba trên lĩnh vực lao động truyền thống (xét trên góc độ số lượng sức lao động hiện có cũng như xét trên góc độ hiệu quả của nó), cho nên họ phải tập trung một cách toàn tâm toàn ý vào lĩnh vực mà họ thấy có lợi thế so sánh tức là đào tạo một cách lâu dài và có giá trị cao lực lượng trẻ cho các công việc trí óc và cho các nhiệm vụ lãnh đạo. Cũng cần nhắc lại một điều là, trong những năm tới yêu cầu đối với công tác giáo dục, đào tạo sẽ được nâng lên rất cao; sự phát triển về mặt dân số học sẽ dịch chuyển một cách tự động niềm hứng thú của giới trẻ từ những lĩnh vực chuyên môn “chung hơn”, như các ngành khoa học xã hội, sang các tri thức “cận thực tiễn hơn”, như chế tạo máy, kế toán hay là bác sĩ. Điều quan trọng là các công việc trí óc trong tương lai phải đủ hiệu quả để có thể tạo ra được những giá trị kinh tế đích thực. Một vấn đề nữa là, các quốc gia công nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phân công sản xuất quốc tế, để từ đó có thể tạo ra cho đông đảo người lao động trí thức có trình độ cao có được những vị trí thích hợp. Nhật Bản là nước đã hiểu được vấn đề này sớm nhất. Trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhật, một xu hướng ngày càng tăng là sự “đảo ngược” tỷ lệ lao động chân tay và lao động trí thức (hiện ít nhất là 1/1) mặc dù đã có những sự phản ứng về mặt chính trị. Ngược lại, theo tôi, người Anh lại mắc sai lầm khi họ dành sự ưu tiên cho lao động tay chân trong các ngành công nghiệp cổ lỗ và đã hết sức sống. Chương IV NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO TRONG MÔI TRƯỜNG CỦA SỰ BẤT ỔN VÀ CHUYỂN ĐỔI Xét về mặt kinh tế, thế giới chưa bao giờ được liên kết và trở nên lệ thuộc lẫn nhau như ngày nay. Hiện nay chúng ta đã có một nền kinh tế thế giới thực sự. Nền kinh tế đó đã tạo ra được phương tiện thanh toán riêng, không phụ thuộc vào tiền tệ của bất cứ quốc gia nào. Một “đồng tiền chủ đạo” thực ra hầu như không còn nữa. Khái niệm Keynes truyền thống về chủ quyền của một quốc gia mới gần đây còn ăn mừng chiến thắng tuyệt đối trong học thuyết Keynes, thì giờ đây đã trở thành một từ ngữ sao rỗng. Nhưng trong khi, một mặt nền kinh tế thế giới phải được tiếp tục liên kết, thì mặt khác, nền chính trị thế giới lại phân tán ngày càng nhiều hơn. Và quá trình phi liên kết trong địa lý thế giới chắc chắn chưa phải đã kết thúc. Tuy vậy, các quốc gia và các chính phủ phải củng cố chức năng kiểm soát của mình ngày càng mạnh mẽ hơn, khi mà quyền lực thực sự của họ ngày càng giảm sút. ►I - NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI LIÊN KẾT Vào đầu những năm 70, dưới thời kỳ tổng thống Nixon, cuối cùng đồng Dollar đã mất đi vai trò của nó với tư cách là đồng tiền chủ đạo. Để đối phó với điều đó, Mĩ đã quyết định thả nổi đồng Dollar giống như tất cả các đồng tiền khác. Kể từ đó, các tỷ giá linh hoạt được sử dụng ở mợi nơi một cách công khai và với tư cách là công cụ của chính sách kinh tế đối nội mà không gặp phải một sự cản trở nào. Nó thường được vận dụng nhằm đạt được các ưu thế về kinh tế, hoặc thậm chí cả những ưu thế về chính trị có tính chất ngắn hạn. Với cách thức như vậy, tiền tệ ngày càng mất đi vai trò của nó với tư cách là thước đo giá trị, và thay vào đó, nó trở thành một “nhân tố rất xa lạ” trong trò chơi của các thế lực chính trị, xã hội và kinh tế. Kể từ khi hệ thống giá linh hoạt được thực hiện một cách triệt để vào đầu những năm 70, trong kinh tế học có hai ý kiến đối ngược nhau: Đa số các nhà lý luận kinh tế ở các nước nói tiếng Anh đại diện cho quản điểm cho rằng tỷ giá linh hoạt là phạm trù lâu dài, đứng đắn, và cần thiết, và bất kỳ sự cố gắng nào nhằm quay trở lại các tỷ giá cố định cũng chỉ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng mà thôi. Một số ít nhà lý luận lại có kết luận hoàn toàn ngược lại. Họ cho rằng, các tỷ giá linh hoạt đầy sai lầm, chỉ gây ra cho chính phủ sự lãng phí, gây ra sự xuất khẩu lạm phát, và khuyến khích một sự vô nguyên tắc, một sự vô trách nhiệm. Do đó, theo quan điểm của họ, thế giới cần phải nhanh chóng quay trở lại các tỷ giá cố định. ►II - MỘT ĐỒNG TIỀN XUYÊN QUỐC GIA. Mặc dầu cả hai quan điểm trên hoàn toàn đối ngược nahu, song dẫu sao nền kinh tế thế giới cũng vẫn phải vận hành theo một cách thức tốt nhất bằng cách thể chế hóa cả hai quan điểm đó. Các nước Cộng Sản trước đây, với sự độc quyền ngoại thương của mình từ lâu đã có một hệ thống tiền tệ phân đôi: một đồng tiền nội địa và một đồng tiền ngoại quốc hoàn toàn đặc biệt. Phần còn lại của thế giới lúc đó cũng đưa ra một hệ thống tiền tệ được phân chia đúng như trên, gồm một đồng tiền nội địa được sử dụng phục vụ trước hêt cho những mục tiêu chính trị đối nội có tính chất ngắn hạn, và một đồng tiền tính toán có thể chấp nhận được một cách rộng rãi trên thế giới; với đồng tiền này việc làm ăn với nước ngoài được thực hiện. Trong khi nền kinh tế thế giới và nền thương mại thế giới ngày càng dựa nhiều hơn vào những đồng tiền đại diện trước hết cho sức mua hơn là một đồng tiền quốc gia, thì đồng tiền nội địa ở từng quốc gia phải chịu sự chi phối ngày càng nhiều hơn của chính sách đối nội, hoặc thậm chí chỉ một chính kiến chiếm vị trí ưu thế. Theo cách thức đó thì cả hai quan niệm về tỷ giá đều được thực hiện trong thực tế. Điều tai hại là ở chỗ, trong 300 năm qua, luôn tồn tại một tiền đề mang tính tổng quát là mỗi một nước chỉ có một phương tiện thanh toán duy nhất của đồng tiền quốc gia, và phương tiện này được đảm bảo về mặt pháp luật thông qua nhà nước của nước đó. Đã một thế kỷ nay, nền thương mại thế giới chủ yếu được thực hiện bằng tiền tệ ngân hàng không có tính chất nhà nước, tức đồng “Dollar châu Âu” (Eurodollar) được Ngân hàng nhà nước Xô Viết phát kiến vào những năm 50. Xuất phát từ nỗi lo sợ về một sự đông cứng các tài sản Dollar Mĩ trong trường hợp có một sự đối đầu về chính trị giữa hai cường quốc, ngân hàng này lúc đó đã rút toàn bộ các tài khoản Dollar ở New York và chuyển sang các ngân hàng London. Sau đó 10 năm, khi tổng thông Johnson hạ lệnh cho các nhà kinh doanh Mĩ ngừng các khoản đầu tư Dollar to lớn ra nước ngoài, thực ra chỉ để nhằm xoa dịu De Gaulle trước nỗi lo sợ khủng khiếp về những “yêu sách của Mĩ”, thì thế giới kinh doanh đã chấp nhận đòng Dollar châu Âu như một đồng tiền tính toán quốc tế có gá trị; nó dần dần được mở rông ra thành các đồng Mac châu Âu, đồng Yên châu Âu và đồng Francs châu Âu. Hình thức mới này của tiền tệ châu Âu ngày càng được phát triển thành đồng tiền buôn bán thương mại thực sự cho thị trường thế giới, đặc biệt nó được nâng cao nhờ tổ chức OPEC và các phương tiện có khả năng thanh toán to lớn của chúng tràn ngập hệ thống ngân hàng quốc tế kể từ năm 1973. Ngày nay các đồng tiền châu Âu trở thành các phương tiện có khả năng thanh toán của toàn bộ các đồng tiền của các nước công nghiệp. Xét cho cùng thì các đơn vị mang tính chất siêu hình này ngày nay thể hiện là phương tiện thanh toán đích thực của nền kinh tế thế giới. Vào năm 1965, chỉ sau khi xuất hiện đồng Dollar châu Âu với tư cách là đồng tiền của nền thương mại thế giới, người ta vẫn còn cho rằng đông Dollar sẽ ổn định tương đối, và chính phủ Mĩ sẽ phải đề ra một chính sách tiền tệ có trách nhiệm. Từ cơ sở đó, đồng Dollar đã được chọn làm đồng tiền châu Âu. Do cả hai tiền đề này ngày nay không còn đúng và phù hợp nữa, nên về phía những người sở hữu của tiền tệ châu Âu với tư cách là những đồng tiền đảm bảo quyết định cho hoạt động của thị trường tín dụng thế giới thông qua khả năng thanh toán của mình, ngày càng yêu cầu làm sao tài sản của họ không còn phụ thuộc vào sự hưng phấn của chính sách Mĩ về việc điều chỉnh tiền tệ. Điều này chỉ có thể diễn ra khi các khoản tiền gửi của họ ngày càng gắn chặt với các đơn vị sức mua để có thể bảo vệ họ trước sự mất giá và lạm phát. Khối lượng các phương tiện có khả năng thanh toán ngày nay, hoặc nằm ở trong tay các nhà xuất khẩu lớn và trước hết là ở các nước có xuất siêu cao (như Nhật, Đức…), hoặc ở trong tay các nước thuộc OPEC. Tính bất ổn định của đồng tiền nội địa, đặc biệt là của đồng Dollar, rất nguy hiểm cho các nhà xuất khẩu của các nước có xuất siêu lớn, hoặc ít nhất nó cũng tác hại rất lớn tới khả năng thanh toán của họ. Nguyên do là các nghĩa vụ thanh toán của họ, về nguyên tắc được chuyển đổi thành đồng tiền của nước xuất khẩu, và đồng tiền này phần lớn là những đồng tiền tương đối mạnh. Ngược lại, họ thường chuyển thu nhập của mình vào các đồng tiền hoặc tương đối yếu, hoặc bị làm yếu đi một cách có ý thức do những lý do chính trị nội bộ. Những đồng tiền này có thể được bảo vệ bằng việc sử dụng các khác biệt về giá trị để chống lại các sự mạo hiểm của tiền tệ, nhưng cách làm này có hạn chế tương đối lớn. Ngoài ra, các hoạt động bảo đảm về mặt giá trị lại được coi là “đầu cơ”, dẫu rằng chúng cũng giống như tất cả các hoạt động kinh doanh khác. Người ta cũng có thể nói một cách hoàn toàn ngược lại rằng, thật là hoàn toàn vô trách nhiệm nếu không theo đuổi một sự thay đổi giá trị có lợi trong thời kỳ bất ổn định của tiền tệ. Nhưng điều này lại không bao giờ có thế nhận thức được và kiểm soát được ngoài thời kỳ khủng hoảng tài chính. Do vậy, các nhà xuất khẩu, đặc biệt là của các nước có đồng tiền mạnh cũng như có cán cân thanh toán bội thu, bị rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: nếu không thực hiện sự thay đổi giá cả có lợi, thì họ sẽ gây thiệt hại cty của họ, và từ đó ảnh hưởng bất lợi đến các chỗ làm việc hiện có; nếu họ quyết định tiến hành các hoạt động kinh doanh theo thời điểm, thì họ sẽ rất phiêu lưu và bị coi là “các nhà đầu cơ”, và phải chịu trách nhiệm về tất cả những sự biến động của đồng tiền có thể xảy ra, nên họ tìm cách tránh những sự biến động này thông qua việc ổn định giá trị. Do hiện nay hầu như tất cả các đồng tiền đã trở thành các nhân tố chính trị, nên các nhà xuất khẩu chỉ còn có sự lựa chọn phải tự giải quyết cho mình loại phương tiện thanh toán các khoản nợ và các giao dịch có tính chất tiền tệ của đồng tiền xuyên quốc gia. Điều này trở nên cấp thiết, khi ngày càng có nhiều nước có đồng tiền mạnh, do sự bất ổn định của các đồng tiền yếu, buộc phải đi đến quyết định đóng cửa biên giới, để tự bảo vệ trước nguồn “vốn chạy trốn” ra nước ngoài và trước nạn xuất khẩu lạm phát. Nhóm nước lớn có dư thừa ngoại tệ lớn, đặc biệt là các nước có dân số tương đối thấp, do thiếu khả năng đầu tư nên không thể đầu tư tiền của mình vào trong nước được. Họ phải tìm cách đầu tư ra nước ngoài, và như thế có nghĩa là họ đầu tư vào các đồng tiền nước ngoài. Nếu xét về mặt bề ngoài thì dường như tổ chức OPEC là một thành công vĩ đại, nhưng nếu xét về mặt nội bộ thì người ta có thể nói một cách đứng đắn về một sự thất bại. Tử năm 1973 trở đi, là thời kỳ OPEC có nhiều cay đắng và thất vọng. Kể từ khi các nước OPEC tăng giá dầu thô lên gấp 4 lần vào mùa thu năm 1973, thì thu nhập thực tế của họ lại giảm xuống liên tục. Đồng Dollar Mĩ là đồng tiền được dùng để tính giá dầu lửa đã giảm đi khoảng một nửa giá trị: vào năm 1973 người ta đổi 1 Dollar được 360 Yên, vào mùa thu năm 1978 chỉ còn 180 hoặc 190 Yên. Và đối với các đồng tiền mạnh khác như DM và Francs Thụy Sĩ cũng có tình trạng mất giá tương tự, nếu không nói là cao hơn. Trên góc độ đó thì các nước OPEC đã nhận được số tiền DM hoặc Yên chỉ gần gấp đôi số mà họ thu được vào năm 1973. Ngược lại giá của hàng hóa các nước này mua, đặc biệt là vốn và các sản phẩm kỳ thuật cao tính theo DM hay Yên kể từ năm 1973 lại tăng lên gấp đôi và tính theo Dollar thì thậm chí tăng lên gấp 4 lần. Điều đó có nghĩa là sự tăng gía dầu lửa đã bị san bằng, thậm chí bị bỏ xa do việc tăng giá hàng hóa các nước xuất khẩu dầu lửa mua. Đó là điều đã được dự đoán trước. Lý do là, cho đến lúc đó vẫn chưa có một tập đoàn nào thành công trong việc tăng thu nhập thực tế mà không để xảy ra tình trạng thiếu hụt thực sự trong sản xuất hoặc trong công suất sản xuất. Và sự thiếu hụt này, nếu xét trên khía cạnh số cung dầu thô thuần về mặt lý tính, thậm chí số cung dầu thô tiềm tàng, ít nhất trong vòng 10 hoặc 15 năm tới sẽ không còn nữa. Tương ứng với điều đó là tất cả những sự thiếu hụt xảy ra lúc đó ít nhiều có tính giả tạo, một phần do việc khai thác dầu bị hạn chế một cách có ý thức của các nước OPEC, một phần do các biện pháp chính trị như kiểm soát giá của Mĩ. Trong tình hình đó, một tổ chức xét trên thực thế không thể tăng giá sản phẩm của mình – điều này đã được lý thuyết về các tổ chức ra đời cách đây một thế kỷ chỉ rõ. Thay cho điều đó, hoặc là phải hạ giá – và trường hợp này có thể được xảy ra vào giữa năm 1973 và năm 1978, khi các tỷ giá trao đổi là cố định, hoặc là việc tăng giá được tiến hành tương ứng với việc tăng giá hàng hóa các thành viên tổ hợp này mua. Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi các nước sản xuất dầu lửa không hiểu tại sao các nguồn thu nhập đã được dự tính một cách tin tưởng lại bay hơi mất. Ngay cả cho dù họ có hiểu được những mối liên quan này thì họ cũng khó mà chấp nhận được thực tại. Họ giải thích rằng các thành quả của họ hình như bị cướp đi do những mưu mẹo khôn ngoan nào đó. Họ trông chờ vào nguồn thu nhập được bảo đảm một cách chắc chắn, để có thể trang trải được việc giảm liên tục giá trị của các ngoại tệ, đặc biệt là của đồng Dollar. Các nước xuất khẩu dầu lửa trong tương lai sẽ phải gấp rút bảo vệ các tài sản của họ tại các ngân hàng quốc tế một cách chắc chắn nhất trước một sự mạo hiểm về tiền tệ. Điều này có thể đạt được hoặc nhờ tính chất chuyển đổi được của tài sản ra các đồng tiền khác nhau, sao cho chủ tài khoản có thể rút được tiền gửi trước tiên với một sự thua thiệt nhỏ nhất về tiền tệ hoặc là nhờ vào việc gắn giá trị danh nghĩa của tài sản với chỉ số giá cả hàng hóa hoặc chỉ số giá bán buôn của các nước công nghiệp để từ đó có thể bảo vệ được giá trị trước lạm phát. Một khả năng khác là chuyển chúng thành vàng. Ngày nay cả ba khả năng trên đều được các nhà xuất khẩu lẫn các nước OPEC sử dụng ngày càng mạnh mẽ. Thậm chí đã có một tổ chức công đoàn – tất nhiên đó là công đoàn Mĩ – cho rằng, hợp đồng về tiền lương của họ không được dựa trên đồng Dollar mà phải dựa trên cơ sở vàng. Chừng nào, số tiền gửi của hệ thống ngân hàng thế giới, dù chỉ một phần rất nhỏ, còn được tính theo một đồng tiền tính toán xuyên quốc gia, thì các ngân hàng đều phải phân bố các khoản cho vay, cùng đơn vị tiền tệ, bởi lẽ, nếu không họ sẽ phải một mình gánh chịu sự mạo hiểm về tỷ giá. Vì vậy, họ đòi hỏi phải phát triền một đồng tiền xuyên quốc gia đích thực Đồng thời sức ép buộc chính phủ các nước phải sử dụng đồng tiền nội địa như là một công cụ của chính sách ngắn hạn. ►III - SỰ KẾT THÚC CỦA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA. Quốc gia hiện đại với tư cách là một học thuyết được hình thành lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 16. Theo học thuyết đó, lãnh thổ chính trị và kinh tế phải là một, và sự thống nhất của cả hai mặt đó được bảo đảm bằng sự kiểm soát của nhà nước đối với tiền tệ. Ngôn từ đặc trưng cho sự thống nhất mới về kinh tế - chính trị này là khái niệm “chủ quyền”. Trong thời kỳ trước đó hai hệ thống này tách biệt nhau, và tiền tệ thực tế không chịu một sự kiểm soát chính trị bất kỳ nào. Vào khoảng năm 1500, trước năm xảy ra lạm phát lâu dài trong thế kỷ XVI làm rung chuyển hệ thống kinh tế lúc đó, một nền thương mại tầm xa đã được tổ chức, và đã được các thành phố thương mại thực hiện. Các thành phố này được xem như các tổ hợp đa quốc gia ngày nay, và được đánh giá như là kẻ đối lập. Ngược lại, nền kinh tế nội địa về cơ bản độc lập với tính chất nông nghiệp, được tập trung vào các thành phố buôn bán. Ở trong các thành phố này, đồng tiền chỉ có chức năng trao đổi, do đó làm cho khối lượng tương ứng trong lưu thông trở nên quá ít ỏi. Cả hai hình thức thương mại này – thương mại tầm xa và thương mại buôn bán địa phương – hoàn toàn tách biệt nhau, với cơ chế giá cả hoàn toàn khác nhau; trong khi hình thức thứ nhất hoạt động với giá cả thị trường tự do, thì ở các thị trường đại phương gá cả lại bị kiểm soát chặt chẽ. Ngược lại, nhà nước quốc gia hiện đại cho rằng, lĩnh vực tiền tệ và tín dụng phải được người đứng đầu nhà nước kiểm soát; nền kinh tế phải được liên kết vào hệ thống chính trị, và chỉ có như vậy thì mới có thể cung cấp được cho giới chủ đủ các công cụ cần thiết để nuôi sống đội quân của mình. Cùng với sự xuất hiện nhà nước quốc gia hiện đại, các thị trường quốc gia cũng được hình thành; nền thương mại tầm xa và nền thương mại đại phương không còn là khu vực tách biệt mà trái lại ngày càng được liên kết với nau. Chủ quyền quốc gia vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 đã đạt được đỉnh cao về mặt logic với việc ra đời học thuyết Keynes. Theo đó, một nước – ít nhất là một nước lớn như Anh – có thể kiểm soát được nền kinh tế của mình bằng vận hành khéo léo lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, và có thể làm cho nó không phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới. Nhưng Keynes cũng chính là người đầu tiên đã phản đối lại chủ nghĩa Keynes, ủng hộ một đồng tiền xuyên quốc gia phi nhà nước. Điều này diễn ra vào thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, khi ông đi tới kết luận cho rằng, về cơ bản không một đồng tiền quốc gia nào còn có thể đáp ứng được vai trò của đồng tiền chủ đạo, và do vậy, thế giới cần hải có một đồng tiền thanh toán xuyên quốc gia đích thực. Kiến nghị do ông đưa ra vào năm 1942 được gọi là “Bancor”, do một hội đồng quốc tế bao gồm các nhà kinh tế thẩm định nhằm duy trì sức mua của nó. Và với tư cách là phương tiện thanh toán ổn định, nó bảo đảm cho tính ổn định và sự mở rộng của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, kiến nghị này đã bị hầu hết những người theo chủ thuyết Keynes của Mĩ phản đối tại hội nghị Bretton Wood vào năm 1955. Họ cho rằng, kiến nghị đó muốn ủng hộ vai trò lãnh đạo của đồng bảng Anh, và phê phán kiến nghị của Keynes là “chủ nghĩa đế quốc Anh ẩn tàng”. Sự bác bỏ dứt khoát này có thể là một sự vội vã, muốn trở thành một đồng tiền chủ đạo. Trong khát vọng của mình, những người Mĩ hoàn toàn chắc chắn rằng đồng Dollar dường như đã đủ mạnh để có thể đồng thời vừa giữ vai trò của đồng tiền chủ đạo, vừa giữ vai trò của đồng tiền nội địa. Ngoài ra, các nhà kinh tế Mĩ, đặc biệt là các nhà kinh tế làm việc cho chính phủ, đã không ngần ngại khi cho rằng đồng Dollar có khả năng dẫn dắt một cách đầy trách nhiệm vai trò kép. Hai mươi năm đã trôi qua, và dường như họ đã có lý. Nhưng rồi vào những năm 60, tình hình đã bắt đầu thay đổi. Thời kỳ của tổng thống Kennedy lần đầu cho thấy Keynes đã có lý, và những người theo chủ nghĩa Keynes Mĩ đã sai lầm. Không có một đồng tiền quốc gia nào có thể đóng vai trò đồng tiền chủ đạo, và nền kinh tế thế giới không bị bất cứ một đồng tiền quốc gia nào thay thế. Kết luận có tính logic này do nhà kinh tế học F.A.Hayeck, một người không theo chủ nghĩa Keynes đưa ra bằng cách đề nghị các chính phủ rút khỏi toàn bộ lĩnh vực tiền tệ. Thay thế vào đó là các ngân hàng lớn phải có quyền phát hành tiền tệ riêng của mình, và thị trường sẽ tự quyết định đặt niềm tin vào ngân hàng nào. Đề nghị này đồng thời cũng có nghĩa là một sự tách rời hoàn toàn tiền tệ với chủ quyền chính trị. Nhưng cũng cần thấy rằng, thời kỳ đề nghị có tính logic của Hayeck còn chưa chín muồi. Tiền tệ vẫn chưa thoát khỏi các “chuyên gia”, nó còn được trao cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường tự do. Do đó, đồng tiền nội địa trong một thời kỳ xác định vẫn còn là một nhân tố chính trị và bị nhà nước lợi dụng. Nhưng một đồng tiên lưu thông quốc tế sẽ ngày càng là một sự pha trộn giữa Bancor của Keynes và “tiền ngân hàng” tự do của Hayeck. Nó được các ngân hàng lớn, quan trọng nhất quản lý, và được định hướng vào các cơ chế sức mua tương đối trì trệ song vẫn còn hoạt động. Việc xuất hiện một đồng tiền quốc tế có hiệu năng, theo dự đoán, có thể là một biểu hiện bước ngoặt trong lịch sử về học thuyết chính trị. Và điều đó đồng thời cũng có nghĩa là sự kết thúc của chủ quyền quốc gia. Cả hai điều này rất có thể sẽ kéo theo một sự đảo ngược toàn bộ về chính trị và kinh tế. Nền kinh tế thế giới hiện nay đã trở nên lệ thuộc đến mức trên thực tế không một nước lớn nào có khả năng tiến hành các hoạt động kinh tế hoặc một chính sách kinh tế một cách hoàn toàn tự chủ. Trong thế kỷ thứ 19, các nước như Anh hay Đức là những nước so với ngày nay còn là các nước nhỏ bé (xét về quy mô và tiềm lực kinh tế) đã có thể hình thành nên các trung tâm kinh tế tự trị. Nhưng ngày nay điều đó không thể lặp lại ngay cả đối với một nước lớn như Mĩ. Ở đây, sự lệ thuộc nói chung về nguồn nguyên liệu thô phân tán trên khắp thế giới, cũng như việc phân chia sản xuất ngày càng tăng, đã trở thành hai đặc điểm của sự lệ thuộc quốc tế và ngày càng phát triển. Biểu tượng đặc sắc nhất của việc xuất hiện một nền kinh tế xuyên quốc gia thực sự, có thể là một số tương đối nhỏ các ngân hàng lớn đã phát triển thành các ngân hàng có “tầm cỡ thế giới” hoàn toàn ngoài sự mong đợi. Để có thể đạt được “tầm cỡ thế giới”, một ngân hàng bắt buộc phải có một mạng lưới cơ sở quốc gia rộng rãi và một công suất tương ứng có khả năng xử lý và sử dụng thông tin từ khắp nơi trên thé giới. Một năng lực như vậy chỉ có thể thực hiện nhờ sự tài trợ và duy trì của một mạng lưới toàn diện và rộng khắp thế giới. Mạng lưới này vượt xa khả năng của bất kỳ một nền kinh tế quốc gia nào. Hiện nay trên thế giới có khoảng 12 ngân hang có thể đáp ứng được các yêu cầu to lớn này. Ngoài ra, có khoảng 20 hoặc 30 ngân hàng lớn “khu vực” cũng tham gia vào giao dịch thế giới, nhưng không thể là ngân hàng đứng đầu. Chỉ riêng việc xuất hiện phạm trù ngân hàng thế giới trên thực tế và có tới 12 ngân hàng tầm cỡ thế thế giới cạnh tranh với nhau đã là một chứng minh hùng hồn cho sự hình thành nền kinh tế thế giới. Sự xuất hiện một đồng tiền xuyên quốc gia do các ngân hàng điều hành, xét cho cùng, là hệ quả có thể - thậm chí là không thể tránh khỏi – của sự liên kết rộng rãi trên thế giới. Các nước công nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc lớn hơn, thậm chí rất lớn vào nhập khẩu nguyên liệu. Còn các nước đang phát triển cũng phải tăng cường nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ các nền kinh tế thị trường giàu có, bởi lẽ chỉ các nước này mới có vốn, công nghệ và hệ thống tiêu thụ nhằm sản xuất ra một lượng dư thừa lớn về lương thực, thực phẩm. Và sự lệ thuộc này sẽ được đẩy mạnh thông qua hệ thống truyền tin rộng rãi khắp thế giới, làm cho tất cả các nước ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau. ►IV - VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP HÓA MỘT PHẦN. Từ trước đến nay người ta thường phân thế giới thành hai nhóm nước: “các nước công nghiệp” và “các nước đang phát triển”. Nếu xét trên góc độ của sự phát triển cho đến nay và trong tương lai, thì sự phân biệt đó dẫn đến một sự lầm lẫn tai hại. Phạm trù quan trọng nhất đối với các nhà kinh doanh và nhà chính trị ngày nay là “các nước công nghiệp hóa một phần” như Braxin, Mexico, Đài Loan, HongKong và Singapore, Hàn Quốc. Ở các nước này có một số lượng dồi dào những người có trình độ, có thể đón nhận được các vị trí quản lý và các nghề nghiệp kỹ thuật, nhưng về nguyên tắc nó không có khả năng tự sáng tạo ra một công nghệ cần thiết. Phần lớn các nước đó được đánh dấu bằng một thị trường nội địa tương đối có ý nghĩa và phát triển nhanh chóng, nhưng lại phụ thuộc vào sự phân chia sản xuất quốc tế, xét trên góc độ việc làm. Ở các nước này sẽ tập trung chủ yếu các quá trình chế tạo đòi hỏi nhiều lao động, và sản phẩm làm ra trước hết tiêu thụ trên thị trường các nước công nghiệp. Trong tương lai, các nước này sẽ giữ một vai trò có tính chất quyết định trong nền kinh tế thế giới do các nước này không những đã chững tỏ được họ là các bạn hàng thích hợp nhất đối với sự phân công sản xuất quốc tế với phương Tây và Nhật Bản, mà còn do các nước này đặc biệt hấp dẫn đối với các lực lượng chuyên môn, nhất là giới trẻ, từ các nước công nghiệp. Bởi vì, một người Thụy Điển hoặc một người Đức sống ở Mandrid, HongKong hay Ai Len vẫn cảm thấy như “ở nhà mình”. Họ có thể sinh sống cùng gia đình ở đó gần như theo mong muốn. Ở châu Phi thì vấn đề này lại khó khăn hơn nhiều. Điều đó cũng đúng với những người Mĩ trẻ tuổi. Họ có thể thích nghi với cuộc sống ở Mexico City hay Rio De Janeiro không có gì khó khăn, trong khi anh ta lại hầu như không thể chịu được ở Bolivia hay Ấn Độ. Việc những người lao động trí óc trẻ tuổi phương Tây được sử dụng ở các nước này có nghĩa là họ có thể thực sự làm được một sự nghiệp nhất định. Trái lại ở một nước kém phát triển họ cảm thấy cuộc sống và công việc như là một sự khốn khổ. Nếu như chúng ta thành thật, thì phải cảm thấy hoặc dễ chịu hoặc khó chịu, khi những nước đang phát triển về cơ bản đã trở nên không đặc biệt lý thú đối với các nước công nghiệp kể từ sau đại chiến thế giới, đến nỗi các khoản đầu tư vốn từ các nước này – ngoài các ngành công nghiệp hấp dẫn và các ngân hàng – đã trở nên rất khan hiếm, bởi lẽ các nước đang phát triển coi các nước công nghiệp là bạn hàng buôn bán. Theo tôi, tình hình này đối với các nước như Ấn Độ hoặc các nước châu Phi khó có sự thay đổi cơ bản. Trong khi đó, các quốc gia công nghiệp hóa một phần (với khả năng lớn là một bạn hàng buôn bán và làm ăn, đặc biệt là đối với đối với việc phân công sản xuất) sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Rất có thể các nước này 25 năm tới sẽ ghi một dấu ấn mạnh mẽ vào thế giới kinh tế giống như Nhật Bản đã làm đối với thế giới trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II bằng việc vươn lên trở thành một siêu cường. Các nước công nghiệp hóa một phần đã trải qua một tiến trình của sự tăng trưởng mạnh mẽ đặc sắc đến mức, những mối quan tâm trong tương lai và các vấn đề của họ sẽ khác biệt hẳn so với các nước đang phát triển khác. Xét về mặt quy mô thuần túy, với khoảng 200 đến 250 triệu dân, các nước này tương ứng với Mĩ hay Tây Âu. Điều này sẽ làm gia tăng về kinh tế và dẫn đến những hệ quả không thể coi thường được. Xét về khía cạnh cung và cầu thì đây là một khả năng to lớn, là một mối nguy cơ tiềm tàng của một sự cạnh tranh khốc liệt. Và sự cạnh tranh này có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật, bởi vì nó diễn ra trước hết trên lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng kỹ thuật cao. Trong vòng một thế hệ, với sự nhìn nhận thận trọng, các nước công nghiệp hóa một phần sẽ được phát triển đầy đủ. Đến lúc đó, với tư cách là những bạn hàng và những người cạnh tranh, họ sẽ liên kết với nền kinh tế thế giới một cách công bằng. Bởi vậy, ngay từ hôm nay các nhà kinh doanh của các nước công nghiệp phải tập trung vào các nước này để có mục tiêu và chiến lược đúng. Cần phải quan sát một bộ phận lớn của nền kinh tế thế giới với một sự nghi ngờ đặc biệt. Chẳng hạn không thể tưởng tượng được rằng Trung Quốc trong 25 năm tới sẽ trở thành một thị trường, một nước sản xuất công nghiệp, một nước xuất khẩu có ý nghĩa thực sự. Điều này chỉ có thể đúng với trường hợp dầu lửa. Cũng với một sự hoài nghi như vậy, người ta cho rằng “sự cân bằng quyền lực sẽ thay đổi ngày càng có lợi cho các nước cung cấp nguyên liệu thô”. Nhưng có một điều chắc chắn là các diễn biến của nền thương mại sẽ thay đổi ngày càng có lợi hơn cho các nước công nghiệp, và do đó, tiếp tục chi phối một cách sâu sắc khuynh hướng xuất hiện bước ngoặt của thế kỷ. Những hàng hóa được dự báo là khan hiếm, nhất là thực phẩm, là thứ chủ yếu được các nước có nền kinh tế thị trường công nghiệp như Mĩ, Canada, Tay Âu sản xuất ra một cách dư thừa. Braxin xét về mặt tiềm năng, ngoài coffee, còn có thể xuất khẩu được các thực phẩm khác với quy mô lớn, nhưng nền công nghiệp vẫn còn nằm trong giai đoạn tiền công nghiệp. Nhật Bản không thể tăng mạnh sản xuất lương thực, đặc biệt là đạm động vật, nên vẫn luôn là nước nhập khẩu lương thực thuần; còn các nước tiền công nghiệp vừa không có vốn, vừa không có lực lượng nông nghiệp có trình độ cần thiết (hoặc hệ thống tiêu thụ) để có thể gia tăng sản xuất nông nghiệp nhanh hơn so với dân số. Trong lĩnh vực năng lượng cũng có các nguồn tương lai để thay thế hoặc bổ sung dầu lửa. Chúng ta cần phải thấy rằng, bất cứ một loại hình khan hiếm nguyên liệu nào cũng bị loại trừ, bời vì tất cả các nguyên liệu quan trọng như sợi, kim loại và khoáng sản về cơ bản là giàu về trữ lượng. Các sự khan hiếm thường xuất hiện do những nguyên nhân chiến tranh và chủ yếu nảy sinh từ sự tồi tệ trong trao đổi thương mại của các nước tiền công nghiệp sản xuất nguyên liệu. Các cố gắng của thế giới thứ ba hòng làm thay đổi sự trao đổi thương mại (chẳng hạn với việc hình thành các tập đoàn) rất khó thành công. Thực tế cho thấy, tình trạng của các nước sản xuất nguyên liệu cơ bản – chẳng hạn như nền nông nghiệp Ấn Độ - lại bị xấu hơn đi do sự phát triển của các nước công nghiệp hóa một phần, bởi vì các nước này, trong khuôn khổ sự phát triển của mình, ngày càng đảm nhận nhiều hơn vai trò của những nhà sản xuất nguyên liệu cơ bản có hiệu quả và quan trọng. Ngoài những vấn đề nói trên, nền kinh tế thế giới nhậu Keynes còn có một khó khăn lớn nữa là không có một học thuyết hiện thực có thể chấp nhận được. Chừng nào các nhà kinh tế của chính phủ ở các nước công nghiệp, đặc biệt là ở Mĩ và Anh còn bám giữ vào các tín điều Keynes của họ thì có thể nói rằng các tiền đề này còn củng cố sự ích kỷ của các nhà kinh tế và các nhà chính trị. Không có một học thuyết đúng đắn sẽ không có một đường lối đúng đắn. Điều quan trọng hơn cả đối với các cấp lãnh đạo cao là sự lãnh đạo cần phải định hướng vào hai điểm chốt: một mặt, đó là sự xuất hiện của một nền kinh tế thế giới liên kết với một đồng tiền ngân hàng xuyên quốc gia, và mặt khác, là vai trò trung tâm của các nước công nghiệp hóa một phần. Thành công hay thất bại của các nước này trên con đường công nghiệp hóa trong những thập kỷ tới sẽ có ý nghĩa quyết định chủ yếu tới thành công hay thất bại của nền kinh tế thế giới. ►V - MỘT CHÍNH SÁCH KINH DOANH ĐỊNH HƯỚNG VÀO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. Các cty kinh doanh của các nước công nghiệp phải thích ứng với cách sống cùng một lúc trong nền kinh tế thế giới với đồng tiền xuyên quốc gia, và trong một nhà nước quốc gia, trong đó tiền tệ ngày càng trở thành quả bóng trong các trò chơi nhằm đạt các mục tiêu chính trị ngắn hạn. Do việc sử dụng ngày càng tăng tiền tệ xuyên quốc gia nên các hãng kinh doanh của tất cả các nước, dù muốn hay không muốn, cũng sẽ phải đứng ngoài lề hiện thực kinh tế. Ở đây, ngay trong trường hợp không có lạm phát, việc thực hiện sổ sách kế toán riêng biệt cho đồng tiền quốc gia và đồng tiền xuyên quốc gia đối với nền kinh tế nội địa và nền kinh tế thế giới cũng đã rất khó khăn. Các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu phải tiến hành hạch toán riêng cho các nước khác nhau mà ở đó tập đoàn hoạt động và có tài sản, và phải củng cố, hợp nhất cách hạch toán này. Nếu các tài khoản ghi bằng tiền nội địa không được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, thì việc phối hợp các tài khoản khác nhau ở các nước với tài khoản trong nước mình không thể thực hiện được. Trong tương lai, tất cả các cty, kể cả các cty nhỏ sẽ phải bắt đầu hoạch định chiến lược ngày càng mạnh vào nền kinh tế thế giới. Sự năng động kinh tế lệ thuộc chủ yếu vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, ngay cả các hãng định hướng vào thị trường nội địa một cách tương đối cũng phải bắt đầu bằng việc phân tích các xu hướng rộng rãi trên thế giới, với một sự phát triển và các mong đợi. Các cty có thế lực kinh tế khổng lồ cũng nằm trong tình trạng hoàn toàn tương tự. Ở Đức sự chuyền biến này diễn ra vào năm 1900, ở Mĩ vào thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, và ở Nhật thậm chí còn muộn hơn nhiều. Cho đến đầu những năm 50, hoạt động của phần lớn các cty quốc tế đều được đánh dấu bằng việc có “thêm một bộ phân nước ngoài”. Trong vòng 30 năm trở lại đây, thậm chí các cty cỡ trung bình cũng nhận thức được rằng cần phải được tổ chức hoặc là theo các khu vực địa lý rộng lớn hơn, hoặc là theo các bộ phận sản phẩm rộng rãi trên thế giới. Các bộ phận này sẽ được phối hợp lại trong phạm vi những khu vực địa lý xác định, như Bác Mĩ, châu Âu … Nhưng ngay cả hình thái dầu tiên, tương đối mới mẻ của cơ cấu tổ chức cũng không còn thích hợp trong tương lai. Tiêu chuẩn phân lớp duy nhất có thể chấp nhận được là giai đoạn phát triển quốc gia. Chúng ta cần có các đơn vị tổ chức lớn hơn phục vụ cho kinh doanh trong khuôn khổ các nước công nghiệp: một đơn vị cho các nước công nghiệp hóa một phần (đơn vị này thậm chí có thể là đơn vị quan trọng nhất bở vì ở đây cần phải ra quyết định khó khăn nhất, với những sự mạo hiểm lớn nhất); một đơn vị cho các nước sản xuất nguyên liệu; và có thể còn có thêm một đơn vị nữa cho các vùng lạc hậu nhưng lại là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các cty. Ngoài ra, cũng có thể có một đơn vị tổ chức phụ không theo tính chất địa lý cho các bộ phận của cty gắn liền với việc phân công sản xuất. ►VI - TẦNG LỚP TRUNG GIAN MỚI CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM THUÊ. “những người làm thuê” ngày nay thường là những “người công nhân cổ xanh” với công việc chủ yếu là làm bằng tay. Nhưng nếu xét trên phương diện kinh tế, thì anh ta thuộc “tầng lớp trung gian”, bởi vì anh ta mang đặc điểm của một sự an toàn cao về thu nhập. Ở các nước công nghiệp, người công nhân làm bằng tay ở các lĩnh vực nghề nghiệp đặc trưng của người vô sản trước đây như trong nghành công nghiệp chế tạo, trong khai thác mỏ và trong ngành xây dựng – ngày nay ngay cả trong thời kỳ dài của nạn lạm phát vẫn nhận được những khoản thu nhập. Ở Mĩ, thu nhập của người công nhân trên thực tế được đảm bảo tối thiểu cho 2 năm. Đặc điểm có tính chất quyết định thực sự cho “người vô sản” ngày nay là anh ta có một số các đặc điểm của tầng lớp trung gian trên cơ sở trình độ đào tạo tri thức về thế giới và các ước vọng của anh ta. Các nhóm người duy nhất ngày nay ở các nước công nghiệp còn mang các đặc điểm của giai cấp công nhân thế kỳ XIX là các thiểu số nhập cư mới gần đây, như những người da đen Mĩ, những người Chicano từ Mexico, những người Siciliano ở Turin hoặc công nhân Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức. Người công nhân làm bằng tay đã mất vai trò trung tâm trong số những người làm thuê. Nếu xét thuần túy về số lượng thì số công nhân này là một đa số yếu. Trọng tâm ngày càng rơi vào tầng lớp trung gian được đào tạo của những người làm thuê, trong số họ có tới trên 90% suốt đời làm việc như một công chức. Trước đây không lâu những người có trình độ giáo dục tốt, về nguyên tắc họ làm việc không bị lệ thuộc. Phần lớn họ làm nghề tự do. Những người này mặc dầu với tư cách là người ăn lương nhưng lại không có người cấp trên thực sự. Ngày nay thì ngược lại, phần lớn những người có trình độ giáo dục trung bình (như một số chủ sưởng sửa chữa, một thợ thủ công và người chủ hiệu), lại hoạt động độc lập. Nguyên do là, ngày nay trong các lĩnh vực đặc trưng của những người làm nghề tự do như y tế, tư pháp hoặc tư vấn thuế ngày càng trở thành các hoạt động theo nhóm. Sự thay đổi này trong nội bộ các thể chế và các tổ chức dẫn đến việc hình thành hai nhóm người: một nhóm các chuyên gia và một nhóm các nhà quản lý. Những người này được coi như là những người kế cận của những người làm nghề tự do, nhưng họ cũng là các công chức. Họ không phải các “chef” (nhân viên), nhưng cũng không phải là các cấp dưới. Lý do là, họ không tiếp nhận các chỉ thị mà là cung cấp, báo cáo. Và về nguyên tắc, họ làm việc cho một thể chế chứ không phải cho một cá nhân nào. Do có những đặc điểm này mà ngày nay họ đã hình thành nên một tầng lớp xã hội mới. Tầng lớp này không còn phù hợp với các học thuyết và nhận thức hiện thời của chúng ta. Ở đây vị trí độc lập của họ được thể hiện rất rõ. Các nhà quản lý ở cấp trung bình của tất cả các thể chế có một mối quan hệ rất độc lập đối với người chủ của họ. Một mặt, họ vừa hài lòng với công việc và chỗ đứng của mình, vừa hài lòng với thực trạng tài chính và xã hội. Và có được điều này là nhờ ở tổ chức của họ. Mặt khác, do nhạy cảm thấy mình như là những “người làm nghề tự do”. Vị trí xã hội của họ được xuất phát từ sự độc lập của họ, và chỉ riêng họ có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Do vậy, một mặt, họ có cảm giác cần phải nhất thể hóa với thể chế của họ, nhưng mặt khác, họ lại cố gắng giữ gìn sự độc lập về nghề nghiệp. Nhưng họ đã lầm, bởi vì tình trạng của họ không phải là đầy triển vọng: Ngày nay họ còn là “nhà tư bản” và là “người sở hữu”, nhưng sự sở hữu của họ không tạo ra cho họ quyền lực. Họ là các “chuyên gia” tuy có một vốn tri thức có tính chất quyết định, nhưng vốn tri thức của họ và chức năng của họ không đem lại cho họ một trách nhiệm và một chỗ đứng tương xứng. ►VII - “TIẾP SAU SỞ HỮU LÀ QUYỀN LỰC” Vào năm 1700, tức là cách đây 300 năm, một người Anh tên là James Harrington, một trong những người sáng lập ra lý luận chính trị, đã nói trong tổ chức “Occana” của mình rằng, “cuộc cách mạng hào hùng” ở Anh vào năm 1688 là không thể tránh khỏi, bởi vì quyền lực kinh tế trước đó được chuyển vào tay các chúa đất không còn đồng hóa với quyền lực chính trị nữa, quyền lực chính trị này luôn nằm trong tay nhà vua và các lãnh chúa cao cấp. Dựa vào các triết lý của Aristoteles lúc đó, Harrington đã viết, quyền lực chính trị phải luôn diễn ra song song với quyền lực kinh tế, và ngược lại cũng thế, bởi vì tiếp theo sau sở hữu luôn luôn là quyền lực. ►VIII - ...VÀ TIẾP SAU TRI THỨC LÀ TRÁCH NHIỆM. Một tiên đề cũng cổ xưa như vậy và cũng dựa trên Aristoteles cho rằng, tri thức bắt buộc phải cặp đôi với trách nhiệm. Nếu không như vậy sẽ dẫn đến sự vô trách nhiệm và sự vội vã. Ở các nước công nghiệp, hiện nay cả hai quy tắc trên đều bị vi phạm nghiêm trọng. Bởi vì, những người làm thuê chiếm hữu không chỉ tư liệu sản xuất mà còn cả tri thức nữa, nhưng họ lại không ý thức được quyền lực và trách nhiệm đáng lẽ được trao cho họ, vì từ trước đến nay họ vẫn bị phủ quyết. Trên thực tế, việc trả công và do đó việc đảm bảo an toàn thu nhập của phần lớn những người làm thuê rất cao, nếu so với trách nhiệm. Điều đó làm lu mờ điều sai sót căn bản này và tạo ra cho nhiều người lao động một sự khó chịu khó giải thích, một sự bất bình khó xác định. Do có mối liên hệ chặt chẽ giữa sở hữu và quyền lực nên những người lãnh đạo sẽ khó có thể làm chủ được tình tế, nếu họ thất bại trong việc lôi cuốn các đại diện của những người làm thuê đồng sở hữu vào cơ cấu quyền lực và các cơ chế kiểm soát doanh nghiệp. Một thách thức cơ bản đối với quản lý trong xã hội những người cộng tác là: cần phải nỗ lực để một mặt, hướng sở hữu của họ về phương tiện sản xuất vào một cơ sở đúng đắn, có tính hợp pháp của quản lý, và mặt khác, sử dụng một cách đầy ý nghĩa các tri thức của họ thông qua trách nhiệm tương xứng của họ trong cty hoặc trong lĩnh vực hoạt động của họ. Trong 20 năm qua, đã diễn ra tình hình dịch chuyển quyền lực xã hội trong nền kinh tế từ các nhà tư bản truyền thống, tức những người sở hữu của thế kỷ XIX sang các nhà quản lý chuyên nghiệp, là những người đã tạo ra vị trí và quyền lực nhờ chức năng và hiệu năng của mình. Vào năm 1940 James Burnhum, một trong những tác giả đầu tiên viết về quản lý đã kết luận trong cuốn sách của mình về “cộc cách mạng quản lý” rằng, trong một xã hội hiện đại quyền lực phụ thuộc vào sự tín nhiệm của nhân dân. Quản lý chuyên nghiệp phải có hiệu lực, ý thức trách nhiệm và phải có hiệu năng cao. Nhưng hiện nay nó đang trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng về tính luật pháp, bởi vì nó vừa không có một quyền lực kinh tế quá khứ của sở hữu tư bản, vừa không có một sự cân bằng tương xứng làm cơ sở cho hành động của nó. Một số các nhà kinh doanh còn nghĩ rằng, với tư cách là các “nhà tư bản nhỏ”, họ có thể đạt được một cơ sở chính trị đầy đủ, trong đó lợi ích của họ nhất trí với lợi ích của các nhà tư bản lớn, và các nhà tư bản lớn này có một mức độ tương ứng quyền lực chính trị hạn chế cục bộ. Nhưng “nhà tư bản nhỏ” đã sai lầm. Ở cơ sở của anh ta ngày càng có nhiều nhà đầu tư với tư cách là người làm thuê, mà sở hữu của họ được hình thành trên cơ sở đóng góp vào các quỹ hưu trí và các thể chế tài chính khác. Chừng nào anh ta còn chưa được liên kết một cách rõ ràng và sáng tỏ trong quá trình quyền lực và ra quyết định thì anh ta sẽ không giúp được gì cho việc quản lý cty, mãi mãi vẫn là một nhân tố trung lập và vô tâm. Và như vậy, lãnh đạo cty sẽ bị tước mất đi cơ sở quyền lực của nó. Một sự liên kết sâu sắc rõ ràng những người sở hữu mới sẽ giúp cho nhà kinh doanh đạt được tính chất pháp lý cần thiết; và dĩ nhiên điều đó diễn ra không phải một cách tự động. Nó chỉ có thể được thực hiện nếu những người làm thuê với tư cách là người chiếm hữu cả tư bản xã hội lẫn tri thức xã hội được trao một trách nhiệm cần thiết. Người quản lý có nhiệm vụ sử dụng và làm cho tư bản nhân lực có hiệu quả. Ở các nước công nghiệp hóa, công nhân trí thức cũng như các khả năng của sức lao động được nâng cao liên tục. Tuy nhiên phần lớn ban lãnh đạo của các cty chưa cảm nhận được hết sự thay đổi này, thể hiện ở chỗ, họ chưa khai thác được tiềm lực của những người này một cách đầy đủ. Trong phần lớn các cty, các thể chế tư nhân, đặc biệt là trong thể chế công cộng, các công chức, về cơ bản “làm việc dưới khả năng” do trách nhiệm của họ rất hiếm khi tương xứng với khả năng uy tín và địa vị kinh tế của họ. Họ nhận tiền thay vì nhận được địa vị (mà địa vị lại có thể xác định được thông qua trách nhiệm thực sự), và sự thay thế này sẽ không bao giờ thỏa mãn, nếu xét về lâu dài. Điều quan trọng ở đây là, những người làm thuê ở tất cả các cấp phải được giao phó trách nhiệm thực sự đối với những công việc của cộng đồng cty; trách nhiệm này dựa trên cơ sở sự phát triển và việc điều hành các kế hoạch cải thiện trong nội bộ tổ chức. Họ phải được lôi cuốn vào việc chia sẻ trách nhiệm đối với công việc chuyên môn của mình và đối với việc kiểm soát mục tiêu và tự kiểm tra cá nhân. Và cuối cùng, họ phải được tạo điều kiện để thực hiện được sự cải tiến liên tục quá trình hoạt động tổng thể cũng như thực hiện được một sự “học tập liên tục” theo tấm gương Nhật Bản. Ngoài ra, mỗi một người làm thuê phải có cơ hội tham gia một cách có ý thức vào việc xác định và hình thành các mục tiêu và các quyết định của cty. Đó không chỉ là “nền dân chủ”, mà đơn giản là quyền công dân. Nó cũng không phải là một hình thức của “tự do kinh doanh” vô trách nhiệm hoặc của một sự “nhất trí” được hiểu sai về phía quản lý, mà là một sự tham gia của con người vào trách nhiệm của toàn bộ hoạt động. Như vậy, tăng cường công tác quản lý, cũng giống như sự phi tập trung hóa, là sự giải tỏa thực sự cho lãnh đạo các cty tổng hợp và có nhiều chi nhánh. Đối với người lao động, nó tạo ra một sự hiểu biết rõ ràng hơn đối với các quyết định và các quan niệm về quản lý. Đối với các thủ lĩnh công đoàn của một cty thường phải tự tranh đấu với các quyết định khó khăn về marketing, sẽ nhìn nhận rõ hơn mục tiêu và các vấn đề của quản lý trong việc tìm ra quyết định. Ngoài ra, còn phải thể chế hóa lợi ích kinh tế của người làm thuê. Và dó là một điều rất khó khăn. Bởi vì ở đây có các lợi ích khác nhau. Tỷ lệ sở hữu của người làm thuê, dù dưới bất cứ hình thức nào vẫn luôn tồn tại. Trong đời sống kinh tế, đó chính là vai trò tài chính tích cực lớn nhất cho họ. Vai trò này phải được quản lý một cách thích hợp và đầy ý thức trách nhiệm. Đồng thời nó cũng phải được tổ chức, cho phù hợp với các nhu cầu xã hội quan trọng, ví dụ đó có thể là khả năng thích ứng cao nhất của tòn bộ nền kinh tế cũng như của lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đối với động lực cá nhân và tự kiếm soát. Cuối cùng, còn phải đảm bảo cho các thể chế kinh tế tư nhân và công cộng chịu sự lãnh đạo có hiệu quả và đầy trách nhiệm. Người Nhật đã giải quyết vấn đề lợi ích một cách triệt để bằng cách đặt lợi ích của cty lên trên lợi ích của người làm thuê và nghề nghiệp của họ. Hiện nay chính người Nhật lại cũng đang đứng trước những vấn đề xã hội to lớn. Những vấn đề này, theo tôi có thể được giải quyết thông qua một động lực lớn hơn và tính linh hoạt cao hơn, bằng cách bổ sung vào hệ thống làm việc suốt đời của họ những sự quan tâm nhằm tiên liệu và loại trừ được nạn thất nghiệp có tính chất cơ cấu. Có như thế họ mới đạt được một cộng đồng cty thực sự. Ngược lại ở phương Tây một giải pháp như vậy chỉ có thể chấp nhận được nếu khi có sự nhất trí tham gia về mặt kinh tế của những người làm thuê với các nhu cầu tài chính cá nhân và với nhu cầu xã hội về tính linh hoạt và động lực cá nhân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_ly_trong_thoi_dai_bao_tap_tech24_vn.doc